Số lần đọc/download: 1604 / 26
Cập nhật: 2017-05-09 22:27:08 +0700
V - Con Chó Trung Thành
S
uốt một tuần lễ, không biết rồi cuộc đấu tranh sẽ đi đến đâu, Raoul chăm chú đọc những bài phóng sự của những tờ báo hàng ngày thuật lại vụ giết người trên chuyến tàu tốc hành. Thật vô ích khi nói hết mức những sự kiện quá quen thuộc đối với công chúng, cũng như những giả thiết mà người ta nêu lên hay những sai lầm mắc phải, hay những hướng điều tra tiếp theo. Vụ việc này hết sức bí ẩn và nó làm xôn xao cả thế giới, bây giờ nó được quan tâm hơn với lý do là có vai trò Arsène Lupin trong ấy, và trong chừng mực nhất định nó ảnh hưởng đến việc tìm ra một sự thực mà cuối cùng chúng ta có thể chứng minh bằng một cách nào đấy. Vậy thì tại sao lại quan tâm đến những chi tiết chán ngắt và rọi ánh sáng lên những việc đã chuyển qua lớp, màn sau?
Vả lại, Lupin, hay nói đúng hơn là Raoul de Limézy đã thấy ngay do đâu mà những kết quả điều tra của anh bị hạn chế và anh đã ghi lại những điều ấy như sau:
1. Tên tòng phạm thứ ba, tức là tên tàn bạo mà ta vừa giành giật được cô gái có đôi mắt màu lục khỏi tay hắn, đang ở trong bóng tối, và không ai phỏng đoán được hắn như thế nào. Dưới góc độ nhìn nhận của cảnh sát thì đấy chính là người hành khách lạ mặt, có nghĩa là ta, chính là người bày mưu, tính kế của vụ giết người. Với sự xét đoán rõ ràng của Marescal thì hắn cho rằng những thủ đoạn tồi tệ của ta chắc đã gây xúc động mạnh, ta đã biến thành một nhân vật độc ác và chuyên quyền, đã sắp đặt những mưu mô và chi phối toàn bộ màn kịch. Giả làm nạn nhân của đồng bọn bị trói và bị nhét giẻ vào mồm, ta chỉ huy chúng, bố trí cho chúng thoát nạn, rồi ta biến mất vào bóng tối, không để lại một dấu vết nào ngoài vết giày của ta.
2. Đối với những tên tòng phạm khác thì đã được xác định. Theo người bác sĩ kể, chúng đã chạy trốn chính bằng chiếc xe của ông. Nhưng chạy đến đâu? Sáng tinh mơ, con ngựa kéo xe qua cánh đồng. Dù sao, chính Marescal không một phút do dự chút nào: Hắn giật chiếc mặt nạ của tên cướp trẻ hơn và tố giác không thương tiếc một người đàn bà trẻ và đẹp, tuy nhiên hắn không cho biết dấu hiệu nhận dạng, đợi đến lần bắt sau, như vậy mới có giá trị và gây được ấn tượng.
3. Hai người đàn ông bị ám sát đã được xác định là hai anh em. Arthur và Gaston Loubeaux cùng hùn vốn tiêu thụ một thứ nhãn hiệu sâm banh, nhà ở Neuilly trên bờ sông Seine.
4. Một điểm quan trọng: Khẩu súng ngắn đã tìm thấy trong hành lang là tang chứng cụ thể của thủ phạm đã dùng để giết chết hai anh em. Đấy là khẩu súng do một tên đàn ông cao và gầy mua trước đây, mười lăm hôm mà cô bạn gái cùng đi với hắn, một người đàn bà trùm khăn đợi hắn là Guillaume.
5. Cuối cùng là Miss Bakefield. Không có một sự tố cáo nào về cô ấy. Marécal mất hết bằng chứng không dám liều và thận trọng giữ im lặng. Là người nữ hành khách giản dị, lịch thiệp rất phổ biến ở London và trên bờ Riviera trên đường về gặp bố ở Monte-Carlo. Tất cả chỉ có thế. Có phải người ta giết cô vì nhầm lẫn không? Có thể như thế. Nhưng tại sao hai anh em nhà Loubeaux cũng bị giết? Về việc ấy và về tất cả những gi còn lại là bóng tối và mâu thuẫn.
Raoul kết luận:
"Ta chưa muốn nặn đầu bóp óc để tìm tòi và cũng chẳng suy nghĩ về chuyện ấy nữa. Cứ để cho cảnh sát họ thoải mái lùng sục và chúng ta cứ hành động”.
Nếu Raoul nói như vậy, tức là anh đã biết hướng hành động như thế nào. Các tờ báo của địa phương đã đưa tin sau đây:
"Ông chủ lỗi lạc của chúng ta, Lord Bakeifield, sau khi dự lễ tang cô con gái xấu số của mình đã trở về giữa chúng ta và nghỉ ngơi cho hết mùa này tại khách sạn Bellevue của Monte-Carlo như thường lệ".
Tối hôm ấy Raoul de Limézy cũng thuê một phòng ở khác sạn Bellevua giáp với ba căn phòng dành riêng cho vị khách người Anh. Tất cả các căn phòng ấy cũng như các căn phòng khác của tầng trệt nhìn ra một khu vườn rộng, mỗi phòng có một bậc thềm và lối xuống vườn kéo dài đến trước mặt ngoài đối diện với lối vào khách sạn.
Ngày hôm sau, anh thấy người đàn ông nước Anh khi ông từ phòng mình bước xuống vườn. Đấy là một ngưòi còn trẻ, dáng vẻ nặng nề do nỗi buồn phiền và sự ức chế đè nặng, nên qua cử chỉ và vẻ mặt của ông, dễ nhận thấy ông đã phải chịu đựng nỗi kinh hoàng và buồn thảm.
Vì thế mà Raoul chỉ có thể vui mừng. Nhưng cô gái mắt màu lục có tham gia vào trong việc này không?
Ngày hôm ấy, Lord Bakefield giữ tên cẩm lại ăn trưa, ăn xong, hai người bước xuống vườn dạo quanh nhiều vòng, vừa đi vừa nói chuyện huyên náo. Đến hai giờ bốn lăm phút, viên cẩm trở về phòng mình. Lord Bakefield ngồi trên một chiếc ghế dài, chỗ dễ thấy nhất và gần với một cửa song sắt không đóng, nơi ấy khu vườn thông ra bên ngoài.
Từ khung cửa sổ của mình, Raoul chăm chú theo dõi.
"Nếu cô ấy đến thì mặc cô ấy! Anh nói thầm. Mặc kệ! Ta sẽ không thèm giơ tay ra cứu nữa".
Anh cảm thấy nhẹ nhõm khi nhìn thấy Guillaume xuất hiện một mình. Hắn thận trọng đi đến cửa sắt.
Cuộc gặp gỡ giữa hai người xảy ra rất ngắn. Những điều kiện giao kèo đã được ấn định trước. Họ đi ngay đến cạnh căn phòng, cả hai người đều im lặng. Guillaume thiếu tự tin và lo lắng. Lord Bakefield có những cử chỉ tỏ ra thiếu bình tĩnh.
Đứng trên bậc thềm, ông nói:
- Mời ông vào đi. Tôi không muốn bị lẫn lộn với tất cả những thứ rác rưởi ấy. Người thư ký của tôi đã được báo trước, sẽ trả tiền cho ông về những bức thư nếu những lời trong ấy đúng như ông khẳng định.
Ông nói xong, đi ngay.
Raoul đã đứng rình sau cánh cửa có che rèm. Anh chờ đợi sự diễn biến bất ngờ, nhưng anh hiểu ra ngay rằng Guillaume không hề quen biết Marescal và Marescal trước mắt hắn phải đóng vai thư ký của Lord Bakefield. Đúng thế, gã mật thám mà Raoul thoáng nhìn thấy trong gương nói rõ ràng:
- Đây là năm mươi tờ một nghìn phơ răng và một tấm séc cùng giá trị như thế, lưu hành tại London. Ông có mang thư đấy không?
- Không - Guillaume đáp.
- Sao lại không? Vậy thì chẳng có gì mà bàn. Những điều tôi được thông báo là dứt khoát. Ông đưa đây, đưa thư đây.
- Tôi sẽ gửi qua bưu điện.
- Ông điên rồi ông ạ, hay là ông định lừa chúng tôi đấy.
Guillaume quyết định:
- Đúng là tôi có những bức thư, nhưng tôi không mang trong người.
- Vì sao?
- Lúc này, một người bạn của tôi đang giữ những bức thư ấy.
- Ông ấy ở đâu?
- Trong khách sạn. Để tôi đi tìm.
- Vô ích - Marescal nói. Anh đoán được tình thế bèn nôn nóng làm rõ sự việc.
Anh bấm chuông. Người đàn bà hầu phòng bước vào, anh nói với bà:
- Bà dẫn cô gái đang chờ ở hành lang vào đây. Bà nói với cô ấy là theo lời của ông Guillaume.
Guillaume giật nẩy mình. Vậy ra người ta đã biết tên gã ư?
- Thế này là thế nào? Như vậy là trái với thỏa thuận giữa tôi và Lord Bakefield. Người đứng chờ ở hành lang chẳng liên quan gì ở đây cả...
Guillaume muốn đi ra, nhưng Marescal đã ngăn lại và mở cửa để cho cô gái mắt màu lục bước vào bằng bước chân do dự. Cô gái kêu lên khiếp sợ khi cánh cửa đóng sầm lại sau lưng cô và tiếng chìa khóa lách cách vặn ngược lại.
Ngay lúc ấy, một bàn tay nắm lấy vai cô. Cô rên rỉ: Marescal!.
Trước khi cô gái thốt lên cái tên đáng sợ ấy, Guillaume lợi dụng lúc sơ hở đã chạy trốn ra vườn.
Tên cẩm chỉ nghĩ đến cô gái đang lảo dảo, luống cuống bước chệnh choạng đến giữa phòng.
Lúc này tên cẩm giật chiếc túi xách tay của cô và nói rằng:
- A! Tên vô lại! Lần này thì đừng hòng thoát khỏi tay ta! Mắc bẫy rồi phải không, hả?
Gã lục lọi cái túi của cô rồi cằn nhằn:
- Những lá thư ấy đâu? Những lá thư của cô để đòi tiền chuộc, bây giờ đâu rồi? Kết quả thế đấy, thấy chưa! Thật xấu hổ.
Cô gái ngồi thụp xuống ghế. Không còn cách gì nữa, gã đối xử tàn nhẫn với cô.
- Những lá thư! Những lá thư, nhanh lên! Chúng ở đâu? Trong ngực cô phải không?
Bằng sự nổi khùng và những lời chửi mắng thô tục, gã giơ một tay túm áo người đàn bà bị bắt, xé toạc, còn tay kia lần tìm thì đột nhiên dừng lại ngay, sững sờ, kinh ngạc, đôi mắt trợn trừng. Trước mặt gã là một cái đầu đàn ông, mắt hấp háy, một bên nheo lại và ngậm một điếu thuốc ở khóe miệng với vẻ châm chọc:
"Mày có lửa không, Rodolphe?"
Câu nói dễ làm cho rối trí mà gã đã nghe ở Paris và đã đọc được trên cuốn sổ tay bí mật của gã!... Thế là thế nào? Và sự xưng hô mày tao bất ngờ này có ý nghĩa gì? Còn con mắt hấp háy kia?...
- Anh là ai?... Anh là ai?... Người đàn ông trên chuyến tàu tốc hành ư? Tên tòng phạm thứ ba ư?... Có thể như vậy chăng?
Marescal đâu phải là một kẻ nhát gan. Trong nhiều trường hợp, hắn tỏ ra táo bạo khác thường và không ngại tấn công một lúc hai hoặc ba địch thủ.
Nhưng con người này là mộl địch thủ mà hắn chưa từng gặp, một địch thủ hành động bằng những cách đặc biệt; đứng trước con người này, bao giờ hắn cũng cảm thấy mình luôn luôn bị lép vế. Vậy là hắn phải thế thủ, con Raoul thì rất bình tĩnh, nói với cô gái bằng một giọng phớt lờ, khô khốc:
- Cô hãy đặt bốn bì thư lên góc lò sưởi... Trong chiếc phong bì này có bốn thư chứ? Một... hai... ba... bốn... Được. Bây giờ cô hãy nhanh theo lối hành lang và tạm biệt! Ta không nghĩ rằng hoàn cảnh lại đặt chúng ta người này giáp mặt với người kia bao giờ. Tạm biệt. Chúc may mắn.
Cô gái không nói một lời nào và đi ngay.
Raoul lại nói:
- Như ông thấy đấy, Rodolphe ạ. Tôi ít biết con người mắt màu lục này. Tôi không phải là tòng phạm của cô ấy mà cũng không phải là tên giết người để làm cho ông sợ không đâu vào đâu. Không, tôi chỉ đơn giản là một hành khách dũng cảm mà cái đầu chải sáp của ông đã làm cho tôi khó chịu từ phút đầu và chính tôi đã làm một việc buồn cười là giật mất người nữ nạn nhân trên tay của ông. Đối với tôi, cô ấy chẳng còn liên quan gì đến tôi và tôi đã quyết định không bận tâm đến cô ấy nữa. Nhưng tôi không muốn ông chú tâm đến cô ấy. Mỗi người có con đường của mình. Con đường của ông ở bên phải, của cô ấy ở bên trái và của tôi là ở giữa. Ông hiểu ý tôi chứ, Rodlophe?
Rodlophe định đưa tay sờ vào bao súng ngắn nhưng không kịp! Raoul đã rút được súng của mình ra trước và nhìn thẳng vào gã bằng vẻ mặt rất cương quyết làm cho gã phải đứng yên.
- Chúng ta qua phòng bên, đồng ý chứ, ông Rodlophe? Chúng ta sẽ giãi bày cho nhau rõ hơn.
Súng cầm tay, Raoul ép tên cẩm qua phòng của mình, rồi khép cửa lại. Nhưng vừa vào xong, bất thình lình anh lột tấm thảm trên bàn ném lên đầu của Marescal, giống như một chiếc mũ trùm đầu. Marescal không hề chống cự. Người đàn ông quái dị này làm cho gã tê liệt, đờ ra. Kêu cứu, bấm chuông, giãy giụa - gã không nghĩ đến. Có vùng lên chống trả chỉ có tổ bị đòn sấm sét... Gã đành để cho bị vặn xoắn, lùng nhùng trong cái trò chơi trùm chăn, trùm nệm, làm cho gã gần ngạt thở, chẳng cử động.
Raoul nói khi đã hoàn thành việc đùa giỡn của mình:
- Thế là chúng ta đồng ý với nhau! Thế đấy, tôi tính là chín giờ sáng mai ông sẽ được giải thoát khỏi đây. Điều ấy cho chúng ta có thời gian để cho ông suy nshĩ về cô gái, về Guillaume về tôi, để chúng tôi được yên ổn, mỗi người một ngả.
Anh xếp đồ đạc vào va li không vội vàng, khóa lại. Rồi anh quẹt diêm đốt bốn bức thư của cô gái người Anh.
- Một câu nữa thôi, Rodlophe. Đừng quấy rầy Lord Bakefiels. Trái lại, chính vì ông không có bằng chứng để chống lại con sái của ông ấy, và ông chẳng bao giờ có cả. Ông hãy an ủi ông già may mắn và đưa cho ông tờ nhật báo thân thiết của Miss Bakefield mà tôi đã lấy trong chiếc túi da màu đỏ và đã để lại cho ông.
Như vậy, người cha sẽ có được niềm tin rằng con gái của ông là người lương thiện và cao thượng nhất trong những người phụ nữ. Thế là ông đã làm được việc thiện. Đấy là điều đáng kể. Còn về Guillaume và cô gái tòng phạm của hắn, ông hãy nói với ông già người Anh là ông nhầm. Đấy chỉ là một mánh khóe thông thường để kiếm chác chứ không có liên quan gì đến vụ ám sát trên chuyến tàu tốc hành, nên ông thả chúng ra. Vả lại xét về nguyên tắc, ông hãy bỏ việc ấy lại, nó quá phức tạp đối với ông và ở đấy ông chỉ tìm thấy chuyện cãi cọ đấm đá mà thôi. Tạm biệt, Rodolphe!
Raoul cầm chìa khóa phòng đến trả cho văn phòng của khách sạn, thanh toán tiền trọ và nói:
- Hãy giữ phòng cho tôi đến ngày mai. Tôi thanh toán tiền trước đề phòng khi tôi chưa thể trở về.
Ra đến ngoài, anh lấy làm sung sướng là những sự việc đã xoay chuyển. Vai trò của anh đã hoàn thành. Mong cho cô gái tự xoay sở được như cô đã nghe anh nói: như vậy không còn liên quan gì đến anh nữa.
Sự giải quyết của anh rất rõ ràng đến nỗi anh đã thấy cô trên chuyến tàu tốc hành đi Paris khi anh lên tàu lúc 3 giờ 50 phút, nhưng anh vẫn không tìm gặp lại cô, mà lại lẩn tránh.
Đến Marseille cô gái chuyển tàu đi Toulouse cùng với những người cô quen và họ giống như các diễn viên. Guillaume xuất hiện, trà trộn trong nhóm của họ.
"Chúc chuyến đi may mắn! Raoul tự nói với chính mình; vui mừng là không còn có gì quan hệ với đôi trai gái xinh đẹp ấy nữa. Để cho chúng chui đầu vào giá treo cổ ở đâu thì tuỳ chúng".
Nhưng đến phút cuối, anh lại nhảy ra khỏi ngăn của mình và đáp cùng con tàu có cô gái trẻ. Và cũng như cô, anh xuống Toulouse vào sáng hôm sau.
Tiếp theo những vụ ám sát trên chuyến tàu tốc hành, vụ cướp biệt thự Faradoni và vụ mưu toan tống tiền ở khách sạn Bellevua là hai hồi đột ngột, điên cuồng, kịch liệt, bất ngờ như những cảnh của một vở kịch diễn tồi không để cho người xem có thì giờ để hiểu và liên hệ giữa sự kiện này với sự kiện kia. Một cảnh thứ ba chắc phải kết thúc điều mà về sau Lupin gọi là với kịch ba hồi của người cứu nạn, một hồi thứ ba như các hồi khác trình diễn cùng cái tính chất ác liệt và tàn nhẫn, lần này, hồi diễn cũng đạt đến điểm cao của nó trong vài giờ và không thể nói lên theo kiểu của một kịch bản thiếu hẳn tâm lý và nhìn bề ngoài thiếu cả tính lôgic.
Ở Toulouse, Raoul hỏi những người ở khách sạn nơi cô gái trẻ đi theo các bạn của cô, để tìm hiểu tình hình, và anh biết được những người hành khách ấy ở trong đoàn ca kịch lưu động cùng với Léonide Balli, nữ ca sĩ ngay tối hôm ấy sẽ trình diễn vở Veronique ở nhà hát thành phố.
Anh bắt đầu đứng chờ ở nhà hát. Đến ba giờ, cô gái trẻ bước ra, dáng vẻ rất bồn chồn, luôn luôn nhìn ra phía sau như thể có người nào cùng đi ra và theo dõi cô. Có phải kẻ tòng phạm của cô là Guillaume mà cô nghi ngờ phải không? Vậy là cô chạy một mạch đến bưu điện, cuống cuồng viết vội vàng một bức điện tín, phải bỏ đi viết lại đến ba lần.
Sau khi cô đi rồi, Raoul đã có thể kiếm được một tờ vò nát viết nguệch ngoạc, anh đã đọc được:
Khách sạn Miramare, Luz (Hautes Pyrénées) - tôi sẽ đến sáng mai bằng chuyến tàu đầu tiên. Hãy báo cho gia đình.
Quỉ quái thật, cô ấy làm gì giữa đồi núi trong lúc này? - Anh nói thầm. Hãy báo cho gia đình... Có phải gia đình cô ấy ở Luz không?
Anh lại thận trọng đuổi theo và thấy cô bước vào nhà hát thành phố có lẽ để tham dự buổi tập dượt của đoàn.
Thời gian còn lại của ngày hôm ấy, anh dùng để giám sát quanh nhà hát. Nhưng cô gái không hề động tĩnh. Còn về Guillaume, không thấy tăm hơi hắn đâu.
Tối đến, Raoul lẻn vào trong cùng của một phòng diễn viên và ngay khi mới vào anh đã phải sửng sốt, thốt lên: nữ ca sĩ đóng vai Véronique không ai khác là cô gái mắt màu lục.
"Léonide Balli... - anh tự nhủ... Vậy đấy là tên cô ấy ư? Và cô là nữ ca sĩ của đoàn ca kịch nhẹ ở tỉnh chăng?.
Raoul hết sức ngạc nhiên. Điều ấy vượt lên tất cả những gì mà anh có thể tưởng tượng về cô gái có cặp mắt màu ngọc bích.
Là cô gái tỉnh lẻ hay cô gái Paris, cô đều tỏ ra giỏi nhất trong các nữ diễn viên hài kịch và là ca sĩ xuất sắc, giản dị, kín đáo và đầy sức quyến rũ vui tươi và trìu mến.
Cô có tất cả những tư chất và đầy đủ những nét duyên dáng, có nhiều tài năng và việc thiếu kinh nghiệm trên sàn diễn cũng là điều làm tăng thêm sức hấp dẫn. Anh nhớ lại ấn tượng đầu tiên của anh ở đại lộ Haussmann và ý nghĩ của anh về hai số phận mà cô gái đang sống, từ đấy chiếc mặt nạ vừa là bi thảm vừa là trẻ con đến thế.
Raoul đã trải qua ba giờ đồng hồ hết sức vui sướng. Anh đã ngắm nhìn không chán con người kỳ lạ từ hình ảnh đẹp đẽ ban đầu bởi những chớp sáng mà không nhìn thấy kịch biến của những điều tàn ác và kinh sợ. Đấy là một người đàn bà khác, về tính cách hoàn toàn vui tươi và hài hòa. Thế nhưng đấy là một người đàn bà đã giết người, đã dự phần vào những tội ác và những việc làm bỉ ổi. Đấy chính là kẻ tòng phạm của Guillaume.
Từ hai hình ảnh khác biệt ấy, phải cân nhắc, nhìn nhận cái nào là thật? Raoul quan sát mà không đánh giá nổi, vì có một người đàn bà thứ ba xếp chồng lên trên hai hình ảnh kia và gắn kết chúng lại trong cùng một cuộc sống mãnh liệt và dễ xúc động. Đấy là cuộc sống của Véronique. Nhiều nhất là vài ba cử chỉ bồn chồn, vài ba lời nói không đúng lúc dưới con mắt đầy kinh nghiệm, là người đàn bà dưới lốt anh hùng và bộc lộ một tình cảm đặc biệt làm méo mó vai diễn.
Raoul nghĩ: Phải có điều gì mới trong đấy. Giữa mười hai giờ trưa và ba giờ chiều nay xảy ra một việc nghiêm trọng đã đột nhiên đẩy cô ấy đến bưu điện mà từ đấy đôi khi những hậu quả làm méo mó sự biểu diễn nghệ thuật của cô. Cô nghĩ về điều ấy và lo lắng. Và tại sao không cho rằng sự kiện ấy gắn với Guillaume, với cái anh Guillaume thình lình biến mất?
Những tiếng hoan hô chào đón cô gái trẻ khi cô cúi chào công chúng lúc hạ màn, rồi một đám đông hiếu kỳ đến tụ tập gần lối ra dành cho các nghệ sĩ.
Ngay trước cửa có một chiếc xe bốn bánh hai ngựa kéo, cửa đóng kín mít đang đậu. Một chuyến xe lửa độc nhất sáng nay đến Pierrefitte - Nestfala, ga gần Luz nhất, khởi hành lúc 12 giờ 50 đêm. Chắc chắn rằng cô gái đi thẳng đến ga sau khi đã gửi hành lý ở đấy. Raoul cũng vậy, đã thuê mang va li đi.
Đến 0 giờ 15 cô leo lên xe. Xe từ từ chuyển bánh. Guillaume không xuất hiện và mọi việc sẽ trôi chảy nếu khi khởi hành đã xảy ra ngoài ý muốn của hắn.
Ấy mà, ba mươi giây chưa trôi qua, Raoul cũng đi tới ga, bất thình lình nẩy ra một ý. Anh chạy, đuổi kịp chiếc xe ngựa trên những đại lộ cổ, cố bám lấy xe.
Ngay khi ấy, điều anh dự kiến đã xảy ra. Khi đến con đường rẽ ra ga, người đánh xe ngựa bất thình lình cho xe quay ngoặt về bên phải, quất mạnh ngựa và hướng xe vào lối đi vắng vẻ và tối dẫn ra Grand - Rond và Vườn Ươm cây. Với tốc độ ấy, cô gái không thể xuống được.
Đoạn đường ngựa chạy nước đại không dài và anh đến Grand - Rond. Xe đột nhiên dừng lại. Người đánh xe nhảy xuống, mở cửa và chui vào trong xe.
Raoul nghe có tiếng kêu của đàn bà nhưng anh không vội. Anh chắc rằng kẻ tấn công không ai khác ngoài Guillaume nên trước tiên anh muốn nghe và bắt gặp ngay ý nghĩa của tiếng cãi nhau. Nhưng ngay lập tức theo anh, cuộc tấn công xoay sang một tình huống nguy hiểm đến mức anh quyết định can thiệp.
Tên tòng phạm hét lên:
- Mày nói đi! Vây là mày cho rằng mày sẽ chuồn được và bỏ rơi tao phải không?... Này, đúng rồi, tao định đánh lừa mày, nhưng đúng như vậy, vì bây giờ mày biết là tao không buông tha mày... Nào, nói đi... Mày kể đi... Nếu không...
Raoul lo sợ. Anh nhớ lại những tiếng rên rỉ của Miss Bakefield: Cái bóp cổ quá mạnh, mau lẹ và nạn nhân đã tắt thở. Anh mở nhanh cửa, nắm lấy cẳng chân của tên tòng phạm, ném hắn xuống đất và nhanh chóng kéo hắn ra xa.
Tên kia cố gắng chống lại. Bằng một động tác gọn nhẹ, Raoul đã bẻ gãy cánh tay hắn.
Anh nói:
- Sáu tuần nghỉ ngơi nhá! Nếu mày còn quấy rầy cô gái thì mày sẽ gãy xương sống. Cứ liệu cái thần hồn...
Anh trở lại xe. Cô gái đã biến đi xa trong đêm tối.
- Cứ chạy đi, cô bé - anh nói - Tôi biết cô sẽ đến đâu và cô không thoát được tôi đâu. Tôi chán ngấy chơi cái trò con cún tận tụy mà ngay một miếng đường nhận thưởng cũng chẳng được. Mỗi khi Lupin đi trên một con đường cái, bao giờ anh ta cũng đi tới đích và không bao giờ lại không tới đích. Đích của anh ta chính là cô. Là đôi mắt màu lục của cô và cập môi nồng ấm của cô.
Anh để Guillaume và chiết xe ngựa của hắn lại rồi nhanh chóng đến ga. Tàu hỏa đến. Anh bước lên làm sao để cô gái không trông thấy anh. Hai ngăn đầy nghịt người ngăn cách họ.
Họ rời con đường chính ở Lourcles. Một giờ sau đến Pierrfite - Nésfala, ga cuối cùng.
Khi cô gái vừa bước xuống thì một tốp những cô gái trẻ, tất cả ăn mặc như nhau, những chiếc áo liền váy màu hạt dẻ với một chiếc áo choàng viền một dải rộng màu xanh nhọn góc, chạy xô vào cô, theo sau là một nữ tu sĩ đội một chiếc mũ bà xơ rộng vành màu xám.
- Aurélie! Aurélie kìa! Bọn con gái đồng loại kêu lên.
Cô gái mắt màu lục khoác tay các bạn cùng đi đến người nữ tu sĩ. Bà âu yếm siết chặt cô vào lòng và vui vẻ nói với cô:
- Aurélie bé nhỏ của ta! Vui biết mấy khi gặp lại con! Bây giờ con ở lại đây một tháng vui vầy với chúng ta, có phải không nào?
Một chiếc ô tô con phục vụ hành khách giữa Pierrefite và Luz chờ sẵn ở trạm dừng. Cô gái mắt màu lục lên xe cùng các bạn. Chiếc xe chuyển bánh.
Raoul đứng xa, thuê một chiếc xe mui trần do la kéo đi Luz.