Bread of flour is good; but there is bread, sweet as honey, if we would eat it, in a good book.

John Ruskin

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2057 / 42
Cập nhật: 2015-11-21 22:31:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
iáng Sinh 1950 vừa qua, Tết Dương Lịch 1951 đã tới. Phố chính đóng cửa kín mít. Người ta sợ lính Pháp uống rượu say sưa mừng năm mới, ra khỏi trại phá cửa, phá nhà. Hú vía, chả xẩy ra chuyện gì. Thái Bình thiếu tòa án, dân chúng nhường nhịn nhau, khỏi đưa nhau sang Nam Định thuê luật sư và kiện nhau. Thái Bình không còn nhà lao nữa. Cách mạng tiêu thổ kháng chiến rồi. Bảo Hoàng lười xây cất hỏa lò nhốt người tội, thành thử chẳng ai làm điều tội để nằm hỏa lò. Những việc lặt vặt, cảnh sát lo giải quyết. Bây giờ, cảnh sát đồn trù sát cạnh Vọng Cung.
Riêng công an Bảo Hoàng là đáng kinh hãi. Nhiều nhân viên thuộc đảng Đại Việt, đảng Việt Nam Quốc dân. Họ làm việc ở giữa hiệu thuốc lào Vĩnh Thái và hiệu sách Học Hải, phố Lê Lợi. Đằng sau ty công an, một phòng tra tấn hãi hùng, ngày nào cũng xẩy ra. Công an bắt được Việt Minh, đàn ông hay đàn bà, họ đều tra khảo đủ mọi đòn thù ghê tởm. Những người bị công an dồn nỗi thống khổ quyết liệt trên thân thể yếu sức quá, chết vội vàng. Công an chôn vùi ở đâu, không ai biết. Đằng trước ty công an, một phòng cấp sổ gia đình, thẻ căn cước và giấy di chuyển các thành phố miền Bắc. Người ta không muốn nhắc hai tiếng công an. Vì, công an Bảo Hoàng tàn ác vô cùng.
Mặt trận bên kia sông Trà Lý mỗi ngày một nặng. Pháp tới tấp về! Quỳnh Côi, Phụ Dực, Duyên Hà, Thụy Anh bốn nơi hệ trọng nhất. Bên đây sông Trà Lý, vắng lặng. Những huyện Thư Trì, Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải, mới đầu, Pháp đóng. Sau dần, Pháp để cho pác ti dăng đóng. Tình hình tốt đẹp. Có thể nói, bốn phủ huyện, bên đây sông Trà Lý, quy hàng Pháp hết. Cách mạng lợi dụng Pháp quá chủ quan, lấy những nơi ở Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Kiến Xương làm chỗ dưỡng quân, nuôi quân, tuyển quân khi bị đánh nát nhầu ở bên kia sông Trà Lý. Thực ra, cách mạng thừa hiểu mình chưa đủ sức chống Pháp ở bên đây sông. Pháp từ sông Trà Lý quay mặt lại, từ sông Hồng phóng sang; cách mạng nằm trong ổ, chờ Pháp móc ra. Ấy là chưa kể tầu Pháp cho quân đổ bộ ở các bãi biển Bồng Tiên, Bồng Lai và Đồng Châu. Bốn huyện bên đây sông Trà Lý nguy kịch. Tháng 5, 1950, Pháp đã nhẩy dù xuống Lạc Đạo rồi biến nhanh sang bên ấy một trung đoàn. Trận tuyến chưa giải quyết nổi. Phụ Dực là bãi chiến trường đẫm máu. Cách mạng chết nhiều và Pháp chết nhiều. Có những hôm, trực thăng đáp ở sân vận động thị xã, chở lính Pháp bị thương nặng qua Nam Định, một giờ một lần. Bây giờ, Pháp lại tăng cường số quân bên kia sông.
Không đủ lính, Pháp cho pác ti dăng đóng nhiều nơi. Lính pác ti dăng quân đội Pháp tuyển dụng như lính khố đỏ trước 1945, cần thiết có sĩ quan Bảo Hoàng chỉ huy họ.
Lính khố đỏ, ngày xưa, lên lon tới trung sĩ, thượng sĩ, quân đội Pháp gửi họ về nước Pháp, đặc cách cho họ theo học các trường sĩ quan Saumure, Saint Cyr. Rồi, chở họ hồi hương. Phần đông, người miền Nam và Trung. Đầu 1951, Thái Bình đã có sĩ quan cấp úy pác ti dăng. Lính pác ti dăng chết đâu, mộ đó. Nhiều lính pác ti dăng Thái Bình rồi.
Đó là những tin buồn của Pháp và Bảo Hoàng. Tin vui của dân thị xã sau đây: Hãng xe Con Voi của ông Lê Văn Định sẽ khai lộ vào ngày mồng 6 tháng 1 năm 1951. Xe Con Voi chạy đường số 10, Thái Bình-Nam Định-Hà Nội, và ngược lại, Hà nội-Nam Định-Thái Bình. Mỗi ngày một chuyến. Xe hàng của ông Lê Văn Định đã là Con Voi, dân thị xã vẫn gọi là xe Con Voi. Có lẽ, Con Voi là niềm an ủi của dân thị xã. Con Voi chở con người đi vô sự, về bình yên. Con Voi không biết tra tấn con ngưòi đến chết. Với dân thị xã, Con Voi sẽ phục vụ rất nhiều. Hai điều hữu ích nhất: Con Voi mang nhật báo xuất bản ở Hà Nội về Thái Bình và chuyển thư của bưu điện lên Hà Nội nhanh lắm. Tin vui của dân thị xã nữa: Trung học công lập Nguyễn Công Trứ sẽ khai giảng 15-9, năm nay. Trường mới chỉ dạy hai lớp đệ thất và đệ lục. Rồi, ngày vun vút qua, xe Con Voi đã chạy và đem bốn gói báo về: Giang Sơn của Hoàng Cơ Bình, Tin Sáng của Ngô Vân, Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, Liên Hiệp của Văn Tuyên.
Khoa sung sướng đến hiệu sách Đông A mua cả bốn tờ nhật báo đem về nhà Luyến.
- Anh đọc báo chưa?
- Chưa, báo mới vể, hả?
- Vâng.
- Ba năm chưa đọc báo.
- Báo chậm mất một ngày. Xe Con Voi về chập tối hôm qua.
- Đọc đi.
Một tiếng đồng hồ, Luyến đã đọc xong bốn tờ báo. Báo nào tin tức cũng giống nhau. Trang 4, leo bài trang 1, và toàn các rạp xi nê ma giới thiệu phim đang chiếu ở Đại Nam, ở Long Biên, ở Eden, ở Majectic... Trang 3 và 4, một cái phơi ơ tông truyện kháng chiến hay truyện lịch sử, một bài thơ hài hước, hai ba bài sưu khảo văn học, tử vi và quảng cáo. Trang 1, tin tức quốc tế, tin thiên hạ chửi nhau, tin lạ bốn phương... Không có tin chiến sự. Báo đăng Thông cáo của Bộ tối cao chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp. Báo chí không có phóng sự chiến trường. Thời luận và phim hàng ngày nhạt nhẽo. Xã luận viết vu vơ. Báo chí không dám phê bình việc sai lầm của chính phủ Bảo Hoàng và Pháp. Thời chiến, báo chí bị kiểm duyệt khéo léo chăng? Dẫu sao, có báo để đọc là vui rồi.
Một tin loan cùng một lượt trên bốn tờ báo, khiến Luyến phải suy nghĩ: Động viên sinh viên, học sinh vào Trường Sĩ Quan Nam Định. học sinh rớt trung học phổ thông, rớt tú tài 1, rớt tú tài 2, nằm trong sắc lệnh động viên. Sinh viên rớt năm thứ hai, năm thứ ba... cũng nằm trong sắc lệnh động viên. Tú tài 2 thôi học, làm công chức hay tư chức, càng động viên thật gấp. Chỉ có học mãi, học không thi rớt mới, may mắn, thoát khỏi động viên, hôm nay. Rồi, sẽ bị động viên, nhưng ngày mai cơ. Ngày mai, có thể, cuộc chiến ở Việt Nam thôi súng đạn.
Người Pháp chiếm Nam Định, đặt trường sĩ quan ở đó, chắc đã tin tưởng rằng, Nam Định an ninh hoàn toàn, Nam Định đã quy thuận Pháp. Nam Định là một trong bốn thành phố lớn nhất miền Bắc. Có ngân hàng Đông Dương, có tòa án, có nhà tù đáng sợ, có nhà hát, có sân khấu diễn kịch, có nhiều rạp cinéma,và nhà triển lãn tranh ảnh, có bãi sông trên bến dưới tầu bè... Nam định, phần nào thoát cảnh tiêu thổ kháng chiến, còn dinh thự, nhà cửa khang trang. Nam Định 1950 giống Nam định 1945. Nó vẫn là thành phố thơ mộng của đồng bằng, như Hà nội, Hải Phòng và Hải Dương. Nay, lại thêm trường sĩ quan của người Bắc. Lần đầu tiên, trong lịch sử Nan Định, trong lịch sử Việt Nam. Cách mạng đã thấm nỗi đau lòng, đứng bên kia sông Hồng, nhìn với sang bên đây, thấy Nam Định thay đổi mầu sắc. Mổi thành phố tạm chiếm, mỗi khởi sắc vươn lên, là mỗi buồn phiền của cách mạng.
Người Pháp nhất định ở lại Việt Nam rồi. Họ đã nghĩ tới tương lai quân đội của bản xứ. Pháp muốn người sĩ quan phải có học, phải trí thức một chút. Họ ngậm ngùi cho những anh lính khố đỏ lên hàng sĩ quan. Người Pháp thật tốt, quân đội Pháp thật tốt trong ý nghĩ đào tạo sĩ quan Bảo Hoàng. Thời đại đã đổi thay, Pháp cũng thay đổi theo chiều thuận. Tạm thời, Pháp dùng sĩ quan Việt Nam do họ huấn luyện để chỉ huy lính pác ti dăng do họ tuyển mộ. Khi Thái Bình quy thuận Pháp như Nam Định, tất cả thành phố, tỉnh lỵ đồng bằng trung du, Pháp đã chinh phục xong xuôi. Cách mạng sẽ bơ vơ miền thượng du. Pháp sẽ có những Bảo Hoàng Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải dẹp tan cách mạng như dẹp tan cần vương Phan Đình Phùng, Trần Cao Vân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám... Pháp phải đè bẹp cách mạng Thái Bình.
Ông Hồ Chí Minh đã tiên tri: Pháp về Thái Bình là có thái bình. Thái bình ở chiến thắng của cách mang, ở chiến bại của Pháp. Ai sẽ chiến thắng, chiến bại? Hãy nhìn sang bên kia sông Trà Lý, quan sát trận tuyến Phụ Dực, Quỳnh Côi, Duyên Hà, Thụy Anh, và chờ đợi.
- Khoa ơi, em đọc tin động viên chưa?
- Thưa anh, rồi ạ!
- Thấy sao?
- Em sẽ cố gắng hết sức em, học để thi đỗ mãi mãi, kéo dài ngày động viên ra.
- Nếu em rớt tú tài 1?
- Số phận, em không chống lại được.
- Em trốn ra ngoài hậu phươ8g kháng chến hay ở lại chịu động viên đánh kháng chiến?
- Đến khi chuyện xẩy tới em, em sẽ quyết định.
- Hay lắm. Đồng tiền chưa ra khỏi túi, biết nhặt hay không nhặt. Bây giờ, em đã buồn rồi. Phải tập suy nghĩ, em ạ! Có thời đại nào khốn khó như thời đại này? Cái học bị chiến tranh ám ảnh cái động viên. Người ta phải cầm súng bắn giết anh em ruột thịt của mình. Khoa sẽ động viên bắn giết Vũ. Vũ sẽ kháng chiến bắn giết Khoa. Không thù hận, rất thương yêu nhau. Tại sao, tại sao?
- Thôi anh, mình còn thời gian lo liệu mà...
- Thiên hạ thì sao?
- Ngoài tầm tay của mình. Năm ngoái, em đã bất bình bộ đội tiểu tư sản bị gạt ra kháng chiến một cách phũ phàng. Năm nay, sống bên anh, học hỏi anh, em thấy thời đại nó xoay vần đúng như anh nói, bất bình chẳng ích lợi chi. Em, mơ hồ, cảm giác anh Vọng đã nói với em điều gì có liên quan tới tương lai. Tương lai, em không cần biết tương lai và chẳng một ai biết tương lai. Em bằng lòng hiện tại, dù hiện tại ngọt bùi hay chua chát. Anh ạ, em dần dần mất hết tuổi thanh niên. Chiến tranh tàn nhẫn thật! Em mới chỉ đứng ở thị xã ngắm chiến tranh, chứ chưa tham dự chiến tranh. Mà đã xót xa.
- Anh hài lòng cái chân cụt của anh! Không chính phủ nào bắt anh đi lính được. Cái tội của anh là ưa suy nghĩ. Suy nghĩ về thiên hạ hơn về mình. Em nói đúng lắm, những nỗi khổ ngoài tầm tay mình, khó với tới. Em ạ...
- Gì anh?
- Anh Tái ông thất mã lần thứ hai.
- Nghĩa là...
-... anh què nên khỏi bị động viên, khỏi biết Trường Sĩ Quan Nam Định.
- Anh Côn học trường Sĩ Quan Trần Quốc Tuấn.
- Trần Quốc Tuấn và Nam Định sẽ bắn nhau, nếu anh không mất một chân.
- Thời đại đẻ ra nhiều nghịch cảnh quá.
- Ừ. Mà mình vẫn theo thời đại. Để sống.
- Dù ở đâu?
- Phải, dù ở đâu.
Luyến xếp những tờ báo lại, lấy sách ra dạy Khoa. Câu chuyện sầu thảm của dân thị xã tạm ngừng.
Thằng Luyến Thằng Luyến - Duyên Anh Thằng Luyến