Nguyên tác: By Night In Chile
Số lần đọc/download: 149 / 11
Cập nhật: 2020-04-04 20:29:45 +0700
Chương 5
Khi tôi kể xong câu chuyện này Farewell vẫn cứ nhìn tôi mắt nhắm hờ như cái bẫy gấu hết độ nhạy hay hư hỏng do tác động thời gian, của mưa gió và của băng giá. Tôi có cảm tưởng là nhà phê bình lớn của nền văn học Chile thế kỷ XX đã sang thế giới bên kia. Farewell, tôi khẽ gọi ông ta, tôi làm như thế có được không? Vì không nhậdnđược câu trả lời, tôi lại hỏi: tôi làm như thế đã đúng mực hay đã làm quá? Và Farewell trả lời tôi bằng một câu hỏi: hành động đó cần hay không cần? cần chứ, cần chứ, cần chứ, tôi nói. có vẻ câu trả lời của tôi là đủ đối với ông ta và cũng vừa đủ đối với tôi. Sau đó chúng tôi tiếp tục ăn uống chuyện trò. Trong lúc nói chuyện, tôi dặn Farewell là không được để lộ với ai một lời nào về việc tôi đã kể. yên trí, không cần phải nhắc, Farewell nói. Tôi đã dặn Farewell với ngữ điệu đúng như ngữ điệu của Đại tá Pérez Larouche, khác với ngữ điệu mà các ngài Oido và Odeim đã nói với tôi trước đây vì suy cho cùng hai vị ấy không phải là người cao thượng. vậy mà sang tuần sau câu chuyện đó đã lan nhanh như điện truyền ra khắp thành phố Santiago. Linh mục Ibacache dạy chủ nghĩa Marx cho thường trực Hội đồng Chính phủ. Hay được tin đó tôi lạnh toát cả người. tôi nghĩ là Farewell, hay nói đúng hơn là tôi mường tượng một cách rõ ràng là Farewell đang ngồi trên chiếc ghế bành ưa thích của mình hay trên chiếc ghế tựa của câu lạc bộ hay ở một phòng khách của một mụ già nào đó từng là bạn gái của ông ta đã mấy chục năm nay, thều thào, lẩn tha lẩn thẩn thuật lại trước một cử tọa gồm các vị tướng hưu trí hiện làm nghề kinh doanh, những gã đồng tính luyến ái ăn mặc theo mốt Ăng lê, các quý bà mang họ danh gia vọng tộc sắp xuống lỗ việc tôi làm thầy đặc cách như thế nào cho Thường trực Hội đồng chính phủ. Và những lão đồng tính luyến ái đó, những mụ già hấp hối đó, kể cả những ông tướng hết thời đã chuyển sang làm cố vấn cho các doanh nghiệp đó đã nhanh chóng thuật lại cho những người khác, rồi những kẻ khác này đi thuật lại cho những kẻ khác kia, rồi những kẻ khác kia lại đi kể cho những kẻ khác nữa. đương nhiên là Farewell không chịu nhận mình là động lực hay là ngòi nổ hay là que diêm đã khởi đầu cái việc đồn đại đó, và tôi không đủ sức mà cũng chẳng thèm bắt lỗi ông ta. thế là tôi liền ngồi bên máy điện thoại để chờ những cú điện thoại của bạn bè hay những người nguyên là bạn, những cú gọi của Oido, Odeim và Pérez Larouche, trách móc tôi thiếu cẩn trọng, những cuộc gọi giấu tên của những kẻ ganh ghét, những cuộc gọi của các cấp quyền lực của Giáo hội hỏi cóbao nhiêu phần là thật bao nhiêu phần là giả trong lời đồn đại ấy, đó là chưa kể các nhóm văn hóa ở Santiago. Nhưng chẳng có ai điện thoại cho tôi hết. thoạt đầu tôi ngờ vực rằng sự yên lặng này là thái độ chung của mọi người muốn tẩy chay bản thân tôi. Về sau tôi mới sững sờ nhận ra là chẳng ai mảy may quan tâm đến chuyện đó. các nhân vật có quyền có thế sống trên đất nước này luôn luôn hướng về một chân trời xám chưa hề biết đó là đâu, may lắm chỉ thấy tận đẩu tận đâu một vài tia nắng, một vài ánh chớp hay một vài cột khói. Ở đó có những gì? Chúng ta không hề biết. không có một Sordello nào. Điều đó thì rõ rồi. không có một Guido nào. Không có cây xanh nào. Không bước chạy nước đại của đàn ngựa. không có tranh luận cũng không có nghiên cứu. phải chăng chúng tôi hướng về chính linh hồn chúng ta hoặc về những linh hồn được tổ tiên chúng ta che chở, hướng về một bình nguyên mênh mông mà công đức bản thân hay của người ngoàijđã trải ra trước đôi mắt đầy ghèn hay đẫm lệ, nhợt nhạt hay trắng dã của chúng ta. như vậy việc chẳng ai quan tâm đến các buổi dạy nhập môn chủ nghĩa Marx của tôi là quá đương nhiên. Sớm hay muộn gì tất cả bọn họ cũng sẽ lại chia nhau quyền lực. dù là cánh hữu, dù là trung lập, dù là cánh tả cũng đều cùng một họ cả. có đôi chút vấn đề đạo lý. Về vấn đề thẩm mỹ thì không. Hôm nay một người thuộc Đảng Xã hội nắm quyền, chúng ta vẫn cứ sống hoàn
toàn giống hôm qua. Những người cộng sản (hiện nay họ vẫn còn như khi bức tường Berlin chưa đổ), những người dân chủ Cơ đốc giáo, những người xã hội, những người thuộc cánh hữu hay giới quân nhân, hay ngược lại, tôi có thể nói là ngược lại, cũng đều thế cả, vì trật tự sắp xếp các thành tố không làm thay đổi sản phẩm. chẳng oó vấn đề gì sất! chỉ là cơn sốt nhẹ mà thôi! Chỉ là vài ba hành động điên rồ mà thôi! Chỉ là sự khởi phát kéo dài quá mức của cơn loạn tâm thần mà thôi! Thế là tôi lại ra đường, lại gọi điện thoại cho một số người quen và chẳng ai đụng đến tôi. Thậm chí trong những năm khó khăn và thầm lặng đó nhiều người đã khen ngợi tôi, vẫn bền bỉ cho đăng những bài tường thuật, những bài phê bình. Nhiều người oòn khen thơ tôi hay nữa chứ! Lại còn đôi người tiếp cận tôi để nhờ vả! tôi thì rất rộng lòng ban cho họ những lời khuyên, phóng tay cho họ những cái nhỏ nhặt theo kiểu Chile, cung cấp cho họ thông tin chẳng có giá trị về việc làm, ấy vậy mà những người đó đều cám ơn tôi như là tôi đã đem lại cho họ sự cứu cánh vĩnh cửu. vì suy cho cùng, họ cũng như tôi, đều là những người biết điều (trừ cái gã già trước tuổi, không biết thời ấy gã lang thang ở đâu, gã chui xó xỉnh nào) đều là người Chile, đều là những người bình thường, kín đáo, logic, ôn hòa, thận trọng, thông thái, tất cả chúng tôi đều biết là phải làm cái gì đó, là có những cái cần thiết, là có thời kỳ đòi hỏi hy sinh nhưng cũng có thời kỳ cần phải suy nghĩ một cách lành mạnh. Có những đêm, tôi tắt đèn rồi ngồi trên ghế tựa và khẽ khàng tự hỏi mình: giữa kẻ cực hữu và kẻ gây rối công cộng khác nhau chỗ nào? Chỉ là hai danh từ mà thôi. Nhiều lúc chỉ là một, nhưng thường là hai! Và thế là tôi lại ra đường và hít thở bầu không khí Santiago với nhận thức mơ hồ rằng chưa chắc mình đang sống trong thế giới ưu việt hơn các thế giới khác mà là đang sống trong một thế giới có thể, một thế giới thực và tôi xuất bản một tập thơ mà ngay đến chính tôi cũng thấy lạ lẫm, ý tôi muốn nói rằng tôi thấy lạ là vì sao những bài thơ ấy lại thoát ra từ ngòi bút của tôi, lạ là vì sao lại là thơ của tôi, nhưng tôi vẫn cho xuất bản và coi đó là sự đóng góp cho tự do, tự do của tôi và tự do của độc giả, rồi tôi trở lại bục giảng, đi thuyết trình, rồi in một quyển sách ở Pamplona, Tây Ban Nha, tiếp đó tôi dạo chơi khắp các cảng hàng không trên thế giới, tôi đi giữa những người Âu châu lịch lãm, giữa những người Mỹ thâm trầm (và ngoài ra còn mệt nhọc), đi giữa những người đàn ông mặc những bộ quần áo đẹp nhất ở Italia, ở Đức, ở Pháp và ở Anh, những quý ông chỉ được nhìn cũng thấy hân hạnh, và tôi đã đi qua những nơi đó với chiếc áo thầy tu tung bay trước máy điều hòa không khí hay trước những cửa tự động mở một cách đột ngột chẳng có lý do logic nào cả, hình như linh cảm về sự hiện diện của Thiên Chúa, khi nhìn thấy tà áo thầy tu bình dị của tôi bay lên tất cả mọi người đều thốt lên, cha Sebastian đấy, cha Urrutia đấy, một người không biết mệt mỏi, một người Chile rực rỡ, rồi sau đó tôi lại trở về đất Chile vì tôi luôn luôn trở về, nếu không tôi không còn là người Chile rực rỡ nữa, tôi lại quay về với những bài tường thuật văn học trên báo, với những bài phê bình, với những lời gào thét kêu gọi, ngay cả những độc giả vô tâm cũng nhận thấy khi sờ trên mặt báo, là phải có một thái độ khác đối với văn hóa, những bài phê bình của tôi kêu gọi với những lời gào thét thậm chí van nài người ta hãy đọc các tác gia Hy Lạp, hãy đọc các tác gia Latin, đọc các tác gia Pháp, hãy đọc các tác gia Italia, hãy đọc các tác gia cổ điển Tây Ban Nha, Anh, Pháp. Tôi kêu gào nên có văn hóa hơn! Nên cóv ăn hóa hơn! Hãy đọc Whitman, Pound, Eliot, hãy đọc Neruda, Borges và Vallejo, hãy đọc Victor Hugo, lạy Chúa, hãy đọc Tolstoi, tôi gào thét thoải mái trên sa mạc, và tiếng gào thét ầm ĩ của tôi, đôi khi còn là tiếng rên hừ hừ chỉ đủ để những ai có khả năng dùng móng tay trỏ gãi vào mặt các bài viết của tôi đều nghe thấy, chỉ có những người ấy mới nghe thấy được, họ không đông lắm nhưng đối với tôi thế là vừa đủ, và cuộc sống cứ thế tiếp tục, tiếp tục, và tiếp tục như chuỗi hạt cườm bằng gạo mà trong mỗi hạt có vẽ một phong cảnh, chuỗi hạt bé tí tuổi và phong cảnh phải dùng kính hiển vi mới xem được, và tôi biết là tất cả mọi người đều đeo chuỗi cườm đó trên cổ mình nhưng
không một ai có đủ kiên nhẫn hay đủ can đảm tháo chuỗi hạt gạo ấy ra khỏi cổ, đưa lên mắt và giải mã từng phong cảnh được vẽ trên mỗi hạt gạo, phần vì để xem được các bức tiểu họa ấy cần phải có đôi mắt linh miêu hay đôi mắt chim ưng, phần vì những phong cảnh ấy thường đem đến những bất ngờ khó chịu nhưng những cỗ quan tài, những nghĩa địa có hang có lối, những thành phố hoang vắng, những vực thẳm và dòng nước xoáy, sự bé nhỏ của thực thể và cuồng vọng của nó, người ta xem vô tuyến truyền hình, xem bóng đá, toàn những cảnh buồn chán tẻ nhạt như chiếc hàng không mẫu hạm chạy vòng quanh một nước Chile trong tưởng tượng. điều đó có thật. chúng tôi thấy buồn chán và tẻ nhạt. dân trí thức chúng tôi chỉ biết đọc, rồi buồn chán. Vì con người ta không thể đọc suốt ngày, suốt đêm. Không thể ngồi viết suốt ngày, suốt đêm. Trước đây cũng như bây giờ chúng tôi không phải là những anh chàng khổng lồ mù lòa, và thời đó cũng như hiện nay các văn sĩ, các nghệ sĩ Chile lúc nào cũng có nhu cầu tụ họp nếu có thể thì ở một nơi nào đó dễ chịu để đàm đạo với những người có đầu óc. Ngoài sự việc không thể không kể đến là nhiều bạn bè đã rời bỏ đất nước thường là vì lý do cá nhân hơn là lý do chính trị, vấn đề là ở chế độ thiết quân luật. như mọi người đều biết, buổi đêm là lúc thích hợp nhất cho những người đồng vai đồng lứa hẹn hò, gặp gỡ, đối thoại với nhau. Nếu cứ đến mười giờ đêm mọi nơi đều phải đóng cửa thì có thể gặp nhau ở đâu đây? Các nghệ sĩ1, văn nhân, trí thức có thể gặp nhau ở đâu? Ôi quả là thời kỳ cơ cực! hình như cái gã già trước tuổi đang ló mặt ra. tôi không nhìn rõ nhưng hình như có thấy mặt hắn. hắn nhăn mũi, nhìn về phía chân trời, run từ chân đến đầu. tôi không nhìn thấy hắn, nhưng hình như tôi thấy hắn đang ngồi chồm hổm hay ngồi cả bốn chân trên một cái gò đất trong khi những đám mây đen cuồn cuộn vần vũ trên đầu hắn, và cái gò lúc đó chỉ còn là mô đất thấp, một phút sau nó biến thành cái cổng của một nhà thờ, một cái cổng đen sì và cũng tích điện như những đám mây, ánh lên vvà có nước hay máu, và gã già trước tuổi run lên cầm cập, y nhăn mũi rồi nhảy vào câu chuyện. mà câu chuyện ấy, câ uchuyện có thật, chỉ mình tôi biết. một câu chuyện đơn giản, tàn bạo nhưng lại có thật và khiến chúng ta phải buồn cười, làm chúng ta phải chết cười. nhưng chúng ta chỉ biết khóc, điều duy nhất mà chúng ta làm một cách có ý thức là khóc. Hồi ấy là thời kỳ thiết quân luật. mọi nhà hàng, quán rượu đều phải đóng cửa sớm. mọi người phải về nhà vào giờ quy định. Không có nhiề nơi cho các văn nhân, nghệ sĩ tụ họp uống rượu và đàm đạo tùy thích. Câu chuyện sau đây là có thật. đã xảy ra đúng như vậy. hồ iấy có một phụ nữ, tên là Maria Canales. Bà là văn sĩ, còn trẻ và khá xinh. Tôi nghĩ là bà ta có ít nhiều tài năng.đến bây giờ tôi vẫn cho là bà ta có tài. Một tài năng, nói thế nào cho phải nhỉ, một tài năng bị giam hãm trong vỏ bọc, một tài năng bị chìm lắng. những kẻ khác đã rút lời, đã vén tấm mạng che mặt và đã quên. Cái gã già trước tuổi đã trần truồng nhảy vào con mồi. nhưng tôi thì tôi biết rõ câu chuyện về Maria Canales và tôi biết tất cả những gì đã xảy ra. bà là một văn nhân. Có thể bây giờ bà vẫn là văn nhân. Như tôi đã nói, các văn sĩ (kể cả nhà phê bình) chúng tôi không có nhiều chỗ để đến. và Maria Canales có một ngôi nhà ở ngoại vi thành phố. đó là một ngôi nhà lớn giữa khu vườn rất nhiều cây, có một phòng khách đầy đủ tiện nghi, có lò sưởi, có rượu whisky và cô nhắc loại ngon, ngôi nhà mở rộng cửa đón bạn bè mỗi tuần hoặc hai lần, và ba lần trong tuần vào những dịp đặc biệt. tôi không biết mình đã quen Maria Canales vào dịp nào. Tôi đồ rằng vào một bữa nào đó bà ta đã xuất hiện tại ban biên tập một tờ báo, hay ban biên tập của một tờ tạp chí hay là tại trụ sở Hội nhà văn Chile. Cũng có thể là bà ta đã tham dự một trại sáng tác văn học nào đó. điều rõ ràng là sau một thời gian ngắn chúng tôi đều quen bà ta và bà ta đã quen biết tất cả chúng tôi. bà có cách cư xử dễ gây cảm tình. Và tôi đã nói là bà khá xinh. Bà có mái tóc màu hạt dẻ, đôi mắt to và bà ta đọc bất cứ thứ gì mà người ta bảo đọc hoặc là bà đã làm chúng tôi tin điều đó. bà dự các cuộc triển lãm, có lẽ chúng tôi quen bà trong một cuộc triển lãm nào đó. mà cũng có lẽ bà ta gặp
mấy người trước cửa một cuộc triển lãm nào đó và mời họ về nhà. Bà ta khá xinh như tôi đã nói. bà ta thích nghệ thuật, thích nói chuyện với các họa sĩ, với những người đã có những cuộc trình diễn nghệ thuật được ghi video, có thể vì trình độ học vấn nói chung của bà thấp hơn trình độ của các văn sĩ một cách rõ rệt. hoặc là bà ta nghĩ như vậy. sau khi tiếp xúc với cácvăn sĩ, bà mới nhận ra rằng học vấn của họ cũng không quá rộng. chắc là bà ta cảm thấy thật nhẹ nhõm. Sự nhẹ nhõm rất Chile. Ở cái đấ tnước do bà ntay của Chúa sắp đặt này chỉ có số ít chúng tôi là thực sự oó trình độ học vấn. số còn lại chẳng biết gì. Nhưng con người ở đây đáng mến và biết cách làm cho người ta mến. Maria Canales là người đáng mến và biết làm cho người ta mến, bà rộng lòng, hình như không để ý cái gì khác ngoài việc làm cho khách mời được thoải mái trong các cuộc dạ hội hay gặp gỡ tại nhà nữ văn sĩ này. À, mà tôi chưa nói là bà có hai con nhỏ, đứa lớn hai hay ba tuổi gì đó và đứa nhỏ chừng tám tháng. Chồng bà là một người Mỹ tên là James Thompson, và Maria Canales gọi là Jimmy. Ông ta làm đại diện hay thường trực cho một doanh nghiệp Mỹ mới đặt một chi nhánh ở Chile và một chi nhánh ở Argentina. Tất nhiên là1 tất cả bạn bè chúng tôi đều quen biết Jimmy. Tôi cũng vậy. Jimmy là một người Mỹ đặc trưng, dáng cao, tóc màu hạt dẻ nhạt hơn màu tóc vợ một tí, không quá nhiều lời nhưng có giáo dục. đôi lần ông ta cũng tham gia các cuộc dạ hội nghệ thuật của Maria Canales nhưng nói chung ông chỉ hạn chế trong việc hết sức kiên nhẫn ngồi nghe các vị khách kém nổi bật nhất trong buổi gặp gỡ. còn hai đứa nhỏ, thường khi đến giờ các vị khách mời lũ lượt kéo đến trên đoàn xe con đủ các nhãn mác và màu sắc thì chúng đã được cho đi nằm trong phòng riêng ở tầng hai, vì nhà có ba tầng, cũng có khi cô giúp việc hay cô bảo mẫu vẫn để chúng mặc nguyên quần áo ngủ bế chúng xuống nhà để chúng chào các vị khách mới đến hoặc "gánh chịu" lời cám ơn và lời khen của họ nào là những đứa trẻ thật xinh, thật ngoan, nào là chúng giống cha giống mẹ như tạc, thực ra thì đứa lớn, đứa trùng tên Sebastian với tôi, không hề có nét nào giống hai người sinh ra nó, đứa nhỏ thì khác, cũng được đặt tên là Jimmy, cháu đúng là bức ảnh sống của Jimmy bố và có những nét dân lai di truyền của Maria Canales. Sau đó, hai đứa trẻ biến mất, cô bảo mẫu cũng biến vào căn phòng bên cạnh buồng của hai đứa trẻ, và ở tầng dưới bữa tiệc bắt đầu trong gian phòng khách rộng rãi của Maria Canales, bà chủ nhà rót rượu whisky cho tất cả mọi người, có ai đó mở máy hát cho một đĩa Debussy, rồi một đĩa Webern do dàn nhạc Berliner Philharmoniker trình bày, lúc sau có ai đó nổi hứng đọc một bài thơ, khi khác có ai đó lại nổi hứng lớn tiếng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này hay cuốn tiểu thuyết khác, rồi người ta tranh luận về hội họa hay khiêu vũ đương đại, rồi họ đồng ca, họ phê bình tác phẩm mới nhất của ông xoài ông mít nào đó, họ khen cuộc trình diễn gần đây nhất của cô mận chị đào nào đó, rồi họ ngáp, thỉnh thoảng một nhà thơ trẻ đối nghịch với chế độ đến gần tôi và nói về Pound và sau đó nói về công việc của anh ta (vì tôi luôn luôn quan tâm đến công việc của các bạn trẻ bất kể là họ theo xu hướng chính trị nào), bà chủ nhà đột ngột xuất hiện với một khay bánh trên tay, có ai đó bật khóc, có ai đó cất tiếng hát, đến sáu hay bảy giờ sáng, khi hết giờ thiết quân luật tất cả chúng tôi xếp hàng vật vờ ra xe của mình, có những người ôm nhau đi, có những người ngủ gà ngủ gật, đa phần đều vui vẻ, và sau đó tiếng máy của sáu hay bảy chiếc xe làm náo động bầu không khí buổi sáng và làm cho bầy chim trong vườn im bặt vài giây, bà chủ nhà đứng ở sảnh vẫy tay chào mọi người, rồi những chiếc xe bắt đầu rời khu vườn, đã có người trong số khách lo mở cổng sắt và Maria Canales đi bộ từ trong sảnh theo chiếc xe cuối cùng cho đến khi nó rời khỏi ranh giới nhà bà, ranh giới tòa lâu đài hiếu khách của bà, và những chiếc xe nối đuôi nhau rẽ vào những đại lộ vắng ngắty ở ngoại vi thành phố Santiago, những đại lộ dài vô tận và hai bên lác đác có những ngôi nhà lẻ loi, những biệt thự không được chủ chăm sóc hay bỏ phế, và những khu đất hoang thênh thang vô tận cho đến đường chân trời xa xăm, mặt trời lúc đó cũng đã nhô khỏi rặng núi đàng đông và
tiếng ồn ã từ trung tâm thành phố vọng đến báo hiệu một ngày mới bắt đầu. sau một tuần chúng tôi lại cómmặt ở đó. chỉ là cách nói, vì không phải tuần nào tôi cũng có mặt ở nhà Maria Canales. Tôi chỉ xuất hiện ở đó mỗi tháng một lần. có lẽ ít hơn. nhưng có những văn sĩ tuần nào cũng có mặt. có khi còn nhiều hơn. bây giờ ai cũng phủ nhận điều đó và thậm chí có người còn dám bảo là mỗi tuần tôi đến đó vài lần! nhưng mà ngay cả cái gã già trước tuổi cũng cho đó là trò bịa đặt. thế là sự việc đã rõ. Tôi ít đến đó. hay nói quá lên thì tôi không đến đó nhiều lần. và mỗi khi đến nhà Maria Canales, hai mắt tôi luôn luôn mở to và rượu whisky không làm sự nhận biết của tôi bị lu mờ. tôi để ý mọi chuyện. chẳng hạn tôi để ý đến anh bạn nhỏ trùng tên với tôi, bé Sebastian, đến khuôn mặt gầy của bé. Có một lần cô giúp việc bế nó xuống nhà, tôi đứa tay bế nó và hỏi nó bị làm sao. Cô giúp việc, là dân Mapuche thuần chủng, nhìn thẳng vào mắt tôi và ra hiệu đòi tôi trả lại thằng bé. Tôi né tránh cô ta. cháu làm sao thế, Sebastian? Tôi hỏi thằng bé hết sức dịu dàng mà ngay bản thân tôi lúc ấy cũng không nhận ra. thằng bé mở to đôi mắt xanh nhìn tôi. tôi sờ tay lên mặt cháu. Khuôn mặt bé xíu lạnh ngắt. Đột nhiên tôi thấy mắt mình cay xè. Khi đó, với một cử chỉ rất thô kệch cô giúp việc giằng thằng bé khỏi tay tôi. tôi muốn nói với cô ta tôi là linh mục, nhưng có điều gì đó hay linh tính cảnh giác của người Chile ngăn tôi lại. lúc cô giúp việc bế nó lên gác, thằng bé nhìn tôi qua vai cô ta, tôi có cảm tưởng là đôi mắt to ấy đang nhìn thấy cái gìdđó mà nó không muốn thấy. Maria Canales rất tự hào về cậu con trai, bà ta tán dương sự thông minh của nó, tán dương sự bạo dạn, quả cảm của nó. tôi hầu như không nghe bà ta nói. người mẹ nào cũng đều nói vớ vẩn như vậy. thực ra thì tôi đang nói chuyện với mấy nghệ sĩ, họ hứa là từ tay trắng (hay qua việc đọc lén lút), họ sẽ sáng tạo một nền sân khấu Chile mới theo kiểu sân khấu Anh để thay vào chỗ trống mà những kẻ đi di tản để lại và bản thân các nghệ sĩ ấy sẽ dàn dựng hay lấp chỗ trống bằng chính những tác phẩm mà họ đang thai nghén. Tôi cùng với họ và những người bạn cũ hay xuất hiện thất thường (như tôi) ở ngôi nhà nằm bên ngoài thành phố Santiago đàm đạo về dòng thơ siêu hình của nước Anh hoặc bình luận về những bộ phim mới được chiếu ở New York. Với Maria Canales, tôi chỉ nói chuyện được hai lần theo phép lịch sự. có lần tôi đọc một truyện ngắn của bà, truyện này về sau giành được giải nhất trong cuộc thi viết do một tạp chí cánh tả tổ chức. tôi còn nhớ cuộc thi đó. nhưng tôi không tham gia ban giám khảo. họ cũng không mời tôi tham gia. Nếu họ mời thì chắc tôi đã tham gia. Vì văn học vẫn là văn học. nhưng thực tình là tôi không có mặt trong ban giám khảo đó. giả thử có tham gia ban giám khảo tôi sẽ không để Maria Canales đạt giải nhất. truyện ngắn ấy không tồ inhưng nếu bảo là truyện hay thì còn xa mới đạt. đó chỉ là sự tầm thường tự nguyện giống như chính bản thân tác giả của nó. Tôi đưa truyện ngắn này cho Farewell xem, vì thời ấy ông ta vẫn còn sống nhưng không đến nhà Maria Canales tham dự các tối đàm đạo văn chương chủ yếu là vì ông không hề ra khỏi nhà và hầu như chỉ chuyện trò với mấy bà bạn già cốc đế, sau khi đọc vài dòng Farewell nói rằng đó là một bài văn kinh khủng thậm chí cũng không đáng được nhận giải thưởng ở Bolivia và sau đó ông cay đắng tiếc nuối cho tình trạng đương thời của nền văn học Chile, đâu còn những hình ảnh tầm cỡ như Rafael Maluenda, Juan de Armaza hoặc Guillermo Labarca Hubertson. Farewell ngồi trên chiếc ghế bành ưa thích của mình, còn tôi thì ngồi ở ghế đối diện dành cho những người bạn thân tín. Tôi nhớ là tôi nhắm mắt, ngả đầu ra sau. Ngày nay có ai còn nhớ đến Juan de Armaza nữa không? Tôi suy nghĩ trong khi mặt trời len lỏi về chiều như con rắn. chỉ còn có Farewell với mấy bà bạn già cốc đế nhưng vẫn còn tỉnh táo, một vài thầy giáo giảng dạy văn học lưu lạc ở phía nam, mấy đứa cháu điên khùng được nạo từ cái quá khứ hoàn hảo nhưng không tồn tại. chúng ta chẳng có gì cả, tôi thì thầm. cha nói gì thế? Farewell hỏi. có gì đâu, tôi trả lời. cha khỏe chứ? Farewell lại hỏi. rất khỏe, tôi nói. Sau đóttôi nói hay tôi nghĩ trong bụng: hai lần nói chuyện. tôi nói ra điều đó hay mới chỉ nghĩ trong bụng
ngay tại nhà Farewell và nó đã chìm đi cùng với Farewell hay chìm nghỉm ở nơi tu nguyện của tôi. Vì rằng tôi chỉ nói chuyện với Maria Canales hai lần thôi. Trong các buổi dạ hội ở nhà bà ta tôi hay ngồi ở góc phòng gần cầu thang, nơi đó có một cửa sổ to và một cái bàn bên trên lúc nào cũng có một lọ hoa bằng đất nung cắm đầy hoa tươi, và tôi chỉ ngồi lì ở góc nhà ấy nói chuyện với anh bạn nhà thơ tuyệt vọng, với nữ văn sĩ theo thuyết nam nữ bình quyền, với anh họa sĩ trường phái cấp tiến, nhưng mắt tôi lúc nào cũng nhìn về phía cầu thang chờ người phụ nữ Mapuche bế cậu bé Sebastian xuống nhà theo thường lệ. và đôi lần Maria Canales chạy đến tham gia vào nhóm của tôi. Bà lúc nào cũng tỏ ra rất dễ thương, và luôn luôn sẵn sàng tán đồng bất kể ý kiến nào màttôi đưa ra dù làcchẳng có chút ý nghĩa gì. Nhưng tôi tin là hầu như bà ta không hiểu nổi lời tôi, không hiểu nổi nội dung tôi thuyết trình. Bà ta làm ra vẻ hiểu được, nhưng bà ta hiểu gi` cơ chứ. Bà cũng không hiểu nổi những lời nhà thơ tuyệt vọng nói ra, mặc dù vậy bà cũng hiểu đôi chút nỗi khắc khoải của nữ văn sĩ theo phái nam nữ bình quyền và tỏ ra hào hứng với những dự kiến của vị họa sĩ cấp tiến. song nói chung, khi bước vào cái góc của tôi, nhóm người mặc giáp sắt chúng tôi thì bà ta chỉ chú ý lắng nghe. Nhưng ở những chỗ khác của gian phòng khách rộng lớn ấy thì bà ta thường là người dẫn dắt câu chuyện. khi có người nói về chính trị thì bà ta coi sự an toàn của mình là trên hết, và với giọng nói phần nào có âm sắc bà sẵn sàng can thiệp để ngăn lại không chút do dự. tuy vậy không phải vì thế mà bà ta để mất đi cái vẻ của bà chủ nhà hoàn hảo, bà biết làm dịu bầu không khí bằng những câu bông đùa rất Chile hay những lời thuyết phục dễ chấp nhận. có một lần, khi ấy tôi đứng một mìhn với ly whisky trên tay đang nghĩ về bé Sebastian và gương mặt thần thờ của nó, bà đến bên tôi và không cần lời dạo đầu nào bà bà tỏ sự thán phục của mình đối với vị nữ văn sĩ theo xu hướng đòi bình quyền nam nữ. chẳng một ai có thể viết được như chị ấy, bà ta nói. tôi đáp lại một cách chân thàhn: rất nhiều trang trong quyển sách của nữ văn sĩ này là bản dịch từ một số tiểu thuyết Pháp thời kỳ thập kỷ năm mươi nhưng lại dịch rất tồi (để khỏi phải nói là ăn cắp vì từ này hơi nặng). tôi nhìn vào khuôn mặt của bà ta. không phải bàn cãi gì cả, đó là một khuôn mặt lai Do Thái. Bà nhìn tôi không có chút biểu cảm và sau đó, dần dần hầu như không thể cảm nhận được, trên khuôn mặt bà ta hình thành một nụccười hay báo hiệu sẽ có nụ cười. không ai nói là bà ta cười, nhưng tôi là linh mục Thiên Chúa giáo tôi nhận ra ngay. Đánh giá được ý nghĩa thực chất của nụccười đó mới là cái khó hơn cả. có lẽ đó là một nụ cười của sự thỏa mãn. Nhưng thỏa mãn cái gì kia chứ? Có lẽ đó là nụ cười xác nhận, tức là qua câu trả lời của tôi bà ta đã thấy bộ mặt của tôi và bây giờ bàt a biết (hoặc là người đàn bà rất Do Thái ấy nghĩ rằng) tôi là ai, mà cũng có thể chỉ là nụ cười hư vô, nó nở ra một cách huyền bí trong hư vô và lặng lẽ biến mất trong hư vô. Hay là cha không thích những điều mà nữ sĩ đó viết, Maria Canales nói với tôi. Nụ cười biến mất và trên gương mặt bà ta lại trở về trạng thái biểu cảm đần độn. tất nhiên là thích, tôi trả lời, nhưng dưới con mắt nhà phê bình tôi thấy tác phẩm có nhiều khiếm khuyết. quả là câu trả lời phi lý. Bây giờ, khi nằm bẹp trên giường và bộ xương tội nghiệp của tôi hoàn toàn phải tựa vào khuỷu tay, tôi mới nghĩ ra điều đó. quả là một câu trả lời vì tình thế, quả là câu trả lời tồi nhất về cấu trúc, quả là câu trả lời ngu ngốc. tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, tôi nói như vậy với Maria Canales. Thật khủng khiếp. chỉ có thần linh mới có thể chưng ra những tác phẩm không có vết bụi. thật kinh hoàng. Khuỷu tay tôi run lên. Cái giường tôi nằm run lên. Cả tấm trải giường và cái chăn tôi đắp cũng run lên. Cái gã già trước tuổi đâu mất rồi? nghe kể về những trò lẩn thẩn của tôi hắn không phì cười ư? hắn không nằm dạng chân mà cười những trò ngu ngốc của tôi, những lỗi nghiêm trọng của tôi ư? Hay là hắn đã chán rồi và không còn đứng bên chiếc giường khung đồng tôi nằm đang bắt chước xoay theo kiểu xoay quanh co của Sordel, hay Sordello, nhưng mà Sordello nào nhỉ? Thôi hãy để hắn làm những gì mà hắn muốn.
tôi đã nói với Maria Canales là tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết nhưng nên nhìn ở đức độ. Tôi còn nói: suy cho cùng thì tất cả chúng ta cũng đều là văn sĩ và con đường chúng ta đi dài lắm, chông gai lắm. và Maria Canales nhìn tôi với cái nhìn bắt nguồn từ nơi tận cùng của khuô nmặt một cô ngốc đang bị quở trách như là để xét đoán tôi theo cân lạng, sau đó bà nói: thưa cha, cha nói quá hay. Tôi kinh ngạc nhìn bà ta, phần vì từ trước cho đến giờ phút đó Maria Canales luôn luôn xưng hô với tôi bằng cách gọi tên, Sebastian, như các bạn văn nhân của tôi, phần vì khi ấy cô giúp việc người dân tộc Mapuche bước xuống cầu thang với hai đứa nhỏ trên tay. Và sự xuất hiện kép đó, cô ggiúp cô người Mapuche với bé Sebastian trên tay, bộ mặt và thái độ của Maria Canales gọittôi bằng cha như thể bà ta đột nhiên từ bỏ vai trò chủ nhà đáng mến không thể thiếu được để đảm nhận vai trò của một kẻ sám hối có phần mạo hiểm hơn, đã làm tôi lơi lỏng cảnh giác mấy giây, giống như trong các trận đấu bốc (tôi cho là như vậy) đã làm tôi mấy giây lâm vào cái gì đóggiống như phép màu vui vẻ mà tất cả chúng ta đều dính đến, tất cả chúng ta đều uống nó nhưng không thể nêu tên, không thể thông tin, không thể cảm nhận, sự xuất hiện kép đó làm tôi chóng mặt, nôn nao khó chịu đến chảy nước mắt khiến người khác có thể nhầm tôi vã mồ hôi hay bị rối loạn nhịp tim, và làm cho tôi sau khi rời ngôi nhà mến khách của bà chủ chúng ta không thể nào quên được ánh mắt của cậu bé, anh bạn nhỏ trùng tên với tôi, trong khi được tha trên cánh tay người bảo mẫu hãi hùng, cậu nhìn nhưng không thấy, hai môi cậu bị niêm phong, hai mắt cậu bị niêm phong, toàn thân hình bé nhỏ của cậu cũng bị niêm phong dường như cậu không muốn xem, không muốn nghe, và cũng không muốn nói gì trước đám văn nhân vui vẻ vô tư giữa buổi tiệc hàng tuần do mẹ cậu triệu tập đến. sau đó tôi không biết việc gì đã xảy ra. tôi không bị ngất xỉu, chắc chắn là như vậy. hình như tôi nảy ra ý định kiên quyết là thôi, không bao giờ tham dự các cuộc họp đêm ở nhà Maria Canales nữa. tôi nói chuyện đó với Farewell, thật tình thì Farewell lúc đó đã tách xa với mọi thứ trên đời. lúc lúc ông lại nói về Pablo Neruda khiến người ta có cảm tưởng là Neruda còn sống. có khi ông lại nói về Augusto, Augusto ơi đến đây đi, Augusto ơi lại đàng kia đi, mãi sau người ta mới hiểu ra đó là Augusto D'Halma. Thú thật là không thể nói chuyện với Farewell được nữa rồi. đôi lúc tôi thần mặt nhìn ông ta và nghĩ trong đầu: lão già này xách mé, này lão già lắm điều, này lão già say rượu, vinh quang của thế giới kết cục như vậy sao? Nhưng sau đó tôi lại đỡ ông ta ngồi dậy và tìm những cái mà ông ta đòi như bình bú sữa, cùi dìa bằng bạc hay bằng sắt, sách cũ của Blest-Gana hay của Luis Orrego Luco mà ông ta thường vuốt ve. Văn học đâu rồi? tôi tự hỏi bản thân mình. Gã thanh niên già trước tuổi oó lý hay không có lý? Cuối cùng hắn là người có lý, đúng không? Tôi viết hay định viết một bài thơ. Một trong những câu thơ của tôi có chú bé mắt xanh đang nhìn qua lần kính cửa sổ. thật khủng khiếp, thật nực cười. sau đó tôi lại đến nhà Maria Canales. Mọi cái vẫn không có gì thay đổi. các nghệ sĩ vẫn vui cười, vẫn uống rượu, vẫn nhảy múa trong khi ở bên ngoài, trên khu vực có những đại lộ vắng vẻ của ngoại vi thành phố Santiago, lệnh thiết quân luật vẫn đang hiện hành. Tôi không uống rượu, tôi không nhảy mà chỉ cười một cách nhũn nhặn. và suy nghĩ. Tôi tò mò không hiểu vì sao tại tòa nhà sáng trưng và ồn ã này không khi nào thấy các đội tuần tra hiến binh hay cảnh sát quân sự xuất hiện. tôi nghĩ đến Maria Canales, vào lúc đó bà ta đã giành được một giải thưởng cho một truyện ngắn khá tầm thường. tôi nghĩ đến Jimmy, đức lang quân nhiều khi vắng nhà vài tuần thậm chí trong vài tháng liên tục. tôi nghĩ đến hai đứa trẻ, nhất là anh bạn nhỏ trùng tên với tôi hầu như phải lớn lên âm thầm khổ hạnh. Một đêm tôi nằm mơ thấy cha Antonio, vị cha xứ giám quản nhà thờ Burgos đã viên tịch từng nguyền rủa kỹ thuật nuôi chim ưng để diệt bồ câu. Tôi đang ở nhà tôi tại Satiago thì cha Antonio xuất hiện, ông vẫn còn sống và mặc một chiếc áo thầy tu lấp lánh những miếng vá chằng chịt và đường khâu vụng về, cha không nói lời nào mà chỉ dùng tay ra hiệu bảo tôi đi theo. Chúng tôi ra
đến một cái sân lát đá có ánh trăng chiếu sáng. Giữa sân có một cái cây trụi lá,không rõ là loại cây gì. Cha Antonio đứng ở mép sân có mái che chỉ cho tôi cái cây. Thật tội nghiệp, cha già quá, tôi nghĩ vậy nhưng vẫn chú ý nhìn vào cái cây như cha bảo, và tôi thấy trên một cành cây có con chim ưng đậu. cơ mà con chim ưng già Rodrigo kìa! Tôi reo lên. Con chim ưng già Rodrigo một mình oai phong bám đậu trên cành cây trong rất lịch lãm dưới chùm tia sáng của vầng trăng. Khi tôi đang thán phục con chim ưng thì cha Antonio rũ tay áo đập vào vai tôi, quay lại nhìn,tôi thấy đôi mắt cha mở tròn xoe, toàn thân mồ hôi như tắm, cả hai hàm và cằm đều rung lên. Và khi cha nhìn tôi, tôi nhận ra từ đôi mắt của cha những giọt nước mắt đang rơi như những viên ngọc đùng đục phản chiếu tia sáng ánh trăng và sau đó ngón tay xương xẩu dài như que củi của cha Antonio chỉ về phía cổng vòm ở đầu kia sân rồi chỉ lên cung trăng hay ánh trăng, rồi sau đó chỉ cái cây vươn cao giữa sân rộng thênh thang và cuối cùng chỉ vào con chim ưng Rodrigo của cha, các động tác được thực hiện theo quy cách nhất định nhưng luôn luôn run rẩy. tôi vuốt lưng cha Antonio, dù đã mọc một khối u nho nhỏ nhưng lưng cha vẫn phẳng đẹp như tấm lưng của một anh tráng nông hay của một vận động viên hạng nhất, và tôi muốn nói vài lời làm cha yên lòng nhưng không một âm nào bật ra khỏi môi tôi và sau đó cha Antonio khóc tức tưởi, tức tưởi đến mức tôi cảm thấy có một luồng hơi lạnh thổi vào cơ thê/ và nỗi sợ hãi khó tả dấy lên trong lòng tôi, cha Antonio lúc ấy chỉ là một mẩu người bé nhỏ và cha khóc, không chỉ khóc bằng mắt mà cả bằng tay, bằng chân, đầu cha gục xuống, thiểu não, tấm áo cũ nát đẫm nước phủ lên làn da chắc là phẳng lì, rồi cha ngẩng đầu quay lại nhìn vào mắt tôi và gắng hết sức hỏi tôi không hiểu gì ư. Hiểu gì cơ? Tôi tự hỏi trong khi thân thể cha Antonio bắt đầu rữa. đó là cây muồng hoa đào mà Judas đã treo cổ, vị cha cố xứ Burgos nói trong tiếng nấc. cha Antonio đã không thì đúng là như vậy. cái cây mà Judas đã treo cổ! lúc đó tôi nghĩ là mình sắp chết. mọi vậy đều đứng im. Con Rodrigo vẫn đậu trên cành. Cái sân hay cái quảng trường lát đá vẫn yên ắgn dưới ánh sáng trăng. Tất cả đều dừng lại. khi ấy tôi đi dần đến bên cái cây trụi lá. Tôi muốn đọc kinh cầu nguyện nhưng tôi không nhớ được câu kinh nào. Tôi bước đi. Bước châ ntôi chỉ vang khẽ trong đêm thanh tĩnh. Khi tới vừa đủ gần cái cây, tôi quay mặt lại định nói gì đó với cha Antonio nhưng cha đã biến đâu mất. cha Antonio chết rồi mà,tôi nói thầm, lúc này nếu không ở trên trời thì cha đang ở địa ngục, nhưng khả dĩ nhất là cha đang nằm tại nghĩa địa Burgos. Tôi bước đi. Con chim ưng lắc đầu, một mắt của nó vẫn theo dõi tôi. tôi bước đi. Tôi nghĩ mình nằm mơ, vì tôi đang ngủ trên giường của tôi, tại nhà tôi ở Santiago, tôi nghĩ cái sân này hay cái quảng trường này giống một cái sân hay quảng trường nào của Italia nhưng tôi đâu có ở Italia, tôi đang ở Chile kia mà. Con chim ưng lắc đầu. nó quan sát tôi bằng con mắt thứ hai. Tôi bước đi. Tôi đã đến sát cái cây. Hình như con Rodrigo nhận ra tôi. Tôi với tay. Những cành trụi lá của cái cây giống như làm bằng đá hay bằng than đá. Tôi với ta và đụng một cành cây. Lúc đó con chim ưng cất cánh bay, chỉ còn lại mình tôi. Ta hết đời rồi, tôi hét lên. Ta chết rồi. sáng hôm đó, sau khi thức giấc chốc chốc tôi lại lẩm bẩm: cây muồng hoa đào, cây Judas, tôi lẩm bẩm ngay cả khi tôi đang đứng trên bục giảng, lúc đi dạo trong trong vườn, và cả khi dừng đọc theo thói quen hàng ngày để pha tách cà phê. Cây muồng hoa đào, cây Judas. Một buổi chiều, trong khi vừa đi vừa lẩm bẩm tôi chợt hiểu ra: toàn cõi Chile đã biến thành cây muồng hoa đào, cây Judas, một cái cây trụi lá, bề ngoài có vẻ như đã chết nhưng vẫn còn bám rễ rất chắc trong nền đất đen, nền đất đen phì nhiêu của chúng ta mà con sâu cũng dài đến bốn mươi centimet. Sau đó, tôi lai đến thăm nhà Maria Canales trong một dịp thích hợp. bà ta đang viết một cuốn tiểu thuyết. tôi nghĩ là giữa hai chúng tôi có sự hiểu lầm, nhưng tôi không chắc lắm. đang nói chuyện, đột nhiên tôi hỏi về con trai bà, về chồng bà, tôi bảo với bà rằng điều quan trọng là cuộc sống chứ không phải văn học và bà ta ngước khuôn mặt dài nhìn vào mắt tôi mà trả lời rằng bà đã biết điều đó, từ lâu
bà đã luôn luôn biết điều đó. lòng tự tin của tôi tan biến như bong bóng xà phòng và lòng tự tin của bà đã lên đến tầm cao không tưởng tượng nổi. bị chóng mặt, tôi ngồi co ro trên chiếc ghế mọi ngày và coi đó là cách tốt nhất để lảng tránh cơn bão. Từ bữa đó tôi không dự cuộc họp đêm nào nữa tại nhà Maria Canales. Mấy tháng sau, một người bạn kể tôi nghe là trong một buổi tiệc đêm tại nhà Maria Canales, có một vị khách bị lạc đường. vị khách ấy không rõ là năm hay nữ đã say mềm vì thế đã ra khỏi phòng tiệc để tìm nhà vệ sinh hay toa lét như một vài đồng bào bất hạnh của tôi vẫn hay gọi, có lẽ là để nôn, cũng có lẽ là để giải quyết nỗi buồn hay xấp tí nước vào mặt, nhưng chất cồn đã dẫn vị khách đi lạc đường. đáng lý đi theo hành lang bên phải thì vị khách nọ lại đi theo hành lang bên trái, và sau đó lại chui vào một hành lang khác, đi xuống cầu thang vào tầng hầm mà vị không biết vì thực tế tòa nhà quá rộng, có nhiều ngóc ngách như một mê cung. Vấn đề là vị khách lần theo nhiều lối rồi mở cửa, thấy nhiều phòng bỏ trống hoặc chất đầy thùng chứa hay đầy mạng nhện mà cô giúp việc người Mapuche không thèm lau dọn. cuối cùng vị khách đến một hành lang hẹp hơn các hành lang khác và mở cánh cửa cuối cùng. Vị khách nhìn thấy một cái giường kiểu như giường sắt. vị khách bật đèn. Trên giường có một người đàn ông trần truồng hai cổ tay và hai đầu gối bị trói chặt. hình như là người đang ngủ nhưng mà nhận xét đó khó xác định vì hai mắt người đó bị dán một miếng băng dính. Vị khách lạc đường lập tức tỉnh rượu, đóng cửa, rồi lặng lẽ chạy ngược lại các lối đã qua. Lúc trở lại phòng tiệc, vị khách nọ gọi ngay một ly whisky, rồi một ly nữa và không nói gì. Sau đó ít lâu, ít lâu là bao nhiêu tôi không rõ, vị khách ấy thuật lại câu chuyện lại cho một người bạn của tôi và mãi lâu sau bạn tôi mới kể lại cho tôi. Bạn tôi thấy lương tâm bị cắn rứt. tôi bảo, cứ yên trí đi. Sau đó, qua một người bạn khác tôi được biết là vị khách bị lạc lối ấy là một nhà viết kịch hay có lẽ là diễn viên kịch đã đi qua những hành lang vô tận trong nhà Maria Canales và Jimmy Thompson đến đứt hơi, đến cánh cửa cuối lối đi chật hẹp được chiếu sáng một cách yếu ớt và đã mở cánh cửa, đã va phải một người bị trói trên giường sắt và bị bỏ mặc dưới tầng hầm nhưng còn sống, nhà viết kịch hay diễn kịch đã lặng lẽ đóng cửa, cố y không đánh thức người đàn ông tội nghiệp để giấc ngủ giúp anh ta quên sự đau đớn, rồi đi theo con đường cũ trở lại phòng tiệc, hay cuộc đàm dạo văn chương của Maria Canales và không nói gì cả. sau đó vài năm tôi được nghe kể, trong khi tôi đang ngắm những đám mây chia tách và nổ ầm ì trên bầu trời Chile không giống như những đám mây ở xứ Baudelaire, rằng một người khác bị lạc trong các hành lang ngoằn ngoèo trong ngôi nhà ở ngoại vi thành phố Santiago đó là một nhà lý luận sân khấu theo trường phái cấp tiến, nhà lý luận rất hóm hỉnh, khi bị lạc anh ta không thấy hoảng, ngược lại sự hóm hỉnh cộng thêm tính tò mò tự nhiên làm anh ta không những không sợ khi bị lạc trong tầng hầm của Maria Canales mà còn muốn xem xét tìm hiểu, anh ta mở cửa, thậm chí còn huýt sáo, và đến gian buồng cuối cùng của lối đi chật hẹp nhất của tầng hầm, gian buồng chỉ có một bóng đèn công suất rất thấp thắp sáng, rồi anh ta mở cửa và thấy người đàn ông bị trói trên giường, mắt bị dán băng dính, anh ta biết chắc là người đàn ông ấy vẫn còn sống vì anh ta nghe người ấy còn thở mặt thể trạng người ấy không được tốt, vì mặc dù ánh sáng rất yếu anh ta vẫn nhìn rõ những vết thương, những chỗ phồng rộp như vết eczema nhưng không phải eczema mà là những vết bầm dập trên cơ thể người ấy, những chỗ sưng tấy, người ấy nằm như khúc xương gãy nhưng còn thở không giống người sắp chết chút nào, và sau đó nhà lý luận sân khấu theo trường phái cấp tiến nhẹ nhàng đóng cửa không gây chút tiếng động rồi tìm đường trở lại phòng khách, anh ta còn tắt tất cả những ngọn đèn mà anh ta đã bật. và mấy tháng sau, có lẽ là mấy năm sau một người thường xuyên đến dự các buổi dạ hội đã kể lại với tôi câu chuyện đúng như vậy. rồi sau đó người khác, rồi người khác, rồi người khác kể. và sau đó, đến thời dân chủ, cái thời mà tất cả mọi người Chile chúng ta phải hòa hợp với nhau, và khi đó người ta được
biết là Jimmy Thompson là một trong những điệp viên chủ yếu của DINA, tình báo Lục quân Mỹ, và Jimmy dùng nhà riêng của mình để làm trung tâm thẩm vấn. những kẻ chống đối đều phải qua tầng hầm của Jimmy, sau khi bị hỏi cung và lấy tất cả những thông tin cần thiết họ được chuyển sang các trạm giam giữ. Theo nguyên tắc chung sẽ không ai bị giết chết trong nhà của Jimmy. Họ chỉ bị hỏi cung, nhưng cũng có mấy người đã chết. người ta cũng biết là Jimmy đã đi Washington để sát hại một cựu Bộ trưởng của Allende và cả một phụ nữ Mỹ, đã chuẩn bị các cuộc ám sát những người Chile lưu vong ở Argentina kể cả một vụ ám sát ở châu Âu, mảnh đất văn minh mà Jimmy đã nhiều lần bay qua với sự rụt rè của bản thân những người sinh ra ở châu Mỹ. người ta đã biết điều đó. tất cả nhiên Maria Canales đã biết điều đó từ lâu.
Nhưng bà ta muốn trở thành văn nhân và các văn nhân cần sự gặp mặt với các văn nhân khác. Jimmy yêu vợ. Maria Canales yêu anh chồng Mỹ của mình. Họ có hai đứa con quý giá. Cậu bé Sebastian không yêu cha mẹ mình. Nhưng mà là cha mẹ của bé kia mà! Người đàn bà Maphuche yêu quý Maria Canales theo cách riêng của mình, và có thể cũng yêu cả ông chủ. Những người làm công của Jimmy không yêu quý Jimmy nhưng có thể họ cũng có gia đình và họ yêu gia đình theo cách riêng của họ. tôi tự hỏi: tại sao đã biết việc chồng mình làm dưới tầng hầm mà Maria Canales vẫn đưa khách đến nhà? Câu trả lời thật đơn giản, bởi vì trong các cuộc dạ hội, theo lệ thông thường khách không xuống tầng hầm. tôi lại tự đặt ra câu hỏi sau đây, vì sao tối hôm đó lại có một vị khách mời bị lạc lối và nhìn thấy người đàn ông tội nghiệp ấy? câu trả lời thật đơn giản, làm theo tập quán người ta ít đề phòng,làm theo thói quen thường ngày người ta ít thấy sợ. tôi lại tự đặt câu hỏi, vì sao khi đó chẳng ai nói gì? Câu trả lời thật đơn giản, bv người ấy sợ, bv họi sợ. tôi không sợ. đáng lý ra tôi có thể nói gì đó, nhưng tôi đã không thấy gì cả, vì tôi chẳng biết gì cả cho đến khi đã quá muộn. sao lại khuấy lên những cái mà thời gian đã rộng lòng che giấu? Sau đó Jimmy ngồi tù ở Mỹ. Jimmy đã khai. Trong lời khai, Jimmy đã gán tội cho một số tướng lĩnh Chile. Jimmy được ra tù và được đưa vào chương trình bảo vệ nhân chứng đặc biệt. họ làm như thể các tướng lĩnh Chile là những ông trùm mafia vậy! họ làm như thể các tướng lĩnh Chile có thể thò cái vòi bạch tuộc của mình đến các bản làng tận nội địa miền Tây nước Mỹ để diệt khẩu những nhân chứng bướng bỉnh vậy! maria Canales ở lại một mình. Tất cả bạn bè của bà, tất cả những người thường xuyên đến dự các cuộc dạ hội văn chương của bà đều ngoảnh mặt đi nơi khác. một chiều tôi đến thăm Maria Canales. Thời kỳ thiết quân luật đã qua. Lái xe chạy trên các đại lộ ngoại vi thành phố đang dần dần đổi thay tôi có cảm giác là lạ. tòa nhà không còn như xưa: tất cả sự lộng lẫy của nó, một sự lộng lẫy về đêm không ai dám đụng tới, đã biến mất. bây giờ chỉ còn là một ngôi nhà quá lớn với khu vườn không bàn tay chăm sóc, cỏ dại mọc thỏa sức leo trùm hết các chấn song hàng rào như để che không cho người qua đường vô tình nhìn vào bên trong. Tôi đỗ xe sát cổng và đứng ở con đường nhỏ nhìn một lúc lâu vào bên trong. Rèm các cửa sổ đều đóng, kính đầy bụi. một chiếc xe đạp trẻ con màu đỏ nằm vất vưởng ở bệ tam cấp lên tiền sảnh. Tôi bấm chuông, một lúc sau cửa mở. Maria Canales ló nửa người ra ngoài và hỏi tôi cần gì. Tôi trả lời là muốn gặp bà ta. bà không nhận ra tôi. Ông là nhà báo à? Bà ta hỏi. tôi nói tôi là cha Ibacache. Sebastian Urrutia Lacroix đây. Hình như bà ta lùi lại trong vài giây sau đó mỉm cười rồi ra khỏi nhà, đi qua khoảng vườn nằm giữa bà và tôi để mở cổng. cha là người cuối cùng mà con trông chờ, bà nói. Nụ cười của bà ta không khác mấy so với nụ cười mà tôi vẫn nhớ. Đã nhiều năm trôi qua, bà ta nói như đọc được suy nghĩ của tôi, nhưng hình như mới hôm qua đây thôi. Chúng tôi vào nhà. Không còn nhiều bàn ghế như ngày xưa và sự xuống cấp của khu vườn đã hệ lụy đến các căn phòng trước đây thì sạch sẽ sáng sủa giờ đây hình như được mạ một lớp bụi hồng hồng để chôn vùi trong dĩ vãng cái nơi đã diễn ra những cảnh tượng
khó hiểu, buồn bã và xa lạ. chiếc ghế của tôi, chiếc ghế mà tôi thường ngồi vẫn còn đó. theo hướng mắt tôi nhìn Maria Canales đã nhận ra điều đó. mời cha ngồi đi, bà nói với tôi, xin cha cứ tự nhiên như ở nhà vậy. không đáp lời chủ nhà, tôi lặng lẽ ngồi xuống ghế. Tôi hỏi bà về hai đứa con. Bà bảo là chúng đi thăm người nhà mấy hôm. Chúng đều khỏe cả chứ, tôi hỏi. rất khỏe, Sebastian lớn rất nhanh, nếu gặp nó chắc cha không nhận ra đâu. Tôi hỏi về chồng bà. Ở Mỹ, bà nói, hiện giờ anh ta sống ở Mỹ. sống có tốt không? Tôi hỏi. con nghĩ là tốt. với cử chỉ vừa mệt mỏi vừa ngán ngẩm bà kéo chiếc ghế dựa đến bên ghế của tôi rồi ngồi xuống nhìn ra khu vườn qua những tấm kính bẩn thỉu. bà ta mập hơn trước. nhưng ăn vận tệ hơn trước. tôi hỏi cuộc sống hiện giờ của bà thế nào. Bà trả lời là mọi người đều biết bà sống như thế nào và sau đó bà cười với đôi chút dung tục mà tôi nghĩ trong đó có đôi phần thách thức khiến tôi râng râng. Bà không còn bạn bè, không có tiền, chồng bà đã quên vợ quên con, thiên hạ đều quay lưng về phía bà nhưng bà vẫn sống và vẫn cất cao tiếng cười. tôi hỏi thăm bà về cô giúp việc người dân tộc Mapuche. Về Nam rồi, bà nói giọng lạc đi. Thế còn quyển tiểu thuyết của chị, đã xong chưa? Tôi hỏi khẽ. Vẫn chưa xong, thưa cha, bà hạ giọng giống tôi. Một tay chống cằm, tôi ngồi đăm chiêu một lúc lâu. Tôi cố suy tưởng một cách rành mạch, nhưng tôi không thể. Trong khi đó tôi nghe bà ta kể là thỉnh thoảng có nhiều nhà báo, đa phần báo ngoại quốc, đến thăm bà. bà nói, con thích nói chuyện văn chương nhưng lúc nào họ cũng moi móc đề tại chính trị, họ hỏi về công việc Jimmy, họ hỏi con cảm thấy thế nào, hỏi về tầng hầm nhà chúng con. Tôi nhắm mắt. hãy tha cho bà ta, tôi nhủ trong đầu, hãy tha cho bà ta. cũng có khi, nhưng ít thôi, vài người Chile và vài người Argentina đến đây. Bây giờ thì con lấy tiền phỏng vấn, hoặc là họ trả tiền cho con hoặc là con không nói gì. Nhưng con không nói với ai, kể cả với những người thường đến đây tham dự các buổi dạ hội nghệ thuật. con hứa với cha đấy. nhưng chị biết tất cả những việc mà Jimmy đã làm chứ? Thưa cha, có. Chị có hối hận không? Cũng như mọi người thôi, thưa cha. Cảm thấy thiếu không khí, tôi đứng dậy mở một cánh cửa sổ. hai cổ tay áo tôi quết đầy bụi. sau đó bà ta kể tôi nghe câu chuyện về ngôi nhà. Mảnh đất thực ra không phải là của bà, chính chủ của nó là mấy người Do Thái đã lưu vong bên ngoài hơn hai chục năm nay, họ đã phát đơn kiện đòi lại. bà tin chắc sẽ thua kiện vì không có tiền để thuê luật sư giỏi. những người Do Thái dự định phá tất cả để xây mới cái gì đó. sẽ không còn gì để lưu niệm về ngôi nhà của con, Maria Canales nói. Tôi buồn bã nhìn bà và bảo có lẽ như thế lại hay hơn, bà còn trẻ và không liên quan pháp lý đến vụ án nào do đó bà với các cháu có thể làm lại từ đầu ở một nơi nào khác. thế còn sự nghiệp văn chương của con? Bà hỏi với giọng thách đố. Vì tình yêu của đấng Kito, chị hãy dùng một bút danh, một cái tên giả hay biệt danh nào đó. bà ta nhìn tôi như thể đã bị xúc phạm. sau đó, bà mỉm cười và hỏi tôi, cha muốn xem tầng hầm không? Thay vì tát cho bà ta một cái ngay tại chỗ, tôi ngồi xuống ghế và lắc đầu lia lịa từ chối. tôi nhắm mắt. trong vài tháng nữa có muốn cũng không được, bà ta nói. Qua tiếng nói và hơi thở hầm hập của bà ta, tôi biết là bà ta đã ghé mặt quá sát vào mặt tôi. Tôi lại lắc đầu từ chối. người ta sẽ đánh sập tòa nhà. Người ta sẽ nghiền nát tầng hầm. tại đây, một nhân viên của Jimmy đã giết chết một quan chức người Tây Ban Nha của UNESCO. Ở đây Jimmy đã sát hại Cecilia Sanchez Poblete, một lãnh tụ đảng Cộng sản. có mấy lần con đang xem tivi với bọn trẻ thì điện bị cắt một lúc lâu. Không nghe thấy tiếng kêu gào, chỉ có điện đột nhiên bị mất nhưng sau đó lại có. Cha muốn đi xem tầng hầm không? tôi lắc đầu bảo không và đứng dậy đảo mấy bước quanh gian phòng từng là nơi gặp mặt của các văn nhân Chilie, của các nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa. Ta về đây, Maria, ta phải về đây, tôi nói. Bà ta phá lên cười không sức nào cưỡng lại được. nhưng có lẽ đó chỉ là sự tưởng tượng của tôi. Lúc chúng tôi ra đến tiền sảnh (cũng là lúc màn đêm bắt đầu dần dần buông) Maria Canales cầm tay tôi hình như là bỗng nhiên bà ta thấy sợ khi phải ở lại một mình trong ngôi nhà đáng
nguyền rủa này. Tôi siết chặt tay bà và khuyên bà hãy cầu nguyện. tôi quá mệt mỏi và lời nói của tôi phát ra không có sức thuyết phục. con không thể cầu nguyện thêm ngoài điều gì con đã cầu nguyện, bà trả lời. chị hãy gắng lên, chị Maria, chị hãy gắng lên vì các con của chị. Bà ta hít một hơi dài làn khí ngoại ô Santiago, làn khí tinh hoa của hoàng hôn, rồi nhìn ra xung quanh với vẻ bình tĩnh, nghiêm trang, quả cảm vốn có, nhìn ngôi nhà, vòm tiền sảnh, bãi đỗ trước đây thường có nhiều xe hơi, chiếc xe đạp màu đỏ, những cây cao, con đường đất, hàng rào chấn song, những cửa sổ đóng kín ngoại trừ một cánh mà tôi đã mở, những ngôi sao nhấp nháy nơi xa, và nói, ở Chilie nền văn học đã được tạo ra như thế đó. tôi gật đầu từ giã. Trên đường trở về Santiago tôi cứ suy nghĩ mãi về lời của Maria Canales. Nền văn học đã được tạo ra như thế dó ở Chile, nhưng không chỉ ở Chile mà cả ở Argentina, ở Mexico, ở Guatemala và Uruguay, cả ở Tây Ban Nha, ở Pháp, ở Đức, và cả ở nước Anh xanh tươi và nước Italia vui vẻ. nền văn học đã được tạo ra như thế đó, hay cái gì đó mà để tránh cái tên đúng của nó chúng ta gọi là văn học. sau đó tôi lại lẩm nhẩm: cây muồng hoa đào, cây Judas, và xe tôi lại vào đường hầm của thời gian, lại rơi vào cỗ máy nghiền thịt khổng lồ của thời gian. Và tôi nhớ cái ngày mà Farewell qua đời. tang lễ được tổ chức gọn nhẹ, không rùm beng theo di huấn của ông. Khi còn lại một mình trong nhà Farewell, một mình đứng trước thư viện có thể là nơi mà vong hồn Farewell lẩn quất, tôi hỏi linh hồn Farewell (tất nhiên đó là một câu hỏi cường điệu) vì sao cái điều đã xảy ra với chúng ta cuối cùng lại xảy ra với chúng ta. tôi không nhận được câu trả lời. tôi tiến đến gần một trong những giá sách đồ sộ của thư viện và sờ vào gáy những quyển sách. Có ai đó cựa quậy ở một góc phòng. Tôi giật thót người. khi đến gần tôi nhận ra một trong những bà bạn già của Farewell đã ngủ quên. Chúng tôi dắt tay nhau ra ngoài. Trong đám tang, khi đi qua những con đường lạnh giá tôi hỏi Farewell ở đâu. Trong quan tài, mấy chú nhóc đi phía trước trả lời tôi. Đồ ngu, tôi nói. Nhưng bọn trẻ không còn đó, chúng đã biến mất. giờ đây kể đổ bệnh là tôi. Chiếc giường tôi nằm quay như dòng sông chảy xiết. nếu nước đục thì tôi cái chết đã gần rồi. nhưng nước chỉ chảy xiết, điều đó có nghĩa là vẫn còn chút hy vọng. đã lâu gã già trước tuổi vẫn ngôì im. Hắn thôi không chửi rủa tôi cũng như các văn sĩ nữa. có giải pháp nào cho điều này chăng? Văn học được tạo ra ở Chile như thế đó, nền văn học vĩ đại của phương Tây cũng được tạo ra như thế đó. hãy nhét điều đó trong đầu mi đi, tôi bảo hắn. gã già trước tuổi chỉ còn đủ sức cử động đôi môi để thều thào một tiếng không hầu như không ai nghe thấy. hay có lẽ đó là lịch sử. một người đơn độc có thể làm được bao nhiêu để cản lại lịch sử. gã già trước tuổi lúc nào cũng đơn dộc còn tôi thì lúc nào cũng hòa mình vào lịch sử. tôi chống cùi chỏ gượng dậy đảo mắt tìm hắn ta. tôi chỉ thấy độc sách là sách, thấy bốn bức tường phòng ngủ và cái cửa sổ nửa tối nửa sáng. Giờ đây, sẽ có thể tôi lại ngồi dậy được, lại bắt đầu cuộc sống mới, lại đứng trên bục giảng, lại viết các bài bình luận văn học. tôi sẽ rất thích thú nếu viết được lời bình cho một quyển sách của nền văn học hiện đại Pháp. Nhưng tôi đã kiệt sức. có giải pháp nào cho điều này chăng? Một hôm sau khi Farewell mất, tôi và mấy người bạn đến điền trang của ông trong một chuyến viếng thăm tình nghĩa, đến nơi rồi mà tôi cứ ngỡ là chưa đến, vẫn là điền trang Là-bas cũ. Tôi đi quanh cánh đồng mà thời trai trẻ tôi đã từng dạo qua. Tôi tìm những dân quê đã gặp nhưng những gian trại mà họ sống đều vắng tanh. Một bà già đón tiếp các bạn đi cùng với tôi. Tôi đứng từ xa quan sát bà ta, rồi theo sau bà khi bà đi vào bếp và lên tiếng chào bà từ bên ngoài cửa sổ. bà không thèm quay mặt nhìn tôi. Sau đó, tôi mới biết là bà nặng tai nhưng đúng là bà ta không thèm nhìn mặt tôi. Có giải pháp nào cho điều này chăng? Một hôm, để vơi đi nỗi buồn chán tôi hỏi nhà viết tiểu thuyết trẻ thuộc cánh tả là anh ta có biết gì về Maria Canales không. Nhà văn trẻ nọ trả lời rằng anh ta chưa quen biết bà ta. nhưng mà cậu đã đến nhà bà ta lần nào chưa? Tôi hỏi. anh ta lắc đầu nguây nguẩy từ chối. có giải pháp nào cho điều này chăng? Đôi lúc tôi gặp mấy người nông dân nói chuyện với nhau bằng một thứ tiếng khác. tôi chặn họ lại và hỏi họ về chuyện ruộng đồng. họ trả lời là không làm việc ở thôn quê. Họ bảo rằng họ làm thợ ở Santiago hay ở ngoai vi thành Santiago và họ chưa bao giờ làm ruộng. có giải pháp nào cho điều này chăng? Đôi khi Trái đất run rẩy. tâm địa chấn có thể ở phía Nam hay có thể ở phía Bắc nhưng tôi thì tôi nghe rõ Trái đất run rẩy như thế nào. Đôi khi tôi bị chóng mặt. có khi trận động đất kéo dài hơn thường lệ, người ta chui dưới ngạch cửa hay dưới chân cầu thang hay chạy ra đường. có giải pháp nào cho điều này chăng? Tôi thấy mọi người chạy ngoài đường, mọi người chui xuống đường tàu điện ngầm và chui vào rạp chiếu bóng. Tôi thấy mọi người mua báo. Đôi khi mọi thứ đều rung lên rồi đứng im trong chốc lát. Khi ấy tôi tự hỏi, thằng cha già trước tuổi đâu rồi? tại sao hắn lại bỏ đi? Và sự thật bắt đầu tăng lên, to dần lên như một cái xác. Một thi thể từ đáy biển ngoi lên hay từ đáy vực bò lên. Tôi thấy bóng của nó đang nhô lên. Cái bóng ấy chần chừ rồi nhô cao như đang trèo lên một quả đồi của hành tinh hóa thách. Và lúc ấy, giữa tranh tối tranh sáng của bệnh tật tôi nhìn thấy gương mặt của hắn, gương mặt hiền dịu của hắn, tôi tự hỏi, thằng cha già trước tuổi lại là chính mình sao? Đúng thế a, thật kinh hãi, ta là gã già trước tuổi đang kêu gào nhưng chẳng ai thèm nghe đó a? đúng ta là thằng cha già trước tuổi tội nghiệp đó a? và khi ấy những gương mặt mà tôi từng thán phục, những gương mặt mà tôi từng yêu, từng ghét, từng ganh tị, từng khinh bỉ, những gương mặt mà tôi từng che chở, những gương mặt mà tôi từng công kích, những gương mặt mà tôi từng bảo vệ và những gương mặt mà tôi từng tìm kiếm vô vọng đều lướt qua với tốc độ chóng mặt.
Rồi sau đó, bao nhiêu thứ dơ bẩn tuôn xối xả như cơn giông. Hết