Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4512 / 69
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hàn Việt Tử - Dịch Giả: Phạm Xuân Hy
àn Việt Tử họ Lệnh Hồ, tuy gia thế đã mấy đời hành nghề thương mại, nhưng phong tư tươi đẹp mặt mũi bảnh bao, lại thêm cái tài đàn ngọt hát hay, thơ văn thi phú hơn đời. Thật là thích hợp đối với các cô gái kén chồng.
Năm ấy, Hàn vừa hai mươi tuổi. Cái tuổi gọi là nhược quận, phải búi tóc, đội khăn để tõ rằng là đã trưởng thành.
Chàng bèn sắm sửa hành trang, dẫn một con lừa, đi theo đường núi lên Kinh đô làm một chuyến du ngoạn.
Hàn mới đi được một lúc thì trời bỗng lất phất mưa bụi. Chợt, chàng thấy có một thiếu phụ còn trẻ, dung nhan tuyệt diễm, cưỡi một con lừa đi cùng đường với chàng. Có lúc nàng đi vượt trước Hàn. Có lúc đi song song. Lại có lúc tụt mãi tận phía sau. Cứ thế, hai người đồng hành, nhưng chẳng ai hỏi ai cả.
Chừng qua giờ ngọ, thì trời đổ mưa lũ lượt. Cũng may, bên lề đường gần đấy có mấy căn nhà đổ nát, bỏ hoang, không có người ở. Hàn bèn buộc lừa để vào đó tạm trú.
Một lát sau, người thiếu phụ đến nơi, cũng bước vào theo, khiến cho Hàn ngượng ngùng, lúng túng, mất hẳn tự nhiên. Sự thực, thì dù đã gần hai mươi tuổi. Hàn chưa có dịp đối diện với người khác phái một lần, nhất là ở vào hoàn cảnh vắng vẻ hoang liêu và với một thiếu phụ trẻ đẹp kiều diễm như thế này.
Chính lúc ấy, Hàn thấy con lừa đực của chàng đạp hai chân sau xuống đất như để lấy thế, hút vào đuôi con lừa cái của thiếu phụ, rồi nghển cổ, hí rộn lên.
Người thiếu phụ thấy thế thì liếc mắt nhìn Hàn, đưa tay áo lên che miệng, tủm tỉm cười. Cái cười của thiếu phụ làm cho Hàn xao xuyến, tà niệm sôi động, không sao kiềm chế được.
Chàng nhủ thầm, sao chẳng nhân lúc mặt trời gác núi, quãng vắng không người này mà chọc ghẹo nàng một chút cho vui. Nghĩ vậy, bèn buông lời ong bướm:
- Vật còn như vậy, huống nữa là người ta thì kham sao cho nổi? Nàng cười vật bất nhã, lẽ nào lại không biết còn có việc khó coi hơn thế này sao?
Thiếu phụ nghe Hàn nói vậy, thì trừng mắt giận dữ, mắng:
- Tôi cười gì thì cười, đâu có phải muốn bắt chuyện với ai!
Hàn bèn quì xuống đất. hai tay ôm lấy nàng, tỏ tình:
- Nương tử ơi! Việc chẳng hẹn hò, bỗng dưng gặp gỡ, đây thực duyên trời đưa đẩy. Từ lúc được thấy bóng giai nhân, bụng riêng đã muôn nghìn khuynh mộ. Lẽ nào nàng không hay?
Lần này, thiếu phụ chàng những đã không giận, mà phì cười, tay nâng Hàn đứng dậy, trả lời:
- Nếu không có ý nọ kia với chàng, thì thiếp theo chàng đến chổ nhà hoang người vắng này làm gì? Nhà thiếp ở hướng Bắc, chổ có rừng cây cao lớn kia, cách đây mười dặm. Tuy nhiên, thiếp chẳng dám đi chung với chàng vì cha mẹ chồng thiếp rất nghiêm ngặt. Các em chồng, người nào cũng hung hăng nóng nẩy, sơ họ bắt gặp.
Nhưng nhà mẹ thiếp thì ở gần đây thôi, mời chàng quá bộ ghé chơi, đừng ngại ngùng chi cả.
Lòng Hàn vốn đã dao động và bị mê cảm từ lâu, nên chẳng còn suy ba nghĩ bẩy gì nửa, bèn cưỡi lừa đi theo thiếu phụ.
Sau một hồi bạt thiệp truân chuyên, qua mấy nhịp cầu và mấy ngọn đồi, khoảng chừng mười dặm, thì hai người đến nơi.
Chỉ thấy núi xanh mấy lớp, rừng già thâm u. Ngôi nhà của mẹ người thiếu phụ là một dinh cơ rộng lớn, dựa lưng vào núi. Ðằng trước có một con suối nhỏ, nước chảy trong xanh mặt nước phẳng lặn. Tứ bề không có thôn ấp, dân cư nhà cửa chi cả.
Hàn còn đang nghi hoặc, e ngại, chưa tiện nói ra, thì thiếu phụ đã như biết, cười bảo với chàng:
- Chàng sợ nhà thiếp không có xóm giềng làng mạc chi cả phải không? Ðây vốn là cơ nghiệp do tổ phụ thiếp xây cất để làm chổ lánh đời viển thế. Ðến nay gần trăm năm rồi. Người phàm tục, kẽ tầm thường, rất ít khi được đặt chân đến đây, thật là thuận tiện cho chàng nghỉ ngơi. Ðừng nghĩ ngợi thầm làm gì?
Rồi xuống yên. cầm roi ngựa gõ vào cánh cỗng. Khoảnh khắc, có hai con tì nữ chạy ra đón vào. Cả hai đều vấn tóc cao, đen nhánh. Răng trắng, má hồng, dung mạo rất là tú lệ, trẽ trung.
Hàn thấy thiếu phụ gọi chúng là Tiểu Lục, Tiểu Hồng.
Lên đến đại đường, thì nhà cao cửa rộng. sang trọng và đẹp đẽ không thua gì bậc vương giả.
Thiếu phụ vào nhà trong thay đổi y phục. Lát sau đi ra, nào là quần gấm, áo thêu, lượt là rạng rỡ như tiên nữ. So với lúc cùng chàng cưỡi lừa, đạp gió đội mưa, có phần lộng lẫy gấp trăm lần.
Nàng cũng sai người đem quần áo, hài vớ cho Hàn thay đổi, cái nào cũng mới toanh và hoa mỹ cả. Thấy Hàn đứng khoanh tay, nhìn sang hướng Tây như tỏ ý chờ đợi được bái kiến mẹ nàng, thì thiếu phụ nói:
- Thiếp mồ coi cha mẹ, mất chỗ nương cậy từ thuở lên mười. Lại không có anh em trai, chỉ có một người em gái và một người chị, đều đã lấy chồng nơi khác. Nhà nay chỉ còn có mình thiếp độc cư. Khách khứa chẳng có ai. Chàng đừng lễ nghĩa làm gì cho thêm phiền toái.
Rồi giắt tay Hàn, dẫn vào buồng riêng.
Trong phòng bầy biện rất là tinh nhã, khác lạ, trông thật đẹp mắt. Bàn ghế, trường kỷ thì toàn một thứ gỗ đành gỗ nam thơm tho, chắc chắn. Lư đồng, bình ngọc chóa lòa. Mé tường phía Bắc, kê một chiếc giường nhỏ khảm sa cừ. Cửa sổ phía Nam thì dát ngọc trai lộng lẫy. Tên góc tường hướng Ðông, treo một bức cổ họa: " Từ Hi Hợp Hoan Ðồ ", mỗi bên lại có thêm một câu đối của Ðổng Tư Bạch. Từ miệng con kim nghê, kê trên một chiếc đôn ở giữa nhà, nhả ra những làn hương thơm kỳ lạ, bay tản một khắp phòng. Mặt đất phẳng bóng như gương Tàu, không nhuộm một hạt bụi, hay một vết nhơ.
Thiếu phụ cố ép Hàn ngồi xuống ghế rồi sai tỳ nữ nấu nước pha trà, mời mọc ân cần. Vị trà đậm đà, ngào ngạt nức mũi. Trà cụ.
Hàn không rõ tên gọi là gì mà hình thù cổ quái dị thường, chàng chưa từng thấy.
Hàn hỏi thiếu phụ:
- Chẳng hay khanh năm nay xuân xanh được bao nhiêu tuổi? Tên họ là gì? Vừa rồi tính đi đâu đấy?
Thiếu phụ nghe Hàn hỏi thế, bật cười như nắc nẻ, đáp:
- Làm chi mà căn vặn, tra hỏi kỹ càng quá vậy. Có phải để về trình lại với ý trung nhân ở nhà đấy không?
Hàn cũng cười theo, rồi bầy tỏ:
- Ta là khách tha hương phiêu bạt, tuổi vừa hai mươi. Việc hoa liễu chưa từng quen thuộc. Về phú tính cô tịch, ưa điều thanh tình, giữ gìn thịt da như xử nữ. Nay cùng khanh quyến luyến, cũng là lần đầu trai tơ phá giới, mở chốt thử xe. Sở dĩ mới phải hỏi kỹ càng như vậy là để ghi lòng tạc dạ, nhớ tên khanh cho khỏi quên. Có chi mà khanh phải nghi ngại.
Nàng an ủi:
- Chàng nóng gấp quá vậy, chẳng qua là thiếp nói đùa đấy thôi!
Rồi nói tiếp:
- Thiếp họ Vi, tên A Quyên, con thứ ba trong gia đình. Năm nay được hai mươi tuổi. Trước đã lấy chồng người họ Nguyên. Cách đây ba năm, chồng thiếp vì có điều sơ xuất, nên cả nhà bị kẻ thù sát hại. Riêng thiếp, may nhờ chui qua khe cửa nhỏ, đào thoát chạy về nhà mẹ.
Người chị thiếp, tên là A Nghiên, lấy chồng người Thượng Ðảng. Còn em gái tên là A Tú, lấy chồng người Linh Khâu, cũng đồng canh với chàng, hôm nay thiếp đến thăm nó, chẳng ngờ, giải cấu tương phùng, giữa đường gặp nhau, ắt là túc duyên tiền kiếp chi đây. Nếu không sao lại như thế?
Hàn nói:
- Vậy chứ, cái điều khanh bào là "cha mẹ chồng nghiêm ngặt, anh em hung hãn", chỉ là lời nói tầm phào, bát nháo chi thiên, hay sao?
Quyên cười:
- Nếu không bịa chuyện ra như vậy, thì đâu có thể rủ chàng về đây được!
Hàn cũng cười phụ họa:
- Không biết Khanh còn được một chút thành thực nào không? Chỉ mới gặp nhau có nữa buổi mà những điều hoan điên cuồng ngữ đã chứa đầy một xe rồi!
Hai con tỳ nữ Tiểu Lục, Tiểu Hồng đứng phục dịch ở bên cạnh, nghe hai người đối đáp cũng phải bật cười.
Một lát sau, sơn trân hải vị, thức ngon vật lạ bầy ra kín cả bàn. Rồi thì đũa ngà, chén ngọc, hết sức thiết tha mời mọc. Thỉnh thoảng, nàng lại ngồi sát bên Hàn cùng chàng áp má kề vai, lả lơi nũng nịu. Hàn cũng ân cần ve vuốt, ngã nghiêng chiều chuộng. Chẳng mấy chốc canh đã về khuya, ba sao trước ngỏ. Quyên bèn dời bàn tiệc, giắt Hàn lên giường cùng chung chăn gối.
Quyên được Hàn như được mưa cửu hạn. Hàn được Quyên. như bướm lạc vườn xuân. Thôi thì trăm chiều ân ái. mây mưa điên đảo không sao kể hết được.
Quyên vốn giỏi nhạc nước Ngô. Mỗi khi cất tiếng ca, thì thanh âm trẫm bỗng líu lo. Hàn thường ngồi bên phụ họa, đôi lòng như túy như si.
Thời gian thấm thoát, Hàn cùng với Quyên phút chốc đã tròn một tháng, tình như cá nước, nghĩa tựa keo sơn, nửa bước chẳng xa nhau. Ngày ngày làm thơ tác phú, hoặc chén rượu cuộc cờ, hoặc ngâm hoa vịnh nguyệt mà chuyện phòng the cũng chẳng hề sao nhãng.
Một hôm Quyên có việc phải đi thăm người chị, để Hàn ở lại nhà một mình. Giữa lúc chàng đang cô đơn tịch mịch, đứng xem cá bơi lội trong hồ, thì con hầu Tiểu Hồng mang nước trà đến cho chàng, ả tuy không được đẹp như Quyên, nhưng đang ở tuổi hoa xuân phong nhụy, bội lôi hàm bao, coi cũng khả ái.
Hàn bèn nắm chút lấy tay ả, sờ nắn.
Ả chẳng những không kháng cự, mà còn tủm tỉm cười đưa mắt tống tình, bảo Hàn:
- Tiểu nương mời vừa ra khỏi cửa, mà công tử đã dở trò sàm sỡ sớm thế?
Hàn kéo ả ôm vào lòng, tán tỉnh:
- Cổ nhân có nói rằng: "Mỹ sắc có thể ăn được" Vậy đẹp như em thế này, chắc có thể chữa được bệnh đói đấy? Nhân dịp thò tay vô bụng ả rờ rẩm. Chỉ thấy thịt da nhẵn nhụi trơn tru, trung nhũ nhô lên. Hàn không sao cầm lòng nổi, bèn cùng ả xoắn xuýt.
Giữa lúc hai người đang mưa gió mặn nồng tênh chưa cạn hết, thì con hầu Tiểu Lục xuất hiện bắt gặp. Hàn thấy nó lùi lại, mặt đỏ hồng, tủm tỉm cười giả bộ hái hoa, chàng biết việc có thể được liền vẫy tay gọi lại.
Tiểu Lục hãy còn trẻ, nên thấy Hàn vẫy gọi, thì có ý e thẹn quay gót chạy trốn, Hàn bõ Hồng lại đó, đuổi theo lục, lúc gần bắt kịp, chừng nghe ngoài cổng có tiếng người cười nói líu lo như chim hót.
Tiểu Lục vừa chạy vừa ngoái đầu lại cười trêu Hàn:
- Công tử chớ có hòng mà bức hiếp thiếp nữa nhá. Cô nương về đến nơi rồi!
Hàn đành phải dừng lại, không đuổi theo Lục nữa.
Chợt có tiếng gõ cổng, Tiểu Lục từ từ vấn lại tóc, đi hài vào chân, rồi ra mở cổng, miệng nói lớn:
- A! dì Tú, lâu quá không thấy dì lại chơi. Lúc này ngọc thể có được khang an không?
Lát sau, Tiểu Hồng cũng chạy đến nơi. Tiểu Lục giọng trào phúng, đùa trêu Hồng:.
- Chị Hồng, sao chẳng dậy sớm một chút có dì Tú ở Linh Khâu đến thăm kìa!
Nghe Lục nói vậy, Hồng đỏ ửng mặt, hướng A Tú vái chào rồi nói:
- Tiểu nương lên Thượng Ðảng để thăm dì Hai, không nói là trở về ngay. Xin mời dì Tú ở lại chơi mấy hôm, đợi tiểu nương về. Hàn thấy có người lạ, lấy làm lo ngại, vội vã nấp sau gốc hoa lan để rình, nghe ngóng. Chỉ thấy một nữ lang còn rất trẻ, phấn son mỹ lệ, giắt theo một.con hầu, thong thả bước vào cổng. Lập tức, chàng ngửi thấy mùi sạ hướng ngào nhạt thoảng theo hơi gió. Nhịp cùng với bước chân của nữ lang, là tiếng bội ngọc leng keng, thánh thót, tà áo nhẹ bay tha thướt.
Nữ lang quả là một tuyệt thế giai nhân, dung nhan lộng lẫy. Môi đỏ, tóc đen, eo thon như gái nước Sở. Dáng đi uyển chuyển như tiên nữ.
Hàn không khỏi xao xuyến ngẩn ngơ, tưởng như hoa mắt. Chàng đoán chừng là A Tú.
Thấy nữ lang mỗi bước đều tiến dần về phía mình Hàn biết không thể tránh được nữa, bất đắc dĩ phải ra vái chào nói:
- Tiểu sinh xin bái kiến Tú muội!
A Tú bị bất ngờ thì giật mình hoảng sợ, hai má đỏ hồng e thẹn, lấy vạt áo lên che mặt, rồi khe khẽ hỏi Tiểu Hồng:
- Người này là ai vậy?
Tiểu Hồng chẳng biết trả lời thế nào, thì Hàn đỡ lời đáp:
Tiểu sinh họ Lệnh, tên Hàn Việt Tử.
Tú lại hỏi:
- Làm sao mà vào được đây?
Hàn đáp:
- Ðó là do lệnh tỷ mời tiểu sinh đến.
Tú nghiêm sắc mặt:
- Chị tôi sương cư đã ba năm nay trong nhà này, dù một đứa trẻ năm tấc cũng vào không lọt. Huống hồ, ông lại là kẻ dị khách tha hương, đối với chúng tôi chẳng có một chút họ hàng, thân thích chi, lại cũng không phải là chổ cố cựu quen biết cũ, tự nhiên đột nhập vào đây là có ý gì?
Hàn nghe A Tú trách mắng, lấy làm hoảng sợ, vội phủ phục xuống đất khẩn khoản:
- Tiểu sinh tội thật đáng chết, cầu xin dì Tú rộng lượng khoan dung.
A Tú khẽ lườm chàng một cái, rồi nói:
- Nhà cậu ăn nói đến hay? Tôi đâu thân thích gì với cậu mà gọi là dì. Tội của cậu đáng phải trói lại để trình quan, cho ông nếm thử mùi kìm kẹp. Nhưng vì cậu đã nói là do chị tôi mời đến, vậy tam tha cho, chờ chị tôi về đối chất, sau sẽ tính.
Hàn cúi đầu, tạ lỗi.
Nàng lại hỏi:
- Cậu ớ đây được bao lâu rồi?
Ðáp:
- Cũng được hơn tháng nay.
Hàng ngày cậu làm công việc gì?
- Cũng chưa có việc gì làm cả.
Tú mỉm cười:
- Chả có việc gì làm. Vậy chẳng nhẽ chị tôi mời cậu về nhà để làm tượng gỗ cho chị lôi ngắm à. Trông cậu tráng kiện. thần vượng tinh túc thế kia, nếu chẳng phải là khách phòng the, thì đâu có như vậy? Chuyện của cậu tôi biết hết rồi đấy nghe!
Hàn chỉ đành cúi đầu lặng thinh không nói gì.
Tiểu Hồng đứng bên cạnh, thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo, càng khiến cho Hàn lúng túng, người ngây ra như tượng gỗ.
A Tú đưa mắt lườm Tiểu Hồng, rồi đi vào nội thất, đứng sau rèm cửa gọi nó đến, ghé tai thì thào những gì Hàn không nghe rõ, chỉ thấy Tiểu Hồng bưng miệng cười đi ra gật đầu làm dấu gọi Hàn, bảo:
- Công tử lại đây em nói cái này hay lắm!
Hàn theo con tỳ nữ đi đến mái hiên phía Tây. Nó cầm tay chàng, ra vẻ thân mật, nói:
- Vừa rồi dì Tú thấy công tử là người nho nhã, lại tuấn tú đẹp trai, có lòng ái mộ nên muốn giữ công tử lại đêm nay để cùng hàn huyên tâm sự. Vì thế, nhờ em đến nói với công tử. Khi tiểu nương về, xin công tử chớ để lậu ra nhé.
Hàn nghe nói vậy, vừa phập phồng vừa mừng đến phát cuồng, đáp:
- Ý dì Tú đã muốn, ta nào dám không vâng mệnh?
Tiểu Hồng trở vào thưa lại với A Tú. Lập tức ở trong phòng có tiếng hai người khúc khích với nhau.
Chừng lúc mặt trời lặn, bóng đêm đã bao trùm cỏ cây vạn vật, thì Hàn thấy con hầu Tiểu Lục cầm đèn đi trước dẫn đường cho mấy con tỳ nữ khác, bưng rượu và đồ nhắm vào phòng riêng của Quyên. Bọn chúng đi lên đi xuống như thế đến bốn năm lần. Lát sau, có tiếng Tiểu Hồng từ trong màn cửa vọng ra gọi Hàn:
- Xin mời công tử nhập tiệc.
Hàn vốn là kẻ phong lưu nòi tình, đêm nay bỗng được lọt vào mắt xanh mỹ nhân, lòng mừng khấp khởi, bèn rửa mặt mũi, phấn son và diện một bộ cánh hết sức là hoa lệ để đến hội kiến.
Khi vừa bước lên bực thềm. đã thấy Tiểu Hồng vén rèm châu lên chào đón. Từ trong buồng, A Tú miệng tươi cười như hoa nở hỏi chàng:
- Sáng nay thiệp đùa bởn, nói dọa chàng mấy câu làm chàng sợ hải, giờ còn hay hết?
Hàn làm bộ như vô sự, đáp:
- Lúc đầu thì cũng hơi lo. Sau thấy sắc diện của nương tử không có vẻ gì là hiểm ác. Vả, tự nghĩ là chẳng làm gì nên tội, thì có gì phải sợ!
Tú cười ngặt nghẹo liếc mắt tống tình, thu ba lấp lánh nói:
- Chàng nói năng sao nghe ngọt ngào dễ nghe thế? Vào khuê phòng người ta, làm loạn lên rồi cho là không có lỗi?
Hàn nghe nói thế, hết đường chối cãi, đành im lặng, xin được uống ba chung rượu phạt.
Tiểu Lục đứng bên cạnh chọc ghẹo thêm:
- Công tử là người sợ rượu cơ mà, sao hôm nay lại nói cứng thế.
Tiểu Hồng khe khẽ hạ giọng, nói nước đôi:
- Khi uống, thì công tử cứ cầm cái quai chén mà vẫn về là được rồi.
Ðêm đó A Tú cùng Hàn bướm lả ong lơi, mây mưa vân vũ ngay tại giường của Quyên. Nhưng Tú đa tình và hoa dạng hơn Quyên, khiến cho Hàn không chống đỡ nỗi.
Sáng hôm sau, khi mặt trời đã cao khỏi ngọn tre, Hàn còn mệt mỏi ôm chăn nằm ngủ thì A Tú dã dậy sửa soạn phấn son trang điểm. Chính lúc ấy, bỗng con hầu chắp tay nói:
- Dì Quyên đã về!
Hàn nằm trên giường nghe thấy vậy, thì hoảng sợ tay chân luống cuống rụng rời, cứ thế tông ngồng nhảy xuống đất, không biết nấp vào đâu, sau đành chui vào sau chiếc màn cửa. Duy, A Tú thì vẫn bình thản mặt không biến sắc, ngồi trang điểm như cũ.
Một lát sau Quyên đến nơi. Nàng ngồi xuống ghế chống tay vào má, vẻ mặt hầm hầm giận dữ, khiến cho cả Tiểu Hồng lẫn Tiểu Lục đứng nghe trộm ở sau bức mành đều cảm thấy sợ hãi. Hàn nấp sau chiếc màn cửa cũng cố nín thở để quan sát động tĩnh.
Chừng vừa xong bữa cơm thì Tú trang điểm hoàn tất.
Nàng thong thả đến trước mặt Quyên thân thiện để tay lên vai Quyên, tươi cười thăm hỏi:
- Chị đã về đấy à. Nghe nói chị đi thăm chị Hai phải không Lúc này chị Hai thế nào? Chị em mình lâu ngày không gặp, hôm nay em ghé thăm. Sao mới gặp nhau chẳng nói năng gì mà lại giận dỗi thế này? Hay là em làm chi cho chị buồn lòng?
Quyên cười gẩy, sẵng giọng:
- Ai làm gì thì người ấy biết, còn phải vờ vĩnh hỏi han!
- Té ra chị giận em! Em hiểu rồi. Có phải vì người khách dấu ở trong mùng không. Em nào có quen biết gì. Chẳng qua do chị mời về. Em đến thăm chị, rồi vô tình gặp gỡ, thành xảy ra chuyện bướm ong, xú uế, đến nay cũng có hối cũng không kịp. Vả cái thú tường đông hoa nguyệt kia, há chẳng phải là do từ chị truyền sang em hay sao mà chị còn trách. Vậy là lỗi của em mà tội do chị vậy. Nói xong thì làm ôm mặt khóc hu hu, nức nở.
Quyên thấy em khóc thì cơn giận cũng nguôi ngoại. Bèn đứng dậy cầm tay A Tú, lau nước mắt cho nàng, rồi an ủi:
- Em lớn từng này mà chẳng biết đùa bỡn chút nào, vẫn còn nhõng nhẽo như ngày xưa ở bên cạnh mẹ. Chị em mình tuy hai mà một, bận lòng chi. Chị chỉ thử em một chút đấy thôi. Dần dần ít bữa nữa em sẽ hiểu lòng chị.
Rồi vẫy gọi Hàn lúc đó còn đang nấp ở sau tấm màn cửa ra. Thấy chàng vẫn còn tồng ngồng, trên thân không có một tấm vải che, thì cả hai chi em đều cười như nắc nẻ.
Nhất là A Tú, nàng gục vào lòng chị mà cười. Quyên cũng không nhịn cười được, lấy tay đấm vào lưng A Tú, vừa nhìn Hàn, nói:
- Ðây là công của chàng đấy nhá! Tồng ngồng thế kia, đẹp lắm sao mà không mặc áo quần vào đi chứ.
Bấy giờ Hàn mới đi rửa ráy và mặc quần áo lại.
Bỗng nhiên một lúc mà được cả hai người đẹp, Hàn không khỏi sướng thầm trong lòng, sáng sáng chiều chiều tầm hoa tác lạc tùy tâm sở dục, phóng túng trong ân ái, quyến luyến trong cái cảnh thâm u của đình viện hoang dã, không còn nghĩ chuyện ra về nữa.
Thấm thoát mùa Xuân đã qua. Mưa Xuân đã tạnh. Tiết trời êm đềm ấp áp.
Ðêm ấy, trăng sáng đầy vườn, lưu quang lấp lánh bôi hôi. Ðây chính là lúc văn nhân nhã sĩ sửa soạn tiệc rượu để đùa gió trăng. Hàn bèn dắt hai nàng Quyên, A Tú ra Mộc Hương Ðình để cùng uống rượu thưởng nguyệt.
Chừng rượu đã ngà ngà say, không cần giữ ý tứ. Tú hớp một ngụm rượu mà mớm cho Hàn.
Hàn truyền lại cho Quyên, rồi hỏi:
- Rượu uống cách này khanh thấy có sảng khoái hơn không?
Ðáp:
- Sảng khoái thì sảng khoái, nhưng thiếp thấy cũng có phần dâm uế quá. Ngày xưa các bậc phong lưu sĩ nữ tương hội, chắc gì đã khinh cuồng phong túng đến thế. Vả, chàng cũng thuộc hàng nho nhã thâm chí, tầm cầu cái đẹp, điều hay, sao chẳng nhân chén rượu mà dạy bảo bọn nô tỳ ngâm vịnh cho thoả thích. Như thế chẳng phải sảng khoái lắm hay sao?
Tú cũng thêm vào:
- Chị Quyên cứ khi nào vui đến cực điểm, thì lại có lời cảnh giác bọn thiếp là phải biết hạn chế. Trong lòng thiếp vẫn thường cảm phục. Vậy xin chị cho vần đi để em xin họa nào.
Thế là bọn tỳ nữ vội vã đem nghiên mực ra mài. Tiểu Lục thì lo giấy bút. còn Tiểu Hồng chạy tới chạy lui nghe sai bảo.
Một loáng: đã thấy hai nàng mỗi nàng làm xong một bài cho xưa cho Hàn coi.
Hàn hết lời tấm tắc khen ngợi, nói:
- Thật đúng là bài "Lục Thần Phú", viết theo lối tiểu hài, đáng được trân trọng treo lên vách tường lắm.
Bài thơ của A Quyên như sau:
Hồng mai chính phúc, bạch mai phương
Vô lại đông phong sắn điệp cuồng
Chỉ thuyết thanh phân kham thỉ nhữ
Thùy tri Hàn Thọ quán thâu hương.
Bài thơ của A Tú như sau:
Nguyệt quang như mạc thảo như dân
Vô sự phòng tuy điểm phong thần
Vị tử hội tu hanh lạc sự
Hốt khán nhập thất hữu tha nhân.
Hàn làm hai bài thơ, đọc đi đọc lại mấy lần, miệng cứ lẩm bẩm hay, hay, tuyệt, tuyệt, như người trong mộng.
Quyên thấy thế, bực mình nói:
- Chàng thật chẳng chịu phân tích tìm hiểu chi cả. Con Tú nó dùng thơ để chửi xéo người ta mà chàng lại cho là hay. Giả sử chàng được vào giữ chức giám khảo trường thi thì chắc là văn chương điên đảo, ưu liệt giống nhau, ma chẳng khác gì người.
Tú cũng không vừa, cãi lại:
- Chàng đừng nghe chị Quyên nói, thật là vừa đánh trống vừa ăn cướp. Thơ của chị ấy cũng chỉ đầy ý châm chọc người khác. Vậy còn trách với móc.
Hàn một lần nữa, phải hết lời hòa giải, hai chị em mới nguôi giận hờn và tươi cười vui vẻ như cũ.
Chừng Hàn làm xong thơ, thì hai nàng đều muốn được xem trước, giằng co tranh dành nhau. khiến cho tờ hoa tiên rách nát như cánh bướm, không sao ráp lại được nữa.
Hàn cười bảo hai nàng:
- Bài thơ này chẳng đáng đọc tí nào! Rồi lấy lửa đốt đi.
Sau đó lại tiếp tục tiệc rượu đùa cho mãi đến lúc thật khuya mới chịu cùng nhau vào giường.
Ngày hôm sau, Hàn lại ra Mộc Hương Ðình nữa. Vô tình, chàng nhìn thấy trên cột đình có một tổ hoàng yến. Con chim mẹ, mõ ngậm một miếng mồi, bay tới bay lui, loanh quanh ở bên cạnh tổ. Mấy con chim con, con nào cũng há mỏ, kêu chiêm chiếp, cố gắng tranh cho được miếng mồi. Bất giác, Hàn nhớ đến cái ơn bú mớm của mẹ già đang vò võ chờ chàng ở quê nhà, lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa rơi lệ. Bao nhiêu niềm vui vì thế mà tan biến đi hết. Hàn chỉ giận là không có cánh mà bay về quê nhà ngay lập tức mà thôi. Bèn đem ý ấy thổ lộ với hai nàng.
Cả hai nghe thấy vậy thì đều rụng rời như mất tay chân. Mặt tái như chàm đổ, ngồi lặng lẽ không nói nên lời.
Một lát sau, chỉ nghe liếng A Tú ôm tay che mặt hi hu sụt sùi. rồi tiếng A Quyên thở dài não nuột: buồn bã bảo với Hàn:
- Ðó là tấm lòng hiếu thảo của chàng. Nếu như chàng không nhắc nhở đến, chị em thiếp cũng phải khuyên chàng về thăm lão mẫu há nào còn dám cản ngăn. Duy chỉ sợ sau này không gặp lại nhau nữa mà thôi! Cái sầu ly biệt ai người cất đi cho.
Rồi cùng ngậm ngùi sùi sụt, suốt đêm không sao ngủ được, đến tận mãi gà gáy canh ba, thì mắt cả ba người đều sưng phù. Tiểu Hồng, Tiểu Lục đều không ngăn được giọt lệ.
Lúc chia tay ly biệl, mỗi người đều đem những vật yêu thích riêng của mình ra tặng cho nhau. Nhân thế, Hàn mới dặn dò hai nàng:
- Ta tạm về thăm mẹ già, chừng hai ba tháng sẽ trở lại đoàn tụ với hai khanh. Xin hai khanh hãy bảo trọng sức khỏe, chớ sầu khổ quá làm gì.
Quyên đáp:
- Ngày gặp lại, tương lai chưa biết ra sao. Nhưng thôi, xin mời chàng lên đường và nhớ giữ gìn tự ái lấy thân.
Riêng Tú cứ nắm chặt lấy tay Hàn khăng khăng không muốn rời. Môi hồng mấp máy mấy lần nhưng chẳng thành lời. Nỗi biệt ly nào mà chẳng sầu thảm khó khăn, cuối cùng Hàn cũng phải lau nước mắt mà giã từ hai nàng, leo lên con lừa cũ, dạ nhật bôn trì trở về cố hương.
Ðến nơi thì mẹ chàng đã qua đời được mấy tuần. Hàn đau đớn vạn phần, lại nghĩ không được đưa tiễn lúc ma chay, thì càng bi thiết hơn nữa, ôm mặt khóc rống lên.
Sau đấy, thường đêm ngày tưởng nhớ Tú, Quyên, bỏ ăn bỏ ngủ, mà sinh bệnh, nằm liệt trên giường gần sáu tháng mới bình phục đi lại được.
Ba năm sau, mãn tang mẹ, Hàn lại dắt lừa theo đường cũ trở lai chốn xưa để tìm Tú, Quyên. Nhưng chỉ thấy không sơn tịch mạch, lá thu vàng úa, tán vân loạn thạch, chốc chốc từng tiếng chim rừng thiểu não ai hoài. Tuyệt không hề thấy một bóng người hay nhà cửa chi cả. Ngôi dinh thự hoa lệ mà Hàn từng vui sống với hai nàng năm xưa cũng biến mất, không để lại dấu vết nào. Chàng ngẩn ngơ thương cảm, bồi hồi một lúc bên bờ suối, rồi trở về nhà.
Câu chuyện này bút giả thường được nghe người anh họ của Hàn thuật lại nhiều lần.
Hư thực vốn là nơi chìm nổi của thế nhân. Riêng về các nàng A Quyên A Tú, Tiểu Lục, Tiểu Hồng có hay không có, chồn tinh hay ma cỏ? Xin dành quyền thẩm định cho độc giả.
Dạ Đàm Tùy Lục(hậu Liêu Trai) Dạ Đàm Tùy Lục(hậu Liêu Trai) - Hòa Bang Nghạch