There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 9012 / 41
Cập nhật: 2015-11-17 06:34:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ặt chân lên lối mòn trải đá lao xao, Uyển Mi ngồi xuống chiếc xích đu gần cổng sau dưới tàn cây mận xanh ngăn ngắt, có vẻ như chờ đợi ai đó rất nôn nao. Từ hôm tham gia cuộc thi người mẫu Asian đến nay cô rất buồn.
Cầm tờ tạp chí có in hình Bích Hà rất ăn ảnh lên trang nhất, Uyển Mi không tài nào chịu nổi. Tuy nhiên cô cứ muốn xem hoài và nỗi day dứt cứ gặm nhấm trong tim cô.
Với giải khuyến khích chết tiệt ấy làm cho bà Uyển Nhung không hài lòng chút nào.
Biết mẹ buồn cô cũng không dám gặp bà để nói chuyện nhiều. Vì vậy, giờ rảnh cô làm bạn với chiếc xích đu quen thuộc thường xuyên hơn.
Lật quyển tạp chí mới mua ra, Uyển Mi phát hiện ra Việt Dũng là nhà báo thực thụ.
Bài và ảnh của Việt Dũng được báo Thời trang trẻ rất ấn tượng. Những tấm ảnh của anh cực đẹp mang đến cho người xem cảm giác thanh thoát. Uyển Mi vội lật nhanh tìm kiếm.
Cô tròn mắt thích thú. Chỉ mấy dòng anh đăng bài và ảnh cô trông rất trẻ trung xinh xắn, suýt chút cô nhìn không ra:
“một siêu mẫu đầy triển vọng”. Một dòng chữ nghiêng nghiêng giới thiệu về nhưng gương mặt mới của làng điện ảnh.
Rồi bài viết về thời trang và cuộc sống, những mẫu thờí trang rất bắt mắt. Một nhà báo ở cạnh cô bấy lâu nay mà cô không phát hiện ra. Việt Dũng tài thật. Uyển Mi lại trở vào nhà trên lối sỏi quen thuộc. Dáng tất tả hấp tấp suýt chút nữa va vào bà Uyển Nhung:
– Trời! Con đi đâu mà bất cẩn vậy Uyển Mi?
Mấy ngày nay, bà Uyển Nhung mới thấy nụ cười trên môi con gái. Uyển Mi khoe với mẹ:
– Mẹ xem coi ai đây nè!
Bà Uyển Nhung nhíu mày nhìn vào tờ báo Thời trang trẻ. Bà kêu lên:
– Là con hả Uyển Mi? Ai viết bài về con vậy? Sao không cho mẹ hay để mẹ cảm ơn người ta.
– Con đâu có biết chỉ mới phát hiện ra thôi.
Bà Uyển Nhung không tin:
– Con nói lạ quá. Người ta lấy thông tin và ảnh của con từ đâu mà ra thế này.
Đan hai bàn tay vào nhau, Uyển Mi ngúng nguẩy hai bím tóc:
– Thì mẹ xem hết đi. Con cũng rất ngạc nhiên nên mới khoe với mẹ đó.
– Vậy hả? Để coi...
Bà đọc lẩm nhẩm:
“Một cô gái có gương mặt khả ái, nụ cười duyên dáng. Đó là hình ảnh cô người mẫu Uyển Mi, với cặp mắt to tròn tuyệt đẹp. Cô người mẫu đầy triển vọng, Tôi hy vọng cô ấy sẽ lập kỳ tích trong tương lai”.
Bài và ảnh của Việt Dũng.
– Việt Dũng tên quen quen vậy con. Có phải...
Uyển Mi cườì tươi như hoa:
– Là anh Việt Dũng trọ ở nhà ta đó mẹ. Con nghĩ...
Bà Uyển Nhung ngắt lời cô:
– Việt Dũng là nhà báo à? Sao bấy lâu nay con không cho mẹ biết?
Thấy mẹ nhìn bằng đôi mắt nghi hoặc Uyển Mi nghiêng đầu nhìn lại:
– Mẹ làm gì mà nhìn con ghê vậy?
Cười cho bớt căng thẳng, bà Uyển Nhung tra gạn:
– Mẹ hỏi thật, con điều tra về cậu ta được gì nào? Mà hôm thi cậu ta lại đưa con về nhà vậy?
Uyển Mi chớp đôi mi cong buồn xo:
– Mẹ biết rồi đó, nghe tin công bố của ban giám khảo, con hụt hẫng bỏ xuống đi tìm mẹ. Lúc ấy khán giả đông quá không tài nào chen lấn nổi. Lại thêm các fan hâm mộ vây quanh. Nhiều nhà báo, nhiếp ảnh tranh thủ chụp ảnh, con mệt mỏi chẳng thấy gì cả, con bị khán giả đẩy ngã vào anh nhà báo không ngờ đó là Việt Dũng.
– Sao con lại nhờ cậu ta làm gì. Lỡ là người xấu làm sao?
Uyển Mi phụng phịu:
– Mẹ có biết điện thoại ở đâu con gọi cho mẹ không? Không có tiền, điện thoại trong ví tay, con phải nhờ anh ta cho mượn gọi đi taxi về, quá khuya không còn xe nên đành quá giang anh ta.Thật ra Việt Dũng không đến nỗi nào.
Bà Uyển Nhung ngưng lời, khuôn mặt bà chùng lại có vẻ suy tư hơn:
– Con phải cẩn thận mới được, mẹ chỉ có mình con an ủi. Trên đời có biết bao cạm bẫy, đàn ông đẹp trai không thiếu nhưng người đàng hoàng thì không nhiều đâu con.
– Con hiểu mẹ ạ. Con cũng rất lo khi anh ta đưa về. Tuy nhiên con nghĩ mẹ con ta đa nghi, phòng ngừa quá sức đó mẹ.
Bà Uyển Nhung trừng mắt:
– Con biết gì về anh ta mà dám khẳng định như vậy hả? Ngày xưa ba con cũng lịch lãm, tế nhị, hết mình lo cho mẹ. Rối từ ngày sống chung với ổng mới biết ông ấy là kẻ quá bạc tình. Nếu lúc đầu mẹ biết thì...
Uyển Mi khịt mũi, nheo nheo một mắt chọc bà:
– Thì sao hả mẹ? Có phải không có con không? Thật ra con cám ơn ông ấy đấy chứ.
– Con không giận ông ta à?
– Không. Ngược lại là khác. Mẹ nên sống bao dung đi.
– Cha mày, con ạ. Bao dung với kẻ bạc tình giống như đem nước tưới vào sa mạc vậy.
Đừng làm chuyện uổng công phí sức. Mẹ rất lo con dẫm vào con đường của mẹ đã đi qua.
Liếc mẹ cô nũng nịu:
– Có mẹ dìu dắt làm gì con phải dẫm lên đường mẹ đã qua chứ. Mẹ yên tâm đi!
– Hừ! Thì yên tâm. Nhưng mẹ tức con à.
Uyển Mi ngơ ngác:
– Chuyện gì nữa hả mẹ?
– Tại sao làm báo mà cậu ta phải thay đổi trang phục, xe cộ hằng ngày như vậy? Mẹ nghi ngờ không phải không có lý do.
– Được rồi mẹ ạ. Con cũng thắc mắc hỏi anh ta cười trừ. Mẹ xem có tức không.
Mím môi suy nghĩ, bà Uyển Nhung quan sát Uyển Mi:
– Hình như cậu ta có cảm tình với con thì phải.
Uyển Mi chối mà nghe lòng nao nao:
– Làm gì cồ chuyện ấy hả mẹ.
– Ờ chắc tại mẹ quá nhạy cảm nên... Mẹ mong cảm nhận của mình sai.
Uyển Mi giật mình bởi giọng nói đầy quan tâm lại như lo lắng của mẹ. Cô thấy nhợt nhạt:
– Nếu anh ấy là một nhà báo thật sự thì sao hả mẹ?
Bà Uyển Nhưng nhếch môi:
– Này, khai thật đi, con và cậu ta quen biết nhau rồi phải không?
– Sao mẹ nói vậy? Chính mẹ biểu con tiếp cận anh ấy mà.
Uyển Mi cố cãi. Cô đọc được tia nhìn của mẹ nên chớp lia lịa làn mi cong, lúng túng.
– Ờ thì mẹ bảo con tiếp cận điều tra. Ai bảo con làm quen cậu ta nhanh như vậy.
Uyển Mi lắc đầu nguầy nguậy:
– Mẹ chỉ đoán trúng một tí thôi. Thật ra con chỉ mới nhờ anh ta thôi. Con chưa biết về anh ta, con chưa biết chút gì. Mẹ giao việc khó bằng trời. Con không thèm làm nữa đâu.
Lỡ có việc gì mẹ lại ghép tội.
Vo đầu con gái nhè nhẹ bà Uyển Nhung cười:
– Thôi đừng có làm nũng nữa con gái ạ. Mẹ hiểu lòng dạ con gái của mình mà. Nhưng thôi bài báo này cũng khiến mẹ cảm tình với cậu ta chút chút. Để mẹ nhờ Việt Dũng...
– Nhờ anh ta điều gì?
Bà Uyển Nhung ra vẻ bí mật:
– Con Bích Hà nhan sắc đâu băng ai mà đạt giải á hậu, nó nhờ ông đạo diễn kiêm nhà báo lăng xê nghĩ mà thêm giận. Mẹ tính rồi con ạ.
– Tính cái gì? Đừng nói mẹ xúi con giống Bích Hà nha. Con không chịu đâu.
Bà Uyển Nhưng tỏ vẻ không hài lòng:
– Bíeh Hà làm được sao mẹ lại không.Vì con mẹ sẽ.
Hoảng hốt, Uyển Mi la lên:
– Á! Mẹ nói cái gì con không hiểu? Chẳng lẽ mẹ giống Bích Hà.
– Giống thì đã sao?
– Trời ơi! Mẹ ơi là mẹ, con không cần á hậu, hoa hậu gì cả.
Hai mẹ con cãi nhau, không ai hiểu ai. Càng lúc Uyển Mi càng tức tối mẹ mình. Lẽ nào mẹ không chịu hiểu điều ấy là xấu. Trời ạ, cô chết mất hoặc ít ra cũng hoá điên thôi:
– Bích Hà làm gì mẹ có biết không?
– Sao lại không biết? Nó có ông nhà báo để dựa vào mà tìm sự nổi tiếng. Mẹ cũng tìm một nhà báo lăngxê cho con gái mẹ, có gì sai mà con kêu trời, hoảng sợ như vậy?
Tròn thắt, biết mình hiểu lầm mẹ Uyển Mi gãi đầu bối rối:
– Mẹ có biết Bích Hà là gì của Tấn Hoàng không?
– Là gì hả?
– Cô ấy chấp nhận là vợ bé của Tấn Hoàng đó.
– Hả? Con nói cái gì?
– Bích Hà bán thân mình cho hắn đổi lấy danh tiếng.
– Hèn gì, đàn ông là vậy đó. Nếu không vì sắc đẹp quyến rũ hắn đâu có bỏ công ra. Mẹ cứ tưởng...
Uyển Mi cười tủm tỉm:
– Con cũng nghĩ là mẹ....
Bà Uyển Nhưng liếc con gái:
– Nghĩ bậy về mẹ vậy sao con?
Uyển Mi tựa vào tay mẹ cười khúc khích:
– Thôi mẹ đừng lo nghĩ về chuyện người mẫu của con nữa. Tự thân con sẽ lo được mà.
Bây giờ con đi nghĩ đây.
– Ủa, mới sáng mà nghỉ ngơi gì. Con không khoẻ sao?
– Không có! Con nghiên cứu mấy mẫu thời trang mới độc đáo lắm.
Bà Uyển Nhung nhìn theo dáng con gái. Bà thầm hãnh diện về cô. Một sắc đẹp hiếm có, con của bà càng lớn càng xinh đẹp hơn nhiều. Bà Uyển Nhung càng tự hào về Uyển Mi bao nhiêu thì bà càng nặng lo về cô bấy nhiêu. Dù sao Uyển Mi cũng không có cha nên bao nhiêu tình thương yêu bà đều dồn hết cho cô. Bà Uyển Nhung dành cho cô một tình yêu vô bờ bến.
Bà Uyển Nhung quyết làm mọi việc vì cô. Người đầu tiên bà nghĩ đến là Việt Dũng.
Biết đâu anh ta sẽ giúp bà hoàn thành ước nguyện.
Bà Uyển Nhung bước ra ngoài, hình ảnh Bích Hà đoạt giải á hậu cứ lởn vởn trong đầu óc. Nhớ lại Uyển Mi buồn buồn mấy bữa nay, bà Uyển Nhung không thể nào hài lòng với giải khuyến khích của Uyển Mi vừa đoạt được trong cuộc thi người mẫu Asian vừa qua.
Bích Hà chỉ là cô gái ở trọ không nhan sắc mặn mà chỉ được cái dáng đẹp. Gian phòng của Bích Hà đã có người khác thay thế.
Kể từ sau ngày đạt giải ả hậu, Bích Hà bỗng trở mặt. Cô ta nói thẳng với bà Uyển Nhưng từ nay cô đã có ngôi nhà mới do Tấn Hoàng lo. Bích Hà dọn ra ở riêng. Hai người rất tình tứ mặc dù Tấn Hoàng đã có vợ. Bà Uyển Nhung nhớ mọi việc xảy ra trong tuần nay mà khó chịu vô cùng.
Tuy khó chịu trong lòng nhưng việc Bích Hà đi bà Uyển Nhung không hề tiếc rẻ chút nào.
Sáng chủ nhật, Việt Dũng đang loay hoay bên chiếc máy vi tính xách tay. Anh chăm chú vào màn hình sửa từng nét lên ảnh của các cô người mẫu và bộ sưu tập thời trang do anh thiết kế trên máy. Việt Dũng ngắm nghía với vẻ hài lòng.
– Chào cậu Vỉệt Dũng, hôm nay cậu không đi làm sao?
Việt Dũng ngước cặp mắt màu đen nghiêm nghị chào bà chủ:
– Chào bác, mờí bác ngồi.
Bà Uyển Nhung nhìn quanh căn phòng. Anh chàng sắp xếp khá ngăn nắp. Việt Dũng bước đến bên chiếc tủ áo nhỏ mở ra lấy tiền rồi trở lại bàn làm việc. Giọng Việt Dũng trầm trầm ngạc nhiên:
– Dạ, có việc gì không bác?
Bà Uyển Nhung hiền từ mở đầu câu chuyện:
– Tôi nghe nói cậu là nhà báo có tài. Những bài viết của cậu khá phong phú được đăng trên những tờ báo uy tín. Cậu làm báo lâu chưa?
Cười nhếch môi thật lịch sự, Việt Dũng nói từ tốn:
– Dạ, cháu vào nghề đã hai năm nay.
– À cũng có kinh nghiệm rồi phải không?
– Dạ chút đỉnh.
– Cậu chớ có khiêm tốn quá. Tôi muốn hỏi cậu những tập thời trang do cậu sưu tầm được đăng trên báo là của ai gửi cậu vậy?
Việt Dũng lấy làm lạ vì bà chủ phòng trọ lại lưu tâm đến thời trang làm gì nhỉ. Bâ ấy thích thời trang hay đỉnh sưu tầm cho cô con gái. Anh hơi ngỡ ngàng:
– Bác muốn biết điều ấy để lâm gì ạ?
– Tôi hỏi vậy mà? Có phiền gì cậu không?
– Không có, đây là những bộ sưu tập thời trang do cháu bỏ công ra để thiết kế và đạt giải được đăng lên báo. Đây báo xem.
Anh mở máy nhấp chuột. Những bộ trang phục đầy màu sắc như hiện ra trước mắt. Dù không am hiểu về thời trang mà bà Uyển Nhung vẫn thấy thích thú với những mẫu thiết kế khác lạ mắt của anh. Huống hồ gì Uyển Mi. Bà cất giọng:
– Những bộ thiết kế này Uyển Mi rất thích thú. Cậu giới thiệu cho nó chưa?
Việt dũng lắc đầu:
– Cháu không có điều kiện tiếp xúc với cô ấy nên chưa giới thiệu ạ. Vả lại cháu sợ cô ấy không thích thú.
Bà Uyển Nhung gật gù:
– Không ngờ cậu tài quá. Hay là cậu kèm thêm cho Uyển Mi, tôi sẽ có thù lao hậu hĩ cho cậu, cậu đồng ý không?
Việt Dũng khó xử trước lời đề nghị bất ngờ của bà chủ nhà. Anh hơi bối rối:
– Thật ra cháu không có nhiều thời gian đâu bác. Những lúc rỗi rảnh buồn buồn cháu giết thì giờ bằng cách vẽ theo ý của mình mà thôi.
Bà Uyển Nhung đề nghị:
– Cậu có quen nhà thiết kế thời trang Hương Việt không? Nếu cậu không rảnh thị cậu gởi Uyển Mi đến đó học giùm tôi, tôi cảm ơn cậu nhiều lắm đó.
Khẽ nhếch môi cười, Việt Dũng ngập ngừng:
– Sao bác biết Hương Việt? Cháu...
Cười to, bà Uyển Nhung bảo với Việt Dũng:
– Uyển Mi xem thời trang trên báo nó khen cậu có tài và thích những bộ sưu tập của Hương Việt nên tôi mới nhờ cậu giúp đỡ giùm cho Uyển Mi.
Khẽ thở dài, Việt Dũng cười gượng gạo:
– Thật ra Hương Việt là biệt hiệu, là bút danh của cháu.
– Ủa, cậu là HươngViệt sao? Sao lúc là Việt Dũng, lúc là Hương Việt, nhiều tên chi cho rắc rối?
Anh thẳng thắn trả lời:
– Khi làm nghề báo cháu phải viết bài và cộng tác với nhiều tờ báo cho nên việc thay đổi bút danh là điều rất cần thiết.
Không ngờ bà Uyển Nhung lại tò mò thêm:
– Sao cậu không ở lại quê tiếp tục công việc?
Bà nheo cặp mắt chờ đợi. Một cặp mắt dường như anh đã gặp ở đâu đấy. Đúng rồi cặp mắt của Uyển Mi, cô ta rất giống mẹ ở chỗ cái nhìn là lạ khiến người đối diện phải chú ý.
Anh ngập ngừng trả lời:
– Thưa... việc này... cháu học nghề báo ở thành phố nay quyết định ở lại và sống tự lập.
Quê tận Đồng Tháp Mười nơi ấy không phải là mảnh đất cho cháu bộc lộ hết tâm trí và công sức của mình.
– À, tôi hiểu rồi. Vậy cậu cớ định ở đây luôn không, tôi giúp.
Cười thật hồn nhiên, Việt Dũng cảm thấy bà chủ thật hiếu khách anh cũng đùa tếu:
– Cháu nhờ bác giúp cháu mọc rễ ở đây càng tốt.
– Thế à? Để tôi làm mai cho cậu với một điều kiện.
– Điều gì ạ? Mấy điều kiện cháu cũng làm cả.
– Cậu hứa giúp cho Uyển Mi được không?
Không ngờ Việt Dũng tỏ ra rất bình thản, ung dung trước lời đề nghị của bà Uyển Nhung:
– Nhưng giúp về điều gì? Xin bác nói cụ thể cháu xem có được không?
Bà Uyển Nhung chậm rãi:
– Thứ nhất là Uyển Mi rất mê thời trang, tôi muốn tìm người thiết kế cho Uyển Mi những bộ trang phục đẹp.
– Điều kiện tiếp theo là gì ạ?
Việt Dũng hơi nôn nao hỏi. Bà Uyển Nhùng nhìn vào máy chiếu ảnh anh để trên bàn:
– Cậu biết chụp ảnh và chụp rất đẹp. Cậu biết là bức ảnh của cậu được đăng trên báo thời trang trẻ làm cho Uyển Mi rất thích.
– Ảnh của cháu?
– À, ảnh và bài cậu viết về Uyển Mi và mấy cô người mẫu triển vọng rất hay. Tôi cũng rất có cảm tình.
Anh nhếch môi cười vẻ hài lòng:
– Cảm ơn bác có lời khen cháu.
– Tôi nói thật đó. Nếu cậu bằng lòng, tôi sẽ bỏ tiền ra mua toàn bộ bộ sưu tập thời trang thu đông của cậu vừa thiết kế để cho Uyển Mi độc quyền trình diễn. Và...
Ngước mắt nhìn bà Uyển Nhung, Việt Dũng không ngờ người phụ nữ đứng tuổi này cũng có cặp mắt thẩm mỹ. Hình như bà đang sống và lo cho cô con gái yêu của mình. Mãi suy nghĩ, Việt Dũng ngồi im lặng, bà Uyển Nhung nhắc khéo:
– Cậu chê ít hay sao?
– Không ạ! Bà chủ...
– Bộ sưu tập mới của cậu đẹp đấy vì tôi thấy hợp với Uyển Mi nên mới đề nghị với cậu. Tôi biết cậu không hài lòng việc này.
– Dạ, thật ra cháu thiết kế thành bộ sưu tập cho riêng mình. Cháu không bán đâu.
– Sao vậy? Cậu không thích tiền hả? Cậu có thể sáng tạo ra cái mới nữa mà.
– Biết vậy nhưng bộ sưu tập này cháu rất ưng ý.
– Cậu muốn bao nhiêu tôi cũng bằng lòng miễn là Uyển Mi vui là tôi chịu ngay. Tiền bạc không thành vấn đề.
Anh mỉm cười hiền lành:
– Cháu cũng không đặt nặng vần đề tiền bạc. Việc này để cháu suy nghĩ lại rồi cho bác biết sau.
Tỏ ra dễ dãi, bà Uyển Nhung gật đầu.
– Cậu cứ suy nghĩ kỹ đi. Việc này cậu có lợi chứ không có hại, cậu không chịu thiệt thòi đâu mà sợ.
Việt Dũng xoa xoa hai bàn tay vào nhau ngó mông lung ra ngoài:
– Cháu không tính toán so đo gì với bác và Uyển Mi, có điều vì cháu là nhà báo và là nhà thiết kế nên việc mua bán này không được hay mấy.
Bà Uyển Nhung cười giòn tan:
– Hay là cậu tặng cho con Uyển Mi nhà tôi bộ sưu tập ấy đi! Tôi không buồn đâu.
Nờ nụ cười ý nhị, Việt Dũng bảo:
– Cháu không dám! để cháu hỏi Uyển Mi xem.
– À còn việc này nữa. Tôi muốn nhờ cậu làm ngay dùm có được không?
– Việc gì ạ? Nếu không ngoài khả năng cháu sẽ giúp bác.
Bà Uyển Nhung gật gù:
– Tất nhiên là nằm trong khả năng của cậu.
– Bác cứ nói đi!
– Tôi muốn cậu viết bài lăng xê giùm Uyển Mi!
Việt Dũng chăm chú nghe:
– Việc này...
Thấy anh ngập ngừng bà Uyển Nhung hơi thất vọng:
– Có vấn đề gì sao cậu Việt Dũng? Bài viết của cậu hay nên tôi nhờ vả. Cậu đừng nghĩ không tốt về Uyến Mi tội nghiệp nó.
– Dạ cháu hiểu.
– Cậu viết một bài báo được bồi dưỡng bao nhiêu?
Việt Dũng phì cười:
– Không có bao nhiêu cả bác ạ.
Bà Uyển Nhung ra vẻ nghiêm túc:
– Nếu cậu chịu viết bài lăng xê giùm Uyên Mi tôi sẽ bồi dưỡng cậu thật cao.
Việt Dũng hỏi cắc cớ:
– Bao nhiêu hả bác?
Nhìn đôi mắt tươi vui, rạng rỡ của Việt Dũng bà ngỡ là anh bằng lòng nên đáp ngay:
– Gấp hai mươi lần nhuận bút mỗi bài.
Việt Dũng chỉ mỉm cười bảo:
– Có phải bác rất muốn Uyển Mi nổi tiếng nên...
– Cậu biết rồi đó. Uyển Mi được chấm hạng nhì trước cuộc thi mở ra, Bích Hà, nhỏ bạn nó chỉ là cô bé nằm ngoài top ten. Vậy mà đùng một cái nhờ Tấn Hoàng, ông ta là đạo diễn kiêm nhà báo khá nổi tiếng lăng xê lên. Thế là Bích Hà nhảy tuốt vào chỗ á hậu, ngôi vị nhiều người mẫu mơ ước. Con nhỏ đó làm cho mọi người thất vọng.
– Và bác rất tiếc đúng không?
Đang kể, bà Uyển Nhung thấy Việt Dũng chăm chú nhìn mình bà bật cười xua tay:
– Tiếc, tôi cũng tiếc nhưng tôi lo cho Uyển Mi nó buồn lắm cậu à. Hình như nó bị hụt hẫng về tinh thần, tôi sợ nên mới tìm cậu.
Lắc đầu, Việt Dũng khẽ đung đưa đôi tay cho đỡ mỏi:
– Bác nghĩ cháu sẽ giúp được cô ấy sao?
– Bích Hà nhờ vả được không lẽ mẹ con tôi không biết nhờ sao?
Việt Dũng đưa tay chặn lại:
– Bác có biết bên trong sự nhờ vả của Bích Hà là gì không?
– Tôi biết nên tôi chọn người đàng hoàng mà gởi gấm.
Việt Dũng đứng lên lấy ly nước mát mời bà Uyển Nhung:
– Mời bác dùng nước.
– Cảm ơn cậu.
Bà Uyển Nhung uống một hơi nhấp giọng rồi nhìn Việt Dũng đăm đăm:
– Cậu không muốn giúp mẹ con tôi sao Việt Dũng?
Việt Dũng cúi đầu, anh mân mê mép bàn:
– Bác hiểu thì tốt. Mấy ông đạo diễn bây giờ hay lợi dụng những người ham mê danh vọng mà đòi hỏi những điều có lợi cho mình. Tấn Hoàng và Bích Hà rất tình tứ với nhau, anh ta đã cớ vợ rồi đó bác. Sự nổi tiếng mà phải đánh đổi bằng cuộc đời có nên không?
Bác và Uyển Mi nên cẩn thận.
– Ồ, cảm ơn lời vàng ngọc của cậu. Nói ra được điều này tôi nghĩ cậu không thể là người xấu.
Việt Dũng trố mắt ngạc nhiên:
– Sao bác dám tin cháu mà gởi Uyển Mi hả?
– Tôi thấy cậu hiền và có tài nên...
Anh càng ngạc nhiên hơn:
– Nhưng bác đâu có biết cháu thế nào? Hình như đây là lần đầu tiên cháu và bác nói chuyện được hơi lâu.
– Đúng vậy! Tại cháu chưa hiểu bác đó thôi, Uyển Mi nói nhiều về cháu.
Việt Dũng nhìn bà Uyển Nhung như dò xét:
– Cổ nói về cháu thế nào? Chắc là... anh chàng kỳ cục, bụi đời, dân quê, dân bến xe và lưu manh, bảo kê gì đó đúng không?
Không ngờ Viết Dũng lại nhận xét về mình một hơi như vậy. Thái độ anh thật khó đoán:
không vui, không buồn. Có lẽ Uyển Mi đã làm phật lòng chàng trai này chăng. Cho nên việc nhờ vả cậu ta thật khó như tìm đường lên trời vậy.
Xem tra cậu ta không phải là người dễ sai khiến. Bà Uyển Nhung đổi giọng:
– Uyển Mi còn khờ lắm cậu. Nếu nó có nói gì xúc phạm cậu đừng giận nha!
Nhếch vành môi có hàng ria đẹp, Việt Dũng vui vẻ:
– Uyển Mi không có nói gì cả, xin bác yên tâm.
– Sao cậu không nhận lời giúp Uyển Mi? Nếu Uyển Mi nổi tiếng công cậu cũng không nhỏ. Tôi chẳng bao giờ quên ơn cậu mà.
– Bà chủ đừng nói chuyện ơn nghĩa khi tôi chưa giúp gì bà.
Bà Uyển Nhung bỗng đổi giọng buồn bã:
– Cậu cũng biết đó. Mẹ goá con côi tôi lo cho Uyển Mi hơn cả cuộc sống của tôi nữa đó nên cậu hãy giúp dùm tôi. Xem như tôi năn nỉ cậu một lần nữa.
Việt Dũng khẽ mỉm cười bảo:
– Người xưa nói “hữu xạ tự nhiên hương” mà bác.
– Ý cậu là...
Bà Uyển Nhung thắc mắc khiến Việt Dũng phải giải thích:
– Dạ người nào có tài năng thì tự nhiên sẽ phát ra ngoài thôi ạ. Uyển Mi là cô gái vừa xinh đẹp vừa có tài năng, bác lo gì cô ấy không phát huy được. Cháu tin chắc một ngày nào đó cô ấy sẽ thành công bằng chính công sức của mình.
Bà Uyển Nhung ngó anh ngỡ ngàng:
– Cậu nghĩ như vậy à? Tôi mừng lắm, nhưng người ta bảo không thầy đố mày làm nên, Uyển Mi dù có tài năng mà không có ai dìu dắt thì liệu con gái tôi có thành công không?
– Bác nói đúng cháu hứa sẽ giúp Uyển Mi nếu Uyển Mi thật sự đam mê lãnh vực thời trang.
Tự nãy giờ bà Uyển Nhung chỉ chờ cái gật đầu của Việt Dũng. Anh chấp nhận lời đề nghị của bà chủ nhà không chỉ vì bà ấy năn nỉ mà một phần vì Uyển Mi. Anh không hiểu sao từ khi gặp cô ấy đến giờ tâm hồn anh bỗng vẩn vơ lạ. Cái cảm giác yêu thương và đau khổ anh đã từng.
Anh chợt nhớ đến cô bạn có cái tên thật dễ thương, cái tên ấy anh muốn quên mà có dễ đâu. Nàng là người con gái làm trái tim anh chao đảo. Và cũng chính người con gái ấy đã làm tan nát trái tim anh. Cô ấy là Hương Thuỳ, khá xinh đẹp, người yêu đầu đờí của anh.
Muốn quên mà nào có dễ đâu. Hương Thuỳ của anh đã đi lấy chồng ở tận nơi xa xôi.
Hàn Quốc. Cô bạn ngày nào xinh xắn như nụ hồng chớm nở buổi ban mai, cô và anh có một tình yêu đẹp tựa bài thơ, chút lãng mạn của tuổi trẻ. Cô ấy hứa hẹn với anh rất nhiều.
Để rồi khi ra đi chẳng còn lại chút gì, ngoài cái dư âm buồn bã, đìu hiu.
Nhớ hay quên Việt Dũng không biết mình đang muốn gì, anh cố xua đuổi những hình ảnh còn sót lại trong tim. Nhưng anh lại muốn cất giữ như một kho tàng.
Hương Việt là cái tên còn sót lại của hai người, cái hút danh gợi buồn. Hương Thuỳ đã ra đi bỏ lại cho anh một nỗi buồn sầu kín, khó phai. Và hôm nay, Uyển Mi một cô gái hồn nhiên đưa anh trở về với cuộc sống thực tại. Cô đã đem đến cho anh những xúc cảm mới mẻ. Dường như Hương Thuỳ chỉ còn là quá khứ đang lùi xa.
Bà Uyển Nhung đang đem cơ hội đến cho anh. Sao anh không biết chớp lấy thời cơ nhỉ?
Mãi suy nghĩ vẩn vơ, anh không nghe lời cáo từ của bà Uyển Nhưng đứng lên chào anh.
– Thôi cậu nói vậy tôi rất yên lòng rồi, tôi về cho Uyển Mi hay tin này chắc nó vui lắm.
Ơ! Mà cậu có vợ con gì chưa để tôi biết mà có chút quà tặng cho họ.
Việt Dũng nhếch môi cười:
– Cảm ơn bác. Cháu sống tự lập một ḿnh quen rồi ạ.
– Thôi, tôi về nha cậu. Chiều nay Uyển Mi rảnh đến nhà cậu giúp nó nha!
– Dạ.
Việt Dũng gật nhẹ đầu đứng lên chào khách. Việc bà Uyển Nhung nhờ anh liệu anh có làm được không? Có một học trò như Uyển Mi không dễ dàng gì. Mỉm cười một mình anh bỗng thấy có điều gì đó còn phải phân vân.
Anh Hai ơi! Chuyện gì ảnh hưởng công việc của anh mà trông anh thẩn thờ như vậy?
Việt Thanh ngồi đung đưa trên chiếc xích đu đang học bài, thỉnh thoảng cho một miếng Poca chiên vào chiếc miệng nhó xíu nhai rào rạo. Cô bé tò mò nhìn anh trai đang ngồi ở một góc băng đá cạnh tầng cau kiểng. Cặp mắt anh dõi ra xa thoáng những nét buồn.
Nghe Việt Thanh hỏi, Việt Dũng quay lại cười:
– Nhỏ này hay đoán mò quá! Sao em lại hỏi anh Hai câu đó?
– Tại em thấy anh từ lúc về nhà đến giờ cứ trầm tư mặc tưởng trông anh như Hàn Mặc Tử đang mơ màng trăng vậy.
Việt Dũng nhếch môi:
– Chà, lúc này thâm nhập văn chương dữ á. Sắp thi tốt nghiệp rồi anh thấy em ăn nhiều hơn học.
Việt Thanh ném bịt Poca vào sọt rác nhún vai:
– Đây là vũ khí trị bệnh buồn ngủ chứ ăn có no đâu.
Nhìn khuôn mặt xinh xắn, non xèo của con bé, Việt Dũng hơi giật mình mới đây mà anh đã ngoài hai mươi lăm tuổi. Già rồi còn gì! Năm nay Việt Thanh đã thi đại học, anh lo lắng cho con bé. Còn Việt Thanh thì hồn nhiên, vô tư lạ. Cô xem như chuyện rất bình thường.
– Nè, gắng học đó, nhà này học dở thi rớt thì có nước ra đường mà ở đó nhóc.
Việt Thanh khẽ nhún vai:
– Gì mà ác vậy anh hai cùng lắm vào chùa tu cho xong như cô Lan xuống tóc qui y vậy.
– Nói bậy hả nhóc. Bà nội nghe được phiền lắm đó.
Cụp mắt xuống, Việt Thanh làu bàu:
– Học muốn sói trán, anh Hai cứ la hoài. Bà nội về tới cũng nhắc học, ba mẹ gặp cũng học, cô hai, dì ba, cậu tư cũng nhắc có một chữ đó. Làm như người ta Bùi Kiệm không bằng. Lần này em đậu đại học cho biết tay. Nói hoài nói mãi nghe mệt muốn chết hà.
Bật cười Việt Dũng bước đến cạnh em gái, nhẹ nhàng anh ngồi xuống. Đúng là nó bị áp lực từ nhiều phía. Gia đình anh là vậy. Cha mẹ muốn đặt đâu anh phải ngồi đó, Việt Thanh cũng không loại trừ. Thấy tội cho cô em bé bỗng của anh quá. Việt Dũng vỗ vào tay em gái:
– Nhóc à, bày đặt phiền muộn chi cho mau già? Việc của em là lo học hành, đừng nghĩ vẩn vơ chuyện khác.
– Em được cha mẹ lo đầy đủ, chu đáo. Đích của em là vào trường Đại Học, nhưng phải đậu tốt nghiệp đã. Em tự lo chứ có chơi đâu mà anh nói vẩn vơ.
Việt Dũng trừng mắt cười:
– Nhắc em có chút xíu, em nói dài cả cây số. Lời nhắc nhở không bào giờ thừa cả, biết chưa?
– Dạ biết!
– Em có cần anh hỗ trợ gì không?
– Cần. Anh chi viện cho em thật nhiều bánh kẹo, còn việc học tự em biết lo.
– Trời ăn kẹo sún răng đó, mai mốt làm sao làm người mẫu.
Ngẩng nhìn anh trai, Việt Thanh lí lắc hỏi anh:
– Làm người mẫu, cái này em hâm mộ lắm. Vào trường ấy có khó không anh?
Buông tay em gái, Việt Dũng trầm giọng:
– Cũng không khó, nhưng anh chỉ đùa em thôi! Con gái mà sún răng xấu lắm.
– Hừ, chọc quê em hoài, em hỏi thật mà. Em thích nghề của anh lắm. Ăn mặc đẹp, diện cho đã lại có người hâm mộ. “Ôi! Việt Thanh... tôi rất hâm mộ cô, tôi rất thích cô, cho tôi xin tấm ảnh, tôi xin tặng hoa cho cô”. Và em sẽ sống trong núi tiền. Thích thật đó.
Bật cười to trước giấc mơ của cô em gái, Việt Dũng véo vào tay cô:
– Này, tỉnh ngủ chưa nhóc. Em đang ước mơ hay sống trong mơ vậy? Em có biết ba mẹ, ông bà ta rất ghét nghề này không? Chính vì vậy mà anh phải bỏ lên thành phố ở trọ và sống theo ý thích của mình. Anh thiết kế thời trang chứ đâu có mặc nó mà em bảo đẹp?
Anh chỉ làm đẹp cho người khác. Và điều này ba mẹ không hài lòng. Họ tin tưởng vào em đó.
– Ối trời, anh là con trai người nối dõi tông đường mà không theo lời cha mẹ. Anh giao cho em nhiệm vụ nặng nề, em không chịu.
– Tuỳ em thôi. Nhưng em định thi vào trường nào?
Ánh mắt trong veo của Việt Thanh nhìn anh không chớp:
– Vậy anh Hai nghĩ em có khả năng thi vào trường nào?
Việt Dũng khôi hài:
– Trường nấu ăn và làm vợ người ta.
Việt Thanh ré lên:
– Á! Anh Hai nói bậy bạ quá. Em còn nhỏ thí mồ. Em hổng có giống chị Hương của anh đâu.
Đang vui nghe nhắc Hương Thuỳ giọng anh chùng xuống:
– Đừng nhắc chuyện ấy. Theo anh em nên thi vào trường ngoại thương hay ngành du lịch. Dù khó khăn đến đâu anh cũng động viên em.
Việt Thanh múa hai tay lên rồi điểm vào mũi anh trai mình:
– Ngoại thương chỗ bao nhiêu cô gái, chàng trai mơ ước em nghĩ mình sẽ văng xa như một quả bóng. Còn du lịch em cũng thích nhưng thích thời trang hơn.
– Ối trời, ngành này không hộp với em, anh chỉ mong em làm một điều gì khác anh.
Việt Thanh liếc anh trai dài cả cây số, miệng lẩm bẩm:
– Chế độ phong kiến, thói gia trưởng áp đặt đã lùi xa gần cả mấy chục năm vậy mà em phải chịu cả khối lên người, ôi ngao ngán thí mồ.
– Anh đâu có áp đặt chỉ gợi ý cho em thôi. Anh là người đi trước có kinh nghiệm mà nhóc.
– Đâu anh nói thử xem?
– Người mẫu thời trang trước hết phải có ngoại hình đẹp.
Việt Thanh đứng bật dậy xoay một vòng cho anh xem như người ta đang biểu diễn trên sân khấu vậy:
– Anh thấy em có giống người mẫu không?
Việt Dũng trố mắt nhìn. Hình như em bé có năng khiếu về múa may, biểu diễn và cả ngoại hình cũng khá nữa. Nhà này mệt rồi. Mẹ anh biết ý định của con bé sẽ chẳng hài lòng chút nào.
Thấy anh trầm tư cô sà vào ngồi bên cạnh hỏi giọng ngọt xớt:
– Sao, cho biết ý kiến đi anh Hai ạ!
– Ý kiến, ý muỗi gì. Đã bảo không là không! Người mẫu phải lọt vào mắt nhìn của đạo diễn, nhà tạo mẫu thì mới thành công. Con đường họ đi không phải thảm hoạ mà rất chông gai.
Nghiêng đầu nhìn anh trai, Việt Thanh ỉu xìu như quả bóng xì hơi:
– Em biết bà nội, ba mẹ và cả anh nữa không thích! Thì thôi em chả thèm. Anh Hai này...
– Chuyện gì hả nhóc?
– Sao lúc này em thấy anh buồn buồn vậy. Có phải vì chuyện chị Hương. Hương Thuỳ có chồng lâu rồi anh chưa quyên được ư?
– Con nhóc nhiều chuyện quá. Để ý chuyện người lớn làm gì. Anh và cô ấy không dính dáng chút nào. Em đừng có nhắc mãi.
– Còn việc ba mẹ và nội nhắn anh về cưới vợ gấp anh nghĩ sao?
Việt Dũng bỗng giật mình trố mắt ngạc nhiên:
– Chết! Em nghe ai nói vậy Việt Thanh?
Việt Thanh thấy anh trai đỏ mặt cô bé cười nắc nẻ:
– Ối trời? Cưới vợ là chuyện bình thường của con trai mới lớn. Anh sao vậy hả? Tự nhiên nhắc chuyện này anh né như né đạn, thiệt kỳ cục! Em muốn có chị dâu, ở nhà một mình buồn muốn chết hà!
– Nhưng anh cưới vợ có dính dấp gì đến chuyện vui buồn của em?
Nghênh mặt lên, Việt Thanh phì cười:
– Có đấy mẹ bảo sẽ cưới cho anh cô vợ ở quê thật hiền lành, dễ bảo. Chị ấy làm nội trợ cho anh yên tâm làm việc ở xa.
Việt Dũng trợn mắt lên ngạc nhiên:
– Mẹ có ý nghĩ này hay là em tự nói ra vậy?
Việt Thanh nói:
– Mẹ với cha bàn với nội đó. Em nghe rõ ràng mà.
– Ôi! Anh cưới vợ về làm dâu cho cha mẹ, làm nội trợ trong gia đình. Họ có nghĩ cho nỗi niềm của cô dâu xấu số đó không?
– Trời ơi! Anh nói nghe ghê quá. Cái gì mà xấu số?
Việt Dũng chặc lưỡi:
– Em không tin hả? Em thử đặt mình vào tình huống này xem cảm giác mình thế nào sẽ biết thông cảm cho người khác. Anh chẳng bằng lòng đâu.
Chu đôi môi hình trái tim ra, Việt Thanh nghĩ ngợi lung tung lắm:
– À, em hiểu rồi. Có phải là anh sợ cô vợ của mình cực khổ đầu tắt mặt tối vì gia đình chồng không? Chưa chi đã thấy anh thương vợ. Hết biết rồi. Đàn ông mà luỵ vì vợ khổ lắm nha ông anh.
– Em con nít biết gì mà nói. Thội lo học bài đi nhóc tì.
– Ư! Hết nhóc đến nhóc tì, em ghét anh ghê. Lâu ngày về thăm nhà nhớ anh mà không thích chút nào.
Việt Dũng vuốt mũi em gái:
– Nè, mai mốt ba mẹ gả em cho anh chàng nào đó. Tối ngày làm bạn với bếp núc và nồi niêu xoong chảo, em thích không?
Vờ rùng mình lè lưỡi, Việt Thanh cười hăng hắc:
– Em sẽ bái bai ngay và xin về nhà cha mẹ mình mà ở.
Gật đầu mấy cái, Việt Dũng cười cười:
– Em hiểu rồi đó. Vậy thì nhờ em nói hộ với ba má anh trở lên thành phố đây. Và anh chưa tìm được người ưng ý xin ba mẹ đừng bận lòng.
Việt Thanh hoảng hồn ấn anh ngồi xuống ghế xích đu một cách vội vàng:
– Khoan đã anh Hai!
– Gì nữa nhóc, em phiền phức quá.
– Anh mới phiền đó, ba mẹ gọi về chưa kịp nói tiếng nào đã đinh dông rồi. Hay là anh có người yêu ở thành phố nên nôn nao.
Việt Dũng thở dài:
– Làm gì có. Anh bị người ta chê lấy chồng khác em không thấy à?
Chớp lia đôi mắt trong veo, Việt Thanh đồng tình:
– Bởi vậy mói nói, ba mẹ giận chị Hương Thuỳ làm anh bẻ mặt, cho nên mới gợi anh về cưới vợ. Lần này cưới cho anh cô vợ thật hiền thảo, giàu sang danh giá. Anh hơi đâu tiếc người tham vàng bỏ nghĩa ấy. Ở đây có khối cô mê anh tít mắt.
– Ai đâu? Đừng có bịa bé con.
Việt Thanh lí lắc hất mặt về phía xóm bên cạnh phì cười:
– Anh có biết chị Hoa con bà Tám không? Chị ấy gặp em đi học là gọi em đến hỏi thăm anh hoài.
Việt Dũng cố ngồi nghe bé tán gẫu:
– Anh đâu có bệnh hoạn gì mà hỏi thăm chứ?
– Anh thiệt là mất lịch sự. Anh chê chị Hoa phải hông? Vậy còn chị Cẩm Lụa cô gái đẹp người đẹp nết. Cả làng này con trai mê tít, chị ấy đoan trang lắm nên chẳng ai dám trêu đùa cợt nhã. Bà nội, ba mẹ, cô chú ai cũng khen. Họ định cưới chị ấy cho anh đó.
Hoảng hồn, Việt Dũng kêu lên:
– Thật không?
Cố nhìn vào mặt anh, Việt Thanh vỗ tay cười:
– Ối trời! Anh đang vui mừng hay ngạc nhiên vậy anh Hai? Chị Cẩm Lụa xinh như người mẫu.
Việt Dũng thở dài:
– Bao giờ nội, ba mẹ và cô chú đừng xen vào chuyện riêng của anh thì anh mừng rồi.
Cưới vợ cho anh chứ không phải cho dòng họ. Làm gì người này đồng ý người kia không.
Anh nản quá rồi!
– Nhưng em có nghĩa vụ thông báo cho anh, còn khâu xử lý xin miễn bàn. Nhiệm vụ của em xong rồi học. À quên! Anh phải ở lại có thể hôm nay ba mẹ đi ăn cưới về muộn.
Anh không chạy trốn được đâu.
Nhăn mặt, Việt Dũng kêu lên:
– Em làm ơn đi Việt Thanh, cứ bảo là anh rất bận, hẹn tuần sau anh về rồi ba mẹ muốn bàn gì thì bàn.
Việt Thanh gãi đầu khó xử:
– Em để anh đi em sẽ bị mẹ rầy. Còn anh ở lại thì không hay chút nào. Hay là...
Tưởng nhỏ nhóc có ý kiến hay, Việt Dũng thích thú:
– Sao hả? Em có kế gì hay không?
– Có nhưng em quên mất chìa khoà mở ổ khoá thông minh rồi. Ở lại đi anh Hai. Chiều nay đưa em lên tỉnh học thêm.
Trước lời năn nỉ của Việt Thanh, Việt Dũng đành ở lại. Một ngày cũng không hề gì.
Anh mỉm cười gật đầu. Cô em gái thích thú kêu lên vui vẻ. Hai anh em nói chuyện với nhau một hồi. Việt Dũng biết lần này ba mẹ gọi anh về cưới vợ gấp. Tại sao việc riêng của anh lại trở thành việc chung của cả nhà như thế? Nghĩ đến đây anh cảm thấy rất phiền lòng.
Yêu Cô Người Mẫu Yêu Cô Người Mẫu - Hoàng Thu Dung Yêu Cô Người Mẫu