Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Văn Nhẫm
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1211 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3. -
- Thuyền quá giang gập lại tôn sư
Cùng Bố Y, bạn xưa tái ngộ
Bỗng thấy Thúy Quyên trở lại, tươi cười:
-Em phải về cùng anh, em có việc gấp...-
Thái chưa kịp phản ứng thì tiếng hát hò xa vang âm sườn núi:
-Hỡi trượng phu hề!
Dọc ngang trời biển hề!
Hận rằng bao năm khói lửa bạo tàn,
Hận rằng Nam, Bắc lìa tan
Thương dân ta khói lửa lan tràn
Đàng trong hề, Chúa Nguyễn hề!
Tây sơn hề!
Đàng ngoài hề! Vua Lê chúa Trịnh hề!
Ta gõ mạn thuyền ta ca
Hãy cùng nhau
Hãy cùng nhau
Nắm tay nhau, nắm tay
Trở ngược đao gươm...
Cùng nhau xây dựng thanh bình muôn thủa!
Trên thuyền từ xa xa,Thái nhận ra người chèo là Phan Hùng Các lão bá, ông nội của Phan Vivi, mà cũng là sư phụ của Thái về môn hàng hải. Sự có mặt của lão trượng làm Thái vô cùng ngạc nhiên. Nghe nói lão trượng vào đàng trong và bôn ba trên mấy chiếc tầu đại dương từ lâu mà sao hôm nay lại chèo thuyền con đón Thái.
Còn hai ba thước mới đến bờ, Thúy Quyên đã nhẹ nhàng phi thân xuống, thuyền không tròng trành chuyển đng. Chạy lại trước Phan lão trượng, níu áo:
-Ông ơi, sao ông đi lâu thế, cháu và Vi Vi ngày nào cũng nhắc.-
- Cháu của ông không được nhi nữ thường tình!
Nói thế nhưng lão trượng âu yếm cầm tay cháu gái. Nguyên Thái cũng nhẩy theo xuống, nhưng ngừng lại đầu thuyền, khi Thúy Quyên rời tay lão trượng, chàng mới đến bái yết tôn sư.
-Ta vẫn được tin con và biết là cách đây năm sáu tháng con hoạt đng ở vùng Cái Bè, Vinh Long và Vũng Liêm, nhưng vì việc quân cẩn mật nên không gọi con. Cũng đáng tiếc.-
Thái trả lời:
-Khi ấy, đồ đệ cũng không dám khinh xuất tìm đến tôn sư.-
Phan lão gật đầu:
-Thế là đúng, khi ấy việc lớn là theo Nguyễn Huệ, sửa soạn thủy chiến với Xiêm La ở Rạch Gầm, Soài Mút. Ta dự chiến ở Sadec... con đã biết phía ta hoàn toàn thắng lợi, 300 chiến thuyền Xiêm La hoàn toàn thiêu hủy...mà con biết không? thủy quân Xiêm La tấn công theo lời thỉnh cầu của Nguyễn Ánh. Trận đại thắng ấy cũng để lại cho ta ân hận đôi chút. Ta không được giáp chiến với địch, chỉ được chỉ huy đoàn khinh thuyền dử địch vào bẫy ngầm.
Sau khi Xiêm La bại trận, Nguyễn Huệ đuổi theo tàn quân Nguyễn Ánh. Rồi chính thời gian ấy được tin Nguyễn tiếp tục chiến thuật "cõng rắn cắn gà nhà", nhờ ông Cha Cả mang hoàng tử Cảnh sang cầu cứu vua Pháp Lan Tây. Thế là nước thứ hai xông vào chiến cục, ta được cử ra Bắc...nhân tiện ta cũng muốn tiện dịp đi tìm con trai và con dâu ta.
Còn nhớ không, muốn nước hùng cường, đối nội cũng như đối ngoại, phải có thủy quân hùng mạnh, có mặt trên các đại dương, như ta đã thuyết trình, và cũng là điều ước mong tứ đời Trần khi quân ta chiến thắng Nguyên Mông. Ta có một ông tổ cách đây 140 năm đã dự trận thủy chiến của Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tấn cả phá hạm đi Hoà Lan, đô đốc Hoà Lan Biệt Tô Bac đã hy sinh ở cửa Hàn.
Đại hội này cực kỳ quan trọng. Mấy năm sắp tới nhiều biến chuyển lịch sử. Con phụ trách mật tin, việc Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp Lan Tây có không?
Thái công nhận và Thái nói có cả bản sao bức thư Nguyễn Ánh gửi Pháp Hoàng. Phan lão trượng nói không cần đọc rồi tủm tỉm:
-Thì ra thời nào cũng thế. Bần lão chợt nhớ chuyện xưa. Yên chúa gửi con, thái tử Đan sang Tần quốc...!
-Thôi, tạm gác việc công. Tối nay ta sẽ cùng các con các cháu tam bôi hồng tửu! -
Thuyền từ từ theo giòng nước bạc, Phan Lão lấy ống tiêu thổi tặng Thái và Thúy Quyên, mấy bài học ở Đàng trong. Tiếng tiêu khi bổng khi trầm, khi là là đùa làn sóng bạc, khi vút theo chiều gió lên tận từng mây hồng tím... Nguyên Thái theo tiếng tiêu phiêu du bất định. Hình ảnh lão trượng đầu thuyền làm cho Thái liên tưởng tới Trương Lương với tiếng địch Ô giang lịch sử. Bây giờ ai Hạng Võ, ai Ngu Cơ nơi đây?...
Không rõ Phan lão bao nhiêu tuổi. Gọi là lão trượng với tất cả kính mến của hậu sinh. Nét dáng oai phong ấy ai không nể vì trước đôi mắt vừa tinh anh, sắc sảo nhưng đầy hiền từ của người biển cả.
Lão trượng rứt tiếng tiêu, im lặng bỗng tràn ngập không gian. Thái chưa ra khỏi giấc mộng nhìn em Quyên thầm hát: Ngu Cơ nàng ơi, xin vĩnh biệt!
Bỏ tiêu vào bao, lão trượng cho thuyền lặng lẽ suôi giòng, thỉnh thoảng đưa nhẹ mái chèo để giữ thuyền giữa sông. Thúy Quyên mệt mỏi hành trình, vào giấc ngủ an lành. Giấc ngủ an lành tin cậy, người đẹp càng bi phần thêm đẹp. Hai hàng mi nhung đen khép đóng mộng mơ nào đây? đôi chân nàng kín đáo song song, còn hai tay vẫn giữ túi vải trên bụng. Túi vải thêu "tam hữu"và tùng trúcmai, kiểu túi vẫn thịnh hành thời lưu ở Kẻ Chợ dù túi đó do bà Đoàn thị Điểm vẽ đã hơn bốn mươi năm.
Thái nhớ lại trên đường bôn ba tứ xứ chàng đã gập biết bao thiếu nữ, thành thị hay thôn quê cũng duyên dáng túi này đeo bên. Túi Tam Hữu đi với hài cườm và nón quai thao.
Thúy Quyên mơ màng giấc điệp, bộ ngực chớm nụ dưới làn lụa xanh nhịp nhàng theo hơi thở. Cảnh tượng muôn vàn tươi đẹp trong sạch thơ ngây. Thái muốn lấy bút giấy họa bức tranh mỹ nhân mộng điệp, nhưng không dám.
Ngày nay nghĩ lại vẫn tiếc đã mất một tác phẩm hội họa tuyệt vời.
Trở lại đêm ấy, Phan lão trượng yên lặng vào thiền cuối thuyền, như pho tượng không chuyển lay rồi Thái cũng đưa mình vào giấc điệp khi tỉnh thức thì lão trượng đã ngừng bên hàng cây đa cổ thụ, buộc thuyền cầu lim bến Nguyệt Tân quen thuộc..
Chợt tiếng động như sé lụa, một người từ dưới nước vươn lên, áo chẽn quần thon, y phục lội bơi mầu cẩm thạch dính sát làn da, nổi bật một nữ nhân ngư như Thái đã thấy trong tủ sách Bồ đào nha của trường.
Đó là nàng Phan Vi Vi, cháu lão trượng dang lặn nước bắt cá nơi hẹn. Phan Vi Vi tiếng cười trong trẻo dơ cao một con cá chép óng ánh sao đêm.
Phan lão trượng mắng yêu:
-Có tân khách, không được đùa nghịch!
Phan lão trượng trìu mến nhìn cô cháu:
-một con thôi, sao đủ?
Vi Vi huýt sáo, tức thì một bóng trắng nhẩy lên thuyền. Thì ra là con Kính Khuyển, lông trắng điểm nâu, cũng biệt tài bắt cá như cô chủ. Kính Khuyển lên thuyền với một con cá khác. Cộng với mấy con bắt từ trước, bữa tiệc cá nướng đêm nay dưới trăng thực là thú vị.
Bữa cơm trên thuyền thanh đạm nhưng cá chép Song Lưu, cơm gạo Ninh Giang, trà Vĩnh Thái và Ngọc hà hoa tửu là kỷ niệm không quên. Thái ghi nhật ký viễn trình như thường lệ.
Vi Vi và Thúy Quyên tíu tít truyện riêng, khúc khích cười đùa tự nhiên như những thiếu nữ Thái Tây. Thái nhận ra ở vùng này, con người cởi mở yêu đời. Vi Vi và Thúy Quyên thì có thể bị ảnh hưởng của mấy cô bạn gái Bồ Đào Nha hay Hoà Lan ở Phố Hiến? Chính Thái cũng bị ảnh hưởng văn hoá đa nguyên, suy luận cũng biến đổi từ lâu
Bầu trời pha lê,xanh thẳm… Muôn vì sao lấp lánh vòm cao.
Trăng tròn in sông, mảnh vàng lúc hợp lúc tan, theo đà sóng nước. Thuyền đến khúc giao lưu sông lớn mà mấy ngưới chưa hết suy tư.
Một tiếng động khô khan như nứa dập; theo sau, không kịp chớp mắt, một vệt đen bay qua. Mọi người giật mình sang thế thủ; Nhìn lại bình Ngọc hà hoa tửu đã biến mất. Thế rồi sang sảng từ bờ:
- Bớ hậu sinh, có tiệc mà không mời lão gia. Ta phải trừng phạt đồ vô lễ!
Bóng người cao lớn, ngửa mặt lên trời giơ cao bình rượu, cho rượu chẩy vào mồm, uống mấy hơi. Lối uống rượu ngang tàng, bóng dáng người in trên trăng làm Nguyên Thái nghĩ đến Lý Bạch xa xưa. Ngưới này có làm thơ không thì chàng chưa biết, nhưng trông như thần thơ họ Lý tái sinh.
Vi Vi nói to:
- Thưa chú, Vi Vi đây, đâu có biết chú mai phục nơi đây mà mời chú!-
Bóng đen nhẩy xuống thuyền. Vi Vi chưa kịp giới thiệu thì khách đã đến trước Phan lão trượng cúi chào:
- Ngu điệt không biết thúc thúc ở đây, nên đã vô lễ, tưởng rẳng thúc thúc hãy còn ở Đàng Trong.
Nguyên Thái giật mình nghĩ tới hiệp sĩ áo chàm ở Cẩm Giang trước đây mười năm. Nhưng Nguyên Thái vẫn kín đáo, lễ phép tự nhiên khi Vi Vi giới thiệu.
Hiệp Liệt là Bố Y Quái khách y phục chẳng thông thường, mà võ khí cũng kỳ khôi. Deo thắt lưng một khẩu súng ngắn, gọi là “ bát hoả tiên cô “, cái tên khôi hài trêu chọc phái nữ ấy – tám nàng tiên lửa! -
Quái khách Bố y vui chơi gập bạn rủ bạn rời thuyền lên bờ, qua dãy anh đào, thanh mai, đang mùa, thi nhau trổ hoa như lân tinh, trắng, hồng, dưới ánh trăng.
Bố-Y Quái Khách cùng mọi người vào Bạch Đằng lữ quán. Quản-trưởng ra tận cửa đón tiếp Kính cẩn lễ độ, mà đối với Bố-Y lại càng thêm phần tôn trọng dù Quái Khách, y phục tương phản với khung cảnh sang trọng của quán này.
Khi tửu bảo mang khay trà toả hương thơm, khói bốc, mới biết đã rạng đông.
Chợt một tiếng nhạc trong, nhịp nhàng vó ngựa nước kiệu từ xa bay đến…
Dùng lại trước lữ quán, một cỗ xe lưu ly ngựa kéo thuộc loại Tử lưu, lông tía, bờm đen.
Xuống xe, một lão trượng, hiên ngang quắc thước, tóc búi ngược, râu dài, y phục trắng toàn, vai đeo túi da lớn. Rồi một thiếu nữ, quốc sắc thiên hương, xiêm y sơn cước, đi hài ky mã, nhẹ nhàng bước xuống.
Thiếu nữ giao dây cương cho gia nhân, theo lão trượng tiến vào sảnh đường…
Muốn biết vị lão hiệp áo trắng và thiếu nữ quốc sắc này là ai vài hồi nữa sẽ xin phân giải. Còn hồi tới chúng ta hãy đi ngược thời gian ít năm, để tìm hiểu thân thế của Quái hiệp Bố-Y.
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Bùi Văn Nhẫm