One’s first love is always perfect until one meets one’s second love.

Elizabeth Aston

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Văn Nam
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Mật Mã Lê Quý Đôn
Biên tập: Tuyết Nhi
Upload bìa: minh hải
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2023-08-05 09:50:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
hương 5: Chuẩn Bị Học
SỨC KHỎE:
• Nếu bạn không khỏe, không thoải mái về thể chất thì sẽ rất khó tập trung, khó hiểu vấn đề; vì vậy đừng cố học, hãy để khi khỏe lại thì hãy học.
• Nước uống: Không uống bia rượu, các đồ uống có cồn trước và trong khi học.
• Ăn:
• Bữa chính: Càng học nhiều càng ăn nhiều thức ăn hơn như thịt, cá, trứng, sữa…
• Thức ăn nhanh: Phòng khi đói lúc đang học.
°
° °
TÂM LÍ:
• Nếu bạn không khỏe, không thoải mái về tinh thần thì sẽ rất khó tập trung, khó hiểu vấn đề, vì vậy đừng cố học, hãy để khi tinh thần thoải mái lại thì hãy học.
• Nếu bạn bị nhiều người chê là chẳng làm được việc gì ra hồn cả, sẽ chẳng có tương lai, không thể làm lớn được… thì bạn hãy kể cho họ nghe mẩu chuyện sau:
“Ngày nay, đa số mọi người xem hoạt hình đều biết hãng phim nổi tiếng thế giới Walt Disney. Người sáng lập ra nó, ông Walt Disney (hồi còn nhỏ đã ước mơ trở thành học sĩ), lúc mới khởi đầu sự nghiệp đã tìm đến xin việc tại một tòa báo tên tuổi ở một thành phố lớn ở Mĩ. Khi gặp tổng biên tập, Disney đưa ra bức tranh do chính mình vẽ thì ông tổng biên tập lắc đầu, chê và cho rằng Disney không thể trở thành nhân tài, không thể làm lớn được”.
• Khả năng đánh giá tiềm năng con người của vị tổng biên tập đó thế nào trong trường hợp này thì chắc hẳn bạn đã biết từ thực tế. Một người dù giỏi mấy cũng không thể biết hết tiềm năng của chính người đó, không thể biết chính họ còn có thể làm được gì khác chứ nói gì đến tiềm năng của một người khác. Chính vì vậy, những nhận xét của người khác về bạn không phải lúc nào cũng đúng nên bạn chỉ nên nghe để tham khảo thôi và chẳng có gì phải buồn cả.
• Mục tiêu học: Chỉ một mục tiêu mỗi ngày và cố gắng không dừng lại cho tới khi bạn đạt được nó. Nhưng cũng cần dừng lại nếu bạn khám phá ra điều gì đó mà bạn không lường trước được và nghĩ lại mục tiêu.
• Tạo động cơ, mục đích học cho trẻ:
• Đặt mục tiêu phấn đấu. Khi trẻ còn bé, nhu cầu chơi nhiều hơn học là bẩm sinh với bất kì ai, lại chưa hiểu gì mà đặt mục tiêu xa hiện tại quá, cao quá như: Phải giỏi tất cả các môn, phải đứng đầu lớp, sau này phải trở thành kĩ sự, bác sĩ giỏi… thì trẻ sẽ bị áp lực tâm lí nặng vì thế hạn chế khả năng của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ luôn cố gắng hết sức có thể, còn khả năng có thể đạt được đến đâu thì đến.
• Nếu mối quan tâm trước tiên là lợi ích bản thân nên muốn trẻ làm gì, học gì thì bạn cũng phải chỉ rõ:
• Những lợi ích thiết thân mà trẻ có được khi làm, học cái gì đó.
• Những thiệt hại có thể có khi không làm, học cái đó.
• Khi trẻ có những tiến bộ, bố mẹ nên có những phần thưởng nho nhỏ cả về:
• Vật chất: món quà mà trẻ thích.
• Tinh thần:động viên khen ngợi đúng mực.
Nếu bạn khen ngợi quá mức sẽ tạo cho trẻ tính kiêu ngạo, trẻ sẽ đánh giá bản thân mình cao hơn thực tế, từ đó nếu gặp thất bại trẻ sẽ khó gượng dậy được. Ngày nay, ngày càng nhiều trẻ nhỏ từ khi mới đẻ ra đã được dạy cho tính kiêu ngạo: Khi cho con ăn, cứ mỗi miếng cơm bố mẹ lại khen: “giỏi quá”; trong khi ăn được là một việc rất đương nhiên, bình thường, chẳng có gì đáng khen.
• Khi thất bại, bạn có thích bị trách móc, chê bai không? Chắc là không. Trẻ cũng vậy. Khi trẻ gặp thất bại, đừng bao giờ mắng hay chê trẻ mà hãy động viên trẻ: “Người giỏi nhất cũng hay thất bại lúc khởi đầu nên lần sau con mà cố gắng hết sức, nhất định con sẽ thành công.”
• Tạo động cơ, mục đích học cho chính bạn:
• Cũng tương tự như cho trẻ con, đừng đặt mục tiêu quá xa hiện tại, quá cao so với hiện tại, nên đi từng bước vững chắc.
• Bạn hãy tự thưởng cho mình những món quà, những lời khen ngợi đúng mực mỗi khi bạn tiến bộ.
• Nếu bạn thất bại, đừng nản chí, hãy tự an ủi mình rằng: Người giỏi nhất cũng hay thất bại lúc khởi đầu nên lần sau nếu mình cố gắng hết sức, nhất định mình sẽ thành công.
• Tránh các yếu tố có thể gây mất tập trung khi đang học:
• Khái niệm khó
• Điện thoại
• Tiếng ồn
• Mơ màng
• Các thứ lặt vặt trên bàn
• Các trang viết nguệch ngoạc
→ Giải pháp:
• Đặt điện thoại trả lời tự động.
• Đặt kí hiệu vui trên cửa thông báo không làm phiền.
• Nếu bạn thất bại, đừng nản chí, hãy tự an ủi mình rằng: Người giỏi nhất cũng hay thất bại lúc khởi đầu nên lần sau nếu mình cố gắng hết sức, nhất định mình sẽ thành công.
• Đóng kín cửa haowjc tìm nơi khác yên tĩnh.
• Đứng dậy tập thể dục một lúc rồi tiếp tục học.
• Tạm thời bỏ qua các khái niệm khó.
°
° °
TƯ THẾ NGỒI:
• Lý tưởng nhất là cả bàn chân chạm đất, cẳng chân thẳng đứng, đùi song song mặt đất, lưng thẳng. cổ thẳng như vậy sẽ đỡ mỏi lưng, cổ thì học được lâu hơn.
• Nêu sbanj đang ngồi đọc mà không có bàn thì nên cầm sách nâng lên sao cho cổ thẳng.
• Nếu bạn ngồi đọc có bàn thì kê sách nghiêng một góc phù hợp với góc nhìn.
°
° °
NƠI HỌC:
• Phòng học: Rộng rãi, thoáng khí để cho não có đủ oxy, không bị ô nhiễm không khí, không có mùi khó chịu, mát mẻ, được sắp xếp sao cho dễ chịu, phù hợp sở thích của bạn. Hãy trang trí cho nó đẹp nhất mà bạn có thể, càng đẹp càng tốt.
• Bàn ghế:
• Ghế ngồi lí tưởng là không quá cứng và cũng không quá êm, có tựa lưng thẳng, có thể điều chỉnh độ cao theo ý muốn. Ghế cao sao cho đùi song song mặt đất, cẳng chân thẳng đứng, cả bàn chân chạm mặt đất.
• Mặt bàn nên cao hơn chỗ ngồi của ghế khoảng 25-30 cm sao cho đùi cựa quậy thoải mái, chỗ mà bạn để đùi dưới mặt bàn thì không có ngăn bàn, mà ngăn bàn nên ở hai bên đùi. Khoảng cách từ mắt đến chữ tùy thuộc vào chữ to hay nhỏ. Với sách thông dụng là khoảng từ 30 cm (với ai chưa đọc thành thạo, đọc với tốc độ chậm) đến 70 cm (với ai đọc thạo với tốc độ cao). Với cũng cỡ chữ thì khoảng cách từ mắt đến chữ của người đọc với tốc độ cao là lớn hơn so với người đọc với tốc độ chậm. (Xem kĩ hơn trong phần: phương pháp đọc “nhiếp ảnh gia”).
• Ánh sáng:
• Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất. Buổi tối, nếu dùng đèn bàn thì dùng loại chống cần ngày nay là tốt nhất. Nếu không thì dùng đèn sợi đốt có thể chỉnh độ sáng sao cho không quá chói mắt hoặc quá tối. Nếu dùng đèn neon 1,2 m trong phòng rộng thì mở ít nhất 2 bóng mới đủ sáng.
• Ánh sáng chiếu từ bên tay trái sang phải nếu viết tay phải và ngược lại để không bị khuất bóng tay và chói mắt.
• Đối với màn hình máy tính:
• Trước tiên, bạn nên chỉnh Contrast: hãy chỉnh Brightness về 0 rồi chỉnh Contrast ở mức độ sao cho bạn nhìn chữ rõ nhất, thoải mái nhất.
• Sau khi chỉnh Contrast mà vẫn tối thì mới tăng Brightness lên đến mức độ phù hợp.
• Nếu bạn đọc trên màn hình mà xung quanh không có một nguồn sáng nào (tối om) thì sẽ rất chói mắt. Bạn nên có một nguồn sáng chiếu trực tiếp vào màn hình (không bị lấp bóng) có độ sáng tương đương hoặc hơn độ sáng màn hình phát ra. Tốt nhất là bạn tạo được sự cân bằng giữa độ sáng từ màn hình với độ sáng xung quanh. Không nên để nguồn sáng từ bên ngoài và nguồn sáng từ màn hình cùng chiếu trực tiếp vào mắt bạn vì như vậy sẽ càng chói mắt; vì thế không đọc lâu, không chơi game lâu được.
• Các thông số khác nên giữ ở mức Default, không nên chỉnh nếu không biết gì về nó.
• Thư viện: Giúp bạn tập trung hơn, được lan truyền cảm hứng học từ những người xung quanh.
• Trang web bạn thích và thường xuyên đến mà nó phù hợp cho việc học cái gì đó.
°
° °
THỜI ĐIỂM HỌC:
• Mỗi người sẽ cảm thấy những lúc khác nhau trong ngày thì học tốt hơn lúc khác. Do đó, tùy từng người hãy thử học vào những lúc khác nhau trong ngày để xem xem mình học vào lúc nào là tốt nhất, thoải mái nhất.
• Học vào ban ngày hay ban đêm không quan trọng miễn sao tổng thời gian ngủ trong ngày một ngày của bạn đủ là được.
°
° °
NHỮNG THỨ CẦN THIẾT HỖ TRỢ CHO VIỆC HỌC:
• Note dính
• Giấy màu
• Bút hai lai (highlighter pen)
• Sách tham khảo
• Máy ghi âm (nếu có)
• Máy vi tính (nếu có)
• Internet (nếu có)
• Các thiết bị đặc thù liên quan đến môn học
• Các thiết bị khác mà bạn thấy cần thiết
Các Cách Học Tập Hiệu Quả Các Cách Học Tập Hiệu Quả - Ngô Văn Nam Các Cách Học Tập Hiệu Quả