Cầu Chúa ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những thứ con không thể thay đổi, sự caN đảm để thay đổi những thứ con có thể, và sự khôn khoan để phân biệt những cái có thể thay đổi và không thể.

Dr. Reinhold Niebuhr

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Dịch giả: Đưc Mẫn
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1807 / 73
Cập nhật: 2015-09-24 02:51:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chát Xình! Chát Chát Bùm!
ôi hiểu được thấu đáo điều này: con người cần phải làm mọi việc cho đúng lúc, phù hợp với lứa tuổi của mình. Nếu không sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ. Người ta nói vậy mà đúng, ai đến năm bốn mươi tuổi mà còn chơi bời phá phách thì kẻ ấy sẽ không được yên ổn ở trên cõi đời này. Nếu anh ta nhất định muốn chơi bời thì hãy chơi bời vào cái tuổi hai mươi, không thì ba mươi đi. Chứ tôi đây – cầu trời phù hộ cho bạn khỏi thấy cảnh ấy – lại chơi bời vào cái lúc năm mươi tám tuổi đầu. Và nếu hôm nay tôi đang phải ngồi nhà thương điên thì ngoài bản thân mình ra, tôi còn biết buộc tội cho ai được nữa. Tôi đã bị trừng phạt đích đáng về tội chơi bời không đúng thời, đúng tuổi.
Cầu xin đấng Ala giữ gìn cho bầy con của Ngài khỏi lầm đường lạc lối! Tôi có thằng con trai học năm cuối của trường Đại học bách khoa và một đứa con gái, cháu nó lại xinh đẹp nên chúng tôi phải vất vả lắm mới buộc nó học hết trung học, nó đi lấy chồng rồi. Tôi đã có hai đứa cháu ngoại… Thôi, để tôi kể chuyện cho các bạn từ đầu – Tôi đã phát rồ và phải vào nhà thương điên như thế nào. Bạn thấy đấy, tôi có nói nhảm đâu, tôi đang nghị luận một cách bình thường đấy chứ. Tôi có thể đặt câu hỏi không kém gì Exat Mamút1. – Tôi nói còn chí lý và lô-gich hơn cả nhiều nghị sĩ nữa kia.
Nhưng dù sao tôi vẫn đang ở nhà thương điên. Nguyên nhân mọi chuyện chỉ tại Chát-xình-chát- chát-bùm.
Vâng! Kẻ tôi tớ trung thành của các bạn đây vốn là luật sư. Bạn còn nhớ xưa kia ta từng có một trường luật đấy chứ? Tôi tốt nghiệp chính cái trường ấy đấy. Mà còn được xếp vào loại ưu nữa kia, giờ thì gọi là ”giỏi” ấy mà! Quả tình tôi là một luật sư, song không ở trong số những kẻ đi cãi cho bọn ”chó sói” khét tiếng mổ thịt cả mẹ, cả chị, cả vợ, cả con cái và hàng chục mạng người thân thích khác. Những chuyện ly dị, cãi cọ trong gia đình và mọi thủ đoạn buôn bán rắc rối tôi cũng chẳng nhận cãi làm gì. Đã mấy năm nay rồi, tôi chỉ là luật sư ăn lương Nhà nước tại một sở nọ, nghĩa là làm cố vấn tư pháp.
Tất cả bạn đồng học của tôi đều đã trở thành những ông hoàng. Lần nào đến văn phòng của họ tôi không giấu nổi vẻ ngạc nhiên. Không, lạy giời, tôi không ghen tị với ai cả, nhưng mỗi khi trông thấy các cô đánh máy trẻ măng của họ, tôi không tài nào nhịn liếm môi được.
Như tôi đã nói đấy, tôi đã bỏ lỡ mất thời cơ, không làm đúng lúc công việc phải làm và bây giờ thì đứng nhìn người khác mà…
Cuối cùng, tôi không chịu được nữa. Tôi bèn gửi đăng báo: ”Văn phòng luật sư cần mướn một nữ thư ký trả lương hậu”. Nghe nói trên thế giới đàn bà nhiều hơn đàn ông, nhưng nhiều hơn bao nhiêu thì tôi chịu không hình dung nổi. Ai đến xin làm nữ thư ký cũng ngắm tôi như người đi tậu nhà vậy. Họ đưa ra hàng loạt câu hỏi, tựa hồ không phải tôi muốn mướn họ, mà họ định mướn tôi ấy. Và sau mỗi cuộc lục vấn như vậy họ bỏ đi, buông thõng một câu:
– Để tôi nghĩ xem và trả lời sau.
Tôi không nhớ kỹ là trong đời tôi đã có bao lần phải tốn nhiều nước bọt đến thế này không. Đồng thời cũng thấy khiếp sợ… Ngày thứ ba khi đăng báo, có một cô đến văn phòng tôi. Không phải một cô gái thường đâu mà là hồ ly tinh hiện hình thì đúng hơn! Bạn đừng nóng ruột, tôi sẽ tả kỹ cô nàng và bạn sẽ phải tin tôi thôi. Trên vai, cô đeo một cái túi xách như loại các sĩ quan vẫn mang khi diễn tập, chỉ khác cái là to gấp đôi. Chiếc váy cô ta mặc là thứ váy mà không thể hiểu nổi đâu là trên, đâu là dưới nữa. Và dưới chiếc váy giật gân ấy là hai bắp chân nõn nà tựa như hai quả ô liu khêu gợi:
”Hãy ăn tươi nuốt sống chúng tôi đi!”. Đôi chân để trần đi giầy cao gót, mớ tóc lộng lẫy chấm đến vai.
“Ôi, trời đất, nhân danh đấng Sáng thế, xin hãy cho tôi có đủ sức!” – Tôi thoáng nghĩ thầm. Và cô ta đung đưa cặp đùi tiến lại bàn, tôi thì suýt nữa ngã gục xuống để trở thành một vật hy sinh của tình ái.
– Ông cần thư ký? – Cô ta hỏi.
Tôi không còn đủ hơi sức để trả lời, tôi cũng không nói nổi được lấy một tiếng nào. Tôi chỉ nhớ là ngực tôi phập phồng như bễ lò rèn. Cô nàng ngồi trước mặt tôi.
– Em tên là Bixen ạ – cô ta bắt đầu – 21 tuổi, cao một thước 62, nặng 57kg. Nỗi ham thích nhất của em là khiêu vũ. Em rất mê nhảy. Mục đích của đời em là trở thành tài tử điện ảnh. Trong các loại hoa, em thích nhất hoa mộc lan, nước hoa thì loại “Ôrigan”. Moi tình cuối cùng của em là một thủy thủ Mỹ.
Vừa vừa kể cho tôi nghe đoạn tiểu sử ngắn ngủi ấy, cô ta vừa ra sức nhai kẹo cao su. Thấy tôi cứ lặng thinh, cô ta hỏi:
– Thế nào, có được không ạ?
Tôi lé mắt nhìn chiếc váy mặc hớ hênh quá! Lấy hết nghị lực, tôi cố sức thốt lên:
– Đư… ư… ợc lắ… ắ…m!
– Em xin ba trăm đồng một tháng ạ.
Từng ấy thì gần bằng tất cả số lương luật gia của tôi rồi còn gì, nhưng không sao. Đối với cô nàng thế này thì cũng không tiếc.
Thế là chúng ta đã làm quen với Chát- xình-chát-chát-bùm rồi đấy. Cô ta chính tên là Bixen, nhưng tôi gọi cô ta là Chát-xình-chát-chát-bùm.
Vì sao? Vì ngay hôm đầu, ngay từ giờ phút đầu tiên ấy, cô ta đã luôn miệng nhắc đi nhắc lại:
– Chát-xình-chát-chát-bùm… Chát-xình-chát-chát-bùm.
Đồng thời cứ giật người lên một cách lạ lùng, và khẽ nhún nhảy…
Công việc tôi đang làm đương nhiên là bị xếp xó rồi. Chúng tôi cùng ăn bữa trưa và bữa chiều với nhau. Đến thứ sáu cô ta hỏi:
– Chủ nhật này đi đâu ạ?
– Em thích đi đâu chúng ta đi đấy – Tôi đáp.
– Ta ra ngoại thành chơi nhé.
Thế là chúng tôi đi ra ngoại ô thành phố, đến các hòn đảo, các khu vườn. Mọi sự đều hay, nhưng các cuộc đi ấy chẳng mang lại cái gì béo bở cho tôi cả. Tôi sợ đụng phải cô ta. Giá như cô ta vô tình bỗng chạm phải tôi thì tôi giật thót người lên như bị điện giật vậy.
Ngoài ra, lần nào cô ta cũng kiếm một chàng trai trẻ nào đó và họ bắt đầu ưỡn ẹo:Chát-xình-chát-chát-bùm, Chát-xình-chát-chát-bùm. Họ nhảy đến hàng giờ đồng hồ! Làm như thể may sắm cho cô ta, cho ăn cho uống, dẫn đi chơi lại kèm theo việc bỏ vào tín cho cô ta ba trăm đồng, để cho cô ta vui chơi với kẻ khác… Có lần một thằng mất dạy nào đó trông thấy chúng tôi trong hiệu ăn đã nói:
– Đấy là con gái ông? Ối chà chà, tuyệt quá!
Tôi bèn cạo râu mỗi ngày hai lượt. Sơ-mi hồ bột, quần là thẳng nếp, mỗi ngày một bộ com-lê mới, bông hoa cài ngực áo… Vợ tôi thường hỏi:
– Mình làm sao thế?
– Làm thế nào được, thời buổi bây giờ phải thế, – Tôi đáp quanh co…
Tôi điên người vì cô nàng của tôi lại cứ nhún nhảy với bất cứ một kẻ đê tiện nào. – Cuối cùng, tôi nói thẳng cho cô ta biết là tôi ghen. Giá bạn được thấy cô ta biến sắc đi như thế nào! Nàng tiến lại gần ngồi vào lòng tôi, đỡ lấy cằm tôi và nói:
– Ông già ơi, ông chả biết cái quái gì cả. Giá như ông biết nhảy có phải hay bao nhiêu không!
Đó là cử chỉ âu yếm nhất mà tôi được cô ta ban cho trong đời. Một ý nghĩ vụt qua trong óc tôi; tôi sẽ học nhảy giấu cô ta, tôi sẽ cho cô ta một mẻ ngạc nhiên! Bấy giờ thì còn ai lôi được cô ta ra khỏi cánh tay tôi nữa. Nhưng tôi đã ngần này tuổi đầu mà còn đến trường học nhảy thì coi sao được? Tôi bèn kín đáo học lỏm cách giơ chân múa tay của những kẻ được cùng cô ta nhảy trong hiệu ăn hay tiệm nhảy sau khi cô ta bỏ mặc tôi. So với những điệu nhảy thời nay thì những điệu nhảy khi xưa của chúng tôi chẳng qua là như ngỗng bước…
Về đến nhà tôi vào ngay trong buồng khoá cửa lại và bắt đầu nhảy, chân dậm miệng nhịp: “Chát-xình-chát-chát-bùm!… Chát-xình-chát-chát-bùm!”
Bị kích thích đến quá độ, tôi dậm chân mỗi lúc một mạnh.
Những người ở tầng dưới lúc đầu tưởng tôi gõ báo cho họ khỏi làm ồn nên mọi người lập tức yên lặng ngay. Nhưng sau đó, tiếng dậm chân và tiếng động lạ tai cứ tăng lên mãi nên họ bên lên gác chỗ tôi xem sự thể ra sao. Nghe thấy ồn ào, vợ tôi, con trai, con gái, con rể, các cháu tôi chạy cả lên và nhòm qua lỗ khóa:
– Trời ơi, ông cụ phát điên rồi, – mọi người lo lắng nói.
Vợ tôi bên bảo:
– Ít lâu nay tao thấy cung cách ông ấy có cái gì đáng ngờ lắm. Tao đã để ý thấy cái gì khang khác…
Tôi vẫn tiếp tục công việc của mình: Chát-xình-chát-chát-bùm!… Chát-xình-chát-chát-bùm!… - Vợ con tôi ào lên khóc nức nở.
– Tao chẳng vào đâu, tao sợ lắm, – Vợ tôi nói.
– Con cũng chịu thôi! – Con gái tôi kêu lên.
– Phải báo cho sở cảnh sát, – Chàng rể tôi bỗng nghĩ ra.
Khi ba người cảnh sát xông vào buồng tôi, tôi vẫn mặc độc chiếc quần lót, tay ôm chiếc gối dậm chân trước gương, miệng thì hát: Chát-xình-chát-chát bùm!… Chát-xình-chát-chát-bùm!… Một người cảnh sát ôm ngang lấy lưng tôi, vật xuống trói lại, quẳng lên ôtô và chở vào nhà thương điên.
Thoạt đầu tôi định nói: ”Các người ơi, tôi có điên đâu, tôi học nhảy đấy mà!”. Nhưng sau tôi nghĩ nếu thế lại càng nguy. Người ta lại bảo: Xem đồ ngốc kia, gần sáu mươi tuổi đầu rồi mà còn phải nhục nhã vì một con bé con. Thôi hơn hết là tôi đừng có nói ra. Cứ mặc cho họ tưởng rằng tôi điên thật thì cùng lắm người ta còn thương hại tôi. Sau khi quyết định như vậy, tôi lại tiếp tục giả vờ điên. Ngay cả ở sở cảnh sát và trước mắt các bác sĩ tôi vẫn nhẩy cẫng lên mà hát: Chát-xình-chát-chát-bùm!… Chát-xình-chát-chát-bùm!… Các bác sĩ đương nhiên là nghĩ ngay ra được một cái tên Pháp lẫn la tinh nào đó để đặt cho căn bệnh của tôi.
Thế là đã một năm nay tôi nằm tại nhà thương để chữa bệnh thần kinh. Dần dà tôi ít ngâm nga câu Chát-xình-chát-chát-bùm!… Chát-xình-chát-chát-bùm…. hơn trước. Sắp tới đây tôi sẽ làm ra vẻ như trí khôn đã trở lại và họ sẽ cho tôi xuất viện. Quả tình trí khôn đã trở lại với tôi thật, nhưng quá ư là muộn…
Chát xình chát chát bùm… Chát xình chát chát bùm!
Ngọc Bằng dịch
Tập Truyện Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin - Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin