Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7872 / 10
Cập nhật: 2015-11-21 22:38:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
âu ghê mới được nhìn thấy Doanh Doanh đấy! Doanh giật mình quay sang trái, cô thấy Vĩnh Tùng đang nhe chiếc răng khểnh cười hết cỡ với cô. Hừ! Xe của hắn quả là thứ "xịn" hắn rề kế bên mà mình chẳng hề biết.
Lạnh lùng, Doanh hất gương mặt rất ư dễ thương lên:
-Thấy Doanh để làm gì? Xe của Doanh tệ như vầy không đua nổi đâu mà rủ rê...
Anh chàng vẫn tươi roi rói:
-Còn giận Tùng lắm phải khổng? Doanh nè, bán cơn giận đi, mắc bao nhiêu Tùng củng mua hết.
Lẽo lự gớm! Doanh thản nhiên nhìn về phía trước.
-Mua làm gì?
-Mua đem về để vào bộ sưu tập. Doanh không biết chứ Tùng có thói quen sưu tầm tất cả những cơn giận dữ của người đẹp từ cổ chí kim để luôn luôn thấy rằng phái đẹp mà giận thì khủng khiếp lắm. Ấy vậy cho nen thường những cơn bão lớn mà người ta cho rằng là do sự nổi giận của thiên nhiên bao giờ cũng mang tên phụ nữ
Doanh cười tủm tỉm. Cô hỏi:
-Vậy ai là người giận dai nhất thế giới?
Vĩnh Tùng tằng hắng. Anh chàng láu cá tán tỉnh:
Đoanh Doanh chứ còn ai nữa, nếu như Doanh vẫn còn giận Tùng.
Doanh bật cười:
-Thua thôi! khống dám giận nữa. Tùnh nè!
-Có Thảo đây
-Chia tay nhe, Doanh phải về gấp không rề rà ngoài phố như vầy được.
-Sao lại thế! Không rà rề ngoài phố thì mời Doanh vào quán cà phê Chiều Tím gần đây.
-Cho Doanh khất đến hôm khác
-Chưa có hôm nào đẹp hơn hôm nay đâu?
im lặng. Doanh tìm kế tháo thân, cô sốt ruột nhấn ga chiếc Babetta màu đỏ nhỏ bé của mình, ba bốn vòng quay của nó mới bằng một vòng quay của chiếc CB 125 mà Thảo đang kè kè bên cô. Những cái nhìn đố kỵ của người đi đường lạnh nhạt quyét vào Tùng và Doanh làm cô khó chịu, cô biết ít ai thiện cảm với các cặp thanh niên con nhà giàu phóng mô tô như ăn cướp trên phố. Doanh lên tiếng thật ngọt:
Đoanh về Thảo nhé, gần đến nhà rồi
-Vậy cho Tùng ghé nhà chơi cho biết
Doanh lắc đầu, phụng phịu:
-Không được đâu, nhà Doanh ai cũng khó hết. Nhất là bà ngoại
-Khó cỡ nào cũng bằng các bà Công Tằng Tôn Nữ của nhà Tùng là cùng.
Bặm môi Doanh liếc nhanh sang trái rồi tung đòn quyết định:
-Nhưng trước khi về nhà Doanh chắc phải ghé ông chú. Bảo đảm Thảo rất kỵ chú của Doanh.
Mặt Vĩnh Tùng tươi lên:
-Tùng không kỵ đâu, các ông chú bao giờ cũng thông cảm với giới trẻ hơn cái bà cô.
Doanh cười rất lém:
-Vậy thì đi, gần tới chỗ chú của Doanh rồi đó nhe! Tùnh chủan bị tinh thần là vừa.
Dứt lời Doanh rồ ga, chiếc Babette vọt lên trước, Thảo thích thú chạy theo, anh hơi ngạc nhiên khi bổng dưng "con bé" vọt chiếc xe bé tý hết cỡ như muốn đua, đã vậy còn quay lại cười tình nữa chứ. Đôi môi hồng hồng nũng nịu trông dễ ghét làm sao. Thảo hồ hởi tăng tốc độ, chưa kịp song song cùng hành với Doanh thì anh đã thấy cô vọt hết ga lên lề thắng cái "két" trước ngay hai công an giao thông.
Tái mặt, Tùng cho xe phóng thẳng. Con bé này đúng là qủy sứ! Thì ra chú của cô ta là đó.
Lúc ấy Doanh Doanh đang diễn vai thỏ con thật xuốt sắc. Cô rơm rớm nước mắt kể lể việc mình bị tên "mất dạy" lạ hoắc lạ hươ theo tán tỉnh, cà kê rồi hăm he doa. nạt ra sao với hai.. Ông chú.. công an. Hai chú khen cô ứng phó rất thông minh, và sốt sắng đưa Doanh đi một đoạn để bảo đảm an toàn.
Bước những bước thật nhộn lên lầu, Doanh mãi ngẫm nghĩ chuyện vừa cho anh chàng quý tộc có họ với vua một vố đáng nhớ nên chẳng để ý tới người đang từ trên bước xuống. Vừa thoáng thấy thì Doanh đã va thật mạnh vào ngực hắn ta rồi, cô chới với bật người ra sau, hắn nhanh như gió vươn cánh tay chộp ngay vai cô ghị lại. Cả hai đã cùng hoàn hồn, tựa vào vách
-Ai da, anh lam gì vậy?
Doanh sừng sộ la lên khi nhận ra kẻ vừa ngồi phịch xuống mấy bậc thang trước mặt cô là Viễn. Xoa bóp bả vai mình, cô nhăn nhó:
- Đã về tới nhà, lên đến phòng mà con bị nạn. Ngày này là ngày gì sao Kỳ đà nhiều vậy kìa!
Cô vừa dứt lời đã thấy Ngọc Uyển xuất hiện. Cô ta vội vã bước xuống đến kế bên Viễn. Rối ra rối rít hỏi trổng:
-Có sao không? Ai đâm vào trước vậy? Trời ời! Nghe là mà hết hồn. Chú Viễn bị trúng vào đâu, sao ngồi mặt mày xanh mét thế kia?
Doanh tỉnh người lại, tự dưng cô đau nhói ở tim khi nghe tiếng "chú Viễn" thoát ra từ môi Uyển một cách ngọt ngào, Doanh Doanh xót xa nhìn chiếc lúm đồng tiền trên gò má hắn ta khi Viễn cười cười.
-Chưa đến nỗi chết nhưng trái tim chắc bị chấn thương vì ngực tôi hứng trọn quả phạt đền.
Uyển lo lắng:
-Chú Viễn có tức ngực lắm không, để Uyển đi lấy dầu. Doanh cười khang trong cổ "hừ"! Bàn tay phục dược bắt đầu.. phục vụ rồi đó!, cô bực bội:
-Chị Uyển khéo lo, ông ta giả vờ đó.
Ngoc Uyển nghiêm mặt lên giọng chị:
-Kìa Doanh, nói vậy mà nghe được sao?
Nhún vai Doanh bước vội trở lên nói vọng xuống:
-Vậy thì xin lỗi!
Cô nghe tiếng Uyển loáng thoáng khi cô đang đứng trước cửa phòng mình:
-Chú Viễn đừng phiền nha, tánh Doanh.. kỳ cục lắm. Cũng tội, tại thiếu tình cha mẹ nên hay gây sự với mọi người.
Băm môi Doanh xô cửa bước vào rồi lấy chân đá sầm cửa phòng lại. Để nguyên quần áo Doanh nằm lăn ra giường, nổi buồn không tên bỗng dưng chiếm lĩnh hồn cô nhanh như lửa bùng lên cháy rộng trên cánh đồng cỏ khô khang mênh mông lộng gió.
Cô nằm yên nhìn qua cửa sổ. Những cây trong vường đã điểm những giải lá vàng, trời không có gió nhưng lá nhãn cứ lác đác rụng theo nhau, tiếng lá rơi nhẹ trên đất khẻ khàng mà nghe chạnh lòng làm sao!
Doanh ngồi dậy trên giường ngủ, cô lắng nghe trong bụi cây một âm thanh vang lên ríu rít rồi ngừng bặt, lát sau lại ríu rít rồi tắt ngay. Rồi tiếng dương cầm thánh thót đột nhiên ngân lên ngọt ngào, nghe. nhàng nhưng lấn át mọi âm thanh khác. Doanh tưởng tượng ra những phím đàn đen và trắng lướt nhanh dưới các ngón tay thanh mảnh trắng nõn của Ngọc Uyển. Âm thanh như vờ vĩnh buồn bã, rồi thích thú cười cợt ầm ĩ, réo lên giông tố và bất thần lặng hẳn đi.
Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một sợi dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể cô bé lọ lem kia bị bà chị mắng mỏ đang than khóc. Ôi, sợi dây đàng cô đơn như cô. Doanh Doanh dựa hẳng vào vách lắng nghe theo các âm thanh cuối cùng ấy cho đến khi nó tắt hẳng ở thư viện, nơi để chiếc dương cầm ngày xưa từng là của mẹ cô.
Đan hai bàn tay vào nhau và vòng quan đầu gối, Doanh cau mày tự hỏi nho nhỏ:
-Không hiểu tại sao mình xử sự như vậy để bây giờ lại buồn nhỉ? Chính mình tạo cơ hội cho người khác nói chẳng hay về mình kia mà!
Nghĩ tới nụ cười của Viễn, tim Doanh lại nhói nhói. Đã hai tuần nay anh đến dạy kèm cho Ngọc Uyển, Doanh cố tình tránh, cô không ở nhà vào những giờ Viễn đến dạy, nhưng mỗi lúc trở về cô đều mong gặp anh ta dầu chỉ để nhận một nụ cười thay lời chào.
Tại sao vậy! mình đang chờ đợi một cái gì ở anh ta chăng! mà chờ gì mới được chớ!
Doanh nhớ lại và nhận ra hình như bao giờ ánh ma9't Viễn cũng ấm áp khi nhìn thấy cô, có điều làm cô ấm ức là Viễn phớt lờ không hỏi han gì cô về việc học hành. hay tại anh ta đã có một học trò quá tuyệt là Ngọc Uyển, nên cần chi một con bé như cô
Doanh thở dài, cô duỗi đôi bàn tay ra phía trước và thấy những ngón tay có những móng hồng hồng không một chiết nhẫn trang sức, Doanh bỗng nắm vội đôi bàn tay lại.
-người ta có để ý những chiếc vòng, chiếc nhẫn quý giá trên tay phụ nữ không?
Chớp mắt, Doanh liên tưởng đến bàn tay Uyển, tám ngón dài thon thả mang tám chiếc nhẫn chạm trổ cầu kỳ rất đẹp. Và lúc này đây, hai bàn tay dát vàng ấy đang nhấn những phím đàn cho.. người ta nghe. Xem chừng thầy trò, à không, chú cháu họ tâm đầu ý hợp vô cùng. Mà có liên quan gì đến Doanh Doanh đâu, sao lại bứt rứt, khó chịu?
Tiếng đàng lại vang lên nữa rồi!
"Lắng trầm tiếng chiều ngân...
Nhạc dặt dìu ái ân
Người nhớ! nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp thôi đành lỡ làng
Chiều êm êm đưa duyên về người
Đàn triền miên nắn phím sầu đời
Người hỡi! Đến bên tôi nghe lời âu yếm
Những chuyện thần tiên... "
Đưa tay hất chiếc gối ôm vào vách Doanh bước xuống giường, bụng cô cồn cào đói vì hễ vào bàn ăn nhìn mẹ con Ngọc Uyển tíu tít làm trò là cô ăn không vộ Cả tháng nay cô ăn ít hơn bình thương nên chiều nào cũng đói sớm.
Đến nhà bếp, dì Năm thoáng thấy đã trêu:
-Lẫy thì sẫy cùi con ạ! Giờ nay chưa chín cơm đâu mà lăn vào bếp.
-Con đâu có lẫy dì Năm
-Vậy sao vào bàn ăn như mèo ngửi thế?
Doanh chua chát:
-Ăn nhiều người ta lai bảo con mồ côi lúc nào cũng đói
Dì Năm nạt đùa:
-Lại nói mát nữa rồi! không lẽ con để bụng những lỡi như vậy à!
Ngồi xuống chiếc ghế Doanh buồn buồn:
-Con không để bụng nhưng tự dưng cứ phải nghĩ, phải nhớ tới rồi liên tưởng đến thân phận mình. Mất mẹ đúng là thiệt thòi, là một cái tội. Mất mẹ như con, giống như mất cả luôn cha.
Đoanh, con không sợ bà ngoại buồn hả? Ở đây ai cũng yêu thương con hết sao con nỡ nói vậy? Nhiều người còn đầy đủ mẹ cha nhưng chưa chắc sướng bằng một góc con.
Cúi xuống vuốt con kinô đang nằm ngủ dưới gầm ghế.
Doanh gượng gạo:
- Được voi còn đòi tiên là xấu phải không dì 5?
-Ừ! Đôi lúc mình phải biết an phận mới sống được con à! Vừa rồi lại có chuyện gì với con Uyển vậy Doanh Doanh?
- Đâu có gì đâu?
Đi nghe nó to nhỏ phụng phịu với me nó đấy, nhìn điệu bộ, thái độ hai mẹ con tao biết ngay nó nói ai rồi.
Vừa lúc ấy Ngọc Uyển bước xuống, liếc Doanh một cái, cô nhìn mau về phía dì 5, giọng lảnh lót như ra lệnh:
-Nãy giờ chờ muốn chết mà dì không đem nước lên gìum. Hơn mười lăm phút rồi đó!
Thản nhiên nhấc nồi canh còn nghi ngút khói xuống khỏi bếp dì năm đáp:
Đi đang bận!
-Chớ không phải tại dì không muốn, nếu muốn dì có thể nhờ Doanh giúp, rồi đem nước cho tôi.
Quay lại nhìn Uyển dì năm nhỏ nhẹ:
-Trong nhà này ngoài ông bà đốc ra chưa ai dám nói với dì những lời như Uyển vừa nói đâu.
Ngọc Uyển chưng hửng, cô dịu giọng:
-Ai nói gì đâu mà dì năm có vẻ phiền như vậy. Chuyện đem nước cho Uyển là chuyện thường ngày mẹ vẫn làm, dù bận thì bận.
Dứt lời cô quay ngoắt người đi trở lên. Doanh bước ra sau vườn, cô bâng khuâng nghĩ:
-Anh ta đã về rồi chắc nên Uyển mới xuống nhà..
Nắng đi đâu gần hết, chỉ còn những tia vàng đỏ xót lại nằm trên những tàn cây cao. Đẹp quá! Doanh mê mải đưa mắt nhìn. Từ lâu rỗi cô vẫn ao ước một cái máy chụp hình mới nhưng chưa bao giờ cô mở miệng xin. Ông bà ngoại không ưa ra mặt cái nghề mà ba cô đã và đang theo đuổi theo kiểu tài tử, cũng không ưa cách sống của ông, chính vì vậy nên sau khi mẹ cô chết, bằng mọi cách ông bà Phát đã giành quyền nuôi nấng dạy bảo Doanh. Ông Đặng, ba Doanh thỉnh thoảng ghé thăm cộ Ông đang sống ở Nha Trang, nghề kiến trúc và công việc thầu xây dựng trói gọn chân ông. Dầu vậy ông vẫn nhận ra những khiếu đặc biệt của con gái đã khuyến khích, hướng dẫn cô một hướng đi cho tương lai sau này. Ông đích thân dẫn cô tới nhà văn hoá để học vẽ, ở môn nghệ thuật này cô yêu thích đặc biệt, dù không nghĩ mình có tài để có thể thể hiện lại thế giới xung quanh, bằng đường nét, màu sắc. Ba cô bảo "học cho biết, và cho vui, đôi khi có lợi về sau, mà chuyện đó thì ở đời ai mà biết được!"
Năm Doanh đậu vào lớp mười, ba cô đã làm quà cho con gái cưng một máy ảnh khá đắt tiền, ông bỏ ra cả tuần ở Saigon để đi vẽ hướng dẫn kỹ thuật lẫn nghệ thuật chụp ảnh cho Doanh và cô lại tỏ ra rất có khiếu với nghề này. Cô chụp nhiều ảnh nghệ thuật về chân dung, phong cảnh, sinh hoạt với bố cục lạ, độc đáo, nhưng trong một đợt cắm trại ở trường. Doanh đã bị mất máy ảnh. Từ đó đến nay buồn tình cô vẽ vời cho khuây chớ chẳng dám mơ đến cái thứ 2.
Chiều nay nhìn trời với cõi lòng khác thường đầy xúc cảm. Doanh bỗng thèm vẽ, thèm chụp hình, thèm hát vài câu vu vơ hay đánh lên cài khúc nhạc sầu bằng cây ghi ta cũ kỹ bung thùng của cậu Luân.. để làm gì nhỉ?
CÔ không cho mình là lãng mạng nhưng lúc sau này Doanh thấy rõ mình hay mơ mộng vẩn vợ Tại sao? Tại sao? Cô không muốn bị bận tâm bởi ai, kể cả cái lúm đồng tiền dễ ghết ấy!
Con kinô lẩn quẩn bên Doanh nãy giờ bỗng nhảY chồm ra phía trước, Doanh ngẩng lên và nghe rõ nhịp tim mình hồi hộp khi thấy nụ cười rất quyết rủ của Viễn.
Cô bặm môi vờ nhìn lên cây: "Lạ thật! Về khồng về, ra đây làm chi vậy!"
-Hình như đôi mắt của Doanh lúc nao cũng tìm kiếm thì phải.
-Vậy, và chuyện đó không ảnh hưởng đến người khác, thưa câu
-Có ảnh hưởng chư"! Nếu vật Doanh đang tìm cũng có kẻ khác đang kiếm.
Môi Doanh cong lên, cô hơi ngạo nghễ:
Đoanh luôn tìm những vật vô cùng đặc biệt mà kẻ khác có kiếm ra, cầm lên, sờ phải rồi cũng chưa hcắc nhận biết mình đang có vậy quý trong tay.
-Ghê gớm vậy sao! Tôi cũng là người luôn đi tìm kiếm, nên tôi hiểu ý cô bé muốn nói gì rồi. Thếy.. những thứ Doanh tìm được đâu cả rồi? Nó sẻ nằm trong một bức tranh nào đó chắc?
Doanh chớp đôi mi cong:
-Cậu Viễn nghĩ rằng Doanh cho cậu xem những thứ mình tìm thấy được à?
Giọng Viễn tự tin:
-Chớ sao! Năn nỉ nữa là khác!
Doanh cười, tiếng dòn tan:
-còn quá sớm để có thể cho cậu Viễn xem. Vì ai mà tin người mình đã từ chối không nhận làm.. sư phu.
Viễn nghiêm nghị nhìn Doanh:
-Vậy đó! Bao giờ cũng thủ sẵn cái móc trong taỵ Hiền hơn một chút nữa thì.. thì...
-Thì sao nào?
Nhún vai Viễn nói trớ đi:
-Thì tôi đã có thêm học trò chứ sao.
Doanh Doanh độp ngay:
-Hai thầy trò như hiền giờ là... hạnh phúc nhất rồi, đừng thêm học trò nữa mà mất đoàn kết nội bộ, cậu ơi!
Mắt Viễn sáng lên tinh quái:
-Cứ vào học thử xem có mất đoàn kết không hay là tăng thêm tình "thân ái?"
Doanh Doanh lắc đầu:
- Đừng dụ con nít.. Doanh đã khẳng định rồi. Cậu Viễn không bào giờ là thầy của Doanh đâu.
-Vậy càng tốt! Tôi muốn mình là cái gì khác đối với Doanh kìa! Làm thầy chán chết! Sao, bây giờ tôi sẽ là gì của cô bé nếu không bao giờ là thầy?
Liếc vội gương mặt.. hém và mồm mép của Viễn, Doanh đáp gọn lỏn:
-Là người dưng!
Cô nóng cả mặt khi nghe Viễn cười:
-A! người dưng khác họ đem lòng... gì gì nữa đó trong ca dao tôi lỡ quên rồi. Nhắc giùm coi Doanh.
Cô vùng chạy ngược vào nhà tức tối:
-Không bao giờ nói chuyện với cậu nữa đâu, người gì vô duyên.
Giọng Viễn nửa đùa nửa thật đuổi theo:
- Đụng người ta vỡ cả tim mà còn nỡ mắng là vô duyên. Tôi lỡ có chết thì kẻ đầu tiên tôi.. bắt hồn là Doanh đó. Nghe không!
Tới ngưỡng cửa rồi Doanh vẫn cố quay lại hét to:
-Chẳng ai sợ đâu! đừng nhát!
Rồi cô le lưỡi hù hoa. trước khi biết mất sau cửa bếp. Dì năm cầm chiếc đũa cả dứ dứ Doanh:
-Lớn rồi chớ còn nhỏ nhít gì đâu mà làm trò khỉ. Con không thấy Ngọc Uyển sao? Nó đàng hoàng điệu hạnh ra ve con nhà, ai như con, nói năng như bụi đời trước mặt đàn ông, con trai.
Doanh cãi lại:
-Làm bộ đóng kịch như bà Uyển ai làm không được hả dì 5, nhưng thực chất con người ra sao từ từ tự nhiên cũng lộ ra thôi. Có thật dì năm muốn con giống chị Uyển không?
-Thì con cũng giống Uyển ở cái trò đóng kịch chớ đâu nữa.
Nhìn dì năm đang sơ nồi cơm khói bay mơ mờ. Doanh vừa sốt ruột vì đói vừa sôi ruột vì ấm ức. Nuốt nước bọt cô hỏi tới:
Đì năm nói vậy nghĩa là sao.. hả dì Năm?
Đì nói là con trai đa số thích con gái dịu dàng ngọt ngào, hiền thục nết na chứ chẳng đứa nào có thể xúc động để yêu một con bé nặc nô dữ như chằn.
Nghiêm mặt dì Năm nhìn Doanh:
-Trong khi con Uyển cố tình thu hết những cái móng.. cọp của nó đi thì con lại cố tình nhe.. nanh ra. Tại sao vậy Doanh? và để làm gì cơ chứ? Dì trông con chẳng hay ho chút nào?
Doanh Doanh nhướn đôi lông mày mọc tự nhiên chưa bao giờ được nhổ tỉa lên và né tránh:
-Khi không dì năm đề cập đến chuyện bọn con trai thích ai, ghét ai, nó có liên quan gì đến con, rồi dì nói con cố tình nhe nanh nữa. Con chẳng hiểu gì cả. Là sao hả dì 5?
Có vẻ phật ý trước sự né tránh của Doanh dì năm gắt:
- Đừng giả vờ nữa. Do DO, tao thừa biết mầy và con uyển đang hậm hự nhau vì chuyện gì. Có điều mổi đứa tới mục tiêu mỗi cách khác nhau. Mà như con coi chừng thất bại đó!
Doanh Doanh phải mím miệng lại để khỏi cãi. Trời đất, dì năm thật quá sức... Dì ấy đọc hết những ý nghĩ của cô rồi còn gì, những ý nghĩ của cô luôn cố lẩn không muốn... ng đến. Cô đỏ mặt chối phắt:
Đì 5, điều dì nói chắc đúng với chị Uyển còn con thì chẳng bao giờ. Con với ông ta như mặt trời với mặt trăng, nói chuyện được câu đầu, tới câu thứ hai là gây lộn rồi.
Dì năm ậm ự:
-Ông ta nào hả Doanh?
Ức lòng vô cùng nhưng d cũng làm tỉnh:
-Con biết dì nói cậu Viễn chớ gì? Con ghét cậu ấy lắm! Ghét lắm kìa. cậu ấy kho6ng bằng một góc cậu Xuân Sương vừa lịch thiệp, ga lăng lại nói năng nhỏ nhẹ dễ thương.
Dì Năm xua tay:
-Mấy người đó con có ưa hay ghét cũng là bạn cậu Luân, con phải gọi cho đúng vai vế.
Ngẩn mấy phút, Doanh ấp úng:
-Con vẫn gọi đúng như vậy.
Rồi cô phải đối ngay:
-Nhưng đó chỉ là phép xã giao thôi. Họ có phải là cậu thật đâu!
Chép miệng, dì năm nói bâng quơ:
-Vậy mới rộn chuyện, đứa thì gọi cậu, đứa kêu chú. Ôi chao! Bọn bây đừng lấy vải thưa che mắt thánh, tao từng chứng kiến ba mẹ bây ngày xưa yêu ra sao mà!
Nóng bừng cả người Doanh đứng ngây ra rồi dỗi:
Đì nói chuyện gì kỳ ghê, con chẳng nghe nữa đâu
Vừa chạy được hai bước dì năm đã gọi to:
Đoanh! Ở lại dì biểu coi!
Cô hậm hực ngồi xuống ghế, dì năm gỡ miếng cơm cháy còn nóng hổi ra đưa cho Doanh.
-Ăn đở đi!
Cắn miếng cơm cháy Doanh chu môi thổi rồi vắt lại, mùi cơm thơm bay lên làm cô thấy đói, nhìn co ăn ngon lành như con nít dì Năm lắc đầu:
-Con giống mẹ con hồi con nhỏ lắm Doanh à! Hồi dì vào ở cho ông bà ngoại con, Diễm Quynh được 13 tuổi, dì thì 23, lớn hơn mẹ con mười tuổi, lúc ấy mẹ con dễ thương lắm đó!
Ngạc nhiên, Doanh hỏi:
-Con giống mẹ Ở điểm nào dì 5?
-Ở điểm giỏi chối bay, chối biến điều ai cũng nhìn thấy. Ở điểm giỏi làm tr'ai ngược điều mình nghĩ.
Doanh kêu lên:
-Con không có như vậy.
-Thật không? Dì nuôi con từ lúc còn nhỏ xíu đến nay mười chín năn rồi, tao khôn ghiểu mầy thì ai hiểu. Bây giờ có thể con không cần dì năm như hồi còn bé tý nữa, dì nói có thể con chỉ nghe chút chút, nhu8ng dì vẫn nói cái xấu của con.
Doanh nhăn nhó:
-Chặc! Con vẫn nghe lời gì năm như xưa mà! dì nói đi!
-Con phải dịu dàng, nữ tính hơn nữa. Trước đây trong nhà chỉ mình con là bé nhất muốn làm gì cũng được châm chước, bây giờ có mẹ con Ngọc Uyển, con bé khéo ăn khéo nói biết lòng người này người nọ, và phải nói với đàn ông nó rất biết chuyện, mầy người bạn của cậu Luân ai cũng khen và thích Ngọc Uyển.
-Sao dì năm biết?
-Ở nhà hoài, chuyện gì tao không biết. Tao còn biết con Uyển thích ai nhất trong đám bạn của cậu Luân dầu nó mới vào đây được một tháng.
-Ai vậy?
Tim cô nhói lên khi lo lắng chờ câu trả lời của dì 5
-Ôi! Nói ra cũng chẳng quan hệ gì tới con, tật con hay chọc ghẹo, đây rồi không giữ mồm giữ miệng chọc tới tai người ta thì kỳ lắm.
-Nói đi dì 5, con không chọc đâu. Ai vậy? Ai vậy?
-Cứ lần tay tính rồi đếm ra thì biết chớ cần gì phải có người nói. Ủa, mà mục đích của dì đâu phải vụ này. Tao kể tội mày đến đâu rồi?
Sốt ruột Doanh nói:
-Con thì tội lỗi ngập người. Kể biết chừng nào mới hết. Dì 5, phải là là...
-Ờ! Dì phải rầy con thêm tật này nữa. Độ này hay đi rong lắm, con có quen tụi nào đi xe mô tô không? Thứ xe đua đó?
Tái mặt Doanh chối biến:
-Không, dứt khoát là không?
-Vậy sao mới hôm qua có hai, ba thằng đầu hớt như cạo trọc, đeo kiếng mát đen xì vờn qua, vờn lại trước nhà, dì ra đổ rác nó hỏi đúng tên con.
-Rồi dì nói sao?
Đì nói ở đây không có ai tên đó cả?
-Ai vậy?
Doanh nghĩ thầm - không phải là Vĩnh Tùng rồi. Chắc nhóm bạn con Bích Ty, từ hôm sinh nhật nó đến nay Doanh không gặp lại nên bọn nó tìm chớ gì...
Giọng gì năm vẫn đều đều:
-Ông ngoại mà biết con quen bọn đua xe thì mầy chết.
-Con khong có mà!
-Thật không?
Doanh gật đầu thểu não. Bụng phập phồng không hiểu sao dì năm lại hỏi với giọng nghi ngờ kỳ vậy.
-Hôm di sinh nhât, sinh nhiếc đứa nào rồi về quần rách bung, rướm mau hai đầu gói đó.
-Con bị xe tông mà!
-Vậy sao đêm ấy mầy mớ cứ la "Dừng lại, dừng lại, tôi không đua"... Đua cái gì hả Doanh?
-Con mớ như vậy sao?
-Chẳng lẽ dì bày đặt chuyện? Mà có hay không tự con biết, lớn rồi đừng dại dột làm khổ người lớn. Phái lo học hành, con Uyển chăm ghê lắm! Mai mốt nó đậu bắc si!, con thì rớt cái bịch, thật là ê mặt.
Bĩu môi Doanh nói:
-Chưa chắc! Con chấp chị Uyển đó!
Di năm khó chịu:
-L.ai tự cao, cậu Viễn khen con Uyển lắm đấy nhe!
-Thì học trò của ổng, ổng phái khen chứ! Di còn khen từ nãy giờ đấy, nói chi người ta.
Biết là Doanh hờn mát nhưng dì năm vẫn thản nhiên:
-Ai tốt thì phải khen, ai xấu thì nên chệ Người ta thương nên mới nói cái xấu cho mình nghe để biết mà sửa chữa. Chớ mấy điều dì năm nói không đúng sao Doanh?
Đì năm nói đúng, nhưng con chẳng biết mình phải làm sao để sửa với chữa.
-bây giờ phải lo học để thi cho đậu, không được rong ngoài đường với cái bọn đua xe đó nửa.
Nhìn gương mặt buồn buồn của Doanh, dì năm ngập ngừng xót xa:
-Không nên mơ những gì cao và không phải là của mình, phải dịu dàng và dễ thương hơn Doanh à! Chính Ngọc Uyển có những điểm con không có nên con đã để mất giấc mơ của mình rồi!
Doanh đứng dậy, cô nhìn ra vườn rồi bướng bỉnh đáp:
-Con hiểu những gì dì năm muốn nói. Nhưng không phải vậy đâu. Con biết mà!
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng