Fiction reveals truths that reality obscures.

Jessamyn West

 
 
 
 
 
Tác giả: Doãn Quốc Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Phạm Minh Phức
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1434 / 35
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ào chương trình lý thuyết Thuận bận suốt ngày thoạt là các bài giảng, các bài thuyết trình làm cuộc tổng ôn về loại khu trục cánh quạt. Sang tháng thứ hai mới bắt đầu hoàn toàn học về loại phản lực.
Eplekhari, một phi công đồng khóa người xứ Ba Tư, khuyên Thuận nên ra thuê phòng ở ngoài rẻ hơn và tự do hơn mất chừng 50 đô la một tháng. Thuận chỉ ừ hữ rồi bỏ đấy vì ngại chuyển dịch, dù chuyện dịch chỉ có nghĩa là xách hai va li sang nhà khác.
Thuận đã liên lạc nhiều và khá thân với tòa đại sứ nhà để được đọc báo từ Saigon gởi sang, để được quen với một số kiều bào năng lui tối nơi đây.
Cụ Ph. đã mời Thuận về nhà ăn cơm với một số kiều bào mới và cũ nữa. Cụ gọi là… «việc làng ». Cụ. Ph đã sáu mươi tuổi đứng làm đầu bếp cho một khách sạn lớn trong một khu nổi tiếng ăn chơi nhất của thành phố Ballimore. Hình như hồí còn trẻ cụ là đầu bếp cho một chiếc tàu buôn Pháp, hình như cụ đã nhập cảnh Mỹ quốc bất hợp pháp nên bị trục xuất nhưng lần khân lẩn trở lại rồi vào làng Mỹ, hình như cụ đã mấy đời vợ Mỹ - nhưng nay thì cụ vẫn là một ông già độc thân.:. Những câu hỏi trực tiếp để soi sáng cho những « hình như » trên tế nhị quá không ai dám hỏi, chỉ biết mỗi lần « việc làng » cụ luôn luôn tuyên bố là giá « đồng bào» nào gởi sang cho cụ được một bà Việt Nam mặc váy thì nhất!» Thuận thấy quý mến cái chất nông dân vạm vỡ ở cụ, nhưng rồi lần nào gập cụ nghe lại lời nói trên Thuận cũng phải chán.
H.. đậu tiến sĩ Luật về quốc tế công pháp và hiện là giáo sư tại một đại học đường của Washington. Người vợ Mỹ của H. trẻ đẹp và ngoan và chiều chồng như một cô gái Việt con nhà thật nề nếp. Họ đã có một đứa con trai đầu lòng lên ba và họ dự định hai năm nữa sẽ cho ra đời thêm một đứa bé nữa rồi nghỉ hẳn. Nguyên do năm 1955 vừa cùng gia đình di cư vào Nam được một năm, H. xin được một học bổng sang Paris theo học tại trường Hàng Không Quốc Gia Pháp. H. là một ngươi tài hoa, khi vào trường này anh được làm cử nhạc trưởng cho ban nhạc nhà trường, cuối niên học nhà trường tổ chức cuộc đua xe hơi thường niên anh lại đoạt giải nhì. Suốt vụ hè đó anh đi ngao du hết miền Nam Âu (Tây Ban-Nha, Ý-Đại-Lợi, Hy-Lạp) đến miền Bắc Âu. Tại Đan Mạch anh nhập bọn với toán sinh viên Mỹ cũng vừa tới thủ đô Copenhagie. Anh và Brooks, cô nữ sinh viên Mỹ, mến nhau ngay. Lúc chia tay họ hẹn hò, rồi thư từ qua lại suốt niên học. Thế là H quyết định bỏ dở học bổng hàng không, sang Mỹ vừa tự lập vừa theo học Luật, và thành đôi với Brooks. Tới năm vừa qua, H. thành tài và ký hợp đồng dạy ngay tại đại học đường mình theo học. H. rất chịu khó đọc sách báo và ưa theo rỗi tin tức chiến sự tại nước nhà được loan báo trên đài vô tuyến điện hay vô tuyến truyền hình. Lần nào gặp Thuận, H. Cũng có chuyện để nói, đại khái:
« ỒThuận, chiều qua ở trường đại học về tôi gặp bác sĩ Nhật Takeou nói là nghe đâu Cộng sản Bắc Việt đánh xuống miền Nam thắng to, lo quá đi mua vội tờ Evening Star night edition không thấy gì, đến xem Telex radio speaker (máy tự động nhận tin) ở khu nhà thương quân sự Walter Reed thì ra đó chỉ là một trận phục kích thắng lợi của du kích miền Nam làm quân chính phủ bị thiệt hại chừng hơn một trăm người. Đỡ hoảng!»
« Này Thuận, anh có hay tin chiếc Super-cons- tellalion của nhà binh Mỹ trở ngót một trăm quân nhân cả Mỹ lẫn Việt trên đường về Việt Nam bị mất tích vào khoảng giữa đảo Guam và quần đảo Phi Luật Tân? Chắc lại có bàn tay bí mật phá hoại của Nga, Tàu, chứ nếu máy hỏng ít nhất cũng còn gọi được Radio chứ, nhất là giời lại trong đẹp không có giông tố gì cả ».
Ôi, không có hình ảnh nào đẹp đẻ bằng được sống với quê hương vào chính lúc này ra Thuận yêu quê hương như yêu mẹ, đúng thế có xa quê hương mới thấy nhớ quê hương như nhớ mẹ. Thuận mới rời khỏi lòng mẹ có hai tháng trời!
Đã có lần Thuận toan hỏi xem H. có ý định về nước chăng, nhưng rồi lại thôi vì nghĩ cảnh đất nước đương nghiêng ngửa mà địa vị của H. ở đây thì đã vững đẹp. Thuận không hề có ý trách H. vì đó là tâm lý thường tình của con người, nhưng mỗi lần gặp H. để nghe H. hốt hoảng thuật một tin liên quan đếnnước nhà Thuận lại thấy lòng như tê dại đi, như băng giá đi. Và Thuận nhớ đến Huyền và Thuận được ôm Huyền - Vì được ôm Huyền chính là được ôm quê hương đau khổ!
Còn một vài kiều bào khác mà Thuận có dịp được giới thiệu và tới thăm nhà, nơi nào cũng một bầu không khí đua đòi đủ lệ bộ nào tủ rượu, nào T.V, nào Radio, tourne disque, nào lọ hoa dĩa quả v.v... câu chuyện quanh quẩn ở bộ mùa thu này giá 50 đô la, bộ đồ rét kia 70 đô la, cái máy T.V. của hãng R.C.A. kia không bằng chiếc T.V của hãng Westinghouse này v.v... Hình ảnh nghèo nàn của quê hương còn lại là bàn chắn, họ ham đánh chắn!
Thuận thấy rõ ràng họ là những người đương theo xu hướng trở thành vô dụng nhưng lại mỉa mai ở chỗ họ luôn luôn tự xếp vào lớp người đứng hàng đầu của xã hội.
Vừa hay Thuận được đọc một hài báo của anh cả trong chồng báo vẫn đều đều gửi sang Hoa Thịnh Đốn cho tòa đại sứ nhà. Tác giả thoạt nhắc lại lời của một nhà báo Pháp ca ngợi người lính Bắc Việt trong cuộc kháng chiến qua chịu được trường kỳ
gian khổ là người lính giỏi nhất hoàn cầu. Sau đó tác giả thuật đến một câu chuyện... Ngày đó tác giả dạy học tại một quận lỵ miền Tây cách thủ đô Sài-Gòn chừng hai trăm cây số, tác giả thường đến húi đầu tại tiệm có hai bố con cùng hành nghề và hết sức nhã nhặn, lễ phép. Rồi người con được lệnh gọi nhập ngũ quân dịch. Ông bố đưa con đi trình diện ở quận, xin giấy dời khỏi quận; ông bố đích thân ra chợ sắm các đồ vặt vãnh cho con, rồi làm tiệc tiễn con lên đường. Từ đấy mỗi khi tác giả đến húi đầu lại nghe tiếng chép miệng của ông bố nó nhớ con và thủ thỉ kể rằng tại trại nhập ngũ thằng con vào giờ nghỉ vẫn được phép hành nghề, nghĩa là cắt tóc cho những bạn đồng đội lấy giá rẻ. Vẫn bằng giọng thủ thỉ đó ông kể là thằng bé rất được cắp chỉ huy mến, số nó thế đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ. Rồi tác giả được đổi về dạy ở Sài-Gòn, it lâu sau có lần tới một tiệm cắt tóc gặp một chàng trai khuôn mặt ngờ ngợ quen, chàng trai cúi chào. Lúc đó tác giả mời nhớ đó là cậu con trai ông thợ hớt tóc. Cậu biết nỗi ngạc nhiêu của tác giả, khuôn mặt cậu đã láu lĩnh nhiều vì chẳng gì cậu cũng đã hơn một năm giời sống ở thủ đô, tuy nhiên lúc cậu ghé tai nói thầm với tác giả thì còn giữ nguyên vẻ thực thà: « Thưa ông, chả cháu trốn quân dịch ». Từ đấy mỗi lần nhớ đến hai cha con ông thợ hớt tóc, tác giả không khỏi muốn bật cười. Tác giả nhận thấy người cha không hề là người xảo quyệt, đó chỉ là thái độ khôn ngoan duy nhất của người vùng quê khi họ bị tước đoạt hết mọi phương tiện tự vệ. Tác giả nhắc đến dư luận rất đúng của một tờ báo Mỹ công nhận có chuyện đào ngũ trong quân đội miền Nam, nhưng
họ đào ngũ để về sống ở quê quán hay gần nơi quê quán chứ không phải đào ngũ để theo đối phương. Tác giả lại mời độc giả tới quan sát một con đường từ Đà Nẵng đi Hội An chẳng hạn. Nào cầu bị Việt Cộng giật mìn, nào đường luôn luôn bị Việt Cộng đào phá và đắp ụ, nào bên đường là những cột giây thép đổ ngiêng vì những đường giây bên trên bị cắt đứt. Cảnh đó y hệt cảnh năm 1945 thời Việt Minh còn trong bóng tối đương hô hào đánh Tây đuổi Nhật. Nhưng thời xưa hình ảnh đó gợi bao hào hứng trong lòng người mà nay cảnh đó sao bệ rạc sao dơ dáng dại hình! Điều này chứng tỏ tại sao vẫn là những người lính Bắc Việt chịu đựng được mọi gian khổ ấy, nay xâm nhập vào miền Nam mà vẫn không sao đạt được những chiến thắng quyết định để thanh toán nốt miền này, hình như càng ngày mộng thanh toán đó càng trở nên xa xôi, và kể cả những kẻ mù quáng nhất đôi khi cũng cảm thấy rằng xưa kia đào đường phá cầu là chặt chân quân cướp nước thực dân Pháp, nhưng ngày nay đào đường phá cầu là mình lại tự chặt chân mình, tự làm băng hoại cơ thể mình. Tác giả nhấn mạnh cho thế giới biết rằng người Việt miền Nam hay người Việt miền Bắc thì cùng là dòng giống Việt, đã nhẫn nại giữ nước và mở nước đó. Miền Bắc dưới quyến thống trị của một tập đoàn bá đạo nên phải khép mình trong kỷ luật chiến đấu, miền Nam thì dù thối nát đến đâu cũng còn biết tôn trọng tự do và sinh mạng con người, và chính vì sự dung hòa giữa thối nát và tự do đó mới có tình trạng trốn quân dịch, đào ngũ ký khỏi như vậy. Nhưng thiếu gì gương trốn quân dịch thì cứ trốn nhưng khi đã gia nhập quân đội chiến đấu thì cùng chiến đấu gan dạ và oai hùng như ai. Trốn quân dịch là trốn không muốn giết đồng bào hay bị đồng bào giết nhưng khi chiến đấu là chiến đấu để bảo vệ tự do và nhân phẫm. Người Việt miền Bắc hay người Việt miền Nam cũng là người Việt đó; ở hai hoàn cảnh khác nhau thì phần ứng bằng hai cách khác nhau đó thôi.
Tác giả kết luận: « Hỏa ngục trần gian nơi này được dựng lên kiên cố bằng hai bức tường châu đầu vào nhau, bức tường cộng sản bạo tàn và bức tường quốc gia thối nát, chỉ cần một bức tự y xụp đổ là bức kia xụp theo liền và ngục thất không còn. ».
Sau đó Thuận đều đều theo dõi những bài bảo khác của anh Cả, đại loại bao giờ cũng có những nhận xét dí dỏm để châm biếm cả đôi bên như vậy, Nếu là bài châm biếm nhẹ nhàng thì Thuận được đọc cả bài, những bài ngay cấn thì có những khoảng trắng kiểm duyệt, nhưng Thuận có thừa thông minh để hiểu giữa hai dòng chữ, thông suốt những khoảng trắng lỗ chỗ, và những bài báo của anh Cả đã giúp Thuận thường xuyên nhận ra khuôn mặt nấu nung của quê hương bên kia bờ đại dương
Đốt Biên Giới Đốt Biên Giới - Doãn Quốc Sỹ Đốt Biên Giới