Số lần đọc/download: 1469 / 10
Cập nhật: 2017-09-22 06:52:27 +0700
Hồi 4 -
Q
uan Chưởng cơ họ Mạc tên để tiếp xúc với bọn đồng liêu cũng như với chúa
Nguyễn thì được gọi là Mạc Duy Anh Nhưng giang hồ những ai từng giao du trao
đổi thì được biết là Mạc Long Kham. Một cái tên không nghe ra điều dữ dội sôi
động, nhưng khi nhìn tận mặt vị quan trung đẳng được thay mặt quan trấn thủ Lũy
Thầy là Trương Phúc Hoàng để thừa lệnh chúa Nguyễn kiểm soát một vùng Nam
Bố Chính mạn Đàng trong sông Linh Giang, thì kẻ diện kiến sẽ có linh cảm là
đang ngồi trước một vị La hán đầy hung tính...
Kiều A Túc dẫn đầu rồi đến Minh Quang và hai anh em Song Tửu nguyệt đao.
Cả bọn bước vào phòng khách. Hai tên vệ binh lách ra để hướng dẫn chỗ cho
khách ngồi. Kiều A Túc nhìn các bạn đã ngồi yên. Y quay về phía vị võ quan đang
bước từ trong hậu phòng ra. Kiều A Túc thi lễ:
- Thay mặt các bằng hữu chúng tôi ra mắt Mạc quan nhân?
Mạc Long Kham vuốt hàm râu hàm én được cắt tỉa gọn ghẽ. ông ta đưa bàn
tay ngón to như những quả chuối ra mời với giọng ồm ồm:
- Các huynh đệ bình thân?
Minh Quang nhìn đăm đăm vị võ quan đen đúa như Trương Phi. Chàng thầm
nghĩ:
- "Lão họ Mạc mà lại giống Trương Phi... Không lý di thư lại ám chỉ cho
người nầy à?"
Anh em Song Tửu nguyệt đao dù mặc y phục lính cơ, nhưng xem ra hai người
nầy không có vẻ gì rụt rè trước Mạc Long Kham cả. Nhất nguyệt đao cười bảo:
- Hôm nay Kiều huynh có món thịt rừng. Nghe đâu Mạc tướng quân định
chiếu cố đến bọn giang hồ tại hạ thì phải?
Mạc Long Kham vẫn không rời hàm râu. Lão nhìn đăm đăm Minh Quang như
dò xem hoặc ước lượng một điều gì đó... Đến khi nghe Nhất nguyệt đao nói thì
lão thở phì ra một phát và đáp:
- Lão đã cho chúng sắp đặt cả rồi. Hôm nay ta có ý mời rượn người huynh đệ
trẻ tuổi kia. Còn các túc hạ đều là quen cũ thì cứ như trong nhà... à? Huynh đệ trẻ
tuổi kia tên gọi là gì nhỉ?
Minh Quang có cảm giác không thích lão võ quan mà chàng cho rằng không
lương thiện như cái tên của y. Chàng ngồi yên chứ không đứng dậy mà trả lời như
một sự thách thức:
- Tại hạ vốn là kẻ sơn dã tên là... Trương Minh? Lão huynh đã có lòng mời thì
ngày sau chắc chắn tại hạ sẽ trả lại một bữa thật xứng đáng đấy?
Mạc Long Kham tròn mắt nhìn chàng thư sinh trẻ tuổi dám xem thường một
võ quan trung đẳng như lão. Nhưng lão dường như đắc ý về sự ngông của Minh
Quang. Lão vỗ mấy cái vào tay và cất giọng oang oang:
- Đem rượn ra cho ta?
Minh Quang dù chưa trải giang hồ, nhưng nhờ được sư phụ nuôi nấng từ nhỏ
nên mọi hành động, ánh mắt của kẻ giao tiếp hôm nay ít nhiều được chàng ghi
nhận để làm kinh nghiệm. Chàng liếc nhanh qua hai tên vệ binh đứng ở cửa
phòng. Chàng nghĩ:
- Sao lão không gọi bọn nầy đi thông báo mà lại vỗ tay nhỉ? Hãy chờ xem và
nhớ hãy cẩn thận như lời Kiều huynh chỉ bảo.
Chàng nhìn qua phía Kiều A Túc và anh em Song Tửu thì thấy họ mãi thì
thầm trò chuyện điều gì đó. Còn Kiều A Túc thì nhìn ra cánh cửa tò vò để theo
đuổi đám lính cơ đang đào đất đắp bồi thêm dưới chân lũy. Minh Quang thấy
không khí nặng nề thì kém vui. Chàng hỏi Kiều A Túc:
- Kiều huynh định bao lâu lên đường?
Kiều A Túc quay lại nhìn Minh Quang. Trong ánh mắt của người thợ săn có
vẻ lờ đờ mệt mỏi. Y bảo:
- Vài hôm nữa... ta trở ra phía Bắc Linh Giang... Còn Trương đệ cứ ở đây tìm
cho ra người quen nhé?
Minh Quang khẽ lắc đầu đáp:
- Đệ không thích hợp với cảnh võ phòng... có lẽ chốc nữa đệ chia tay Kiều
huynh v ậy?
Kiều A Túc ngạc nhiên hỏi hơi to:
- Sao? Trương đệ định đi ngay à?
Minh Quang nhìn anh em Song Tửu đang quay lại phía chàng và chàng cũng
biết Mạc Long Kham cũng đang nhìn chàng. Minh Quang nói:
- Đệ phải đi lần vào Đông Hà... ở đây thì làm gì có kẻ "Thân quen" ấy.
Kiều A Túc nghe chàng nhấn mạnh hai chữ "Thân quen" thì biết Minh Quang
muốn ám chỉ Mạc Long Kham có tính cách bề trên... nên họ Kiều đỡ lời:
- Trương đệ đi đâu mà vội... Cứ ở đây nếu không tiện thì trở ra chái A Thều
mà tìm tự do... Phải kiên nhẫn mà tìm Trương đệ à?
Mạc Long Kham đứng dậy bảo tên vệ binh đứng hầu:
- Mi nhắc ghế lại gần chỗ Trương đệ để ta tâm tình với người bằng hữu trẻ
Khi Mạc Long Kham ngồi xuống đối diện với Minh Quang. Nhìn tấm thân đồ
sộ phốp pháp của viên tướng so với thân hình nhỏ nhắn trắng trẻo của Minh
Quang. Hai anh em Song Tửu bật cười:
- Hà? Hà? Mạc tướng quân định chọn người học trò nầy mà làm bạn sao?
Huynh đệ nầy mộc mạc lắm?
Mạc Long Kham nhìn vẻ khó chịu nơi Minh Quang. Lão cười ồ ồ rồi hỏi:
- Các huynh đệ có biết ta thích Trương đệ do từ đâu không?
Nhất nguyệt đao lắc đầu. Nhị nguyệt đao thì nói:
- Chắc lão tướng thấy Trương đệ là người sinh trưởng ở miền sơn dã chứ gì?
Kiều A Túc thì như đọc được trong ruột của họ Mạc. Người thợ săn cười khà
đáp:
- Mạc tướng quân để ý đến thanh quái đao của Trương đệ phải không!
Mạc Long Kham quay lại hỏi Minh Quang:
- Còn Trương đệ thấy thế nào?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Tại hạ nghĩ kẻ có quyền như tướng quân thì muốn thích ai lại không được?
Mạc Long Kham cười khanh khách bảo bọn quân hầu:
- Đem thức ăn thêm ra cho bọn ta?... Nào rót rượn ra chén đại Tống nè.
Tên quân hầu đặt năm chén to trước mặt năm người thì có tên khác rót rượn.
Họ Mạc nâng chén lên. Giọng lão bắt đầu nghe vui hơn. Lão nói:
- Mời huynh đệ uống xong chén thứ nhất ta sẽ nói cho nghe?
Hai anh em Song Tửu không đợi mời lần nữa đã uống một hơi rồi đặt chén
xuống. Còn Kiều A Túc nói với Minh Quang:
- Trương đệ, ta uống ra mắt Mạc tướng quân nhé? Đã làm kẻ sĩ là phải biết bỏ
qua những cái sai ý nhỏ để tìm được cái lớn chứ?
Minh Quang khẽ gật đầu đưa chén tới trước. Chàng chậm rãi nói:
- Xin mời tướng quân?
Ba người cùng đặt chén xuống một lần. Mạc Long Kham ra hiệu cho quân hầu
rót rượn tiếp Lúc nầy lão mới cười vui vẻ bảo:
- Trương đệ còn nghi ky ta. Vì ngỡ ta làm võ tướng là đủ sức hiếp đáp dân thu
nguồn lợi vào túi... Quả là sai?... Ta năm nay năm mươi tuần trăng. Ba mươi năm
theo nghiệp võ hết sức phò Lê đến Trịnh, nhưng cứ bị bọn gian thần đè nén chịu
không nổi nữa nên phải theo phò Chúa Nguyễn để mở mang sơn hà phía Đàng
trong... Thế có phải ta bỏ cái yên ổn, sung sướng để tìm cái khổ cực cùng dân
nghèo, kẻ có tội bị đi đày không? Trương đệ đã hiểu ta rồi chứ?...?
Minh Quang nhìn vào mắt Mạc Long Kham. Chàng thấy mắt của viên tướng
đầy xúc động thì lòng nghi ngờ xa cách giảm bớt. Chàng thở dài nói:
- Mạc tướng quân trả lời câu thắc mắc của các nhân huynh đang chờ... Còn tại
hạ thì mong rằng sẽ có thời gian để tìm hiểu và kết thân với tướng quân...?
Mạc Long Kham bật cười sảng khoái. Lão nói:
- Đúng là kẻ sĩ khí? Ta chịu người trẻ tuổi thẳng tính nầy. Còn việc thích
Trương đệ thì... Lão quay lại Minh Quang nói nhỏ:
- Trương đệ bỏ lỗi cho nếu lão quá sỗ sàng Lão thích Trương đệ do cây quái
kiếm phía sau lưng chứ không phải đoản đao như Kiều huynh đệ vừa nói...?
Anh em Song tửu nhíu mày hỏi:
- Sao mà thích người vì cây kiếm quái dị?
Còn Minh Quang thì thầm giật mình. Chàng nghĩ thầm: Lão nầy có thể hiểu
được lai lịch của mình đây... Chờ xem?
Mạc Long Kham nhắm mắt lại như nhớ lại một thời nào đó... Thật lâu, khi lão
mở mắt ra thì từ nơi ấy hai giọt lệ lăn nhanh khiến mọi người giật mình. Minh
Quang kêu thầm: "Một kẻ trông dữ tợn thế mà lại mềm lòng vì một kỷ niệm?"
Mạc Long Kham cầm chén đưa lên nốc một hơi... Hai anh em Song Tửu cũng
nhân đấy mà uống luôn... Duy chỉ có Kiều A Túc thì thầm lặng nhắm mắt lại như
chờ đợi để nghe một điều gì đó. Minh Quang cầm chén lên uống chậm rãi.
Mạc Long Kham đặt chén xuống. Lão cầm một đùi thỏ đưa lên. Lão nói:
- Hai mươi năm rồi ta mới dám ăn lại món thịt thỏ rừng? Nay định ăn thì kỷ
niệm xưa bỗng trở lại... Phải chăng thịt thỏ không là món ta thưởng thức từ đây
cho đến cuối đời?...
Mọi người lặng lẽ nhìn chén rượn vừa rót đầy. Mạc Long Kham dừng lại để
lắng cơn xúc động. Lão mời:
- Các huynh đệ dùng rượn nhưng phải ăn thật nhiều... Hôm nay bỗng dưng ta
hứng khởi để kể lại câu chuyện xưa do nhìn thấy thanh quái kiếm của Trương đệ!
Lão dừng lại hỏi Minh Quang: Trương đệ có thể cho ta xem qua thanh kiếm một
chút chứ?
- Vâng?
Minh Quang với tay rút thanh kiếm đen xì ra đưa đặt lên bàn, trước mặt Mạc
Long Kham. Họ Mạc chưa sờ tới. Lão cúi nhìn đăm đăm rồi tấm tắc khen:
- Một màu đen tuyền của sắt thép? Tuyệt vời, khó có cây thứ hai... Đây đúng
là cây "Huyền kiếm lộc giác" của Lê Duy Khâm tiền bối? Sao lại lọt vào tay
Trương đệ?
Minh Quang không đáp. Chàng chỉ nhìn chăm chăm họ Mạc. Họ Mạc không
nghe ai hỏi gì cả thì nói tiếp:
- Vậy Trương đệ không phải họ Trương hoặc người truyền kiếm cho Trương
đệ có thể là họ Lê...
Minh Quang lạnh lùng đáp:
- Tại hạ không rõ... Chỉ biết sư phụ trao cho... thế thôi?
Mạc Long Kham lại nói:
- Một lão sư ẩn trên núi nhiều năm vậy hẳn có liên quan gì ít nhiều với Lê tiền
bối... Rất tiếc lão sư không còn để ta có dịp đến hỏi.
Mạc Long Kham nhìn thấy vẻ thắc mắc của Minh Quang thì giải thích:
- Lúc trưa ta có nghe Kiều huynh kể sơ lược về nơi ở của Trương đệ nên ta
mới biết lão sư vừa mất. Xin thành thật chia buồn với Trương đệ.
Minh Quang khẽ vâng một tiếng, nhưng mắt vẫn không rời vẻ mặt của Mạc
Long Kham. Họ Mạc khẽ cầm lưỡi kiếm lên rồi búng ngón tay vào lười... Hai
tiếng "Boong...boong? " vang lên như chuông ngân.
Kiều A Túc và hai anh em "Song tửư cùng khen:
- Bảo kiếm?
Mạc Long Kham gật đầu đưa trả kiếm lại cho Minh Quang, lão thở dài nói:
- Một danh thủ đúc ra cây kiếm nầy mà lại bị chết một cách bất ngờ... thật đau
xót?
Kiều A Túc bỗng hỏi:
- Mạc tướng quân có biết rõ về chủ nhân của kiếm nầy?
Mạc Long Kham lắc đầu giữa sự ngơ ngác của mọi người. Lão nói:
- Ta chỉ nghe phụ thân ta kể lại trước khi người cỡi hạc quy tiên. Nhưng lời kể
thì khá rõ
Hai anh em Song Tửu Nguyệt đao giục:
- Tướng quân kể ngay đi. Còn chần chờ gì nữa?
- Được, ta sẽ kể, nhưng các huynh đệ hãy ăn uống mạnh bạo thật lòng đi nhé.
Ngày ấy... vào năm Canh Tý (1720) Vua Lê Dụ Tông phái Lê Duy Khâm vào
Quảng Bình tiếp nhận xe châu báu của vua Lâm ấp triều cống. Trời giữa mùa
đông mưa phùn gió bấc lê thê kéo dài nhiều ngày. Đường đi thì khó khăn do gió
mưa lạnh giá và hiểm trở. Còn giặc cướp khuấy phá bốn phương thì chưa kể...
Đường qua đèo Ngang quá nguy hiểm. Mà mật lịnh của vua Lê chỉ duy nhất
một mình Duy Khâm được nhận để vào Đồng Hới phối hợp với quân sở tại hộ
tống xe châu báu. Một tấm lòng của vua Lâm ấp muốn hỗ trợ thầm lén để vua Lê
có tài lực chiêu tập binh mã phục hồi Lê nghiệp của tiên đế Một thân một ngựa
rong đuổi đường dài bất kể ngày đêm để cho kịp đến điểm hẹn.
Lê Duy Khâm vốn là danh thủ nổi tiếng trong võ lâm từ xứ Nghệ đến suốt dãy
Trường Sơn vượt qua cả Linh Giang Đàng trong... ông đã ngoài năm mươi tuần
trăng, nhưng với thanh "Huyền kiếm lộc giác" Một thân một kiếm làm khiếp vía
kinh oai bọn thảo khấu cướp đường...
Đêm ấy Lê Duy Khâm vừa đến Hoành Sơn thì chuyện lạ xảy ra ngoài dự kiến.
Họ Lê nhìn theo đường sạn đạo kéo dài từ Ròn đi xuống đường đèo là những xác
chết của đoàn quân áp tải người Lâm ấp. Lần theo dấu xác chết là dấu bánh xe
lăn Lê Duy Khâm tự hỏi: "Có phải dấu bánh xe nầy là xe chở châu báu của vua
Lâm ấp? Và ai đã hạ thủ những người áp tải vốn có trình độ võ công không kém
một danh thủ hạng ba? "
Tất cả rơi vào bí mật Lê Duy Khâm buồn rầu lần theo dấu bánh xe theo đến
một bờ suối phát xuất từ chân Hoành Sơn chảy ra thì dấu bánh xe bị xóa mất dưới
đường nước...
Lê Duy Khâm vội vàng quay trở lại triều đình để báo tin... Không may cho
viên tướng trung thành, khi ông vừa về đến Hoàng triều thì có tờ sắc dụ dán trước
ngọ môn như sau:
Hoàng thượng sắc dụ cho phản tướng Lê Duy Khâm đươc biết rằng:
- Mệnh lệnh triều đình Đạo làm tôi phải nên tuân thủ ~4p tải hộ tống bảo vệ từ
Đàng ngoài về hnh thành làm tướng mà tự chuyên thất thoát tài vật của vua.
Trẫm đã sai nội tướng Lê Duy Khâm vào Quảng Bình.để áp tải tài vật. Không ngờ
phản tướng mang dạ hai lòng đánh tráo châu báu, giết hại quân áp tải trái đạo
vua tôi.
Nay triều đình truyền dụ cho bất cứ các quan quân cho đến dân gian. ~41 bắt
đươc hoặc giết đươc phản thần Lê Duy Khâm, trẫm sẽphong thêm chức tước vinh
hiể cn, làm rạng tổ tông... Nhươc bằng chứa chấp bao dung sẽphạm tội với triều
đình.
~ nh Thịnh dụ sắc"
Lê Duy Khâm rụng rời trước hung tin ấy. Lão tướng chưa biết mình nên phân
giải thế nào với nhà vua và sẽ đối xử ra sao với gia đình đang còn lại trong nội
thành
Lê Duy Khâm quay ngựa trở ra ngoài thành, lẻn vào nhà một nông dân quen
biết. Đêm ấy ông thay đổi trang phục và đột nhập vào nội thành. Trèo qua tường
hoàng cung để về nhà.
Tư dinh Lê Duy Khâm đã bị phong tỏa.
Vợ con ông bị cầm giữ tại chỗ. Họ Lê liều l~nh phóng leo lên nóc mái nhà xâm
nhập vào tư phòng... Rất may vợ ông còn thức... ông bảo vợ để ông đưa đứa con
trai út ra đi... "Nó là giọt máu truyền nhân" của ông để ngày sao minh oan cho
hành động hôm nay của lão tướng trung thần...
Người vợ chùi nước mắt nhìn ông đưa con qua ngõ mái nhà thoát ra ngoài.
Không may cho ông, vừa ra đến ngoài cung thì gặp họ Trương một danh thủ thuộc
hạ của nhà chúa Trịnh... Trương Đàm chận Lê Duy Khâm lại. Y bảo:
- Lê tướng quân? ông đánh tráo châu báu của vua Lê hầu tích trữ tài vật để
làm phản triều đình. Nay lại trốn về đưa con đi à?
Lê Duy Khâm nổi giận quát:
- Nhà ngươi làm sao biết việc ấy? Chỉ có ta với nhà vua biết việc nầy. Hôm
nay bỗng dưng có tờ sắc dụ bảo ta làm phản? Có phải do tay bọn mi gây ra không?
Trương Đàm cười thâm hiểm:
- Vua tôi nhà ngươi làm điều ám muội thì tự gánh lấy hậu quả. Sao lại hỏi ta?
Có điều trước mắt là nhà ngươi không thoát ra được nội kinh thành nầy đâu.
Lê Duy Khâm tuốt đoản kiếm ra. Viên lão tướng cười nhạt:
- Không ai cản được đường ta đi. Ngày sau ta sẽ giãi bày với Hoàng thượng...
rõ Tránh đường?
Lê Duy Khâm mở con đường bằng hai nhát kiếm thần tốc rồi phóng lên lưng
ngựa chạy ra cổng kinh đô.
Phía sau Trương Đàm hô đám thuộc hạ đuổi theo... Hắn múa kiếm truy kích
phía sau để cả đường thoát của Lê Duy Khâm.
Họ Lê vừa đánh vừa cố chạy ra khỏi cổng Tây thành, nhưng cổng thành đã
đóng chặt. Viên lão tướng buộc phải rời ngựa ôm con nhảy lên mặt thành để
Trương Đàm nhân lúc Lê Duy Khâm vừa đặt con lên mặt thành để buộc lại
tấm đai trước bụng. Hắn ra lệnh buông tên độc. Lê Duy Khâm vừa che đỡ, gạt tên
vừa một tay buộc con vào đai ngực. ông nhảy ra phía ngoài thành với năm mũi tên
độc trên vai và lưng...
Lê Duy Khâm ôm con chạy như gió lốc, mưa bão... nhờ đêm tối ông đã vượt
ra tới Mã Giang và vào nhà một người anh em kết nghĩa tên là Chiêu Phước họ Lê
Vốn là một võ sư danh thủ của Đàng trong mai danh ẩn tích. Lê Chiêu Phước
được Duy Khâm trao con và kiếm báu rồi trối trăng lại những việc đã qua trên
vùng đất Quảng B ình...
Mạc lão gia năm ấy đã xấp xỉ năm mươi, nhưng không hề bước ra khỏi gia
trang Chuyện giang hồ, bon chen không làm rộn lòng người võ tướng của nhà
Mạc... ông ngán ngẫm chuyện tranh bá đồ vương, nên khi nghe bạn cũ kể lại tình
huống của Lê Duy Khâm thì căm giận bọn gian ác và hứa sẽ ở lại kinh thành để
tìm cho ra thủ phạm đã ám hại Duy Khâm...
Lê Chiêu Phước hẹn bạn khi nào có tin thì cứ vào chân núi Hoành Sơn đặt vào
tâm đá bên hồ Cửu Long khúc một viên đá "Tàng Ong" là ông sẽ tìm đến để nghe
tin tức về vụ ám hại ấy. Hiện tại ông còn phải đưa đứa bé đi nuôi dạy, nhưng
không cho bạn biết là mình sẽ trú ẩn nơi đâu...
Từ đó hai người không nghe tin tức của nhau và việc ám hại cũng như kho
tàng châu báu của vua Lâm ấp cũng chìm vào quên lãng...
Mạc Long Kham dừng lại... Viên tướng nhìn các huynh đệ đang chăm chú
theo dõi câu chuyện của mình. Họ Mạc thở dài để chấm dứt câu chuyện của
mình...
- Bản chức được phụ thân kể lại trước khi lâm chung. ông bảo tìm mọi cách
xin được trấn thủ gần Hoành Sơn, dù Nam hay Bắc Bố Chính Linh Giang cũng
được Mục đích tìm cho ra người con của tiền bối Lê Duy Khâm đã được Lê Chiêu
Phước đưa đi lúc còn bé nhỏ. Nay ta được gặp Trương đệ từ Hoành Sơn xuống mà
lại có thanh "Huyền kiếm lộc giác". Vậy chắc chắn Trương đệ là họ Lê chứ không
phải họ đang mang.
Mạc Long Kham nhìn Kiều A Túc và anh em Song tửu rồi nhìn Minh Quang.
Chàng trai sơn dã băn khoăn không hiểu điều họ Mạc kể có đúng sự thật hay
không. Nếu quả đúng như vậy thì sao sư phụ chàng không viết di thư để lại. Và
nếu tờ di thư đã viết bị đánh cắp thì kẻ ấy là ai? Và mục đích của hắn, trong việc
bảo chàng đi tìm họ Trương để làm gì? Tất cả vẫn là một cuộn tơ rối. Đầy bí mật?
Minh Quang thở dài nói:
- Mạc tướng quân? Ngài có nghe Mạc tiền bối bảo tại sao không tìm ra kẻ ném
đá giấu tay kia không?
Mạc Long Kham cười nhạt:
- Phụ thân của ta vẫn đi tìm dò, nhưng lúc ấy triều thần tan tác, nhà chúa Trịnh
lộng hành quá nên người chán nản bỏ dở công việc cố nhân nhờ... Một phần
người nghĩ nếu có tìm ra thủ phạm hoặc xe châu báu ấy thì cũng không vực lên nổi
nhà Lê hay đưa kẻ ấy ra trị tội... Biết đâu đó là người của chúa Trịnh thì sao?
Kiều A Túc bỗng hỏi Minh Quang:
- Nếu vậy thì Trương đệ chắc chắn là đứa bé con của lão tướng Lê Duy
Khâm...? Và ta nên gọi chú ấy là Lê đệ đi các huynh đệ à!
Anh em Song tửu nâng chén rượn lên:
- Mời Lê đệ uống? Chúc Lê đệ tìm ra nguồn gốc của mình?
Mạc Long Kham đặt chén xuống trước và bảo mọi người:
- Hôm nay bọn ta hãy xem Lê đệ như thủ túc. Nếu Lê đệ còn muốn tìm kho
châu báu hay kẻ ám hại phụ thân thì ta phải hỗ trợ phải không các huynh đệ?
Kiều A Túc và anh em Song tửu cũng gật đầu đồng ý. Minh Quang trái lại như
đã tìm ra một biện pháp, chàng chậm rãi nói:
- Cám ơn quý nhân huynh và Mạc tướng quân đã có lòng ưu ái chiếu cố cho
tại hạ. Riêng lòng tôi không còn muốn tìm châu báu hay kẻ ám hại phụ thân. Tại
hạ chỉ ước mong một điều là tìm cho đúng sự thật thân thế của mình để phăng ra
ngày nay mẹ và anh em của tại hạ ai còn ai mất... thế thôi?
Mạc Long Kham trầm ngâm một lúc mới bảo:
- Chuyện ấy quả là quan trọng? Lê đệ cứ hành động, chắc chắn anh em lão
Song tửu và Kiều huynh không từ chối. Bản chức saùn sàng để Song tửu tự do
giúp Lê đệ một tay.
Minh Quang nhìn ra ngoài trời. Chàng thấy mặt trời đã xuống đầu núi Hoành
Sơn thì đứng dậy cung tay nói:
- Trời cũng đang vào hoàng hôn. Tại hạ xin cáo từ quý nhân huynh. Hẹn ngày
nào đó rất gần ta sẽ gặp lại nhau.
Kiều A Túc hỏi:
- Lê đệ không đến dinh phó tướng Trương Phúc Hùng à?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Lúc nầy không cần thiết nữa. Tại hạ tự lo liệu được...
Anh em Song Tửu Nguyệt đao cũng đứng dậy bảo:
- Bọn ta sẽ cùng đi với Lê đệ cho có bạn...
Kiều A Túc lại nói:
- Rất tiếc ta không theo Lê đệ được. Xin hẹn sẽ gặp lại ngày sau...
Mạc Long Kham rút từ ống tre ra một thẻ tre màu nâu sẫm có viết chữ
Chưởng cơ l.ịnh.
Họ Mạc đưa cho Minh Quang:
- Lê đệ đi lại trong nầy nên cầm thẻ lịnh sẽ dễ dàng khi di chuyển?
Minh Quang cầm thẻ bỏ vào hành trang. Chàng bái tạ mọi người và bảo anh
em Song Tửu Nguyệt đao:
- Tại hạ đa tạ Song huynh. Vốn chưa biết đi lulung đâu... e sẽ vướng chân nhị
vị Xin b ái tạ?
Minh Quang bước ra cửa dinh lũy. Chàng không hề quay lại để nhìn những kẻ
phía sau đang nhìn theo với những ý nghĩ đa tạp trong đầu họ.