People say that life is the thing, but I prefer reading.

Logan Pearsall Smith, Trivia, 1917

 
 
 
 
 
Tác giả: Barbara Cartland
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Biên tập: Gió
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 5
Cập nhật: 2021-10-03 17:29:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
3
ề quê nhà, Ian được đón tiếp một cách nồng nhiệt.
Hòn đảo Ronsa nằm ở cực Nam quần đảo Western Isles, chỉ cách bờ xứ Scotland bằng một lạch nước nhỏ. Đảo rộng chừng ba mươi cây số. Và suốt chiều dài của nó, đảo là nơi tuyệt vời cho loài gà gô, tiếng địa phương gọi là grouse. Giữa đảo, đát cao lên chừng vài trăm mét để rồi thấp dần xuống về phía Bắc, cho đến khu đầm lầy, nơi có rất nhiều giống cò vạc kiếm ăn.
Lâu đài Ronsa đứng sừng sững trên bờ vách cao, trông ra Đại Tây Dương. Bao quanh lâu đài là thông, thứ cây duy nhất trên đảo. Lâu đài xây bằng đá xám nên trông đen đủi. Các góc đều có tháp canh bằng đá. Chính giữa là một tháp canh cao vút dùng làm nơi quan sát xung quanh. Nền lâu đài đã có từ nhiều thế kỷ, nhưng bản thân tòa lâu đài thì chủ yếu được xây dựng vào thế kỷ XVII.
Trong tòa lâu đài này còn giữ được một gian kiên cố, tại đây thời xưa người ta tụ họp để bàn kế hoạch chiến trận. Xưa kia một vị vua thất trận đã trốn ở đây. Nhưng sau khi vua Charles Stuard bị quân đội Quốc Hội do tướng Cromwell lãnh đạo đánh bại và nhà Vua bị chặt đầu thì con cháu dòng họ Carstairs không còn chỗ dựa nữa. Họ cam chịu phục tùng chính quyền Scotland. Và sau đấy, không chịu nổi sự o ép, con cháu dòng họ quý tộc Carstairs chuyển xuống sống ở miền Nam là chính.
Tuy nhiên đến đời ông nội của Ian Carstairs thì cụ quay trở lại quê cha đất tổ, khôi phục lại phần nào uy thế xa xưa và tiếp tục "trị vì" số dân ít ỏi trên đảo. Chuyện đó diễn ra cách đây đã sáu chục năm. Từ ngày hòn đảo này trở lại cuộc sống theo tập tục xa xưa, hầu như tách rời khỏi chính quyền vương quốc Anh, giống như một lãnh địa quý tộc nhỏ độc lập. Ông nội Ian ngày đó là một người đức độ, thu phục được nông dân trên đảo. Họ tôn kính cụ và khi thấy cháu đích tôn của cụ, Ian Carstairs, bỏ đảo đi xuống phía Nam, vùng đất đô hội hơn, họ rất thất vọng.
Dân trên đảo biệt lập này rất ít nói tiếng Anh. Ông nội của Ian cũng chỉ dùng thổ ngữ, ngay cả khi nói với cháu đích tôn. Nông dân trên đảo Ronsa này rất hiếm khi vào đất liền. Họ sống theo những tục lệ cổ xưa và hòa thuận với nhau như một gia đình lớn. Mà cũng có lý bởi họ đều có quan hệ họ hàng với nhau, không gần thì xa. Đó là những con người đầu óc mê tín nặng và rất dè dặt khi phải tiếp xúc với người ở vùng khác đến.
Đến đời chả Ian thì cụ không có được tính khí hòa nhã nên gây thù chuốc oán với nhiều người. Đến cuối đời cụ, lâu đài bị đóng cửa. Từ sau khi mẹ qua đời cho đến ngày ông nội qua đời, Ian sống ở đảo Ronsa. Cha chàng không quan tâm gì đến việc học hành của con trai. Ngay từ nhỏ chàng đã sống giữa thiên nhiên xanh tươi, và trái với cha chàng, Ian rất được dân trên đảo quý mến. Họ gọi chàng là ông chủ nhỏ.
Mỗi hòn đất, mỗi gốc cây trên đảo, Ian đều yêu quý và giữ những kỷ niệm đẹp về chúng. Bản tính ưa hoạt động và dễ thông cảm với mọi người, Ian đến nhà nào cũng được đón tiếp thân tình. Ngày nhỏ, mới lên sáu tuổi, Ian đã thuộc lòng họ tên tất cả mọi người trên đảo. Lớn lên, chàng được ông nội kể về lai lịch hòn đảo, lâu đài cũng như tổ tiên dòng họ của chàng. Tuy không còn chế độ lãnh chúa nữa, nhưng dân trên đảo đều coi ông nội chàng là "chủ" của họ. Cụ vừa hướng dẫn họ làm lụng vừa giải quyết các vụ mẫu thuẫn, tranh chấp. Phong tục trên đảo cổ xưa cho nên cách xét xử và các hình thức trừng phạt cũng đơn giản, theo tục lệ xa xưa. Chủ yếu là đánh đòn. Dân đảo tuyệt đối phục tùng ông nội Ian và mỗi lời cụ nói ra, họ đều coi là mệnh lệnh.
Ông nội Ian qua đời đúng vào giữa cuộc chiến tranh. *(đại chiến 1914-1918). Dịp đó Ian đã xin được nghỉ phép để về quê hương chôn cất ông nôi. Chàng không bao giờ quên cảnh tượng diễn ra hôm đó. Cha Ian đang ốm nên không tham dự được tang lễ, mọi việc đều do Ian đứng ra lo toan. Chàng làm đúng theo lời dặn dò của ông nội từ trước.
Từ mặt trận trên đát Pháp đến hòn đảo Ronsa là cả một chặng đường khá dài. Ian về đến nhà đúng buổi sang hôm tang lễ. Mọi thứ đã được dân trên đảo lo liệu và bây giờ họ chỉ còn đợi "ông chủ nhỏ" về để chính thức khiêng quan tài ra huyệt.
Ian nhớ rõ buổi sáng hôm đó rất đẹp trời. Tiết thu. Từ trên bờ cao nhìn xuống biển, mặt biển xanh như ngọc. Một làn sương mỏng phủ lên bờ vách cao của hòn đảo Skye bên cạnh. Loài cúc dại nở hoa trên cánh đồng và tiếng gà gô gọi nhau lanh lảnh. Ian ngồi trên chiếc xuồng máy nối hòn đảo với đất liền. Lúc đi bộ về nhà, còn ở xa, chàng đã nhìn thấy dân đảo tụ tập đông đúc trước cổng tòa lâu đài cổ. Mặt trước lâu đài treo cờ rủ và các cửa sổ đều đóng.
Nhìn thấy Ian, không ai chào chàng. Họ chỉ tránh sang hai bên lấy lối cho chàng đi vào. Cánh cổng chính đóng những đanh đồng lớn và bản lề bằng gang từ từ mở. Ian bước vào, đầu trần. Lát sau chàng đã đứng trong gian tiền sảnh lớn của tòa lâu đài.
Trong làn ánh sáng mờ mờ, Ian nhìn thấy quan tài đựng thi hài ông nội. Nắp quan tài vẫn để mở và chàng nhìn thấy ông nội chàng nằm, mặc chiếc váy dân tộc thêu màu sắc theo đúng cách thức dòng họ quý tộc Carstairs, thanh kiếm gia truyền đặt trên người và hai cánh tay cụ bắt chéo đặt lên trên đốc kiếm. Đây là kiểu kiếm có hai lưỡi sắc hai bên mà thuở nhỏ chàng được ông nội kể là của vua ban cho ông tổ của dòng họ.
Ian cúi đầu thành kính một lúc lâu, hồi tưởng người ông mà chàng hết lòng tôn kính. Sau đấy, tiếng kèn túi vang lên trầm trầm, ai oán. Người ta bắt đầu khiêng bổng quan tài lên, đưa ra cổng. Mọi người cúi đầu lặng lẽ theo sau. Ian đi trước họ, ngay sau linh cữu. Đám tang đi rất chậm, trang nghiêm. Sau Ian là dàn nhạc túi, vẫn tiếp tục thổi nhạc tang ai oán. Cuối cùng mới đến dân làng. Đàn ông đều cúi đầu thành kính, đàn bà bưng mặt khóc thút thít.
Đám tang rời khỏi cổng lâu đài, đi dọc theo thung lũng về phía dãy đồi cao. Tiếng kèn vẫn rền rĩ u uất. Lên đến đỉnh một quả đồi, đám tang dừng lại. Đúng giữa đỉnh đồi, dựng sẵn một ngọn đuốc chưa đốt. Phía trước là huyệt đã đào sẵn giữa những bụi cây dại đang nở hoa vàng. Những người khiêng linh cữu từ từ đặt xuống, rồi vừa kính cẩn vừa thận trọng, nhấc thi hài ông nội chàng lên, đặt thẳng xuống mặt đất dưới đáy huyệt. Ông nội chàng sẽ yên nghỉ ở đây, giữa đất đai thân thiết. Không một nghi lễ nào, không một lời điếu văn nào, lời cầu nguyện cũng không. Mọi đau thương đều được giấu kín trong trái tim mỗi người. Chỉ có tiếng kèn túi ai oán như nói hộ nỗi thương tiếc vị chủ nhân sáng suốt, công bằng và thương yêu...Khi những hòn đất đầu tiên được đẩy xuống, tiếng khóc rộ lên.
Lần này không chỉ đàn bà mà cả một số đàn ông. Ian cũng không nén được nữa. Chàng òa lên nức nở, lúc ném hòn đất đầu tiên.
Lát sau, khi mặt đất đã được lấp bằng, người ta khiêng đến một tảng đá lớn màu tro, đặt lên ngay ngắn. Và Ian kính cẩn châm lửa vào ngọn đuốc cháy bùng lên. Dàn kèn túi chuyên sang một điệu nhạc tưng bừng, ca ngợi cuộc sống. "Linh hồn không chết mà sống mãi".
Bản nhạc rộn ràng, hân hoan, cao vút. Cùng lúc đó lửa trên ngọn đuốc cũng bừng cháy ngày càng to. Kết thúc tang lễ là bản nhạc hành khúc của Dân chúng Cao Nguyên. Mọi người kéo nhau lũ lượt quay về.
Đến cổng lâu đài, họ đứng lại, ngoái sau lưng nhìn ngọn đuốc trên đỉnh đồi vẫn rừng rực cháy, như biểu tượng của lòng hy vọng. Trên bầu trời xanh ngắt, mặt trời mùa thu đỏ rự chiếu xuống những cánh đồng, những sườn đồi phủ cây cỏ dại, những đám hoa cúc dại vàng óng. Lúa mạch trên cánh động đã chín, vàng rộm. Và ngoài bờ biển, những đợt sóng đuổi nhau đạp vào vách đá, tung bọt trắng xóa.
Ian bỗng nhận ra, hòn đảo Ronsa này đúng là ngôi mộ xứng đáng cho một tâm hồn bao la như tâm hồn ông nội chàng. Chàng nhìn đám dân chúng đến đưa tiễn ông nội chàng: những bộ quần ào màu đen tạo nên sự tương phản với sắc màu rực rỡ bao quanh. Chàng nhìn thấy những cặp mắt ướt lệ: chắc họ đang nhớ lại ông nội chàng, những công lao của cụ góp phần vào việc tạo dựng cuộc sống thanh bình no ấm cho họ trong sau chục năm nay.
Ian nói:
- Cầu thượng đế ban phước cho ông nội tôi được yên nghỉ an bình!
Chàng nói bằng ngôn ngữ thổ dân ở đây và giọng chàng hét to để mọi người cùng nghe thấy. Chàng vừa dứt lời, tiếng người đồng thanh cất lên:
- Cầu chúa ban cho hương hồn cụ chủ sự yên bình!
Không làm thêm động tác nào nữa, Ian quay gót, bước vào cổng tòa lâu đài cổ kính, để chủ tọa bữa ăn tang lễ giữa những người thân cận nhất của ông nội chàng lúc sinh thời.
Từ khi cha chàng thừa kế hòn đảo Ronsa, Ian rất ít khi về đây. Cha chàng, đại tá Carstairs, ghen với danh tiếng con trai. Chiến tranh kết thúc, chàng ghé về đây trước khi xuống tàu biển sang châu Phi. Từ ngày đó chàng chưa lần nào trở về hòn đảo quê hương. Nhưng dân trên đảo chưa quên chàng và hôm nay, thấy "cậu chủ nhỏ" trở về, họ hân hoan đón mừng. Họ kéo đến đây hỏi thăm và kể chàng nghe về những năm tháng chàng đi vắng.
Sau khi chào hỏi bạn bè thưở nhỏ, họ đem rượu tự nấu lấy đến mời chàng uống và chúc sức khỏe chàng. Ian trò chuyện rất lâu với bác quản lý lâu đài. Chàng vui mừng thấy thu hoạch của lâu đài đều tốt và các gia đình tá điền đều nộp tô đều đặn, chu đáo. Điều chàng vui mừng nhất là mọi người dân trên đảo đều hài lòng.
Cha chàng mất cách đây 3 năm và bây giờ Ian được thừa kế, làm chủ cả một cơ ngơi đồ sộ. Lòng chàng tràn ngập lòng biết ơn những người đã tận tụy trông coi việc trong thời gian cha chàng còn sống nhưng không ngõ ngàng gì đến, và cả thời gian ba năm nay, sau khi cha chàng qua đời.
Sau khi xem xét, Ian quyết định phải đổi mới tòa lâu đài cổ kính. Việc đầu tiên là mắc hệ thống điện. Tòa lâu đài tuy cổ kính và thô thiển nhưng rất to lớn và có dáng vẻ uy nghiêm. Gian chính, đại sảnh nằm ở giữa, trần cao lên đến tận mái nhà lâu đài.Trên tường gian đại sảnh treo cả bộ sưu tập hết sức phong phú các vũ khí cổ: các loại dao găm và kiếm. Phòng ăn có cửa sổ trông ra đại dương, tường lát bằng gỗ trạm khắc công phu, trên tầng hai là một phòng ngủ rất rộng, dành cho chủ nhân tòa lâu đài, kê một chiếc giường kiệu rất lớn, xung quanh chăng rèm thêu. Hầu hết các tổ tiên của chàng ra đời trong gian phòng lớn này. Và cũng chính tại gian phòng này, vua Charles Stuard đã ngự trong đêm chạy trốn quân cách mạng.
Ian bố trí một gian phòng nhỏ khiêm tốn để ở. Tuy nhỏ nhưng gian phòng này có ưu điểm tuyệt vời là có hai cửa sổ, một trông ra đại dương và một trông ra cánh rừng thông.
Chàng ngắm nghía kỹ và nhận thấy cánh đồng cỏ nằm phía Đông tòa lâu đài khá phẳng, có thể biến thành một sân bay nhỏ. Ông nội chàng sinh thời rất quan tâm đến chăn nuôi. Lâu đài có một chuồng ngựa lớn với rất nhiều ngựa quý. Ông nội chàng ngày xưa đã đem giống ngựa cụ nuôi đem bán trong đất liền và thu được rất nhiều tiền. Sau khi cụ qua đời, truyền thống đó vẫn giữ được và lâu đài Carstairs rất phát đạt về mặt chăn nuôi. Giống ngựa Ronsa nổi tiếng rất xa.
Phải nói ông nội chàng ngày xưa là người có đầu óc kinh tế. Tuy lương đại tá và các khoản thu thường xuyên thừa đủ để cụ sống, nhưng cụ vẫn tìm cách kiếm tiền bằng nhiều hình thức. Ngoài việc mở rộng trồng trọt và chăn nuôi trên đảo, cụ còn bỏ vốn vào nhiều doanh nghiệp ở đấ liền và bây giờ trở về thừa kế tất cả, Ian thấy chàng quá giàu.
Ian mừng rỡ thấy chàng có thể chơi thể thao, nhưng chàng nghĩ trước hết hãy tiếp tục công việc ông nội chàng để lại, đồng thời có cách đối xử với dân trên đảo để bù lại thái độ hờ hững của cha chàng trước đây.
Hòn đảo này là "nhà" chàng. Ian quyết định quên đi những gian nan trong thời gian tha hương, bắt tay vào sống và hưởng thụ cuộc sống, lao động để những thành quả lao động giúp nâng cao cuộc sống cho chàng và cả cho dân trên đảo. Ian còn nhận thấy thêm một điều nữa: chàng không thể sống biệt lập với thế giới bên ngoài như tổ tiên chàng xưa kia. Ông nội chàng có với tay ra bên ngoài đôi chút nhưng rất ít. Thời thế bây giờ đã khác. Ian nghĩ đến chuyện tậu xe hơi và máy bay. Chàng nghiên cứu xem kiểu máy bay nào thích hợp với hoàn cảnh của chàng ở đây.
Về đến nhầ hôm trước, hôm sau Ian bắt đầu thăm viếng các gia đình tá điền. Chàng cưỡi một con ngựa cái màu hồng đẹp, đi lần lượt từng gia đình. Ngày thứ ba, chàng đến cuối xóm trên đồi vào đúng giờ bữa trà.
Trước mắt chàng là một trang trại lớn nằm dưới chân đồi. Ian thúc ngựa đi tới. Đến cổng trại, chàng xuống ngựa, gõ cửa. Chàng nhớ rất rõ chủ trại này là Jack Ross, một nông dân cần cù và tính tình dễ chịu. Trong lúc chờ người ra mở cổng, Ian ngắm những kho chứa cỏ khô đầy ắp và đàn bò thả ở những cánh đồng cỏ gần đấy. Trong sân trại, đàn vịt béo múp đang sục các vũng nước tìm mồi. Trong chuồng ngựa, những con ngựa kéo vạm vỡ đang nằm nghỉ sau một ngày cày bừa.
Đột nhiên trong nhà vọng ra tiếng dây xích loảng xoảng và tiếng chìa khóa xoay trong ổ. Cửa mở, một cô gái trẻ xinh đẹp hiện ra.
- Chào cô, - Ian nói bằng thổ ngữ. - Ông Ross có nhà không?
Chàng rất ngạc nhiên thấy cô gái trả lời bằng tiếng Anh:
- Chào ông, thưa ông Carstairs. Cha tôi chưa về, nhưng cũng sắp về vì đã đến giờ dùng trà. Mời ông vào.
- Cha cô? Ôi, vậy cô chính là Jean! - Ian nói và chìa tay.
- Vậy ra ông vẫn còn nhớ tôi. Cảm ơn ông. Mời ông vào nhà. Lúc nói, cô gái nhoẻn một nụ cười rất tươi.
Ian bước vào. Chàng nhớ lại hình ảnh một cô bé gày guộc, hai chân dài ngày xưa. Hồi đó trong mọi trò chơi Jean đều thắng và cô bé bao nhiêu lần lôi cuốn chàng vào những cuộc dạo chơi táo tợn, những cuộc dạo chơi mà đáng ra chàng phải bị phạt mới đúng. Sau này lớn lên, Jean có bớt gầy đôi chút những vẫn có gì đó như con trai. Vậy mà bây giờ cô ta lại xinh đẹp và hấp dẫn đến thế này. Thật không ngờ.
- Cô nói tiếng Anh à, Jean? Nhưng ở đây người ta có dùng tiếng Anh mấy đâu?
- Sau khi anh đi, em ra thành phố Edinbourg học Đại học, - cô nói.
Sau phút đầu tiên, bây giờ Ian mới quan sát cô bạn thưở nhỏ kỹ thêm. Jean không xinh đẹp như cảm giác ban đầu của chàng. Không xấu nhưng cũng không hẳn là đẹp. Jean cao lớn, hơi mập. Đôi vai u đúng là của một cô gái nông dân quen làm lụng vất vả từ nhỏ. Nhưng Jean có làn tóc khiến nhiến nhiều cô gái đẹp của kinh thành London cũng sẽ phải ghen: dầy, mềm mại, màu hung đỏ, sáng rự lên và xõa thành những lọn nhỏ trùm lên hai vai. Cặp mắt to và miệng rộng tô son đậm đầy gợi cảm. Tuy vậy Ian vẫn còn bàng hoàng trước tấm thân cao lớn, ngồn ngộn của cô gái ngày xưa gầy còm thảm hại, mũi hếch và mặt đầy tàn nhang.
- Ôi trông cô khác quá, suýt nữa tôi không nhận ra cô đấy, Jean. Mà đúng vậy, nếu không phải gặp cô ở nhà này mà ở chỗ khác, khéo tôi không nhận ra đây chính là cô bé Jean ngày xưa.
- Còn anh thì chẳng thay đổi gì hết, - Jean vội vã nói.
Ian im lặng. Chàng chợt nhớ lại một kỷ niệm thưở nhỏ.
Trước hôm chàng rời nhà để ra thành phố học, chàng cùng với Jean rủ nhau ra dải đất vắng vẻ trên bờ biển. Hai người nằm dài trên bãi cỏ, ăn bánh mỳ kẹp thức ăn rồi thơ thẩn dạo chơi cho mãi đến lúc mặt trời lặn mới về nhà.
Lúc về đến cổng sắt tòa lâu đài, Jean lấy xe đạp, chuẩn bị về nhà cô ta. Hai người nắm chặt tay nhau để chào tạm biệt. Lúc đó Jean nói:
- Ian, em chẳng muốn anh đi chút nào.
- Anh cũng vậy, - Ian đáp, và chàng đột nhiên nói thêm. - Em là một cô gái bạo dạn. Bao giờ lớn, anh sẽ đưa em đi ngao du khắp thế giới.
Jean bèn quàng tay ôm cổ Ian và âu yếm hôn chàng, rồi nghẹn ngào nói: "tạm biệt". Ian thấy rõ mắt cô gái đẫm lệ. Jean vội vã quay đi, lên xe, phóng biến đi mất, sợ chàng nhìn thấy cô khóc.
Hình ảnh hôm đó cùng nhiều hình ảnh khác trở lại trong trí nhớ Ian; những lần hai đứa đùa nghịch, làm những trò mà nếu ông nội chàng biết được chắc chắn sẽ trừng phạt chàng. Với Jean, chàng đã từng nô giỡn, cười khanh khách và đã bao nhiêu lần cả hai đểu rất lo có ai nhìn thấy sẽ mách với ông nội chàng. Rồi hôm Ian ghé về nhà trước khi ra chiến trường, Jean đã khóc như mưa như gió. Lần đó các gia đình tá điền đều kéo đến chia tay với "cậu chủ nhỏ". Jean đi cùng với cha mẹ.
Ông nội chàng hôm đó tiếp tất cả trong phòng ăn. Ian đứng bên cạnh cụ trong bộ quân phục mới cứng làm chàng ngượng nghịu. Xong buổi tiếp, chàng bắt tay lần lượt từng người. Khi đến Jean thì cô thét lên một tiếng rồi òa khóc chạy vụt đi mất.
Bây giờ gặp lại Jean, những kỷ niệm thưở nhỏ làm Ian bối rối. May mà lúc đó chàng nghe thấy tiếng ồm ồm của bác Ross ngoài sân. Jean vội vã chạy ra ngoài, sau khi nói rất nhanh, tránh cặp mắt Ian:
- Em ra đón cha em!
Thái độ hốt hoảng của Jean khiến Ian hiểu rằng cô ta cũng bị những kỷ niệm ngày xưa làm cô thấy ngượng.
Ngồi dùng bữa trà xung quanh chiếc bàn ăn, vừa nhai loại bánh mì ngọt, thứ bánh độc đáo của miền Scotland, Ian vừa lơ đãng nghe bác Ross gái kể đủ các chuyện linh tinh xảy ra trong thời gian chàng đi vắng. Bác ta là một phụ nữ to béo, có biệt tài là câu chuyện bình thường nhưng qua cách kể của bác ta cũng thành sự kiện đặc sắc. Bác Ross trai thỉnh thoảng đệm lời vào câu chuyện, nhưng Jean thì từ đầu đến cuối bữa không hé miệng lần nào. Cô ta chỉ im lặng, mắt cụp xuống, thỉnh thoảng đứng lên tiếp trà hoặc thức ăn rồi lại ngồi xuống, không nói một câu.
Mãi đến lúc Ian cáo từ để về, Jean mới hỏi:
- Anh còn đến đây nữa chứ?
- Tất nhiên rồi, - Ian cười đáp. - Nếu như mẹ em cứ tiếp anh thịnh soạn như hôm nay.
Bác Ross gái bật cười:
- Ôi, cậu chủ khỏi lo! Cái gì chứ những thứ như hôm nay thì nhà chẳng thiếu.
Nhưng Jean không cười. Ngồi trên lưng ngựa trở về lâu đài, Ian thầm tự hỏi, tại sao lúc chàng chia tay, Jean lại rầu rĩ đến thế.
Ngọn Tháp Hạnh Phúc Ngọn Tháp Hạnh Phúc - Barbara Cartland Ngọn Tháp Hạnh Phúc