What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Slow Man
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2337 / 33
Cập nhật: 2015-08-24 15:22:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
à Putts giới thiệu cô điều dưỡng ban ngày tên là Sheena. Trông Sheena trạc mười chín, nhưng trên giấy tờ chứng nhận thì cô hai mươi chín tuổi. Cô mũm mĩm, béo tốt, mỡ màng và nặng nề nhưng dưới vẻ ngoài ấy là tính vui vẻ cố hữu. Ông không thích cô ngay lập tức, ông không muốn có cô, nhưng bà Putts nài ép:
- Trước đây Sheena đã làm điều dưỡng viên cho nhiều người cụt chân cụt tay. Ông sẽ là kẻ ngốc khi không nhận cô ấy.
Vậy là ông chịu thua. Đến lượt bà Putts thừa nhận ông không cần thuê điều dưỡng viên ban đêm, miễn là ông đăng ký với một dịch vụ cấp cứu và lúc nào cũng mang theo máy nhắn tin.
Ông ủng hộ ý của bà Putts, vì ông tin một người có khả năng như bà ắt phải có ý kiến xác đáng. Bà Putts là một bộ phận trong hệ thống phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội nghĩa là chăm sóc những người không thể tự chăm sóc bản thân. Nếu bà Putts đã quyết là ông không có khả năng tự chăm sóc mình, rằng ông cần được che chở, thì ông phải trông cậy vào đâu? Ông không có đồng minh để chiến đấu nhân danh ông. Ông chỉ có một mình.
Cũng có thể ông đánh giá quá cao sự quan tâm của bà Putts. Ông gần như lạc hậu về những vấn đề phúc lợi, chăm nom và nghề điều dưỡng. Trong cõi đời can đảm mới mà cả ông và bà Putts cùng được khai sáng, khẩu hiệu của nó là Không can thiệp vào việc của người khác!, có lẽ bà Putts không coi mình là người quản lý ông, cũng chẳng quản lý được em trai bà hoặc bất cứ ai. Nếu trên cõi đời này, người què cụt, ôm yếu, nghèo khổ hay người vô gia cư mong được ăn những thứ bỏ đi trong thùng rác và trải chăn ở chỗ gần lối vào nhất, hãy để mặc họ làm như thế: sáng hôm sau họ thức dậy còn sống là may cho họ rồi.
Khi xe cứu thương đưa ông về nhà, Sheena đã đợi sẵn. Cô đã sắp xếp lại phòng ngủ cho ông, giám sát người quét dọn, chỉ dẫn chỗ cho thợ lắp ráp chấn song, nói chung là chăm nom mọi việc. Cô đã thảo lịch trình ngày-tiếp-ngày cho các bữa ăn, bài tập, và cái mà cô gọi la SC - chăm sóc phần chân còn lại - cô đính lên tường bên trên đầu. Tất cả gồm ba bản, một cho giữa buổi sáng, một vào buổi trưa, một vào buổi chiều, ghi "THỜI GIAN RIÊNG", là khoảng thời gian cô rút vào bếp nghỉ cho khoẻ người. Cô để vật dụng của cô vào một cái giá trong tủ lạnh đề "ĐỒ DÙNG RIÊNG". Để không héo hon vì buồn chán, cô bật radio trong bếp, xen kẽ các quảng cáo ầm ĩ và tiếng nhạc thình thịch. Khi ông yêu cầu cô vặn nhỏ tiếng đi, cô vặn nhỏ; tuy vậy, ông vẫn nghe thấy mà không căng thẳng.
Thử nghiệm đầu tiên về sức mạnh thể chất của ông là Sheena đỡ khuỷu tay ông, còn ông cố dùng toilet. Động tác ngồi xuống làm ông thất vọng: chân trái, cái chân còn lại mềm như bún. Sheena bĩu môi:
- Trở về giường ngay - cô nói - tôi sẽ lấy "bô tí"
Cô gọi bô cho người ốm là "bô tí", gọi dương vật của ông là "thằng cu". Đang lau người dở chừng bằng miếng bọt biển, trước khi làm đoạn chân bị cắt cụt, cô dừng lại và nói líu lo:
- Bây giờ nếu ông ấy muốn Sheena rửa ráy cho thằng cu, ông ấy phải rất ngoan đấy - cô nói - Nếu không ông ấy tưởng Sheena là một trong các cô gái hư. Những cô gái hư ra hư nhé - rồi cô đùa cợt vỗ nhẹ lên cánh tay ông, ra dấu đấy chỉ là một câu đùa.
Ông chịu đựng Sheena đến cuối tuần lễ, rồi gọi điện cho bà Putts:
- Tôi muốn đề nghị Sheena không trở lại - ông nói - Tôi không thể chịu đựng được cô ấy. Bà tìm cho tôi người khác vậy.
Hoá ra việc đuổi Sheena không đơn giản như vậy. Đến lúc sự hãnh diện thành thạo tay nghề của cô dịu đi, ông phải xuỳ tiền ra trả hai tháng lương. Ông tự hỏi trong sự nghiệp điều dưỡng của cô, đã bao lần cô có những vụ tương tự. Có lẽ radio chỉ là một mẹo chọc tức ông, cả kiểu nói chuyện bi bô cũng vậy.
Sau Sheena, ông được nhiều nữ điều dưỡng của các nơi môi giới chăm sóc, họ tự gọi mình là nhân viên tạm thời và mỗi lần đến một hoặc hai ngày.
- Bà có thể tìm cho tôi một người làm thường xuyên được không? - ông hỏi bà Putts qua điện thoại.
- Tôi đang bị đòi hỏi quá nhiều - bà Putts nói - Hiện nhu cầu chăm sóc người ốm rất lớn. Ông hãy kiên nhẫn, ông là danh sách loại A đấy.
Niềm hoan hỉ thoát khỏi bệnh viện của ông kéo dài không lâu. Ông rơi vào tâm trạng u ám, và tâm trạng ấy không rời ông. Ông không ưa bất cứ cô nhân viên tạm thời nào, không thích bị đối xử như một đứa trẻ hoặc thằng ngốc, không thích cái kiểu hoạt bát, vui vẻ họ nói với ông.
- Hôm nay ông thấy thế nào? - họ nói - Thế thì tốt - họ nói dù ông chẳng buồn trả lời.
- Bao giờ chúng tôi lắp chân giả nào? - họ nói - Mang chân mới tốt hơn đi nạng nhiều, thực đấy. Rồi ông sẽ thấy.
Vì cáu kỉnh, ông trở nên sưng sỉa. Ông muốn chỉ có một mình, ông không muốn trò chuyện với ai, ông bị những cơn ông cho là khóc không nước mắt. Giá như có nước mắt thật nhỉ! Ông nghĩ. Giá mình có thể cuốn trôi trong nước mắt! Ông mong đợi những ngày khi vì lý do này khác, không một ai đến chăm nom ông, dẫu như thế có nghĩa là ông phải ăn bánh bích quy và uống nước cam.
Ông đổ tại thuốc giảm đau làm ông rầu rĩ. Sự buồn bã trong đầu hay nỗi đau trong xương làm ông thao thức suốt đêm, cái nào tệ hơn? ông cố không uống thuốc và phớt lờ cơn đau. Nhưng nỗi buồn không tan. Nỗi buồn như đọng lại, trở thành một phần của thời tiết.
Trong những ngày xa xưa, những ngày trước khi bị tai nạn, ông không thể hề có cái gọi là tính u sầu. Có thể ông cô đơn, nhưng chỉ như các động vật giống đực thích sống một mình. Ông có nhiều chuyện để bận rộn. Ông mượn sách ở thư viện, ông đi xem phim, ông tự nấu ăn, nướng lấy bánh m, ông không có ô tô riêng, nên ông đi xe đạp hoặc cuốc bộ. Nếu sống kỉêu ấy làm ông thành người lập dị thì là lập dị trong giới hạn của một người Úc ôn hoà. Ông cao hơn tầm trung bình, mảnh khảnh, chân dài, ông giữ được sức khoẻ dẻo dai, ông thuộc loại đàn ông có thể kéo dài tính lập dị và đủ thứ khác đến năm chín mươi tuổi.
Ông có thể sống đến chín mươi tuổi, nhưng nếu chuyện đó xảy ra không phải là do chọn lựa. Ông đã không còn cử động thoải mái và thật ngớ ngẩn nếu tưởng rằng sẽ có lúc hồi phục mà không cần đến chi giả. Ông sẽ không bao giờ leo lên đồi Black được nữa, không bao giờ đạp xe đến chợ để mua bán, lại càng không thể lao xe đạp xuống những đoạn đường cong ở Montacute. Vũ trụ đã thu hẹp trong căn hộ này và trong khu nhà, hoặc là bao quanh cả hai và sẽ không mở rộng ra nữa.
Một cuộc sống hạn chế. Socrates sẽ nói về việc này như thế nào nhỉ? có lẽ là: một cuộc sống bị hạn chế thì không đáng sống chăng? Những người ra tù, thoát khỏi những năm tháng nhìn chằm chằm vào bức tường trơ trụi, sẽ không bị nỗi u sầu chiếm lĩnh tâm hồn. Vậy mất một chi thì có gì đặc biệt? Hươu cao cổ mà một một chân chắc chắn sẽ toi mạng, nhưng những con hươu cao cổ không có sự trung gian của Nhà nước hiện đại, hiện thân là bà Putts, trông coi phúc lợi xã hội cho chúng. Sao ông không an lòng với cuộc sống bị hạn chế, bình thường trong cái thành phố chẳng mấy thân thiện với người già cả ốm yếu?
Ông không thể trả lời những câu hỏi như thế. Ông không thể trả lời vì không có tâm trạng mà giải đáp. Chính vì thế mà ông thành người rầu rĩ: còn xa mới đến mức xử sự và cảm xúc của một người tài trí (Sao không thế này? Sao không thế nọ?) ông, ông, cái tôi mà lúc ông gọi là "mày", lúc ông xưng là "ta", bao gồm cả bóng tối, sự tĩnh lặng, sự tuyệt giống. Ông không phải là người có trí tuệ phóng theo cách này cách khác nhưng là người cả nghĩ, nhức nhối suốt đêm.
Tất nhiên ông không phải là trường hợp đặc biệt. Ngày nào chả có người bị cụt tay, cụt chân hay không sử dụng được chân tay. Lịch sử đầy rẫy những thủy thủ một tay và các nhà phát minh ngồi xe lăn, các nhà thơ mù và cả những ông vua điên. Nhưng trong trường hợp của ông, sự cắt bỏ hình như đã tách quá khứ khỏi tương lai hoàn toàn sạch sẽ đến mức tạo nghĩa mới cho từ "mới". Sự cắt bỏ này biểu hiện bắt đầu một cuộc đời mới. Nếu từ trước đến nay anh là một con người, có cuộc sống của một con người, thì từ nay trở đi có thể anh là một con chó với cuộc sống của một con chó. Một giọng nói cất lên từ tâm trạng u ám.
Ông có tuyệt vọng không? Ông có muốn chết không? Đấy có phải là sự xuống dốc không? Không. Câu hỏi ấy là sai. Ông không muốn cắt cổ tay, không muốn nuốt hai mươi tư viên Somnex, không muốn lao qua ban công. Ông không muốn chết vì không muốn gì hết. Nhưng nếu ngẫu nhiên Wayne Blight lao vào ông lần thứ hai, hất ông bay tung trong không khí dễ dàng, ông tin chắc sẽ không cứu lấy thân mình làm gì nữa. Không lăn tròn theo gió, không co chân để bật dậ có ý nghĩ cuối cùng, nếu có thời gian cho một ý nghĩ cuối cùng, thì đó là: Ý nghĩ cuối cùng là thế này đây.
Rã rời: từ ngữ đó của Homer trở lại với ông. Ngọn giáo xé toang lồng ngực, máu vọt ra, chân tay rã rời, thân xác lăn quay như con búp bê gỗ. Vậy đấy, chân tay ông hiện giờ rã rời và tâm hồn ông cũng rệu rã. Tinh thần ông sắp sụp đổ.
Người thứ hai của bà Putts xin làm cả ngày là Marijana. Chị gốc người Croatia, theo chị cho biết trong cuộc phỏng vấn. Chị rời mảnh đất chôn nhau cắt rốn từ mười hai năm trước. Chị đã được đào tạo tại Đức, ở Bielefeld, từ khi đến Australia chị đã có bằng của miền nam Australia. Ngoài việc làm y tá riêng, chị còn làm "quản gia" để kiếm thêm. Chồng chị làm việc trong nhà máy lắp ráp xe hơi, họ sống ở Munno Para, phía bắc Elizabeth, cách thành phố này nửa giờ xe. Họ có một con trai học trung học, một con gái học tiểu học, đứa thứ ba chưa đủ tuổi đến trường.
Marijana Jokić là một phụ nữ có bộ mặt mềm mại, không hẳn trạc lứa trung niên, phô cái eo đầy đặn của người đàn bà có chồng. Chị mặc đồng phục xanh da trời làm ông thấy nhẹ nhõm sau mọi thứ tuyền màu trắng. Dưới cánh tay có những mảng ẩm ướt. Chị nói tiếng Anh nhanh, gần như giọng Úc pha âm điệu Slavơ du dương, dùng lẫn lộn a và the, mang màu sắc tiếng lóng chắc là lây các con, còn bọn chúng ắt là vớ được của lũ bạn học. Ông không quen với ngôn ngữ phong phú kiểu ấy, song khá thích thú.
Theo thoả thuận giữa ông và chị Jokić có bà Putts làm trung gian, chị sẽ đến làm cho ông sáu ngày một tuần, từ thứ Hai đến thứ Bảy, trong những ngày ấy chị tha hồ thể hiện mọi kỹ năng chăm sóc thành thục của chị. Ngày Chủ Nhật, ông sẽ cầu viện dịch vụ khẩn. Chừng nào khả năng đi lại của ông còn hạn chế, chị không chỉ là điều dưỡng mà còn chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của ông như mua sắm, nấu ăn và quét tước dọn dẹp cho ông.
Sau chuyện rủi ro với Sheena, ông không mấy hy vọng vào người đàn bà miền Balkan này. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, ông miễn cưỡng cảm tạ việc chị tới. Chị Jokić - tức Marijana - hình như có khả năng trực cảm biết ông muốn gì và không muốn gì. Chị đối xử với ông không như với một ông già ngớ ngẩn run lẩy bẩy, mà như với một người vướng víu trong cử động vì bị tổn thương. Chị kiên nhẫn, không hề líu lô, chị giúp ông tắm rửa. Khi ông nói muốn ở một mình, chị biến ngay.
Ông nằm dựa đầu, chị mở băng đoạn chân cụt, đưa một ngón tay lướt trên bề mặt nhẵn nhụi.
- Khâu đẹp lắm - chị nói - Ai khâu đây?
- Bác sĩ Hansen.
- Hansen. Tôi không biết Hansen. Nhưng khá lắm. Một nhà phẫu thuật giỏi - Chị thận trọng đưa một bàn tay nhấc đoạn chân cụt như một quả dưa hấu - Làm tốt đấy.
Chị xoa xà phòng và lau rửa. Nước ấm dội vào, trông rõ màu hồng và trắng. Nó bắt đầu ít giống khúc giăm bông sấy, mà giống một con cá vùng nước sâu mù loà hơn. Ông nhìn lảng đi.
- Chị nhiều thứ bị làm hỏng rồi ư? - ông hỏi.
Chị mím môi, xoè hai bàn tay. Cử chỉ ấy làm ông nhớ tới mẹ. Có thể, cử chỉ ấy nói, tùy theo.
- Thế chị đã thấy nhiều...cái này chưa? - ông sờ nhẹ bằng đầu ngón tay.
- Chắc chắn rồi.
Ông chú ý tránh cuộc trao đổi có thể bị hiểu lập lờ.
Ông không gọi nó là chân cụt. Ông không thích gọi là gì hết, ông muốn không nghĩ đến nó, thì là khúc giăm bông. Khúc giăm bông giấu vẻ lạnh nhạt dễ chịu, khinh khỉnh.
Ông chia những người ông phải tiếp xúc thành hai loại: một vài người đã nhìn thấy nó, số còn lại - may mắn thay - sẽ không bao giờ thấy. Ông thương xót thấy Marijana nhanh chóng và dứt khoát rơi vào loại thứ nhất.
- Tôi không bao giờ hiểu vì sao người ta không thể để đầu gối lại - ông phàn nàn với chị - Xương phát triển đồng thời. Dù khớp bị vỡ tan, họ có thể làm lại được chứ. Nếu tôi biết mất một đầu gối khác biết đến thế này, tôi sẽ không bao giờ bằng lòng. Họ chẳng nói gì với tôi hết.
Marijana lắc đầu:
- Tái tạo là một phẫu thuật rất khó, rất khó. Phải ra, vào bệnh viện trong nhiều năm. Ông biết đấy, vì thế họ không thích phẫu thuật tái tạo cho các bệnh nhân già. Chỉ làm cho người trẻ thôi. Ông nghĩ sao hả? ông thấy thế nào?
Chị xếp ông vào lớp người già, những người không có cơ cứu vãn - cứu khớp đầu gối, cứu sống. Ông tự hỏi, vậy chị ta xếp mình vào lứa nào: lứa trẻ? Không già? Không già không trẻ? Hay chẳng bao giờ già?
Ông hiếm khi thấy người tận tụy trong công việc như Marijana. Bản danh sách đi mua sắm khi trở về mỗi thứ đều đính theo hoá đơn, đánh dấu chu đáo, nếu chị thay đổi khoản nào đều ghi lại rõ ràng theo lối chữ cổ, số 1 có ngạnh, số 7 có gạch ngang, số 9 có móc. Chị nấu nướng ồn ào, các bữa ăn rất ngon miệng.
Với các bạn gọi điện đến thăm, ông nhắc đến Marijana là cô điều dưỡng ban ngày.
- Tôi đã thuê một cô điều dưỡng ban ngày rất thạo việc - ông nói - Cô ấy giúp cả việc mua sắm và nấu ăn.
Ông không gọi chị là Marijana, phòng hờ có vẻ quá thân mật trong câu chuyện với chị, ông vẫn gọi chị là chị Jokić, còn chị gọi ông là ông Rayment. Nhưng với bản thân, ông gọi chị là Marijana không e dè. Ông thích tên đó, có bốn âm tiết đầy đủ, rõ ràng. Buổi sáng Marijana sẽ ở đây, ông tự nhủ khi cảm thấy đám mây buồn bã lại sà xuống. Hãy vui lên nào!
Ông không biết ông thích người phụ nữ trong Marijana có bằng ông thích tên chị không. Nói cho khách quan, chị không phải là người hấp dẫn. Nhưng bầu bạn với ông, chị dường như khéo léo bãi bỏ giới tính. Chị nhanh nhẹn, làm việc hiệu quả và vui vẻ, đấy là bề ngoài chị phô ra với ông, người thuê chị, trả tiền cho ch. Và phải được hài lòng. Thế nên ông bỏ cả tính cáu kỉnh, hễ gặp chị là ông mỉm cười. Ông thích chị nghĩ ông chịu đựng sự rủi ro của một cách can đảm, ông thích chị nghĩ tốt về ông, kính trọng ông. Nếu chị không đùa bỡn, ông cũng không để tâm. Như thế còn hay hơn kiểu trò chuyện làm duyên về "thằng cu" của ông.
Một vài buổi sáng, chị mang đứa con bé nhất đi cùng, nó chưa đến tuổi đi học. Mặc dù sinh trưởng ở Australia, tên đứa bé là Ljuba, Ljubica. Ông thích và tán thành cái tên ấy. Nếu ông không nhầm, tiếng Nga lyubov nghĩa là tình yêu. Giống như gọi một cô gái là Amour vậy.
Con đầu lòng của chị là con trai, vừa tròn mười sáu tuổi, chị kể với ông như thế. Mười sáu, chắc chị phải lấy chồng sớm. Ông duyệt lai những phỏng đóan về chị. Hơn cả hấp dẫn, chị là trường hợp một người phụ nữ tốt nết, khoẻ khoắn, vững vàng, tóc màu nâu hạt dẻ, mắt đen, nước da nâu vàng nhạt hơn là vàng bủng; một người phụ nữ xử sự khép, vai vuông vắn, ngực nhô ra đàng trước. Kiêu hãnh, ông nghĩ, và tìm một từ tiếng Anh dành cho chị. Răng chị vàng vì nicotine, là điểm thiếu sót khách quan duy nhất. Chị hút thuốc lá theo kiểu châu u cũ, dù vì lợi ích của ông, chị lánh ra ban công.
Còn đứa con gái nhỏ thực sự xinh đẹp, có những lọn tóc xoăn đen nhánh, nước da hoàn mỹ, mắt sáng lấp lánh, ắt phải là người thông minh. Sát bên nhau, hai mẹ con tạo thành một hình ảnh đẹp. Và hoà thuận. Trong lúc nấu ăn, Marijana giúp đứa trẻ nướng những cái bánh quy nhỏ hoặc bánh quy gừng. Những tiếng thì thào đều đều vọng ra từ trong bếp. Người mẹ và con gái: những nghi thức của nữ tính đang được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Người Chậm Người Chậm - John Michael Coetzee Người Chậm