Tác giả: Nikolay Nosov
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: yen an
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 738 / 7
Cập nhật: 2018-04-29 14:51:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ăm học mới bắt đầu đã ba, hoặc bốn ngày gì đó, mà cũng có thể là năm, giờ thì tôi không còn nhó chính xác, chỉ biết là một lần Seriogia Bukatin, tổng biên tập báo tường của lớp nói:
- Thưa cô Olga Nikolaevna, trong ban biên tập của chúng em không bạn nào biết vẽ giỏi cả. Năm ngoái còn có Fedia Rybkin vẽ, bây giờ thì chẳng còn ai, nên tờ báo tường chẳng còn ra gì nữa. Chúng ta cần chọn một hoạ sĩ.
- Phải chọn một học sinh vẽ đẹp làm hoạ sĩ, - cô Olga Nikolaevna nói. - Cô đề nghị chúng ta sẽ làm thế này: Ngày mai tất cả các em mang tranh vẽ của mình tới lớp, và chúng ta sẽ chọn ai là người vẽ đẹp hơn cả.
- Thế còn các bạn không có tranh thì sao ạ? - Một số người hỏi.
- Thì phải vẽ ngay hôm nay, chỉ cần một tranh thôi cũng được. Vẽ một tranh thì không khó mà.
- Thưa cô, được ạ, - cả lớp đồng ý.
Hôm sau tất cả chúng tôi mang tranh của mình đến. Người thì mang tranh cũ, người thì vẽ tranh mới, một số bạn mang đến cả tập tranh, còn Grachev thì mang tới một cuốn album dày. Tôi cũng mang vài bức tranh của mình tới.
Chúng tôi mở tranh đặt trên mặt bàn, cô Olga đi tới từng bàn để xem tranh của tất cả mọi người. Cuối cùng cô tới chỗ thằng Igor và cầm quyển album của nó lên xem. Nó vẽ toàn biển, tàu thuỷ, tàu hơi nước, tàu ngầm, chiến hạm.
- Em Igor Grachev vẽ khá nhất, - cô Olga Nikolaevna tuyên bố. - Em sẽ là hoạ sĩ của tờ báo.
Igor mím cười sung sướng. Lật tiếp vài trang nữa, cô đột ngột trông thấy trên trang giấy một chàng lính thuỷ mặc áo sọc ngang, miệng ngậm tẩu, anh em sinh đôi với anh chàng trên tường. Cô cau mày và nhìn chăm chú nhìn Igor Grachev. Igor hoảng hốt, đỏ mặt và thừa nhận:
- Thưa cô, chính em đã vẽ anh lính thuỷ lên tường.
- Vậy đấy, thế mà khi mọi người hỏi thì em lại không nhận lỗi! Thế là không tốt, Igor ạ. Sao em lại làm thế?
- Em cũng không biết nữa, thưa cô Olga Nikolaevna! Tại sao đó, tại em vô tình thôi ạ. Em đã không cân nhắc kỹ.
- Thôi được rồi, dù sao thì bây giờ em đã nhận lỗi. Sau giờ học lên gặp thầy hiệu trưởng và xin lỗi thầy nhé.
Sau giờ học, Igor đến phòng thầy hiệu trưởng để xin lỗi thầy. Thầy Igor Alexandrovich nói:
- Nhà nước đã chi nhiều tiền để sửa chữa trường học, không thể sửa thêm lần nữa được đâu. Em về nhà, ăn trưa đi rồi quay lại đây nhé.
Sau khi ăn trưa, Igor đến trường. Nó lĩnh một cái xô sơn và cái chổi lông, rồi nó bắt tay vào việc. Nó quét sơn trắng đến nỗi không còn thấy một tí dấu vết nào của anh lính thủy nữa.
Chúng tôi cứ tưởng thế thì cô Olga Nikolaevna sẽ không cho nó làm hoạ sĩ của báo tường nữa, nhưng cô nói:
- Thà em vẽ cho báo tường, còn hơn là đi vẽ bẩn lên tường.
Chúng tôi chọn nó vào ban biên tập tờ báo tường làm hoạ sĩ, và tất cả đều hài lòng, Tôi cũng hài lòng, dù sự thật là tôi cảm thấy không có gì vui vẻ, tôi sẽ kể nguyên nhân tại sao.
Theo gương Siskin, tôi không làm bài tập về nhà nữa, mà tìm cách chép bài của các bạn trong lớp. Đúng như câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
"Sao mình lại phải đau đầu suy nghĩ vì mấy cái bài tập ấy nhỉ? - tôi nghĩ. - Đằng nào thì mình cũng có hiểu cái gì đâu. Tốt nhất là đi chép bài, thế là xong. Vừa nhanh, ở nhà nhà lại vừa chẳng bị mắng vì không làm được bài tập".
Đầu tiên hôm nào tôi cũng mượn được vở của ai đó để chép, nhưng đội trưởng đội thiếu niên Tolia Degiơkin trách tôi:
- Nếu cậu cứ đi chép bài thế thì chẳng bao giờ cậu học được cách giải đâu! - Nó nói.
- Nhưng tớ cũng không cần, - tôi trả lời. Tớ không có khả năng học số học. Chắc rồi tớ sẽ tìm được cách sống mà không cần số học.
Tất nhiên đi chép bài thì dễ rồi, thế nhưng đôi khi bị gọi lên bảng, thì tôi chỉ còn mỗi nước hy vọng ở bọn bạn nhắc bài. Mỗi thằng Gleb Skameikin, từ ngày tuyên bố đấu tranh bài trừ nạn nhắc bài vẫn cứ suy nghĩ, suy nghí và cuối cùng thì nó nghĩ ra chuyện thế này: Bỏ nhỏ với bọn làm báo tường để chúng nó vẽ tranh châm biếm tôi. Thế là vào một ngày đẹp trời trên báo tường của lớp tôi xuất hiện dưới dạng một thằng bé có đôi tai rất dài, tức là chúng nó vẽ tôi đứng bên cạnh bảng, như kiểu đang giải bài tập, còn đôi tai thì đang vươn dài ra, rất là dài. Có nghĩa là tai dài để nghe nhắc bài rõ hơn. Bên dưới bức tranh còn những câu thơ kinh hoàng của đứa nào đó nữa chứ.
"Vichia thích nghe nhắc bài,
Nghe mãi dài cả tai,
Nghe nhắc mãi hỏng người
Rồi có ngày xơi hai"
Chắc là cũng chẳng đúng từng từ đâu, vì tôi không còn nhớ rõ nữa. Nói chung, chuyện nhỏ như con thỏ. Tôi cáu lắm và đoán ngay ra tác giả của bức tranh là Igor Grachev, bởi vì trước khi nó tham gia ban biên tập thì báo tường của chúng tôi có tranh châm biếm bao giờ đâu. Tôi gặp nó, bảo:
- Cậu phải xé ngay bức biếm hoạ đi, nếu không thì sẽ tệ lắm đấy!
Nó nói:
- Tớ không có quyền xé. Tớ chỉ là hoạ sĩ thôi cơ mà. Tớ được lệnh vẽ thì tớ vẽ, còn treo lên hay bỏ xuống thì không phải việc của tớ.
- Thế thì việc của ai?
- Đó là quyết định của tổng biên tập. Nó quyết định và chỉ đạo chúng tớ.
Tôi quay sang Seriogia Bukatin:
- À, có nghĩa là công việc của cậu phải không? Sao không vẽ biếm hoạ bản thân mình ấy, lại biếm hoạ tớ!
- Cậu nghĩ ra chuyện gì thế? Tớ có tự ý quyết định vẽ biếm hoạ ai đâu. Lớp ta có cả một ban biên tập mà. Tất cả chúng tớ cùng ra quyết định đấy chứ. Gleb Skameikin viết mấy câu thơ và bảo chúng tớ vẽ biếm hoạ, vì lớp ta cần phải đấu tranh với tệ nạn nhắc bài. Họp ban chấp hành đội thiếu niên chúng tớ cũng quyết định sẽ đấu tranh để quét sạch tệ nạn này.
Tôi nhảy bổ đến chỗ Gleb Skameikin
- Cậu phải bỏ bức biếm họa, - ngay lập tức, nếu không thì cậu sẽ ăn no đòn đấy!
- No cái gì cơ? - Nó không hiểu ngay.
- Tớ sẽ vặn người cậu làm đôi và nghiền cậu ra thành bột.
- Ối, cậu nghĩ thế à! - Gleb nói. Người ta sợ cậu lắm đấy!
- Được, thế thì tớ sẽ xé bức biếm hoạ, nếu như không ai sợ!
- Cậu không có quyền xé, - Tolia Degiơkin nói. - Vì đó là sự thật. Nếu như người ta viết về cậu sai, thì cậu mới có quyền xé, nhưng trước tiên cậu phải viết một bài cải chính. – À, - tôi nói, - viết bài cải chính à? Bây giờ các cậu sẽ có bài cải chính ngay đây!
Cả lớp đến xem báo tường, nhìn ngắm cái tranh biếm, và cười thích chí. Tôi quyết không để sự việc xảy ra như thế, nên ngồi xuống chỗ của mình để viết bài cải chính. Nhưng tôi chả viết được câu nào, vì thực ra tôi không biết phải viết thế nào. Nên tôi đi tìm anh phụ trách Volodia, kể cho anh nghe mọi chuyện và hỏi anh cách viết một bài cải chính.
– Được, anh sẽ bảo em cách viết, - anh Volodia nói. Em hãy viết là em hứa sửa chữa khuyết điểm, học tập tốt hơn để không cần phải nghe nhắc bài nữa. Những điểm tốt của em sẽ được treo lên báo tường, và anh sẽ can thiệp để chúng nó bỏ bức biếm hoạ.
Tôi thực hiện đúng như thế, tức là viết một bài cho báo tường hứa sẽ học chăm chỉ và không ỷ lại vào các bạn nhắc bài nữa.
Ngay ngày hôm sau bức biếm hoạ quả thật đã được lấy đi, và các điểm của tôi được viết rõ to và treo trên chỗ dễ thấy nhất. Tôi rất vui mừng, thậm chí quyết tâm thực sự để học hành chăm chỉ hơn, nhưng chả hiểu tại sao mãi không thu xếp được, mà chỉ còn có mấy hôm nữa là chúng tôi đã phải làm bài kiểm tra số học đầu tiên. Tôi chỉ được ngỗng. Tất nhiên, có phải mình tôi đâu, cả thằng Sasha Medvedkin nữa, và thế là hai đứa chúng tôi bỗng trở nên nổi bật. Cô Olga Nikolaevna ghi điểm số vào sổ điểm của chúng tôi và dặn đem về cho bố mẹ ký vào.
o O o
Trở về nhà ngày hôm đó, tôi buồn vô cùng và không biết phải làm thế nào để giấu con hai, hoặc phải nói với mẹ thế nào để mẹ không cáu giận nhiều.
– Thì cậu thử làm như Michia Kruglov xem sao, - Trên đường về nhà Siskin nói với tôi.
– Cậu Michia Kruglov ấy là ai thế? Tôi hỏi
– Một cậu học cùng lớp với tớ hồi ở Nalchich ấy.
– Thế nó làm thế nào?
– Nó làm thế này: Nếu được hai, về đến nhà nó chẳng nói gì cả. Ngồi buồn rầu và im lặng. Im lặng mãi, một tiếng, hai tiếng và cứ thế, chẳng đi chơi nữa. Mẹ nó hỏi:
«Hôm nay con làm sao thế?”
«Không sao ạ».
«Sao con ngồi buồn thế?»
«Thế thôi».
«Lại gây ra chuyện gì ở trường phải không?»
«Không, có chuyện gì đâu ạ».
«Con đánh nhau à?»
«Không ạ».
«Con làm vỡ kính nhà trường à?»
«Dạ không».
«Lạ thật!» – mẹ nó bảo.
Ngồi vào bàn ăn nó không ăn gì hết
«Sao con không ăn gì thế?»
«Con không muốn ăn».
«Con không ngon miệng à?»
«Không ạ».
«Thế thì con đi chơi một lát đi vậy, bao giờ đói thì về».
«Con không muốn ạ».
«Thế con muốn gì?”
«Con không muốn gì cả».
«Hay con ốm chăng?»
«Đâu ạ».
Mẹ nó sờ trán nó, cặp nhiệt độ, rồi nói
«Bình thường, không sốt mà. Thế thì con bị làm sao chứ? Con làm mẹ phát điên mất thôi!»
«Con bị điểm hai môn số học ạ».
«Phù, trời ạ! – mẹ nó bảo. – Chỉ vì điểm hai ấy mà con dựng lên cả màn hài kịch vừa rồi à?»
«Dạ vâng».
«Đáng lẽ con phải học chăm chỉ hơn thì sẽ không phải đóng kịch như thế nữa. Sẽ không có điểm hai nào cả», – mẹ nó trả lời.
Và thế là mẹ nó bỏ qua luôn, không nói gì nữa, mà thằng Kruglov thì cũng chỉ cần có thế.
– Được, - tôi nói. - Một lần nó làm thế thì được, nhưng còn lần sau thì mẹ nó sẽ hiểu ngay là nó bị hai điểm.
– Nhưng đến lần sau thì nó lại nghĩ ra chuyện khác: Ví dụ, vừa về đến nhà nó nói ngay với mẹ nó: “Mẹ biết không, thằng Petrov lớp con được hai đấy”. Thế là mẹ nó bắt đầu nói thằng Petrov đủ điều: “Ôi cái thằng bé chẳng ra làm sao. Bố mẹ thì chăm sóc, cho ăn học để nên người, thế mà nó thì không chịu học để đến nỗi bị điểm hai...” Vân vân...
Khi mẹ nó vừa ngừng lời, nó lại tiếp: “Cả thằng Ivanov cũng bị hai, mẹ ạ”. Mẹ nó chuyển mục tiêu sang thằng Ivanov. “Thế đấy, học thì không muốn, nhà nước thật phí tiền cho nó ăn học...”
Thằng Kruglov chờ cho mẹ nó nói hết, tiếp: “Thằng Gavrilov hôm nay cũng xơi ngỗng”.
Mẹ nó bắt đầu mắng mỏ thằng Gavrilov, nhưng đã dịu đi chút ít, không nhiều lời và nhiệt tình như khi mắng mấy thằng trước. Thằng Kruglov chờ cho đến khi mẹ nó mắng mỏ đã chán miệng, thở dài và nói: “Hôm nay trong lớp con thế nào ấy ạ. Cả con nữa cũng bị hai”.
Đến lúc ấy thì mẹ nó chỉ buông mỗi một từ: “Ngốc cả lũ”. Và thế là xong chuyện.
– Thấy rồi, thằng Kruglov ấy thông minh, - tôi nói.
– Đúng, – Siskin trả lời, – rất thông minh là đằng khác. Nó thường xuyên được hai, nhưng lần nào cũng nghĩ ra những cách khác nhau để không bị mẹ nó mắng mỏ nhiều quá.
Tôi về nhà, và áp dụng vở đầu tiên của thằng Kruglov: ngồi xuống ghế, cúi gằm mặt và làm ra vẻ vô cùng thiểu não buồn rầu. Mẹ nhận thấy ngay, và hỏi:
- Sao thế? bị hai hẳn thôi?
- Vâng, bị hai, - tôi nói.
Thế là mẹ bắt đầu mắng tôi thậm tệ, nhưng tôi chẳng kể chuyện ấy đâu, chẳng có gì hay cả.
Sang ngày hôm sau thì đến lượt thằng Siskin bị hai, nhưng là môn tiếng Nga. Ở nhà nó cũng bị mắng các kiểu, và ngày hôm sau nữa thì trên báo tường xuất hiện tranh biếm vẽ hai đứa tôi. Hai thằng đang đi trên phố và những con hai có chân bám sát theo
Tôi tức giận bảo Seriogia Bukatin:
- Lại chuyện gì thế này nữa! Bao giờ thì các cậu chấm dút đấy?
- Cậu sôi lên làm gì chứ? – Seriogia hỏi. – Đó là sự thật mà, rõ ràng là các cậu đã bị hai điểm.
- Làm như là chỉ có chúng tớ bị hai ấy. Thằng Sasha Medvedkin cũng bị hai, thế sao không vẽ nó?
- Chuyện đó tớ không biết. Chúng tớ đã bảo thằng Igor để nó vẽ tất cả, nhưng chả hiểu tại sao nó chỉ vẽ hai đứa.
- Tớ muốn vẽ ba đứa đấy chứ, - Igor nói. – Nhưng tớ không đủ giấy, nên chỉ vẽ hai đứa thôi. Lần sau tớ sẽ vẽ nốt đứa nữa.
- Đằng nào chả thế, - tôi nói. - Tớ không bỏ qua việc này đâu. Tớ sẽ viết bài cải chính!
Tôi bảo Siskin:
- Nào, chúng ta viết bài cải chính.
- Bài cải chính là cái gì?
- Rất đơn giản: cần phải viết lên báo tường một lời hứa là chúng mình sẽ học tập tốt. Lần trước anh Volodia bảo tớ thế.
- Được thôi, - Siskin đồng ý. Cậu viết đi, rồi cho tớ chép lại.
Tôi ngồi xuống và viết lời hứa sẽ học tập tốt để không bao giờ bị hai nữa. Siskin chép lại nguyên văn, và còn thêm lời hứa sẽ học tốt để điểm thấp nhất là bốn điểm.
- Như thế để nghe có vẻ quan trọng hơn.
Chúng tôi đưa hai bài viết cho thằng Seriogia Bukatin, tôi nói:
- Đấy, cậu có thể hạ cái tranh vẽ chúng tớ xuống rồi, và dán hai bài này lên chỗ dễ thấy nhất ấy.
Nó nói:
- Được rồi.
Hôm sau, khi đến lớp, tôi thấy cái tranh biếm vẫn y nguyên, còn những lời hứa của chúng tôi thì chẳng thấy đâu. Tôi nhảy bổ vào Seriogia. Nó bảo:
- Chúng tớ đã thảo luận về lời hứa của các cậu trong ban biên tập, nhưng tập thể ban biên tập quyết định chưa treo lên vội, vì lần trước cậu cũng đã hứa là học tập chăm chỉ hơn, nhưng không giữ lời hứa, để đến nỗi bị hai điểm.
- Đằng nào chả thế, - tôi nói. – Các cậu không muốn đưa lời hứa lên cũng được, nhưng bức tranh thì phải hạ xuống ngay.
- Không, chúng tớ không phải làm thế, - nó nói. - Cậu tưởng là cứ hứa rồi không giữ lời hứa mà được à. Cậu nhầm rồi.
Đến đây thì Siskin không chịu được nữa.
- Tớ đã hứa cái gì lần nào đâu. Sao các cậu không dán lời hứa của tớ lên?
- Trong số báo tới chúng tớ sẽ dán bài báo của cậu.
- Thế tớ sẽ bị treo như thế cho đến tận khi có số báo tới á?
- Đúng, cứ treo như thế.
- Được thôi,- thằng Siskin nói.
Nhưng tôi quyết không dừng lại ở đó. Ngay giờ giải lao sau, tôi gặp anh Volodia và kể cho anh nghe mọi chuyện.
Anh nói:
- Anh sẽ nói với các bạn, để các bạn ấy làm số mới nhanh hơn và treo lời hứa của cả hai đứa lên. Trường sắp họp sơ kết về kết quả học tập, và như thế bài viết của các em là rất đúng lúc.
- Thế không thể xé tranh biếm ngay và dán bài của chúng em lên chỗ trống đó ạ? – tôi hỏi.
- Làm như thế không đúng, em ạ.
- Thế sao lần đầu tiên anh làm được?
- À, lần trước các bạn đã tin là em sẽ sửa chữa, nên cho em một ngoại lệ. Nhưng không phải là lần nào cũng có thể làm hỏng tờ báo. Bởi tất cả các số báo tường của chúng ta đều được lưu giữ. Căn cứ vào các số báo ta có thể biết được tập thể lớp đã làm việc như thế nào. Có thể, sau này khi lớn lên, ai đó trong số các em sẽ trở thành một nghệ nhân nổi tiếng, hay một nhà bác học uyên bác, một nhà phát minh, một phi công hay một học giả. Lúc ấy, người ta cũng sẽ xem lại những số báo tường để biết ngày còn nhỏ ông ta đã học tập như thế nào.
“Thế cơ đấy! – Tôi nghĩ bụng. - Giả sử khi lớn lên tôi trở thành một nhà du hành nổi tiếng, hay một phi công dũng cảm thì sao nhỉ? (Tôi mơ ước trở thành phi công hoặc nhà du hành từ lâu nay rồi). Có ai đó bỗng tìm thấy những tờ báo tường cũ này và bảo: “Ê này, các bạn ơi, ngày xưa ông ấy bị điểm hai này!”
Chỉ vì viễn cảnh ấy mà tôi cảm thấy buồn không thể tả suốt cả tiếng đồng hồ, và tôi thôi không tranh luận với anh Volodia nữa. Mãi tôi mới nguôi đi đôi chút và quyết định, thôi được, từ giờ đến lúc tôi lớn thì có khi tờ báo tường cũ này đã bị huỷ từ lâu rồi, và hy vọng điều đó cứu tôi khỏi nỗi nhục mặt.
Vichia Maleev Ở Nhà Và Ở Trường Vichia Maleev Ở Nhà Và Ở Trường - Nikolay Nosov Vichia Maleev Ở Nhà Và Ở Trường