Làm việc cật lực mà không có tài thì đáng xấu hổ, nhưng có tài mà không làm việc cật lực thì thật là bi kịch.

Robert Half

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 292
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Diễn Đạt
.1. Viết mơ hồ - một vũ khí ngoại giao1
Phẩm chất của những người cầm bút: Viết chính xác, viết không mơ hồ. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai soạn thảo văn bản chính trị, quân sự, ngoại giao, thương mại.
Ý thức được tầm quan trọng của cách viết rõ ràng, chính xác, có tác giả khi không tránh được một câu mơ hồ đã tìm cách ghi chú thêm cho câu rõ nghĩa. Đổng lý văn phòng triều đình cuối cùng nhà nguyễn, ông Phạm Khắc hoè, trong hồi ký Từ triều đình huế đến chiến khu Việt Bắc đã viết: ‘năm (5) tháng trước, khi bản thảo dụ ‘Dân vi quý’ được nhà vua phê chuẩn [...]’ (tr. 62). Rõ ràng là ông e rằng nếu viết ‘năm tháng trước’ có thể làm người đọc hiểu lầm thành ‘những năm, những tháng trước...’. Ông bèn chua số 5 vào trong ngoặc đơn để mọi người đều hiểu ông viết chính xác là ‘5 tháng trước...’.
1 Bài này đã đăng trên SGTT, ngày 02.08.2010
75
♦ Một câu mơ hồ có thể là nguyên nhân của một cuộc chiến tranh!
Đó là câu chuyện tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1947, bán đảo Ấn Độ được chia thành hai nước là Ấn Độ (đa số là người hinđu) và Pakistan (đa số là người hồi giáo). hồi đó thủ lĩnh của người hồi giáo vùng Kashmir là hari Singh kêu gọi độc lập cho vùng đất này. Vì phải đối phó vất vả với tộc người Pastun được Pakistan hậu thuẫn, hari Singh kêu gọi sự giúp đỡ của Ấn Độ và chấp nhận dưới quyền thống trị của Ấn Độ. Thế là nổ ra cuộc chiến đầu tiên giữa Ấn Độ và Pakistan. năm 1949, một hiệp định ngừng bắn đầu tiên được ký kết. Theo đó, vùng Kashmir được chia làm hai phần với đường biên kéo dài từ phía tây Kashmir tới gần hết vùng đất có tranh chấp là Siachen glacier, tên một dòng sông băng trên đỉnh núi. Phần lãnh thổ hình tam giác còn lại được hiệp định phân chia rất mập mờ là ‘cứ tiếp tục như vậy về phía sông băng’ tại khu vực. Từ đó nảy sinh bi kịch. hai thập kỷ tiếp theo hiệp định đó, chỉ có sự tranh chấp của những người vẽ bản đồ. nhưng từ đầu thập kỷ 70, khi những người leo núi đầu tiên tới thám hiểm vùng này, người ta nảy sinh ý nghĩ: Tại sao quân đội lại không thể lên đây? ngày 13.04.1984 quân đội Ấn Độ đặt chân lên đây, lên đỉnh núi và triển khai quân đội quanh sông băng Siachen. Từ đó có cuộc chiến dai dẳng cho tới nay.
76
♦ Phải chăng tai họa xảy ra vì dịch sai một từ?
giai thoại: Tối hậu thư Potsdam gửi cho nhật do Mỹ, Anh và Trung hoa ký được công bố ngày 26.07.1945. Bức tối hậu thư buộc nhật phải chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc bị tiêu diệt. hội đồng bộ trưởng nhật đã họp để thảo luận về tối hậu thư này. Cạnh phe chủ hoà còn có phe chủ chiến như bộ trưởng Bộ chiến tranh Anami và các tham mưu trưởng nên chỉ đi đến một quyết định tương đối thuận lợi cho con đường hoà bình: Chính phủ không có ý định bác bỏ các yêu cầu của đồng minh.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo vào ngày 28.07.1945, thủ tướng nhật đương thời là Kantaro Suzuki đã tuyên bố một câu là ‘hội đồng bộ trưởng tạm thời áp dụng chính sách mokusatsu’. Trong các thứ tiếng Châu Âu, không có một từ nào đồng nghĩa chính xác với từ mokusatsu. ngay trong tiếng nhật, nghĩa của từ này cũng rất mập mờ: nó có thể chỉ sự bác bỏ, mà cũng có nghĩa là lảng tránh, không bình luận. Do vậy các nhà phiên dịch của Thông tấn xã nhật Domei không làm cách nào biết được ý định thực sự của thủ tướng Suzuki. Và bản dịch sang tiếng Anh của họ đã phạm phải một sai lầm quan trọng khi loan tin là chính phủ nhật quyết định không xem xét tối hậu thư Potsdam.
Thế là trên tờ Times, cùng ngày 28.07.1945 có ngay một bản tin đặc biệt: ‘hạm đội đồng minh tấn công ngay vào lúc Tokyo bác bỏ các điều kiện hoà bình.’ (Thế giới mới, số 35, tr.54 - 56).
Thực hư như thế nào là công việc của các nhà lịch sử. 77
♦ Bản lĩnh của nhà ngoại giao và chính khách: biết dùng câu mơ hồ
Câu chuyện về lựa chọn từ ngữ cho một bản kiến nghị (viết bằng tiếng Pháp và đã đăng trên tờ Le Monde của Pháp, ngày 22.04.1954)
Tháng 03.1954, một nhóm trí thức yêu nước hà nội quyết định viết một bản kiến nghị gửi tới chính phủ Pháp (nhưng lại với danh nghĩa một nhóm trí thức trung lập ở hà nội) yêu cầu điều đình với chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hoà để lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Trong bản thảo đầu tiên có đoạn ‘Chính phủ Pháp phải điều đình với Chính phủ hồ Chí Minh’. Có người không tán thành. Từ ‘phải’ sẽ tố cáo rằng đây không phải là nhóm trí thức trung lập.
Có người đề nghị đổi thành ‘yêu cầu hai bên gặp nhau để...’. Viết vậy cũng không ổn vì đã gạt chính phủ bù nhìn của Pháp ra ngoài và chắc chắn phía Pháp không đồng ý.
nhưng cũng không thể viết là ‘yêu cầu ba bên gặp nhau để...’. Viết vậy hóa ra chúng ta gián tiếp công nhận chính phủ bù nhìn của Pháp.
Cuối cùng nhờ sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Pháp đã tìm ra chữ ‘các bên’ (les parties): ‘yêu cầu các bên gặp nhau để...’. Với tiếng Việt, viết các bên thường phải hiểu là ít nhất có ba bên. Tiếng Pháp, viết ‘les parties’ là đạt yêu cầu vì chỉ hai bên là phải dùng les (các) rồi. Viết les parties, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. (hà nội Mới, 01.10.1989)
78
Chọn cách viết mơ hồ cho bản hiệp định: Quốc quân là gì?
- Chiều ngày 26.02.1946, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu đã ký ‘Phương án cơ bản về việc biên chế lại quân đội và thống nhất biên chế bộ đội Trung Cộng thành Quốc quân’. Từ Quốc quân được Chu Ân Lai dùng mập mờ. Tưởng giới Thạch biết rằng, chữ ‘Quốc quân’ là quân đội quốc gia, chứ không phải quân đội của Quốc dân đảng và do đó ông đã kiên quyết phản đối, ký thì ký, còn tấn công vẫn cứ tấn công, và không khí nội chiến ngày càng tăng. (Kiến Thức ngày nay, 20.12.1995)
Làm thế nào giảm căng thẳng ngoại giao: Sorry nghĩa là gì?
- ngày 01.04.2001, máy bay do thám Mỹ xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc và đụng rớt máy bay quân sự của nước này. Mỹ đã vi phạm độc lập, chủ quyền của Trung Quốc nên gây ra một không khí rất căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung... Chính phủ Trung Quốc đòi hỏi Mỹ phải giải thích và xin lỗi. Khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ronald Rumsfeld xuất hiện trên truyền hình nói về vụ này có nhắc tới từ ‘sorry’ thì mối quan hệ này mới bớt căng thẳng đi và lắng dịu lại. Phía Trung Quốc hiểu rằng như vậy là Mỹ đã ‘xin lỗi’. nhưng sau đó Ronald Rumsfeld giải thích rằng sorry chỉ có nghĩa là ‘lấy làm tiếc’. (Chào Buổi Sáng, 27.12.2001)
Dùng câu mơ hồ để phê phán tế nhị
Wilson khi làm thống đốc bang new Jersey nhận được cú điện thoại từ Washington, D.C. nói rằng một nghị sĩ bang new Jersey - bạn thân của ông - đã qua đời. Ông rất xúc
79
động và huỷ mọi cuộc hẹn trong ngày. Sau mấy phút, ông lại nhận được cú điện thoại của một chính trị gia new Jersey. người ấy lắp bắp nói:
- Ông thống đốc, tôi... tôi hy vọng có thể thay thế vị trí của ông nghị sĩ nọ.
Wilson rất bực với thái độ quá ‘nhanh nhẹn’ của y. Ông bèn chậm rãi trả lời:
- Được lắm, nếu nhà quàn đồng ý thì cá nhân tôi cũng nhất trí.
4.2. Nói mơ hồ - một nghệ thuật hùng biện1
nhà hùng biện thành công nhờ tài lập luận (argumentation). Trong không ít trường hợp dùng những yếu tố mơ hồ khi nói năng lại là phương kế giao tiếp thành công.
- người khôn ăn nói nửa chừng,
Để cho người dại nửa mừng nửa lo. (Ca dao)
- Làm trai cứ nước hai mà nói. (Tục ngữ)
♦ Thế nào là ăn nói nửa chừng?
Đó là nói những câu không xác định: ngoài những câu mơ hồ có nhiều cách hiểu còn là những câu không có địa chỉ, ở đó không xác định được các yếu tố ai, ở đâu, khi nào, việc gì.
Có một ông vua hiếu chiến muốn đánh nhau với nước Ba Tư, nhưng không tin lắm vào khả năng mình chiến thắng.
1 Bài đã đăng trên SGTT, ngày 27.09.2010 80
Ông bèn tới cầu ở một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng để xin lời phán của thần linh. Thần phán như sau:
nếu đánh nhau với Ba Tư, một vương quốc hùng mạnh sẽ bị phá tan tành.
Ông vua ngu ngốc này cả mừng, vội đem quân tiến đánh Ba Tư. nhưng đã đại bại. Chỉ mình ông trốn thoát. Buồn rầu, hối hận và căm tức, ông ta lén gửi thư đến trách thần linh đền nọ đã phán sai với bút danh người cầu xin tức giận. Ít lâu sau, người coi đền nọ gửi thư trả lời:
Thần linh đâu có nói sai. Chẳng phải là một vương quốc hùng mạnh - vương quốc mà ông trị vì - đã bị phá tan tành đó sao!
‘Một vương quốc hùng mạnh’ là cụm từ không có địa chỉ: vương quốc nào vậy? Từ một và những từ chỉ số lượng sẽ làm danh từ đi sau nó thành không xác định. Các đối tượng trong truyện cổ tích không xác định nên người ta dùng từ một: ngày xưa, có một ông vua, có một mụ phù thủy trong một khu rừng, ở một làng nọ có một ông lão, có một chàng trai, có một gia đình... Thế là câu‘Một vương quốc hùng mạnh sẽ bị phá tan tành’ thành mơ hồ. nếu Ba Tư thua thì câu của thần linh vẫn đúng.
♦ Dùng những từ ngữ trống rỗng, không có thông tin đích thực cũng là cách nói nước đôi.
Có người hỏi Pistalos, một nhà giáo dục học nổi tiếng người Thụy Sĩ:
- ngài có thể nhận ra một đứa trẻ lớn lên sẽ thành người thế nào không?
81
Pistalos: Đương nhiên rồi. Một bé gái lớn lên sẽ thành một phụ nữ. Một bé trai lớn lên sẽ thành một đàn ông.
Câu trả lời trên đúng có điều không trúng ý người hỏi, nhưng người ta không thể bác bỏ được. Trong ngoại giao người ta hay dùng cách trả lời này, những ngôn từ trống rỗng vĩ đại.
Muốn biết về năng lực làm việc hiện nay của một nhà khoa học, một người lại đặt câu hỏi: Từ năm 1970 đến nay, thầy có gì không đổi và thay đổi những gì?
Trước một câu hỏi quá chung chung, giáo sư có cớ đưa ra một câu trả lời vô bổ:
- Điều không đổi là lúc trước người ta gọi tôi bằng tên gì thì nay vẫn gọi tôi bằng tên đó. Điều thay đổi là năm 1970 tôi là một thanh niên ngoài 30 thì nay là một ông già U - 80.
♦ Nói nước đôi để thoát hiểm, né tránh những điều khó nói
né tránh bằng từ ngữ lẫn lộn lớp, loài của đối tượng. Khi nói ‘Trâu là loài nhai lại’ thì trâu chỉ lớp, tức là tập hợp các con trâu. Còn ‘nhà anh chín đụn, mười trâu’ thì trâu chỉ một phần tử của tập hợp các con trâu.
nhiều từ ngữ vừa được dùng để chỉ tập hợp, vừa chỉ phần tử của một tập hợp.
Theo cách này, Lưu Đường đã trả lời được những câu hỏi khó của vua Càn Long:
Càn Long: Chín cửa kinh thành, mỗi ngày đi ra bao nhiêu người và đi vào bao nhiêu người?
82
Tài thánh cũng không biết chính xác được, Lưu Đường né tránh: Bẩm hai.
Càn Long: Sao lại chỉ có hai người?
Lưu Đường: Thưa thánh thượng, thần không nói hai người mà là hai loại người: một là nam và một là nữ.
Càn Long: Vậy thì một năm đẻ ra bao nhiêu và chết đi bao nhiêu người?
Lưu Đường: Muôn tâu thánh thượng, cả nước Đại Thanhmỗi năm đẻ 1 và chết đi 12.
Càng Long: Cứ vậy rồi sẽ hết người hay sao?
Lưu Đường: Thần nói trên lý số sinh tử. Ai sinh vào năm Thìn thì mang tuổi Thìn. nên thần nói là mỗi năm sinh một. Ai chết vào giờ nào thì cũng không thoát khỏi 12 con giáp. nên thần nói là mỗi năm chết 12. (theo Triệu Truyền Đống)
♦ Để bảo vệ công lý, chấp nhận dùng mẹo cài bẫy mơ hồ
Chuyện kể rằng ở một làng nọ, một nhà giàu có con là Lý Chính Tần từ nhỏ đã đính hôn với tiểu thư họ Trang. Sau vì đám cháy làm họ Lý mất sạch cơ nghiệp. Thế là Trang tiểu thư lại đi đính thân với tú tài họ Tiền giàu có. họ Lý lên kiện Bao Công. Bao Thanh Thiên khuyên cô gái họ Trang nên giữ lời ước cũ, nhưng cô không chịu. Thế là Bao Công đành lập mẹo khi xét xử: Tạo tình huống để cô gái nói câu mơ hồ rồi Bao Công giải thích theo ý mình. Ông làm như sau: Đưa ba người ra công đường và bắt tú tài họ Tiền, Trang tiểu thư và Lý Chính Tần theo thứ tự quỳ một hàng dọc. Ông nghiêm trang nói với Trang tiểu thư:
83
- Trên công đường không nói chơi, cô muốn lấy tiền phu hay hậu phucho cô chọn. nhưng đã chọn rồi thì không được chữa lại, phải lập bằng cớ ngay.
Trang tiểu thư ngẩng đầu nhìn, thấy phía trước là tú tài họ Tiền, bèn đáp:
- Tiểu nữ xin lấy tiền phu.
Bao Công cười lớn. Sau khi tiểu thư nọ ký vào văn bản vừa lập về lời của tiểu thư, ông nói: ‘Trang tiểu thư rốt cuộc là người hiền huệ, không tham giàu, vẫn muốn lấy người chồng trước.’ Tiểu thư lúc này mới vỡ lẽ: tiền phu không phải là người đàn ông phía trước như cô hiểu mà là người chồng trước.
Thật ra nếu cô gái nọ có nói muốn lấy hậu phu thì Bao Công cũng xoay sang ‘Trang tiểu thư muốn lấy người đàn ông phía sau’(!).
♦ Cử chỉ mơ hồ: giải thích sao cũng được
Để có thể đảo lộn phải trái, người nguỵ biện còn dùng những hành động mơ hồ để người nghe không biết đường nào mà hiểu cho đúng. hiểu xuôi cũng được, có hiểu ngược lại cũng đúng. nếu ai tìm ra một điều gì đó phù hợp, tương đồng thì họ thích thú. Còn ai không hiểu thì sợ bị chê dốt nên không dám bình phẩm, chỉ im lặng hoặc phụ họa.
Trước khi trẩy kinh ứng thí, 3 anh đồ đến nhà một đạo sĩ nổi tiếng về tướng số đốt nhang khấn vái xin quẻ. Đạo sĩ nhắm mắt ra hiệu bằng một ngón tay. Ba anh đồ xin đạo sĩ giảng rõ. Ông từ chối: Đi đi, đến lúc đó sẽ hay. Đấy là thiên cơ, không nói trước được.
84
Khi bọn học trò đi rồi, tiểu đồng hỏi:
- Sư phụ, rốt cuộc ai đỗ?
- ngón tay ta đã nói rồi.
- ngón tay của thầy nói rằng chỉ đỗ có một? - Đúng.
- nếu hai người đỗ thì sao?
- Vậy ngón tay nói rằng chỉ một người trượt. - nếu cả ba người đỗ thì sao?
- Thì ngón tay là tất cả đỗ.
- Còn nếu cả ba đều trượt?
- Thì ngón tay tức là tất cả đều trượt.
- Tiểu đồng ngộ ra: Té ra đó là thiên cơ!
4.3. Diễn đạt mơ hồ
trong văn học-nghệ thuật
những hiện tượng mơ hồ ngữ dụng thường được tận dụng để gây cười.
Ví dụ. Mẩu chuyện cười dưới đây dựa trên hai cách hiểu khác nhau về câu hỏi ‘có... không...?’:
Đại tá, sĩ quan tuyển quân, hỏi nguyện vọng tân binh. Đại Tá: John, anh muốn vào binh chủng nào?
John: Tôi muốn vào hải quân.
Đại Tá: Được, tôi chấp nhận. Jacques, anh có nguyện vọng gì?
85
Jacques: Tôi muốn vào pháo binh.
Đại Tá: Được. Còn Bill, anh muốn vào binh chủng nào? Bill: Tôi muốn làm tham mưu trưởng khối nATO.
Đại Tá: Bill, anh có điên không đấy?
Bill: Lại cần điều kiện ấy nữa à?
Đại tá đã hỏi một câu mơ hồ. Ông ta dùng cách hỏi ‘có... không...’ để phê phán Bill là điên khùng. nhưng Bill láu cá lại cố tình hiểu thành câu hỏi về điều kiện, kiểu câu hay dùng để hỏi người đi xin việc: ‘Chị có bằng C tiếng Anh không?’, ‘Anh có bằng trung cấp tin học không?’, ‘Anh có bằng lái ô tô không?’...
những cách gây cười dựa trên hiện tượng mơ hồ ngữ dụng thường có tính trí tuệ, hóm hỉnh và sâu sắc.
giai thoại về Pushkin:
hồi trẻ một lần dự dạ hội, anh mời một quý bà ăn mặc sang trọng khiêu vũ.
- Quý bà: Tôi không thể khiêu vũ với một đứa trẻ.
- Pushkin nhanh trí: Xin lỗi, tôi không biết bà đang mang bầu!
Trong câu trên, quý bà nọ dùng từ với theo nghĩa ‘Tôi không thể khiêu vũ cùng anh - một đứa trẻ’, còn Pushkin lại hiểu theo một nghĩa khác.
những ví dụ tương tự:
- Xuất giá xin đừng giữ chữ trinh. (Khuyên xuất giá hay khuyên giữ chữ trinh?)
86
- Phó hồi cải giá bất đắc phu cựu. (Cho phép hay cấm đi bước nữa?)
- ngưu canh tác bất đắc thực nhục. (Cấm hay cho phép mổ trâu đánh chén?)
Tận dụng mơ hồ ngữ dụng để gây cười
Cán bộ thanh tra xuống một trường học và thăm lớp. Thấy trong lớp có một quả địa cầu liền hỏi học sinh: ‘Tại sao quả địa cầu lệch một góc 23,50?’
học sinh A: Thưa thầy em không làm hỏng.
học sinh B: Thưa thầy em mới vào lớp, các bạn đều biết.
giáo viên địa lý đứng lớp: Lớp này các em nghịch quá, tôi vừa mới quay đi mà đã như vậy.
Thầy hiệu trưởng: Báo cáo Đoàn thanh tra, kinh phí Sở rót xuống trường eo hẹp quá nên đành phải mua những thứ như vậy...(!!)
Vì sao gây cười? Câu ‘tại sao A?’ có hai cách hiểu:
1- Lý do (/nguyên nhân) dẫn tới điều A
2- Chất vấn với hàm ý: ‘Để xảy ra A là một điều đáng tiếc.’
Thầy trò trường nọ, kể từ hiệu trưởng đã hiểu câu hỏi kiểm tra kiến thức địa lý thành câu chất vấn phê phán đã xảy ra một sự việc xấu: làm lệch quả cầu đi. Đây là tiếng cười về năng lực, trình độ thầy trò trường nọ.
87
4.4. Câu sai phong cách
4.4.1. Câu sai phong cách là những câu viết không đúng những quy tắc về phong cách.
Mỗi thể loại văn bản đòi hỏi một phong cách ngôn ngữ riêng. Mỗi tình huống giao tiếp cần có một lối nói thích hợp. Mỗi giai tầng xã hội cũng có lối nói và dùng những lớp từ vựng đặc thù. Mỗi thời đại lại có những lớp từ khác nhau. Tiếng Việt có lối diễn đạt khác với lối diễn đạt của những ngôn ngữ khác. Có những câu không sai ngữ pháp nhưng nếu không diễn đạt đúng với thể loại văn bản, không diễn đạt đúng với tình huống giao tiếp hoặc không diễn đạt đúng với cách nói của người Việt thì vẫn là sai về phong cách.
+ hoàng thượng dạo này [...] thiếu quyết đoán để đưa ra những chỉ thị cần thiết. (TV, 22.07.2011; p. huyền sử thiên đô, tập 28) Vua không ra chỉ thị mà ra chiếu, chỉ, dụ!
+ Phong cách liên quan đến quan điểm người nói. Một sĩ quan trong quân đội Pháp ở hà nội (1950) nói ‘Một viên tướng mới ở Pháp sang, nhận nhiệm vụ tư lệnh trưởng quân đội viễn chinh ở miền Bắc.’ (ST, Miền đất lạ, tr.67) Viên tướng viễn chinh Pháp không nói ‘miền Bắc’ mà nói Bắc Việt.
(1) ngoài Bớc-sét mà tôi đã quen ở Việt nam, tôi còn được giới thiệu với hai nhà báo Pháp đã nổi tiếng là Mađơlen Riphô và giăng Lacutuya. Một hôm, trước ngày chia tay, Bộ trưởng hâu Xeng tổ chức một cuộc họp thân mật giữa hai bạn Pháp và tôi. Chuyện trò ‘mày tao’ thoải mái. (b., số 23, 12.1995)
88
người Pháp, khi thân mật thì dùng đại từ xưng hô theo kiểu tu, toi (mày), je, moi (tao), tiếng Pháp gọi là tutoyer. Dù thế nào chăng nữa, đây là sự xưng hô giữa những người có cương vị cao trong báo giới ở những nước khác nhau, cách nói của người Việt trong tình huống này là ‘Chuyện trò cậu - tớ thoải mái’ chứ không phải chuyện trò mày, tao.
(2) Với ngần ấy sính lễ, so với mức sống người dân nông thôn thì vượt quá tầm tay họ.
Trước hết, câu này sai ngữ pháp: Từ ‘với’ làm cho câu không có chủ ngữ. Bỏ từ với đi, chúng ta được một câu đúng ngữ pháp nhưng cách diễn đạt vẫn còn nặng nề:
(2b) ngần ấy sính lễ, so với mức sống người dân nông thôn, vượt quá tầm tay họ.
nên diễn đạt đơn giản hơn:
(2c) ngần ấy sính lễ vượt quá khả năng của người dân nông thôn.
(2d) ngần ấy sính lễ vượt quá khả năng của nông dân.
4.4.2. Có những thể loại văn bản nào?
Thể loại văn bản thường được phân loại theo chức năng. Phong cách phụ thuộc vào chức năng. Có phong cách khẩu ngữ (văn nói) và phong cách bút ngữ (văn viết). Có các thể loại văn bản viết sau: hành chính - công vụ; khoa học; văn học - nghệ thuật; thông tấn - báo chí; ngôn ngữ trong sinh hoạt thường ngày.
Chúng ta chỉ minh họa hai thể loại văn bản.
89
4.4.2.1. Phong cách văn bản khoa học
Văn bản khoa học có chức năng chứng minh, phân tích, suy luận, lý giải, nhận xét, đánh giá, trình bày những hiện tượng và quy luật của thế giới tự nhiên cũng như xã hội.
Loại văn bản này đòi hỏi tính lô gích, nhất quán, chặt chẽ, chính xác, khách quan, tường minh, không mơ hồ. ngôn ngữ súc tích, ngắn gọn, không chứa đựng những thông tin dư. Rất ít từ ngữ thuộc lớp khẩu ngữ. Cấu trúc của các đoạn văn rất rõ ràng.
Về ngữ pháp, trong văn bản khoa học thường là những câu đầy đủ các thành phần.
Là thể loại chứng minh, nên có nhiều câu phức và câu ghép. Văn bản khoa học trung hoà về phong cách. người viết không đưa cái ‘tôi’ vào văn bản khoa học. Chủ ngữ thường là ‘chúng ta’ hoặc ‘người ta’, ‘nó’. nhiều câu vô nhân xưng, chủ ngữ không xác định.
Có những tiểu loại văn bản khoa học quy định nghiêm ngặt về quy cách trình bày và chuẩn mực ngôn ngữ. Ví dụ: đồ án tốt nghiệp, luận án khoa học, quy cách tóm lược một văn bản khoa học.
4.4.2.2. Phong cách văn bản hành chính - công vụ
Văn bản hành chính - công vụ là những văn bản pháp lý của các cơ quan công quyền với chức năng điều hành xã hội, chi phối hành động mỗi cá nhân và mỗi tổ chức xã hội, và cũng là văn bản của mỗi cá nhân gửi tới cơ quan công quyền. ngôn ngữ loại văn bản này là trung tính, nghiêm túc,
90
khách quan, đơn giản, rõ ràng, không mơ hồ mà chính xác và nhất quán. Không dùng từ ngữ địa phương.
Trong loại văn bản này ngầm ẩn tồn tại một quan hệ tôn ty, thứ bậc giữa các vai - vai của người tạo lập văn bản và vai của đối tượng tiếp nhận văn bản.
Đây là ngôn ngữ viết. Trong thể loại văn bản này, có những quy định rõ ràng về danh xưng, nghi thức lời nói, khuôn mẫu từ ngữ, văn bản.
Chú ý: Cần xưng hô đúng vai, và nhớ: xưng thì khiêm, hô thì tôn.
Lưu ý 1: Phong cách về phương diện số lượng
Dùng nhiều hay ít một một số từ ngữ nào đó cũng biểu hiện phong cách ngôn ngữ của tác giả và thể loại. Lấy các từ tình thái đặt cuối câu à, ạ, ơi, nhỉ... làm ví dụ:
Trong 180 nghìn lượt từ ở ngôn ngữ hồ Chủ Tịch, những từ này được dùng rất ít: ơi được dùng 3 lần, từ ạ được dùng 5 lần, từ nhỉ được dùng 2 lần. Trong khi đó ở 60 ngàn lượt từ thơ ca, từ ơi được dùng 129 lần; trong 60 nghìn lần ở ngôn ngữ kịch, từ ạ được dùng 184 lần; từ nhỉ được dùng 35 lần trong 60 nghìn lượt từ ở ngôn ngữ thiếu nhi.
Lưu ý 2: Dù ở thể loại nào thì cũng cần viết đúng theo cách nói của người Việt. Mỗi dân tộc thường có những cách nói khác nhau. Chúng liên quan đến đến đặc điểm của từng nền văn hóa, của từng ngôn ngữ. giữa các ngôn ngữ có những từ ngữ cùng trỏ một đối tượng, cùng trỏ một quan hệ ngữ pháp khiến chúng ta tưởng rằng cách dùng của chúng
91
giống nhau. nhưng nhiều khi lại khác hẳn nhau. Chúng ta minh họa qua liên từ ‘và’ và ‘and’ (tiếng Anh). Thông thường, dùng từ ‘và’ để dịch từ ‘and’, và ngược lại. nhưng không ít trường hợp sẽ làm sai lạc nghĩa.
Với câu ‘Sam and Sally got married’ nếu chúng ta dịch là ‘Sam và Sally đã lập gia đình’ thì không ổn. Ở câu tiếng Anh, người ta thường hiểu là ‘Sam and Sally married each other’ (Sam và Sally lấy nhau). Còn câu tiếng Việt lại được hiểu là Sam đã lập gia đình, Sally đã lập gia đình nhưng không phải họ lấy nhau.
Tương tự, câu ‘Jack and Bill went up the hill’ có thể được hiểu là ‘Jack đi lên đồi và Bill đi lên đồi’ mà cũng có thể hiểu là ‘Jack và Bill đi lên đồi với nhau’. nếu hiểu theo nghĩa thứ hai người Việt lại thường nói ‘Jack đi lên đồi với Bill’.
những khác biệt như thế này rất nhiều.
4.5. Vai trò của trật tự từ
4.5.1. Trật tự từ là một phương tiện ngữ pháp
Trong tiếng Việt trật tự từ ngữ có vai trò cực kỳ quan trọng. nó vừa là công cụ thể hiện ngữ pháp, vừa là công cụ thể hiện ngữ nghĩa. năm 1948, Lê Văn Lý cho ví dụ: Với 5 tiếng nó, bảo, sao, không, đến có thể tạo ra trên 30 câu khác nhau: nó bảo sao không đến; nó bảo sao đến không; nó bảo đến không sao; nó bảo đến sao không; nó bảo không sao đến; Bảo nó đến không sao; Bảo nó đến sao không; Bảo nó sao không đến; Bảo nó sao đến không;...
92
Đầu tiên cần chú ý tới sự khác biệt về trật tự từ giữa ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng hán. Một cụm từ, theo ngữ pháp tiếng Việt thì yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Ví dụ: điểm yếu, điểm mạnh, điểm đỏ, điểm sáng, điểm tốt... Còn theo ngữ pháp tiếng hán yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: yếu điểm, ưu điểm, nhược điểm, khuyết điểm, tâm điểm... như vậy, ‘yếu điểm’ là ‘điểm quan trọng’ chứ không phải là ‘điểm yếu’. Chú ý tới điều này, chúng ta dễ dàng phân biệt được nghĩa của nhiều từ ngữ và tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.
Mặt khác nhờ phương thức trật tự chúng ta biết cách chuyển một cụm từ theo cấu tạo hán Việt sang cấu tạo thuần Việt. Ví dụ: Trong các từ điện năng, hóa năng, quang năng, nhiệt năng... thì ‘năng’ có nghĩa là ‘năng lượng’. như vậy các từ trên đồng nghĩa với năng lượng điện, năng lượng hóa học, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt...
Trật tự từ và cách nói thuận tai
- Biện pháp chống nạn tràn ngập đơn thư khiếu tố tại Tp. hồ Chí Minh. (Tít báo, 28.06.1999)
Cách tường thuật sự kiện đã xảy ra theo trật tự chủ vị ‘đơn thư khiếu tố tràn ngập’ nghe thuận tai hơn cách đảo ngược trật tự ‘tràn ngập đơn thư khiếu tố’. Vậy thì chỉ cần đảo vị trí ‘tràn ngập’ xuống cuối là được một tít báo thuận tai: ‘Biện pháp chống nạn đơn thư khiếu tố tràn ngập tại Tp. hồ Chí Minh’
- hiện nay ở Thừa Thiên huế vẫn còn số gia đình sinh con thứ ba cao. (đ., 25.12.2003)
93
Cách diễn đạt này làm đứt mạch văn ‘vẫn còn cao’. hãy đẩy ‘vẫn còn’ xuống cuối: ‘hiện nay ở Thừa Thiên huế số gia đình sinh con thứ ba vẫn còn cao’.
Đảo trật tự từ giúp tránh được những câu mơ hồ tai hại hoặc những câu gây hiểu sai nghĩa.
- Barack Obama không là con người mềm yếu như ông đã cho thấy. (b., 08.06.2008)
Đặt cụm từ so sánh ở cuối câu khiến người đọc có thể hiểu lầm câu trên thành ‘Barack Obama không là con người mềm yếu như bề ngoài của ông’.
nên đảo lại trật tự: ‘Barack Obama đã cho thấy ông không là con người mềm yếu’.
- Kết quả giải bóng đá Ý đêm qua (30.04): Juventus chỉ còn cách Lazio 2 điểm. (b., 01.05.2000)
Tít trên gây hiểu lầm là Lazio đang dẫn đầu giải và Juventus đã gần đuổi kịp. Sự thực ngược lại, Juventus đang dẫn đầu giải. Có hai cách sửa:
a) Đảo trật tự: Lazio chỉ còn cách Juventus 2 điểm.
b) Muốn giữ nguyên trật tự thì cần thay cách bằng hơn:
Juventus chỉ còn hơn Lazio 2 điểm.
- Kinh tế tăng trưởng 2 tốc độ. (Tít báo, 01.01.2011)
Đọc tít trên độc giả không hiểu bài báo muốn nói gì. người ta nói mức tăng trưởng 2 chữ số, nghĩa là tăng trưởng trên 10%. nhưng thế nào là tăng trưởng 2 tốc độ? Bài báo viết rằng kinh tế toàn cầu có tăng trưởng nhưng thấp thôi, còn giá cả thì tăng vọt. hóa ra 2 ‘tốc độ’ là như vậy. Phải
94
chăng nên đảo lại trật tự 2 tốc độ “tăng trưởng” kinh tế? Cái từ tăng trưởng đứng trong ngoặc kép khiến người đọc hiểu ngay được giá cả tăng vọt thì không phải là tăng trưởng.
- giải ngoại hạng Anh chỉ duy nhất có ở Việt nam trên VTC. (Chương trình quảng cáo trên tivi, 25.08.2009)
giải ngoại hạng Anh thì phải đá ở Anh rồi truyền hình ở Anh chứ sao lại ‘chỉ duy nhất có ở Việt nam’? Đưa trạng ngữ ‘ở Việt nam’ lên đầu, câu sẽ mất mơ hồ:
‘Ở Việt nam, giải ngoại hạng Anh chỉ duy nhất có trên VTC’.
Đặt trạng ngữ ở cuối câu dễ dẫn tới những câu mơ hồ vì không rõ trạng ngữ đó bổ nghĩa cho động từ nào.
- Các cuộc biểu tình phản đối việc bắt giữ ông Julian Assange, hiện đang ở trong nhà giam của Anh, vì các cáo buộc cưỡng hiếp diễn ra trên khắp Tây Ban nha. (b., 13.12.2010)
Điều gì diễn ra trên khắp Tây Ban nha? Các cuộc biểu tình hay các cáo buộc cưỡng hiếp? Vì để vị ngữ ‘diễn ra’ đứng cách quá xa chủ ngữ ‘các cuộc biểu tình’ làm đứt mạch văn và để cụm từ ‘trên khắp Tây Ban nha’ đứng cuối khiến câu thành mơ hồ. Chỉ cần đảo lại trật tự là câu trở nên rõ ràng và thanh thoát:
- Các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp Tây Ban nha phản đối việc bắt giữ ông Julian Assange, hiện đang ở trong nhà giam của Anh vì các cáo buộc cưỡng hiếp.
nhớ sai trật tự ‘mục đích - kết quả’ khiến câu sai:
- Suy nghĩ mãi, Thế tử hữu mới tìm ra được một kế, quyết ‘di thân thí pháp’. (dùng thân mình liều với pháp luật - sách)
95
Đúng ra phải là ‘thí thân di pháp’ - hy sinh thân mình (thí thân) để mong sửa đổi được pháp luật hà khắc (di pháp). Thế tử hữu dám liều mình để xin vua cha là ngô Phù Sai bãi bỏ quân pháp ‘kẻ nào dám can ngăn vua xuất binh đánh Tề bị xử tử’. Ở đây, chữ dùng sai, chú thích càng sai: đâu phải chuyện dùng thân mình liều với pháp luật!
Đảo trật tự từ, cấu trúc cú pháp thay đổi, câu có thể trúc trắc và dài ra vô ích.
Câu ‘nốt ruồi trên người em anh nhớ từng vị trí một, em còn giấu anh điều gì!’ (p.CTT, TV, 03.8.2011) dài dòng. Viết theo trật tự thuận sẽ đơn giản và ngắn hơn: ‘Anh nhớ từng nốt ruồi trên người em, còn giấu anh làm gì!’
Câu ‘... điều tra gần đây cho thấy tuổi thọ bình quân ở nam Phi được dự kiến sẽ giảm gần 20 tuổi đến năm 2010 do hIV/AIDS’. (b., 27.09.2003)
Câu này trúc trắc vì không chú ý tới vị trí trạng ngữ và cách diễn đạt câu theo quan hệ nhân quả ‘do... mà...’. Chúng ta sửa:
hoặc ‘... điều tra gần đây cho thấy do hIV/AIDS, [mà] đến năm 2010 tuổi thọ bình quân ở nam Phi được dự báo sẽ giảm gần 20 tuổi’.
hoặc ‘... điều tra gần đây cho thấy do hIV/AIDS, tuổi thọ bình quân ở nam Phi đến năm 2010 được dự báo sẽ giảm gần 20 tuổi.’
Chú ý về vị trí của bổ ngữ:
Thường thì không nên để các thành phần khác xen giữa
96
vị ngữ và bổ ngữ làm đứt mạch văn và tạo ra những câu khó hiểu.
- Ở trên cao họ có thể nhìn thấy tốt hơn so với mặt biển những gì có ở dưới nước.
Câu này khó hiểu vì cụm từ ‘so với mặt biển’ đã xen giữa động từ ‘nhìn thấy’ và bổ ngữ ‘những gì có ở dưới nước’. Vậy chỉ cần chuyển nó lên đầu câu hoặc xuống cuối câu:
- Ở trên cao họ có thể nhìn thấy những gì có ở dưới nước tốt hơn so với (ở trên) mặt biển.
- So với ở trên mặt biển, ở trên cao họ có thể nhìn thấy những gì có ở dưới nước tốt hơn.
4.5.2. Trật tự từ là một phương tiện ngữ nghĩa
Chúng ta quan sát một đề báo của Trần Bạch Đằng: ‘Mậu Thân và tuổi trẻ Sài gòn. Tuổi trẻ Sài gòn và Mậu Thân’. (Tuổi Trẻ, 29.01.2003)
Trong tít trên, vế sau chỉ là vế trước đảo lại trật tự. Điều này cho thấy trật tự từ ngữ chuyển tải được ý nghĩa. nếu không tác giả đã không cần thêm vế sau nữa.
Trật tự từ ngữ dù là trật tự giữa hai mệnh đề, giữa hai vế trong một câu ghép hay giữa các thành phần trong một câu luôn luôn ảnh hưởng tới nghĩa của câu.
- Bà bị cáo buộc sao chép 25% luận văn của mình về cải cách tiền tệ để nhận bằng tiến sĩ năm 2000. (b.,27.4.2011)
Sao lại ‘sao chép 25% luận văn của mình’? hẳn là cần viết theo trật tự ‘25% luận văn của mình là sao chép’:
97
- Bà bị cáo buộc 25% luận văn của mình về cải cách tiền tệ là sao chép để nhận bằng tiến sĩ năm 2000. (b.,27.04.2011)
Thay đổi trật tự từ giữa hai mệnh đề mang lại cảm nhận chủ quan khác nhau.
- hai sinh viên tranh cãi nhau về chuyện có thể đồng thời học triết học và hút thuốc lá được không. Không ai chịu ai. họ phải nhờ giáo viên triết phân xử.
A: Thưa thầy, trong khi học triết học Mác-Lênin thì có được hút thuốc lá không ạ?
Thầy giáo triết học (không bằng lòng): Bậy nào, hút thuốc sao được.
B bèn nói với A: Cách hỏi của anh sai rồi, để tôi hỏi lại thầy xem.
B: Thưa thầy, trong khi hút thuốc lá thì có được học triết học Mác-Lênin không ạ?
Thầy giáo triết học (hài lòng): Đương nhiên là được rồi.
Vậy là hai cấu trúc ‘trong khi A thì B’ và ‘trong khi B thì A’ mang lại những sắc thái nghĩa khác nhau. Ở cấu trúc thứ nhất A là điều đã tồn tại và người ta nói về B, còn ở cấu trúc thứ hai B là điều đã tồn tại và người ta nói về A.
Trật tự giữa hai vế trong một câu ghép
- Có câu chuyện sau: Theo lệnh hoàng đế, Tăng Quốc Phiên (đời nhà Thanh) mang quân triều đình đi đàn áp nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc, tuy nhiên mấy lần đều thất bại. Ông ta định cầu nhà vua cho viện binh. Trong tờ tấu này,
98
tất nhiên không thể nói dối vua, nên ông đã viết ‘đánh mãi mà vẫn thua’. Một mưu sĩ thấy câu này không ổn vì trước đây cũng có một đại tướng đi dẹp loạn không thành đã tâu lên vua một câu đại loại như thế để xin tăng viện. hoàng đế nổi giận, bảo viên tướng nọ bất tài không dẹp nổi loạn, bèn giáng chức đại tướng và đày ra biên ải. Mưu sĩ này liền bày mẹo đổi lại trật tự trong tờ tấu ‘thua mãi mà vẫn đánh’ làm ý nghĩa câu nói thay đổi hẳn.
Quả nhiên khi đọc tờ tấu này, hoàng đế tươi cười khen: Tăng Quốc Phiên kiên cường lắm, không nhụt ý chí, thua mãi mà vẫn đánh. Trẫm cho thêm viện binh! (dẫn Triệu Truyền Đống)
Vậy là có thể thay đổi trật tự từ ngữ để nguỵ biện, để dẫn dụ người nghe theo một quan điểm nào đó.
Đảo trật tự từ là quan điểm thay đổi:
Trọng tâm ngữ nghĩa rơi vào phần đứng sau từ nhưng. Ví dụ:
a. ngành này dễ kiếm việc làm nhưng khó học lắm.
b. ngành này khó học lắm nhưng dễ kiếm việc làm.
Chúng ta đều cảm nhận được người nói câu (a) ngại học ngành khó còn người nói câu (b) coi dễ kiếm việc làm là quan trọng nhất, nên sẵn sàng chấp nhận học ngành khó.
Trật tự giữa các thành phần trong một câu
Thay đổi trật tự từ để tạo ra điểm nhấn của câu, trọng tâm ngữ nghĩa sẽ thay đổi.
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm tra việc báo nhân 99
Dân nêu về thực hiện Chương trình 135 ở Cao Bằng. (Tít, nhân Dân, 28.01.2005)
Viết như trên, độc giả có thể hiểu điểm nhấn của câu là ‘kiểm tra xem việc báo nhân Dân nêu có đúng hay không’. Lẽ ra nên viết: ‘Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Chương trình 135 ở Cao Bằng mà báo nhân Dân đã nêu’. Sửa như vậy, độc giả sẽ hiểu rằng ‘Thủ tướng Chính phủ cho rằng không ít thì nhiều vấn đề mà báo nhân Dân nêu là đúng. Vậy cần kiểm tra xem mức độ của nó thế nào’.
- nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IV viết:
a. Xây dựng Việt nam thành nước công nông nghiệp hiện đại.
b. Xây dựng các huyện thành những huyện nông công nghiệp hiện đại.
Câu trên cho biết công nghiệp hiện đại là mục tiêu trọng tâm trong việc xây dựng đất nước. Câu dưới lại thể hiện ý nông nghiệp hiện đại là mục tiêu trọng tâm trong việc xây dựng cấp huyện.
- Tôi đã từng có cô ấy,mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi. (Rừng na-uy, tr.15)
Với từ từng và chuyển chủ ngữ thành bổ ngữ khiến hai câu ‘Tôi đã từng có cô ấy’, ‘cô ấy đã từng có tôi’ có hàm nghĩa khác nhau.
Có nhiều lỗi về trật tự từ khi dùng từ hán-Việt. (x. §8.1 Lỗi từ vựng)
100
4.6. Vai trò của phương ngữ
4.6.1. Phương ngữ làm phong phú thêm ngôn ngữ toàn dân, mang lại sắc thái vùng miền mà ngôn ngữ toàn dân khó diễn tả nổi. những biến thể ngữ âm do phương ngữ, do kiêng kị, do khẩu ngữ như mồng/mùng (một/tơi); nhật/nhựt; bảo/ bửu... được dùng trong những tình huống thích hợp giúp tạo ra những cách nói ấn tượng.
Có một người Đức mê nhạc Trịnh Công Sơn, tự đặt tên Việt là Trịnh Công Duy viết thế này: ‘Tôi học tiếng Việt trong các trường ở vỉa hè,[...], ngôn ngữ ngoài vỉa hè giàu hơn và đời hơn. [...] Tôi làm việc cho một dự án trồng cà phê của người Đức ở Buôn Ma Thuột - Buôn Ma Thuột... buồn thấy mẹ’. (TTCn, 19.10.2003). Ông Tây này dùng khẩu ngữ nam Bộ thật tuyệt: người Bắc Bộ nói buồn nẫu ruột nhưng chỉ nam Bộ mới buồn thấy mẹ!
Phương pháp cơ bản của viết tiểu phẩm châm biếm là lý lẽ ngược đời, là nói ngược: ‘nói vậy nhưng không phải vậy’. nói ngược theo cách nói dân gian dễ gây hiệu quả nhất. Vì vậy, tiếng địa phương, kể cả những từ nước ngoài theo biến thể địa phương, được dùng để miêu tả những sự kiện trái khoáy, ngược đời, để nói ngược và bình ngược.
Phương ngữ làm giàu thêm các biện pháp tu từ. Mỗi phương ngữ thường phát âm chuẩn ở bộ phận này của âm tiết nhưng lại sai ở một bộ phận khác. nhờ phát âm không phân biệt d~/gi~; d~/r~... nên sĩ phu Bắc hà mới nghĩ ra được câu miêu tả đời sống cán bộ thời bao cấp thật là sang:
101
‘Đi xe cố vấn; Mặc áo chuyên gia; Ăn uống qua loa; Là anh cán bộ’. nghĩ lại mới thấy cay: Xe đạp của cán bộ, nếu không cố mà vấn mà buộc thì ruột xe lòi ra nổ tung. Vải thiếu, áo rách hở cả da thịt nên được phong là áo chuyên da. Ăn uống thì sao? Cứ nghe qua đài, qua loa... thì vẫn no đủ.
những thủ pháp chơi chữ như nói lái thì nam Bắc giống nhau, nhưng nhờ không phân biệt hai âm đầu d~/r~ nên chuyện cười sau đặc Bắc Bộ:
- Bố vợ hay nói lái, con rể ‘theo gương’ bố cũng hay nói lái, đùa ra đùa, nhiều khi quá trớn. Bữa ấy bố vợ tổ chức mừng ông thượng thọ 70. Khách khứa đông. Bữa ăn gần xong, anh con rể:
- Ới bô, bây giờ con đi ‘rửa bô’ nhé?
Khách khứa sững sờ. Bố vợ tức quá mắng:
- Đang ăn uống mà anh nói năng gì lạ thế? ‘Rửa bô?’ có mà rửa bố anh thì có.
Chàng rể lễ phép lui ra, gọi to bảo vợ:
- Bố bảo không ‘rửa bô’, mà ‘rửa bố’. Để dưa lê đấy! Chạy ù ra chợ mua ít dứa về ngay!
người Bắc Bộ nói lái bổ dưa thành rửa bô, bổ dứa (bổ thơm) thành rửa bố, còn bố ơi thành lời kêu cái bô ới bô!
4.6.2. Có những câu sai mang dấu ấn phương ngữ
Phát âm sai dễ dẫn tới những sai chính tả. Không có địa phương nào phát âm hoàn hảo cả. Từ đây, mỗi vùng phương ngữ đều có những lỗi chính tả đặc thù. Dấu vết của loại sai chính tả này để lại khá nhiều trong văn học.
102
Trong Cours de Vietnamien (giáo trình tiếng Việt) của Antoine Dauphin, nxb Asiathèque, Paris, 1978, có câu ‘Anh hùng đâu cứ phải mài dao’. Ở đâu ra cái thuyết người anh hùng phải giỏi võ nghệ, cung kiếm, nên thường mài dao kiếm? hóa ra ông dẫn câu thơ ‘Ra thế to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu.’ (Tố hữu) nhưng sao mày râu lại thành mài dao? Đây là dấu vết của phương ngữ nam Bộ, ở đó phát âm không phân biệt ay/ai và au/ao. Và mày râu đọc thành mài rao. nghe đọc mài rao hẳn là ông người Pháp này đã suy luận mài rao là sai chính tả. Sửa là ‘Anh hùng đâu cứ phải mài dao’ mới đúng(?!)
Trên Tuổi Trẻ (26.07.2009), có hai bài viết rất cảm động về Bruce Weigl đã giáo dục con gái nuôi tên hạnh của mình tình yêu cội nguồn Việt nam như thế nào. Ông đón bé hạnh trong một trại trẻ ở hà nam. Khi ấy, ông hứa: ‘hôm nay, tôi nhận của quý vị một đứa bé Việt nam, tôi hứa sau này sẽ trả lại quý vị một cô gái Việt nam’. Trong tập thơ xuất bản cuối tháng 06.2009 với tựa đề ‘Declension in the village of Chung Luong’ có bài thơ mang tựa đề tiếng Việt không dấu là Con gai bo (con gái bố). Trong bài thơ này có câu (được dịch sang tiếng Việt là) ‘những dòng sông của Bình Lục vẫn chảy êm đềm.’ Vậy đây là xã ‘Chung Lương’ của Bình Lục. nhưng huyện này chỉ có xã Trung Lương. Tựa đề tập thơ này để lại một dấu vết của phương ngữ Bắc Bộ, ở đó phát âm không phân biệt hai âm đầu ch~/tr~. Thế là xã Trung Lương đã thành Chung Lương. hẳn một ai đó ở hà nam đã ghi nơi sinh Trung Lương của bé hạnh thành Chung Lương?
103
4.6.3. Phương ngữ và... tín ngưỡng dân gian
Vì sao trên bàn cúng gia tiên ngày Tết, mâm ngũ quả của miền nam hoặc là 5 loại trái mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ (có thể thêm thơm) hoặc là chùm sung, trái mãng cầu, trái xoài, trái đu đủ?
Có thể giải thích bằng lý do... phương ngữ: Do không phân biệt âm đầu v~/d~; âm cuối~n/~ng nên dừa đọc thành vừa, mãng cầu đọc thành mãn cầu, còn xoài biến âm thành xài. Với niềm tin và cầu ước giản dị, người nam Bộ thể hiện lời khấn ‘cầu vừa đủ xài’ qua 4 loại trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, và xoài, thêm trái thơm càng tốt? Cũng vậy, thể hiện lời cầu ước ‘sung mãn đủ xài’ không gì tốt hơn chùm sung, trái mãng cầu, trái đu đủ và trái xoài?
4.6.4. Phương ngữ làm ngôn từ thêm sâu sắc
nhiều trường hợp từ địa phương rất có ích cho bài viết. nhờ từ địa phương mà câu mất tính mơ hồ không có lợi.
Trong một bài viết về những nữ sinh viên kiếm thêm tiền ăn học bằng cách đi bán hoa hồng ở các khách sạn, một tờ báo đặt tít theo nghĩa đen: ‘Tôi đi bán hoa!’ Tít này gây ra nghĩa bóng không thể chấp nhận được: Vào khách sạn bán hoa khác gì... ‘Tôi đi bán dâm’? Phương ngữ nam Bộ có từ bông đồng nghĩa với từ hoa. Do vậy, nên chăng sửa lại thành ‘những cô gái bán bông’?
Trong một số tình huống, một từ địa phương, một từ cổ lại chứa nhiều thông tin ‘đắt’ hơn thông tin của từ toàn dân.
104
Trưa 08.10.2001, sau khi bom đã rơi xuống Afghanistan, cố vấn an ninh quốc gia Condolezza Rice họp báo tại phòng số 450 trong toà nhà D.D. Eisenhower thuộc khuôn viên nhà Trắng. nhà báo Randy hỏi:
‘Tôi muốn hỏi về thời điểm. Có một lý do riêng nào đó để chọn ngày Chúa nhật để tấn công?’ (TTCn, số 40.2001)
Câu hỏi này không phải ‘vô hại’ mà là một cái bẫy. Tại sao? (nếu không dùng phương ngữ chúa nhật mà dùng chủ nhật, bạn đọc bình thường, nhiều khả năng không thấy điều ám chỉ trong câu hỏi.)
Khi mới mở màn trận chiến này, trong khi phe Taliban hò hét ‘thánh chiến’ (Jihad) thì tổng thống Bush đã buột miệng gọi đây là một ‘crusade’ làm cả thế giới hồi giáo bàng hoàng: Crusade là cuộc thập tự chinh của những người Thiên chúa giáo thời Trung cổ để giành lại Đất Thánh từ tay những người theo đạo hồi. người Do Thái và người theo đạo Cơ đốc hiểu hơn ai hết tên gọi thứ bảy và chủ nhật. Tuần lễ Do Thái gọi ngày thứ bảy là Sabbath, ngày nghỉ cuối tuần. Đạo Cơ đốc thừa hưởng tuần lễ kiểu Do Thái nhưng lại coi ngày tiếp sau ngày Sabbath mới là ngày nghỉ và đó là ngày của Chúa (chúa nhật). Câu chất vấn của Randy hàm chứa ám chỉ ‘Phải chăng đây chính là kế hoạch crusade của tổng thống Bush?’ nữ cố vấn an ninh Rice đã né tránh: ‘Thật ra, đó chỉ là do đúng vào lúc mà mọi công tác chuẩn bị đều đã sẵn sàng, nên cứ thế bắt đầu kế hoạch thôi’.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp