It is what you read when you don't have to that determines what you will be when you can't help it.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Du Tử Lê
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1922 / 40
Cập nhật: 2016-06-03 16:16:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ôi lẻn ra khỏi nhà bằng cửa sau,trước khi anh Quyến đi làm. Công việc đầu tiên tôi phải làm, cho bằng được và bằng mọi cách là tấm giấy chứng nhận của bác sĩ. Giấy chứng nhận tôi không đủ sức khỏe để tiếp tục dạy học. Tôi phải được nghỉ ngơi. Tôi phải vào ngay bệnh viện. Tôi nghĩ tới ông Khảm. Ông ta là bạn của anh Quyến. Tôi hy vọng sự quen biết giữa hai người sẽ giúp dễ dàng cho tôi.
Phòng mạch của ông ở cuối đường tôi ở. Cô y tá hỏi cho tên tuổi và hỏi bệnh trạng. Tôi lắc đầu nói muốn gặp bác sĩ có chuyện riêng. Ông Khảm ra. Thấy tôi, ông làm dấu bảo vào và hỏi có chuyện chi vậy? Tôi trình trường hợp, đúng hơn dự tính của mình, ông ngập ngừng. Có lẽ cảm tường đầu tiên của ông cũng giống như nơi anh chị Quyến. Con bé này điên rồi chắc. Tôi im lặng một lát trước khi nói thêm:
- Anh Quyến nói tôi cứ lại đây. Thế nào bác sĩ cũng giúp.
Ông Khảm vẫn chưa dứt khoát. Ông hỏi lại:
- Anh Quyến có nói vậy sao?
Tôi trả lời tỉnh:
- Vâng. Hơn nữa, cả trường họ trông đợi ở tôi việc này lâu rồi.
Ông Khảm tròn đôi mắt lồi:
- Để làm gì?
Tôi đáp liều (chắc cũng không sai lắm):
- Để họ chia nhau số giờ tôi bỏ lại.
Ông cười. Ông Khảm là bạn của anh Quyến theo nghĩa có giao thiệp quen biết với nhau nhiều hơn là nghĩa bạn bè thân thiết. Tôi nghe được khá nhiều dư luận không tốt về ông, đối với nữ bệnh nhân. Tôi không thể đi một bác sĩ khác. Bác sĩ tư, mất tiền, công việc sẽ nhanh chóng hơn, nhưng tôi sợ không đủ giá trị, không đủ tính chất bắt buộc nhà trường phải cho tôi nghỉ. Kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt vừa bắt đầu. Chỉ còn vài tháng nữa, niên học chấm dứt. Họ sẽ khó khăn trong việc kiếm giáo sư dạy thế, cho đề thi và chấm bài. Nếu là đầu niên học, chắc chả cần giấy bác sĩ,chỉ nói miệng không thôi cũng có thể nghỉ chơi một cách thật dễ dàng. Tôi cũng thấy quyết định của mình, trên phương diện nào đó thật không phải. Không phải với các em học sinh của tôi. Nhưng rồi mai kia, lớn lên, các em sẽ hiểu, tôi không thể làm khác. Các em sẽ thông cảm hành động hôm nay của tôi, khi các em bắt gặp được lẽ sống của đời mình. Cơ hội chỉ đến với chúng ta một lần. Biến cố chỉ xảy ra một bận. Và chỉ một bận, chỉ lần đó, mới mang ý nghĩa của một lay động tận cùng, một mở ra suốt kiếp. Rồi các em sẽ cũng có lúc như tôi, hoặc dứt khoát tức thì, hoặc lấp lửng để rồi buông trôi. Vuột hết. Tôi biết, nếu tôi không quyết định ngay, nếu tôi chần chờ, tôi sẽ ở lại và ở lại mãi mãi chốn này. Ở lại như một cam đành thúc thủ trước định mệnh. Ở lại như một chứng tỏ cụ thể của bạc nhược ý chí, lụn bại tinh thần. Rồi tôi sẽ tìm thấy những gì ở đây? Thành phố này không phải là nơi cung cấp cho tôi những dưỡng chất để sống, dù thực phẩm đời thối tha, nhục nhã hay tươi tốt vinh quang. Người ta không thể sống với cái thây trước rữa tàn trong ù lì trí tuệ. Người ta sống để chờ đợi, chờ đợi một cái gì. Ở tôi đó là sự chờ đợi một tiếng gọi lên đường. Ở tôi, đó là sự chờ đợi trên đường gươm chém xuống. Và hồi còi lên đường đã giục giã. Và đường gươm tử sinh đã phập ngọt. Hãn chính là người đã rúc lên hồi còi đó. Hãn chính là người đã phóng tới đường gươm kia.
Cuối cùng ông Khảm miễn cưỡng gật đầu khi cô y tá vào báo có bệnh nhân. Ông hẹn tôi bốn giờ trở lại bệnh viện. Tôi viết tên cho ông và một vài đều cần thiết khác.
Lúc trở ra nắng đã xế trên những rừng cây phía bên kia thung lũng. Tôi thả bộ xuống chợ vì chưa muốn trở về nhà lúc này. Trong lúc lang thang, tôi chợt nhớ tới chị Lập. Vợ chồng chị dạy cùng với tôi một trường. Nhà chị ở bên hông chợ. Tôi biết chị đang được nghỉ hộ sản. Trước khi về Saigon, tôi cũng có ghé thăm chị. Khi chị mới sinh được một tuần. Ngoài tư cách một đồng nghiệp, chị Lập còn là một người bạn vong niên duy nhất mà tôi có thể gần gũi trong những ngày sống tại thị trấn này. Đó là một người đàn bà khẳng khiu. Tất cả mọi thứ trên mặt chị đều cùng tỏa ra một vẻ khô cằn như vậy. Cặp kính nhiều độ trên mặt chị lại càng cho người ta cái cảm tưởng lạnhh lẽo, nhạt nhẽo hơn. Nhưng sự thực, chị Lập là người rất mau mắn và đa sự. Chị có cái thô của người làm việc nhiều bằng tay chân, nhưng lại có dáng của một người quý phái lúc chị đi đứng. Tôi không hiểu tại sao hai điều này lại có thể dung hợp được vơi nhau nơi một người. Chồng chị Lập là giáo sư hướng dẫn văn nghệ cho trường. Anh có lối nói chuyện làm vừa lòng học trò. Cùái khéo của anh là anh dễ khiến cho mọi người tin tưởng rằng chuyện chi anh cũng làm được….
Chưa vào tới nhà, chị Lập đã réo tên tôi oang oang như hét gọi một đứa bé. Chị không giấu mừng rỡ đến cảm động:
- Nhỏ kia, tưởng biến luôn rồi. Vào xem mặt công chúa đi.
Tôi cười:
- Đã hân hạnh diện kiến dung nhan công chúa từ lúc mới lọt lòng kia mà.
Chị Lập bồng con lên nựng “à, há”. Tôi lại gần ngó xuống mặt con nhỏ ló ra ngoài đống chăn mền trắng toát. Chị chuyển cho tôi. Tôi bồng nó, không, tôi ôm đống chăn mềm thì đúng hơn. Con nhỏ ngủ thật say. Nó có nhiều nét gống chị. Tuy nhiên tôi vẫn nói sao nó giống anh ấy như khuôn đúc vậy? Chị Lập cười sung sướng.
Sự sinh nở làm chị xồ xề, nhếch nhác khác hẳn mọi khi: nồng nặc mùi dầu nóng, mùi gừng, mùi thuốc bắc. Chị bịt kín đầu bằng chiếc khăn len dày. Tôi bảo trông chị giống như một người ở Bắc Cực. Chị cười đáp rằng anh Lập cũng nói thế. Chị kết luận “đàn bà đẻ mà”. Tôi hỏi thăm anh Lập. Chị nói đi dạy rồi. Tôi nói “Siêng dữ”. Có công chúa rồi tính làm giầu sao đây? Trong giọng nói của tôi có chút trách cứ anh Lập, nhưng chắc chị không để ý. Chị cười xềnh xệch và thành thực một các tội nghiệp “Có con rồi, phải lo chứ”. Tôi ngồi chơi một lát, hỏi thăm năm ba chuyện vớ vẩn ở trường. Chị Lập cũng chẳng biết gì hơn ngoài những điều được anh kể lại. Sau chót, chị ngắm nhìn tôi từ đầu tới chân. Cái nhìn của chị khác thường khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa ngượng nghịu. Tôi hỏi có chuyện chi mà chị nhìn em lạ vậy. Chị Lập lắc đầu: “Người ta dồn em không trở lại đây nữa”. Và chị tiếp ngay “Nhưng chị tin em sẽ trở lại”. Tôi nhìn xuống đôi môi đứa nhỏ: “Điều đó đúng đấy chị”. -“Cái gì đúng?” -“Lời đồn đãi”. Tôi đáp nhanh và ngước lên. Chị Lập tỏ ra lúng túng. Tôi trao trả đứa bé cho chị: “Chị ngạc nhiên phải không?”. Chị Lập ôm sát con vào lòng mình. Chị áp má vào đầu đứa nhỏ, như thể cố lắng nghe xem đứa bé muốn nói điều gì với chị trong giấc mơ của nó. Chị điềm tĩnh khi đáp: “Không. Chị chỉ hơi ngỡ ngàng một chút”. Con nhỏ chợt ré lên. Chị đập nhè nhẹ vào người nó. Nó nằm im trở lại. Chị Lập đứng lên thả con lại nôi. Chị nói: “Ra đây ngồi chơi với chị một chút. Thế là hai chị em mình sắp sửa xa nhau rồi đấy nhỉ”. Giọng chị không chút ngậm ngùi nhưng tôi thấy lòng thoáng chao động. Tôi bước ra và ngồi xuống bộ ghế salon gỗ kê sát cửa ra vào. Để đánh tan cái u ám vừa hiện ra của một đám mây bất chợt, tôi đùa:
- Chị cứ làm như vĩnh biệt tới nơi không bằng.
Chị Lập ngồi xuống sát bên tôi, chị vói tay sửa lại bó hồng nhung trong bình.
- Chẳng phải thế, nhưng em về dưới rồi thì chị em mình cũng khó có dịp gặp nhau lắm.
Tôi vẫn giọng bỡn cợt:
- Ai bảo chị vậy. Em sẽ lên đây thăm chị luôn. Bỏ thành phố này dễ rồi, bỏ chị và công chúa kia nữa thì khó đấy.
Chị lập không cười. Chị nghiêm nghị:
- Ai đó? Ông Hãn phải không?
Tôi giật mình:
- Chị tài thật đó.
Chị Lập nhìn tôi. Lại cái nhìn khó phân biệt trạng thái tình cảm. Chị lắc đầu:
- Em tôi thật ngây thơ quá đi. Cả thành phố này biết chứ nào riêng gì chị.
Tôi bối rối thật tình. Không lẽ tin đồn lại đi nhanh đến thế. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục đánh lạc hướng để xem phản ứng của chị Lập ra sao. Tôi nói:
- Chẳng lẽ nhân vật trong cuộc chưa có quyết định mà chung quanh quyết định trước giùm hay sao?
Chị Lập sửa lại chiếc khăn trên đầu, nới rộng nút thắt ở dưới cằm. Chị nói:
- Thế mới lạ chứ. Anh Lập mới nói chuyện với chị tối hôm qua. Anh bảo người ta nói em không đi dạy nữa, vì Hãn không thích. Em bỏ tất cả mấy trường và cũng chẳng cần lãnh lương.
Tôi cười, xoa xoa hai bàn tay:
- Điều đó thì không đúng rồi. Nếu đúng, chiều nay, em đã chẳng ngồi đây.
- Thôi không nói đừa nữa. Sự thực sao?
Tôi cười bằng mắt:
- Sự thực nào mới được chứ?
- Em với Hãn.
- Chẳng có gì hết.
- Láo
Chị Lập buông gọn một tiếng hàm ý trách yêu. Tôi nói:
- Chị không tin sao?
Chị Lập không trả lời vào câu hỏi của tôi:
- Chị thấy Hãn cũng được chứ. Có điều không hiểu sao, đa số lại có dư luận không được tốt lắm về Hãn. Chị bảo anh Lập, có dịp nên nói với họ rằng khoan có nhận xét về một người nào, khi chưa biết nhiều về người đó. Tôi gần chị Lập vì chị luôn tỏ ra bênh vực và đứng hẳn về phía tôi, chống lại tất cả những mũi dùi nhắm vào tôi của đám đông. Nhưng lần này, tôi không tin hoàn toàn nơi lời nói của chị. Tôi kéo một lọn tóc ngậm ngang miệng. Đó là thói quen của tôi trong những trường họp chưa chọn được cho mình một cách xử trí hoặc những khi lòng quá phân vân suy tính. Tôi nhìn chị thăm dò. Chị cũng nhìn tôi, ánh mắt thẳng thắn nghiêm trang.
Tôi hỏi:
- Chị đã gặp Hãn chưa?
- Gặp thì chưa. Nhưng chị có thấy Hãn một lần khi Hãn đến đón em ở trường. Học trò nó thấy hết. Một lần khác chị và em cùng gặp Hãn trênđường về. Em quên rồi sao?
Tôi nhớ lại, đó là một buổi chiều, trước khi Hãn trở về một ngày. Tôi hẹn chàng đến đón sớm. Tôi cho học trò nghỉ một giờ và đi chơi với Hãn tới khuya. Lần đó hình như chị Lập tới trường để xin nghỉ dạy vì đã sát ngày nằm chỗ.Chị Lập tiếp
- Tuy nhiên, chị còn biết nhiều hơn thế, dù em không kể với chị.
Tôi hỏi vu vơ, không chủ tâm:
-Theo chị thì sao?
Chị Lập nhíu mày, im lặng hồi lâu.
-Khó nói lắm. Nhưng cứ như chị thì ăn thua là em. Xét mình cho kỹ. Cân nhắc, đắn đo cho cẩn thận. Tính xa tính gần đủ mọi mặt đi. Mà phải nhớ là nên dự trù những trường hợp bi đát nhất. Đừng bao giờ lạc quan. Sau đấy nếu thấy chịu đựng được thì tiến tới. Chừng đã quyến định thì không có lùi bước nữa. Chị biết có nhiều người cuối cùng rồi không ra làm sao, chẳng thành cái gì hết cũng chỉ vì tính chập chờn, ấp úng. Lúc thế này, lúc thế khác. Còn trong trường hợp nhắm thấy mình không thể kham nổi, cũng phải thôi ngay. Cũng phải dứt khoát, quyết liệt, rõ ràng mới được.
Tôi vò lọn tóc đẫm nước:
- Sao em lo sợ quá, chị à.
Chị Lập đặt một tay lên đùi tôi:
-Chị hiểu. Làm sao không lo sợ cho được. Bình thường còn như vậy. Huống hồ chi….
Câu nói nửa chừu\ng của chị Lập cho tôi ý nghĩ, chị đã hiểu khá đầy đủ hoàn cảnh riêng của Hãn và cái khó khăn, tế nhị của gia đình tôi. Tôi đặt tay mình vào lòng bàn tay chị.
Chị siết lấy. Tôi không dám ngửng lên, dù biết chị đang nhìn tôi với ánh mặt chan chứa trìu mến, an ủi.
Cũng có tới một phút sau, chị Lập chậm rãi:
-Chuyện của em quan trọng quá. Việc làm của em ghê gớm quá. Chị không dám có ý kiến. Nhưng trường hợp nào thì chị cũng nghiêng mình cảm phục em. Chị nói thành thực đó. Ít nhất đời người phải có được một lần cái giây phút thiêng liêng ấy. Cái giây phút chạm mặt, đối đầu với chính đời sống của mình. Nhưng chị tha thiết mong em được toại nguyện (chị ngập ngừng). Em cũng thừa biết, tuy cùng dạy với nhau, nhưng chị thương em, như thương một đứa em út trong gia đình. Và sự thực thì em cũng còn quá nhỏ. Em đâu có lớn lao là bao. Đời sống khó khăn lắm, em à.
Tôi muốn khóc vì những câu nói của chị Lập.
Trước khi đứng dậy ra về, tôi lấy lại bìnht ĩnh:
- Em đã quyết định.
Chị Lập gật đầu., không chút ngạc nhiên.
- Chị cũng nghĩ thế. Ngay khi vừa trông thấy em. Và dù là em trở lại.
Tôi giữa lại bàn tay chị Lập trong tay mình. Tôi nói và nhìn vào mắt chị.
- Chị còn điều gì dành cho em không?
Chị Lập lắc đầu. Chị gượng cười, cúi xuống:
- Chị chẳng có gì để cho em hết. Chị chỉ xin ơn trên luôn cho em được ngay thẳng. Khi sống cũng như lúc chết.
Tôi quên nói chị Lập là người công giáo. Khi buông tay chị ra, tôi nói thay cho lời chào:
- Dù cho không gặp lại nhau, và dù ở đâu chị cũng nên yên trí một điều là em tham sống, mhưng đồng thời lại rất thân mật với sự chết.
Chị Lập đưa tay vuốt mau dsợi tóc lòa xòa trên trán tôi. Không biết bvô tình hay cố ý chị dừng vài giây nơi vết chàm trên ytrán, tôi thấy hình ảnh tôi thật rõ trng đôi mắt chị, rưng rưng.
Tôi đến thẳng bệnh viện, nơi ông Khảm hẹ. Chút nắng vàng mới le lói đã tắt lịm phía bên kia, trong thung lũng. Nhưng mặt trời thì còn là vùng đỏ ối bên này, đỉnh nhọn của những rặng núi.
Với Nhau, Một Ngày Nào Với Nhau, Một Ngày Nào - Du Tử Lê Với Nhau, Một Ngày Nào