A friend is someone who knows all about you and still loves you.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1701 / 49
Cập nhật: 2016-01-26 07:37:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
iếng rên kéo dài kèm theo tiếng ò ò lẫn trong tiếng thở hắt nặng nề của một con bò khiến hắn tỉnh dậy. Về giấc ngủ, hắn không giống ai. Thói quen khác thường của hắn có thể hình thành từ nghiệp chướng, nhuần nhuyễn và thích ứng với việc chăm sóc đàn bò bất kể ngày đêm, cũng có thể sinh ra từ tố chất đặc biệt của con người hắn. Khi cần ngủ, hắn ngủ được ngay và hết sức sâu, nhưng cũng rất thính ngủ. Chỉ một tiếng động nhẹ khác thường, đặc biệt là những động tĩnh từ đàn bò, dù tiếng rên nhẹ, tiếng thở khò khè, tiếng gõ móng dấm dứt... vân vân, hắn đều tỉnh rất nhanh. Một giấc ngủ gọi là đủ của hắn thường không nhất thiết phải kéo dài, và yêu cầu về ngủ của hắn cũng không phân biệt ngày hay đêm, không cần thiết phải nằm. Với chiếc ghế bố xếp vừa làm ghế vừa làm giường, cứ gắn mình vào là hắn có thể chợp mắt luôn. Sau mỗi bữa cơm trong ngày, những phút ngắn ngủi, bất kể sáng chiều, khi việc chăm sóc bò bất ngờ rảnh rang, những lúc ngồi canh bò bệnh hay bò đẻ, hắn đều vừa ngồi ngủ ngon lành cho tới khi công việc cần hắn. Còn ban đêm, dù tất cả xung quanh chìm trong không khí ngơi nghỉ, giấc ngủ của hắn cũng chỉ vừa đủ cho sự thư giãn cơ thể, thường từ nửa giờ tới một giờ, mắt hắn lại tỉnh như sáo. Dẫu trong chuồng không có việc, hắn cũng tìm ra việc để làm, một mình lủi thủi làm hết việc này đến việc khác, tới sáng luôn. Hắn là người duy nhất trong nhà được làm việc theo chế độ tùy hứng. Nói về sức làm việc dẻo dai kỳ lạ của hắn, ai nấy đều tin rằng do trời phú để bù cho hắn cái thiệt thòi bởi tật khùng. Nếu không, như người bình thường làm việc cật lực, nghỉ ngơi thất thường ăn uống chăng chớ, ngủ không mền không màn, không sinh bệnh cũng chết non từ lâu. Tất nhiên, hắn chẳng quan tâm đến những lời bàn tán. Hắn cứ lẳng lặng sống theo đúng thói quen của mình.
Nghe tiếng rên, hắn biết ngay con Lang Đen. Nó vừa sanh. Tiếng rên do háo nước và đau ở cửa mình. Còn tiếng thở ì ạch là do tức sữa, nhớ con. Giá như con nó sống, được con bú nhẹ bầu sữa, nó sẽ sung sướng lắm. Hắn hình dung ánh mắt buồn tối của Lang Đen. Nó đẻ lần đầu, chưa từng trải như những con đẻ nhiều, bởi vậy, nó đau khổ quá khi mất con. Nó biết đâu rằng, nếu con nó sống thì quyền làm mẹ và hạnh phúc trong tình mẫu tử của nó cũng đâu được kéo dài. Người ta rất sớm tách con nó ra để dành sữa bán cho nhà máy sữa.
Hắn ngồi dậy, vào trong kho lấy cái xô kẽm vẫn hứng sữa, dùng khăn lau sạch rồi đi lại phía khoang chuồng Lang Đen. Hắn có dáng đi âm thầm, nhẹ như mèo. Đời sống luôn chịu sự miệt thị và dửng dưng của những người xung quanh đã ngấm dần vào dáng đi hắn: vừa thận trọng rình rập, vừa rón rén, lét lút, tránh không cho ai nhận ra mình ở gần. Nhìn những máng cám và bồn cỏ dọc hai dãy chuồng được xáo trộn, hắn biết Ba Bá đã cho bò ăn lúc đi thăm chuồng. Hắn không còn giận Bá về trận đòn tàn bạo. Sau giấc ngủ, người hắn lại bình thường, hết sạch mọi chỗ nhức. Hắn không lực lưỡng, vạm vỡ mà chằn chặn mình cá trắm, cơ bắp thăn gọn, rắn chắc dẻo dai như gỗ căm xe. Tố chất, thể lực của hắn không khác gì loài dã thú. Trừ lần duy nhất bị cha chém bằng lườn tay vào cổ lúc mới mười tuổi, phải nằm liệt hàng tháng, chưa có thêm lần nào vì ốm đau, bệnh tật hoặc vì những trận đòn khác của cha hắn và Ba Bá, hắn phải bỏ việc một buổi.
Hắn chui vào chuồng, thân mật vỗ vỗ hàm con Lang Đen. Con vật nghiêng đầu cọ nhẹ cánh tay hắn, khẽ ồ lên một tiếng nửa mừng nửa trách.
- Đừng giận tao nghe, mày. Hắn nói với Lang Đen. Mày mất con còn sanh con khác, chớ nhỏ kia không có tao chắc hết đời bên bãi rác luôn. Đừng rên nữa mày. Tao vắt cho mày một lúc là hết.
Hắn ngồi hẳn xuống, dịch ngang bầu vú mượt căng ních sữa của Lang Đen, thành thạo lùa hai bàn tay xoa bóp cho bầu vú nóng ửng. Được "gãi đúng chỗ ngứa", Lang Đen dậm dựt rướn cứng thân trong sự hàm ơn. Đầu nó ngoảnh lại, mũi thở phì phì, mắt mở lớn hướng về hắn đầy vẻ thân tình. Đọc được từng cung bậc xúc cảm từ hơi thở, ánh mắt của Lang Đen, hắn xoa bóp dồn dập hơn.
- Lúc nào sữa vọt ra, mày mới biết thế nào là sướng à.
Hắn vừa dùng gối nhích cái xô vào dưới bầu vú Lang Đen chuẩn bị hứng sữa thì nghe từ phía kho chứa cám tiếng kẹt cửa. Nhìn qua chân trước con Lang Đen về phía cửa kho, hắn nhận ra hình vóc nhỏ nhắn của Chín Liên, vợ Bảy Thiện. Mắt hắn hơi nhíu lại. Hắn biết Liên dậy làm gì trong kho vào giấc này. Hắn không bằng lòng.
Sau tích tắc phật ý ấy, hắn lại tiếp tục việc giúp cho con Lang Đen ra sữa. Có điều, mọi say mê trong hắn đã biến hết. Những dòng sữa tươi ấm trắng từ đầu vú Lang Đen tia vọt từng đợt theo tay bóp của hắn xuống xô. Hắn chấm một ngón tay vào dòng sữa rồi đưa lên lưỡi nếm theo thói quen. Giá vào lúc còn hào hứng, hắn đã khen: Sữa này tốt đấy. Kiểu này mỗi ngày mày phải cho tao hai mươi lít loại một.... Nhưng hắn lặng thinh. Đầu óc hắn dù không muốn cũng cứ gờn gợn về Chín Liên và những động tĩnh trong kho chứa cám. Đây không phải lần đầu tiên hắn biết Liên lấy trộm cám. Trong số bốn chị dâu, hắn có thiện cảm với Liên hơn cả. Tất nhiên, sự thiện cảm chôn sâu giấu kỹ trong lòng chứ bên ngoài hắn cũng dửng dưng xa cách như với mọi người khác. Và Liên cũng chẳng hề biết lòng dạ hắn. Dù chưa bao giờ tỏ ra thân thiết, Liên không bao giờ khinh rẻ, nhiếc móc, nói chọc những câu ác ý với hắn như các chị dâu khác. Liên là dân Thủ Đức.
Khi Bảy Thiện đi lính, đóng quân gần, làm quen và yêu thương, Liên đang dạy học. Hai gia đình đã ăn hỏi, chỉ chờ Thiện giải ngũ là cưới. Sau, Thiện ở biên giới mấy năm bị nhiễm sốt rét ác tính. Lúc được chữa khỏi, sinh ra bệnh tâm thần. Người vẫn khỏe mạnh, vẫn làm được mọi việc chân tay nặng, nhẹ (trừ những việc tỉ mỉ hoặc loại việc phải động não) nhưng tư duy thì thô sơ, bất cứ chuyện gì nếu ở người khác là vui hay buồn, phấn khởi hay tức giận, Thiện cũng đều toét miệng cười lành, hồn nhiên như con nít tuổi vô tư. Trước bệnh trạng Thiện như vậy, gia đình hai bên đều đồng tình không để Liên và Thiện cưới nhau. Suốt hai năm, Thiện nằm điều trị ở Quân y viện, Liên vẫn tình sâu nghĩa nặng, thường xuyên thăm nuôi, chăm sóc và vẫn quyết lấy Thiện. Gia đình Liên là dân tiệm may, rất xa lạ với mẫu người gân guốc, cực nhọc của trại bò nhà Hai Rỡ. Khi về làm dâu, Liên tỏ ra tận tụy, biết nhập cuộc: khéo léo, dịu dàng trong quan hệ với mọi người trong nhà cũng như bà con lối xóm. Nàng chuyển từ Thủ Đức về Gò Vấp dạy học. Sáng sáng phải đến trường dạy thì thôi, chứ đã về tới nhà, nàng không nan bất cứ việc gì. Đàn bò trong trại, Ba Bá vẫn thực hiện chế độ chăn nuôi của cha, bò gốc thì dồn chung... Nhưng trong gia đình, người nào có vốn mua riêng được một, hai còn hay hơn, đều có thể tách thời gian chăm sóc bò của mình. Phần thức ăn và thuốc thú y, ai tự túc được thì tùy, ai không có sức, Ba Bá bao, ghi sổ, sau thanh toán. Tất cả số sữa của các nhà sau khi vắt, đều tập trung về một mối. Người thường xuyên được Bá phân công đi giao sữa là Út. Chính vì hình thế cộng đồng như vậy, ngay những nhà có sức lao động, đầu óc khôn ngoan như Hai Vương, Năm Thiên, vẫn phải trông vào bàn tay lèo lái của Ba Bá. Nước lên, thuyền lên. Nước xuống, thuyền xuống. Nhờ đàn bò, nhà Bá sắm được gì, Vương, Thiên cũng sắm được thứ đó, như xe gắn máy, ti-vi màu, cát-sét, tủ lạnh đời nọ kia, nhưng để có tiền xây nhà lầu đúc, ngoài Bá ra không ai có thể trông vào đàn bò mà mơ tưởng. Còn Bảy Thiện đầu óc u mơ, hai đứa con còn nhỏ, vợ không phải gốc lao động chân tay, ngày mất một buổi đến trường, dù cật lực làm, thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Lấy nhau hơn chục năm, vợ chồng con cái vẫn ở ngôi nhà lá lụp xụp, thiếu thốn đủ thứ. Với hai đầu bò, thức ăn phải ghi nợ là chủ yếu, bao nhiêu lợi nhuận đều vào túi ngày một lớn của Ba Bá. Đói ăn vụng, túng làm càn, Chín Liên thường dậy vào lúc đêm hôm để lấy trộm thức ăn cho bò nhà mình.
Không phải lần nào Liên lấy cám, Út cũng biết. Nhưng mỗi lần biết, hắn đều đau nhói trong lòng. Hắn là đứa ít học. Nhà trường đối với hắn Là thánh đường. Những năm ít oi cắp sách đến trường ở tuổi ấu thơ được hắn ghi nhận như quãng đường thời gian trang trọng nhất đời. Mái trường xứ Gò Vấp ngày hắn đi học nghèo nàn, lụp xụp nhưng quá khứ càng lùi xa, càng được gạn đục khơi trong nơi ký ức trở thành chốn thiêng liêng; các thầy, cô giáo đối với hắn càng như những đấng thánh thần. Đời hắn, càng chìm xuống đáy cùng cặn bã, quan niệm trên càng sâu sắc, bất biến. Cô giáo Chín Liên hồi đầu cũng đã được hắn nhìn nhận như nữ thánh. Vị thánh ấy lại là chị dâu, lấy anh hắn bằng tình yêu và sự hy sinh cao cả, nuôi thêm trong hắn lòng tự hào. Bởi vậy, lần đầu phát hiện ra nàng lấy trộm cám, hắn sững sờ không muốn tin. Vị thánh xinh xắn, tinh khiết ấy không thể nào... Chỉ đầu hắn tăm tối, mắt hắn dơ bẩn mới nhìn ra như thế. Những lần sau, mỗi khi thấy, hắn đều làm ngơ. Hắn thông cảm với sự túng quẫn của vợ chồng Bảy, nhưng vẫn bứt rứt, hoang mang. Hắn không muốn cái thánh đường tâm hồn hoang vu của hắn vốn đã chẳng còn mấy bóng dáng thần linh, cuối cùng cũng như trại bò với mấy kiếp người mỏi mòn, xơ cứng. Mỗi lần chứng kiến Liên lẻn vào kho, hắn cồn cào hồi hộp như chính hắn đang ăn trộm. Hắn lầm rầm cầu trời cho vị thánh của hắn trót lọt và không thêm người thứ hai trong nhà biết.
Con Lang Đen đang lâng lâng niềm cảm khoái được xả nhẹ bầu sữa căng nóng, đột nhiên bị vắt một cách chểng mảng, lơ là, sinh ra khó chịu, rấm rứt giậm chân, làu bàu. Hắn biết nhưng vẫn không tích cực hơn. Hắn ngồi thu vào chỗ khuất đèn giữa con Lang Đen và con Trán Bớt để Chín Liên khi trở ra không phát hiện ra hắn. Những tiếng động từ kho giữa đêm hôm thanh vắng cứ như được khuếch đại, nghe dễ sợ. Hắn bồn chồn. Thời gian như ngừng trôi. Đèn điện cả khu chuồng bò như mỗi lúc một sáng hơn, trong khi những cây cột, những con bò như mỗi lúc một thu nhỏ, rồi lần lượt biến mất, chỉ còn mình hắn trơ ra khỏi nơi ẩn nấp và Chín Liên trơ ra bên những bao cám, giữa nền chuồng và kho không vách, không mái.
Những bước chạy rảo nhép nhép trên nền xi-măng giữa hai dãy chuồng của con Tút Tút, chỉ con Tút mới có tiếng chân lạ thế, làm hắn ngửi thấy sự sắp có mặt của Ba Bá. Tút Tút là con chó già trắng khoang nâu do Bá nuôi lười nhất trong bảy con chó ở trại bò, ngày cũng như đêm đều ngủ nhiều hơn thức, nhưng vào lúc tỉnh táo bất thường, nó rất biết nịnh chủ. Ba Bá đi đâu là nó lon ton sốt sắng chạy trước. Nghĩ đến Bá, Út nhủn hết xương sống, mồ hôi rịn khắp người. Hóa ra Bá vẫn thức đang ở đâu đó trong vườn hay ngoài sân. Phản xạ ứng cứu Chín Liên nảy rất nhanh trong đầu, hắn bò lẹ ra đầu khoang chuồng. Lối đi giữa chuồng vẫn vắng ngắt. Bóng dáng Ba Bá chưa có thêm dấu hiệu xuất hiện. Hắn gỡ nhanh nêm gỗ vẫn dùng để chêm thang chuồng ném vèo về phía kho. Cái nêm trúng vách kho dội lên tiếng động lớn rồi rơi cạch xuống nền xi-măng. Con Tút Tút đang chạy lập tức quay lại sủa oăng oẳng rộn khắp khu chuồng. Những con khác thức giấc vùng dậy gầm gừ định sủa theo, nhưng không thấy hơi người lạ, cả lũ cùng im luôn. Út yên tâm, bò thụt ra sau con Lang Đen, chờ đợi. Quả nhiên, sau tiếng động và tiếng chó sủa, Chín Liên vội vã lách ra khỏi kho, hai tay khệ nệ ôm theo bao sợi ni-lông trắng đến ba chục ký cám. Liên nhỏ con, chân yếu tay mềm với bao cám như vậy là quá nặng. Hắn khẽ lắc đầu lo ngại. Ngay lúc đó, phía sau hắn có tiếng dép lẹt xẹt không lẫn với ai của Ba Bá. Gã cứ như từ một chỗ nấp nào đó bước ra chứ không phải từ xa đi lại. Hắn rùng mình co rúm người.
Bá không nhìn thấy hắn. Gã khệnh khạng, lắc lư cái dáng gấu cố hữu, không vội vàng, không nóng nảy. Liên cũng nhận ra ai đang đi lại phía mình. Nàng nhợt nhạt buông ra bao cám, đứng chôn chân tại chỗ. Nước mắt nàng chảy ròng.
Bá đủng đỉnh lại gần, đưa tay nâng cằm nàng, cười lẳng, nói rất dịu:
- Lần sau nhớ tắt bớt đèn nghe em.
Chín Liên như bị thu hết vía, cứ giương đôi mắt tê dại, đầm đìa lên nhìn Ba Bá như van lơn, cầu khẩn.
Bá lại cười. Tay gã vuốt xuống vai Liên
- Biết tội này thì phạt thế nào chưa?
Út nín thở lo lắng. Hắn thấy khó hiểu về lời nói và cử chỉ của Bá. Sợ tai mình bị lãng, hắn bò hẳn qua khoang chuồng để nghe rõ hơn.
- Muốn phạt thế nào đây? Bá nhắc lại câu hỏi.
Chín Liên bỗng run rẩy:
- Xin anh tha cho em...
Bá khủng khỉnh với vẻ dễ dãi:
- Mang bao cám qua cho bò ăn đi.
Liên lần chần nhìn Bá, bán tín bán nghi.
- Anh nói em nghe rõ không?
Liên thắc thỏm, cúi xuống rờ bao cám, khẽ nói:
- Em xin trả lại kho.
Từ chỗ nấp, nhìn nét mặt bàng hoàng, hoảng loạn của chín Liên, Út băn khoăn khi thấy cơn sợ bất thần ở nàng dường như đang lớn hơn cả chuyện ăn cắp bị bắt quả tang.
- Anh nói trót lấy rồi cứ mang cho bò ăn mà.
Bá xuề xòa làm như muốn bỏ đi.
Liên miễn cưỡng túm miệng bao cám. Do sợ hãi nhấc không nổi, nàng đánh kéo lết. Bá khệnh khạng đi phía sau.
Chỉ khi thấy gương mặt phù tối, ánh mắt đờ đục của Bá, nhìn như nuốt Chín Liên từ phía sau, Út mới ngờ tới chuyện sẽ xảy ra và đoán được nỗi khiếp hãi của Liên từ đâu. Một tia chớp buốt lạnh chạy ngoằng khắp thân thể khiến người hắn tê dại.
Hắn ngồi như chết cứng. Hắn không thể bỏ chạy. Chỉ cần một nhúc nhích nhỏ cũng đủ để Bá phát hiện. Sự lộ mặt sẽ phải trả giá thế nào, hắn đã quá rõ. Hắn cũng không đủ can đảm nhảy ra can thiệp hoặc đánh động để cứu Liên, vị nữ thánh tội nghiệp. Trong trại bò, hắn đã quen lép vế đến mức thành sức ỳ khốn khổ, nên dù cho có nhận biết và xúc động đến đâu trước bao nhiêu sự việc ngang trái diễn ra quanh mình, hắn cũng bị tê liệt mọi khả năng đề kháng. Trong khi có thừa tự tin ứng xử và hòa đồng với loài vật: những con bò, con chó, con gà, con vịt... thì với con người, hắn lại ngu ngu ngơ ngơ như một sinh vật đồng loại. Cơn chấn động đớn hèn khiến hắn cảm thấy mình như đang chết. Hình ảnh hắn ghi nhận cuối cùng là lúc Chín Liên cúi người trút cám vào máng, còn Ba Bá lừ lừ từ phía sau...
Lúc sự sống hồi lại, thấy xung quanh ắng lặng, như con thú yên tâm không có mối nguy hiểm nào đe dạo, Út mới ê ẩm luồn khỏi chỗ nấp.
Con Lang Đen thấy hắn rời chuồng liền "bò ò" lên một tiếng, lắc đầu, nhắc hắn quên việc vắt sữa bị bỏ dở mà từ nãy nó đã nhẫn nại chịu đựng trong sự im lặng cảm thông với cái chết của chủ.
Đã chui được nửa người ra khỏi chuồng, ngoảnh lại nhìn xô sữa mới lưng lửng trong khi bầu sữa của Lang Đen vẫn tròn căng, hắn đắn đo... Rồi chặc lưỡi, nhấc cái xô theo:
- "Bò ò" đù má mày. Tức sữa thì ráng chịu. Tao đang khùng đây.
Hắn quăng vèo cái xô lẫn sữa ra giữa sân rồi cắm đầu cắm cổ bước đi. Lần đầu tiên trong đời hắn "khùng" như vậy. Hắn cứ cắm đầu đi.
Đi đâu?
Hắn đi như mộng du trong khuya khoắt. Con Tun Tun vô tâm và trung thành tung tảy vừa chạy vừa rẽ dọc rẽ ngang hít chỗ này chỗ nọ phía sau hắn. Hắn đi cho hả những bứt rứt, tức giận. Hắn cũng không hề nhận ra, cuối cùng vẫn chỉ đi quanh quẩn hết trong vườn lại qua sân và khu chuồng bò. Đến lúc thấy mấy con chó đang liếm chỗ sữa đổ lênh láng bên bờ giếng và mắt hắn đụng vào cái xô nằm gần đó, cái đầu căng tức, u tối cua hắn mới trầm lại, tỉnh dần.
Hắn cúi nhặt cái xô, ra vòi nước ở đầu chuồng, tỉ mỉ rửa sạch lớp váng sữa, sau đó, xách xô ra thềm chuồng ngồi lỳ, tay chống cằm nhìn đăm đăm về phía nhà Bảy Thiện. Ngôi nhà vẫn yên ả trong thanh vắng như không hề có chuyện gì xảy ra. Cây mít lớn phía trước nhà xòa thành vùng bóng đen chập chờn. Những cơn gió thổi nên sự chập chờn cũng thấm vào hắn niềm chua xót. Hắn cứ hóng mãi vào cơn gió, vào cái vùng chập chờn cho đến lúc cái đầu của hắn trống rỗng. Từ vùng Xóm Mới binh boong khua động chuỗi tiếng chuông nhà thờ, hắn mới nhận ra sắp sáng.
Phần Hồn Phần Hồn - Nguyễn Mạnh Tuấn Phần Hồn