A book must be an ice-axe to break the seas frozen inside our soul.

Franz Kafka

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Nguyên Tác Tiếng Pháp: Ebène (Aventures Africaines)
Dịch giả: Nguyễn Thái Linh
Biên tập: Lê Huy Vũ
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2271 / 103
Cập nhật: 2017-05-09 22:24:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cấu Trúc Thị Tộc
ôi đến Kumasi không mục đích. Nhìn chung, người ta cho rằng có mục đích rõ ràng là tốt, vì khi ấy con người muốn điều gì đó và vươn tới điều gì đó. Nhưng mặt khác, điều ấy sẽ che bớt mắt anh ta: anh ta chỉ nhìn thấy mục đích của mình, không có gì hơn. Trong khi đó cái “hơn” ấy – rộng hơn, sâu hơn – có thể lại thú vị và quan trọng hơn hẳn. Bước vào thế giới khác là bước vào một điều bí ẩn, mà nó thì có thể giấu trong mình biết bao nhiêu mê cung và ngõ ngách, bao nhiêu câu đố và những điều chưa biết!
Kumasi nằm giữa cây xanh và hoa, trên những ngọn đồi mềm mại. Nó là một khu vườn thực sự khổng lồ mà người dân được phép vào sinh sống. Dường như tất cả mọi thứ ở đây đều ưu đãi con người: khí hậu, cây cối, mọi người. Những bình minh đẹp chói lọi, dù chỉ kéo dài vài phút. Đang là đêm và từ màn đêm ấy bỗng nhiên mặt trời trôi ra. Trôi ra ư? Nhưng động từ này gợi lên sự chậm rãi, một quá trình nào đấy. Thực ra, mặt trời bị ai đó ném lên cao như một quả bóng! Thình lình, anh thấy ngay quả cầu lửa, gần đến nỗi anh cảm thấy sợ. Hơn nữa, quả cầu lại tiến đến phía anh, mỗi lúc một gần hơn.
Hình ảnh mặt trời có tác dụng như phát súng báo lệnh xuất phát trong cuộc đua: thành phố lập tức chuyển động. Tựa như suốt đêm mọi người khom mình ở tư thế sẵn sàng trong các lô xuất phát, nghe tiếng súng mặt trời này họ bật dậy và lao về phía trước. Không hề có giai đoạn chuyển tiếp, không có sự chuẩn bị nào. Phố phường đột nhiên đầy nhập người, các cửa hàng mở cửa, các đống lửa và nhà bếp tỏa khói.
Nhưng Kumasi nhộn nhịp theo kiểu khác với Accra. Nó là cái nhộn nhịp địa phương, vùng miền, như thể tự khép kín. Thành phố là thủ đô của vương quốc Ashanti (một phần của Ghana), nó cẩn trọng gìn giữ sự khác biệt của mình, truyền thống đầy sức sống và màu sắc của mình. Ở đây ta có thể gặp các tộc trưởng dạo bộ trên phố hoặc trông thấy một nghi lễ từ thời xửa thời xưa. Trong nền văn hóa này, thế giới của phép thuật, bùa chú cũng thịnh vượng và phát đạt.
Đường từ Accra đến Kumasi không chỉ là năm trăm cây số từ bờ biển Đại Tây Dương vào sâu trong lúc địa, đó còn là hành trình đến các vùng châu Phi có ít dấu tích của chủ nghĩa thực dân hơn vùng dọc bờ biển. Bởi vì cái mênh mông của châu Phi, việc thiếu các con sông tàu bè có thể đi lại được, không có đường sá, cũng như khí hậu khắc nghiệt chết người, quả thực là những trở ngại cho sự phát triển của nó, nhưng đồng thời cũng là sự bảo vệ tự nhiên trước sự xâm lược: khiến đám thực dân không thể thâm nhập vào quá sâu. Chúng bám giữ các bờ biển, tàu thuyền và công sự, các kho dự trữ lương thực và thuốc ký ninh của mình. Vào thế kỷ XIX, nếu ai đó – như Stanley (1) – dám đi xuyên châu lục từ Đông sang Tây, thì kì tích ấy sẽ là đề tài của báo chí và sách vở qua nhiều năm sau. Nhờ các trở ngại về giao thông mà nhiều phong tục và nét văn hóa châu Phi có thể tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Một cách chính thức, nhưng chỉ là một cách chính thức mà thôi, chủ nghĩa thực dân thống trị ở châu Phi từ thời Hội nghị Berlin (1883 – 1885), từ khi vài nước châu Âu (Anh, Pháp là chính, nhưng cũng có Bỉ, Đức, Bồ Đào Nha) chia nhau toàn bộ lục địa – cho đến tận thời kì giải phóng châu Phi vào nửa sau thế kỷ XX. Tuy nhiên, trên thực tế, sự xâm nhập của thực dân bắt đầu sớm hơn nhiều, tù thế kỷ XV và phát triển hưng thinh suốt năm trăm năm tiếp theo. Giai đoạn tàn bạo và ô nhục nhất của cuộc xâm lược này là thời kì buôn bán nô lệ châu Phi kéo dài hơn ba trăm năm. Ba trăm năm của những cuộc cướp bóc, vây bắt, truy đuổi và phục kích được những người da trắng tổ chức, thường là với sự trợ giúp của các cộng sự Phi châu và Ả rập. Hàng triệu thanh niên châu Phi bị đem bán đi – trong các điều kiện khủng khiếp, bị lèn dưới các hầm tàu – qua Đại Tây Dương, để ở đó, bằng mồ hôi nước mắt xây dựng sự phồn thịnh và sức mạnh của Tân Thế giới.
Châu Phi – bị ngược đãi và không có khả năng tự vệ - trở nên hoang vắng, tiêu điều, đổ nát. Từng mảng đất của lục địa bị bỏ hoang, bụi dại mọc lên trên những xứ sở vốn đầy hoa ngập nắng. Nhưng kỷ nguyên này để lại các dấu vết đau đớn và dài lâu nhất ở trong ký ức và ý thức của người châu Phi: những thế kỷ của khinh thị, nhục nhã và đau khổ đã tạo ra cho họ lòng tự ti, và gieo vào đâu đó thẳm sâu trong tim họ cảm giác bị ngược đãi.
Vào thời điểm khi Thế chiến thứ hai nổ ra, chủ nghĩa thực dân đang ở giai đoạn cực thịnh. Nhưng tiến trình của cuộc chiến tranh này, những tiếng nói mang tính tượng trưng của nó, trên thực tế đã khởi đầu cho sự sụp đổ và kết thúc của hệ thống đó.
Điều ấy đã xảy ra như thế nào và tại sao? Một chuyến du hành ngắn vào xứ sở đen tối của tư tưởng về chủng tộc sẽ làm sáng tỏ nhiều điều. Chủ đề trung tâm, bản chất, cốt lõi của các mối quan hệ giữa người châu Âu và người châu Phi, hình thức chủ yếu cuả các mối quan hệ này trong thời kỳ thực dân, là sự khác biệt về chủng tộc, màu da. Tất cả mọi thứ, mọi sự tương quan, phụ thuộc, xung đột đều được chuyển sang thứ ngôn ngữ của khái niệm Trắng – Đen, mà ở đó, tất nhiên, Trắng là ưu việt hơn, cao hơn, mạnh hơn Đen. Người Da Trắng là sir, master, sahib, bwana kubwa, vị chúa tể được Thượng dế cử đến để cai trị những Người Da Đen. Tâm trí người châu Phi bị in sâu rằng Người Da Trắng là bất khả xâm phạm, bất khả chiến bại, rằng những Người Da Trắng tạo thành một sức mạnh đồng nhất và cố kết. Đó là tư tưởng hậu thuẫn cho hệ thống thống trị thực dân, hệ tư tưởng dạy rằng mọi nghi vấn hay tranh cãi về hệ thống đấy đều là hoàn toàn vô nghĩa.
Rồi đột nhiên những người châu Phi đi lính cho quân đội Anh và Pháp thấy rằng trong cuộc chiến mà họ tham gia ở châu Âu, Người Da Trắng đánh Người Da Trắng, rằng họ bắn vào nhau, rằng họ phá hủy các thành phố của nhau. Đó là một phát giác, một sự kinh ngạc, một cú sốc. Những người lính Phi châu trong quân đội Pháp nhìn thấy ông chủ thực dân của mình – nước Pháp – bị đánh bại và xâm chiếm. Những người lính Phi châu trong quân đội Anh nhìn thấy thủ đô của đế quốc – London – bị đánh bom, họ nhìn thấy những Người Da Trắng hoảng loạn, Người Da Trắng chạy trốn, van xin điều gì đó, khóc lóc. Họ nhìn thấy những Người Da Trắng rách rưới đói ăn, đòi bánh mì. Càng tiến sang phía Đông Âu, cũng những người Anh da trắng đánh những người Đức da trắng, họ càng bắt gặp chỗ này chỗ kia những hàng Người Da Trắng mặc quần áo sọc, những con-người-bộ-xương, những con-người-rẻ-rách.
Cú sốc mà người Phi châu trải qua khi các hình ảnh cuộc chiến của Người Da Trắng diễn ra trước mắt anh ta càng mạnh mẽ hơn khi trước đây các cư dân châu Phi (trừ những ngoại lệ nhỏ, còn ví dụ như trong trường hợp của Congo thì không có ngoại lệ) bị cấm sang châu Âu, hoặc đi ra ngoài châu lục của họ. Họ chỉ có thể đánh giá về cuộc sống của Người Da Trắng trên cơ sở các điều kiện xa hoa mà Người Da Trắng hưởng ở thuộc địa.
Và còn điều này nữa: một cư dân châu Phi, vào giữa thế kỉ XX, hoàn toàn không có nguồn tin nào ngoài những điều người hàng xóm, trưởng làng hay viên quan thực dân nói với anh ta. Bởi vậy anh ta chỉ biết về thế giới như những gì anh thấy quanh mình hoặc nghe được từ người khác trong các cuộc tán gẫu buổi tối bên đống lửa.
Chúng ta sớm gặp lại các cựu chiến binh của Thế chiến thứ hai, những người từ châu Âu trở về châu Phi, trong hàng ngũ của các phong trào và đảng phái khác nhau đấu tranh cho độc lập của quốc gia mình. Số lượng các tổ chức này giờ đây lớn lên nhanh chóng, chúng mọc lên như nấm sau mưa. Chúng có các khuynh hướng khác nhau, chúng đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau.
Người của các thuộc địa Pháp thoạt tiên đưa ra các yêu sách hạn chế. Họ còn chưa nói đến tự do. Họ chỉ muốn tất cả mọi người dân thuộc địa đều được vào quốc tịch Pháp. Paris bác bỏ yêu cầu này. Đúng, ai được đào tạo trong nền văn hóa Pháp, đạt đến trình độ được gọi là evolue [đã tiến hóa], thì có thể trở thành công dân Pháp. Nhưng những người như thế chỉ là ngoại lệ.
Người của các thuộc địa Anh cấp tiến hơn. Nguồn cảm hứng, sự thôi thúc và cương lĩnh của họ là viễn cảnh táo bạo về tương lai được vẽ ra bởi hậu duệ của các nô lệ, các trí thức Mỹ-Phi trong nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX. Họ xây dựng học thuyết mà họ gọi là chủ nghĩa liên Phi. Các tác giả chính của nó là: nhà hoạt động Alexander Crumwell, nhà văn W.E.B. Du Bois và nhà báo Marcus Garvey (người thứ ba này là người Jamaica). Họ khác nhau, nhưng thống nhất ở hai điểm: 1) rằng tất cả người da đen trên thế giới - ở châu Mỹ và châu Phi – tạo thành một chủng tộc, một văn hóa và họ cần tự hào về màu da của mình; 2) rằng toàn châu Phi phải được độc lập và thống nhất. Khẩu hiệu của họ là “Châu Phi cho người châu Phi!”. Trong điểm thứ ba, cũng là một điểm quan trọng của cương lĩnh, W.E.B. Du Bois phát triển quan điểm rằng Người Da Đen dù đang ở đâu cũng nên trở về châu Phi. Thậm chí một thời gian ông còn bán ảnh Haile Selassie (1), tuyên bố rằng đó là tấm thị thực hồi hương. Ông qua đời năm 1940 mà chưa bao giờ nhìn thấy châu Phi.
Nhà hoạt động và lý luận trẻ người Ghana – Kwame Nkrumah – trở thành người nhiệt tình theo chủ nghĩa liên Phi. Năm 1947, sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, anh trở về nước. Anh thành lập đảng rồi kết nạp các cựu chiến binh của Thế chiến thứ hai và thanh niên. Trong một đại hội ở Accra anh đưa ra lời hô hào xung trận: “Độc lập ngay bây giờ!” Thời đó, ở châu Phi thuộc địa, khẩu hiệu ấy như một tiếng bom nổ. Mười năm sau, Ghana trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở phần phía Nam sa mạc Sahara, còn Accra – lập tức trở thành trung tâm không chính thức lâm thời của tất cả các phong trào, ý tưởng và hoạt động của toàn châu lục.
Thành phố lên cơn sốt giải phóng và ở đây, có thể gặp mọi người đến từ khắp châu Phi. Nhiều nhà báo từ khắp thế giới cũng đến. Sự hiếu kỳ, nghi ngờ, thậm chí là cả nỗi sợ hãi của các thủ đô châu Âu đã đưa họ tới đây – liệu châu Phi có bùng nổ không, máu của Người Da Trắng có đổ ở đây không, và thậm chí các quân đội có được thành lập ở đây hay không, rồi được quân Xô viết trang bị vũ khí, họ có định – trong phản ứng trả thù và căm hờn – tấn công châu Âu hay không?
Buổi sáng, tôi mua tờ báo địa phương Ashanti Pioneer và đi tìm tòa soạn báo. Kinh nghiệm dạy rằng ở các tòa soạn báo như thế này, trong một giờ đồng hồ có thể biết được nhiều thứ hơn là lang thang cả tuần đến các cơ quan hay gặp những người nổi tiếng. Lần này cũng vậy.
Trong căn phòng nhỏ tồi tàn, nơi mùi xoài chin hòa quyện một cách kì cục với mùi mực in, tôi được một người béo tốt, vui vẻ - Kwesi Amu – chào đón nhiệt tình, cứ như anh đã đợi chuyến viếng thăm này không biết từ bao giờ.
- Tôi cũng là phóng viên! – Anh tự giới thiệu.
Diễn biến và không khí của việc chào hỏi có ý nghĩa quyết định cho số phận tiếp theo của mối quan hệ, vì thế ở đây người ta rất xem trọng cách thức chào hỏi. Quan trọng nhất là ngay từ đầu, từ những giây đầu tiên, phải bày tỏ sự thân mật và niềm vui dạt dào, to lớn. Vậy là trước tiên chúng ta bắt tay. Nhưng không phải bắt một cách hình thức, dè dặt, hờ hững, mà ngược lại – bằng một động tác mạnh mẽ, đầy sinh khí, tựa như không phải ta muốn bắt tay người kia một cách nhẹ nhàng, mà là giật tay anh ta ra. Nếu anh ta giữ bàn tay lại nguyên chỗ cũ thì đó là bởi vì, biết cái lệ và phép tắc chào hỏi, anh ta cũng dồn sức làm một động tác mạnh mẽ, hướng bàn tay gấp gáp của mình lên bàn tay gấp gáp của chúng ta. Hai bàn tay được truyền một lực khủng khiếp giờ đây gặp nhau ở nửa đường và đập vào nhau một cú kinh hoàng, chúng giảm bớt, thậm chí là đưa về không hai lực đối nhau. Đồng thời, trong khi tay chúng ta lao thẳng vào nhau, ta trút ra tràng cười dài và lớn. Nó biểu thị rằng ta vui mừng vì cuộc gặp và có thiện ý đối với người kia.
Bây giờ đến một danh sách dài các câu thăm hỏi kiểu: “Anh thế nào? Anh khỏe không? Gia đình anh thế nào? Mọi người đều khỏe cả chứ? Thế ông anh thì sao? Thế còn bà? Còn dì? Còn bác?” – vân vân và vân vân, vì ở đây gia đình rất đông và nhiều dây mơ rễ má. Theo lễ, mỗi câu trả lời tích cực phải được xác nhận bằng một tràng cười tương tự, thậm chí còn biểu cảm hơn của người hỏi.
Ta thường thấy hai (hay nhiều) người đứng trên phố và cười lớn với nhau. Điều đó không có nghĩa là họ đang kể chuyện tiếu lâm. Chỉ là họ đang chào hỏi. Còn nếu tiếng cười ngưng lại – thì hoặc là màn chào hỏi đã kết thúc và có thể bước vào nội dung câu chuyện, hoặc đơn giản là những người vừa gặp nhau im tiếng để cho các dây thanh quản thấm mệt của mình được nghỉ một lát.
Khi tôi và Kwesi đã thực hiện xong thủ tục chào hỏi vui nhộn và ồn ào, chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện về vương quốc Ashanti. Ashanti chống cự lại người Anh đến cuối thế kỉ XIX và thực chất là chưa bao giờ hoàn toàn đầu hàng. Ngay cả bây giờ, trong độc lập, họ cũng giữ khoảng cách với Nkrumah và những người ven biển ủng hộ ông, những người mà họ không đánh giá cao về văn hóa. Họ rất gắn bó với lịch sử phong phú của mình, với truyền thống, đức tin và luật lệ của mình.
Trên khắp châu Phi, mỗi cộng đồng lớn đều có nền văn hóa riêng, khác biệt, hệ thống đức tin và phong tục độc đáo, có ngôn ngữ và những điều cấm kỵ của mình, mà tất cả những thứ này là vô cùng phức tạp, rắc rối và bí ẩn. Bởi vậy, các nhà nhân học lớn không bao giờ nói “văn hóa Phi châu” hay “tôn giáo Phi châu”, họ biết rằng không tồn tại thứ gì như vậy, rằng bản chất của châu Phi là sự muôn màu muôn vẻ vô tận của nó. Họ nhìn nhận văn hóa của mỗi sắc dân như một thế giới riêng biệt, duy nhất, không trùng lặp. Họ đã viết với tinh thần đó: E.E Evans – Pritchard xuất bản chuyên khảo về người Nuer, M.Gluckman về người Zulu, G.T.Basden về người Ibo, v.v… Trong khi đó, tư duy châu Âu thiên về sự rút gọn duy lý, xếp loại và đơn giản hóa, sẵn lòng nhét tất cả mọi thứ thuộc về châu Phi vào một rọ và hài lòng với các khuôn mẫu dễ dàng.
- Chúng tôi tin rằng – Kwesi nói với tôi – con người được tạo thành từ hai yếu tố. Máu mà anh ta thừa hưởng từ mẹ và hồn do cha truyền. Trong các thành phần này thì máu mạnh hơn, vì thế đứa trẻ thuộc về người mẹ và thị tộc của mẹ - không thuộc về cha. Nếu thị tộc của người mẹ bắt cô phải bỏ chồng để trở về làng mình, cô sẽ đe theo tất cả các con (vì cô chỉ ở đó như khách). Cơ hội có thể trở về thị tộc của mình khiến cho người phụ nữ không bơ vơ nếu cô bị chồng bỏ. Cô cũng có thể tự bỏ đi nếu anh ta bạo ngược với cô. Đó chỉ là các tình huống cực kì ngoại lệ, vì thông thường gia đình là một tế bào cực kì vững chắc và đầy sức sống, nơi mọi người đều có vai trò được định sẵn theo lệ và mỗi người đều biết nghĩa vụ của mình.
“Gia đình luôn đông đúc – hàng vài chục người. Chồng, (câc) vợ, các con, anh em họ. Nếu có thể, gia đình thường xuyên họp mặt và cùng có thời gian bên nhau. Cùng có thời gian bên nhau là điều quí giá nhất mà mọi người đều cố gắng trân trọng. Được sống cùng nhau hoặc gần nhau là điều cốt yếu: nhiều công việc chỉ có thể làm chung – nếu không, sẽ không có cơ hội sinh tồn.
“Đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình, nhưng khi lớn lên, nó thấy đường biên thế giới xã hội của mình vươn ra xa hơn, rằng bên cạnh có các gia đình khác sinh sống và rằng nhiều gia đình tạo thành thị tộc. Thị tộc được tạo thành bởi tất cả những người tin rằng họ có chung tổ tiên. Nếu tôi tin rằng ngày trước anh và tôi có cùng một tổ tiên – vậy thì chúng ta thuộc cùng một thị tộc. Từ niềm tin này nảy sinh các hệ quả vô cùng quan trọng. Ví dụ nam giới và phụ nữ cùng một thị tộc không được quan hệ tình dục với nhau. Đó là điều cấm kỵ nghiêm ngặt nhất. Thời xưa, nếu vi phạm nó, cả hai người sẽ bị tội chết. Ngay cả thời nay đây cũng vẫn là tội nặng, có thể làm hương hồn tổ tiên nổi giận và có thể mang họa lớn cho thị tộc.
“Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng. Cuộc hopk thị tộc do hội đồng bô lão chủ trì sẽ chọn ra tộc trưởng. Các bô lão là các trưởng làng. Trưởng chi của thị tộc, làm đủ các thứ việc. Có thể có vài ứng cử viên và nhiều lần biểu quyết, vì sự bầu chọn này có ý nghĩa: chức tộc trưởng rất quan trọng. Từ khi được bầu, tộc trưởng trở thành thánh nhân. Từ nay trở đi, ông ta không được đi chân đất. Không được ngồi bệt xuống đất. Người khác không được chạm vào hay nói xấu ông ta. Khi tộc trưởng đi tới thì từ xa đã có thể nhìn thấy vì có cái ô xòe. Tộc trưởng lớn có cái ô lớn trang hoàng lộng lấy do người hầu riêng cầm; tộc trưởng nhỏ hơn thì cầm ô thường mua của người Ả rập ở ngoài chợ.
“Tộc trưởng là một chức năng có ý nghĩa đặc biệt. Yếu tố trung tâm của đức tin người Ashanti là sự thờ phụng tổ tiên. Thị tộc bao gồm một số lượng lớn các cá nhân, nhưng chúng ta chỉ có thể nhìn thấy và gặp gỡ một bộ phận – bộ phận sống trên mặt đất. Nhưng người khác – đa số - là tổ tiên ông bà đã phần nào ra đi, nhưng trên thực tế họ tiếp tục tham dự vào cuộc sống của chúng ta. Họ nhìn ta, quan sát hành vi của chúng ta. Họ có mặt ở khắp mọi nơi, nhìn thấy mọi thứ. Họ có thể giúp đỡ chúng ta, nhưng cũng có thể trừng phạt. Họ phù hộ hoặc làm ta tiêu tán. Họ quyết định tất cả. Vì thế giữ quan hệ tốt với tổ tiên ông bà là điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc của thị tộc và của mỗi chúng ta. Mà tộc trưởng chính là người chịu trách nhiệm về chất lượng và độ thân mật của mối quan hệ ấy. Ông ta là người trung gian, là vạch nối giữa hai phần không tách rời của thị tộc: thế giới tổ tiên ông bà và thế giới của những người sống. Chính ông ta là người thông báo cho người sống biết ý muốn và quyết định của tổ tiên trong một sự việc, ông ta cũng cầu xin họ tha thứ nếu người sống vi phạm phong tục hoặc luật lệ.
“Có thể nhận được sự tha thứ này khi cũng tế cho tổ tiên: rưới nước hoặc rượu cọ lên đất, cúng đồ ăn, giết cừu. Nhưng tất cả những điều ấy có thể vẫn chưa đủ - tổ tiên sẽ tiếp tục giận dữ, có nghĩa là người sống sẽ liên tục gặp hạn và bệnh tật. Loạn luân, giết người, tự tử, hiếp dâm, xúc phạm tộc trưởng, ma thuật sẽ gây ra sự tức giận lớn nhất.
- Tự tử? – tôi ngạc nhiên. Làm sao có thể trừng phạt một người đã tự tử?
- Luật lệ bắt chúng tôi phải chặt đầu anh ta. Tự tử là phạm vào điều cấm kỵ, mà nguyên tắc hàng đầu của luật lệ thị tộc là mọi tội lỗi đều phải bị trừng phạt. Nếu tội lỗi xảy ra mà không bị trừng trị - thị tộc sẽ gặp thảm họa, sẽ phải đối mặt với suy tàn.
Chúng tôi ngồi trên hàng hiên của một trong các quan bar bản địa. Chúng tôi uống Fanta; hang này rõ ràng độc quyền ở đây. Sau quầy, cô bồi bàn trẻ tựa đầu lên tay thiu thiu chợp mắt. Trời nóng và gây buồn ngủ.
- Tộc trưởng – Kwesi tiếp – có nhiều nhiệm vụ khác. Ông ta phân xử các tranh chấp và giải quyết các mâu thuẫn, như vậy ông ta cũng là quan tòa. Điều quan trọng, nhất là ở quê – là tộc trưởng chia đất cho các hộ gia đình. Ông ta không thể cho hay bán đất này cho ai, vì đất đai là sở hữu của tổ tiên. Họ cư ngụ ở đó, trong lòng nó. Tộc trưởng chỉ có thể chia nó ra để canh tác. Nếu cánh đồng trở nên cằn cỗi, ông ta chỉ định cho gia đình ấy một mảnh đất khác, mảnh này sẽ nghỉ ngơi, lấy sức cho tương lai. Đất đai là thiêng liêng. Đất đai cho con người sự sống, mà những gì mang đến sự sống đều là thiêng liêng.
“Tộc trưởng được tôn kính bậc nhất. Ông ta được hội đồng bô lão bao bọc và không thể quyết định điều gì mà không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của họ. Chúng tôi hiểu dân chủ như thế. Buổi sáng, từng thành viên của hội đồng bô lão đến thăm nhà tộc trưởng để chúc sức khỏe. Như thế ông ta biết rằng mình cai quản tốt và được ủng hộ. Nếu không có các cuộc đến thăm buổi sáng này, điều đó có nghĩa là ông ta đã không còn được tin tưởng và sẽ phải ra đi. Điều này xảy ra khi ông ta phạm một trong năm tội lỗi. Đó là: say rượu, tham ăn, thông đồng với các phù thủy, có quan hệ xấu với mọi người và cai quản mà không hỏi ý kiến của hội đồng bô lão. Ông ta cũng sẽ phải ra đi nếu bị mù, bị lây bệnh phong hoặc mất trí.
“Vài thị tộc tạo thành một liên hiệp mà người châu Âu gọi là bộ lạc. Ashanti là do tám thị tộc kết hợp lại. Đứng đầu là đức vua – Ashantehene, có hội đồng bô lão vây quanh. Một liên hiệp như thế này được liên kết không chỉ vì có chung tổ tiên. Nó cũng là một cộng đồng lãnh thổ, văn hóa và chính trị. Nhiều khi nó là một sắc dân lớn mạnh, nhiều triệu người, lớn hơn nhiều dân tộc Âu châu”.
Tôi lưỡng lự hổi lâu, nhưng cuối cùng cũng đề nghị anh:
- Kể cho tôi chút gì đó về ma thuật đi. Tôi lưỡng lự vì đó là đề tài mà người ta ko sẵn lòng nói đến, thường thì đơn giản là họ im lặng lờ đi.
- Không phải ai cũng còn tin vào cái đó – Kwesi đáp. Nhưng nhiều người vẫn tin. Nhiều người đơn giản là sợ việc không tin. Bà tôi nghĩ rằng có các mụ phù thủy và ban đêm chúng gặp nhau trên các cây cao đứng đơn độc ngoài đồng. “Nhưng bà đã bao giờ trông thấy phù thủy chưa?” – có lần tôi hỏi bà. “Đó là điều không thể làm được” bà đáp cả quyết. “Ban đê các mụ phù thủy phủ mạng nhện lên khắp quả đất. Chúng cầm một đầu sợi tơ trong tay, gắn đầu kia vào tất cả các cánh cửa trên thế giới. Nếu ai đó muốn mở cửa đi ra ngoài thì tấm mạng nhện sẽ rung lên. Các mụ phù thủy thấy động và biến vào bóng tối. Sáng ra chỉ có thể nhìn thấy những mảnh mạng nhện vương vào cành cây và các tay cầm trên cửa”.
Gỗ Mun Gỗ Mun - Ryszard Kapuściński Gỗ Mun