Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tracy Chevalier
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Girl With A Pearl Earring
Dịch giả: Đặng Tuyết Anh
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Little rain
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2224 / 72
Cập nhật: 2015-12-31 12:49:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: 1666
gười con có mùi dầu lanh.
Cha tôi nói giọng khàn khàn. Ông không tin rằng chỉ mỗi việc lau chùixưởng vẽ của một họa sĩ lại khiến mùi dầu lanh lưu lại trên quần áo tôi, da tôi, tóc tôi. Ông đúng. Như thể ông đã đoán được bây giờ tôi ngủ cùng với dầu trong phòng của tôi, rằng tôi ngồi hàng giờ làm mẫuvà thấm cái mùi đó. Ông đoán được và dù sao ông cũng không thể nói ra. Bị mù lòa khiến ông mất đi sự tự tin và không dám tin những ý nghĩ trong đầu mình.
Một năm trước chắc tôi sẽ cố gắng giúp đỡ ông, gợi ý điều ông đang nghĩ, pha trò để ông nói ra ý nghĩ của mình. Còn bây giờ, tôi chỉ đơn giản quan sát ông lặng lẽ gắng sức, giống như một con bọ đã bị nằm ngửa và không thể tự lật mình lại được.
Mẹ tôi cũng đã đoán ra, mặc dầu bà không biết bà đã đoán ra cái gì. Có những lúc tôi không thể nhìn vào mắt bà. Còn khi tôi nhìn vào đó, cái nhìn của bà là một câu hỏi bị nén lại, của sự tò mò, của sự giận dữ, của sự đau đớn. Bà đang cố hiểu điều gì đã xảy ra với con gái bà.
Tôi đã dần quen với mùi dầu lanh. Tôi thậm chí còn giữ một lọ nhỏ cạnh giường. Vào những buổi sáng, trong lúc mặc quần áo, tôi đưa nó ra cửa sổ để chiêm ngưỡng màu sắc của nó, giống như nước chanh với một giọt màu vàng chì- thiếc trong đó.
Bây giờ tôi mặc màu đó, tôi muốn nói. Ông chủ đang vẽ tôi mặc màu đó.
Thay vào đó, để lôi cuốn sự chú ý của cha tôi khỏi mùi dầu lanh, tôi miêu tả một bức tranh khác mà ông chủ của tôi đang vẽ.
- Một người phụ nữ trẻ ngồi bên cạnh cây đàn clavico và đang chơi đàn. Cô ta mặc cái áo chẽn màu vàng và đen - cũng cái áomà con gái ông thợ nướng bánh đã mặc trong bức tranh vẽ cô ta - một cái váy sa tanh trắng và trên tóc cài nơ trắng. Đứng bên đường cong của cây đàn là một người đàn bà khác, đang cầm bản nhạc và hát. Bà ta khoác cái áo mặc trong nhà màu xanh lá cây, đính lông thú, và một cái váy màu xanh. Giữa hai người đàn bà là một người đàn ông đứng quay lưng vào chúng ta…
- Ngài Ruijven, - cha tôi cắt ngang.
- Vâng, ngài Ruijven. Tất cả những gì có thể nhìn thấy ở ông ta là lưng, tóc, và một tay trên cổ cây đàn luýt.
- Ông ta chơi đàn luýt tệ lắm,- cha tôi nhiệt tình nói thêm.
- Rất tệ. Chính vì vậy mà ông ta quay lưng lại chúng ta - để chúng ta khôngnhìn thấy là thậm chí ông ta còn chẳng thể cầm đàn đúng cách nữa.
Cha tôi cười, tâm trạng vui vẻ trở lại. Ông luôn hài lòng khi nghe thấy rằng một người đàn ông giàu có lại có thể là một người chơi nhạc hạng xoàng.
Không phải khinào cũng dễ dàng đưa ông trở lại với tâm trạng vui vẻ. Những ngày Chủ nhật đã trở nên gượng gạo cho cha mẹ tôi đến nỗi tôi bắt đầu chào đón ân cần nhữngkhi Pieter con ăn trưa cùng với chúng tôi. Anh ta chắc hẳn phải nhận thấy những cái nhìn đầy lo lắng của mẹ tôi sang tôi, những lời nhận xét càu nhàu của cha tôi, những khoảng im lặng sượng sùng bất ngờ đến thế giữa cha mẹ và con gái. Anh ta không bao giờ nói gì về họ, không bao giờ cáu kỉnh hay nhìn chằm chằm hay ngậm hột thị. Thay vào đó, anh ta nhẹ nhàng trên chọc cha tôi, nịnh mẹ tôi, cười với tôi.
Pieter không hỏi tôi vì sao người tôi có mùi dầu lanh. Anh ta có vẻ không lo lắng về chuyện tôi có thể giấu giếm này nọ. Anh ta đã quyết định tin tưởng tôi.
Anh ta là một người đàn ông tốt.
Dù vậy tôi vẫn không thểdừng được - tôi luôn nhìn xem có vết máu dưới các móng tay anh ta hay không.
Anh ta cần phải rửa tay bằng nước muối, tôi nghĩ. Một lúc nào đó tôi sẽ nhắc anh ta.
Anh ta là một người đàn ông tốt, nhưng anh ta đang dần mất kiên nhẫn. Anh ta không nói như vậy, nhưng đôi lúc vào những ngày Chủ nhật, trong cái ngõ nhỏ bên con kênh Rietveld, tôi có thể cảm nhận thấy sự mất kiên nhẫn của đôi bàn tay anh ta. Anh ta thường bóp đùi tôi mạnh hơn cần thiết, ấn mạnh bàn tay vào lưng tôi để tôi bị ép sát vào háng anh ta hơn và cảm nhận thấy nó đang cương lên, thậm chí dưới nhiều lớp quần áo. Trời lạnh tời mức chúng tôi không chạm vào da thịt nhau - chỉ những cái đụng chạm và cảm giác của len, những đường nét thô cứng của chân tay chúng tôi.
Những đụng chạm của Pieter không phải lúc nào cũng khiến tôi khó chịu. Đôi lúc, khi tôi nhìn qua vai anh ta lên bầu trời và phát hiện ra những ánh màu khác ngoài màu trắng trong một đám mây, hoặc nghĩ về nghiền chì trắng hay massicot, ngực và bụng tôi cương lên và tôi áp chặt vào người anh ta. Anh ta luôn rất hài lòng thấy tôi đáp ứng lại. Anh ta không nhận thấy là tôi tránh nhìn vào mặt và tay anh ta.
Ngày Chủ nhật vớicái mùi dầu lanh đó, khi cha mẹ tôi trông lúng túng và không vui, Pieter dẫn tôi ra ngõ nhỏ muộn hơn. Ở đó anh ta bắt đầu vày vò ngực tôivà xoa núm vú qua lớp vải váy. Rồi bỗng dưng anh ta dừng lại, nhìn tôi tinh quái, rồi vuốt tay dọc lên vai tôi đến cổtôi. Trước khi tôi có thể ngăn anh ta lại, đôi tay anh ta đã luồn vào dưới mũ tôi, làm rối tóc tôi.
Tôi dùng cả hai tay giữ mũ lại.
- Không!
Pieter cười với tôi, đôi mắt nheo lại như thể anh ta vừa nhìn mặt trời quá lâu. Anh ta đã kéo ra được một lọn tócvà bây giờ đang dùng tay cuộn cuộn nó.
- Một ngày gần đây thôi, Griet, anh sẽ nhìn thấy tất cả những cái đó. Em sẽ không còn là bí mật đối với anh nữa.
Anh ta buông tay xuống đường cong bên dưới mông tôi và ép người vào tôi.
- Tháng sau em sẽ mười tám tuổi. Khi đó anh sẽ thưa chuyện với cha em.
Tôi lùi bước khỏi anh ta - tôi cảm thấy như mình ở trong một căn phòng nóng, tối và không thể thở được.
- Em vẫn còn trẻ quá. Quá trẻ cho việc đó.
Pieter nhún vai.
- Không phải ai cũng chờ đến khi họ già hơn. Và gia đình em cần anh.
Đây là lần đầu tiên anh ta nhắc đến sự nghèo khó của cha mẹ tôi, và sự phụ thuộc của họ vào anh ta - sự phụ thuộc của họ cũng trở thành sự phụ thuộc của tôi. Vì thế mà họ đồngý nhận những gói thịt làm quà của anh ta và cho tôi đứng cùng anh ta trong ngõ nhỏ vào một ngày Chủ nhật.
Tôi cau mặt. Tôi không muốn bị nhắc nhớ đến quyền lực của anh ta đối với chúng tôi.
Pieter cảm thấy là anh ta không nên nói điều đó. Để sửa chữa, anh ta nhét ngọn tóc ngược lại vào mũ rồi vuốt má tôi.
- Anh sẽ làm cho em hạnh phúc, Griet ạ. Anh sẽ làm vậy,- anh ta nói.
Sau khi anh ta về, tôi đi dọc theo con kênh dù trời rất lạnh. Băng đã bị phá vỡ để các con thuyền có thể đi lại nhưng một lớp mỏng đã lại hình thành trên bề mặt. Khi chúng tôi còn bé, Frans Agnes và tôi thường ném những viên đá để làm vỡ lớp băng mỏng cho đến khi tất cả mọi miếng băng đều biến đi trong làn nước. Chuyện đó dường như đã xa xôi lắm rồi.
o O o
Một tháng trước ông bảo tôi lên xưởng vẽ.
- Tôi sẽ ở trong phòng áp mái, - buổichiều đó tôi nói với mọi người trong phòng.
Đang khâu vá, Tanneke không ngẩng đầu lên.
- Cho thêm ít củi vào lò trước khi đi,- chị ta ra lệnh.
Mấy đứa con gái đang tập khâu vá với những dải ren dưới sự hướng dẫn của Maertge và Maria Thins. Lisbeth tính kiên nhẫn và có những ngón tay khéo léo nên cô bé làm được những mẩu đẹp đẽ, nhưng Aleydis thì còn quá bé để làm chủ được công việc tinh tế này còn Cornelia thì quá nóng vội.Con mèo ngồi cạnh chân Cornelia bên bếp lửa và thỉnh thoảng con bé thò tay xuống,chìa ra một đoạn chỉ cho con mèo vờn. Chắc nó hy vọng con mèo quào móng vào mẩu vải của nó và làm hỏng.
Sau khi cho thêm củi vào lửa tôi bước qua Johannes lúc này đang chơi với con quay trên nền gạch bếp lạnh. Trong lúc tôi rời đi, cậu bé xoay con quay điên cuồng và nó bật thẳng vào bếp. Cậu bé bắt đầu gào lên trong khi Cornelia cười lăn ra còn Maertge gắng lôi món đồ chơi ra khỏi ngọn lửa bằng chiếc que cời dài.
- Này, các cháu sẽ đánh thức mẹ và em Franciscus đấy, - Maria Thins cảnh báo bọn trẻ. Bọn cháng chẳng nghe bà nói.
Tôi chuồn đi, thấy nhẹ nhõm là tránh được sự ồnào, bất kể trong xưởng vẽ lạnh đến đâu.
Cửa xưởng vẽ đóng. Vừa bước lại đó, tôi vừa mím môi, vuốt mượt lông mày và vuốt ngón tay dọc theo hai bên má xuống cằm, như thể kiểm tra xem một quả táo có cứng hay không. Tôi lưỡng lự trước cánh cửa gỗ nặng nề, sau đó gõ nhẹ. Khôngcó tiếng trả lời, mặc dù tôi biết ông phải ở trong đó - ông đang chờ tôi.
Đó là ngày đầu tiên của năm mới. Ông đã vẽ nền bức tranh của tôi từ gần một tháng trước nhưng kể từ đó không có gì thêm cả - không những dấu đỏ để chỉ ra hình dáng, không màu giả, không có màu đè lên trên, không những điểm nổi bật. Tấm vải vẫn chỉ là một màu trắng hơi vàng trống không. Sáng nào lúc dọn dẹp tôi cũng nhìn thấy nó.
Tôi gõ mạnh hơn.
Khi cánh cửa mở ra ông cau mặt, mắt không nhìn tôi.
- Đừng gõ cửa, Griet. Chỉ cần đi vào nhẹ nhàng thôi, - ông nói, quay đi và bước lại chỗ giá vẽ, nơi tấm toan trống đang chờ đợi các màu sắc.
Tôi nhẹ nhàng khép cánh cửa sau lưng, ngăn lại bên ngoài những tiếng ồn ào của bọn trẻ con dưới nhà và bước vào giữa phòng. Bây giờ, khi thời điểm đó cuối cùng đã đến, tôi cảm thấy mình bình thản đến lạ lùng.
- Ngài muốn gặp tôi, thưa ngài.
- Phải. Đứng ra chỗ kia.
Ông chỉ tay vào góc phòng, nơi ông vẽ những người phụ nữ khác. Cái bàn ông sử dụng cho bức tranh buổi hòa nhạc được đặt ở đó,nhưng ông đã dọn dẹp những dụng cụ âm nhạc đi. Ông đưa cho tôi lá thư.
- Cô đọc cái này.
Tôi mở tờ giấy ra và cúi đầu xuống đó, lo sợ rằng ông sẽ phát hiện ra là tôi chỉ giả vờ đọc một nét chữ xa lạ.
Chẳng có gì trong tờ giấy đó.
Tôi nhìn lên định nói với ông nhưng rồi lại thôi. Với ông tốt nhất là không nói gì. Tôi lại cúi đầu xuống lá thư.
- Thử cái này xem, - ông đề nghị, đưa cho tôi cuốn sách. Nó được đóng bằng da và gáy bị sờn vài chỗ. Tôi ngẫu nhiên mở ra và xem một trang. Tôi chẳng nhận ra bất cứ chữ nào.
Ông bảo tôi ngồi với cuốn sách, sau đó đứng lên cầm nó trong lúc vẫn nhìn ông. Ông lấy lại cuốn sách, đưa cho tôi một chiếc bình nắp bằng thiếc và bảo tôi giả vờ rót rượu. Ông bảo tôi đứng và chỉ đơn giản nhìn ra ngoài cửa sổ. Trong suốt quãng thời gian đó ông có vẻ lúng túng, cứ như thể ai đó kể ông nghe một câu chuyện và ông không thể nhớ được đoạn cuối.
- Chính là quần áo,- ông lẩm bẩm.- Đấy là vấn đề.
Tôi hiểu ra. Ông đang bảo tôi làm những việcmà một quý cô sẽ làm, nhưng tôi lại mặc quần áo của một cô hầu. Tôi nghĩ đến cái áo choàng màu vàng và cái áo chẽn màu vàngđen và tự hỏi không biết ông sẽ bảo tôi mặc cái nào. Thay vì cảm thấy hào hứng bởi ý nghĩ đó, tôi cảm thấy không thoải mái. Không phải là chuyện không thể giấu Catharina rằng tôi mặc quần áo của cô ta. Tôi không cảm thấy tự tin với việc cầm sách và thư hay rót rượu cho mình, làm những việc tôi chưa bao giờ làm. Dù tôi rất muốn được cảm nhận lớp lông mềm mại của cái áo choàng màu vàng quanh cổ, đó không phải là thứ tôi thường mặc.
- Thưa ngài, - cuối cùng tôi nói, - có lẽ ngài cần phải bảo tôi làm việc khác. Những việcmà một cô hầu gái làm.
- Thế một cô hầu thì làm gì? - ông nhẹ nhàng hỏi, khoanh tay trước ngực và nhướng mày.
Tôi phải nghĩ giây lát trước khi tôi có thể trả lời - cằm tôi hơi run. Tôi nghĩ đến Pieter và tôi trong con ngõ nhỏ và nuốt nước bọt.
- Khâu vá, tôi trả lời.- Lau nhà và khâu vá. Xách nước. Giặt ga trải giường. Cắt bánh mì. Kỳ cọ các tấm kính cửasổ.
- Cô có thích tôi vẽ cô tay cầm giẻ lau không?
- Tôi không phải là người được nói, thưa ngài. Đó không phải là bức tranh của tôi.
Ông cau mặt.
- Không, đó không phải là bức tranh của cô,- ông nói như thể nói với bản thân mình.
- Tôi không muốn ngài vẽ tôi tay cầm giẻ lau,- tôi bật ra mà không ý thức là mình sẽ nói.
- Không, không, cô đúng, Griet, tôi sẽ không vẽ cô với chiếc giẻ lau trong tay.
- Nhưng tôi không thể mặc váy áo của vợ ông.
Một khoảng im lặng rất lâu.
- Không, tôi không nghĩ thế,- ông nói, - nhưng tôi sẽ không vẽ cô như một cô hầu.
- Vậy là cái gì, thưa ngài?
- Tôi sẽ vẽ cô như khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cô, Griet ạ. Chỉ là cô.
Ông đặt một cái ghế bên cạnh giá vẽ, mặt hướng ra cửa sổ giữa và tôi ngồi xuống. Tôi biết đó sẽ là chỗ củatôi. Ông đang chọn cho tôi cái tư thế từ một tháng trước, khi ông quyết định vẽ tôi.
- Nhìn ra ngoài cửa sổ,- ông nói.
Tôi nhìn ra ngoài, vào một ngày mùa đông xám xịt, nhớ lại khi tôi đứng ở chỗ con gái người thợ nướng bánh, cố gắng không nhìn thấy gì mà chỉ để cho đầu óc trở nên thanh thản. Điều đó thật khó vì tôi nghĩ đến ông, đến bản thân tôi đang ngồi trước ông.
Chuông Nhà thờ Mới điểm hai tiếng.
- Nào, bây giờ thì rất chậm thôi quay đầu về phía tôi. Không, không phải vai cô. Hãy giữ cơ thể cô hướng về cửa sổ. Chỉ quay đầu thôi. Chậm, chậm. Dừng lại. Thêm một chút nữa, như thế, dừng lại. Bây giờ thì ngồi yên.
Tôi ngồi yên.
Ban đầu tôi không thể nhìn vào mắt ông. Khi tôi gắng nhìn, việc đó giống như ngồi gần một ngọn lửa vừa bất ngờ bùng lên. Thay vào đó tôi quan sát cái cằm cương nghị, đôi môi mỏng của ông.
- Griet, cô đang không nhìn tôi.
Tôi buộc mắt tôi nhìn vào mắt ông. Lại một lần nữa tôi cảm thấy như mình đang cháy, nhưng tôi chịu đựng- ông muốn tôi làm vậy.
Chẳng mấy chốc việc giữ ánh mắt tôi nhìn vào mắt ông trở nên dễ dàng hơn. Ông nhìn tôi như thể ông không nhìn thấy tôi, mà một ai đó khác, hoặc một cái gì đó khác - như thể ông đang nhìn một bức tranh.
Ông đang nhìn ánh sáng chiếu lên khuôn mặt tôi, tôi nghĩ, chứ không phải nhìn vào chính khuôn mặt tôi. Khác nhau là ở chỗ đấy.
Gần như thể tôi không có ở đó. Một khi đã cảm thấy điều này, tôi có thể thư giãn một chút. Vì ông không nhìn thấy tôi, tôi cũng không nhìn thấy ông. Trí óc tôi bắt đầu đi lang thang - nghĩ về món thỏ hầm nồi đất mà chúng tôi ăn vào bữa trưa, về chiếc cổ áo ren mà Lisbeth đưa tôi, một câu chuyện Pieter con kể cho tôi nghe hôm trước. Sau đó thì tôi chẳng nghĩ gì nữa cả. Hai lần ông đứng lên để thay đổi vị trí của một trong những cánh cửa chớp. Ông bướcđến tủ của mình vài lần để chọn cọ và các màu vẽ khác nhau. Tôi quan sát những cử động của ông như thể tôi đang đứng ngoài đường phố, nhìn vào qua cửa sổ.
Chuông nhà thờ điểm ba tiếng. Tôi chớp mắt. Tôi không cảm thấy đã nhiều thời gian trôi qua đến thế. Cứ như thể tôi bị bùa mê.
Tôi nhìn ông - mắt ông giờ đây cũng nhìn tôi. Ông đang nhìn tôi. Trong khi chúng tôi nhìn nhau, một cơn nóng nực chạy qua cơ thể tôi. Dù vậy, tôi vẫn giữ đôi mắt mình nhìn mắt ông, cho đến khi cuối cùng ông quay đi hắng giọng.
- Xong rồi, Griet. Có mấy chiếc xương để cô nghiền ở trên gác.
Tôi gật đầu và bước ra khỏi căn phòng. Trống ngực đập thình thình. Ông đang vẽ tôi.
- Cô kéo mũ ra sau khỏi khuôn mặt đi,- một hôm ông bảo.
- Ra sau khỏi khuôn mặt ư, thưa ngài? - tôi lúng túng nhắc lại và hối tiếc ngay. Ông thích tôi không nói mà cứ làm như ông bảo. Nếu tôi nói ra, tôi phải nói điều gì đáng nói.
Ông không trả lời. Tôi kéo bên mũ gần ông hơn ra khỏi má. Cái đầu nhọn hồ cứng chọc vào cổ tôi.
- Nữa, tôi muốn nhìn thấy đường má cô.
Tôi ngập ngừng, rồi sau đó kéo nó thêm ra đằng sau. Đôi mắt ông di chuyển xuống má tôi.
- Để hở tai ra.
Tôi không muốn. Tôi không có lựa chọn nào.
Tôi luồn tay vào bên dưới mũ để đảm bảo không có lọn tóc nào bị lỏng rarồi nhét mấy lọn tóc vào đằng sau tai. Sau đó tôi kéo mũ lên để làm lộ phần dưới của tai.
Vẻ mặt ông giống như một tiếng thở dài, dù rằng ông chẳng tạo ra âm thanh nào. Tôi cảm nhận thấy tiếng động trong họng của chính mình và đẩy nó xuống để nó khỏi thoát ra.
- Chiếc mũ của cô,- ông nói. - Bỏ mũ ra.
- Không, thưa ngài.
- Không ư?
- Xin đừng bắt tôi làm thế, thưa ngài.
Tôi buông vạt mũ xuống sao cho tai và má tôi lại bị che đi. Tôi nhìn xuống nền nhà, từ chỗ tôi ngồi những viên gạch màu xám và trắng trải dài, sạch sẽ và thẳng hàng.
- Cô không muốn để đầu trầnphải không?
- Vâng ạ.
- Nhưng cô lại không muốn được vẽ như một cô hầu gái, với giẻ lau và mấy chiếc mũ của cô, cũng không muốn được vẽ như một quý cô, với sa tanh, lông thú và tóc chải cẩn thận.
Tôi không trả lời. Tôi không thể để ông thấy tóc tôi. Tôi không phải loại con gái có thể để đầu trần.
Ông cựa người trong ghế rồi đứng lên. Tôi nghe thấy tiếng ông đi vào phòng kho. Khi quay lại, tay ông đầy những tấm vải mà ông thả vào lòng tôi.
- Thôi được, Griet, xem cô có thể làm gì với những cái này. Tìm một cái gì đó ở đây quấn lên đầu cô, sao cho cô không phải là quý cô, cũng chẳng phải là cô hầu.
Tôi không thể biết là ông đang giận dữ hay buồn cười. Ông ra khỏi phòng, khép cửa lại sau lưng.
Tôi xem qua đống vải. Có ba chiếc mũ, tất cả đều quá đẹp đẽ đối với tôi, và quá nhỏ để che kín toàn bộ đầu tôi. Có những mảnh vải thừa từ những cái váy và áo chẽn mà Catharina đã may, màu vàng, nâu, xanh và xám.
Tôi không biết phải làm gì. Tôi nhìn xung quanh như thể tôi sẽ tìm thấy câu trả lời trong xưởng vẽ. Đôi mắt tôi đập vào bức tranh Mụ Tú bà - đầu người phụ nữ trẻ để trần, tóc cô ta buộc rađằngsau bằng nơ, còn người đàn bà lớn tuổi quấn một mảnh vả vòng quanh đầu, vòng chéo qua chính nó ở chỗ này chỗ kia. Có lẽ đó là thứ ông muốn, tôi nghĩ. Có lẽ đó là thứ mà một người phụ nữ không phải quý bà cũng không phải là cô hầu làm với tóc họ.
Tôi chọn một mảnh vải màu nâu và đem nó vào phòng kho, nơi có một chiếc gương. Tôi cởi mũ ra và quấn tấm vải quanh đầu tôi theo cách đẹp nhất mà tôi có thể xem lại với bức tranh để gắng bắt chước người đàn bà lớn tuổi. Trông tôi rất kỳ dị.
Tôi cần phải để ông vẽ tôi cầm giẻ lau, tôi nghĩ. Lòng tự trọng khiến tôi trở nên kiêu ngạo.
Khi quay trở lại và nhìn thấy tôi đã làm gì ông bật cười. Tôi không hau nghe thấy ông cười - đôi lúc với bọn trẻ con, một lần với ngài Leeuwenhoek. Tôi cau mày. Tôi không thích bị cười nhạo.
- Tôi chỉ làm điều ngài yêu cầu, thưa ngài,- tôi nói.
Ông thôi cười.
- Cô đúng, Griet ạ. Tôi xin lỗi. Và khuôn mặt cô, khi lúc này tôi có thể nhìn thấy nó rõ hôn, nó…
Ông dừng lại, không bao giờ kết thúc câu nói của mình. Tôi luôn tự hỏi ông sẽ nói gì.
Ông quay sang đống vải tôi để lại trên ghế.
- Tại sao cô chọn màu nâu khi ở đây còn có những màu khác nữa,- ông hỏi.
Tôi không muốn lại nói đến các cô hầu gái và quý bà một lần nữa. Tôi khôngmuốn nhắc ông rằng màu xanh và màu vàng là màu của các quý bà quý cô.
- Màu nâu là màu tôi hay mặc,- tôi trả lời một cách giản dị.
Ông dường như đoán được điều tôi nghĩ.
- Tanneke mặc màu xanh và màu vàng khi tôi vẽ cô ấy mấy năm trước,- ông phản đối.
- Tôi không phải là Tanneke, thưa ngài.
- Không, dĩ nhiên cô không phải.
Ông kéo ra một dải màu xanh dài và hẹp.
- Dù vậy, tôi muốn cô thử cái này.
Tôi xem xét tấm vải.
- Chỗ này không đủ để che đầu tôi.
- Dùng thêm miếng này nữa vậy, - ông nhặt lên một mảnh vài màu vàng có đường viền cũng màu xanh đó và đưa nó cho tôi.
Miễn cưỡng, tôi cầm hai mảnh vải mang vào phòng kho và gắng một lần nữa trước gương. Tôi buộc mảnh vải màu xanh vòng quanh trán, với mảnh màu vàng quấn vong quanh, che phần đỉnh đầu tôi. Tôi nhét đầu miếng vải vào nếp gấp bên đầu, chỉnh lại các nếp gấp chỗ này chỗ kia, vuốt phẳng miếng vải xanh vòng quanh đầu và quay vào xưởng vẽ.
Ông đang nhìn một cuốn sách và không nhận thấy tôi đã ngồivào ghế. Tôi điều chỉnh lại tư thế của mình như lúc trước tôi ngồi. Khi tôi quay đầu lại để nhìn qua vai phảimình, ông ngước lên. Cùng lúc đó. Đầu mảnh vải vàng lỏng ra và rơi xuống vai tôi.
- Ôi, - tôi thở, sợ rằng miếng vải sẽ rơi khỏi đầu tôi và làm lộ tất cả tóc. Nhưng miếng vải được giữ lại, chỉ đầu miếng vải vàng lơ lửng tự do. Tóc tôi vẫn được che kín.
- Được rồi,- khi đó ông nói.- Đúng rồi, như thế, Griet, như thế.
o O o
Ông không cho tôi xem bức tranh. Ông đặt nó lên giá vẽ thứ hai, quay khỏi cánh cửa và bảo tôi đừng nhìn vào đó. Tôi hứa không nhìn nhưng có những đêm tôi nằm trên giường và nghĩ đến chuyện quấn chăn quanh người và bí mật xuống dưới ngắm bức tranh. Ông sẽ không bao giờ biết được.
Nhưng ông sẽ đoán được. Tôi không nghĩ tôi có thể ngồi đó với ông nhìn tôi ngày này qua ngày khác mà không đoán được rằng tôi đã xem bức tranh. Tôi không thể giấu ông được. Và tôi cũng không muốn.
Tôi cũng không sẵn lòng khám phá cách ông nhìn thấy tôi. Tốt nhất hãy để đó là một điều bí ẩn.
Những màu ông yêu cầu tôi trộn cũng không đem lại manh mối nào về chuyện ông đang làm gì. Đen, hoàng thổ, chì trắng, vàng chì- thiếc, xanh biếc, đỏ tía - tất cả đều là những màu mà tôi đã từng chuẩn bị trước kia và chúng cũng hoàn toàn có thể được sử dụng cho bức tranh buổi hòa nhạc.
Việc ông cùng lúc vẽ hai bức tranh là một điều bất thường. Mặc dù ông không thích chuyển từ bức này sang bức khác, nhưngnhư vậy khiến cho việc giấu những người khác là ông đang vẽ tôi trở nên dễ dàng hơn. Có vài người biết. Ngài Ruijven biết- tôi tin chắc rằng chình do ông ta yêu cầumà ông chủ tôi vẽ bức tranh. Hẳn là ông chủ tôi đồng ý vẽ tôi một mình để không phải vẽ tôi cùng ngồi với ngài Ruijven. Ngài Ruijven chắc sẽ sở hữu bức tranh vẽ tôi.
Ý nghĩ đó làm tôi chẳng mấy dễ chịu. Tôi tin là ông chủ cảu tôi cũngvậy.
Maria Thins cũng biết về bức tranh. Có lẽ chính bà là người đã thu xếp mọi việc với ngài Ruijven. Và ngoài ra, bà vẫn có thể đi ra đi vào xưởng vẽ lúc bà thích và có thể nhìn ngắm bức tranh còn tôi thì không được phép. Thỉnh thoảng bà liếc xéo tôi vớivẻ tò mò mà bà không thể che giấu.
Tôi ngờ rằng Cornelia cũng biết về bức tranh. Một hôm tôi túm được con bé ở chỗ nó không được phép có mặt, trên bậc cầu thang dẫn đến xưởng vẽ. Khi tôi hỏi, con bé khôngchịu nói tại sao nó lại ở đó và tôi để nó đi chứ không dẫn đến chỗ Maria Thins hay Catharina. Tôi khôngdám làm ầm mọi chuyện lên, không dám, trong lúc ông đang vẽ tôi.
Ngài Leeuwenhoek biết về bức tranh. Một hôm ông ta mang cái hộp xem ảnh đến và đặt nó sao cho họ có thể nhìn tôi. Ông ta không có vẻ ngạcnhiên khi thấy tôi ngồi trong cái ghế của mình - ông chủ của tôi chắc đã nói trước rồi. Ông ta quả tình có nhìn chiếc khăn trùm đầu kỳ quặc của tôi nhưng không nhận xét gì.
Họ lần lượt sử dụng hộp xem ảnh. Tôi đã học được cách ngồi mà không động đậy hoặcnghĩ ngợi và cũng không bị cái nhìn của ông làm cho phân tâm. Khi không đôi mắt nào, không khuôn mặt nào, không cơ thể nào hướng về tôi, chỉ có một cái hộp và cái áo choàng đen che đi chiếc lưng gù, tôi trở nên bứt rứt. Tôi không còn biết chắc họ đang nhìn tôi như thế nào.
Tuy nhiên, tôi không thể phủ nhận là việc có tới hai quý ông chăm chú quan sát thật là kích động, thậm chí cả khi tôi không thể nhìn thấy khuôn mặt họ.
Ông chủ của tôi rời căn phòng để tìm một mảnh vải mềm lau ống kính. Ngai Leeuwenhoek đợi cho đến khi có thể nghe thấy tiếng bước chân ông chủ tôi trên bậc cầu thang rồi nhẹ nhàng nói:
- Cô gái yêu quý, cô nhớ giữ mình.
- Ngài định nói gì, thưa ngài?
- Cô phải biết ông ấy vẽ cô là để làm thỏa mãn ngài Ruijven. Việc ngài Ruijiven quan tâm đến cô khiến ông chủ của cô muốn bảo vệ cô.
Tôi gật đầu, thầm hài lòng được nghe điều tôi đã nghi ngờ.
- Đừng để bị rơi vào cuộc chiến của họ. Cô có thể bị tổn thương.
Tôi vẫn giữ tư thế mà tôi chuẩn bị cho bức tranh. Giờ đây, vai tôi tự giật mạnh ra, cứ như thể tôi đang giũ chiếc khăn choàng ra.
- Tôi không nghĩ rằng ông ấy có thể một lúc nào đó làm tôi tổn thương, thưa ngài.
- Nói cho tôi biết, cô gái yêu quý của tôi, cô biết gì về đàn ông rồi?
Tôi đỏ bừng mặt và quay đi. Tôi nghĩ về chuyện đứng trong ngõ nhỏ cùng Pieter con.
- Cô thấy đấy, ganh đua khiến đàn ông thích sở hữu. Ông ấy quan tâm đến cô một phần vì ngài Ruijven quan tâm đến cô.
Tôi không trả lời.
- Ông ấy là một người đàn ông có một không hai, - ngài Leeuwenhoek tiếp tục. - Đôi mắt ông ấy đáng giá cả một căn phòng đầy vàng. Nhưng đôi lúc, ông ấy chỉ nhìn thế giới theo cách ông ấy muốn, không phải như nó có. Ông ấy không hiểu quan điểm của ông ấy đem lại những hậu quả gì cho người khác. Ông ấy chỉ nghĩ về bản thân và công việc của ông ấy chứ khôngnghĩ về cô. Cô phải cẩn trọng…
Ông ta dừng lại. Bước chân ông chủ tôi đã vang trên cầu thang.
- Cẩn trọng để làm gì, thưa ngài?- tôi thì thầm.
- Cẩn trọng để là mình.
Tôi nâng cằm lên về phía ông ta.
- Để là một cô hầu gái ư, thưa ngài?
- Đó không phải là điều tôi muốn nói. Những người đàn bà trong tranh của ông ấy - ông ấy nhốthọ trong thế giời của ông ấy. Cô có thể bị lạc trong đó.
Ông chủ tôi bước vào phòng.
- Griet, cô đã cử động,- ông nói.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài.
Tôi chỉnh lại tư thế một lần nữa.
Catharina có chửa sáu tháng khi ông bắt đầu vẽ tôi. Cô ta nặng nề, di chuyển chậm chạp, tựa người vào tường, bám vào lưng ghế, nặng nề thả mình xuống ghế cùng tiếng thở hắt ra. Tôi ngạc nhiên về chuyện cô ta mang thai có vẻ nặng nề đến thế bởi cô ta đã mang thai vài lần trước đó rồi. Mặc dầu cô ta khôngkêu ca về chuyện đó, nhưng khi bụng đã to, mỗi độngtác đều được cô ta thực hiện như thể đó là một hình phạt mà cô ta bị buộc phải chịu đựng. Tôi không nhận thấy điều này khi tô ta mang thai Franciscus, khi tôi còn là người mới trong ngôi nhà và hầu như chẳng nhìn thấy gì ngoài đống quần áo chờ đợi tôi mỗi sáng.
Bụng càng to thì cô ta càng ngày càng chìm đắm vào bản thân mình. Cô ta vẫn trông nom bọn trẻ con với sự giúp đỡ của Maertge. Cô ta vẫn quan tâm tới việc chăm sóc nhà cửa, ra lệnh cho Tanneke và tôi. Cô ta vẫn cùng Maria Thins đi mua sắm các vật dụng cho ngôi nhà. Nhưng một phần của cô ta ở tận đâu đó, với đứa bé trong bụng. Giờ đây, tính gay gắt của cô ta ít hẳn đi và cũng bớt chú tâm hơn. Cô ta làm mọi việc chậm rãi hơn, và mặc dù vẫn rất lóng ngóng, cô ta ít làm đổ vỡ đồ đạc hơn.
Tôi lo lắng về chuyện cô ta phát hiện ra bức tranh vẽ tôi. Thật may, việc trèo cầu thang để lên xưởng vẽ trở nên khó khăn đối với cô ta, vậy nên ít khả năng cô ta mở cửa xưởng vẽ và phát hiện ra tôi ngồi trong cái ghế củamình, ông ngồi bên giá vẽ. Và vì đó là mùa đông, cô ta thích ngồi bên bếp lửa cùng bọn trẻ con, Tanneke và Maria Thins, hoặc gà gật dưới đống chăn đệm và lông thú.
Mối hiểm nguythực sự là cô ta phát hiện ra việc đó từ ngài Ruijven. Trong số những người biết về bức tranh, ông ta là người khó giữ mồm miệng nhất. Ông ta đều đặn đến ngôi nhà để ngồi làm mẫu cho bức tranh buổi hòa nhạc. Maria Thins không còn bảo tôi đi làm việc vặt hoặc bảo tôi tránh mặt mỗi khi ông ta đến nữa. Như thế sẽ rất vô lý - chỉ có vài việc vặt tôi có thể đi làm. Và chắc bà nghĩ rằng ông ta sẽ thỏa mãn với bức tranh và sẽ để cho tôi yên.
Ông ta không thỏa mãn. Thỉnh thoảng ông ta tìm tôi trong lúc tôi đang giặt giũ hay là trong phòng giặt, hay cùng Tanneke nấu nướng trong bếp. Không đến nỗi tệ làm những khi có người khác ở xung quanh - khi Maertge cùng tôi, hay Tanneke, hoặc thậm chí Aleydis, ông ta chỉ đơn giản nói “Chào cô gái của tôi,” bằng giọng rất ngọt ngào của ông ta và để tôi yên. Tuy vậy, nếu tôi chỉ có một mình, như khi tôi thường ở ngoài sân sau, phơi quần áo để chúng có thể có được vài phút ánh nắng yếu ớt mùa đông, ông ta thường bước vào khoảng không khép kín, đằng sau một tấm ga tôi đang phơi, hoặc đằng sau một cái áo của ông chủ, ông ta sờ soạng tôi. Tôi đẩy ông ta ra theo cách lịch sự nhất mà một cô hầu có thể làm với một quý ông. Tuy vậy, ông ta vẫn cố làm quen bằng được với đường cong ngực và đùi tôi bên dưới lớp quần áo. Ông ta nói những điều tôi gắng quên, những từ mà tôi sẽ không bao giờ nhắc lại với ai khác.
Ngài Ruijven luôn đến thăm Catharina vài phút sau khi ngồi làm mẫu trong xưởng vẽ, con gái và em gái ông ta nhẫn nại chờ ông ta kết thúc việc buôn chuyện và tán tỉnh. Mặc dầu Maria Thins bảo ông ta không được nói gì với Catharina về bức tranh, ông ta không phải là người biết giữ bí mật.Ông ta rất hài lòng là ông ta sắp có bức tranh vẽ tôi và thỉnh thoảng ông ta lại buông những lời bóng gió với Catharina.
Một hôm, khi đang lau chùi hành lang tôi nghe lỏm được ôngta nói với cô ta.
- Cô sẽ để chồng cô vẽ ai nếu ông ấy có thể vẽ một ai đó trên thế giới này?
- Ôi, tôi không nghĩ về những chuyện như vậy,- cô ta cười đáp lại,- ông ấy vẽ gì thì vẽ.
- Tôi không chắc về chuyện đó lắm đâu, - ngài Ruijven gắng hết sức nói vẻ ranh mãnh để đến nỗi ngay cả Catharina cũng không thể bỏ qua lời bóng gió.
- Ngài định nói gì vậy?- cô ta chất vấn.
- Không có gì. Không có gì. Nhưng cô cần phải yêu cầu ông ấy vẽ một bức. Ông ấy sẽ không thể từ chối được. Ông ấy có thể vẽ bức tranh một trong mấy đứa trẻ, Maertge, chẳng hạn. Hay chính cô đáng yêu đây.
Catharina im lặng. Từ cái cách mà ngài Ruijven nhanh chóng thay đổi đề tài, chắc ông ta nhận ra rằng ông ta đã nói điều gì đó làm cô ta phiền lòng.
Một lần khác, khi cô ta hỏi ông ta có thấy thích thú việc ngồi làm mẫu cho bứctranh không, ông ta trả lời:
- Không thích bằng nếu bên cạnh tôi có một cô gái xinh đẹp. Nhưng dù sao chẳng mấy chốc tôi sẽ có cô ấy, và bây giờ thì đành phải chịu thế thôi.
Catharina bỏ qua nhận xét này mà bình thường mấy tháng trước cô ta sẽ không để như thế. Nhưng có thể là chuyện đó nghe chẳng đáng nghi ngờ đến thế khi cô ta không biết gì về bức tranh. Dù sao, tôi đã hoảng sợ và nhắc lại những lời của ông ta với Maria Thins.
- Cô nghe lén đằng sau cánh cửa đấy hả,cô gái? - người đàn bà lớn tuổi hỏi.
- Tôi… - tôi không thể phủ nhận chuyện đó.
Maria Thins cười chanh chua.
- Đã đến lúc tôi bắt được cô làm những việc mà các cô hầu gái hay làm. Tiếp theo là cô sẽ ăn trộm thìa bạc.
Tôi chùn bước. Đó là một lời thật cay nghiệt, đặc biệt là sau tất cả những chuyện rắc rối với Cornelia và chiếc lược. Dù vậy, tôi không có lựa chọn - tôi nợ Maria Thins rất nhiều. Bà được phép nói những lời độc ác cảu bà.
- Nhưng cô đúng, cái miệng của ngài Ruijven còn dễ mở hơn cái ví của một con đĩ, - bà nói tiếp. - Tôi phải nói chuyện với ông ta lần nữa.
Dù vậy, có nói thế nào với ông ta cũng tỏ ra chẳng ích gì mấy - điều đó dường như còn kích thích ông ta nói nhiều hơn những lời bóng gió với Catharina. Maria Thins đành phải có mặt trong phòng cùng con gái khi ông ta vào thăm để bà có thể ngăn chặn miệng lưỡi ông ta lại.
Tôi không biết liệu Catharina sẽ làm gì khi cô ta phát hiệnrabức tranh vẽ tôi. Và cô ta sẽ phát hiện ra, một ngày nào đó - nếu không phải trong ngôi nhà này thì là ở nhà ngài Ruijven, nơi cô ta sẽ đến dự bữa ăn rồi nhìn lên và thấy tôi từ bức tường đang nhìn thẳng xuống cô ta.
Không phải ngày nào ông cũng dành thời gian cho bức tranh vẽ tôi. Ông còn phải vẽ bức tranh buổi hòa nhạc, khi có mặt ngài Ruijven và những người phụ nữ của ông ta hoặc khi họ không có ở đó, hoặc bảo tôi ngồi vào ghế của một trong những người phụ nữ - cô gái ngồi bên chiếc đàn clavico, không mặc quần áo của họ. Ông chỉ đơn giản cần một người ngồi đó. Thỉnh thoảng, hai người phụ nữ đến mà không có ngài Ruijven và đó là lúc ông làm việc tốt nhất. Bản thân ngài Ruijven là một người mẫu khó làm việc. Tôi có thể nghe tiếng ông ta khi tôi làm việc trong căn phòng áp mái. Ông ta không thể ngồi yên, muốn nói chuyện và chơi cây đàn luýt của ông ta. Ông chủ của tôi rất kiên nhẫn với ông ta, như cách ôngkiên nhẫn với một đứa trẻ, nhưng đôi lúc tôi có thể nghe thấy âm thanh cao lên trong giọng nói của ông và biết rằng đêm đó ông sẽ đến quán rượu, trở về đôi mắt rừng rực.
Mỗi tuần tôi ngồi làm mẫu cho ong vẽ bức tranhkia ba hoặc bốn lần, mỗi lần một hay hai tiếng. Đó là khoảng thời gian trong tuần mà tôi yêu thích nhất, với đôi mắt ông chỉ nhìn tôi trong những giờ đó. Tôi không bận tâm việc giữ người ở tư thế đó chẳng dễdàng gì, việc nhìn quay về sau trong một khoảngthời gian dài khiến tôi bị đau đầu. Tôi cũng không bện tâm việc thỉnh thoảng ông bắt tôi quay đầu đi quay đầu lại để sao cho tấm vải vàng rũ xung quanh, sao cho ông có thể vẽ tôi trong như thể vừa quay lại nhìn ông. Tôi làm bất cứa điều gì ông bảo.
Dù vậy, ông không vui. Tháng Hai qua mauvà tháng Ba đến, với những ngày băng giá và mặt trời, và ông không vui. Ông đã vẽ bức tranh gần hai tháng, và mặc dù tôi không nhìn thấy nó, tôi nghĩ chắcnó phải gần xong rồi. Ông không còn bảo tôi trộn nhiều màu cho bức tranh mà sử dụng những lượng nhỏ và đưa rất ít nét cọ trong lúc tôi ngồi. Lúc trước, tôi nghĩ tôi hiểu ông muốn tôi thế nào, nhưng giờ đây tôi không dám chắc. Đôi lúc ông chỉ đơn giản ngồi và nhìn tôi như thể ông chờ đợi tôi làm điều gì đó. Khi đó ông không phải là một họa sĩ, mà là một người đàn ông và thật khó để nhìn ông.
Một hôm, trong lúc tôi đang ngồi trong ghế của mình, ông bất ngờ tuyên bố:
- Bức tranh này sẽ làm ngài Ruijven hài lòng, nhưng tôi thì không.
Tôi không biết phải nói gì. Tôi không thể giúp gì ông được nếu tôi chưa nhìn thấy bức tranh.
- Liệu tôi có thể xem bức tranh không, thưa ngài?
Ông tò mò nhìn tôi.
- Có lẽ tôi có thể giúp, - tôi nói thêm, và ngay lập tức ước chi mình đừng nói. Tôi sợ tôi đã trở nên quá bạo dạn.
- Được,- sau giây lát ông nói.
Tôi đứng dậy và đến đứng sau lưng ông. Ông không quay lại mà ngồi im. Tôi có thể nghe thấy hơi thở của ông, chậm rãi và đều đặn.
Bức tranh không hề giống một bức tranh nào khác của ông. Đó là bức tranh vẽ tôi, vẽ đầu và vai tôi, không có bàn và rèm cửa, không cửa sổ và chổi lôngđể làm mềm đi hoặc làm sao lãng sự chú ý. Ông vẽ tôi với đôi mắt mở to, ánh sáng chiếu qua khuôn mặt tôi nhưng phía bên trái tôi lại ở trong bóng tối.Tôi mặc đồ màu xanh, vàng và nâu. Tấm vải quấn quanh đầu khiến tôi không giống mình mà giống Griet từ một thành phố khác, thậm chí từ một nước khác. Nền bức tranh là màu đen khiến tôi có vẻ cô đơn hơn nhiều, mặc dầu rõ ràng là tôi đang nhìn một ai đó. Tôi có vẻ như đang chờ đợi một điều gì đó mà tôi không nghĩ là đến mộtlúc nào đó sẽ xảy ra.
Ông nói đúng- bức tranh sẽ làm hài lòng ngài Ruijven, nhưng nó vẫn còn thiếu một cái gì đó.
Tôi biết trước khi ông biết. Khi tôi nhìn thấy cái cần thiết - một điểm sángmà ông đã sử dụng để gây sự chú ý cho đôi mắt trong những bức tranh khác, tôi rùng mình. Và thế là sẽ hết, tôi nghĩ.
Tôi đã đúng.
Lần này tôi không cố giúp ông như lần tôi đã giúp với bức tranh vẽ vợ ngài Ruijven cầm lá thư. Tôi không lẻn vào xưởng vẽ và thay đổi mọi vật - thay đổi lại vị trí cái ghế tôi ngồi hoặc mở cánh cửa chớp rộng thêm ra. Tôi không buộc tấm vải xanh và vàng khác đi hoặc giấu đi phần trên của cái áo chẽn. Tôi cũng không cắn môi để làm môi mình đỏ hơn, hay hóp má lại. Tôi không bỏ ra những màu mà tôi nghĩ ông cần phải sử dụng.
Tôi chỉ đơn giản ngồi làm mẫu cho ông, rồi nghiền và rửa những màu ông bảo.
Cách gì thì ông cũng sẽ tự tìm ra.
Ông mất nhiều thời gian hơn tôi nghĩ. Tôi còn ngồi làm mẫu cho ông thêm hai lần nữa trước khi ông phát hiện ra cái còn thiếu. Mỗi làn tôi ngồi, ôngvẽ tôi với một vẻ mặt không hài lòng và cho tôi nghỉ sớm.
Tôi chờ đợi.
Chính Catharina đã đưa lại cho ông câu trả lời. Một chiều Maertge và tôi đánh giầy trong phòng giặt trong khi mấy đứa trẻ khác tụ tập trong phòng lớn xem mẹ chúng mặc váy cho buổi lễ mừng sinh con. Tôi nghe tiếng Aleydis và Lisbeth kêu ré lên và biết rằng Catharina đã mang những viên ngọc trai của cô ta ra, thứ bọn con gái rất yêu thích.
Khi đó tôi nghe thấy tiếng ông trong hành lang, im lặng, rồi sau đó là những giọng nói nhỏ. Sau giây lát, ông gọi:
- Griet, mang cho vợ tôi một cốc rượu!
Tôi đặt chiếc bình trắng và hai chiếc cốc lên khay đểphòng khi ông muốn uống cùng vợ và bê vào phòng lớn. Trong lúc đi vào, tôi va phải Cornelia lúc đó đang đứng ở khung cửa. Tôi cố gắng giữ chiếc bình, còn hai chiếccốc chạm vào ngực tôi mà không bị vỡ. Cornelia cười tự mãn và tránh lối cho tôi.
Catharina đang ngồi cạnh bàn với chổi đánh phấn và lọ, những chiếc lược và hộp đồ trang sức. Cô ta đeo ngọc trai và mặc cái váy lụa xanh đã được chữa lại để che bụng đi. Tôi đặt chiếc cốc gần cô ta và rót rượu.
- Ngài có muốn chút rượu không, thưa ngài? - tôi vừa hỏi vừa ngẩng lên. Ông đang đứng dựa vào cái tủ quanh giường, ép người vào tấm rèm lụa mà lần đầu tiên tôi phát hiện ra là được làm từ cùng loại vải với váy của Catharina. Ông hết hìn Catharina rồi lại nhìn tôi. Trên khuôn mặt ông là cái nhìn của người họa sĩ.
- Con bé ngu ngốc, cô đổ rượu vào tôi rồi! - Catharina tranh ra khỏi bàn và lấy tay chùi bụng. Vài giọt rượu đỏ rơi ở đó.
- Tôi xin lỗi, thưa cô. Tôi sẽ lấymột miếng giẻ để thấm nó đi.
- Thôi được rồi, không sao. Tôi không chịu được khi cô luẩn quẩn bên cạnh. Đi đi.
Tôi liếc nhìn ông trong lúc tôi cầm cái khay lên. Đôi mắt ông đang dán chặt vào đôi hoa tai ngọc trai của vợ. Trong lúc cô ta quay đầu để dận thêm phấn lên mặt, đôi hoa tai quay bên này bên kia, bắt ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào. Nó khiến cho tất cả chúng tôi nhìn vào khuôn mặt cô ta và nó phản chiếu ánh sáng giống như đôi mắt cô ta.
- Tôi phải lên tầng một chút,- ông nói với Catharina,- sẽ nhanhthôi.
Thế đấy. Tôi nghĩ. Ông đã tìm ra câu trả lời.
Chiều hôm sau, khi ông bảo tôi lên xưởng vẽ, tôi không cảm thấy hồi hộp như vẫn thường cảm thấy mỗi khi tôi biết tôi chuẩn bị ngồi cho ông vẽ. Lần đầu tiên tôi cảm thấy sợ việc đó. Buổi sáng hôm đó, những quần áo tôi giặt cảm giác như nặng nề và ướt sũng một cách đặc biệt và tay tôi không đủ khỏe để vắt kiệt nước. Tôi đi lại chậm chạp giữa bếp và sân sau và ngồi nghỉ không chỉ một lần. Maria Thins bắt gặp tôi đang ngồi khi bà bước vào lấy chiếc chảo rán bằng đồng.
- Có chuyện gì vậy, cô gái? Cô ốm hả?- bà hỏi.
Tôi đứng bật dậy.
- Không thưa bà, tôi chỉ hơi mệt chút.
- Mệt hả? Một cô hầu thì không được thế, đặc biệt là vào buổi sáng.
Trông bà như thể bà không tin tôi.
Tôi thò tay vào nước lạnh và kéo lên một cái áo lót của Catharina.
- Có việc vặtìi bà muốn tôi phải đi chiều nay không, thưa bà?
- Việc vặt á? Chiều nay á? Tôi không nghĩ vậy. Một câu hỏi lạ lùng nếu cô cảm thấy mệt trong người.
Bà nheo mắt lại.
- Cô không gặp rắc rối đấy chứ, hả cô gái? Ngài Ruijven không túm được cô một mình đấy chứ?
- Không, thưa bà.
Thực sự thì ông ta có, vừa mới hai hôm trước, nhưng tôi tìm được cách lẩn khỏi ông ta.
- Hay là ai đó phát hiện ra cô trên tầng?- Maria Thins khẽ hỏi, hất đầu chỉ lên xưởng vẽ.
- Không, thưa bà.
Trong giây lát tôi đã định kể cho bà nghe về đôi hoa tai. Thay vào đó tôi nói:
- Tôi ăn phải một thứ không hợp bụng, chỉ có thế thôi.
Maria Thins nhún vai và quay đi. Bà vẫn không tin tôi, nhưng quyết định là chuyện đó không quan trọng.
Buổi chiều hôm đó tôi nặng nề đi lên tầng và dừng lại trước cửa xưởng vẽ. Lần này sẽ không giống những lần khác khi tôi ngồi làm mẫu cho ông vẽ. Ông sắp sửa yêu cầu tôi một điều gì đó, còn tôi vẫn đang chịu ơn ông.
Tôi mở cánh cửa ra. Ông ngồi bên giá vẽ, xem xét đầu một cây cọ. Khi ông nhìn lên tôi, tôi nhìn thấy một điều chưa từng thấy trước kia trên khuôn mặt ông. Ông lo lắng.
Điều đó cho tôi sự dũng cảm để nói ra điều muốn nói. Tôi đến đứng cạnh chiếc ghế của mình và đặt tay lên một trong những chiếc đầu sư tử.
- Thưangài, - tôi bắt đầu, tay nắm chặt phần chạm trổ cứng và lạnh,- tôi không thể làm điều đó.
- Làm cái gì, Griet? - ông thực sự ngạc nhiên.
- Điều ngài định yêu cầu tôi làm. Tôi không thể đeo nó. Người hầu không đeo ngọc trai.
Ông chăm chăm nhìn tôi hồi lâu,sau đó lắc đầu mấy lần liền.
- Cô thật là gây bất ngờ. Cô luôn làm tôi ngạc nhiên.
Tôi đưa ngón tay xung quanh mũi, miệng và ngược lên đến bờm con sư tử, trơn mượt và có những chỗ u lên. Đôi mắt ông nhìn theo tay tôi.
- Cô biết đấy, - ông lúng búng, - bứctranh cần nó, ánh sáng mà ngọc phản chiếu. Nếu không thì nó không hoàn thiện.
Tôi có biết. Tôi không nhìn bức tranh lâu - quá kỳ quặc khi nhìn chính bản thân mình - nhưng tôi biết ngay lập tức là nó cần chiếc hoa tai ngọc trai. Nếu không có viên ngọc trai, ở đó chỉ có mắt tôi, miệng tôi, đường kẻ trên áo tôi, khoảng trống tối đằng sau tai tôi, tất cả đều bị tách ra. Chiếc hoa tai sẽ gắn kết tất cả lại với nhau. Nó sẽ hoàn thiện bức tranh.
Nó cũng sẽ tống tôi ra đường. Tôi biết rằng ông sẽ không mượn hoa tai của ngài Ruijven hay Leeuwenhoek hay bất kỳ ai khác. Ông đã nhìn thấy đôi hoa tai của Catharina và ông sẽ bảo tôi đeo cái đó. Ông sử dụng cái ông muốn cho bức tranh, không cần cân nhắc đến hậu quả. Giống như ngài Leeuwenhoek đã cảnh báo tôi.
Khi Catharina nhìn thấy hoa tai của cô ta trong bức tranh, cô ta sẽ nhảy dựng lên.
Lẽ ra tôi phải van xin ông đừng hủy hoại tôi.
- Ngài vẽ bức tranh đó cho ngài Ruijven, chứ không phải cho chính ngài, - thay vào đó, tôi tranh luận.- Liệu nó có quan trọng đến thế không? Ngài đã nói ông ta sẽ hài lòng với bức tranh.
Nét mặt ông đanh lại và tôi biết tôi đã nói điều không phải.
- Tôi không bao giờ ngừng vẽ một bức tranh nếu tôi biết nó vẫn chưa hoàn thiện, bất kể ai sẽ là người sở hữu nó,- ông nói. - Đó không phải là cách tôi làm việc.
- Không, thưa ngài, - tôi nuốt nước bọt và nhìn xuống nền nhà lát gạch. Con bé ngốc nghếch, tôi nghĩ, cằm tôi nghiến lại.
- Cô đi chuẩn bị đi.
Cúi đầu xuống, tôi vội vã vào phòng kho nơi tôi cất tẩm vải xanh và vàng. Tôi chưa từng bao giờ cảm thấy sự chê trách của ông rõ ràng như thế. Tôi không nghĩ tôi có thể chịu đựng được nó. Tôi bỏ mũ của mình ra và cảm thấy sợi dây đang buộc tóc bị lỏng, tôi tháo nó ra. Tôi đang vươn tay ra sau để buộc lại tóc thì nghe thấy một trong những viên gạch lung lay trên nền xưởng vẽ kêu lanh canh. Tôi cứng người. Ông chưa từng bước chân vào phòng kho trong lúc tôi thay đồ. Ông chưa từng yêu cầu tôi điều đó.
Tôi quay lại, tay vẫn còn giữ tóc. Ông đứng trên ngưỡng cửa, nhìn tôi.
Tôi thả tay thấp xuống. Tóc tôi buông xuống thành làn sóng trên vai, nâu như cách đồng vào thu. Chưa từng có ai nhìn thấy nó ngoài tôi.
- Tóc cô kìa, - ông nói.
Ông không còn giận dữ nữa.
Cuối cùng ông để tôi được thoát khỏi đôi mắt ông.
Bây giờ, khi ông đã nhìn thấy tóc tôi, bây giờ, khi ông đã nhìn thấy tôi bị lộ ra, tôi không còn cảm thấy mình có cái gì đó quý giá để giấu và giữ cho riêng bản thân mình. Tôi có thể tự do hơn, nếu khôngphải với ông, thì với một ai đó khác. Chuyện tôi làm gì hay không làm gì không còn quan trọng nữa.
Tối hôm đó tôi lẻn ra khỏi nhà và tìm thấy Pieter con ở một trong những quán rượu nơi những người bán thịt thường ghé uống, gần Khu Hàng thịt. Phớt lờ những tiếng huýtsáo và những lờinhận xét, tôi đến bên anh ta và bảo anh ta đi cùng tôi. Anh ta đặt bia xuống, đôi mắt mở to và theo tôi di ra ngoài, tôi cầm tay anh ta và dẫn anh ta đền một ngõ nhỏ gần kề. Ở đó tôi kéo váy lên và để cho anh ta làm như anh ta muốn. Vòng tay quanh cổ anh ta, tôi bám chặt trong lúc anh ta tìm đường đi vào tôi và bắt đầu nhấn nhịp nhàng. Anh ta làm tôi đau nhưng khi tôi nhớ lại mái tóc mình buông xuống vai trong xưởng vẽ, tôi cũng cảm thấy một cái gì đó giống như khoái cảm.
Sau đó, khi về đến Khu người Công giáo, tôi dùng dấm rửa người.
Lần tiếp theo tôi nhìn bức tranh, tôi thấy ông đã thêm vào một lọn tóc buôngrakhỏi mảnh vải màu xanh phía bên trên mắt trái tôi.
Lần tiếp theo khi tôi ngồi làm mẫu cho ông, ông không nhắc gì đến đôi hoa tai nữa. Ông không đưa nó
cho tôi, như tôi sợ, hay thay đổi cách tôi ngồi, hay dừng vẽ.
Ông cũng không vào phòng kho để nhìn tóc tôi một lần nữa.
Ông ngồi rất lâu, dùng cái bay pha màu trộn màu trên bảng. Có màu đỏ và hoàng thổ, nhưng màu ông pha chủ yếu là trắng, ông thêm vào đó những lớp đen, trộn chậm rãi và cẩn thận, ánh bạc của lưỡi bay lấplánh trong lớp sơn xám.
- Thưa ngài,- tôi bắt đầu.
Ông nhìn lên tôi, cái bay đứng yên.
- Tôi đã thỉnh thoảng nhìn thấy ngài vẽ mà không có người mẫu. Ngài không thể vẽ đôi hoa tai khi mà tôi không đeo nó được ư?
Cái bay pha màu vẫn đứng yên.
- Cô muốn tôi tưởng tượng ra cô đeo viên ngọc, và vẽ cái tôi tưởng tượng?
- Vâng, thưa ngài.
Ông nhìn xuống bức tranh, cái bay pha màu lại chuyển động. Tôi nghĩ là ông hơi cười.
- Tôi muốn nhìn thấy cô đao hoa tai.
- Nhưng ngài biết khi đó sẽ xảy ra chuyện gì, thưa ngài.
- Tôi biết là bức tranh sẽ được hoàn thiện.
Ngài sẽ hủy hoại tôi, tôi nghĩ. Một lần nữa, tôi lại không thể buộc bản thân nói ra điều đó.
- Vợ ngài sẽ nói gì khi cô ấy nhìn thấy bức tranh hoàn thiện?- thay vào đó, tôi hỏi với vẻ dũng cảm nhất mà tôi có thể.
- Cô ấy sẽ không nhìn thấy nó. Tôi sẽ đưa thẳng nó cho ngài Ruijven.
Đây là lần đầu tiên ông thú nhận rằng ông vẽ tôi một cách bí mật, rằng Catharina sẽ phản đối.
- Cô chỉ cần phải đeo nó một lần thôi, - ông nói thêm, như thể để xoa dịu tôi. Lần sau khi vẽ tôi sẽ mang nó lên. Tuần sau. Trong một buổi chiều thì Catharina sẽ không để ý đến nó đâu.
- Nhưng thưa ngài, tôi chưa xỏ lỗ tai,- tôi nói.
Ông hơi cau mày.
- Thếà? Vậy thì cô sẽ phải lo chuyện ấy.
Rõ ràng đây là việc đàn bà và ông không cảm thấy ông liên quan đến nó. Ông gõ cái bay và dùng cái giẻ lau sạch nó.
- Nào, bây giờ thì bắt đầu. Cằm thấp xuống một chút.
Ông nhìn tôi.
- Liếm môi di, Griet.
Tôi liếm môi.
- Hơi hé miệng ra.
Tôi sửng sốt vì đề nghị này đến nỗi miệng tôi tự mở ra. Tôi chớp mắtcho nước mắt chảy vào trong. Những người đàn bà đức hạnh không mở miệng trong các bức tranh.
Cứ như thể ông có ở đó trong ngõ nhỏ cùng tôi và Pieter.
Ông đã hủy hoại tôi, tôi nghĩ. Tôi lại liếm môi lần nữa.
- Tốt,- ông nói.
Tôi không muốn tự mình làm việc đó. Tôi không sợ đau nhưng tôi không muốn tự mình đưa kim lên tai.
Nếu tôi có thể chọn ai đó làm việc này giúp tôi, đó sẽ là mẹ tôi. Nhưng bà sẽ không bao giờ hiểu được, cũng sẽ không đồng ý làm việc đó khi khôngbiết tại sao phải làm. Và nếu tôi giải thích với bà vì sao, bà sẽ vô cùng kinh hãi.
Tôi không thể nhờ Tanneke hay Maertge.
Tôi nghĩ đến chuyện nhờ Maria Thins. Có thể bà vẫn chưa biết về chuyện đôi hoa tai, nhưng chẳng mấy chốc bà sẽ biết. Dù vậy, tôi cũng không thể buộc mình đến hỏi bà, để bà tham gia vào sự sỉ nhục tôi.
Người duy nhất có thể làm và hiểu được là Frans. Chiều hôm sau tôi chuồn ra khỏi nhà, đem theo ống kim khâu Maria Thins đưa cho tôi. Người đàn bà có khuôn mặt cau có ở nhà máy gạch cười tự mãn khi tôi xin bà được gặp cậu.
- Nó bỏ đi lâu rồi và thật là nhẹ người,- bà ta trả lời, thích thú với lời nói.
- Đi ư? Đi đâu?
Người đàn bà nhún vai.
Đi về hướng Rotterdam, bọn nó bảo thế. Và sauđó thì có giời biết được. Có thể nó sẽ tìm thấy vận may ngoài biển, nếu như nó không chết chìm giữa háng một con điếm nào đó ở Rotterdam.
Những lời cay độc cuối cùng này khiến tôi nhìn bà ta kỹ hơn. Bà ta đang có chửa.
Cornelia không biết rằng khi nó làm vỡ miếng gạch vẽ tôi và Frans, nó sẽ đúng - rằng cậu sẽ rời xa tôi và gia đình. Liệu tôi có còn bao giờ gặp cậu? Tôi nghĩ. Và liệu cha mẹ tôi sẽ nói gì? Tôi cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.
Ngày hôm sau, trên đường từ quầy cá về, tôi dừng chân ở hiệu bào chế. Giờ đây người bào chế đã biết tôi, thậm chí còn chào tôi bằng tên.
- Hôm nay ông ấy muốncái gì vậy?- ông ta hỏi.- Toan? Thần sa? Hoàng thổ hay dầu lanh?
- Ông ấy không cần gì cả,- tôi lúng túng trả lời.- Cô chủ tôi cũng không cần gì. Tôi đến để…
Trong giây lát, tôi cân nhắc chuyện nhờ ông ta xỏ lỗ tai. Ông ta có vẻ là một người đàng hoàng, người có lẽ sẽ làm việc đó mà không nói cho ai biết hay đòi hỏi được biết lý do.
Tôi không thể yêu cầu một người lạ làm một việc như vậy.
- Tôi cần một thứ gì đó để làm cho da mất cảm giác,- tôi nói.
- Làm cho da mất cảm giácà?
- Vâng. Như đá ấy.
- Tạisao cô lại cần làm cho da mất cảm giác?
Tôi nhún vai và không trả lời, nhìn chai lọ trên những cái giá đằng sau ông ta.
- Dầu tỏi,- cuối cùng ông ta nói kèm theo một tiếng thở dài. Ông ta với lấy một chiếc bình thắt cổ.
Bôi một ít lên da và để vài phút. Dù vậy, nó không được lâu đâu.
- Tôi muốn lấy một ít, thưa ngài.
- Và ai sẽ trả tiền đây? Ông chủ của cô? Nó rất đắt, cô biết đấy. Nó được mang đến từ một nơi rất xa.
Trong giọng nói của ông ta có cả sự không đồng tình, cả sự tò mò.
- Tôi sẽ trả. Tôi chỉmuốn một ít.
Tôi lấy chiếc túi ra khỏi tạp dề và bắt đầu đếm những đồng stuiver quý giá trên mặt bàn. Một lọ nhỏ giá bằng hai ngày tiền lương của tôi. Tôi đã vay Tanneke một ít tiền, hứa sẽ trả lại khi tôi nhận lương vào ngày thứ Bảy.
Khi tôi đưa tiền lương bị hụt đi của mình cho mẹ vào ngày Chủ nhật đó, tôi nói với bà tôi làm vỡ chiếc gương cầm tay và phải đền tiền.
- Sẽ mất hơn hai ngày tiền lương để đền cho nó, - bà rầy la. - Con làm gì vậy, nhìn mình trong gương à? Con bất cẩn quá.
- Vâng, - tôi đồng ý. - Quả là con bất cẩn quá.
Tôi chờ mãi đến muộn, khi tôi biết chắc chắn tất cả mọi người trong nhà đều đã ngủ. Mặc dù bình thường chẳng ai lên căn phỏng áp mái saukhi nó đã được khóa lại vào ban đêm, tôi vẫn sợ rằng có ai đó bắt gặp tôi với chiếc kim,gương vàlọ dầu tỏi. Tôi đứng bên cánh cửa xưởng vẽ đã khóa, nghe ngóng. Tôi có thể nghe thấy tiếng Catharina đi đi lại lạ ở hành lang bên dưới. Bây giờ thì cô ta bị mất ngủ - cơ thể cô ta trở nên quá nặng nề để tìm được một tư thế mà cô ta có thể nằm xuống một cách thoải mái. Sau đó tôi nghe thấy một giọng trẻ con, một giọng con gái, cố gắng nói nhỏ nhưng không thể giấu đi cái âm lanh lảnh. Cornelia đang ở củng mẹ nó. Tôi không thể nghe thấy họ nói gì. Và bởi vì tôi bị khóa trái trong xưởng vẽ, tôi không thể lẻn ra đầu cầu thang để nghe cho rõ hơn.
Maria Thins cũng đang đi lại trong phòng mình ở cạnh phòng kho. Đó là một ngôi nhà không yên và nó làm cho tôi cũng không yên. Tôi buộc mình ngồivào cái ghế đầu sư tử và chờ đợi. Tôi không buồn ngủ. Tôi chưa bao giờ thấy tỉnh táo hơn lúc này.
Cuối cùng Catharina và Cornelia đi về giường ngủ và Maria Thins cũng chấm dứt những tiếng sột soạt ở phòng bên. Trong lúc ngôi nàh trở nên lặng lẽ, tôi vẫn ngồi trong cái ghế của mình. Ngồi đó dễ hơn là làm cái việc tôi phải làm. Khi không thể chần chừ được nữa, tôi đứng dậy và trước tiên nhìn bức tranh. Tất cả những gì tôi thực sự có thể nhìn thấy bây giờ là một lỗ to, nơi phải là chiếc hoa tai, nơi mà tôi sẽ phải lấp đầy.
Tôi cầm cây nến lên, tìm thấy chiếc gương trong phòng kho và trèo lên căn phòng áp mái. Tôi đặt chiếc gương lên bàn nghiền, dựa vào bức tường và đặt cây nến cạnh đó. Tôi lấy hộp kim ra, chọn cây kim nhỏ nhất, hơ đầu cây kim vào ngọn lửa của cây nến. Sau đó tôi mở lọ dầu tỏi, nghĩ rằng nó sẽ tỏa ramùi hôi, mùi của mốc, của lá cây mục, nhưng những vị thuốc thường hay có mùi như vậy. Thay vào đó, nó có mùi ngọt ngào và lạ lùng, giống như một lọ mật ongbị để ngoài nắng. Nó được mang đến từ một nơi rất xa, từ nơi mà có lẽ Frans sẽ đi đến trên những con tàu củacậu. Tôi nhỏ vài giọt vào miếng giẻ và thấm lên dái tai mình. Người bào chế nói đúng - khi vài phút sau đó tôi chạm vào dái tai, có cảm giác như thể tôi đã ở ngoài lạnh lâu quá mà không trùm khăn qua tai.
Tôi lấy cái kim ra khỏi ngọn lửa và để cho đầu câykim đang nóng đỏ chuyển sang màu vàng cam rồi sau đó sang màu đen. Khi tôi vươn người ra trước tới gần chiếc gương, tôi nhìn mình trong giây lát. Trong ánh nến, mắt tôi ầng ậc nước, long lanh vì sợ.
Làm nhanh lên, tôi nghĩ. Chậm cũng chẳng ích gì.
Tôi kéo dái tai căng ra và bằng một động tác xuyên chiếc kim qua thịt mình.
Ngay trước khi ngất đi, tôi nghĩ tôi luôn muốn đeo ngọc trai.
Mỗi tối tôi lại lau tai mình và xuyên cây kim to hơn một chút qua đó để giữ cho nó không liền lại. Nó
không đau lắm cho tới khi dái tai bị nhiễm trùng và bắt đầu sưng lên. Khi đó dù tôi có bôi bao nhiêu dầu tỏi, tôi vẫn chảy nước mắt vì đau khi xuyên cây kim qua đó. Tôi không biết làm sao tôi có thể đeo được hoa tai mà không bị ngất đi lần nữa.
Tôi thấy được an ủi là tôi đội mũ che tai nên không ai nhìn thấy dái tai sưng đỏ của tôi. Nó giần giật khi tôi cúi xuống chỗ đồ giặt đang bốc khói, lúc tôi nghiền màu, lúc tôi ngồi trong nhà thờ cùng Pieter và cha mẹ.
Nó giần giật khi ngài Ruijven túm được tôi đang phơi ga trải giường trong mảnh sân sau vào một buổi sáng và cố kéo cái áo lót của tôi xuống và để lộ ngực tôi ra.
- Cô không nên chống lại tôi đâu, cô gái, - ông ta nói khi tôi lùi khỏi ông ta. - Cô sẽ thấy thích thú hơn nếu cô không chống cự. Và cô biết đấy, kiểu gì thì tôi cũng sẽ có được cô khi tôi có được bức tranh đó.
Ông ta ấn tôi vào tường và cúi môi xuống ngực tôi, kéo ngực tôi để nó tung khỏi cái váy.
- Tanneke! - tôi tuyệt vọng gọi, hy vọng hão huyền rằng chị ta dẵ về sớm hơn từ chỗ người thợ nướng bánh.
- Hai người đang làm gì đấy?
Từ khung cửa, Cornelia đang quan sát chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vui mừng khi nhìn thấy con bé.
Ngài Ruijven ngẩng đầu lên và lùi bước.
- Chúng tôi đang chơi trò chơi ấy mà, cô bé, - ông ta vừa trả lời vừa cười. - Trò chơi vặt ấy mà. Cháu cũng sẽ chơi trò đó khi cháu lớn hơn.
Ông ta kéo thẳng lại cái áo choàng và bước qua con bé lên nhà.
Tôi không thể nhìn vào mắt Cornelia. Tôi nhét lại cái ào lót vào váy và vuốt lại cái váy bằng đôi tay run rẩy. Khi cuối cùng tôi nhìn lên thì con bé đã bỏ đi.
Buổi sáng ngày tôi tròn mười tám tuổi tôi dậy sớm và dọn dẹp xưởng vẽ như thường lệ. Bức tranh vẽ buổi hòa nhạc đã hoàn thiện- trong vòng vài ngày nữa ngài Ruijven sẽ đến xem nó và đem nó về. Mặc dầu bây giờ việc đó là không cần thiết nữa, tôi vẫn lau chùi phông cảnh xưởng vẽ một cách cẩn thận, phủi bụi chiếc đàn clavico, cây đàn viôlông, viôlôngxen, phủi tấm khăn trả bàn bằng một tấm vải ẩm, kỳ cọ những cái ghế, lau những viên gạch sàn màu xám và trắng.
Tôi không thích bức tranh này bằng những bức tranh khác của ông. Mặc dầu nó có giá hơn khi có ba người trong đó, tôi thích những bức tranh của ông chỉ vẽ đàn bà - chúng tinh khiết hơn, ít phức tạp hơn. Tôi nhận thấy tôikhôngthích ngắm bức tranh buổi hòa nhạc lâu, haytìm hiểu xemmọi người trong đó nghĩ gì.
Tôi tự hỏi không biết bức tranh sau ông sẽ vẽ gì.
Xuống dưới tầng, tôi đặt nước lên bếp để đun và hỏi Tanneke xem chị ta muốn mua gì ở cửa hàng thịt. Chị ta đang quét những bậc thềm và mảnh sân gạch trước cửa nhà.
- Một miếng sườn bò, - chị ta trả lời, dựa người vào cây chổi.
- Tại sao lại không mua gì ngon lành?
Chị ta gãi lưng dưới và rên rỉ:
- Cái đó có thể khiến tôi quên đi cái đau của mình.
- Lưng chị lại đau à? - tôi gắng tỏ vẻ thông cảm, nhưng lưng Tanneke lúc nào cũng đau. Lưngmột cô hầu lúc nào cũng sẽ đau. Đó là cuộc đời của một cô hầu.
Maertge đi cùng tôi đến Khu Hàng thịt và tôi thấy mừng về chuyện đó - kể từ cái đêm trong ngõ nhỏ, tôi cảm thấy lúng túng khi phải đối mặt với Pieter con mộtmình. Tôi không dám chắc anh ta sẽđối xử với tôi như thế nào. Tuy thế, nếu tôi đi cùng Maertge, anh ta sẽ phải thận trọng với những gì anh ta định nói hay làm.
Pieter con không có ở đó- chỉ có bố anh ta. Ông cười nhăn nhở với tôi:
- Chà, cô hầu trong ngày sinh nhật!- ông ra hét lên. - Một ngày quan trọng đối với cô.
Maertge ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi hông hề nhắc đến ngày sinh của mình với gia đình họ - chẳng có lý do nào phải nhắc.
- Việc đó chẳng có gì quan trọng cả,- tôi ngắt lời.
- Con trai tôi không bảo vậy. Nó không có đây mà đi cóviệc. Đi gặp một người.
Pieter cha nháy mắt với tôi. Máu tôi đông lại. Ông ta đang ngụ ý một điều gì đó mà không nói thẳng ra, một điều mà tôi phải hiểu.
- Miếng sườn bò ngon nhất của ông,- tôi ra lệnh, quyết định lờ ông ta đi.
- Để chúc mừng hả? - Pieter cha chẳng bao giờ bỏ lửng mọi việc mà luôn đẩy chúng đi xa nhất trong chừng mực ông ta có thể.
Tôi không trả lời. Tôi chỉ đơn giản chờ ông ta phục vụ tôi, sau đó đặt miếng thịt vào giỏ của mình và đi.
- Có đúng hôm nay là ngày sinh nhật chị không, chị Griet? - Maertge thì thầm khi chúng tôi rời Khu Hàng thịt.
- Ừ, đúng.
- Chị bao nhiêu tuổi rồi?
- Mười tám.
- Thế tại sao sinh nhật mười tám tuổi lại quan trọng thế chị?
- Có gì quan trọng đâu. Em đừng để ý những gì ông ấy nói- ông ấy hâm hâm ấy mà.
Trông Maertge không có vẻ gì là bị thuyết phục. Tôi cũng vậy. Những lời của ông ta đã đụng chạm đến một cái gì đó trong đầu tôi.
Cả buổi sáng tôi vắt và đun quần áo. Tâm trí tôi nghĩ đến nhiều điều tronglúc tôi ngồi bên thùng nước bốc hơi. Tôi tự hỏi giờ đây Frans đang ở đâu, và liệu cha mẹ tôi đã được nghe chuyện cậu rời Delft chưa. Tôi tự hỏi không biết Pieter cha định nói gì trước đó và Pieter con ở đâu. Tôi nghĩ đến cái buổi tối trong con ngõ nhỏ. Tôi nghĩ đến bức tranh vẽ mình và tự hỏi khi nào nó sẽ hoàn thành, và khiđó điều gì sẽ xảy ra với tôi. Và suốt thời gian đó, cái tai tôi cứ giật giật, nhói đau mỗi khi tôi quay đầu.
Chính Maria Thins là người đến tìm tôi.
- Để việc giặt giũ của cô đấy, cô gái. - Tôi nghe giọng bà sau lưng mình.
- Ông ấy muốn cô lên tầng. - Bà đang đứng ở cửa, lắc cái gì đó trong tay. - Tôi bối rối đứng dậy.
- Bây giờ ư, thưa bà? - - Phải rồi, bây giờ. Đừng giả vờ rụt rè với tôi. Cô biết tại sao rồi đấy. Sáng nay Catharina có việc
phải ra ngoài và con bé chẳng làm gì nhiều những ngày này đâu khi nó gần sinh đến nơi rồi. Chìa tay ra. Tôi lau tay lên tạp dề và chìa tay ra. Maria Thins thả một đôi hoa tai ngọc trai vào lòng bàn tay tôi.
- Cầm nó lên tầng đi. Nhanh lên.
Tôi không thể bước đi nổi. Tôi đang cầm hai hạt ngọc kích cỡ quả phỉ, có hình giọt nước. Chúng có màu xám ánh bạc, thậm chí dưới ánh mặt trời, chỉ trừ một điểm sáng trắng rực rỡ. Trước kia tôi đã chạm vào ngọc trai, khi tôi đem chúng lên tầng cho vợ ngài Ruijven và cài vòng quanh cổ cho cô ta hoặc đặt trên bàn. Nhưng tôi chưa bao giờ cầm chúng cho chính mình.
- Nào, đi đi, cô gái, - Maria Thins làu bàu vẻ nôn nóng. - Catharina có thể về sớm hơn nó bảo đấy.
Tôi loạng choạng bước vào hành lang, để lại đống đồ giặt vẫn chưa vắt xong. Tôi trèo lên cầu thang trước con mắt của Tanneke đang xách nước từ ngoài kênh vào nhà và Aleydis cùng Cornelia lúc này đang chơi lăn bi ở hành lang. tất cả đều ngước lên nhìn tôi.
- Chị đi đâu đấy? - Aleydis hỏi, đôi mắt sáng của cô bé ánh lên vẻ tò mò. - Chị lên phòng áp mái, - tôi nhẹ nhàng trả lời.
- Bọn em đi với chị được không? - Conelia hỏi bằng giọng châm chọc.
- Không được.
- Các cô bé, các cô chắn đường tôi đây này, - Tanneke đi ngang qua bọn trẻ, mặt sưng sỉa.
Cánh cửa xưởng vẻ khép hờ. Tôi bước vào trong, mím môi, bụng quặn lên. Tôi đóng cánh cửa lại sau lưng mình.
Ông đang chờ tôi. Tôi chìa tay ra cho ông và thả đôi hoa tai vào bàn tay ông.
Ông cười với tôi.
- Cô đi quấn tóc lên đi.
Tôi chuẩn bị trong phòng kho. Ông không vào nhìn tóc tôi. Khi quay ra, tôi nhìn bức tranh Mụ Tú bà treo trên tường.Người đàn ông đang cười với người đàn bà như thể ông ta đang nắn đào ngoài chợ để thử xem chúng chín chưa. Tôi rùng mình.
Ông đang cầm chỗ móc đeo và giơ một chiếc hoa tai lên. Nó bắt ánh sáng ngoài cửa sổ, lưu lại một tia mỏng manh màu sáng trắng.
- Griet, của cô đây. - ông chìa viên ngọc ra cho tôi.
- Chị Griet! Chị Griet! Có ai gặp chị này! - từ dưới chân cầu thang Maertge gọi với lên. - Tôi bước ra cửa sổ. Ông đến bên tôi và chúng tôi nhìn ra. - Pieter con đang đứng ở con phố bên dưới, hai tay khoanh trước ngực. Anh ta ngước lên và nhìn thấy
chúng tôi đứng cạnh nhau bên cửa sổ.
- Xuống đây, Griet, - anh ta gọi. - anh muốn nói chuyện với em. - Trông bộ dạng anh ta như thể sẽ không bao giờ di chuyển khỏi chỗ đứng của mình. - Tôi bước lùi khỏi cửa sổ.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài. - tôi nói nhỏ. - Sẽ không lâu đâu. Tôi vội vã đi vào phòng kho, thay tấm vải trên đầu bằng chiếc mũ của tôi. Ông vẫn đứng cạnh cửa sổ, lưng quay lại tôi khi tôi đi qua xưởng vẽ.
Mấy đứa con gái ngồi thành hàng trên cái ghế băng, ngang nhiên nhìn chằm chằm vào Pieter, người cũng đang nhìn lại chúng.
- Ra góc phố đi, - tôi vừa thì thầm vừa đi về phía Molenpoort. Pieter không đi theo mà tiếp tục đứng khoanh tay.
- Lúc nãy em đội cái gì trên ấy đấy? - anh ta hỏi. - Trên đầu em ấy. - Tôi dừng chân và quay lại.
- Mũ của em.
- Không, nó màu xanh và vàng.
Năm cặp mắt quan sát chúng tôi - mấy đứa con gái trên cái ghế băng và ông trên cửa sổ. Rồi Tanneke xuất hiện ở khung cửa, như vậy là sáu cặp mắt.
- Nào, anh Pieter, - tôi bực tức, - Chúng mình đi ra kia một chút. Điều anh cần nói có thể nói trước mặt bất cứ ai. Anh chẳng có gì để giấu giếm cả, - anh ta lắc đầu, mái tóc xoăn rủ xuống hai tai. Tôi có thể thấy không thể làm anh ta im đi được. Anh ta sẽ nói điều mà tôi sợ anh ta sẽ nói trước mặt tất cả mọi người.
Pieter không lên giọng nhưng tất cả chúng tôi có thể nghe thấy tiếng anh ta.
Sáng nay anh đã nói chuyện với cha em và ông đồng ý rằng bây giờ, khi em đã mười tám tuổi,
chúng ta có thể cưới nhau. Em có thể rời bỏ nơi này và đến với anh. Ngay hôm nay. Tôi thấy mặt mình nóng bừng lên, vì giận dữ hay vì xấu hổ thì tôi không dám chắc. Tất cả đều chờ tôi nói. Tôi hít một hơi thật sâu.
- Đây không phải là nơi để nói những điều như vậy, - tôi gay gắt đáp lời. - Không phải ngoài đường phố như thế này. Anh đã sai rồi khi đến đây.
Tôi không đợi phản ứng của anh ta, dù rằng trong lúc tôi quay lại để đi vào trong nhà trông anh ta thật đau khổ.
- Griet! - anh ta hét lên.
Tôi chạy vượt wa Tanneke. Chị ta nói nhỏ đến nỗi tôi không dám chắc là mình nghe đúng hay không. “Đồ con đĩ”.
Tôi chạy lên cầu thang vào xưởng vẽ. Ông vẫn đứng bên cửa sổ khi tôi đóng cánh cửa.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài, - tôi nói. - Tôi sẽ thay mũ ngay đây. - Ông không quay lại.
- Anh ta vẫn đang đứng đó, - ông nói.
Khi quay lại, tôi đến gần cửa sổ dù rằng tôi không đứng quá gần trong trường hợp Pieter có thể nhìn thấy tôi lần nữa với cái đầu được quấn mảnh vải xanh và vàng.
- Ông chủ của tôi không nhì xuống con phố nữa mà đang nhìn tháp chuông Nhà thờ Mới. Tôi ngó ra
- Pieter đã bỏ đi. Tôi ngồi vào chỗ của mình trong cái ghế chạm đầu sư tử và chờ đợi. Cuối cùng, khi ông quay mặt lại đối diện với tôi, đôi mắt ông đã lại được ngụy trang kín. Hơn bao
giờ hết, tôi chẳng biết ông đang nghĩ gì.
- Vậy là cô sẽ rời bỏ chúng tôi, - ông nói.
- Ôi thưa ngài, tôi không biết. Ngài đừng đề ý đến những lời nói ngoài đường phố như vậy.
- Cô có lấy anh ta không?
- Xin ngài đừng hỏi tôi về anh ta.
- Đúng vậy, có lẽ tôi không nên hỏi. Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu lại. - Ông với đến cái tủ sau lưng, lấy ra chiếc hoa tai và đưa nó cho tôi.
- Tôi muốn ngài đeo nó. - Trước kia, tôi không nghĩ có một lúc nào đó mình có thể bạo dạn như vậy. - Cả ông cũng thế. Ông nhướng mày lên và mở miệng ra định nói, nhưng rồi không nói gì. - Ông bước đến bên ghế tôi ngồi. Hàm tôi nghiến lại nhưng tôi vẫn cố giữ đầu mình thẳng. Ông vươn
người tới và nhẹ nhàng chạm vào dái tai tôi.
Tôi thở hắt ra như thể tôi đã phải nín thở dưới nước.
Ông xoa cái dái tai sưng giữa ngón trỏ và ngón cái rồi sau đó kéo căng nó ra. Bằng tay kia, ông luồn dây móc hoa tai vào lỗ và ấn nó xuyên qua lỗ tai. Một cơn đau như ngọn lửa xuyên qua người khiến tôi chảy nước mắt.
Ông vẫn không bỏ tay ra. Những ngón tay ông vuốt lên cổ và dọc theo hàm tôi. Ông lần theo bên mặt lên đến má tôi, sau đó dùng ngón cái lau đi những giọt nước mắt trào ra từ mắt tôi. Ông vuốt ngón cái dọc môi dưới của tôi. Tôi liếm nó và thấy có vị mặn.
Tôi nhắm mắt lại và ông bỏ những ngón tay mình ra. Khi tôi mở mắt ra, ông đã quay trở về giá vẽ của mình và nâng bảng màu lên.
Tôi ngồi trong ghế của mình và nhìn ông quavai. Tai tôi nóng bỏng, sức nặng của viên ngọc trai kéo
dái tai xuống. Tôi không thể nghĩ được gì ngoài những ngón tay ông trên cổ tôi, nhón cái trên môi tôi. Ông nhìn tôi nhưng không bắt đầu vẽ. Tôi tự hỏi không biết ông đang nghĩ gì. Cuối cùng ông lại vươn người ra sau. Cô cần phải đeo cả chiếc kia nữa, - ông tuyên bố rồi nhặt chiếc hoa tai thứ hai và đưa nó cho tôi. Trong giây lát tôi không thể thốt nên lời. Tôi muốn ông nghĩ đến tôi chứ không phải đến bức tranh.
- Tại sao? - cuối cùng tôi trà lời. - Người ta không thể thấy nó trong tranh mà.
- Cô cần phải đeo cả chiếc kia nữa, - ông khăng khăng. - Chỉ đeo có một chiếc thì thật là khôi hài.
- Nhưng - tai kia của tôi chưa xỏ, - tôi ấp úng.
- Vậy thì cô phải xỏ, - ông vẫn tiếp tục chìa chiếc hoa tai ra.
Tôi vươn người tới và cầm chiếc hoa tai. Tôi làm việc đó vì ông. Tôi lấy ra chiếc kim và dầu tỏi rồi xỏ lỗ tai kia. Tôi không kêu la, không ngất xỉu, hoặc tạo nên bất cứ âm thanh nào. Rồi sau đó tôi ngồi cả buổi sáng và ông vẽ chiếc hoa tai ông có thể nhìn thấy, và tôi cảm thấy chiếc hoa tai kia làm tai tôi đau buốt như có lửa, viên ngọc ông không thể nhìn thấy được.
Quần áo đã ngâm trong phòng giặt nguội lạnh, nước ngả màu xám. Tanneke loảng xoảng trong bếp, mấy đứa con gái la hét bên ngoài, còn chúng tôi, ngồi đằng sau cánh cửa và nhìn nhau. Và ông vẽ. Khi cuối cùng ông bỏ cọ và bảng màu xuống, tôi vẫn không thay đổi tư thế, mặc dầu mắt tôi đau vì nhìn nghiêng. Tôi không muốn cử động. - Xong rồi, - ông nói, giọng ông nghẹt lại. Ông quay đi và bắt đầu dùng một miếng giẻ lau cái bay pha màu. Tôi nhìn cái bay - nó có sơn trắng trên đó.
- Lúc nào cô xuống dưới nhà, tháo đôi hoa tai ra và đưa lại cho Maria Thins, - ông nói thêm.
Tôi bắt đầu khóc lặng lẽ. Không nhìn ông, tôi đứng lên và đi vào phòng kho, nơi tôi bỏ tấm khăn xanh và vàng ra khỏi đầu. Tôi chờ giây lát, tóc tôi thả xuống vai nhưng ông không bước vào. Giờ đây, khi bức tranh đã hoàn thành, ông không còn muốn tôi nữa.
Tôi nhìn mình trong tấm gương nhỏ rồi sau đó tháo đôi hoa tai ra. Cả hai dái tai tôi đều rỉ máu. Tôi dùng một miếng vải thấm máu rồi quấn lại tóc, che tóc và tai bằng chiếc mũ của tôi, để vạt mũ buông xuống dưới cằm.
Khi tôi trở ra ông đã đi rồi. Ông để mở cửa xưởng vẽ cho tôi. Trong giây lát, tôi nghĩ về chuyện nhìn bức tranh để xem ông đã làm gì, nhìn thấy nó hoàn thiện, với chiếc hoa tai ở chỗ của nó. Tôi quyết định chờ đến tối, khi tôi có thể nhìn ngắm nó mà không lo lắng ai đó có thể bước vào.
Tôi đi ngang qua xưởng vẽ và đóng cánh cửa lại sau lưng. - Tôi luôn nuối tiếc về quyết định đó. Tôi không bao giờ được nhìn cẩn thận bức tranh hoàn thiện.
Catharina về chỉ vài phút sau khi tôi đưa đôi hoa tai cho Maria Thins, bà ngay lập tức đặt lại chúng vào hộp đồ trang sức. Tôi vội vã đi vào bếp để giúp Tanneke nấu bữa trưa. Chị ta không nhìn thẳng vào tôi mà cứ liếc xéo, thỉnh thoảng lại lắc đầu.
Ông không có mặt lúc ăn trưa - ông đã đi ra ngoài. Sau khi chúng tôi dọn dẹp xong, tôi đi ra sân sau sân để kết thúc việc vắt đồ. Tôi phải xách nước mới vào và đun lại. Trong lúc tôi làm, Catharina ngủ trong phòng lớn. Maria Thins hút thuốc và viết thư ở phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá. Tanneke ngồi ở khung cửa ngoài và khâu vá. Maertge ngồi ngoài ghế băng và viền đăng ten. Bên cạnh cô bé là Aleydis và Lisbeth đang phân loại bộ sưu tập vỏ sò.
Tôi không nhìn thấy Cornelia.
Tôi đang phơi một chiếc tạp dề lên thì nghe thấy tiếng Maria Thins hỏi:
- Con và cháu đi đâu đấy? - Gịong bà chứ không phải những lời đó khiến tôi ngừng công việc đang làm. Giọng bà nghe lo lắng. - Tôi lén vào trong và đi dọc theo hành lang. Maria Thins đang đứng ở chân cầu thang nhìn lên.
Tanneke đã đến và đứng ở khung cửa trước, như chị ta đã đứng lúc sáng nhưng quay mặt vào và đang dõi theo cái nhìn của bà chủ. Tôi nghe thấy tiếng cầu thang cót két, tiếng thở nặng nhọc. Catharina đang leo lên cầu thang.
Giây phút đó tôi hiểu chuyện gì sẽ xảy ra - với cô ta, với ông, với tôi.
Cornelia ở đó, tôi nghĩ. Con bé đang dẫn mẹ lên chỗ bức tranh.
Tôi có thể rút ngắn nỗi đau khổ của sự chờ đợi. Tôi đã có thể bỏ đi lúc đó, bước ra khỏi cánh cửa với chỗ đồ giặt dở dang và không nhìn lại. Nhưng tôi không thể cử động. Tôi đứng chôn chân, như Maria Thins đứng chôn chân dưới chân cầu thang. Bà cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra và bà không thể ngăn nó lại.
Tôi gục xuống sàn nhà. Maria Thins nhìn thấy tôi nhưng không nói gì. Bà tiếp tục ngước nhìn lên vẻ hoang mang. Khi đó tiếng động trên cầu thang chấm dứt và chúng tôi nghe thấy tiếng bước chân nặng nề của Catharina đi đến chỗ cánh cửa xưởng vẽ. Maria Thins đâm bổ lên cầu thang. Tôi vẫn khuỵu gối, không còn sức để đứng lên. Tanneke đứng chắn ánh sáng từ cửa trước. Chị ta nhìn tôi, tay khoanh trước ngực, vẻ mặt vô cảm.
Lát sau ở trên đó có tiếng thét giận dữ, những giọng nói cao mà sau đó nhanh chóng được hạ thấp xuống. Cornelia bước xuống cầu thang.
- Mẹ muốn bố về nhà, - con bé tuyên bố với Tanneke. - Tanneke bước ra ngoài và đi về chỗ cái ghế băng. - - Maertge, đi tìm bố cô ở chỗ Giáo phường, - chị ta ra lệnh. - Nhanh lên. Bảo ông có việc quan
trọng. Cornelia nhìn xung quanh. Khi nhìn thấy tôi, mặt nó sáng lên. Tôi đứng lên và khó nhọc lê bước trở
vào sân sau. Tôi chẳng thể làm gì ngoài việc phơi đồ giặt và chờ đợi.
Khi ông về, trong giây lát tôi nghĩ ông sẽ đến và tìm tôi ở sân sau, giấu mình trong những tấm ga đang phơi. Ông không đến - tôi nghe tiếng chân ông trên cầu thang, rồi sau đó chẳng còn gì nữa.
Tôi dựa người vào bức tường gạch ấm và nhìn lên. Đó là một ngày rực rỡ, không mây, bầu trời một màu xanh chế giễu. Đó là kiểu ngày khi mà bọn trẻ con chạy khắp phố và hò hét, khi các đôi đi dạo qua cổng thành phố, qua những cối xay gió và dọc theo con kênh, khi những bà già ngồi hong nắng và nhắm mắt. Cha tôi có lẽ đang ngồi trên ghế băng trước cửa nhà mình, mặt ông hướng lên phía hơi ấm. Ngày mai có thể lạnh buốt, nhưng hôm nay là mùa xuân.
Họ bảo Cornelia xuống gọi tôi. Khi con bé xuất hiện giữa những đám quần áo đang phơi và độc địa nhìn tôi với nụ cười tự mãn trên mặt, tôi muốn tát vào mặt nó như hôm đầu tiên khi tôi đến làm ở ngôi nhà. Dù vậy, tôi không tát nó, tôi chỉ ngồi, tay đặt trong lòng, đôi vai thu lại, xem nó thể hiện niềm hân hoan. Mặt trời làm ánh lên những lọn tóc vàng - dấu vết của mẹ nó - trong mái tóc đỏ của nó.
- Mọi người yêu cầu chị lên tầng, - con bé nói bằng một giọng trịnh trọng. - Họ muốn gặp chị. - Con bé quay đi và lại biến vào trong ngôi nhà. - Tôi cúi xuống và phủi chút bụi khỏi giày. Sau đó tôi đứng lên, vuốt thẳng lại váy, vuốt thẳng tạp dề,
kéo hai vạt mũ cho chặt lại rồi kiểm tra xem có lọn tóc nào lỏng lẻo không. Tôi liếm môi và mím lại, hít một hơi sâu rồiđi theo Cornelia.
Catharina đã khóc lâu - mũi cô ta đỏ, mắt sưng lên. Cô ta đang ngồi trong cái ghế mà ông thường đẩy lại gần cái giá vẽ của mình - nó được đẩy lại gần tường và cái tủ chứa những cây cọ và cái bay pha màu. Khi tôi xuất hiện, cô ta cố nhấc mình lên sao cho có thể đứng thẳng dậy, cao và to. Mặc dầu cô ta nhìn tôi, cô ta không nói gì. Cô ta ôm chặt tay vòng quanh bụng và nhăn nhó.
Maria Thins đứng cạnh giá vẽ, trông nghiêm trang nhưng cũng bồn chồn, cứ như thể bà có những việc khác, quan trọng hơn cần quan tâm. Ông đứng cạnh vợ, mặt vô cảm, tay buông thõng, mắt nhìn bức tranh. Ông chờ một ai đó, Catharina, hoặc Maria Thins, hoặc tôi, lên tiếng. Tôi bước vào, đứng ngay bên trong cánh cửa. Cornelia quanh quẩn bên tôi. Từ chỗ mình đứng tôi không thể nhìn thấy bức tranh. Cuối cùng, chính Maria Thins là người lên tiếng.
- Nào, cô gái, con gái tôi muốn biết tại sao cô lại đeo đôi hoa tai của nó? - Bà nói như thể bà không chờ tôi trả lời. - Tôi nhìn khuôn mặt già nua của bà. Bà không định thú nhận việc đã giúp tôi có đôi hoa tai. Ông -
cũng vậy, tôi biết thế. Tôi không biết phải nói gì. Vậy nên tôi không nói gì. - Có phải cô ăn cắp chìa khóa hộp đồ nữ trang và lấy đôi hoa tai của tôi? - Catharina hỏi như thể cô ta đang cố gắng thuyết phục bản than tin vào điều cô ta nói. Giọng cô ta run run. - Không, thưa cô.
Mặc dầu tôi biết sẽ dễ hơn cho tất cả nếu tôi nói tôi đã ăn cắp chúng, nhưng tôi không thể nói dối về mình.
- Đừng có nói dối tôi. Con hầu bao giờ cũng ăn cắp. Cô đã lấy đôi hoa tai của tôi!
- Thế bây giờ cô có bị mất chúng không, thưa cô?
Trong giây lát, trông Catharina lúng túng, vì việc tôi đặt câu hỏi cũng như vì chính câu hỏi. Cô ta rõ ràng đã không kiểm tra hộp đồ trang sức kể từ khi nhìn thấy bức tranh. Cô ta không hề biết liệu đôi hoa tai có mất hay không. Nhưng cô ta không thích việc tôi đặt câu hỏi.
- Câm mồm. Đồ ăn cắp. Họ sẽ tống mày vào tù, - cô ta giận dữ, - và hàng năm trời mày sẽ không thấy mặt trời.
Cô ta lại nhăn mặt. Có cái gì đó không ổn với cô ta.
- Nhưng, thưa cô…
- Catharina, em đừng có giận dữ quá, - ông ngắt lời tôi. - Ngài Ruijven sẽ mang bức tranh đi ngay
khi nó khô và em có thể rũ bỏ nó ra khỏi đầu. Ông cũng không muốn tôi nói. Có vẻ như không ai muốn tôi nói. Tôi tự hỏi họ bảo tôi lên tầng làm gì khi họ sợ đến thế điều tôi có thể nói ra.
Tôi có thể nói: Cô nói gì về cách ông ta nhìn tôi hàng bao nhiêu giờ trong lúc ông ta vẽ bức tranh này?
Tôi có thể nói: Cô nói gì về mẹ cô và chồng cô, những người đã lừa dối sau lưng cô?
Hoặc tôi có thể đơn giản nói: Chồng cô đã đụng chạm vào tôi, ở đây, trong căn phòng này.
Họ không biết tôi có thể nói những gì.
Catharina không phải là con ngốc. Cô ta biết vấn đề thực sự không phải là đôi hoa tai. Cô ta muốn đôi hoa tai là vấn đề, cô ta gắng làm cho chúng trở nên như vậy, nhưng cô ta không thể làm được. Cô ta quay sang chồng.
- Tại sao anh không bao giờ vẽ em? - cô ta hỏi.
- Em và các con không phải là một phần của thế giới này, - ông nói. - Em không dành cho việc đó.
- Còn nó thì có? - Catharina gào lên nhức óc, hất đầu sang tôi.
Ông không trả lời. Tôi ước giá Maria Thins và tôi và Cornelia ở trong phòng bếp hoặc trong phòng chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá, hoặc ở ngoài chợ. Đây là chuyện mà người đàn ông và vợ phải tranh cãi một mình.
- Và với đôi hoa tai của tôi ư? Một lần nữa ông lại im lặng, khiến Catharina còn điên hơn những lời ông đã nói. Cô ta bắt đầu lắc đầu đến nỗi những lọn tóc vàng nảy lên xuống xung quanh tai. - Tôi sẽ không chấp nhận chuyện này trong ngôi nhà của tôi, - cô ta tuyên bố. - Tôi sẽ không chấp nhận!
Cô ta điên dại nhìn xung quanh. Khi đôi mắt cô ta chạm vào cái bay pha màu, một cơn ớn lạnh chạy qua người tôi. Tôi bước tới một bước ngay khi cô ta bước bên cái tủ và chộp lấy cái bay. Tôi dừng lại, không biết cô ta sẽ làm gì tiếp theo.
Tuy vậy, ông lại biết. Ông biết vợ mình. Ông bước theo Catharina trong khi cô ta nhào tới bên bức tranh. Cô ta nhanh nhưng ông còn nhanh hơn - ông túm cổ tay cô ta trong lúc cô ta ném lưỡi bay hình quả trám về phía bức tranh. Ông ngăn được nó ngay trước khi lưỡi bay chạm vào một mắt tôi. Từ chỗ mình đứng, tôi có thể nhìn thấy bên mắt mở to, một ánh chiếc hoa tai ông vừa thêm vào và ánh lưỡi bay khi nó loáng lên trước bức tranh. Catharina giãy giụa nhưng ông giữ chặt cổ tay cô ta, chờ cô ta buông. Bỗng dưng cô ta rên lên. Ném cái bay xuống, cô ta ôm bụng. Cái bay trượt trên nền gạch tới chân tôi, sau đó quay tròn và quay tròn, chậm dần lại trong lúc tất cả chúng tôi chằm chằm nhìn vào nó. Nó dừng lại, mũi bay chĩa vào tôi.
Tôi là người phải nhặt nó lên. Đó là điều các cô hầu phải làm - nhặt lên đồ vật của ông chủ, bà chủ và đặt lại vào chỗ của chúng.
Tôi nhìn lên và gặp ánh mắt ông. Tôi nhìn vào ánh mắt màu xám trong một khoảng thời gia dài. Tôi biết đó là lần cuối cùng. Tôi không nhìn ai nữa.
Trong đôi mắt ông, tôi nghĩ tôi có thể nhìn thấy sự nuối tiếc.
Tôi không nhặt cái bay lên. Tôi quay lưng và bước ra khỏi căn phòng, đi xuống cầu thang và đi qua khung cửa, đẩy Tanneke sang bên. Khi ra đến ngoài phố, tôi không nhìn lại đám trẻ con mà tôi biết đang ngồi trên ghế băng, cũng chẳng nhìn Tanneke, người đang nhăn mặt vì bị tôi đẩy, cũng chẳng nhìn lên cửa sổ, nơi chắc ông đang đứng. Tôi đi ra ngoài phố và bắt đầu chạy. Tôi chạy dọc theo phố Oude Langendijck và băng qua cây cầu vào Quảng trường Chợ.
Chỉ có kẻ trộm và trẻ con mới chạy.
Tôi đến được trung tâm quảng trường và đứng lại trong vòng tròn các viên gạch với ngôi sao tám
cánh ở giữa. Mỗi cánh chỉ một hướng tôi có thể đi. Tôi có thể về lại với cha mẹ mình. Tôi có thể tìm Pieter ở Khu Hàng thịt và đồng ý lấy anh ta. Tôi có thể đi đến nhà ngài Ruijven - ông ta sẽ nở nụ cười đón tôi vào. Tôi có thể đi đến nhà ngài Leeuwenhoek và xin ông ta rủ lòng thương. Tôi có thể đi đến Rotterdam và tìm Frans. Tôi có thể một mình đi thật xa tới một nơi nào đó.
Tôi có thể quay trở lại Khu người Gia tô.
Tôi có thể đi đến Nhà thờ Mới và cầu xin Thượng đế chỉ đường.
Tôi đứng trong vòng tròn, quay tròn, quay tròn trong lúc nghĩ.
Khi tôi thực hiện sự lựa chọn của mình, sự lựa chọn mà tôi biết mình phải làm, tôi thận trọng đặt chân dọc theo gờ của cánh sao và đi theo lối nó chỉ, bước đi vững vàng.
Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai - Tracy Chevalier Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai