A book must be an ice-axe to break the seas frozen inside our soul.

Franz Kafka

 
 
 
 
 
Tác giả: Jeffery Deaver
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1824 / 100
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hầm chậm, chầm chậm…
Đừng huỷ hoại chúng, đừng làm vỡ chúng.
Từng con ốc bé xíu long dần ra khỏi chiếc vỏ nhựa màu đen của chiếc đài radio nhỏ và rơi xuống những ngón tay dài chắc khỏe của gã đàn ông trẻ tuổi. Có lúc, hắn gần như đã làm trờn rãnh của một con ốc và phải dừng lại, ngồi xuống ghế và nhìn ra ngoài ô cửa sổ nhỏ bé, nơi bầu trời u ám đang bao phủ Hạt Santa Clara, cho đến khi cơn căng thẳng qua đi. Bây giờ là 8 giờ sáng và hắn đã làm cái công việc nặng nhọc kỳ công này hơn hai tiếng đồng hồ rồi.
Cuối cùng thì, mười hai con ốc cố định vỏ ngoài của chiếc radio đã được tháo hết ra và đặt lên phần mép dính của tấm giấy nhớ màu vàng. Wyatt Gillette tháo khung của chiếc đài Samsung ra và nghiên cứu nó.
Sự tò mò của hắn, như mọi khi, lại tung vó lao về phía trước như một chú ngựa đua. Hắn tự hỏi tại sao những người thiết kế có thể chấp nhận một khoảng trống lớn như vậy giữa các tấm mạch, và tại sao vạch chỉ tần số lại sử dụng loại dây có kích cỡ đặc biệt này, rồi thì, tỉ lệ kim loại trong mối hàn là bao nhiêu.
Có thể đây là thiết kế tối ưu nhất, nhưng cũng có thể không.
Có thể những kỹ sư đã lười biếng hoặc bị mất tập trung.
Liệu có cách lắp ráp nào tối ưu hơn không?
Hắn tiếp tục tháo rời nó ra, mở những con ốc trên các tấm mạch.
Chầm chậm, chầm chậm…
Ở tuổi hai mươi chín, Wyatt Gillette có khuôn mặt hõm sâu của một gã đàn ông cao hơn mét tám và nặng bảy mươi ki lô gam, một mẫu người mà mọi người luôn dễ dàng tưởng tượng ra. Hắn nên được vỗ béo. Hắn có mái tóc tối màu gần như đen, và đã lâu chưa được cắt gội. Trên tay phải của hắn có hình chú chim mòng biển bay qua cây cọ được xăm một cách vụng về. Hắn mặc chiếc quần jean màu xanh da trời bạc phếch và chiếc áo sơ mi màu xám khoác hờ.
Hắn rùng mình trong tiết trời lành lạnh của mùa xuân. Cơn rùng mình khiến những ngón tay hắn run rẩy, rụt lại và trượt khỏi rãnh của một con ốc bé xíu. Hắn thở dài tức giận. Với tài năng bẩm sinh như một cái máy, Gillette không cần bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào khác, hắn đang sử dụng chiếc tuốc-nơ-vít tự chế từ ghim kẹp giấy. Hắn chẳng dùng dụng cụ nào khác ngoài nó và những móng tay của mình. Thậm chí một lưỡi dao cạo râu còn phát huy tác dụng tốt hơn, nhưng chẳng thể tìm thấy một thứ như thế ở đây, trong căn nhà tạm bợ này của Gillette, nhà tù Liên bang an ninh bậc trung dành cho nam ở San Jose, California.
Chầm chậm, chầm chậm…
Khi tấm bảng mạch được tháo ra, hắn đã xác định được vị trí của chiếc chén thánh mà hắn đang tìm – một cái bán dẫn nhỏ màu xám, hắn uốn những sợi dây bé xíu của nó cho đến khi chúng đứt rời. Rồi hắn gắn cái bán dẫn vào một tấm bảng mạch nhỏ mà hắn đã làm hàng tháng trời, cẩn thận xoắn các đầu dây vào với nhau.
Ngay khi hắn vừa làm xong thì có tiếng sập cửa ở gần đó, rồi tiếng bước chân vang lên trong hành lang. Gillette ngẩng lên nhìn, đầy cảnh giác.
Ai đó đang tới buồng giam của hắn. Ôi, Chúa ơi, không, hắn nghĩ.
Tiếng bước chân chỉ còn cách khoảng sáu mét. Hắn dúi tấm bảng mạch đang làm dở vào một ấn bản của tạp chí Wired và nhanh chóng nhét các bộ phận của chiếc radio trở vào vỏ. Hắn đặt nó dựa vào tường.
Hắn quay lại giường nằm và bắt đầu giở cuốn tạp chí khác ra, 2600, một tạp chí về hack, thầm cầu nguyện Chúa toàn năng điều mà ngay cả những tên tù vô thần cũng phải bắt đầu nài nỉ van xin ngay khi bước chân vào trại: Xin đừng để họ lôi con ra khỏi đây rồi lục soát. Và nếu có như vậy, xin đừng để họ tìm thấy chiếc bảng mạch.
Viên quản ngục nhìn qua chiếc lỗ trên cửa buồng và nói, “Vào vị trí, Gillette”.
Hắn đứng dậy và bước về cuối buồng, giơ hai tay lên đầu.
Viên cai ngục bước vào cái xà lim nhỏ tối tăm. Nhưng hóa ra, đó không phải là một cuộc kiểm tra.Viên cai ngục thậm chí còn chẳng thèm nhìn ngó quanh cái xà lim, chỉ lặng lẽ còng tay Gillette về phía trước và đẩy hắn đi ra cửa.
Ở đoạn giao hành lang giữa khu hành chính và khu trại chung, viên cai ngục đổi hướng và đưa Gillette xuống một hành lang mà hắn chưa từng biết tới. Tiếng nhạc và tiếng la hét từ khu tập thể thao xa dần và sau vài phút, hắn được dẫn xuống căn phòng nhỏ chỉ có một cái bàn với hai cái ghế dài, cả hai đều được gắn chặt xuống sàn. Có những cái vòng trên bàn để chốt còng tay phạm nhân, nhưng viên cai ngục không khóa Gillette vào đó.
“Ngồi xuống.”
Gillette làm theo.
Viên cai ngục bỏ đi cùng cánh cửa đóng sầm lại, để mặc Gillette ngồi một mình với nỗi tò mò và khao khát được quay trở về với tấm bảng mạch của mình. Hắn ngồi run run trong căn phòng không cửa sổ, dường như còn ảo hơn không gian trong một trò chơi máy tính lấy bối cảnh từ thời Trung cổ. Hắn cho rằng cái xà lim này chính là căn phòng, nơi thân thể bầm dập vì đánh đập, tra tấn của những kẻ dị giáo bị bỏ lại để chờ đợi lưỡi búa của tên đao phủ từ trên cao giáng xuống.
o O o
Thomas Federick Anderson là một người mang nhiều cái tên.
Tom hay Tommy là tên của ông lúc còn đi học.
Còn cả đống nickname khác nữa như Stealth hay Crypto khi ông còn là sinh viên ở Menlo Park, California, quản lý những bảng tin, hack cả Trash-80s, Commodores và Apples.
Ông từng được gọi là T.F. khi làm việc cho bộ phận bảo mật của AT & T, Sprint và Cellular One, chuyên truy tìm các tên hacker và những kẻ câu trộm đường điện thoại và tạo cuộc gọi giả (những chữ cái viết tắt các bạn đồng nghiệp đặt nghĩa là Tenacious Fucker – tên khốn cứng đầu, dựa trên sự kiện hắn đạt thành tích thành công 97% tổng số vụ giúp đỡ cảnh sát tóm cổ các nghi phạm).
Khi còn là một thanh tra trẻ tuổi ở San Jose, ông cũng từng có cả đống tên. Ông đã được biết đến với cái tên Courtney 334 hay Lonelygirl hoặc Brittany trong các phòng chat trên mạng, nơi ông đóng vai những cô bé mười bốn tuổi và gửi những tin nhắn vụng về cho bọn biến thái, những kẻ sẵn sàng gửi những e-mail gạ gẫm đầy cám dỗ tới các cô gái không có thật này rồi lái xe đến điểm hẹn tình yêu ở những khu mua sắm xa trung tâm, chỉ để vỡ lẽ rằng thực ra chúng đã hẹn hò với cả tá cớm trang bị đầy đủ súng ống cùng với lệnh của tòa án.
Giờ đây người ta thường gọi ông là Tiến sỹ Anderson, khi được giới thiệu ở các hội thảo tin học, hay chỉ ngắn gọn là Andy. Mặc dù trong các hồ sơ chính thức, ông là Trung úy Thomas F. Anderson, chỉ huy Đơn vị điều tra tội phạm máy tính Sở cảnh sát bang California.
Người đàn ông gầy, cao lêu nghêu, bốn mươi lăm tuổi, có mái tóc xoăn mỏng màu nâu, bước xuống hành lang ẩm thấp lạnh lẽo bên cạnh viên giám ngục mập lùn của nhà tù San Jose – hay San Ho, theo cách mà các phạm nhân và cảnh sát vẫn gọi. Viên cai ngục vạm vỡ Latino đi cùng với họ.
Họ tiếp tục đi dọc hành lang cho tới khi bước đến cánh cửa. Viên giám ngục gật đầu. Người cai ngục mở cửa và Anderson bước vào trong, đưa mắt nhìn tên phạm nhân.
Wyatt Gillette trông thật xanh xao, hắn có màu da rám nắng “kiểu hacker”, cách người ta vẫn giễu cợt một người tái nhợt xanh xao và khá là gầy. Mái tóc thì bẩn thỉu, dơ dáy và những móng tay của hắn cũng vậy. Rõ ràng là Gillette đã không tắm rửa và cạo râu cả tuần rồi.
Viên cảnh sát nhận thấy cái nhìn kỳ cục trong đôi mắt màu nâu tối của Gillette, hắn chớp chớp mắt như phát hiện ra điều gì đó. Hắn hỏi, “Ông là… Có phải ông là Andy Anderson không?”
“Đó là Thanh tra Anderson”, viên giám ngục nhắc nhở, với một giọng rít lên the thé.
“Ông điều hành bộ phận điều tra tội phạm máy tính của bang”, Gillette nói.
“Cậu biết tôi à?”
“Tôi có nghe ông giảng bài ở Comsec vài năm trước.”
Hội nghị Comsec về máy tính và an ninh mạng chỉ giới hạn cho cảnh sát và những chuyên gia an ninh đã được cấp giấy phép, nó không mở cho người ngoài. Anderson biết đó là trò vui tầm cỡ quốc gia dành cho những tay hacker trẻ tìm cách thâm nhập máy tính đăng ký và tự cấp cho mình thẻ tham dự. Trong lịch sử hội nghị, mới chỉ có hai hay ba tên làm được điều đó.
“Làm sao cậu vào được?”
Gillette nhún vai. “Tôi nhặt được một tấm thẻ ai đó đánh rơi.”
Anderson gật đầu ra vẻ đầy hoài nghi.
“Cậu nghĩ sao về bài diễn thuyết của tôi?”
“Tôi đồng ý với ông: Các con chip silicon sẽ lỗi thời sớm hơn nhiều người vẫn nghĩ. Máy tính sẽ hoạt động dựa trên điện tử phân tử. Và điều đó có nghĩa là người dùng sẽ phải bắt đầu cân nhắc một phương pháp hoàn toàn mới để bảo vệ mình trước những hackers.”
“Không một ai nghĩ như vậy trong hội nghị đó.”
“Họ đã làm ông phát cáu.” Gillette nhớ lại.
“Nhưng cậu thì không?”
“Không. Tôi đã ghi chép lại.”
Viên giám ngục đứng dựa vào bức tường trong khi tay cảnh sát ngồi chéo với Gillette và nói, “Cậu còn một năm trong bản án ba năm theo đạo luật liên bang về Lạm dụng và Gian lận máy tính. Cậu đã crack hệ thống máy móc của Western Software và lấy trộm mã nguồn của hầu hết các chương trình ở đó, đúng không?”.
Gillette gật đầu.
Mã nguồn là não bộ và trái tim của các phần mềm máy tính, được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Lấy trộm mã nguồn cho phép tên trộm dễ dàng có được ID và mã bảo mật để tái cấu trúc phần mềm và bán nó dưới tên của mình. Mã nguồn của Western Software cho các trò chơi, ứng dụng kinh doanh và các phần mềm là tài sản của họ. Nếu một tên hacker vô lương tâm lấy trộm được các mã này, hắn có thể khiến công ty trị giá cả tỉ đô này phá sản.
Gillette nhấn mạnh: “Tôi không hề làm gì với các mã đó cả. Tôi đã xóa sạch chúng đi sau khi tải về”.
“Vậy thì cậu crack hệ thống của họ để làm gì?”
Tên hacker nhún vai. “Tôi nhìn thấy người đứng đầu của công ty xuất hiện trên CNN hay kênh nào đó. Ông ta nói không ai có thể xâm nhập vào mạng lưới của họ được. Hệ thống an ninh của họ vô cùng hoàn hảo. Tôi chỉ muốn kiểm chứng điều đó thôi.”
“Có đúng thế không?”
“Phải, thực tế là vậy, hệ thống an ninh ấy rất hữu hiệu với những kẻ gà mờ. Vấn đề là ông không cần phải bảo vệ hay phòng thủ với những tên ngốc. Ông phải tự bảo vệ mình khỏi những kẻ như tôi kia.”
“Chà, khi đã xâm nhập vào rồi, tại sao anh không nói với công ty đó về những kẽ hở bảo mật ấy? Làm một hacker mũ trắng thì sao?”
Hacker mũ trắng là tên gọi dành cho những hacker chuyên xâm nhập vào các hệ thống máy tính để tìm ra những kẽ hở bảo mật cho nạn nhân của mình. Đôi khi để tận hưởng vinh quang, đôi lúc là vì tiền. Thậm chí đôi khi chỉ vì họ nghĩ rằng đó là điều đúng đắn cần phải làm.
Gillette nhún vai. “Đó là vấn đề của họ. Gã đó nói là nó không thể bị hack. Tôi chỉ muốn thử xem mình có làm được không thôi.”
“Tại sao?”
Lại nhún vai. “Tò mò thôi.”
“Vậy thì tại sao FBI lại truy lùng cậu gắt gao như thế?”, Anderson hỏi. Nếu như một hacker không phá hoại việc kinh doanh hoặc cố gắng bán những gì hắn lấy trộm thì hiếm khi FBI phải điều tra, chưa kể đến việc họ đệ trình vụ án tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Người giám ngục trả lời câu hỏi này, “Là do DoD” (Department of Defense – Bộ Quốc phòng)
“Bộ Quốc phòng?”, Anderson hỏi, nhìn vào hình xăm vụng về trên cánh tay Gillette. Đó có phải là hình một cái máy bay không nhỉ? Không phải, nó như kiểu một con chim hay gì đó.
“Chuyện đó không đúng”, Gillette lẩm nhẩm. “Hoàn toàn là chuyện vớ vẩn.”
Viên cảnh sát nhìn tay giám ngục khi anh ta giải thích, “Lầu Năm Góc cho rằng hắn đã viết một chương trình nào đó hay đại loại thế để bẻ khóa phần mềm mã hóa mới nhất của DoD”.
“Chương trình Standard 12 của họ?”, Anderson bật cười. “Cậu sẽ phải cần đến cả tá siêu máy tính hoạt động liên tục trong sáu tháng chỉ để crack một e-mail.”
Standard 12 mới được thay thế cho DES – Defense Encryption Standard (Tiêu chuẩn Mã hóa Quốc phòng), để trở thành phần mềm mã hóa tối tân của Chính phủ. Nó được sử dụng để mã hóa những dữ liệu và các thông điệp bí mật. Chương trình mã hóa quan trọng với an ninh quốc gia đến mức nó được xem như vũ khí theo Luật Xuất khẩu.
Anderson nói tiếp, “Nhưng thậm chí nếu cậu ta đã thực sự crack một cái gì đó được mã hóa bởi Standard 12, thì sao nào? Bất cứ ai cũng cố gắng crack những thứ đã được mã hóa”.
Việc này không hề bất hợp pháp miễn là tài liệu được mã hóa không phải tuyệt mật hay bị lấy cắp. Thực tế, rất nhiều nhà sản xuất phần mềm thách thức mọi người thử phá vỡ các tài liệu được mã hóa bởi các phần mềm của họ và đưa ra giải thưởng cho bất cứ ai có thể làm được điều đó.
“Không”, Gillette giải thích. “Bộ Quốc phòng nói rằng tôi xâm nhập vào máy tính của họ, tìm ra cách thức hoạt động của Standard 12 và viết phần mềm giải mã tài liệu đó. Nó có thể làm điều đó trong vài giây.”
“Không thể nào”, Anderson nói, cười lớn. “Không thể thực hiện được điều đó đâu.”
Gillette nói, “Đó cũng là những gì tôi nói với họ. Họ không tin tôi”.
Tuy nhiên, khi Anderson quan sát đôi mắt nhanh nhạy, trũng sâu dưới cặp lông mày tăm tối và đôi tay ngọ nguậy bồn chồn không yên trước mặt mình, ông tự hỏi liệu có khi nào tay hacker này đã thực sự viết ra một chương trình thần kỳ như thế. Bản thân Anderson không thể làm được điều đó, ông cũng chẳng biết bất cứ ai có thể làm được. Nhưng sau tất cả, ông đang ở đây lúc này, phải ngả mũ vì Gillette thực sự là một phù thủy, thuật ngữ mà các hackers sử dụng để ám chỉ những người đạt tới cảnh giới cao nhất trong Thế giới máy tính.
Có tiếng gõ cửa và viên cai ngục đưa hai người đàn ông bước vào. Người đầu tiên, tuổi ngoài bốn mươi, có một khuôn mặt gầy, mái tóc vàng sẫm cứng ngắc theo nếp nhờ gôm xịt được chải ngược ra sau. Và phần tóc mai dày rậm tuyệt đẹp. Ông ta mặc bộ comple màu xám rẻ tiền. Chiếc áo sơ mi trắng sờn cũ và quá khồ, lòi một nửa ra ngoài. Ông ta liếc nhìn Gillette một cách thờ ơ. “Chào anh”, ông ta nói với viên giám ngục bằng một giọng đều đều. “Tôi là Thám tử Frank Bishop, Sở cảnh sát bang, Đội điều tra trọng án.” Ông ta gật đầu chào xã giao với Anderson rồi im lặng.
Trẻ hơn một chút, nhưng vạm vỡ hơn, người đàn ông thứ hai bắt tay viên giám ngục và Anderson. “Thám tử Bob Shelton.” Khuôn mặt anh bị rỗ vì mụn nhọt hồi nhỏ.
Anderson không biết bất cứ điều gì về Shelton, nhưng ông đã từng nói chuyện với Bishop và có cảm xúc lẫn lộn về sự can thiệp của anh ta trong vụ án khiến Anderson có mặt ở đây. Bishop cũng là một bậc thầy trong lĩnh vực của mình, dù chuyên môn của anh ta là săn lùng những tên giết người và phạm tội hiếp dâm ở những khu vực khó nhằn lân cận như vùng đất cảng Oakland, Haight-Ashbury và San Francisco Tenderloin. Cảnh sát Đơn vị điều tra tội phạm máy tính không được cấp phép, hay trang bị, để thực hiện điều tra các vụ giết người mà không có sự hỗ trợ của người từ bộ phận Trọng án, nhưng sau vài cuộc thảo luận ngắn gọn qua điện thoại với Bishop, Anderson cũng không có ấn tượng gì lắm. Viên cảnh sát hình sự dường như không có khiếu hài hước và thường xuyên xao nhãng và, rắc rối hơn là, chẳng biết gì về máy tính cả.
Anderson cũng từng nghe nói rằng thậm chí bản thân Bishop cũng không hề muốn làm việc với Đơn vị điều tra tội phạm máy tính (CCU). Anh ta đã và đang vận động hành lang để được tham gia vào vụ MARINKILL – được FBI đặt tên theo địa điểm xảy ra vụ án: Vài ngày trước, ba tên cướp nhà băng đã giết hai người qua đường và một cảnh sát ở Ngân hàng America chi nhánh Sausalito trong Hạt Marin. Có người trông thấy họ chạy trốn về hướng đông, điều đó có nghĩa là rất có thể họ đã rẽ sang hướng nam về phía địa phận của Bishop, khu vực San Jose.
Thực tế, lúc này, điều đầu tiên Bishop làm là kiểm tra màn hình điện thoại của mình, chắc là để xem có nhận được thông báo hay tin tức gì về việc sắp xếp lại nhiệm vụ không.
Hất đầu về phía hai chiếc ghế dài quanh chiếc bàn kim loại, Anderson nói với hai thám tử, “Các quý ngài đây có muốn ngồi xuống không ạ?”.
Vẫn đứng yên ở đó, Bishop lắc đầu. Anh ta nhét áo vào quần rồi khoanh tay trước ngực. Shelton ngồi xuống cạnh Gillette. Rồi viên cảnh sát to lớn nhìn vào mặt tên phạm nhân một cách đầy ghê tởm và đứng dậy, ngồi sang phía bên kia của chiếc bàn. Anh ta lầm bầm nói với Gillette, “Thi thoảng cậu cũng cần phải tắm rửa đi chứ”.
Tên tù nhân đáp lại, “Thế thì ông nên hỏi ngài giám ngục tại sao tôi chỉ được tắm mỗi tuần một lần”.
“Bởi vì, Wyatt”, viên giám ngục nói một cách bình thản, “anh đã vi phạm quy định của trại. Đó là lý do anh phải ở khu biệt giam?”.
Anderson không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để cãi nhau. Ông nói với Gillette, “Chúng tôi có chút rắc rối và đang hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cậu”. Ông ta liếc nhìn Bishop và nói, “Anh có muốn tóm tắt cho anh ta nghe không?”.
Theo đúng quy định của Sở cảnh sát bang, Frank Bishop là người chịu tránh nhiệm chỉ đạo việc xử lý vụ án. Nhưng người cảnh sát mảnh khảnh lắc đầu. “Không, thưa ngài, ngài có thể tiếp tục.”
“Đêm hôm qua, một người phụ nữ đã bị bắt cóc từ một nhà hàng ở Cupertino. Cô ta đã bị sát hại và người ta tìm thấy cái xác ở Portola Valley. Cô ta đã bị đâm đến chết. Không có dấu hiệu bị xâm hại tình dục và chẳng có động cơ rõ ràng nào cả.”
“Chà, nạn nhân này, Lara Gibson, đang điều hành một trang Web đưa ra các lời khuyên để giúp phụ nữ tự bảo vệ mình. Cô ấy đã lên báo rất nhiều lần và xuất hiện trên Lary King. Uhm, sự việc xảy ra như sau: Cô ấy đang ở trong quầy bar thì một người đàn ông bước tới, có vẻ như hắn ta quen biết cô ấy. Hắn tự giới thiệu mình là Will Randolph, người phục vụ quầy bar nói. Đó là tên người anh họ của một cô gái mà nạn nhân hẹn gặp vào buổi tối hôm qua. Randolph không liên quan gì cả, anh ta đã tới New York được một tuần rồi, nhưng chúng tôi tìm thấy một bức ảnh kỹ thuật số chụp anh ta trên máy tính của nạn nhân và trông họ na ná nhau – nghi phạm và Randolph. Chúng tôi cho rằng đó là lý do tại sao nghi phạm chọn anh ta để giả mạo.
Vì thế, hắn biết tất cả mọi thông tin về nạn nhân: Bạn bè, những nơi cô ấy hay lui tới, cô ấy thường làm gì, sở hữu loại chứng khoán nào, bạn trai cô ấy là ai. Thậm chí hình như hắn đã vẫy chào ai đó trong quầy bar nhưng Đội điều tra trọng án đã thẩm vấn hầu hết những khách hàng ở đó tối hôm qua và không tìm thấy một ai biết chút gì về hắn. Do đó chúng tôi cho rằng lúc ấy hắn chỉ giả vờ thôi, anh biết đấy, để làm cho cô ấy thoải mái, ra vẻ là một khách quen.”
“Hắn sử dụng kỹ thuật social engineering với cô ấy”, Gillette nói. (Social engineering: Sử dụng sự ảnh hưởng và sức thuyết phục để đánh lừa người dùng, nhằm khai thác các thông tin có lợi cho cuộc tấn công hoặc thuyết phục nạn nhân thực hiện một hành động nào đó.)
“Là sao?”, Shelton hỏi.
Anderson hiểu thuật ngữ nhưng chưa kịp giải thích thì Gillette đã nói, “Nó có nghĩa là đóng giả một ai đó, giả vờ là một người không phải mình. Hacker lợi dụng điều này để xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu và các đường dây điện thoại, rồi tiếp cận để lấy mật khẩu. Anh càng đưa ra được nhiều thông tin về ai đó, thì họ lại càng tin tưởng anh và làm theo những gì anh muốn”.
“Giờ thì, cô bạn mà Lara hẹn gặp – Sandy Hardwick nói rằng cô ấy đã nhận được cuộc gọi từ một người nào đó tự nhận là bạn trai của Lara và hủy bỏ kế hoạch cho bữa tối. Cô ấy đã cố gắng liên lạc nhưng điện thoại của Lara lại nằm ngoài vùng phủ sóng.”
Gillette gật đầu, “Hắn đã phá sóng điện thoại của cô ấy”, và cau mày, “Không, có lẽ là cả hệ thống di động luôn”.
Anderson gật đầu. “Hãng Mobile America đã báo cáo về một vụ cắt nguồn điện kéo dài chính xác bốn mươi lăm phút ở cột phát sóng 850. Ai đó đã bấm mã tắt nguồn điện rồi bật lại.”
Gillette nheo mắt lại. Viên thám tử nhận ra hắn đang ngày càng thích thú với vụ án.
“Vậy”, tay hacker đăm chiêu, “hắn biến mình thành ai đó mà Lara tin tưởng rồi sát hại cô ta. Và hắn thực hiện điều đó bằng những thông tin lấy được từ máy tính của cô ấy”.
“Chính xác.”
“Cô ấy có sử dụng dịch vụ Internet của hãng nào không?”
“Horizon Online.”
Gillette cười lớn. “Chúa ơi, các ông có biết nó được bảo mật tốt thế nào không? Hắn đã xâm nhập vào một trong các router (Bộ định tuyến ) của họ và đọc e-mail của cô ấy.” Rồi hắn lắc đầu, dò xét khuôn mặt của Anderson. “Nhưng đó chỉ là trò trẻ con mà thôi. Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó. Mọi chuyện còn hơn thế nữa, phải không?”
“Đúng vậy”, Anderson tiếp lời. “Chúng tôi đã nói chuyện với bạn trai Lara và kiểm tra máy tính của cô ta. Một nửa số thông tin mà người phục vụ quầy bar nghe thấy gã sát nhân nói với cô ta không phải là từ các e-mail của cô ấy. Chúng nằm trong chiếc máy tính.”
“Có thể hắn đã sử dụng phương thức Dumpster diving (Lục lọi thông tin từ thùng rác) ở bên ngoài nhà cô ấy và có được thông tin bằng cách đó.”
Anderson giải thích với Bishop và Shelton, “Dumpster diving có nghĩa là lục lọi trong các thùng rác để lấy được những thông tin có ích cho việc hack, chẳng hạn như các giấy tờ, tài liệu, các bản in, hóa đơn bị vứt, nói chung là những thứ kiểu như vậy”. Nhưng ông cũng nói với Gillette, “Tôi nghi ngờ khả năng này – tất cả những điều hắn biết đều được lưu trữ trong máy tính của cô ấy”.
“Vậy nếu như đó là một vụ đột nhập kiểu hard access (không qua mạng máy tính) thì sao?” Gillette hỏi. Đó là khi một tay hacker đột nhập vào nhà hoặc văn phòng của ai đó và sử dụng máy tính của nạn nhân. Còn Soft access (xâm nhập mềm) là việc đột nhập vào một chiếc máy tính đang kết nối mạng từ một khoảng cách xa.
Nhưng Anderson đưa ra câu trả lời là, “Nó phải là soft access. Tôi đã nói chuyện với người bạn mà Lara hẹn gặp hôm đó, Sandy. Cô ấy nói lần duy nhất họ nói chuyện về việc sẽ tụ tập tối hôm đó là qua tin nhắn trực tiếp hồi chiều và Lara đã ở nhà cả ngày. Tên sát nhân phải ở một địa điểm khác”.
“Thú vị rồi đây”, Gillette thì thầm.
“Tôi cũng nghĩ như vậy”, Anderson nói. “Vấn đề mấu chốt là chúng tôi cho rằng có một loại virus mới nào đó được sử dụng để xâm nhập vào máy tính của Lara. Và, Đơn vị điều tra tội phạm máy tính CCU chúng tôi không thể tìm ra nó. Chúng tôi hy vọng cậu sẽ xem xét việc này.”
Gillette gật đầu, nheo mắt nhìn lên trần nhà bẩn thỉu. Anderson nhận thấy những ngón tay của gã đàn ông trẻ đang chuyển động với những cú nhấp nhẹ và nhanh. Lúc đầu, viên cảnh sát cho rằng Gillette bị tê tay hoặc co giật. Nhưng sau đó, ông nhận ra tên hacker đang làm gì. Hắn đang vô thức gõ lên một bàn phím vô hình – có vẻ đó là một thói quen của hệ thần kinh.
Tên hacker hạ thấp tầm mắt xuống nhìn Anderson. “Ông sử dụng cái gì để kiểm tra máy tính của cô ấy?”
“Norton Commander, Vi-Scan 5.0, phần mềm Forensic Detection Package của FBI, Restore8 và cả phần mềm Partition của Bộ Quốc phòng, cùng với File Allocation Analyzer 6.2. Chúng tôi thậm chí còn thử luôn bằng phần mềm Surface-Scour.”
Gillette nở một nụ cười hoài nghi. “Tất cả những thứ đó và các ông vẫn không tìm được bất cứ cái gìsao?”
“Không.”
“Làm sao tôi có thể tìm thấy một thứ mà các ông không thể chứ?”
“Tôi đã xem vài phần mềm cậu viết, chỉ có khoảng ba hay bốn người trên thế giới có thể viết những phần mềm như thế. Cậu có thể có phần mềm hay hơn của chúng tôi, hoặc cũng có thể là hack together (hack kết hợp nhiều chương trình lại với nhau).”
Gillette hỏi Anderson, “Vậy thì tôi có gì ở đây?”.
“Gì chứ?”, Bob Shelton hỏi, khuôn mặt lỗ chỗ cau lại và nhìn chằm chằm vào tay hacker.
“Nếu tôi giúp các ông thì tôi sẽ được cái gì?”
“Cậu không có lương tâm à”, Shelton ngắt lời. “Một cô gái bị sát hại. Cậu không cảm thấy chút xót thương nào sao?”
“Tôi rất tiếc về chuyện xảy ra với cô ấy”, Gillette đáp. “Nhưng thỏa thuận là nếu tôi giúp các ông, tôi muốn được trả công.”
Anderson hỏi, “Ví dụ?”.
“Tôi muốn có một chiếc máy tính.”
“Không máy tính”, viên giám ngục gằn giọng. “Không đời nào.” Anh ta nói với Anderson, “Đó là lý do mà chúng tôi nhốt anh ta vào khu cách ly. Chúng tôi bắt được anh ta đang ngồi trước một cái máy tính trong thư viện – anh ta đang lên mạng. Thẩm phán đã thông qua mệnh lệnh rằng một phần trong án phạt dành cho anh ta là không được sử dụng máy tính và Internet”.
“Tôi sẽ không lên mạng”, Gillette nói. “Tôi vẫn sẽ ở lại khu E, nơi tôi đang ở. Tôi không có kết nối với đường dây điện thoại.”
Viên giám ngục giễu cợt, “Tốt hơn là mày ở lại khu hành chính”.
“Khu biệt giam chứ”, Gillette chỉnh lại.
“Chỉ vì một cái máy tính thôi à?”
“Đúng.”
Anderson hỏi, “Nếu anh ta phải ở khu biệt giam, như vậy sẽ chẳng có chút cơ hội nào để lên mạng đúng không, như thế không sao chứ?”.
“Tôi cho là vậy”, viên giám ngục nói, không chắc chắn lắm.
Viên cảnh sát quay sang nói với Gillette, “Thỏa thuận thế nhé. Chúng tôi sẽ đưa cho cậu một chiếc laptop”.
“Ông đang mặc cả với hắn đấy à?”, Shelton nghi hoặc hỏi Anderson. Anh ta quay sang Bishop tìm kiếm sự ủng hộ nhưng viên cảnh sát mảnh khảnh này đang mải vuốt chỗ tóc mai lỗi mốt của mình và ngó chiếc điện thoại một lần nữa, chờ đợi lệnh hủy nhiệm vụ này.
Anderson không đáp lại Shelton. Ông nói tiếp với Gillette, “Nhưng cậu chỉ có được chiếc máy tínhsau khi phân tích xong chiếc máy của Lara Gibson và cho chúng tôi một bản báo cáo hoàn chỉnh”.
“Chắc chắn là thế rồi”, tên phạm nhân nói, đôi mắt bừng lên vẻ hứng khởi.
“Máy tính của cô ta là một chiếc IBM, mẫu bán đại trà. Một tiếng nữa chúng tôi sẽ mang nó tới đây. Chúng tôi có tất cả đĩa cùng các phần mềm cô ấy sử dụng, và… ”
“Không, không, không”, Gillette quả quyết. “Tôi không thể làm việc ở đây được.”
“Tại sao?”
“Tôi sẽ cần truy cập vào một máy chủ – có thể là một siêu máy tính. Tôi sẽ cần các chỉ dẫn kỹ thuật và phần mềm.”
Anderson nhìn Bishop, có vẻ như chẳng có lời nào lọt vào tai anh ta.
“Không đời nào”, Shelton nói, viên cảnh sát này nhiều lời hơn hẳn đồng sự dù rõ ràng là anh ta chỉ có vốn từ hạn hẹp.
Anderson đang đấu tranh trong lòng thì viên giám ngục cất lời, “Tôi có thể gặp riêng các ngài ở sảnh một chút không?”.
Sát Nhân Mạng Sát Nhân Mạng - Jeffery Deaver Sát Nhân Mạng