Nguyên tác: Lưỡng Thủ Quái Nhân
Số lần đọc/download: 8477 / 51
Cập nhật: 2018-02-01 21:41:59 +0700
Chương 4: Vào Hang Sâu Gặp Kỳ Ngộ - Kỳ Nhân Kể Chuyện Trong Hang Cốc
T
hiên Tứ tiến thẳng vào trong hang động, không biết đã đi được bao lâu và qua bao nhiêu đường quanh rồi. Y chỉ biết càng đi sâu vào bên trong bao nhiêu càng thấy dốc xuống bấy nhiêu và đường đi cũng chật hẹp hơn trước nhiều có chỗ y phải lách người mới qua được. Đi thêm một quãng nữa y bỗng thấy có ánh sáng chiếu vào tưởng là đã ra khỏi hang động rồi, mừng rỡ khôn tả vội tiến nhanh lên hai bước không ngờ chân y vấp phải một tảng đá đau nhức vô cùng. Y đang định cúi đầu nhìn xuống xem có việc gì không thì đã nghe thấy tiếng kêu ầm ầm như sấm động và như gặp phải động đất vậy. Tiếp theo đó hai bên vách rung động và từ từ khép vào giữa.
Thấy vậy y giật mình kinh hãi và nghĩ bụng: “Nếu ta còn dừng chân ở lại đây thế nào cũng bị vách đá kẹp chết bẹp chứ không sai?”
Y vội nhảy về phía trước luôn. Quả nhiên chỉ nghe thấy có tiếng kêu “bùng” hai vách đá ấy khép lại liền. Y kinh hoảng vô cùng và nghĩ thầm: “May mắn thật!”
Vừa hoàn hồn xong y vội đưa mắt nhìn bốn xung quanh bỗng mừng đến thất thanh kêu la.
Thì ra chỗ y đang đứng lại là một thạch thất vốn tinh mỹ bốn bên vách sáng như gương và trên vách đá ở phía sau lại có rất nhiều khung vuông như một cái giá lớn vậy. Trong những cái khung đó đều có để đầy đủ các thứ đồ hoặc đồ cổ hoặc sách vở. Ngoài ra lại còn có một căn phòng để đầy đủ sách, phòng này mỗi bề dài ba trượng, trên đỉnh có khảm những hạt châu có ánh sáng tỏa ra, dưới đất có sập đá có đỉnh đồng và lư hương trông rất cổ kính. Trên bàn học có đủ văn phòng tứ bảo và có để một cuốn sách bọc lụa hình như chủ nhân vừa đọc sách mới vừa rời khỏi nơi đây không lâu vậy?
Hai bên vách tả hữu có khắc hai bức tượng người và mười hai cầm thú đang bay lượn chạy nhảy vân…vân… Y nhận thấy tượng người đó ngồi xếp bằng tròn đầu trần đi chân đất tóc và râu dài dài đến tận ngực. Hai pho tượng ấy giống hệt nhau chỉ khác ở chỗ một pho tượng thì hai tay để lên nhau và để ở dưới bụng còn pho tượng kia thì hai tay giơ thẳng lên, hai bàn tay một hướng lên trời một úp xuống mặt đất. Còn mười hai pho tượng cầm thú trong đó vẽ đúng mười hai thứ súc vât của mười hai giờ như: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo. Con nào cũng điêu khắc như vật sống vậy, và trước mỗi con có một cánh cửa, y không biết cửa đó thông đi đâu cả?
Hai bên vách của cánh cửa ấy có khắc những chữ tường trắng chữ son xa xa trông thấy đỏ hỏn nên y không biết được là những chữ gì?
Thiên Tứ tưởng trong thạch thất này còn có chủ nhân nên không dám đụng chạm đến mọi vật. Y thấy đường lui đã bị tắt nghẽn, đồng thời y cũng muốn biết chủ nhân là ai để cầu chủ nhân chỉ điểm lối thoát cho mình vì vậy y đi đến cạnh cửa, để xem những chữ khắc ở trên vách nói gì và tiện thể đợi chờ chủ nhân quay trở về là mình hỏi thăm luôn. Y đi tới gần thấy những chữ khắc ở vách bên phải viết rằng:
“Trời sinh ra vạn vật nào cũng có cách để mưu sống và truyền tiếp. Tuy là gà, chuột, heo, chó, cũng đều có cách sinh sống của chúng. Mỗ có tính hiếu kỳ từ nhỏ, theo tiên sư học tập và nghiên cứu các bí quyết trị cầm thú, tốn công mấy chục năm mới tìm ra được tập quán của bách thú và hiểu rõ ông trời quả thật từ bi trước khi sanh ra vật gì, đã ban cho năng lực tiên thiên của vật đó trước. Chúng ta tuy là con người do trời đất sinh, tại sao lại không có năng lực ấy? Nhưng tiếc thay đời sống của con người ngày càng thay đổi và chỉ nghĩ đến cách làm thế nào cho sống được yên ổn, nên khỏi cần phải phát triển tiềm tàng không những thế lại còn hay tự huỷ hoại thân thể của minh.
Những tập quán xấu đó càng ngày càng tệ nên bách bệnh mới sinh ra. Mỗ hiểu biết lý lẽ ấy rồi mới chuyên tâm nghiên cứu và định nhờ mười hai con vật của mười hai giờ để căn cứ vào những tài ba của nó mà hợp thành một pho Đại năng thần công. Sau lại nghiên cứu thêm được Thập Nhị Cầm chưởng. Mỗ ngày đêm luyện tập hai pho võ công ấy nhờ vậy mới sống được lâu cho đến ngày nay. Mỗ không muốn hai pho võ công này bị tiêu huỷ nên mới khắc lên trên vách để cho những người sau này tới đây mà biết căn cứ vào đó để học tập.
Con Thiết giáp tỷ mảng phía sau động là một con linh vật, duy tính nết của nó rất hung ác tuy nó không dám hại người nhưng bách thú có tội tình gì mà nó cứ bắt bách thú để làm món ăn, mỗ không nhẫn tâm trông thấy bách thú bị nó tàn sát như vậy mới luyện Hàn Thiết (sắt lạnh) chế thành một cái xích xuyên qua lưng nó cột xuống dưới đất dù nó vẫn còn có thể hút những con chim bay qua để ăn nhưng nó đã hết cách đuổi bắt cầm thú rồi. Gần đây mỗ thấy tâm huyết rạo rực luôn biết ngày quy Tây phương không xa, nên mới khắc mọi sự lên trên vách đá này để làm kỷ niệm đời đời.”
Dưới ký tên Kỳ Liên Bách Thú Tiên Ông năm Kỷ Sửu đời nhà Tuỳ.
Thiên Tứ xem xong những lời lẽ ấy vì sức học của y hãy còn kém nên vẫn có mấy chỗ không hiểu cho lắm nhưng y đã có khái niệm là động chủ Bách Thú Tiên Ông chết đã lâu năm rồi và con trăn lớn ở phía sau động là bị Tiên Ông trói lại. Y thấy Tiên Ông có tài ba kinh người như thế trong lòng rất luyến tiếc và nghĩ bụng:
“Tiếc thay Tiên ông chết sớm quá bằng không ta theo ông ta học những tài ba phục thú có phải hào hứng biết bao không”.
Y vừa nghĩ vừa đi sang vách đá phía bên trái, thấy chữ ở bên vách đá này nông hơn những nét chữ vách phia bên kia và không phải bút tích của Bách Thú Tiên Ông y ngạc nhiên vô cùng nhưng vẫn đọc thử:
“Mỗ là Kim Trượng Hành Giả ngẫu nhiên đi du ngoạn Kỳ Liên, lỡ chân rớt xuống vực thẳm bị con mãng xà hút vào suýt bị nó nuốt chửng, cũng may mỗ nhờ biết mấy miếng võ và trong tay có đôi trượng liền căng mồm nhờ vậy mới thoát chết. mỗ lần mò vào trong này mới phát hiện chỗ ở của Tiên Ông, mừng rỡ quá đọc những lời của Tiên Ông để lại mới hiểu thấu sự đời rồi tiềm cư ở trong này nghiên cứu tuyệt học của Tiên Ông.
Võ công và học thức của Tiên Ông quả thực phi thường tiếc thay mỗ không còn đồng trinh, không thể nào thừa hưởng y bát của Tiên Ông được mới xoay sang học thuốc để sau này ra ngoài đời tế thế cứu người, * tài ba của mỗ đã học thành công, tiếc thay võ công của mỗ lại hèn kém nên không thể nào ra khỏi chốn tuyệt địa này! Nản chí vô cùng mỗ lại xoay sang học bói khi học thành thì mới biết đó là ý trời sức người không thể cứu vãn được.
Còn con trăn ở phía sau động đã bị mỗ dùng gậy cáng chặt mồm nó, mấy hạt châu ở đầu đuôi hai cây trượng đều là những hạt trừ độc nên dù nó có hút những vật khác vào cũng không sao tiêu hoá nỗi vì chất độc của nó đã bị những hạt châu kia trừ hết rồi, nhưng không vì thế mà nó bị chết đói, nó có thể ăn thạch chung nhũ để sống.
Thạch chung nhũ ở trong động tuy là chất đá nhưng rất lạ lùng, vì bên trong bao hàm tinh tuý của đá. Ăn thứ đá non của nó người sẽ nhẹ, sức sẽ mạnh và được sống lâu thêm. Bởi con trăn chưa hết hung tính nên mỗ biết nó có thứ linh dược ấy mà không sao lấy để ăn được. Như vậy có phải là ý trời không? Mỗ không dám trái ý trời, chỉ đem sức của mình viết những cái gì học hỏi được làm thành một cuốn sách, và khắc chữ lên đá để cho những người tới sau học hỏi.”
Dưới ký tên Thục Đông Kim Trượng Hành Giả, viết vào năm Tân Hợi đời nhà Đường.
Thiên Tứ xem xong mới vỡ nhẽ, một mặt y tiếc thay hộ Kim Trượng Hành Giả và một mặt y cũng lo cho mình. Vì đến Kim Trượng Hành Giả tài ba như thế mà cũng không sao ra khỏi chốn tuyệt địa này huống hồ là mình. Vì vậy y rất nóng lòng sốt ruột tay cầm đôi gậy chạy thẳng ra ngoài.
Bên ngoài động cũng có một cái đường hầm chỉ lọt ba người cao chừng bảy thước đi được một quãng đã đến chỗ đường cùng y thất vọng nản chí quay lại và rầu rĩ tột độ. Sau khi nghĩ lại đằng nào cũng không ra khỏi nơi đây chi bằng ở lại hang động này chơi có hay hơn không?
Thế rồi y lấy những đồ cổ ở trên giá xuống chơi chán lại để về chỗ cũ.
Y cũng không biết trải qua bao nhiêu lâu y mới xen xét tới cái khung giá cuối cùng, liền thấy một cuốn sách đề “Bách Thú Nhạc Phổ”. Còn vật nọ thì cuốn thành một cái vòng nhỏ. Vừa lấy xuống xem vật đó đã duỗi thẳng ra ngay. Y thấy vật ấy như chiếc tiêu mà không phải là tiêu, như sáo lại cũng không phải là sáo, to bằng ngón tay cái dài chừng ba thước và đặc ruột, trên có năm cái lỗ to nhỏ khác nhau đen như mun và bóng nhoáng, nên y cũng không biết vật đó làm bằng thứ gì? Nó rất dẻo dai nên mới cuốn tròn được.
Thiên Tứ thích thú vô cùng liền để mồm vào lỗ to nhất rồi thổi thử, liền phát ra tiếng kêu như hổ gầm ngay. Không ngờ một vật nhỏ như thế mà có tiếng kêu lớn như vậy khiến y cũng phải giật mình đánh thót một cái. Y lại thổi thử một cái lỗ thứ hai thấy tiếng kêu như long ngâm, lỗ thứ ba như loan phượng kêu, lỗ thứ tư như hoang oanh hót, lỗ thứ năm kêu như vượn tiếu. Nói tóm lại năm cái lỗ ấy có năm thứ tiếng kêu khác nhau. Y như lượm được báu vật cứ cầm lên thổi hoài và cầm lên múa tít.
Ngờ đâu khi khua động lên trên không bên trong liền có mấy thứ tiếng toả ra một khúc nhạc tiên nghe rất êm tai. Thấy vậy, Thiên Tứ lại càng múa nhanh hơn trước tiếng kêu của vật đó lại càng thay đổi khiến y như say như mê quên cả mình đang ở đâu.
Một lát sau mới ngừng tay, và thử lại kiếm xem vật này chế tạo như thế nào mà lại có những tiếng kêu kì lạ như vậy? Y tìm kiếm mãi mới thấy trên đỉnh có khắc ba chử “Bách Thú Lệnh”.
Lúc ấy Thiên Tứ mới vỡ nhẽ nghĩ bụng:
- Thảo nào cái trò chơi như tiếnh thú, và tiếng chim như thế. Thì ra nó có liên quan đến bách thú. Như vậy khỏi cần nói vật này thể nào cũng là của Bách Thú Tiên Ông…
Nghĩ tới đó y lại ngững đầu lên nhìn hai pho tượng và nghĩ tiếp:
“Như vậy chắc hai pho tượng này thế nào cũng là Bách Thú Tiên Ông chứ không sai?”
Bây giờ y nhìn kỹ mới hay hai pho tượng ấy lại có những đường chỉ mờ và nhiều chấm đỏ, đầu đường chỉ ấy khởi điểm tự đơn điền. Y nhận xét kỹ dáng điệu của Tiên ông thấy giống hệt môn toạ công mà mình đã học hỏi được. Muốn chứng minh xem có đúng sự thực hay không, y vội cất cuốn nhạc phổ với cây Bách Thú Lệnh vào trong túi, rồi xếp bằng tròn ở chỗ trước mặt Tiên Ông từ từ vận công điều tức.
Lúc này y mới vỡ nhẽ những điểm đỏ và những đường chỉ hờ vẽ ở trên vách đó là chỉ rõ phương hướng của chân khí thông hành, nhưng y rất lấy làm lạ sao những đường chân khí thông hành ở trên đó lại khác hẳn những đường chân khí thông hành của mình đang luyện tập? Y liền nghĩ bụng:
“Chà lẽ đây lại là Đại Năng thần công chăng? Phải nhất định là đúng rồi!”
Y lại thử theo những đường chỉ đó mà vận khí nhưng thấy khó thở lắm.
Thiên Tứ là người rất chăm chỉ và rất bướng bỉnh y đã nhận ra đó là Đại Năng thần công rồi, và Bách Thú Tiên Ông lại còn nói công hiệu của nó có thể diên niên ích thọ, nên y nhất quyết phải học cho được mới thôi.
Từ đó trở đi y cứ cố gắng học tập quả nhiên thấy tiến bộ dần trái lại y còn thấy dễ chịu gấp lối luyện tập thường trăm bội. Nên y lại càng cố gắng học tập thêm.
Một lát sau y thấy đói bụng liền lấy mấy miếng đá chung nhủ ra ăn. Ăn xong không thấy đói khát ngay. Y lại ra xem những hình dáng con thú khắc ở trên vách y lại thấy con lợn con heo ở cạnh người nên y để ý xem con vật ấy trước. Y thấy con heo này tai to mình mập đang nằm nhắm mắt ngủ trông như sống vậy, và cũng như heo thường thôi chứ không có gì khác lạ hết. Tuy thấy bên dưới có khắc hai chữ: “Trư Tĩnh” (heo nằm yên tĩnh) nhưng y vẫn không hiểu hai chữ đó chỉ cái gì liền nghĩ bụng:
“Chẳng lẽ Tiên Ông bảo ta nằm như con heo này chăng?”
Y lắc đầu cho ý ngĩ của mình không đúng lại xem đến hình thứ hai là hình con hổ phác (hổ vồ) con hổ ở trên đó đang nhảy lên trên cao vồ xuống. Cái đó không có gì là lạ cả chỉ lạ nhất là trước ngực con hổ lại có sáu chân vồ vào sáu nơi khác nhau.
Y chưa được trông thấy hổ bao giờ nhưng hồi nhỏ vẫn thường nghe cha mẹ nói hổ chỉ có bốn chân thôi nhưng bây giờ y lại thấy bức tranh con hổ này lại vẻ nó có những sáu chân ở phía dưới đằng trước nên mới ngạc nhiên vô cùng. Ngắm nhìn hồi lâu y không hiểu rõ nguyên ra sao cả, lại xem hình thứ ba là long đằng (rồng bay). Con rồng ấy đang nhe răng múa vuốt bay nhảy ở trên mây. Con rồng này cũng có một điểm lạ là nó có nhiều vhân gấp ba lần rồng thường.
Sau đó y lần lượt xem nốt chín con: rắn, dê, ngựa, khỉ, gà, chuột, trâu, thỏ, nhưng những con này không có điểm gì khác lạ hết nên y càng thắc mắc thêm và nghĩ bụng tiếp:
“Những con vật này ta vẫn thường trông thấy Tiên Ông còn bảo ta học hỏi chúng làm chi? Và học bằng cách nào? Ta không có cánh như chúng và cũng không có móng như chúng học làm sao được?”
Nghĩ mãi cũng không vỡ nhẽ y đã thấy mệt mỏi liền ra chỗ sập đá và cứ thế nằm ngủ luôn.
Khi thức tỉnh y vẫn theo lệ thường luyện tập toạ công trước, tuy bây giờ ở trong tuyệt địa này không còn hy vọng ra khỏi được mà y vẫn không chịu bỏ tập quán này.
Vừa ngồi xuống y đã trong thấy tấm hình ở trên vách, y liền theo tấm hình đó mà luyện tập. Trước kia y luyện tập toạ công lấy ngự khí trước hết vận khí xuống đơn điền đã rồi mới dồn chân khí đi theo xương sống mà lên tới thiên đình và do lỗ mũi thở hơi ra, nhưng tấm hình ở trên vách lại trái hẳn, trước hết dồn chân khí ở trên thiên đình xuống dưới xương sống vào đơn điền do lỗ mũi thở ra. Vì hai lối toạ công trái ngược nhau, như vậy nhất là những đường chỉ ghi trên đó lại khác hẳn tổ chức cấu tạo thân thể của con người cho nên luyện tập khó khăn vô cùng.
Thiên Tứ không chịu khuất phục cố hết sức luyện tập phải thành công cho được mới thôi. Không hiểu tại sao ngày hôm nay y luyện tập thấy dễ dàng hơn hôm trước nhiều, và khí không hề bị cản trở chút nào?
Trong động không có ngày đêm, Thiên Tứ chỉ biết hễ mệt là ngủ, ngủ dậy là luyện toạ công. Luyện tập vài lần như vậy và những miếng chung nhủ ở trong túi đã ăn hết, ăn đến còn một miếng cuối cùng tuy rất lo âu nhưng biết làm sao được. Bất đắc dĩ y đành nhất tâm nhất trí mà toạ công trước để khỏi vì vấn đề ăn uống ấy làm sao nhãng sự tập tành của mình đi.
Lần này trải qua thời gian thật lâu, y đã theo được những đường chỉ ghi ở trên vách mà một hơi vận luyện khí mạch ra khắp tứ chi. Luyện tập luôn mấy lần như vậy y cảm thấy dể chịu khôn tả. Và có một điều lạ nhất là mỗi lần hô hấp người như bay bổng lên trên không nhẹ nhàng như mất hết thăng bằng tưởng tượng mình như thần tiên vậy.
Thiên Tứ kinh ngạc vô cùng vội đứng dậy hoạt động thử xem thấy chân tay nhanh nhẹn khôn tả khắp mình như tiềm tàng hơi sức rất mạnh và hình như hơi sức ấy cứ muốn nhẩy ra khỏi người vậy.
Đã lâu không luyện tập chưởng pháp nhân lúc sức mạnh dồi dào này y liền giở pho Lục hợp chưởng pháp ra luyện tập lại. Mỗi một thế thức đều có tiếng gió kêu vù vù. Thoạt tiên y còn chưa hay sau khi hễ khi nào đi tới gần cái đỉnh đá ba chân cao ba thước chừng ba bốn thước là chưởng và quyền phong của y đã đẩy cho cái đỉnh ấy lắc lư như sắp đổ.
Thấy thế lòng hiếu kỳ thúc đẩy y tấn công thẳng một quyền vào cái đỉnh ấy thử xem. Y yên trí cái đỉnh ấy thể nào cũng bị đánh đổ chứ không sai. Ngờ đâu sau một tiếng “bộp” y cảm thấy cánh tay đau nhức vô cùng y vừa rụt tay lại đã thấy cái đỉnh kêu “kèn kẹt” và quay tít ngay.
Y càng ngạc nhiên thêm liền trố mắt lên nhìn lại thấy cánh cửa kêu kèn kẹt nữa. Y bỗng nghĩ ra một kế vội chạy ra bên ngoài, quả nhiên thấy chỗ tận cùng của hang động đã có một cái cửa vừa mở toang ánh mặt trời ở bên ngoài đã ló vào. Y mừng rỡ như điên như khùng giơ chân lên đá tảng đá nhô lên ở trên mặt đất rồi phi thân ra bên ngoài ngay.
Ngờ đâu con đường ấy chính là con đường thông ra bên ngoài thực nhưng vì thời tiết quá lạnh trên vách đá đã bị kết chặt một lớp băng rất dày rồi.
Y chưa kip xem xét kỹ lưỡng đã vội nhảy ngay tới luôn, khi tới cửa hang động mới phác giác cửa hang đã bị một lớp băng dày bịt kín y muốn thâu thế lại nhưng đã muộn rồi.
Thiên Tứ đành phải nhắm mắt nghiến răng chịu đựng để mặt cho đau và mình mẩy của mình đụng vào vách băng. Chỉ nghe thấy lách cách mấy tiếng không ngờ người của y đã xuyên ra khỏi bên ngoài vách băng luôn.
Y mở mắt nhìn mới hay bên ngoài là sơn cốc và người của mình đã giáng xuống bên dưới chừng mươi trượng rồi. Y giơ hai tay ra như cánh chim mà từ từ bay lượn xưống bên dưới. Thấy tốc độ hơi nhanh y thử khom lưng co chân lại quả thấy người mình giáng xuống chậm ba thành. Y cúi đầu ngắm nhìn mới hay bên dưới là rừng thông. Nơi chính giữa có một cây cổ thụ vừa cao vừa to trông như cái tán vậy, đường kính rộng gần tới mười mấy trượng thân cây phải mười người giương tay ôm mới đủ.
Cạnh cây thông cổ thụ ấy có một con suối rất dài xuyên qua sơn cốc nhưng bị băng mỏng bao phủ kín. Bên cạnh rừng thông ở phía tây phải cũng có một cái rừng trồng đầy hoa nhưng đã bị tuyết bao phủ nên không biết đó là những cây gì?
Vì quá mừng rỡ Thiên Tứ đề tiết lỡ hết chân khí *** người y bị rớt ngay xuống chỗ cạnh rừng thông trên một tảng băng lạnh.
Y định thần nhìn xung quanh thấy sơn cốc này ba mặt đểu có núi cao bao quanh. Vách núi ở phía sau chỗ trên cao hàng nghìn trượng có một khe núi *** chừng hơn trượng như*** vậy. Y đoán *** khe núi ấy là lối ra mà mình vừa thoát thân. Y thở dài một tiếng và nghĩ bụng:
- Hà! nếu ta không tình cờ tấn công vào cái đỉnh đá và cũng là cái nút cơ quan máy móc mở cửa hang mà đưa ta thoát thân thì có lẽ ta sẽ chết đói ở trên đó…
Vừa nghĩ tới đó y liền cảm thấy đói bụng ngay, liền ngững đầu nhìn lên phía trên chỗ cửa hang mà mình vừa được thoát thân. Bỗng cảm thấy hai mắt nhoà hẳn hình như có một cái bóng người ở chỗ trên không cao độ mười trượng bay lướt qua tiếp thẳng vào trong rừng cây thông. Y ngạc nhiên vô cùng vội dùng hai tay dụi mắt và nhìn lên phía trên lần nữa thấy trên tuyệt vách có một tảng băng vừa bị sứt một mảng lớn. Y chắc mình vừa va đụng phải nên vách băng mới bị sứt mẻ như thế? Ngoài ra y không thấy cái gì khác lạ cả liền đứng dậy thủng thẳng đi vào trong rừng để tìm kiếm cái bóng vừa bay lướt qua.
Thiên Tứ đã xuyên qua mười mấy cây thông rất to rồi mà vẫn không thấy gì hết liền lớn tiếng kêu gọi:
- Trong này có ai không?
Tiếng kêu của y quá lớn và thêm có tiếng vang vọng trở lại khiến băng
tuyết ở trên các vách núi đều vỡ lở rớt xuống như động đất vậy. Y chưa thấy tình cảnh như vậy bao giờ nên kinh hoảng vô cùng.
Y đang hoang mang luống cuống bỗng nghe có tiếng người mắng chửi:
- Thằng nhỏ này như ma hú như thế làm chi? Mi thực không biết sống chết…
Giọng nói của người ấy khàn khàn nhất là đột nhiên rơi vào tai càng khiến Thiên Tứ kinh hãi thêm. Y vội nhảy về phía trước hơn trượng rồi mới dám quay người lại nhìn mới hay một quái nhân đứng cách chỗ mình hơn trượng mặc áo đen gầy như cái que trúc đầu lệch cổ méo mặt trắng không râu. Y định thần nhìn kỹ mới hay quái nhân này chính là láo bá đã dạy hắn luyện tập môn toạ công hồi đầu năm.
Lão bá này vẫn như trước vai bên trái vẫn đeo một cái túi vải tròn trùng trục bộ mặt hiền từ vẫn tươi cười hoài. Nhưng ban ngày ban mặt đột nhiên trông thấy một người vừa gầy vừa cao và rất quái dị như vậy khiến y cũng phải kinh hoảng đến ngẩn người ra.
Ông già quái dị ấy thấy y quay trở lại liền cười và lớn tiếng hỏi:
- Em nhỏ kia sao lại tới nơi đây? Còn nhớ già này không?
Thiên Tứ thấy ông ta hỏi như vậy biết đúng là lão bá bá nói rồi mừng rỡ khôn tả vội tiến lên đáp:
- Cháu vẫn còn nhớ lão bá bá hoài. Mấy bữa nọ cháu còn định đi kiếm lão bá bá để yêu cầu lão bá bá truyền thụ võ công cho đấy.
Ông già nọ nghe nói lớn tiếng cười ha hả:
- Được được quí cháu chịu vái lão làm sư phụ thì cháu muốn học võ công gì lão cũng dạy cho.
Nói tới đó ông ta bỗng tỏ vẻ thắc mắc nhìn thẳng vào mặt Thiên Tứ hồi lâu mới hỏi tiếp:
- Từ hồi đó tới nay cháu học tập phương pháp của lão truyền thụ cho và có học tập thêm võ công của người khác không?
Thiên Tứ gật đầu lại lắc đầu đáp:
- Ngoài phương pháp của lão bá bá dậy cho cháu còn học thêm mấy miếng võ của trường chủ mục trường Lũng Tây nữa.
Ông già vẫn nhìn mặt y hoài và mồm lẩm bẩm như thự nói:
- Sao thằng nhỏ này tiến bộ nhanh chóng đến như thế? Chả lẻ nó đã luyện tới mức Lục Hợp Qui Nhất chăng?...Không có lẽ…
Thiên Tứ không hiểu ông ta nói như thế có ý nghĩa gì vội hỏi:
- Lão bá bá nói cái gì Lục Hợp Qui Nhất thế? Cháu không hiểu gì cả?
Ông già giơ tay trái lên định chộp cái túi vải ở trên vai trái. Ngờ đâu tay phải bổng nắm luôn tay trái lại không để cho tay ấy chộp vào cái túi ở trên vai. Đồng thời ông ta còn lên tiếng nói:
- Lão nhị hãy nghe mỗ nói rõ đã không nên nóng nảy như thế làm nó hoảng sợ mất hồn vía thì sao.
Nói xong tay trái rụt ngay lại và đưa về phía sau còn tay phải của ông ta thì giơ lên khẽ vỗ về đầu vai.
Thấy cử chỉ của ông già kì lạ như vậy, Thiên Tứ càng thắc mắc thêm ngơ ngác hỏi tiếp:
- Lão bá bá nói chuyện với ai thế? Nơi đây làm gì có ai tên là lão nhị?
Ông già mỉm cười và ngắt lời y ngay:
- Sao cháu hỏi nhiều vấn đề như thế? Già này hỏi cháu tại sao lại tới nơi đây? Có phải có người mách cho cháu nên cháu mới biết lão ở đây mà tới tìm kiếm không?
Thiên Tứ đang đói bụng nghe thấy ông già nói ở nơi đây mừng rỡ vô cùng vội hỏi tiếp:
- Ủa! Thế ra lão bá bá ở đây đấy? Chả hay lão bá có cái gì ăn cho đỡ đói không? Cháu đang đói bụng lắm.
Ông già lại mỉm cười Thiên Tứ chỉ thấy hai mắt hoa lên một cái và thấy tay của mình đã bị tay của ông già nắm chặt liền. Ông già khẽ trả lời rằng:
- Nếu cháu đói thì hãy đi theo lão về nhà ăn uống một chút gì cho đỡ đói đã.
Ông già nói xong chỉ hơi giơ chân lên là Thiên tứ đã cảm thấy mình chân không đụng vào mặt đất theo ông ta đi luôn. Khi đi tới dưới một cây cổ thụ y lại nghe ông già khẽ quát:
- Lên!
Thiên Tứ đã thấy mình cùng với ông già cùng phi thân lên trên cao ngay và hai mắt hơi tối đã tiến vào trong một căn nhà rất đặc biệt và nhã nhặn vô cùng.
Thì ra căn phòng ấy ở trong thân cây và ỡ chổ cao chừng năm trựơng hình tròn bốn vách là thân cây (khoét lòng cây làm thành ) có một cửa ra vào và ba cửa sổ ở ba mặt.Đứng ở trong nhà có thề thấy hết cảnh sắc của cả sơn cốc ấy.
Trong nhà có giường ghế hẳn hoi nhưng mỗii thứ chỉ có mộy cái thôi, đều làm bằng gỗ thông tuy hơi thô nhưng trông rất đặc biệt. Ông già nọ vào phòng lấy một khay trái cây để ở cạnh giường đem lên để trên mặt bàn ông ta quay ngừơi lại ngồi vào cái ghế trông thấy Thiên Tứ rất kinh ngạc liền cười và nói tiếp:
- Cháu còn đứng ngửng ra đó làm chi nữa? Cháu kêu đói bụng thì hãy ăn tạm ít trái cây này trước rồi lát nữa ăn cơm sau.
Thiên Tứ vang lời vội vàng tới cạnh bàn thấy trong mâm trái cây ấy có ba thứ tất cả là: trái thông đào và mận.Y lấy trái đào ăn thử thấy rất ngọt cả trái mận cũng vậy riêng có thứ trái thông thì hơi đắng một chút thôi nhưng lại rất bùi và thơm.Lúc này y đang đói chả còn biết lễ phép gì hết ăn ngấu ngiến một hồi,đã ăn hết mâm trái cây liền.
Ông già ra giường ngồi chờ ăn xong mới chỉ tay vào cái ghế bảo y ngồi và hỏi:
- Cháu đã ăn no rồi bạy giờ hãy nói cho già này biết tại sao cháu lại tới nơi này?
Thiên Tứ vâng lời ngồi xuống cái ghế duy nhất đó và lần lượt kể chuyện cho ông già quái dị nghe từ lúc rời khỏi mục trường cho tới lúc rớt xuống vực thẳm may được con trăn lôi vào trong hang, vào trong hang sâu làm thế nào ra khỏi được cái hang ấy…
Ông già quái dị vừa nghe vừa biến sắc luôn luôn sau cùng còn buông tiếng thở dài rồi dở lời nói tiếp:
- Tiểu tử giỏi lắm không ngờ ngươi lại có bấy nhiêu sự may mắn đến thế ngươi có biết lai lịch của con bò ấy như thế nào không? Ha! Thiên phúc của ngươi lớn lao thực!
Con bò bạc ấy tục gọi là Thiên Ngưu sự thực thì nó là con của một con bò đặc biệt phối hợp với rồng mà sinh ra nên nó có hai đặc tính không những xương đã cứng như sắt đá sức mạnh vô cùng và còn có thể ngày đi hàng ngàng dặm nhưng tính nó rất hung hăng không thích gần các đàn bò khác và cũng không chịu nghe lời người sai khiến vì nó.Vì nó sinh sống ở trong núi sâu rừng rậm rất khó bắt và nuôi như bò thường. Xưa kia Lão đại ta đã gặp nó ở trong núi này, nhưng đuổi bắt hàng nửa ngày mà không sao bắt được. Ngờ đâu tiểu tử ngươi lại có tài thuần phục nó như thế! Kể lạ lùng thật! Vì đây cũng là một dị số!
Thiên tử ngồi nghe thấy quái nhân nói con bò bạc có nhiều điểm kỳ lạ như vậy lại càng nhớ nhung và yêu mến con thú ấy thêm.
Ông già nói xong ngừng giây lát rồi lại nói tiếp:
- Ngươi ở trên Nam phong rớt xuống,Nam phong cao hơn trăm trượng nếu rơi xuống mặt đất ngươi thế nào cũng bị tan xương nát thịt chứ không sai. Nhưng lần hai người rớt xuống tới lưng chừng lại gặp con trăn kia cứu giúp, nhờ vậy mà ngươi mới thoát chết.Như thế chả là một duyên số nữa hay sao.
Thiên Tử xen lời hỏi:
- Cụ đã gặp con trăn ấy rồi ư?
Ông già lắc đầu, thở dài nói:
- Lão ở trong sơn cốc này đã hơn tám mươi năm. Có thể nói dãy núi Kỳ Liên này bất cứ hang dộng hay khe núi nào,lão cũng đã lui tới qua cả rồi nhưng lão không ngờ trên vách núi này lại có cái hang và trong cái hang đó lại có một con trăn đồ sộ như thế!
- Thế cụ đã vào trong hang núi ở trên đó chưa?
- Lão chưa nghe thấy ai nói tới cái tên Bạch Thú Tiên Ông với Kim Trượng Hành Giả bao giờ, thì tất nhiên lão chưa hề lên trên đó lần nào.Thạch Chung Nhũ mà ngươi vừa nói đó là một di báu của võ lâm.Người trong giang hồ ăn nó không những khỏi đói mà còn tăng thêm nội lực rất mạnh nữa.Ngươi đã ăn quá nhiều, thão nào đôi mắt ngươi lại sáng như vậy và tiếng nói lại lớn như thế?
Thấy quái nhân nói như vậy. Thiên Tứ mới vỡ nhẽ và nghĩ bụng:
- Thảo nào ta thấy sức khoẻ ta lại mạnh hơn trước rất nhiều và tha hồ sử dụng củng không mệt mỏi. Ngoài ra từ khi ăn thứ đá ấy rồi, dù tiết trời lạnh lùng đến đâu, ta cũng ta cũng thầy chả lạnh chút nào. Có lẽ vì ta đã ăn thứ đá mềm ấy quá nhiều rồi cũng nên?
Nghĩ tới đó,y móc túi lấy cây Bạch Thủ Lệnh cuốn thành vòng tròn và Bách Thú nhạc phổ ra đưa cho ông già quái dị và nói:
- Cụ xem trò chơi này có thích thú không? Thổi nó kêu như tiếng các con thú, còn cuốn sách này nữa,thứ bên trong kỳ quái lắm. Cụ thử xem bên trong thì khắc biết
Ông già cầm hai thứ ấy xem một hồi rồi lại đưa cuốn Bạch Thủ Lệnh cho Thiên Tứ và đáp:
- Lão không biết Bạch Thủ Lệnh này làm bằng thứ gì nhưng dám chắc nó thế nào cũng là một vật báu.
Nói xong ông lão giở cuốn nhạc phổ ra xem một hồi rồi thở dài nói tiếp:
- Trời đất bao la vật kỳ lạ gì cũng có. Tài không của thiên hạ cũng thế dù ta học suốt đời cũng không sao học hết được. Tuy lão phu rất tinh xảo về tạo học, nhưng riêng về môn âm, lão cũng như ngươi vậy thôi, không hay biết một tí gì cả. Tiểu tử cứ giữ lấy sau này thể nào cũng có cơ duyên gặp được người giỏi về âm thuật.Lúc ấy ngươi hãy nhờ người ấy giảng giải cho.
Thiên Tứ nhìn ra ngoài cửa sổ, bên phía nam thấy vách đổ xụn nhiều nơi lộ cả chất đá ra, nhưng không một nơi nào có cửa ngỏ mở ra hết, y ngạc nhiên vô cùng. Thấy sắc mặt của y ông lão hiểu ý ngay, thở dài một tiếng giải thích:
- Cơ duyên của đời người lạ lùng lắm, nhưng việc gì cũng do ông Trời định đoạt hết, cũng như chuyện của ngươi vào động và ra động, chả phải là số trời đã định từ trước còn gì? Vừa rồi ngươi nói Kim Trượng Hành Giả, một vị động chủ rất giỏi về bói toán, chưa biết chừng ông ta đã biết câu chuyện của ngươi ngày nay rồi, ông ta đã sắp xếp lối thoát cho ngươi, nên ngươi mới ra được khỏi hang động ấy.
Thiên Tứ thần người nghe giây lát, dột nhiên lén hỏi tiếp:
- Cụ nhận lời dạy võ công cho cháu, sao cụ không dạy cho cháu đi?
Trước hết lão đây muốn hỏi ngươi câu này đã: Sau này ngươi muốn trở nên một người thế nào? Lão đây sẽ dạy tài ba cho ngươi sau, và thế nào cũng giúp cho ngươi trở thành hạng người như thế!
Thiên Tứ ở trong mục trường học văn võ cả nữa năm trời thường ngày vẫn nghe người ta nói đến những chuyện kỳ lạ của giang hồ cho nên y đã mơ tưởng cuộc đời của mình sẽ có một sự thay đổi rất lạ lùng. Y thấy ông già như vậy, không do dự gì hết vội trả lời ngay:
- Sau này cháu mong trở nên một đại hiệp khách đi lại trên giang hồ, đả bất bình, diệt trừ gian cứu người hèn yếu.Vì vậy cháu muốn học những tài ba của cụ, như môn khinh công biết bay ấy chằng hạn.
Ông già vỗ tay mộ cái khen ngợi:
- Tiểu tử này có chí khí lắm! Già sẽ giúp được thành tài.Nhưng ngươi có vui lòng vái già làm sư phụ không?
Ông già hỏi một câu.Thiên Tứ lại gật đầu một cái. Sau cùng y cương quyết đáp:
….quý hồ cụ vui lòng dạy võ cho con, thì dù khổ đến đâu, cháu cũng không sợ….
Nói xong y vội quỳ xuồng vái lạy ngay. Ông già đưa tay phải ra khẽ đưa lên một cái, Thiên Tứ đã cảm thấy có một vách tường vô hình ngăn cản, không cho mìn quỳ xuống. Y ngạc nhiên vô cùng, ngẩn người nhìn ông cụ. Chỉ thấy ông ta khẽ thở dài rồi khẽ nói tiếp:
- Ngươi hãy ngồi xuống đây nghe già kể một câu chuyện này đã. Nghe xong, nếu ngươi không hãi sợ chút nào, già sẽ nhận ngươi làm đồ đệ. Bằng không già sẽ đưa ngươi rời khỏi nơi đây.
Thiên Tứ vâng lời ngồi xuống nhưng y đã cướp lời nói tiếp:
- Cụ cứ kể đi cháu không sợ khổ sở gì đâu!
Ông già nhìn y một cái rồi thủng thẳng kể chuyện cho y nghe:
- Cách đây hơn trăm năm, có một vợ chồng sinh hạ được một quái thai. Quái thai đó là hai đứa trẻ sinh đôi, nhưng lại dính liền thành một, nên khi đứa trẻ ra đời, vợ chồng nhà đó thấy đứa trẻ ấy có những hai đầu, hoảng sợ vô cùng, tưởng là U Linh thần quỷ làm nguỵ, quái vật hạ phàm nên không dám nuôi, liền lấy vải bọc đứa trẻ ấy đem vứt vào trong rừng hoang.
Đứa trè quái lạ ấy không biết là mình có dị hình, bị cha mẹ vứt vào trong rừng cứ oe oe khóc hoài. May mẳn thay, có một dị nhân đi qua, nghe thấy tiếng khóc, liền động lòng trắc ẩn, đến gần bế đứa bé lên xem. Thấy đứa bé khác thường tuy rất yếu ớt nhưng thân thể khí quan của nó vẩn bình thường, ông ta liền đem đứa nhỏ quái thai ấy về nuôi và đi kiếm các loại thuốc bổ linh dược cho đứa trẻ uống để nó khỏi chết yểu.
Mười năm sau, đứa trẻ quái dị đã được mười tuổi, dị nhân nọ thấy hai cái đầu của đưa trẻ đều có tư tường thần kinh khác nhau. Mỗi một cái đầu điều khiển một bên tay chân vì vậy ông ta mới đặt cho cái đầu ở bên tay phải là Thích Hữu, còn cái đầu ở bên tay trái là Thích Tả. Chữ Thích với chữ Hỷ đọc theo tiếng miền Bắc Trung Hoa thì lại là đồng âm. Vì vậy ông ta mới lấy chữ Thích ấy làm họ cho chúng, có ý nghĩa là hai đứa trẻ ấy đã bị cha mẹ và người đời bỏ rơi. Thích Hữu với Thích Tả không những tính tình khác nhau mà mặt mũi cũng khác nhau nốt.
Thích Hữu ôn thuận hoà bình, làm việc gì cũng phải suy nghĩ thật chín trước rồi mới làm, mặt cũng rất anh tuấn, nếu không bị vướng cái đầu của Thích Tả có thể gọi là mỹ nam tử được.
Còn Thích Tả thì trái ngược lại hẳn với Thích Hữu, tính nóng như lửa, hung ác khôn tả, hai mắt đỏ ngầu, trán dô mắt lõm, mũi đỏ mồm rộng, và giọng nói lại khàn khàn nếu không có cái đầu của Thích Hữu thì y đi tới đâu, người ta trông thấy cũng mất hồn vía liền.
Dị nhân nọ trông thấy thằng nhỏ một thân hai đầu cá tính lại khác nhau như vậy, liền nảy ra một ý nghĩ lạ kỳ. Từ năm chúng mười tuổi ông ta dạy cho mỗi người một môn võ công khác nhau. Thích hữu học Thiên La thần công thuộc môn nội công, Thích tả học môn Thiên Lôi thần công thuộc môn ngoại công. Hai thứ thần công đó có tình chất khác nhau Thiên La thần công thì phải điều tức dưỡng khí trước rồi dần dần mới luyện chưởng. Luyện thành công rồi thì hơi thở mạnh như gang thép, thật là thần địa vô phương. Còn Thiên Lôi thần công thì trái ngược vì hoàn toàn dũng mãnh nên phải luyện gân cốt trước rồi mới luyện khí hành công, ra chưởng tấn công một cái kêu như sấm động một cái mạnh như sét đánh.
Mười năm sau, cả hai đã luyện thành công hai môn thần công đó, dị nhân lại dạy cho chúng những môn tấp khác như: kiếm, chưởng, hai giới và khinh công vân… vân…Ngoài ra, còn dạy chúng học văn nữa.
Thích hữu rất thông minh và tính lại phong lưu nên bất cứ thi từ ca phú gì cũng học hỏi được hết. Trái lại, Thích Tả cho bản sắc nam nhi phải hào hùng nên y chỉ thích học những bài thơ ca bi tráng thích đọc những áng văn ***. Vì thế tuy hai cái đầu mọc trên một cái thân nhưng hai người lại có tư tưởng hoàn toàn khác nhau.
Mười năm sau, dị nhân qua đời, Thích Hữu với Thích Tả vì không có ngưởi thân phân xử nên cứ hay cãi nhau. Thích Hữu tính tình đạm bạc tự biết thân thể quái dị kinh thường như vậy không nên bước vào nhân thế để làm cho người đời hoảng sợ, nhưng Thích Tả chưa bị vậy bao giờ tự cho tài ba của mình đã siêu phàm nhập thánh nên muốn vào đời làm việc gì oanh liệt để cho người đời biết tuy hình dáng của mình kỳ dị nhưng không phải là kẻ vô dụng để các cha mẹ trong thiên hạ giác ngộ nếu có đẻ những đứa con quái thai không nên vứt bỏ như vậy nữa.
Vì những lý lẽ đó y quyết định phải ra đời. Nhưng Thích Hữu điều khiển một tay phải và một chân phải nên y không đổng ý thì Thích Tả dù có hứng cũng không sao lê bước đi được. Thích Hữu là người rất hiền từ thấy Thích Tả cứ van lơn cẩu khẩn bản thân mắng chửi mãi còn đe dùng đao chặt đôi người ra. Y biết chuyến đi này thế nào cũng không có kết quả tốt đâu nhưng lại không muốn làm trái ý Thích Tả sau cùng y phải nhận lời.
Quả nhiên vào đời không lâu, người đời thấy anh em hai đầu như vậy tưởng là ma quỷ. Không chờ anh em y giải thích, người ta đã hoảng sợ đến chết giấc. Còn những người trong võ lâm, tuy không chết giấc tại chỗ nhưng cũng phải sợ đến mặt biến sắc, và không chịu làm bạn với anh em y thậm chí còn dùng khí giới đối phó nữa là khác.
Thích Hữu với Thích Tả có một thân tài ba như vậy tất nhiên không sợ những người kia.
Lúc đầu chúng còn lui bước nhường nhịn sau thấy bọn người đó hà hiếp quá đáng, chúng liền nổi giận và ra tay phản công luôn. Ngờ đâu chúng vùa ra tay tấn công một chưởng đối phương đã chết liền. tin này đồn đi khắp nơi không bao lâu người trên giang hồ lài đồn lầm bảo anh em y là một ác ma thảm khốc vô cùng, nên từ đó trở đi hễ thấy anh em y xuất hiện là những người trong võ lâm rủ nhau đến bao vây và đánh chém anh em y liền.
Dù không muốn đả thương người nhưng trong lúc đánh nhau y cản trở sao nổi Thích Tả hạ độc thủ? Cho nên lúc nào cũng vậy phải chờ cho đến khi Thích Tả nguội cơn giận và có ý rút lui y mới lui được.
Trải qua mấy lần như vậy Thích Hữu đau lòng vô cùng, nhưng Thích Tả lại trái ngược hẳn cho người đời không biết phải trái coi mình như kẻ thù nên y không những không chán nản chút nào ngược lại tính nết y càng nóng nảy hung ác hơn trứơc nhiều. Y cho rằng những không nghe lời khuyên bảo của Thích Hữu và về núi quy ẩn, trái lại còn quyết chí đi sâu vào trong đám người giết sạch những ngừơi dám coi thường mình.
Thích Hữu thấy khuyên không nổi, bất đắc dĩ mới lấy môt túi vải bao trùm lấy đầu mình, để một mình Thích Tả ra mặt với đời thôi. Nhưng y có một điều ước là bất cứ việc rắc rối gì y cũng không ra tay trợ giúp và nếu Thích Tả đối phó không nổi cần phải có y ra tay giúp sức, khi giải quyết xong Thích Tả phải nghe lời y mà trở về núi sâu quy ẩn.
Mặt mũi của Thích Tả đã khó coi người gầy và cao giọng nói lại khàn khàn khó nghe lại thêm cái đầu chếch sang một bên, còn vai bên kia như vác một túi vải dựng dưa hấu, khi đi vào trong thị trấn tuy không bị mọi người ngăn cản và đánh mắng như trước nữa nhưng vẫn thường bị trẻ con tinh nghịch trêu chọc chế giễu.
Y là người nóng nẩy, khi nào chịu nhịn được nhưng sự chế giễu ấy nên y nổi giận, ra tay đánh lũ trẻ kia liền. Y không ra tay thì thôi, đã ra tay thì đối phương không chết cũng bị thương nặng. Vì thế mà y đã gây nên rất nhiều chuyện phiền phức cũng may võ công của y rất trác tuyệt nên không bao giờ bị thua ai cả. Tuy vậy, tiếng hung của y đã lang đi khắp nơi. Vì vậy trong giang hồ mới có câu ca dao như sau: Ác ma đầu méo hung ác vô cùng hễ gặp là chém giết không tha!
Những kẻ tự cho mình là chính nghĩa trong võ lâm không biết rõ nếp tẻ gì hết nghe thấy câu ca dao ây là tìm kiếm ác ma đầu méo để tiêu diệt trừ hại cho đời ngay. Nhưng bọn chúng địch sao nổi Thích Tả? Sau chúng phải chia thành bọn mấy chục người đi khắp nơi lùng bắt Thích Tả.
Lúc ấy Thích Tả du lịch giang hồ đã được hai năm đi đến đâu cũng gây thù oán chứ không ai chịu làm bạn với y. Tuy vậy y đã học được khá nhiều quy tắc võ lâm.
Có một lần y nhận được một lá thư khiêu chiến liền nổi giận và nhận lời ngay. Lá thư đó là của một bọn người dụ y đến ngày Trùng Cửu lên đỉnh núi Côn Lôn để quyết định sống mái.
Lần đó quần hùng vì thấy Thích Tả đã đả thương và giết hại rất nhiều cao thủ, đã phát động toàn thể tinh anh. Có thể nói ngoài các vị chưởng môn các môn phái các vị trưởng lão cũng tới rất nhiều.
Ngày hôm Trùng Cửu, đôi bên đối diện nhau. Thích Tả thấy đối phương vẫn thị người nhiều sức mạnh bao vây mình vào giữa và bảo mình thúc thủ chịu chết, như vậy sao y nhịn được, liền nổi khùng lên. Chỉ thấy y giơ chưởng ra tấn công một thế Thiên Lôi chưởng pháp, chưởng lực vừa giơ ra đã thấy có tiếng kêu như sấm động cát bụi bay mù mịt ngay. Chỉ trong chốc lát đã có ba người bị y đã thương nặng rồi.
Quần hiệp thấy y hung ác tàn nhẫn như vậy càng tức giận thêm ai nấy đều rút khí giới ra xông lên đánh úp.
Thích Hữu bị túi vải bao trùm không trông thấy cảnh ở bên ngoài, nhưng y rất tinh thông nên y nghe tiếng động đã biết đối phương rất nhiều người và đều dùng khí giới để tấn công. Lòng trắc ẩn xúi giục y không muốn giết chết hay đã thương nhiều người, nên dùng chân phải phối hợp chân trái của Thích Tả giở khinh công tuyệt đỉnh ra chạy vòng quanh giữa đám đông, nhưng tay phải của y buông thõng. Đối phương có những tay thượng thừa người nào người nấy đều có kinh nghiệm đối địch phong phú. Đấu được vài hiệp họ đã nhận xét ra nhược điểm của địch thủ. Chúng thấy địch thủ chỉ tấn công bằng tay trái thôi, chứ tay phải hầu như là tàn phế không cử động được chút nào nên bọn họ cứ tìm bên phải mà tấn công. Nhưng họ thấy chưởng lực của địch thủ mạnh vô cùng nên họ không dám tới gần, chỉ dùng cách xa luân chiến định làm tiêu hao chân lực của địch thủ trước, rồi mới ra tay giết chết sau.
Thích Tả tính rất nóng nảy, Thiên Lôi thần công của y tuy uy mãnh vô cùng nhưng lại rất tổn hao chân lực. Chỉ trong nháy mắt đã đấu được mấy chục hiệp. Y thấy địch thủ phía Đông tiến thì phía Tây lui phía Tây tiến thì phái Đông lui, chứ không ai dám đấu xáp lá cà với y cả, nên chưởng lực tuy mạnh thật nhưng không sao đả thương một người nào cả. Y càng tức giận thêm, liền lên tiếng mắng chửi, bảo những người nọ là vô sỉ. Càng thế hơi sức của y càng hao tổn thêm. Mọi người thấy Thích Tả đã thấm mệt liến hò hét kêu rú và xông lên cùng một lúc, kẻ kiếm người lao, lại còn roi sắt lẫn xà mâu bao chặt lấy Thích Tả vào giữa.
Thích Tà giở hết sức cuối cùng ra tấn công luôn mấy thế Thiên Lôi chưởng nhưng đối phương người nhiều sức mạnh và chưởng lực của y lại đuối sức hơn thì làm sao đẩy lui được những kẻ địch lợi hại như thế?
Tuy Thích Hữu với Thích Tả có tư tưởng khác nhau nhưng dù sao cũng chung một thân, huyết mạch liên thông vì vậy Thích Tả đuối sức thì Thích Hữu cũng bị đuối sức theo. Đồng thời, Thích Hữu nghe tiếng kêu la của địch càng lúc càng gần càng ồn ào. Lúc này y mới biết sự thể rất nghiêm trọng nên y phải lên tiếng hỏi:
- Lão nhị có cần lão đại này ra tray giúp không?
Thích Tả tính rất hiếu thắng càng lép vế y càng không chịu thua. Nghe thấy Thích
Hữu hỏi thế y sực nghĩ đến lời thề: “ nếu khi nào phải nhờ đến Thiên La thần công của Thích Hữu để xua đuổi kẻ địch thì từ đó trở đi y phải nghe lời Thích Hữu trở về rừng quy ẩn như vậy có phải là phụ hết những tài ba y đã học hỏi được trong bấy nhiêu lâu và cũng phụ hết tâm huyết của ân sư đã dạy bảo trong mấy chục năm không? Nên y dùng dọng mũi kêu hừ một tiếng rồi cất giọng khàn khàn đáp:
- Khỏi cần!
Y lại giở mười thành công lực ra xử dụng thế Hoành Tảo Ngũ Nhạc tấn công luộn một chưởng mạnh như vũ bão. Quần hùng thấy vậy mặt đều biến sắc, vội lui ra ngoài xa hơn trượng. Y lại khẽ quát:
- Đi!
Rồi y tung mình lên trên cao hơn trượng vượt khỏi vòng vây quần hiệp mà đào tẩu luôn.
Quần hiệp thấy y đào tẩu khi nào lại chịu buông tha, ai nấy vội móc túi ám khí ném lên. Chỉ trong nháy mắt ám khi đông như đàn ong đều nhắm Thích Tả công tới. thấy ám khí của địch sắp bắn trúng mình và mình lại đuối sức không sao nhảy lên cao thêm để né tránh được, tuy y đã luyện được nữa người nghạnh công có thể chống đỡ được các thứ ám khi thật nhưng bây giờ kẽ địch không những rất đông mà toàn cao thủ biết đâu trong những thứ ám khí đó có mọt môn thứ phá được nghạnh cong của mình
Còn môt nửa người bên phải tuy công lực của Thích Hữu rất tinh thâm nhưng vì giữ lời thề mà y không ra tay và cũng không vận công chống đỡ nhỡ khi bị ám khí của địch ném mà bị thương, rồi y trách mình sơ suất không chịu bảo vệ cho y và y sẽ vin lẽ đó mà bắt mình phải theo lời thề mà trở về nơi quy ẩn thì sao?
Vì những ly lẽ trên, y không kịp suy ngĩ thêm vội nghiêng người ở trên không, dùng cánh tay trái gạt mạnh xuống bên dứơi một thế, một luồng kình phong nhằm trúng ám khí tấn công luôn. Tuy chưởng lực của y mạnh thực, nhưng vẫn còn hai ba mũi ám khí trúng vào chân trái của y. Ba mũi ám khí ấy rất bá đạo, cắm sâu vào trong da thịt. tuy không đau nhưng y đã cảm thấy tê liệt liền. Y giật mình kinh hãi, vì biết đã trúng phải ám khí có chất độc. Chân khí vừa bài tiết ra, người y liền rớt ngay xuống bên dưới.
Thích Hữu biết y đã bị thương vội hỏi:
- Lão nhị …
Y chưa nói dứt đã thấy người rớt xuống bên dưới. Y kinh hoảng vô cùng vội cởi cái túi vải ra chân đạp phải mạnh một cái, người đã bắn ra ngoài hơn ba trượng và đang lên tiếng nói tiếp thì y đã nghe thấy Thích Tả lầm bầm nói:
- Lão Đại, lão Nhị đã trúng phải ám khí có chất độc rồi…
Thích Hữu giật mình kinh hãi mặt liền biến sắc bảo y vội nhịn hơi nín sức đừng để cho chất độc theo máu chạy lên trái tim, rồi Thích Hữu vận Thiên La thần công lên hét lớn một tiếng đứng yên đợi cho kẻ địch tới.
Quần hùng thấy có mấy mũi ám khí trúng Thích Tả và thấy người y hơi chậm lại, ai nấy đều vui mừng khôn tả, đang định xông lên vây đánh.
Quần hùng đang tiến lên, bỗng thấy đối phương cởi cái túi vải trên vai ra, và phát hiện ra một cái đầu lâu nữa ai nấy đều hoảng sợ vô cùng vội lui về phía sau, mặt đều biến sắc. Chờ tới khi thấy đối phương rớt xuống mặt đất và đứng yên, rồi mọi người mới hoàn hồn và đồng thanh quát tháo lại giở ám khí ra tấn công lần nữa.
Thích Hữu thấy vậy, vẫn dùng Thiên La thần công, giơ chưởng lên gạt những mũi ám khí đó, vừa khẽ hỏi Thich Tả bị trúng phải thứ ám khí nào? Chờ tới khi biết rõ người em đã trúng phải loại ám khí nào rồi. y để ý nhìn kỹ và đã tìm thấy do một ông già gầy gò ném lên ám khí hình kim có chất độc đó. Y liền nhảy sổ vào trong đám ám khí mà nhằm ông già chộp luôn. Thân pháp của y nhanh như điện giật thoáng như bóng ma thoáng cái đã tới gần. Quần hùng thấy vậy kinh hoảng vô cùng vội rút lui luôn.
Nhân cơ hội ấy, Thích Hữu đã ra tay điểm trúng vào huyệt tê của ông già đã ném những mũi kim độc kia. Thích Tả thỉ tay trái túm lấy người ông già nọ, rồi thét lớn một tiếng lấy tiến làm lùi múa tít người ông già để gạt những mũi ám khí của kẽ địch, và nhanh như một luồng khói đen chạy thẳng ra ngoài núi.
Tuy mọi người vẫn đuổi theo anh em Thích Hữu nhưng vì sợ bứt dây động rừng tuy biết ông già bị kẻ địch bắt sống như vậy khó mà thoát chết nhưng không ai dám dùng ám khí tấn công nữa, nhỡ trúng ông già ấy thì sao.
Trong khi bôn tẩu, Thích Hữu với Thích Tả đã thò tay vào túi của ông già nọ lấy đá nam châm và thuốc giải độc ra. Đá nam châm dùng để hút những mũi kim độc ra còn thuốc dùng để uống. Như vậy, vết thương đã lành mạnh được gài nữa.
Thích Tả còn định quay lạu tái chiến nhưng Thích Hữu không chịu, bất đắc dĩ Thích Tả phải vứt ông già xuống đất, rồi hai anh em rảo cẳng ú té chạy ngay.
Từ đó trở đi, trên giang hồ không thấy quái ma hai đầu xuất hiện nữa. Những người đã vây đánh y lần ấy, lại tưởng là y đã bị trúng độc và chết rồi, nhưng sự thật thì y ẩn núp ở trong núi sâu, không ra bên ngoài nữa đấy thôi.
Sau vụ đó, Thích Tả nản trí không còn nghĩ đến chuyện hành hiệp giang hồ như trước, và y còn oán hận người đời có mắt mà không ngươi, nên y cũng không muốn can thiệp đến việc của người đời nữa…
Anh em Thích Tả ở trong núi sâu ít lâu, cảm thấy cô độc, nên đã có lần đi kiếm những người cô độc như mình để ở cho vui. Nhưng lần nào cũng thế, người bị bắt về, nếu không phải hoảng sợ mà chết ngay tại chỗ thì cũng tưởng y là ma quỷ mà vộ vàng chạy trốn ngay.
Thế rồi từ đó trở đi, anh em y cũng chẳng muốn bắt thêm ai về ở chung với mình nữa, và cứ sống cô độc như vậy luôn bảy mươi năm trời. Thỉnh thoảng đêm khuya, anh em thấy buồn bực lẻ loi quá, lại xuống núi vào nhà thường dân để xem đời sống gia đình của người ta. Thấy sự sung sướng của người đời như vậy, nhiều lúc anh em y cảm động đến ứa nước mắt ra. Anh em y chỉ muốn nhảy ngay xuống bên dưới để vui chung với họ, nhưng khi nghĩ đến mình có hai cái đầu quái dị như vậy, lại lắc đầu thở dài và nản chí rút lui luôn.
Chả lẽ anh em y lại cam tâm sống như vậy đến ngày chêt hay sao? Cam tâm để tuyệt học của mình theo xác thịt mà bị chôn vùi xuống đất sâu hay sao? Không! Không! Anh em y vẫn còn hy vọng. Phải tìm được một người hiểu biết nình rồi truyền thụ hết tài ba của mình cho người đó mới đành lòng. Nếu không đạt được mục đích ấy, dù chết anh em y cũng không thể nhắm mắt.
Thiên Tứ lẳng lặng ngồi nghe ông già vô danh kể chuyện y cảm động ứa nước mắt ra. Y chỉ muốn được gặp ngay Thích Hữu và Thích Tả để an ủi anh em quái nhân ấy.