Butterflies don't know the color of their wings, but human eyes know how beautiful it is. Likewise, you don't know how good you are, but others can see that you are special.

 
 
 
 
 
Tác giả: Mark Winegardner
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Godfather’S Returns
Dịch giả: Phan Quang Định
Biên tập: Bùi Thanh
Upload bìa: Bùi Thanh
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3191 / 126
Cập nhật: 2016-05-03 19:52:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
Tháng chín 1955
Bốn tháng sau, vào một sáng sớm chủ nhật trùng với Lễ Lao động, Michael Corleone nằm trong giường nhà mình ở Las Vegas, vợ chàng nằm bên cạnh, hai đứa con ngay ở cuối phòng, đều có vẻ còn ngủ say. Hôm qua ở Detroit, vào dịp đám cưới ái nữ của ông bạn thân nhất của người cha quá cố, Michael đã chỉ gật đầu rất nhẹ về phía Sal Narducci, một người mà ông chỉ biết sơ qua, để khởi động một kế hoạch được thiết kế nhằm hủy diệt mọi đối thủ đáng gờm mà Gia đình Corleone còn phải đương đầu. Dầu cho có phải “đại khai sát giới” nhưng nếu kế hoạch vận hành trơn tru, Michael sẽ nổi lên mà không có lời chê bai nào. Nếu được thực hiện chỉn chu, kế hoạch này sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho thế giới ngầm ở Hoa kỳ, và chiến thắng sau cùng -dầu cho có đẫm gió tanh mưa máu - để làm cho Gia đình Corleone “vạn niên trường trị, nhất thống giang hồ”, đang nằm trong tầm tay. Một thoáng nụ cười lướt nhẹ qua khuôn mặt đã được chỉnh sửa bằng phẫu thuật của Michael Corleone. Hơi thở chàng đều và sâu. Đầu óc chàng không vọng động, không nao núng, cũng chẳng ưu tư xao xuyến gì, trầm mình trong không khí mát lạnh của căn nhà mới, thụ hưởng giấc ngủ êm đềm của người... công chính! Ngoài kia, ngay cả trong ánh sáng ban mai còn nhạt nhòa, sa mạc Nevada đã bắt đầu nóng nung lên.
Gần bên bờ đầy dầu của con sông Detroit, hai con người chậm chạp mặc sơ -mi lụa ngắn tay - một người áo màu ngọc xanh biển, người kia áo màu cam đỏ tươi - đi ra từ căn chòi khách của một bất động sản thuộc về Joe Zaluchi, Ông Trùm của Detroit, con người đã từng cứu cho thành phố này khỏi bạo lực vô lối của Băng đảng Màu Tím (Purple Gang). Người mặc áo màu cam là Frank Falcone, trước đây ở Chicago và hiện nay là đầu sỏ của tội ác có tổ chức ở Los Angeles. Còn kẻ mặc áo lụa màu ngọc xanh biển là Tony Molinari, đối tác của tay kia ở San Francisco. Đàng sau họ, hai người mặc áo khoác đi theo, mỗi người xách hai chiếc va-li, mỗi chiếc đựng, trong số những đồ vật khác, một chiếc áo tuxedo (giống áo jacket) mặc vào dịp lễ cưới tối qua giữa hai nhà Clemenza và Zaluchi. Mặt nước đầy cá chết. Từ trong ga-ra, môt chiếc limousine chạy trờ đến để đón họ. Khi chiếc limo vọt ra đường phố, một xe cảnh sát chạy theo sau. Tay cớm này lãnh lương của Zaluchi.
Tại Sân bay Thành phố Detroit, họ quẹo xuống một con đường nhánh và lái xe dọc theo một tường rào cho đến khi tới một cái cổng ghi chữ CHỈ XE KHẨN CẤP THÔI. Chiếc xe cảnh sát dừng lại. Chiếc limo tiếp tục chạy thẳng vào đường nhựa. Hai người mặt đồ lụa bước ra, hút cà phê từ mấy cái ly giấy. Các vệ sĩ của họ luyện mấy thế Karate.
Một chiếc máy bay lăn bánh về phía họ mang logo của một hãng đóng gói thực phẩm mà Michael Corleone có cổ phần ngầm nhưng kiểm soát. Logo mang hình mặt nghiêng của một sư tử. Tên trên giấy khai sinh của phi công là Fausto Dominick Geraci Jr., nhưng giấy đăng ký gắn nơi kính chiếu hậu lại ghi tên “Gerald O’Malley”. Kế hoạch bay vẫn để trống. Geraci có tay trong ở tháp kiểm soát không lưu. Tại mọi sân bay trên khắp nước Mỹ, Geraci được quyền sử dụng những máy bay mà trên giấy tờ không thuộc về chàng ta.
Dưới ghế ngồi của phi công là một bao đầy tiền mặt. Những đám mây báo bão phủ đầy bầu trời phía tây.
Bên kia dòng sông, cửa vào phòng 14 của Lữ quán Happy Wanderer mở ra. Ngồi trong đó là Fredo Corleone, người anh em mới được bổ nhiệmsotto capo của Michael. Anh ta đang nhìn ra hướng đến chỗ đậu xe. Anh ta không thấy có ai lảng vảng quanh đó. Anh ta chờ một chiếc xe cà tàng đổ xịch lại, phát ra tiếng xình xịch đủ to để đánh thức một người dậy. Fredo chợt nhận ra có gì nổi lên trên giường đàng sau anh, nhưng điều cuối cùng mà anh ta sắp làm là quay nhìn lại phía sau.
Cuối cùng, thấy đã đến lúc an toàn, không có nguy cơ bị phát hiện, Fredo kéo chiếc mũ chóp bằng vành cong sụp xuống tận mắt, khép cánh cửa lại đàng sau mình và chạy nhanh đến góc phố, xuống một con đê, băng qua một rạp hát đầy những ly giấy uống nước và những bịch đựng bắp rang vứt ngổn ngang. Những bịch đựng bắp được trang trí bằng hình anh hề mập mặt đồ màu xanh, đầu tóc dựng đứng, mặt méo mó thành những nụ cười ranh mãnh, tinh quái. Chiếc mũ không phải của chàng. Có lẽ nó thuộc về anh chàng trong phòng nọ hoặc là đến từ một trong những nơi dừng chân của Fredo tối qua. Và cũng có thể nó thuộc về một trong những cận vệ của chàng. Bọn họ là những người mới, còn xa lạ với chàng. Đầu óc chàng chao đảo. Chàng vỗ vào mọi túi áo, túi quần. Chàng đã bỏ lại thuốc lá trong phòng. Và cả bật lửa nữa. Chiếc bật lửa là một quà tặng từ Mike, được cẩn đá quí, xuất xứ từ Milan, và được chạm dòng chữ CHRISTMAS 1954, nhưng không ghi tên ai, dĩ nhiên rồi. Đừng bao giờ lưu lại tên bạn trên bất kỳ thứ gì, ông via của chàng ngày xưa vẫn thường dặn dò như thế. Trong lúc nghĩ lan man như vậy, Fredo vẫn không ngừng sải bước. Thôi bỏ đi, kệ mẹ nó. Chàng ta nhảy qua một rãnh nước đầy bùn sình và chạy lúp xúp qua chỗ đậu xe của một tòa nhà cao tầng gồm nhiều căn hộ. Chàng đã dấu chiếc xe Lincoln mà Zaluchi cho chàng mượn khuất sau một lò thiêu rác. Chiếc áo khoác của chàng quấn lại nơi ghế ngồi đàng sau cùng với một cái sơ -mi bằng sa -tanh màu vàng không phải của chàng và một chai whisky. Món này thì đúng là của chàng.
Chàng bước vào. Chàng vớ chai whisky, tợp mấy ngụm rồi ném chai rượu lên ghế hành khách kế bên. Có lẽ, chàng nghĩ, đã đến lúc nên uống rượu tiêu sầu rồi đây. Và còn điều kia nữa. Ôi lạy Chúa! Do đâu mà một chuyện bạn rất muốn làm như thế lại có vẻ kinh tởm đến thế ngay sau khi bạn mới vừa làm xong chuyện đó? Chàng cũng sẽ rũ sạch chuyện đó. Khá dễ dàng để bắt đầu hôm nay, về nhà ở Las Vegas, nơi chàng nổi tiếng là con người đào hoa, nịnh đầm rất khéo, đốn các em ngã như rạ, nơi mà thành phố quá nhỏ khiến chàng không thể có được điều kia. Chàng rồ ga và lái xe đi như thể chàng là một ông già ngoan đạo người Canada trên đường đi lễ nhà thờ. Mặc dầu tại một chỗ đèn dừng chàng đã với chai whisky và làm một hơi cạn sạch. Chàng nhấn hết ga và tăng tốc, chạy như bay đến Vega. Trời bắt đầu mưa. Chỉ khi bật cần gạt nước chàng mới nhận thấy có một tờ giấy nơi cửa ghế hành khách, có lẽ là một tờ bướm hay thứ gì đại loại như vậy.
Trở lại với bóng tối của phòng 14 Lữ quán Happy Wanderer, anh chàng trần truồng trên giường thức giấc. Anh ta là một nhân viên mại vụ cung cấp cho các nhà hàng khách sạn từ Dearborn, có vợ, hai con. Anh ta dời chiếc gối ôm khỏi đũng quần và đứng lên. Anh ta ngửi các đầu ngón tay. Anh ta dụi mắt. “Troy?” anh ta lên tiếng gọi. “Này, Troy? Ối dào, cái gì thế này. Không làm lại nữa hả, Troy? Rồi anh ta thấy cái bật lửa. Anh ta thấy khẩu súng của Troy. Đó là một khẩu Colt 45. Anh chàng trần truồng này trước nay chưa từng đụng đến một khẩu súng thực bao giờ. Anh ta ngồi lại xuống giường. Anh ta
thấy kiệt sức. Anh ta bị tiểu đường. Ở nơi nào đó hẳn là phải có những quả cam. Anh ta nhớ lại Troy đã cho người pha chế rượu 50 đô la để đi vào bếp và lấy ra một giỏ cam. Anh ta đã ăn hết ba quả cam ngay tại quầy ba, trong khi Troy đi đến cửa chính và nhìn ra ngoài phố chờ cho đến khi anh ta ăn xong và các vỏ cam được dọn đi. Anh ta không thể nhớ lại điều gì đã xảy ra cho phần còn lại của giỏ cam.
Tim anh ta thót lại và mồ hôi túa ra. Anh gọi điện cho phòng tiếp tân và yêu cầu phục vụ buồng. “Ông nghĩ ông đang ở đâu?”, nhân viên tiếp tân hỏi. “Khách sạn Ritz hả?” Câu hỏi hay đấy. Mình đang ở đâu nhỉ? Anh ta muốn hỏi, nhưng trước tiên anh ta phải làm điều gì đó về số tiền của mình. Có đồ ăn thức uống gì không? Anh ta hỏi. Một máy bán hàng hay cái gì đó? Dầu sao anh ta có thể bảo nhân viên tiếp tân mang vào cho mình, ít ra là một miếng bánh, chẳng hạn thế? “Bộ chân ông gãy rồi sao?” anh chàng tiếp tân hỏi móc. Người bán hàng nói rằng mình sẽ trả năm đô để có một miếng bánh giao tận phòng. Anh chàng tiếp tân nói anh ta sẽ đến ngay.
Người bán hàng cần gọi vợ mình. Chuyện này từng xảy ra trước đây. Anh ta đã nói rằng đó là với một cô thư ký. Anh ta đã hứa với vợ sẽ không tái phạm. Anh ta bắt đầu quay số rồi nhận ra rằng mình cần đến nhân viên tiếp tân để tiếp cận đường dây gọi ra ngoài. Nhân viên tiếp tân hẳn đã đi ra ngoài để mua bánh.
Anh chàng này có một việc làm tốt, vợ hiền con ngoan, nhà cửa tươm tất. Anh ta lại mới được kết nạp vào Phù luân hội. Vậy mà anh ta lại ở đây, sau một đêm bù khú với mấy thành phần bất hảo đường phố, làm những chuyện ấy, rồi thức dậy vào một buổi sáng chủ nhật trong một nơi chốn như thế này đây.
Anh ta lại ngồi dậy đi tìm mấy quả cam. Thật không may. Anh ta thấy quần của mình nhưng lại không thấy cái áo sơ -mi màu vàng của mình ở đâu. Anh ta cũng không thể tìm ra cái mũ chóp bằng vành cong lên của mình. Anh ta không nhớ tên cái quán rượu nhếch nhác nơi mình đã để lại chiếc xe. Anh ta sẽ phải kêu taxi về nhà, không có áo sơ -mi, rồi nhờ vợ lái xe đưa mình chạy lòng vòng mấy khu láng giềng lụp xụp đi tìm chiếc xe bỏ quên ở nơi nào không nhớ. Có khác nào mò kim đáy bể. Thế thì mua một chiếc xe mới có lẽ là dễ hơn.
Anh ta chộp lấy khẩu súng.
Khẩu Colt nặng hơn anh ta tưởng. Anh ta vuốt ngón tay dọc theo nòng súng. Anh ta há miệng. Anh ta để mũi súng lên lưỡi mình và giữ yên ở đó.
Anh ta nghe tiếng rít hãm lại của các bánh xe ở bên ngoài. Đó là một chiếc xe lớn, anh ta có thể khẳng định như thế từ âm thanh của cửa xe đóng sầm lại. Hẳn là Troy. Trở lại vì anh ta. Rồi cửa xe thứ nhì đóng lại.
Hai người.
Họ đều đến từ Chicago. Nhưng họ không đến vì anh ta, mặc dầu anh chàng trần truồng kia không biết điều đó. Họ đã theo dõi anh ta từ nhiều giờ rồi, điều này anh ta cũng không hề biết. Anh chàng trần
truồng kéo khẩu Colt ra khỏi mồm, đứng lên và chĩa mũi súng vào cánh cửa. “Hẹn gặp nhau ở Địa ngục!” anh ta thì thầm. Anh đã nghe ai đó nói câu đó trong phim. Anh ta chẳng phải là một tên côn đồ hung bạo, nhưng với mấy ngón tay nắm vòng báng súng cẩn ngọc trai của khẩu súng sáu kia anh ta thấy thích mê nó.
Ở Hollywood, Florida, dưới chỗ đậu xe của ngôi nhà màu san hô, nơi cô gái đã sống từ khi cha cô, Sonny, chết vì tai nạn xe cộ(cô chẳng có lí do nào để tin bất kỳ điều gì khác hơn là những gì mà người thân đã nói cho cô), Francesca Corleone nhấn còi xe của mẹ cô liên tục cả mười giây. “Dừng đi”, Kathy, chị em sinh đôi của cô nói, vừa bò qua chỗ ngồi phía sau, đang đọc một quyển tiểu thuyết Pháp trong nguyên tác. Kathy đang hướng tới Đại học Barnard. Cô muốn trở thành bác sĩ giải phẫu. Francesca đang đến bang Florida, thủ phủ Tallahassee, với mong muốn cháy bỏng là thoát ra khỏi nhà để sống tự lập và tự chủ. Mặc dầu với mọi chuyện khủng khiếp đang diễn ra ở New York và làm thế nào mà khía cạnh đó của gia đình đã khiến cho tên tuổi gia đình cô phơi đầy trên các tờ báo, cho dầu tất cả có toàn là dối trá đi nữa, thì lúc này chẳng phải là thời điểm thuận lợi nhất để bắt đầu một cuộc sống mới. Kathy lại muốn vào đại học ở New York, một phần là để được gần mọi người trong gia đình ở đó. Giờ đây, dĩ nhiên, mọi người đã chuyển đi xa, trừ bà nội Carmela và cô Connie đáng sợ. Bề ngoài thì có vẻ như chú Carlo đơn giản là đã biến đi - một trong những anh chàng đi ra ngoài mua gói thuốc và chẳng hề quay lại: xử sự như thế quả là quá tệ, cho dầu với một con người đáng tởm như chú ấy, nhưng Francesca phải thừa nhận rằng bất kỳ ai lấy cô Connie cũng phải xem xét cẩn thận chuyện ấy. Kathy, đặc biệt là khi lên New York, có lẽ hàng ngày sẽ bị hạch hỏi, ngay cả bởi thầy cô của mình, rằng cô có liên hệ gì không với mấy ông găng-x-tơ nổi tiếng như cồn của nhà Corleones đó. Nếu mấy tháng vừa qua ở Hollywood không có chỉ định nào, Francesca có lẽ cũng phải chuẩn bị tinh thần cho chuyện này, ngay cả ở Tallahassee.
Mẹ cô, một bà đanh đá ưa kiểm soát chặt, đang lái xe chở cả hai cô con gái. Cầm lái! Đi New York! Tạ ơn Trời, Francesca sẽ xuống xe trước tiên. Cô lại bấm còi.
“Làm phiền quá!” Kathy càu nhàu.
“Làm như cô em đang thực sự đọc quyển sách đó vậy”.
Kathy trả lời bằng tiếng Pháp, chẳng biết có chuẩn không hay là tiếng Tây... giả cầy.
Francesca chưa học ngoại ngữ nào và dự định tránh né vấn đề bằng cách chọn tiếng Ý - mà thực ra cô ta cũng chỉ biết rất lơ mơ. - hoặc định chọn ngành nào không đòi hỏi ngoại ngữ. “Chúng là là người gốcÝ”, Francesca nói. “Vậy tại sao em không học tiếng Ý?”
“Sei una fregna per sicuro” Kathy trả lời. “Nhanh mồm nhạy miệng đấy!”
Kathy nhún vai.
“Cô em có thể chửi thề bằng tiếng Ý”, Francesca nói mỉa, “nhưng cô em lại không đọc được tiếng Ý”. “Tôi chẳng đọc được gì trừ phi cô làm ơn câm miệng giùm”.
Mẹ của chúng ở cửa kế bên nơi nhà của ông bà nội, và đã ở đó từ rất lâu đưa ra những khuyến cáo vào phút cuối về chuyện ăn ở, học hành cho hai cậu em của Francesca và Kathy là Frank, mười lăm tuổi và Chip, mười tuổi. Tên thực của Chip là Santino Jr. và cho đến khi cậu bé trở về nhà sau buổi tập bóng chày vào một ngày của mùa hè này và thông báo rằng từ nay cậu ta sẽ chỉ trả lời khi ai gọi “Chip”, thì cậu được gọi bằng cái tên “Tino”. Francesca có thể cũng sẽ làm như thế. Cô có thể vào đại học và lấy tên khác. Fran Collins, Franny Taylor, Frances Wilson, thí dụ thế. Cô có thể nhưng cô sẽ không làm như vậy. Họ đã Mỹ hóa cách phát âm từ Cor-le-o-nay thành Cor-lee-own rồi, và như thế là đã thay đổi đủ rồi. Cô gái tự hào về tên họ mình, tự hào là người Ý. Cô tự hào là bố mình từng nổi loạn chống lại ông bố và những người anh em găng-x-tơ của mình và đã trở thành một doanh nhân hợp pháp. Dầu sao thì tên của Francesca cũng sẽ thay đổi vào đúng thời điểm, khi cô tìm được tấm chồng ưng ý.
Francesca lại nhấn còi xe. Có chuyện gì mà ở trong đó lâu thế? Nonna và Poppa sẽ lờ đi mọi lời mà mẹ Franscesca nói. Những tay đó bỏ đi xa với vụ giết người, nhất là Frankie, nhất là một khi trận đấu bắt đầu. Francesca lại nhấn còi một lần nữa. Kathy càu nhàu: “Đừng làm mọi chuyện thêm rối, được không?” và Francesca giọng chịu đựng: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Kathy thở dài, theo kiểu chỉ một cô gái Mỹ mới có thể thở dài như thế. Một lát sau, cô dịu dàng mân mê đuôi tóc của Francesca. Hai chị em sinh đôi này suốt mười tám năm qua chưa từng có một đêm ngủ riêng.
Khách sạn và Casino “Lâu Đài Trên Cát” của Hal Mitchell không lúc nào đóng cửa. Trong những ngày này Johnny Fontane cũng bận rộn không ngừng, mỗi ngày hai sô và còn dành thời gian bù khú với những người thân thiết và cặp kè sát bên là hai em gà quốc tế loại chiến trông rất mướt. Một em là gà mái “gô-loa” tóc vàng từ Pháp sang chuyên nhảy “cuổng trời” theo giai điệu Tabu huyền bí, man rợ và mê hoặc của rừng thẳm Phi châu, từng xuất hiện trong một phim của Mickey Rooney quay ở đây năm rồi, bộ phim mà trong đó Mickey đóng vai người thăm dò khoáng sản trong sa mạc và rồi có một vụ thử bom khiến anh ta lãnh một liều lượng phóng xạ nhiều đến độ làm cho bất kỳ cái máy đánh bạc nào mà anh ta chạm đến cũng nhả tiền ra. Thế mà không có cảnh nào mà những tay đầu gấu “nựng” cho anh chàng này phải té đái vãi phân cả. Chuyện vô lí lãng xẹt như vậy mà thiên hạ vẫn khoái coi, kỳ thiệt! Nhưng nghĩ cho kỹ thì cũng chẳng có chi lạ. Vì chuyện phim này đã gãi ngứa đúng chỗ vào cái máu tham của con người luôn ao ước có được những đồng tiền dễ kiếm. Đơn giản là thế. Còn em kia là một nàng tóc nâu trông rất ngon xơi với đôi môi mọng bóng láng và ướt át, đôi mắt lẳng cực kì và nụ cười mời gọi mây mưa. Khi chàng Johnny mở lời, rất lịch sự tao nhã, hỏi xem có em nào cảm thấy có vấn đề khi lên giường không - Sao cơ? Cả ba chúng ta? - thì các em cười rúc rích và bắt đầu màn thoát y, sinh động và nhiệt tình. Em tóc nâu, tên là Eve, tỏ ra có năng khiếu nhạy bén về chuyện đó, biết chính xác khi nào thì đến lượt em tóc vàng mút cu cho anh Johnny (khi thấy kích cỡ của chú nhóc, cô nàng cười nhăn nhở và thì thầm, “Ối chà, đã quá!”) hay khi nào thì đến lượt em làm chuyện đó bên suối nước phun ở giữa phòng trong khi em tóc vàng dùng lưỡi xoa mông chàng. Eve biết lựa đúng thời điểm đẩy Johnny nằm ngửa xuống và thu xếp cho em tóc vàng bập vào cần số chàng còn nàng bắt đầu vê các đầu vú của em tóc vàng và hôn nàng ta. Cảnh tượng này kích thích mạnh Johnny khiến chàng ta phóng ra ào ạt trong cơn cực khoái. Đó là một món quà của lòng ưu ái để tặng cho thần tượng. Nàng
tóc vàng, tên Rita (gọi tắt của Marguerite); chàng không bao giờ quên tên các em vào sáng hôm sau - vẫn còn nằm ngủ ở đó, khi chàng rời phòng để lên hồ bơi trên sân thượng. Chàng ném chiếc áo khoác ra và nhảy xuống phía sâu của hồ. Khi cú sốc qua đi, chàng lặn sâu trở lại, giữ hơi thở và đếm đến hai trăm theo nhịp năm, mười, mười lăm, hai mươi...
Đầu chàng đập thình thịch, mà không phải vì ở sâu dưới nước. Chàng cũng không uống nhiều như người ta nghĩ. Bí quyết? Đi từ bàn này đến bàn kia, tụ này đến tụ khác, để lại những ly uống nửa chừng, mà không ai nhận ra, trong khi đồng thời nhận mọi ly mời, điều mà mọi người đều thấy. Bất kỳ tay bợm rượu háo thắng nào muốn đọ sức ly chọi ly với chàng ta đều lãnh hậu quả là đổ gục nơi ghế sau taxi và được gởi về nhà, do sự ưu ái của Johnny Fontane! Chàng kiểm soát được việc nạp tửu lượng của mình. Chàng kiểm soát được việc mình làm và làm điều gì với ai.
Chàng trồi lên mặt nước. Chàng bơi mấy sải để khởi động, rồi hít vào một hơi dài và lặn xuống trở lại. Chàng lặp lại bài tập luyện này ba lần nữa và ra khỏi hồ nước. Ở đầu kia của mái che có một bảng thông báo: HÃY CHỨNG KIẾN TẬN MẮT! NHÌN THẤY RÕ BOM NGUYÊN TỬ NỔ TỪ LAS
VEGAS! Bên dưới bức tranh một đám mây hình nấm màu cam đỏ tía, là thời điểm, bằng những con chữ chuyển động, ghi sáng ngày mai. Sáng sớm ngày mai. Johnny đã nghe là họ sắp xây một quán bar, một chỗ bán buffet điểm tâm với một loại bánh mì được đặt tên là Hoa Hậu Bom Nguyên Tử. Những ai sẽ chịu khó dậy thật sớm vào lúc rạng đông để nhìn xem một quả bom nổ cách đó sáu mươi dặm? Có lẽ là những kẻ nghĩ rằng nhờ đó mình sẽ sáng rực lên và điều khiển được những cái máy đánh bạc phải ói tiền ra cho mình tha hồ xài thỏa thích! Người ta muốn trả tiền để nhìn bom nguyên tử nổ, họ phải đi xem bộ phim mới rồi của Johnny. Chàng túm lấy chiếc áo khoác, bước xuống cầu thang hai bậc mỗi bước để trở vế phòng.
Cô em Rita cũng đã đi đâu rồi. Một em mái tốt với chất sex tươm ra trên từng phân vuông cơ thể, thạo nghiệp vụ và nhiệt tình công tác. Đáng đồng tiền bát gạo! Căn phòng chừng như còn thoảng mùi whiskey, mùi thuốc lá và mùi... âm hộ của các em. Bức tượng mỹ nữ khỏa thân trong dòng suối với đôi tay giang rộng ra như muốn ôm ai đó. Chàng ta mặc quần áo và để chắc ăn rằng mình sẽ không ngủ gật trên đường đến Los Angeles, uống một trong những viên thuốc màu xanh lá cây mà bác sĩ Jules Segal đã kê toa.
Johnny Fontane bước vào vùng ánh sáng chói chan của bãi đổ xe hạng VIP của khách sạn mà không hề ngần ngại gì. Chàng ta túm lấy các ve áo, duỗi thẳng chiếc áo jacket và leo vào chiếc xe mới, màu đỏ, hiệu Thunderbird (Chim Sấm sét). Đám cớm ở đây đều biết chiếc xe này của ai. Chàng cho con chim bay với tốc độ hơn một trăm ngay cả trước khi rời khỏi thành phố. Chàng liếc nhìn đồng hồ. Trong vòng mấy tiếng nữa đám nhạc công sẽ bắt đầu đi từ từ vào studio. Họ sẽ mất khoảng một giờ để chỉnh dây đàn và uống nước, nói chuyện phiếm và khoảng một giờ khác để Eddie Neils, người nhạc trưởng chỉ huy họ tổng diễn tập. Johnny sẽ làm điều đó đúng lúc. Để lại vài dấu vết ban đầu, đến sân bay lúc sáu giờ, nhảy vào chiếc máy bay thuê bao theo hợp đồng cùng với Falcone và Gussie Cicero, và trở lại đây vừa kịp lúc cho sô diễn riêng mà chàng ta bảo là sẽ làm cho Michael Corleone.
Mãi cho đến lúc bốn giờ sáng - sau khi anh ta đến, mệt lử, dãy phòng khách của Vista del Mar Golf & Racquet Club - thì Tom Hagen mới nhận ra là mình đã để quên cái vợt ở nhà. Cửa hàng bán đồ thể
thao không mở cửa cho đến chín giờ, cùng thời điểm mà Hagen dự kiến gặp gỡ Ngài Đại sứ ở Sân 14. Hagen không thể để trễ hẹn. Anh ta hỏi nhân viên tiếp tân xem mình có thể mượn một cái vợt không, và anh chàng tiếp tân nhìn anh ta cứ như thể anh vừa vấy bùn lên lớp nệm trắng tinh của khách sảnh. Anh bảo người tiếp tân rằng sáng mai mình có hẹn chơi tennis sớm và hỏi xem có cách nào để ngay bây giờ đi vào shop chuyên bán đồ thể thao và anh chàng tiếp tân lắc đầu, bảo rằng mình không có chìa khóa. Hagen hỏi liệu có bất kỳ điều gì có thể làm, hoặc là ngay bây giờ hoặc là vào một thời điểm nào đó trước tám giờ rưỡi sáng mai, và anh chàng tiếp tân lại xin lỗi và nói không. Hagen bèn lấy ra hai tờ trăm đô la và năn nỉ anh chàng tiếp tân rằng mình sẽ biết ơn lắm lắm nếu có bất kỳ điều gì là khả thi trong sức người mà có thể làm được. Và thế là chàng ta bèn... cười rất điệu!
Hagen đã bắt đầu ngày hôm qua nơi giường của mình ở Las Vegas, rồi, trước bình minh, bay cùng với Michael Corleone đến Detroit, đầu tiên là để gặp Zaluchi nhân ngày cưới ái nữ của Ông Trùm này, sau đó dự đám cưới, xuất hiện ở quầy tiếp tân, và cuối cùng bay trở lại về Vegas. Mike có thể về nhà và đi ngủ. Hagen đến văn phòng, giải quyết giấy tờ trong một giờ và sau đó ghé thăm nhà trong chốc lát, thay quần áo và hôn cô con gái đang ngủ, Gianna, vừa mới lên hai, và hôn vợ chàng, Theresa, đã trở thành một nhà sưu tập nghệ thuật và rất phấn khởi về bộ sưu tập tranh Jackson Pollock vừa mới đến từ người phụ trách mãi vụ của nàng ở New York. Hai cậu con trai, các teenagers Frank và Andrew, mỗi cậu đàng sau cánh cửa khép kín của phòng ngủ riêng vùi đầu vào những cuốn truyện khoa học viễn tưởng hoặc những đĩa nhạc Da đen. Giờ này không thể hôn chúng.
Trong lúc Tom Hagen gói dụng cụ chơi tennis, Theresa đi vòng quanh căn nhà mới của họ, nhìn ngắm bức tranh lộng lẫy đối diện mấy bức tường trắng. Nàng đã lợi dụng việc chuyển nhà đến Las Vegas và những vùng bề mặt còn trống để tiếp tục mua sắm lu bù. Những bức tranh đáng giá gấp nhiều lần hơn chính ngôi nhà. Chàng thích kết hôn với một phụ nữ có khiếu thưởng ngoạn nghệ thuất tinh tế. “Đem treo đối diện bức màu đỏ của Rothko ở trung tâm hành lang, anh thấy thế nào?” nàng gọi anh.
“Treo ở phòng ngủ được không?” “Anh nghĩ vậy à?” nàng hỏi.
“Chỉ là ý nghĩ thoáng qua thôi”, chàng trả lời. Chàng gặp ánh mắt của nàng và nhướng mày lên để chỉ rằng không phải là chuyện chỗ treo bức tranh mà chàng đang nói đến.
Nàng thở dài. “Có lẽ anh nói đúng”. Nàng hạ bức tranh xuống và nắm tay chàng. Chàng đã quá mỏi mệt, và mọi chuyện chẳng mấy suông sẻ.
Từ lâu rồi Hagen không còn là consigliore của nhà Corleone, nhưng với cái chết của Vito Corleone và Tessio cũng chết rồi và Clemenza đang trong tiến trình nắm lấy quyền lực, cát cứ ở New York, Michael cần một trợ thủ giàu kinh nghiệm. Ông Trùm đang chờ cho đến khi nào cảm thấy chắc chắn là cuộc chiến với nhà Barzinis và nhà Tattaglias đã dứt khoát qua đi mới thông báo một consigliore mới. Michael đã có một mưu đồ gì đó giấu nơi tay áo nhưng tất cả những gì mà Hagen có thể hình dung ra đó là kế hoạch đó có liên quan đến Cleveland. Trong khi chờ đợi, Hagen vẫn tiếp tục công việc cũ của
mình và cũng cố gắng chuyển dịch đến chuyện tiếp theo. Anh ta đã bốn mươi lăm tuổi, còn lớn tuổi hơn cha mẹ anh ta khi mất đi và hẳn là đã quá già cho cái công việc quái quỉ này.
Giờ đây anh gọi cho phục vụ buồng để kêu thức uống trước khi đi ngủ. Anh uống cạn nhanh ly cà phê đầu tiên trước khi cánh cửa chính khép lại đàng sau người bồi phòng. Hagen tự tán thưởng mình vì đã đoán trước rằng mình sẽ cần đến hai bình nước. Anh cầm theo một bình và đi ra ngoài ban-công. Tám giờ sáng, mặt trời mới vừa lên khỏi ngọn núi phía đông mà không khí đã nóng bức. Ai cần tắm hơi? Xin mời đến đây. Vào lúc Hagen cạn bình cà-phê đầu tiên - trong khoảng mười phút - cái áo anh mặc đã ướt đẫm.
Hagen cạo râu, tắm rửa, mặc bộ đồ để đánh tennis, và đứng bên ngoài shop dụng cụ thể thao vào lúc tám giờ rưỡi, chờ ai đó đi đến. Sau những phút chờ đợi dài vô tận, anh trở lại quầy tiếp tân. Một nhân viên khác nói rằng người quản lí sẽ đến ngay bây giờ và sẽ gọi anh trên loa.
Hagen trở lại bên ngoài shop chuyên doanh kia. Cuộc chờ đợi căng thẳng đến nhức nhối. Nếu như có một điều mà anh đã học từ Vito Corleone - và có gì mà anh không học từ ông ấy? - thì đó là sự sốt sắng, sẵn sàng. Anh đi tới đi lui một cách bồn chồn và không dám đi vào phòng toa -lét vì sợ sẽ hụt gặp viên quản lí hay một nhân viên nào đó đang đi đến. Khi cuối cùng có ai đó đến mở cửa - một phụ nữ người Slave trông giống một cô mát -xa hơn là một quản lí hay cửa hàng trưởng -thì kim đồng hồ chỉ đúng chín giờ.
Hagen tóm ngay lấy một cây vợt, dằn mạnh hai trăm đô-la xuống quầy tiếp tân và bảo cô cứ giữ lại chỗ tiền dư.
“Chúng tôi không nhận tiền mặt”, cô ta nói. “Ông phải kí tên vào biên nhận”. “Tôi kí ở đâu?”
“Ông có phải là hội viên không? Tôi không nhận ra ông.” “Tôi là khách mời của Ngài Đại sứ Shea”
“Chính ông ấy phải là người kí. Ông ấy hoặc một thành viên trong gia đình ông ấy hoặc là người hầu của ông ấy”. Cô ta gằn giọng mấy chữ ấy nghe như tiếng búa gỗ gõ lóp cóp lên bàn gỗ vậy.
Hagen bèn móc ra một tờ trăm đô-la nữa và nài nỉ cô ta mở lượng hải hà giải quyết cho qua cái sự vụ lấn cấn này và chàng xin rất lấy làm đa tạ.
Cô ta nhìn chàng theo cái cách mà anh chàng tiếp tân hồi tối từng nhìn, ngạc nhiên tự hỏi cái anh chàng “cả quỷnh” này làm gì mà quýnh quáng lên thế vì một cây vợt tennis. Nhưng được cái là cô cũng hạ cố nhón lấy mấy tờ trăm đô và khẽ khàng cho vào túi. Trúng mánh nhẹ nhàng, ngu gì không chộp. Rồi đi mua một cây vợt khác thế vào, chỉ với nửa số tiền ấy thôi. Chuyện dễ ợt mà!
Hagen tưởng chừng như cái bọng đái của mình sắp nổ tung, nhưng bấy giờ đã là chín giờ năm phút. Chàng xé cái hộp giấy đựng cây vợt và lao vào một cuộc chạy đua nước rút tử thần. Những từ chính xác đó xảy đến với anh - chạy đua nước rút tử thần.
Khi anh đến Sân 14, trễ mười phút so với giờ hẹn, thì không thấy bóng dáng ai ở đó. Hiếm khi nào anh trễ hẹn nên anh không có ý tưởng phải xoay xở thế nào. Có phải ngài Đại sứ đã đến đây và không thấy chàng liền bỏ đi? Hay là ông ta cũng trễ? Mình nên chờ bao lâu đây? Hay là đi đái cái đã rồi sẽ quay lại chờ. Anh ta nhìn quanh. Nhiều bụi cây lắm, nhưng nơi đây đâu phải là chỗ mà người ta có thể tè bậy, nhất là khi người ta là một quí ông sang trọng, đứng đắn. Làm người sang trọng lắm khi cũng khổ thật! Vậy là chàng ta phải trân mình chịu trận, hai chân kẹp chặt, ấn một bàn tay để chận lại. Chắc chắn là ngài Đại sứ đã đến và đã bỏ đi. Cuối cùng, chịu hết nổi, chàng chạy bay đến phòng toa -lét gần nhất. Nhưng vì quá khẩn cấp, chàng không còn để ý gì nữa và chạy lộn vào chỗ dành cho quí bà! Song đã đến nước này thôi thì phải xả láng đã, rồi tính sau. Cũng may mà không bị ai bắt gặp nên cũng đỡ ê mặt. Khi chàng trở lại Sân 14, một bức thư ngắn được ghim vào trên lưới. Đại sứ Shea - không thể chơi tennis sáng nay. Bữa ăn sáng muộn? 2. Hồ bơi. Có người sẽ đón anh.
Bức thư không nói ở đâu.
Kay Corleone chỉ tay ra sau về phía con đường đi tới sân bay Las Vegas. “Anh ấy đã lỡ hẹn với chúng ta”, nàng nói. “Michael, chúng ta đã chệch mục tiêu”.
Ngồi bên nàng ở ghế sau của chiếc Cadillac màu vàng mới sắm, Michael lắc đầu.
Kay nhíu mày. “Có phải chúng ta đang lái xe về hướng Los Angeles? Anh có mất trí không đấy?”
Hôm đó là lễ kỉ niệm lần thứ năm ngày cưới của họ. Nàng và các con và cả mẹ nàng, cả mục sư Tẩy lễ đều đã sẵn sàng cho lễ Misa. Tối nay Michael bận việc, trước, trong khi và sau sô diễn riêng mà Johnny Fontane đang thực hiện như một món quà ưu ái cho Nghiệp đoàn Tài xế Xe tải. Nhưng chàng đã hứa với nàng rằng trọn ngày hôm nay cho đến lúc đó, sẽ là một cuộc hẹn hò yêu đương dài - giống như thời xưa, mà còn nồng nàn hơn nữa.
Michael lắc đầu. “Chúng ta không lái xe. Và chúng ta không đi đến Los Angeles”
Kay xoay vòng trong chỗ ngồi, nhìn lại sau về hướng con đường không đi theo, rồi quay về phía chồng nàng. Đột nhiên nàng cảm thấy có cái gì đấy giống như một khối nước đá trong gan ruột nàng. “Michael,” nàng nói, “Thứ lỗi cho em, nhưng em thấy cuộc hôn nhân này đã trải qua bao nhiêu chuyện ngạc nhiên đến độ -” Nàng lấy tay xoay thành những vòng tròn, giống như một huấn luyện viên thể thao ra hiệu rằng một động tác nào đó là không đúng.
Chàng mỉm cười. “Nhưng đây sẽ là một ngạc nhiên thú vị”, chàng nói. “Anh xin hứa”.
Chẳng mấy chốc họ đến Hồ Mead, gần một bến cảng với một chiếc thủy phi cơ bỏ neo ở cuối bến. Chiếc máy bay được đăng kí tên Công ty Điện ảnh của Johnny Fontane, mặc dầu cả Fontane lẫn những
người làm việc nơi công ty đó chẳng một ai hay biết tí gì về chuyện này. “Ngạc nhiên số một”, Michael nói, vừa chỉ tay vào chiếc máy bay.
“Ồ, anh cưng” nàng nói. “Số một?” Thế còn những số nào nữa, hở ông Giáo sư Toán học?” Họ ra khỏi xe.
“Đơn giản mới chỉ là đếm số thôi, em yêu. Đừng nâng lên thành toán học, to tát quá!”. Chàng giang tay về phía bến tàu, nghiêng mình, cố tình làm ra kiểu phường tuồng: “Xin mời nương tử”.
Kay muốn nói rằng nàng sợ nhưng rồi không nói, không thể nói. Nàng không có bất kỳ lí do gì để nghĩ rằng chàng có thể làm hại nàng.
“Ngạc nhiên số hai -” “Michael”.
“- là chính anh sẽ lái chiếc máy bay này”. Đôi mắt nàng mở to.
“Anh đã theo khóa huấn luyện phi công khi còn trong binh chủng Thủy quân lục chiến,” chàng nói, “trước khi anh... như em biết rồi đấy” Được gửi đi chiến đấu trong cái nắng gay gắt nơi các đảo san hô đầy bùn và những thây người. “Bay giúp anh thư giãn. Em yên tâm. Anh đã học bay có bài bản, rất nghiêm túc. Chẳng kém phi công chuyên nghiệp tí nào đâu”.
Kay thở phào nhẹ nhõm. Nàng đã không nhận ra là nàng nín thở khá lâu. Nàng đã không nhận ra rằng trong tất cả những khoảng thời gian không được giải thích mấy tuần trước đây, nàng từng lo sợ là chàng có chuyện mờ ám nào đấy. Điều đó không đúng. Điều mà nàng lo sợ còn tệ hơn nhiều. “Nếu anh có thú tiêu khiển nào đó thì tốt quá” nàng gợi ý. “Ai cũng cần có thú tiêu khiển riêng. Bố anh có khu vườn của ông. Người khác thích chơi golf”.
“Golf ư?” chàng nói. “Thế còn em. Em không có thú tiêu khiển nào sao?” “Em không có”
“Luôn luôn có golf đó”. Chàng đang mặc chiếc áo khoác thể thao và một sơ -mi trắng tinh, không thắt cà -vạt. Chàng không bôi trơn tóc. Một ngọn gió nhẹ làm rối tóc chàng.
“Nói thật nhé, anh sẽ nghĩ gì nếu em trở lại với việc dạy học?”
“Đó là một việc làm. Em đâu cần việc làm. Ai sẽ trông nom Mary và Anthony”.
“Em sẽ không bắt đầu cho đến khi chúng ta ổn định chỗ ở. Lúc đó mẹ anh sẽ ở đây và mẹ sẽ trông nom chúng. Em tin là mẹ sẽ rất vui khi được ở gần và chăm sóc các cháu. Mặc dầu Kay thực sự kinh sợ phải nghe những gì mẹ chồng sẽ nói về việc nàng đi làm ở ngoài nhà. Thực sự tất cả chuyện này chỉ là một thú tiêu khiển.”
“Em có muốn một việc làm không?” Michael hỏi.
Nàng nhìn lảng đi. Một việc làm chưa phải là điểm chính.
“Để anh suy nghĩ về chuyện đó đã.” Bố chàng có lẽ đã không chấp nhận, nhưng chàng không phải là bố chàng. Michael từng có lần, giống như bố chàng, kết hôn với một cô gái Ý ngoan hiền, nhưng Kay không biết chuyện đó và cũng không phải là cô gái đó. Điều Michael quan tâm là sự an nguy của gia đình, làm sao cho nguy cơ đối với vợ con nằm ở mức tối thiểu. Michael đặt một bàn tay lên cánh tay vợ, bóp nhẹ.
Kay đặt bàn tay lên đầu bàn tay chàng. Nàng hít một hơi sâu. “À, này” nàng nói. “Em không muốn dính vào guồng máy rắc rối đó. Ít nhất cho đến khi anh cho em biết chúng ta đang đi đâu”.
Michael nhún vai. “Tahoe”, chàng nói. Một nụ cười nhẹ thoáng qua khuôn mặt chàng. “Hồ Tahoe”. Chàng vung tay vế phía chiếc thủy phi cơ. “Hẳn nhiên rồi”
Có lần nàng từng nói với chàng nàng rất thích đến nơi đó. Nhưng nàng không nghĩ là chàng quan tâm lắm.
Chàng mở cửa máy bay. Kay bước vào. Lúc đó cả hai vạt áo của nàng tốc lên, duỗi căng qua mông nàng. Michael cảm thấy một thôi thúc hoang dại thèm siết vào mông nàng từ phía sau nhưng kiềm chế lại và thay vì thế chỉ để cho đôi mắt la cà, nấn ná, lần lữa trên đôi mông căng tròn của nàng. Không có gì khoái hơn, gợi dục hơn là nhìn vào vợ mình giống như thế này mà nàng thì tuyệt nhiên không biết.
“Giờ đây, điều phiền duy nhất về các chiếc thủy phi cơ “, Michael nói trong lúc chàng bước vào buồng lái và bắt đầu nổ máy, “đó là đôi khi chúng bật tung lên”.
“Bật tung lên?” Kay hỏi.
“Rất hiếm khi” Chàng trề môi dưới ra, như thể muốn chỉ rằng một chuyện như thế quả là cực hiếm. “Và nếu một chiếc thủy phi cơ bật tung lên, đoán thử xem chuyện gì xảy ra? Nó vẫn nổi thôi. Yên tâm, cưng nhé.”
Kay nhìn chàng. “Vậy hay quá”
“Anh yêu em quá chừng. Em biết điều đó chứ?
Nàng cố gắng để đạt cái nét không biểu cảm mà Michael đã làm chủ quá tốt. “Điều đó cũng hay quá”
Máy bay cất cánh thật êm khiến Kay cảm thấy mọi cơ bắp đều thư giản. Nàng đã không ý thức rằng chúng co thắt lại. Nàng chẳng biết trong bao lâu.
Bố Già Trở Lại! Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner Bố Già Trở Lại!