Số lần đọc/download: 4788 / 17
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 5 -
- Em cũng không biết! Chỉ biết là ba em bắt buộc em phải chấp nhận cái đám cưới này. Em đã nghĩ anh sẽ không bao giờ về nửa, em cũng buông xuôi cuộc đời mình. Vì ít ra, tuy cái đám cưới này không phải là ư muốn của em, nhưng nó cũng làm cho ba em vui, và gia đình em sẽ hạnh phúc. Khi đó ba em không còn lư do để đay nghiến mẹ em nữa. Nhưng bây giờ thì anh đã về rồi, em thật không cam lòng.
Nguyễn nắm tay Phương Diễm bóp nhẹ như để tiếp cho cô can đảm, anh suy tính:
- Hay là em về hỏi ba em xem là tại sao ba em lại muốn em lấy người này. Nếu như vì ba em cần liên kết với anh ta để làm ăn hay vì kẹt vốn anh có thể lo được
Phương Diễm mở to mắt nhìn Nguyễn, cô có cảm giá mình bị xúc phạm ghê gớm, cô kêu lên:
- Nguyễn, anh nghĩ đi đâu vậy? Chẳng lẻ anh cho rằng ba em bán em à?
Hình như Nguyễn không lạ gì với phản ứng của Phương Diễm, anh vẩn bình tỉnh:
- Anh không khẳn định như thế, nhưng anh cũng không loại trừ khả năng đó. Nếu như ba em bắt em lấy người này vì những lư do nào đó mà anh không đáp ứng đúng với lòng mong muốn của ba em thì anh mới phải bó tay. Nhưng nếu vì những điều anh vừa nói thì mình có thể thay đổi tình thế mà - nhìn sâu vào mắ Phương Diễm, Nguyễn thấp giọng - đừng tự ái với anh Diễm ạ. Anh chỉ muốn làm mọi điều để anh lại có em, đế chúng mình đừng chia xa mà thôi.
Ánh mắt Nguyễn nồng nàn quá, lời lẻ anh chân thành quá. Khiến Phương Diễm mềm lòng. Cô không còn suy nghĩ gì khác hơn là gật đầu với Nguyễn.
- Em sẽ nói lại với ba em, có gì thì em sẽ gọi điện cho anh. Bây giờ anh ở đâu?
- Anh vẩn ở nhà, số điện thoại vẩn như cũ.
Phương Diễm gật đầu:
- Có ai ở đó với anh không?
Nguyễn nhướn mày nhì Phương Diễm:
- Ai là ai? ư em muốn hỏi gì chứ?
Tính nghịch ngợm đã trở về với Phương Diễm, cô cười nhẹ:
- Là em chỉ hỏi thế thôi, còn anh muốn nói tới ai thì anh biết đấy.
Vuốt nhẹ chóp mũi Phương Diễm, Nguyễn cười:
- Vậy mới đúng là Phương Diễm của anh chứ - Nguyễn thấp giọng thì thầm - anh nhớ em quá Diễm ơi.
Phương Diễm cũng nói nho thật nhỏ:
- Em cũng thế Nguyễn ạ, có những lúc em cứ tưởng như Nguyễn đang đợi em trước cổng nhà Em liền chạy ra cửa sổ, vén màn thật rộng để tìm xem Nguyễn đứng đâu. Thế rồi không có anh em lại trở vào lăn ra giường mà khóc. Những lúc đó em như người phát điên phát rồ vì nhớ.
Nguyễn nhìn Phương Diễm thương yêu:
- Tội thân em, cũng tại anh làm khổ em. Mà anh cũng thế chứ có thua gì em đâu. Nhiều lúc nhớ em tới nổi muốn điên lên được. Ban ngày thì còn đở, anh cắm đầu vào làm việc, học hành cho quên đi nổi nhớ. Nhưng ban đêm thì mới là một cực hình đối với anh, hình bóng em không một lúc nào rời xa tâm trí anh. Có lúc anh tưởng chừng như em đang cận kề bên anh, tới chừng mở mắt ra thì chỉ có một mình anh trong căn phòng vắng lặng. Những lúc nhưthế nếu có thể trở về ngay được thì có lẻ anh đã bay về bên em ngay rồi
Phương Diễm trách móc:
- Vậy mà anh nở lòng đi biền biệt. Không quay trở về và cũng không một lời nhắn gửi. Em cứ mong chờ anh. Có lúc nghĩ dại lại cứ tưởng là anh không còn nữa. Lại có lúc nghĩ là anh đã có người khác bên mình nên không còn nhớ tớ em nửa chứ.
- Những khi nghĩ như thế em làm sao?
- Thì em chỉ còn biết khóc chứ làm sao nữa. Rồi em lại cầu nguyện cho anh được bình an, dù anh có trở về bên người khác chăng nửa thì em cùng bằng lòng với số phận của mình. Miễn sao anh không bị gì là tốt rồi.
Nguyễn cãm động trước những lời bộc bạch chân thành của Phương Diễm. Anh nắm chặt bàn tay cô:
- Khổ quá, làm sao anh có người khác cho được khi mà trong tim anh khi nào cũng đầy ấp hình bóng em. Nhưng mà lần này về đây, anh cũng ngở là em tay bế tay bồng rồi đấy chứ
Phương Diễm lườm Nguyễn một cái thật dài
- Bộ anh muốn như vậy lắm hả? Vậy sao không đi thêm vài năm nửa chắc chắn anh sẽ thấy được điều anh vừa nói.
- Chắc là lòng thành của anh còn động đến thượng đế cho nên anh mới về kịp như thế này. Diễm à, anh thật lòng mong muốn ba em hủy bỏ cuộc hôn nhân này.
Phương Diễm gật đầu:
- Em sẽ cố gắng tìm hiểu coi ba em bắt em lấy chồng vì lư do nào? Khi đó thì mình mới nghĩ được cách để gở ra. Mà thôi đừng nhắc đến chuyện đó nửa anh, anh nói cho em biết đi, tại sao đột nhiên anh lại trở về sao từng ấy năm vắng bóng?
Không muốn Phương Diễm nghĩ ngợi về hoàn cảnh của mình bây giờ, Nguyễn cười cườ trả lời:
- Vì anh nhớ em quá không chịu nổi nửa nên anh đành phải trở về
Phương Diễm bĩu môi:
- Em không dám giả tưởng điều đó đâu. Ngày đó anh bỏ đi không nói với em một lời khiến em mịt mù không biết đâu mà lần. Bây giờ lại nói thương nhớ người ta ai mà tin cho được?
Nguyễn nhìn Phương Diễm trìu mến:
- Thì anh đã biết lổi của anh rồi mà, em đừng trách anh nữa. Chỉ cần biết bây giờ anh vẫn là thằng Nguyễn của em như ngày nào là được rồi.
Phương Diễm hiểu ư Nguyễn, cô nhẹ giọng hỏi sang chuyện khác:
- Vậy anh về luôn hay có ư định đi nữa hay không?
Nguyễn đăm chiêu:
- Anh cũng chưa tính được nếu như không có gì trở ngại thì có lẽ anh sẽ không đi nữa đâu.
- Vậy anh định làm gì trong thời gian sắp tới chưa?
Nguyễn gật đầu:
- Ba anh mới mất tài sản va công việc trong công ty của ổng còn đó. Vì vậy tạm thời anh sẽ vào làm trong công ty của ba anh. Rồi sao đó sẽ tính.
- Vậy thì công việc của anh cũng tạm ổn rồi, anh đừng đi nữa nhé.
Ánh mắt Phương Diễm nhìn Nguyễn như muốn khóc, có lẽ cô nghĩ đến những tháng ngày hai người xa nhau dài dằng dặc đã qua. Nguyễn gật đầu:
- Anh cũng mong là như thế. Chỉ sợ có những điều mình không tránh được mà thôi
Nguyễn nhìn Phương Diễm anh ngậm ngùi khi thấy thời gian đã để lại dấu ấn trên gương mặt cô. Ngày tháng trôi qua Phương Diễm không còn la cô bé ngây thơ, nhí nhảnh ngày nào mà anh cứ phải dổ dành với từng cơn giận bất chớt nữa rồi. Mà giờ đây, trước mặt anh là cô gái u buồn với ánh mắt thăm thẳm với môi vười qúa đổi dịu dàng nhưng không tránh khỏi một vài nếp nhăn trên khoé môi.
Phương Diễm không tránh tia nhìn của Nguyễn, cô muốn mình lại như ngày nào đắm mình trong ánh mắt thương yêu của anh. Thật sự cô muốn thời gian ngừng lại để mãi mãi hai người có nhau như hiện giờ. Không hiểu sao một nỗi lo âu nào đấy cứ ám ảnh cô mải không nguôi.
Gõ nhẹ lên cánh cửa phòng có gắn tấm bảng Giám đốc ba tiếng. Nguyễn bình thản đứng đợi. Nhưng anh cũng không phải đợi lâu vì ngay sau đó trong phòng đã có tiếng vọng ra:
- Mời vào
Nhẹ tay mở cửa, Nguyễn bước vào căn phòng đã từng thân thuộc với anh. Ông Đại đang ngồi sau bàn làm việc, trông thấy anh ông vội vả nói:
- Cháu đợi chú một lát nhé, chú đang bận quá chừng.
Nguyễn gật đầu:
-Vâng ạ, chú cứ làm việc đi, cháu ngồi đây đợi ạ.
Ngồi xuống chiếc ghế salon, Nguyễn cầm một tờ báo lên đọc. Nhưng những chữ nghĩa trong đó cứ như biết nhảnh múa vậy, không chữ nào lọt được vào đầu anh. Tư thế Nguyễn vẫn cứ cầm tờ báo trên tay chứ không bỏ xuống, và anh kiên nhẫn đợi chờ.
Phải đến mười lăm phút sau, ông Đạt mới bỏ cây bút xuống. Nhưng ông vẫn chưa nói chuyện với Nguyễn mà lại quay sang nhấc điện thoại lên. Ông nói to vào trong máy:
-Cậu Hùng phải không? Sang lấy những bản hợp đồng đây này, tôi đã lo xong rồi đấy.
Đặt ống nghe xuống, ông Đạt chậm rãi đứng lên. Ngồi xuống chiếc ghế trước mặt Nguyễn, ông từ từ nói:
-Cháu thấy đấy, mọi công việc đều tới tay chú, có rảnh rỗi được đâu. Nào, bây giờ tới chuyện của cháu. Hôm nay cháu đi làm phải không?
Buông tờ báo xuống bàn, Nguyễ gật đầu:
-Như hôm trước cháu đã nói với chú, hôm nay cháu tới nhận việc.
-Thế cháu muốn làm công việc gì?
-Tùy chú thôi ạ, nếu cần cháu làm công việc gì thì chú cứ sắp xếp.
Ông Đạt đưa tay lên rờ cằm, ông có vẻ suy tính:
-Thực ra, công ty của chúng ta hiện giờ không thiếu người, mọi việc đều đã đâu vào đấy cả rồi. Nhưng với cháu thì chú phải sắp xếp cho cháu một công việc chứ. Vì vậy mà hôm qua chú đã bàn với ông Nam, sẽ để cháu trông coi phân xưởng hai.
Có điều...
Ông Đạt ngừng lại, dường như ông ta có điều gì khó nói. Nguyễn hỏi:
-Có gì khó khăn ạ? Nếu như không tiện thì chú cứ xếp cháu vào một chỗ nào đấy cũng được, cháu không ngại đâu.
Ông Đạt kêu lên:
-Ấy, sao lại thế? Dù thế nào chăng nữa thì chú cũng phải lo cho cháu tử tế chứ. Công ty này là do ba cháu thành lập cơ mà, dù chú có phần hùn nhưng không thể nào quên ba cháu được đâu. Bây giờ, cháu về đây để tiếp nối công việc của ba cháu, lẽ ra cháu fải ngồi ở căn phòng này mới đúng đấy chứ. Nhưng chỉ ngại cháu còn mới mẻ quá, sợ một số cổ đông họ không chịu.
Những lời ông Đạt nói nghe có vẻ rất thương yêu Nguyễn và luôn nhớ đến người anh đã khuất. Nhưng không hiểu sao Nguyễn cứ thấy trong lời lẽ của ông ta có một điều gì đó không thật. Anh lắt đầu:
-Không sao đâu chú ạ, chú cứ sắp xếp sao cho thuận lợi là được rồi.
Ông Đạt vui vẻ:
-Cháu nghĩ vậy là chú yên tâm rồi, chú cũng đã bàn với ông Nam rất kỹ, giao cho cháu phân xưởng hai cũng là xét tình xét lư đó chứ. Phân xưởng này ba cháu mới vừa thành lập xong, lại chưa chính thức giao trách nhiệm cho ai. Vì vậy đưa cháu vào đó cũng có nghĩa là giao cho cháu ư nguyện cuả ba cháu, lại không phải đụng chạm tới ai hết. Chú chỉ còn ngại một điều là phân xưởng này mới thành lập nên mọi việc chưa vào nề nếp, cháu phai? vất vả đấy.
Nguyễn phân vân:
-Vất vả thì cháu không ngại, cháu chỉ sợ là làm không được việc mà thôi.
Đdiều ấy thì cháu không phải lo, chú sẽ bố trí cho cháu mấy nhân viên rành việc, họ sẽ giúp cháu.
-Vậy thì cháu yên tâm rồi.
-Bây giờ chú đưa cháu tới phân xưởng để cháu làm quen với mọi người ở đó luôn nhé.
Nguyễn lẳng lặng đi theo ông Đạt. Trước một công việc hoàn toàn lạ lẫm, anh cũng thấy hồi hộp. Đã đi đến phân xưởng. Nguyễn bước chậm lại, anh ngắm nhìn tòa nhà mới xây còn nồng mùi nước vôi. Trong lòng anh chợt dâng lên một cảm giác khó tả. Nguyễn cũng không thể hiêu? được tâm trạng của mình trong giờ phút này, một nỗi xao xuyến vì nhớ đến người cha đã khuất bóng, lại thêm nỗi lo lắng vì đứng trước một thử thách mới. Liệu anh có làm được gì hay không? Hay là lại làm cho ba anh không thể ngậm cười nơi chín suối.
Ông Đạt đã đưa Nguyễn tới trước cửa văn phòng. Nhưng hai người chưa kịp mở cưa? thì từ trong phòng, tiếng người la lớn vọng ra.
-Ông mà nói như thế thì ông cứ tự mình làm đi, tôi không làm nữa.
Một giọng nói khác cũng to không kém vọng ra:
-Cậu không làm nữa thì cứ việc nghỉ, công ty sẽ tuyển người khác. Cậu đừng có mà hù tôi.
-Ông tưởng tôi không dám sao? Không làm chổ này thì làm chỗ khác, lo gì.
Liền sau tiếng hét là tiếng chân người dậm mạnh tren nền gạch tiến ra phiá cưa?, rồi cánh cửa bật ra thật mạnh, một người đang hùng hổ bước ra. Trông thấy ông Đạt, bước chân anh ta khựng lại. Nhưng rồi ngay lập tức, anh ta lại thản nhiên bước đi.
Ông Đạt đưa tay ngăn anh chàng đang giận dữ đó lại:
-Này, có chuyện gì thì từ từ giải quyết chứ sao lại hùng hổ thế kia?
Anh chàng đứng lại, nhìn ông Đạt một cái rồi lại chuẩn bị bước đi tiếp tục.
Ông Đạt lại nói:
-Hoàng à, có chuyện gì mà cậu nóng nảy thế kia? Thôi, vào đây! Chuyện gì thì cũng từ từ rồi nói.
Lời ông Đạt nói đã có tác dụng. Cái anh chàng Hoàng đang hung hăng là thế đã nhũn xuống ngay. Quay bước trở vào phòng, anh ta lùi vào một góc, đứng khoanh tay chờ đợi.
Trong phòng, còn một anh chàng nữa. Nãy giờ anh ta đứng im, nhưng khi thấy ông Đạt cùng Nguyễn bước vào thì anh ta có thái độ ngay lập tức. Lờ đi như không thấy Nguyễn, anh ta xum xoe chào ông Đạt:
-Thưa Giám đốc, hôm nay Giám đốc xuống thăm phân xưởng ạ?
Không lư gì đến câu hỏi của anh ta, ông Đạt hất hàm về phía Hoàng đang đứng, hỏi:
-Cậu với câu. Hoàng có chuyện gì mà cãi nhau thế hử? Anh em có gì thì bao ban nhau mà làm việc chứ cứ chống đối nhau như thế thì làm sao mà công việc trôi chảy được?
Anh chàng xoa hai tay vào nhau, khúm núm:
Đa... da... cũng chẳng có chuyện gì đâu ạ. Chỉ là anh em bất đồng ư kiến với nhau thôi ạ.
-Thế sao không nói cho ra đầu ra đuôi để hiêu? nhau cho hết bất đồng mà lại thách thức nhau như thế? Cậu Hoàng này, tôi giao cho cậu tạm thời xử lư công việc ở đây, nhưng coi bộ không xong rồi đó.
Nghe ông Đạt phê bình, Hoàng nhăn nhó:
Nhưng mà thưa Giám đốc, chẳng thà Giám đốc cho tôi trở về làm việc bên phân xưởng một như cũ chứ ở đây tôi khó làm việc quá ạ. Mấy người ở đây cứng đầu lắm, tôi nói mà họ có nghe đâu!
Ông Đạt nhình Nguyễn một cái, chắc là ông ta muốn thăm dò thái độ của anh trước câu nói cuả Hoàng. Nhưng thấy anh vẫn làm thinh, tren mặt không tỏ một thái độ nào, ông ta yên tâm quay sang gắt nhẹ:
-Câu lôi thôi quá, không có năng lực điều khiển mọi người ở đây thì chịu đi, lại còn nói này nói nọ. Thôi được rồi, cậu đã muốn vậy thì tôi cũng chiều theo nguyện vọng của cậu. Ngày mai là cậu có thể trở về phân xưởng một rồi, ở đây giao lại cho người khác.
Tuy làm ra vẽ thờ ơ, nhưng Nguyễn vẫn chú ư đến người tên Hoan này. Anh nhận thấy câu nói của ông Đạt làm hắn ta tỏ ra thất vọng. Nhưng chỉ một thóang thôi, nét mắt hắn ta lại trở lại bình thường thật nhanh. Hoan hỏi dò:
-Thế ai trong công ty được điều đến đây thế ạ?
Ông Đạt lắc đầu:
-Không điều ai hết, mà có trưởng xưởng mới. Cậu Nguyễn đây là con trai duy nhất của cố Giám đốc Thiện sẽ trông coi phân xưởng này.
Mãi đến bây giờ Hoan mới làm ra vẻ nhình thấy Nguyễn. Anh ta lại xum xoe xòe tay với anh:
-Thưa chào anh ạ. Chúc mừng anh đến với công ty.
Nguyễn lịch sự đưa tay ra. Bàn tay nhão nhoẹt và nhơm nhớp mồ hôi của Hoan làm Nguyễn thấy ghê ghệ Nhưng anh vẫn thản nhiên:
-Cảm ơn anh!
Ông Đạt lại nói với Hoan:
-Cậu coi thu xếp để bàn giao lại cho cậu Nguyễn nhé.
Hoan gật lia lịa:
-Vâng ạ, để tôi làm ngay.
Quay sang Hoàng, ông Đạt hỏi:
-Còn cậu, có chuyện gì mà giận dữ như thế? Nói ra xem nào!
Bước tới một bước, Hoàng chậm rãi nói:
-Thưa Giám đốc, cái máy dập khuôn có vấn đề, xin Giám đốc cho sữa chữa ạ.
Ông Đạt hỏi lại:
-Cậu có thể nói cụ thể coi nó hư như thế nào không?
Đạ, khi lấy thành phẩm ra, mặt không được mịn ạ.
-Thế sao cậu không nói với cậu Hoan?
Câu hỏi của ông Đạt làm mặt Hoàng sẩm xuống:
-Ông Hoan nói là không hề gì, cứ để sản xuất. Nếu thành phẩm nào rỗ
nhiều quá thì cứ đưa vào loại hai hoặt loại ba.
Ông Đạt kêu lên:
-Như vậy đâu có được, làm ra thành phẩm loại một thì mới được chứ loại hai hoặc ba thì có nước mà dẹp tiệm luôn ấy chứ. Thôi được rồi, cậu cứ lê kế hoạch sưa? chữa rồi đưa cho cậu Nguyễn đây giải quyết.
-Vâng ạ.
Quay sang Nguyễn, ông Đạt nói:
-Bây giờ cháu có cần chú dẫn đi xem một vòng quanh phân xưởng không?
Nguyễn lắc đầu:
-Không cần đâu chú ạ, từ rồi cháu sẽ đi.
-Vậy thì chú trở lên phòng đây. Cháu làm việc tại phòng này, có gì khó khăn thì cứ tìm chú hoặc Mạnh mà hỏi nhé.
-Cháu biết rồi, thưa chú.
Ông Đạt quay lưng bước ra ngoài, Hoan hỏi Nguyễn:
-Bây giờ ông có muốn bàn giao luôn không?
Đdể mai đi, anh sắp xếp lại rồi giao cho tôi luôn. À, trong phân xưởng này
có thư kư không?
Hoan gật đầu:
Đạ có, cô Thảo là thư kư cho ông. Cô ấy ngồi ở phòng bên cạnh.
-Vậy thì anh cứ bàn giao cụ thể với cô ấy, nếu có gì thắc mắc chúng ta sẽ trao đỗi sau.
Hoan gật đầu rồi đi ra ngoài, Nguyễn vẫy Hoàng:
-Cậu lại đây ngồi cho tôi hỏi thăm một chút.
Nguyễn đi lại phiá bộ bàn ghế dùng để tiếp khách. Anh ngồi xuống và chỉ cho Hoàng chiếc ghế trước mặt.
Hoàng ngập ngừng ngồi xuống trước mặt ông xếp mới toanh cuả mình. Anh phân vân không hiểu mình lại bị gọi lại vì lư do gì? Nhưng với bản tính cương cường của một thanh niên, anh tỏ ra thản nhiên để đợi nghe xếp nói.
Nhìn thẳng vào mặt Hoàng. Nguyễn hỏi:
-Cậu có thể nói rõ cho tôi biết về việc cái máy dập khuôn được hay không?
Hoàng nhìn trả lại Nguyễn một cái, anh có vẽ ngại ngùng, nhưng rồi ánh mắt thẳng thắng cuả Nguyễn đã khiến anh quyết định nói thẳng:
- Thưa anh, cái máy đó làm cho một số hàng khi đúc ra bị rỗ mặt, vì thế mà những thành phẫm đó không được tính là loại một mà chỉ được tính là loại hai, thậm chí có khi được xếp vào loại phế phẩm nữa.
-Thế số hàng đó thì làm gì được?
-Thì bán loại hai, giá bằng một nữa giá loại một. Còn nếu xếp vào loại phế phẩ thì chỉ có nước đem cân kí lô.
-Vậy ai là người mua những hàng hóa đó?
-Thì là người nhà của ông Hoan, ông ấy đã cho thầu hết số hàng kém phẩm chất này.
Nguyễn gật gù, anh đã hiểu ra vấn đề. Anh lại hỏi:
-Theo cậu thì sưa? cái máy đó lại cho tốt thì có lợi hay là để như thế này?
Hoàng nhìn Nguyễn một cách lạ lùng. Cái ông xếp mới này của anh có điên không vậy nhỉ? Cái vấn đề đơn giản như thế mà cũng phai? hỏi?
Tuy nhiên Hoàng cũng nói:
Đdương nhiên là phải sữa lại rồi, vì sữa lại thì không tốn kém bao nhiêu nhưng kết quả thì thật tốt.
-Vậy cậu có biết tại sao ông Hoan lại không cho sữa chữa hay không?
Hoàng nhún vai:
-Cái ư đồ của ông ta thì cả phân xưởng đều biết chứ có ai lạ đâu. Có điều là mọi người không ai muốn dấy vào với ông ta. Đó là một con người thù vặt số một trên thế giới đó.
Nguyễn mỉm cười:
-Thế cậu không sợ hay sao mà lại dám chống đối ông ta?
Hoàng cũng cười:
-Tôi mà sợ Ông ta à? Không làm chỗ này thì làm chỗ khác, chỉ sợ mình không có ư chí thôi chứ có gì mà phải sợ?
Nguyễn gật đầu:
-Thế mới đúng chứ. Thôi, hỏi chuyện cậu một chút như thế thôi. Bây giờ cậu có thể dẫn tôi đi tham quan một vòng phân xưởng không nhỉ?
Hoàng sốt sắng đứng lên ngay:
Đdương nhiên là được rồi. Chẳng những anh là xếp của tôi, mà không hiểu sao mới chỉ gặp anh tôi đã thấy thích rồi. Chỉ sợ anh chê tôi là thằng cứng đầu thôi chứ nếu không thì tôi sẵn sàng là đệ tử của anh rồi đó.
Nguyễn cũng đứng lên, anh chìa tay:
-Tôi cũng thuộc loại cứng đầu nên cũng khoái mấy người cứng đầu như cậu. Hy vọng là chúng ta hợp nhau đấy.
Hoàng đặt tay vào bàn tay Nguyễn đang mở ra chờ đợi. Cả hai nhìn nhau cười, những giọng cười của hai người mới vừa gặp nhau nhưng nghe thật thân thiết.