The worth of a book is to be measured by what you can carry away from it.

James Bryce

 
 
 
 
 
Tác giả: Thẩm Thệ Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 903 / 10
Cập nhật: 2015-12-16 02:21:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ũ vui vẻ đạp xe về hướng Hoa Thôn. Gió ngược chiều lướt dài trên mái tóc. Vài chiếc lá rơi la đà trước mặt, lạc loài như những cánh chim.
Đến một nẻo đường mòn, chiếc xe đạp vồng lên trên những mô đất. Những cây tràm, cây phượng, cây điều nối liền những rặng trúc thành hai hàng dài san sát hai bên lề. Bánh xe chuyển mình trên những cánh phượng, ghi lại dặm đường những vết máu lòng trinh.
Vũ đạp một thôi dài mà không biết mệt. Buồng ngực chàng căng lên. Lòng chàng rộn rã. Đời xin tươi trong ánh nắng lên đào.
Vượt khỏi rặng trúc, Vũ khoan khoái thấy những đọt lá cau uốn mình đong đưa quanh mái ngói. Chàng đã nhận ra đó là nhà Phượng. Nhớ đến người con gái ấy, Vũ lại thấy lòng mênh mang. Hơn một tuần rồi, vì bận lo cho Bão, Vũ không có thì giờ nghĩ đến Phượng. Cho đến sáng hôm nay, trong một lúc vơ vẩn nhìn ra cầu, Vũ chợt nhớ đến bạn vàcó ý định đến thăm nàng.
- Chị Phượng ơi! Anh Vũ đến đây nè.
Thằng Tí, em Phượng, đang chơi trước nhà, mừng rỡ, reo lên khi thấy Vũ vào. Vũ cũng
vừa đến sân, nhảy xuống xe, mỉm cười hỏi nó:
- Sao em biết tên anh?
Tí láu lỉnh đáp:
- Em biết, vìchị Phượng nhắc đến anh luôn.
- Chị Phượng em đâu?
- Chỉ ở ngoài vườn sau. Anh đứng đây, để em chạy gọi chỉ nhé?
Chàng nắm lấy tay Tí:
- Không, anh cùng đi với em cũng được.
Tí không đi vô nhà, bướclẹ ra phía hông rồi thẳng ra vườn, Vũ hỏi nhỏ:
- Chị Phượng em có hay buồn không?
- Lúc nào chỉ cũng buồn.
- Sao vậy?
- Em không biết. Má em cũng thường hay hỏi, nhưng chỉ không chịu đáp. Ba em nói vì chỉ đau tim, cólẽ chỉ buồn vìsợ chết!
Vũ nhớ lạibức thư của Phượng, trong đấy Phượng than thở và tiếc rẻ tuổi xanh của mình. Có lẽ đó là bằng cớ về mối buồn của Phượng. Nhưng không phải vì lẽ đó mà thôi, lòng Phượng vẫn còn cái gì thắc mắc, khiến cho nàng sống trên sự hồi hộp, đợi chờ. Vũđã hiểu sự thắc mắc ấy ở Phượng. Cho nên ngay sau khi ở nhà nàng về, Vũđã dè dặt hỏi lại lòng mình, xem nó có đáng với sự chờ đợi của nàng không. Vũ chưa tự trả lời được thì chuyện Bão xảy ra, lôi cuốn chàng và cả trí não chàng vào công việc hoạt động của Bão. Cái câu hỏi mà chàng chưa kịp trả lời ấy, đến bây giờ chàng mới nhận rõ. Chàng thấy mình nghiêng về lý trí hơn là tình cảm, tình bạn hơn là tình yêu.
- Chị Phượng!
Vũđang miên man nghĩ, tiếng gọi của Tí làm cho chàng giật mình. Phượng đứng dưới giàn
mướp, tà áo ẩn trong bóng lá phản chiếu với ánh nắng thành một màu thiên thanh. Mái tóc nàng lấm tấm những đài hoa mướp vàng.
Phượng chưa kịp cất lời chào, Vũ buột mồm reo lên:
- Đẹp quá!
Phượng dịu dàng nhìn Vũ:
- Anh bảo cái gì đẹp?
Vũ tươi cười:
- Cái gì hôm nay cũng đẹp, mà đẹp nhất là người thiếu nữ dưới giàn hoa.
Phượng bẽn lẽn cúi đầu, đôi má xanh xao của nàng ửng hồng chẳng hiểu vì ánh nắng hay vì thẹn. Vũ yên lặng nhìn nàng. Phượng vẫn đẹp, tuy khuôn mặt và vóc dáng có gầy đi nhiều. Chàng thân mật:
- Anh đến thăm Phượng đây. Phượng có trông anh lắm không?
Nàng đáp nhỏ:
- Anh còn phải hỏi!
Đôi mắt buồn và câu đáp dịu dàng của Phượng làm cho chàng cảm động. Chính câu nói ấy ngày xưa, một lần Phượng dùng nó để bộc lộ tấm lòng mình, mà đến ngày nay Vũ vẫn còn nhớ. Năm ấy, Phượng và Vũ học năm thứ ba, hai ngưòi ở trọ cách nhau nhưng vẫn thường qua lại thân mật. Một hôm nhân kỳ lễ, các bạn về cả, chỉ còn Vũở lại. Chàng băng khoăng ra bến xe hỏi thăm tin tức ở nhà. Đến bến xe, Vũ ngạc nhiên thấy Phượng cũng vừa đến. Gặp Vũ, nàng mừng rỡ:
- Anh Vũ chưa về sao?
- Cólẽ anh không về được.
- Em cũng ở lại vì ba em đau ở nhà thương Chợ Rẫy. Nếu anh không về, chiều em đến chơi với anh nhé?
- Ừ, em đến chơi, anh ở lại một mình buồn quá!
Nhưng chiều đó, xe của quan Phủ đến vàVũ phải theo cha về quê. Thấm thoát ngày lễ qua, Vũ trở lên Sài Gòn. Trong khi ngồi xe về nhà trọ, Vũ thấy Phượng đi bên đường, mắt đăm đăm nhìn xuống chân như đếm từng bước. Chàng gọi lớn: "Em Phượng!" Chẳng hiểu có nghe hay không mà Phượng vẫn cúi đầu lẵng lặng bước đi.
Chiều lại, Vũ lật đật đến tìm Phượng. Nàng đang lay hoay xếp sách trên bàn. Thấy Vũ, nàng không nói gì, tay mân mê mấy chồng sách, nhưng vẻ mặt nàng đượm một u hoài không thể tả. Vũ hỏi:
- Bữa ấy, Phượng có đến kiếm anh chăng?
Phượng im lặng một lúc, rồi ngẩng lên nhìn Vũ với đôi mắt rưng rưng:
- Anh còn phải hỏi!
Đó là một lời trách cứ êm đềm và thâm thúy. Vũ thấy lòng sung sướng trước những giọt nước mắt vì mình, giọt nước mắt thấy lòng mình cảm động hơn là rung động, thương nàng hơn là yêu nàng.
Hôm nay tình cờ Phượng lập lại câu đó làm cho Vũ lại lo sợ. Chàng muốn Phượng hiểu chàng hơn, nhưng không có cách gì để giải rõ lòng mình. Chàng chỉ nói:
- Anh bận lắm, Phượng ạ! Rồi anh sẽ thuật lại cho em nghe.
Vừa lúc đó có tiếng chân từ trong nhà bước ra. Vũ day lại và gặp bàTư:
- Chào bác ạ!
- Chào cậu.
Rồi bà thân mật:
- Lúc nẩy vừa nhắc cậu thì giờ cậu đến, may quá! Cậu ở lại chơi đến chiều hãy về. Ở miệt đồng quê nầy, không khí rất tốt và được cái yên tỉnh.
- Cám ơn bác. Cháu cũng định thỉnh thoảng córảnh lại về đây chơi.
Bà Tư vui vẻ nhìn quanh, cất tiếng gọi:
- Tí đâu rồi? Thằng Tí đứng cạnh Phượng sau giàn hoa, vội vàng chạy lại:
- Con đây, má.
- Vào đây má nhờ cái nầy, con!
Dứt lời bà dẫn Tí trở vào. Vũ nhìn theo, mỉm cười nói với Phượng:
- Cậu Tí trông kháu quá! Tí vừa mách với anh một câu chuyện về Phượng đấy.
Phượng đưa mắt cho Vũ, hỏi lẹ:
- Chuyện gì, hở anh?
- Tí bảo rằng Phượng hay buồn lắm.
Mắt Phượng chớp chớp như hai cánh bướm:
- Không, em có buồn đâu!
Nhưng Phượng không dám nhìn Vũ nữa. Nàng bước mấy bước ra phía cổng, vừa bảo
Vũ: -Ta đi lần ra mé sông chơi, anh Vũ. Và anh thuật câu chuyện mà anh hứa kể lại cho em nghe.
Vũ bước theo nàng:
- Phải, ta cùng ra mé sông chơi đi. Gió ngoài ấy hẳn mát hơn.
Vũ tiến đến bên nàng và cùng đi song song ra cổng. Cách một con đường mòn nhỏ thì đến sông. Mặt nước phẳng lặng như nằm ngủ dưới bóng cây, vài rặng lau nhấp nhô trương mình ra ánh nắng. Gió dìu dịu và trời đìu hiu.
Vũ tự nhiên có một cảm tưởng, chàng nói:
- Ở đồng quê, cảnh vật lúc nào cũng như trầm tĩnh. Ở những nơi như thế nầy, người ta dễ giữ được bản tính thiên lương hơn.
Tiếng " hơn" Vũ có ý muốn nói: "hơn những nơi đài các". vì chàng vừa chợt nghĩ đến lời Bão vừa nói hôm nào. Vũ lại nhận ra rằng từ ngày gặp Bão đến nay, chàng hay vơ vẩn vì những tư tưởng của Bão, dầu là đến những tư tưởng nhỏ nhặt.
Nhưng Phượng thì nàng nghĩ khác, cho rằng Vũ nhắc nhở đến mối buồn của nàng. Phượng ýnhị nói:
- Nhất là sau những cơn giống tố, cảnh vật chẳng những trầm tĩnh mà còn thêm uể oải. Chẳng hiểu những lúc ấy người ta có giữ được tính thiên lương hay không?
Vũ cười:
- Điều ấy thì em hẳn hiểu?
Phượng cũng cười:
- Mà nào em có hiểu đâu!
Hai người đứng dưới cội trâm. Tàn lá xum xê che khuất cả ánh nắng. Phượng vói tay nắm lấy một nhành cây. Đôi bồ câu đang ríu rít gù nhau trên cành, vụt vỗ cánh bay đi vì tiếng động.
Phượng nhắc Vũ:
- Nào, anh kể chuyện đi.
Vũ ngắm bạn một lúc, ngần ngại, rồi chàng thuật lại câu chuyện gặp Bão cho Phượng nghe. Chàng thuật lại với tất cả sự thắc mắc của những trạng thái biến đổi của tâm hồn. Trong lúc Phượng chăm chú lắng nghe, và cũng như Vũ, nàng cố hiểu. Nhưng sau khi nghe xong, nàng không tỏ vẻ gì quan tâm đến, thản nhiên nói:
- Bão hoạt động như vậy là phải. Những kẻ nghèo thì luôn luôn tìm cách để binh vực
quyền lợi của kẻ nghèo, có gì là lạ?
- Binh vực quyền lợi thì thiếu gì cách, sao lại dùng đến bạo động và nguy hiểm vậy?
Phượng cười:
- Bởi vì Bão là người hiếu động cũng như anh là người ưa tĩnh. Bão làm cách mạng cũng như anh làm thơ.
Câu ví của Phượng làm cho Vũ bật cười. Lý luận của nàng thật dễ dàng và ngây ngô, nhưng chính Vũ cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Có ai vì thị hiếu mà hy sinh tánh mạng mình bao giờ? Càng nghĩ, Vũ càng hoang mang. Chàng có cảm giác ở ngoài kia còn một chân trời mới lạ, mà chàng chưa khám phá ra, cũng chưa hình dung nó được.
Trong lúc Phượng và Vũ đứng lặng bên nhau, mỗi người đeo đuổi theo một ýtưởng, thì chợt có tiếng lá động xạc xào. Vũ nắm tay Phượng bảo khẽ:
- Có người đến.
Từ trong một ngõ rẽ um tùm cây lá, ba người đàn ông bước ra, vừa đi vừa nói chuyện.
Mặt người nào người nấy đều có vẻ gân guốc, chững chạc. Hình như họđang bàn câu chuyện gì quan trọng.
Nhận ra một người trong bọn họ, Vũ bỗng reo lên:
- Anh Bão!
Bão ngoảnh lại, đôi mày chàng hơi cau khi bắt gặp đôi mắt ngạc nhiên của thiếu nữ. Chàng đến bên Vũ, chào qua Phượng, rồi thẳng thắn đùa bạn:
- Lúc nầy mà anh còn đi tìm tứ thơ hay sao?
Vũ có cảm giác như sắc mặt mình đỏ lên. Chàng lúng túng đáp:
- Không, tôi đi thăm một người bạn gài đồng học cũ.
Và chàng day lại phía Phượng:
- Luôn tiện, xin giới thiệu anh Bão với em Phượng.
Bão chào Phượng một lần nữa, trong lúc Phượng nép bên Vũ, bẽn lẽn cúi đầu. Bão để ý thấy Phượng gầy yếu xanh xao, vẻ mặt kiều diễm đượm một sắc u buồn. Chàng tự nhiên thấy lời đùa của mình hơi ác ý, vội chữa:
- Tôi năng đến vùng nầy mà không biết cô Phượng ở đây. Vậy từ nay thỉnh thoảng tôi ghé cô chơi, được không cô Phượng nhỉ?
- Cám ơn anh. Như thế làhân hạnh cho em lắm.
Bão day qua Vũ:
- Chúng tôi có chút việc. Anh có rảnh để theo chúng tôi một đoạn đường chăng?
Vũ nói:
- Tôi theo ngay. Các anh đợi tôi một phút.
Dứt lời, Vũ vội vã chạy vào từ giã bà Tư rồi lấy xe đạp ra. Chàng thân mật nói với Phượng:
- Thôi, em Phượng vào nhà nghỉ nhé! Khi khác anh lại đến, và hẳn là sẽ có chuyện có ích cho em.
- Em vẫn mong như thế.
Bão dịu dàng chào Phượng rồi cùng ba người bước đi. Khi đã khuất dạng thiếu nữ, Bão nói với Vũ:
- Ngay hôm được anh vận động thả ra, tôi về đây lo tụ họp lại các đồng chí cũ. Một sốđã bị bắt, bao nhiêu còn lại vẫn cương quyết với chí hướng mình. Chúng tôi đang bímật mở những cuộc tuyên truyền lớn ở các vùng quê.
Vũ ngần ngại một lúc, đáp:
- Tôi không thể tán thành công việc của các anh làm, vì tôi chưa hiểu rõmục đích của các anh. Tôi vận động trả tự do lại cho anh, một là vì tôi là bạn anh, hai là để rõ sự thật những gìmà tôi chưa được rõ. Tôi muốn tỏ rằng: không phải vì cái hố sâu giai cấp mà chúng ta không có quyền thấu rõ chân lý.
Bão khẽ nhếch mép, để lộ một nụ cười rắn rỏi:
- Tôi đã hiểu anh nhiều, Vũạ! Một người bạn đãtừng sống bên cạnh anh những ngày còn ở trường, đãtừng theo dõi hành động anh từ ngày chia rẽ, người bạn ấy không thể hiểu lầm anh đâu. Anh là người hằng nói đến chữ "Thiên lương", mặc dầu là một thi sĩđi nữa, anh cũng không thể sống riêng với tình cảm mà không cần đến lý trí.Hôm nay, tôi muốn đánh thức lại cái lý trí ấy ở anh, để anh nhận lấy cái ý niệm tổ chức lại một đời sống mới.
- Miễn là đời sống đó không phản với Thiên lương.
- Cái ấy đã đành. Tôi không thể nói nhiều để cho anh hiểu, vì tôi tự biết tôi biểu lộ tư tưởng mình một cách khó khăn, nhưng tôi đã thận trọng ghi rõ lên trang giấy.
Bão rút trong túi ra một xấp giấy đưa cho Vũ, ân cần tiếp:
- Anh có thể xem đấy mà hiểu được tôi, hiểu được những điều mà anh muốn hiểu. Xem xong, anh nhớ đốt ngay.
Vũ sung sướng tiếp lấy. Chàng có cảm tưởng như cánh cửa của chân trời mới đãtừ từ mở ra, một luồn ánh sáng lùa vào làm cho chàng nở bừng cả tuệ giác.
Người Yêu Nước Người Yêu Nước - Thẩm Thệ Hà Người Yêu Nước