Books support us in our solitude and keep us from being a burden to ourselves.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Diệu Hạnh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3056 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4 -
ẹ con Nhân ra về, không quên ân cần nhắn nhủ:
- Nhớ hẹn chiều mai nhé.
Đúng sáu giờ, Thùy Dương lên ngồi xe cho Yên chở đi dự tiệc. Dọc đường đi, cậu em không ngớt gạ gẫm:
- Chị kể thật cho em nghe với. Làm sao chị quen họ vậy? Dưng không, tự họ lại tới làm thân, mời chị dự tiệc tùng rình rang sao?
Thật tình, cô cũng không biết trả lời làm sao cho ổn thỏa vì cho đến giờ, cô phân vân tự hỏi, vì lẽ gì mà hai mẹ con bà Phan dòng dõi giàu có như vậy, lại tự dưng làm thân với cô?
Cuối cùng, cô tạm đưa ra một kết thúc có vẽ như hợp lý nhất.
- Chắc bà Phan mới ở nước ngoài về, không quen ai nên muốn chuyện trò với chị cho đỡ buồn.
Yên nữa tin nữa ngờ:
- Tuổi tác với trình độ của bà ấy rõ ràng khác xa chị kia mà, giữa hai người đâu có chuyện gì để nói?
Thùy Dương lắc đầu chịu thua:
- Đừng đoán nữa mệt óc lắm.
Ngừng xe trước biệt thự cho Thùy Dương vào, Yên chu đáo căn dặn:
- Em ra uống cà phê ở quán trước mặt này chờ chị nhạ Nếu thấy không hợp không khí trong đó thì về sớm nhé.
Thùy Dương gật đầu, cô bấm chuông và đứng chờ. Khoảng năm phút thì dì Tư ra mở cổng.
Đã gặp cô một lần rồi và có lẽ cũng được căn dặn trước, nên dì Tư đã thái độ niềm nở hơn lần trước nhiều. Dì tươi cười bảo cô:
- Chào cộ Mợ Hai đang chờ cô nãy giờ. Mời cô vào.
Thùy Dương rón rén bước theo dì Tư thẳng vào tòa nhà lớn hôm trước.
Khác với vô thâm u, tĩnh mịch hôm nọ, bữa nay gian phòng lớn dùng tiếp khách được mở toang hết sáu cánh cửa kính xếp, tạo không gian thoáng đảng cho buổi tiệc.Và cũng không giống những gì mà Thùy Dương đã tưởng tượng trước khi đến đây. Tuy có không khí lễ tiệc qua cách bài trí sắp xếp, nhưng tòa biệt thự vẫn thưa vắng người, chẳng đông đúc khách khứa gì, theo như vai vế xả hội của chủ nhân cả.
Bà Phan, hay "mợ Hai" theo cách gọi của dì Tư vồn vã bước ra đón khách. Tối nay, trong bộ áo dài trang nhã và gương mặt trang điểm nhẹ nhàng, trông bà trẻ ra khá nhiều, so với vẻ xuềnh xoàng lúc đi mua hàng ban sáng.
Thùy Dương lễ phép cúi đầu chào:
- Thưa bác Phan.
Bà Phan cười xuề xòa:
- Cháu cứ gọi tôi là cô Ngọc Lan cho thân mật, bớt kiểu cách.
Nghe cái tên quen quen, Thùy Dương chăm chú nhìn kỹ người đối diện hơn một chút và reo lên khe khẽ:
- Cháu nhớ rồi, cô là bác sĩ Phan Hoàng Ngọc Lan nổi tiếng về sản khoa vẫn được báo đài nhắc luôn.
Bà Ngọc Lan khẽ cười, một chút ưu tư thoáng qua đôi mắt:
- Đúng rồi. Tôi xa quê hương đã lâu không ngờ vẫn có người nhớ đến.
Thùy Dương nồng nhiệt đáp:
- Dạ, có chứ. Tuy cô sang Pháp làm việc, nhưng những cống hiến của cô cho nền y học trong nước vẫn được ghi nhớ. Thời đi học, lớp tụi cháu đã biết tiếng và phục cô lắm rồi.
Bà Ngọc Lan lắc đầu, có vẻ trầm lặng hẳn:
- Cảm ơn cháu đã khen ngợi, nhưng vinh quang nào cũng phải trả giá rất đắt, khi bằng çả cuộc đời mình nữa kìa.
Thùy Dương ngây người. Dường như người phụ nữ này đang cất giấu trong lòng một tâm sự u uất, không giống như vẽ tươi tắn lịch thiệp được biểu hiện bên ngoài. Dường như kịp nhận ra mình vừa biểu lộ cảm xúc quá nhlều, bà Ngọc Lan tươi tỉnh mặt trở lại, khoát tay Thùy Dương đi vào. Vừa đi, bà vừa nói:
- Ông nội thằng Nhân không thích phô trương ồn ào, nên lễ mừng thọ Ông chỉ gồm những người quen thân và gia đình thôi, cháu cứ tự nhiên, đừng ngại ngùng gì cả.
Thùy Dương càng thấy khó xử, cô ấp úng:
- Thưa cô, con chỉ mới quen sơ với anh Nhân thôi, không thể tự xem là người thân thuộc được.
Bà Ngọc Lan cười thân ái, vỗ nhẹ lên tay cô, tỏ ý khuyến khích:
- Cô đã biết điều đó từ hôm đầu tiên rồi, chính thằng Nhân cũng kể cho cô nghe về nguyên nhân quen biết của hai bên. Nói thật vớï cháu, cả gia đình cô đều rất bận rộn trong công việc chuyên môn, kẻ làm thầy thuốc, người lo kinh doanh.v.v... đến mức quên cả chuyện riêng tư của mình, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy cái già đến sau lưng rồi. Cô tin rằng cháu là người có hiểu biết sẻ thông cảm cho cộ Với trách nhiệm của người mẹ, muốn giúp đứa con ngờ nghệch của mình chọn bạn tốt mà chơi có thêm bạn bè trong cái xã hội phức tạp này.
Cả một câu chuyện dài mới nghe thì tưởng ghê gớm bí mật gì lắm đến chừng hiểu ra thì thật quá đơn giản, đơn giản đến mức tức cười. Tóm tắt lại là bà Ngọc Lan, người của một giòng họ giàu sang đã ra tay chọn dâu, kén vợ cho con trai mình, thế thôi.
Thùy Dương bỡ ngỡ không biết nên tỏ thái độ thế nào cho phù hợp với tình huống mới mẻ vừa phát sinh này. Đang chần chừ thì Nhân từ nhà đi ra trong chiếc áo pull cổ tròn màu ghi với quần tây xám nhạt, Nhìn anh trẻ trung dễ gần hơn là mặc blouse trắng.
Thấy Thùy Dương, anh cười thật tươi câu chào và cất tiếng khen:
- Mới thoáng trông, tôi cứ ngở nhà rnình hôm nay được tiếp một cô diễn viên điện ảnh chứ, trông Thùy Dương thật khác hẳn ngày thường.
Quả là tối nay Thùy Dương chăm chút khá kỹ cho bề ngoài của mình, cô không muốn bị chủ nhân cho rằng cô thiếu tôn trọng họ, khi đến dự tiệc. Với bộ dáng quá xuề xòa. Và lời khen của Nhân dành cho cô không phải là đãi bội, với chiếc đầm suông dài màu tím nhạt và mái tóc xõa dài trên bờ vai, nhìn cô thật thanh thoát dễ thương. Tuy không có bề ngoài dữ dội bốc lửa như Bạch Sa, nhưng Thùy Dương hoàn toàn tự biết đánh giá bản thân không phải là một chú vịt con xấu xí, trái lại là khác.
Và cô cũng lịch sự, mỉm cười đáp lại Nhân:
- Anh Nhân cũng vậy, đâu khác gì Thùy Dương.
Bà Ngọc Lan đã ý tứ đi nhanh vào trong trước, dành thời gian cho hai người trẻ nói chào hỏi nhau, bây giờ xuất hiện trên ngạnh cửa, gọi to:
- Mời tất cả vào bàn tiệc. Đến giờ rồi.
Ông Phan Vĩnh Phát hãy còn rất quắc thước, minh mẩn, Tuy hôm nay là ngày thượng thọ "cổ lai hy" (bẩy mươi tuổi). Đấy cũng chính là người mà bà Hoàng đã tiếp xúc, hôm đón Bạch Sa về.
Số bà con thân thuộc khoảng bốn mươi người ngồi vào các bàn. Riêng chiếc bàn ông Vĩnh Phát là dành cho những người thân trực hệ như bà Ngọc Lan, Nhân và... Thùy Dương.
Thoạt tiên, tặng chiếc khánh vàng cho ông cụ và Nhân câu cảm ơn rất lịch sự xong, Thùy Dương lui ra xa, định tìm chỗ ngồi gần cửa để lát nữa tiện ra về. Nhưng bà Ngọc Lan đã tinh mắt, nhanh tay kéo cô lại chiếc bàn "đặc biệt" và giới thiệu với ông Vĩnh Phát một cách khéo léo bằng câu nói:
- Cháu ngồi đây với cô và thằng Nhân để tiếp xúc với ông nội nhiều hơn chút.
Ông Vĩnh Phát ngạc nhiên, nhưng nhanh chóng rồi cười sảng khoái:
- À! Thì ra là bạn gái của Vĩnh Nhân. Tốt lắm. Ngồi đây đi cháu.
Thực đơn bắt đầu dọn ra, mọi ngưòi vào bàn với không khí náo nhiệt thường có ở các buổi tiệc. Ông Vĩnh Phát chợt nhíu mày, cất tiếng hỏi:
- Ủa! Sao không thấy thằng Bảo? Không ai nhắn nó à?
Bàn tay bà Ngọc Lan đang múc xúp tổ yến vào chén, bỗng run khẽ, chỉ có Thùy Dương ngồi sát bên mới nhận ra thôi, còn lại hoàn toàn bình thường.
Nhân vội trả lời:
- Thưa ông nội. Con có đi tìm, nhưng không gặp nó.
Ông Vĩnh Phát lộ rõ sự bực bội qua câu cằn nhằn:
- Sao lạ vậy? Năm nào, đúng ngày này, nó cũng về kia mà.
Bà Ngọc Lan khẽ khàng lên tiếng xoa dịu cha chồng:
- Biết đâu nó bận bịu gì nên tới trễ, hoặc ngày mai mới tới. Nó lớn rồi, tự biết việc mình làm. Ba khỏi lo cho nó.
Dường như ông Vĩnh Phát rất nể người con dâu này, nên sau câu nói ấy, ông không thắc mắc gì nữa, lặng lẽ ăn súp.
Thế nhưng có một điều Thùy Dương nhận rất rõ là sau mẫu chuyện trao đổi vừa qua về Bảo thì không khí vừa bữa tiệc trở nên trầm lặng hẳn. Những người dự tiệc chỉ trao đổi nho nhỏ với nhau, hoặc im lặng hẳn. Vậy là sập?
Càng lúc, Thùy Dương càng lạ thấy có rất nhiều bí mật chứa đựng trong căn biệt thự lộng lẫy này và những con người ở đây nữa. Mọi người dường như đều có tâm sự nặng nề, chứ không được hồn nhiên thoải mái, từ ông cụ Phan đến bà Ngọc Lan, Vĩnh Nhân và cả Bảo nữa.
Thật ra Bảo là gì của gia đình này kia chứ?
Phải đến cuối bữa tiệc, khi khách khứa lục tục ra về gần hết thì cô mới tình cờ biết được một tin tức mơ hồ liên quan đến Bảo.
Lúc ấy bà Ngọc Lan và Nhân thay mặt ông Vĩnh Phát tiễn khách ra ngoài. Còn Thùy Dương đang phụ giúp mấy người phục vụ dọn dẹp bàn ăn, theo đúng địa vị bạn gái của Nhân như đã được phô trương vừa qua, vì cô cảm thấy làm khác đi sẽ kỳ cục lắm lắm. Dì Tư từ mở cửa phụ bên hông rón rén đi vào, đến cạnh ông Vĩnh Phát, nói khe khẽ:
- Hồi nãy cậu Bảo về đây, nhưng biết có mặt mợ Hai, cậu ấy đi luôn, dặn tôi đem quà vào cho ông.
Ông Vĩnh Phát có vẻ rất xúc động, dộng cây can xuống đất, khàn giọng hỏi:
- Sao dì không giữ nó lại, chờ tôi ra? Dì Tư lộ vẻ sợ sợt, e dè nhìn ra cổng, xem chừng bà Ngọc Lan rồi thì thào:
- Tôi sợ họ chạm mặt, rủi có chuyện ồn ào làm ông lên cơn tim thì khổ, nên không dám giữ.
Thấy ông cụ ngồi so vai đầy buồn bả,bà kiếm lời an ủi:
- Đâu có sao đâu, ông chủ. Vài bữa nữa, cậu Bảo lại về thăm ông mà.
Chỉ qua câu đối thoại ngắn ngủi mà trông ông Vĩnh Phát sọp đi một cách bất ngờ. Ông lom khom chống can đứng lên, uể oải lần từng bước lên thang lầu.
Thùy Dương cũng vừa xong công việc, cô thong thả đi ra sân. Mẹ con bà Ngọc Lan tiễn người khách cuối cùng xong, quay trở vào thì gặp cô.
Bà Ngọc Lan kêu lên:
- Xin lỗi cháu nhé. Cô với thằng Nhân bận khách, không tiếp cháu chu đáo, lại còn bắt cháu mất thờï gian phụ dọn dẹp nữa. Thật bậy ghê.
Thùy Dương khẽ cười:
- Cô đã cho phép cháu tự nhiên như người nhà rồi mà.
Bà Ngọc Lan tủm tỉm cười đầy ý nhị, quay sang bảo con trai:
- Sao con còn đứng đó? Mau lấy xe ra đưa Thùy Dương về đi chứ.
Đang đứng lóng ngóng một cách thừa thải cạnh haï người phụ nữ, nghe mách nước, anh chàng vụt bừng tỉnh, nhanh nhẹn bảo:
- Thùy Dương chờ một lát nhé. Tôi dắt xe ra ngay.
Cô vội vàng từ chối:
- Cảm ơn cô, cảm ơn anh. Thùy Dương đã dặn người nhà chờ sẳn ngoài kia rồi. Nhân có ý không tin, căn vặn:
- Có thật không? Hay là Thùy Dương ngại bạn trai nhìn thấy đi chung với tôi?
Không ngờ chuyện chưa có gì mà anh chàng đã vội suy diễn.
Cô ngại ngùng giải thích:
- Làm gì có ai. Em trai của Dương chờ ngoài kia mà.
Nét mặt chàng bác sĩ tươi lên thấy rõ, trước câu khẳng định của người đẹp. Anh chàng sốt sắng đề nghị:
- Vậy tôi đưa Thùy Dương ra ngoài nhé.
Lần này thì cô gái vui vẻ gật đầu, chào bà Ngọc Lan, ra về.
Bà mẹ nhìn theo hai người, khẽ nở nụ cười.
Thùy Dương chưa ngủ được, đêm nay quá nhiều chuyện xảy ra làm cô bứt rứt. Ngoài câu chuyện tình cờ nghe được ở bàn tiệc, trên đường về, Yên lại cung cấp thêm thông tin cho cô (mấy tiếng đồng hồ ngồi đóng ở quán cà phê quả không uổng phí).
- Em nghe bà chủ quán nói anh Bảo là cháu nội ông Vĩnh Phát, bác sĩ Nhân cũng vậy. Họ sống khép kín, ít giao du với hàng xóm nên ở xung quanh ít biết về gia đình họ lắm. A! Còn nữa cách đây mấy năm, bác sĩ Nhân quen cô nào đẹp lắm, nhưng khoảng nữa năm trở lại đây thì không thấy nữa.
Lăn người sang một bên, thấy không thoải mái, Thùy Dương ngồi hẳn dậy, bật đèn bàn lên. Đã hơn một giờ sáng rồi.
Cô tắt đèn nằm xuống, tự mắng mình: "Hư thật. Chuyện nhà người ta, ai mượn mi để ý, thắc mắc".
Thế nhưng từ sâu thẳm đầy lòng, cô hiểu đây chỉ cách từ trấn an mình thôi. Còn trong thực tế, cô đã vướng vào mớ bùng nhùng khó gở trong quan hệ với gia đình họ Phan rồi.
Dạo này, Bạch Sa ăn diện ngất trời, lúc trước đã model oằn oại rồi, bây giờ lại có ông bồ Đài Loan hào phóng chi tiền nên cô mặc sức vung vít.
Cũng phải nói thêm là nhờ có Bạch Sa làm mồi nhử mà ông Hoàng mới nắm chặt trong tay cái hợp đồng béo bở, nên từ đó, ông cũng buông xuôi luôn chuyện dạy dổ, quản lý đứa con gái ngổ ngược với cái tặc lưỡi, tự biện minh: "Nó lới rồi, khôn sống mống chết". Còn bà Hoàng thì khỏi phải nói, cho đến lúc này, bà có thể hãnh diện vỗ ngực khoe:
- Con gái tôi số một, đố ai qua mặt được nó. Chẳng mấy chốc nó sẽ qua Đài Loan chiễm chệ ngối làm bà tổng giám đốc, tha hồ đếm tiền. Lúc đó có khối địa ganh tức ứa gan luôn.
Bà chỉ nói khơi khơi, nhưng trong đó cũng không vô ý móc mỉa cô con chẳng là đồ vô dụng. Thùy Dương bỏ ngoài tai, cô chỉ băn khoăn ở một điểm duy nhất là cho đến nay, tay Tung ấy vẫn chưa hề đặt vấn đề cưới xin gì hết. Trong lúc Bạch Sa hầu như công khai sống "già nhân ngải, non vợ chồng" với ông tạ Như vậy, trong cuộc chơi này, người nắm đàng chuôi chính là gã ngoại kiều, nếu có gì xảy ra, thiệt thòi sẽ một mình Bạch Sa gánh chịu.
Đã một lần, cô đánh bạo khuyên Bạch Sa, trong lúc cô nàng chờ Tung đem xe đến chở lên Đà Lat chơi một tuần:
- Sa ơi! Mình là con gái, phải giữ gìn chứ. Đị Luông tuồng như vậy, người ta xem thường chết.
Bạch Sa đang phết Masscara lên mắt, nghe câu đó liền quay phắt lại, dí sát mặt vào bà chị, cười mũi:
- Chị dạy đời tôi à? Cảm ơn nhạ Đứa nào khôn, đứa nào dại cứ nhìn thực tế thì biết. Cho là tôi dại đi thì cái ngu dại đó cũng đáng giá vài trăm triệu để nuôi cả cái gia đình này.
Thùy Dương tái mặt, cô trấn tĩnh trả lời:
- Nhưng ít ra cũng còn chừa lại chị. Tự bản thân chị cũng tự kiếm sống được, không dám nhờ đến sự hy sinh bao la của em.
Bạch Sa vênh váo:
- À! Đúng rồi. Ba vừa giao hẳn quày hàng cho chị, vì đó là tài sản của mẹ chị để lại chứ gì. Xí! Đáng bao nhiêu mà lên mặt.
Thùy Dương giận đỏ mặt:
- Em không được nói đụng đến người lớn, chị không nhịn đâu.
Lần đầu tiên thấy Thùy Dương tỏ thái độ dữ dằn như vậy, Bạch Sa đâm ngán. Cô nàng nhún vai, lộp cộp gõ đôi giày, bỏ xuống nhà dưới cũng vừa lúc xe hơï tới đón.
Qua câu chuyện đó cũng đũ thấy Bạch Sa hết thuốc chữa rồi, thói hợm hỉnh của cô ả càng được đẩy lên cao, bởi lòng sùng bái kiếm tiền của người sinh thành.
Thùy Dương chống tay lên çằm ngắm nhìn phố xá. Mấy lúc sau này buôn bán khô khan quá, cơn lũ thế kỷ vừa qua ở miền Tây càng làm mãi lực mua sắm ở các chợ tụt hẳn đi. Người buôn bán chỉ biết kêu trời, vì hàng hóa ế ẩm. Cũng may là về sau này, ba cô đã cho hẳn cái quày với giao kèo "lời ăn lỗ chịu", chỉ lo đóng góp đầy đủ sinh hoạt phí cho gia đình là được, nên cô đỡ bị bà Hoàng kêu ca phàn nàn. Cái nguyên nhân chính khiến bà mẹ kế không mặt nặng mày nhẹ với cô là do lúc này đang bận đếm tiền và làm quân sư cố vấn cho Bạch Sa, cưa kéo ông Tung, nên chẳng còn thì giờ rảnh rỗi, xeo xéc con chồng.
Đường phố tấp nập người qua lại mà chẳng thấy ai ghé vào mua sắm, Thùy Dương thôi không nhìn ra đường nữa, cúi xuống đọc truyện.
Quyển "Cánh bưồm đỏ thắm" này cô đã gần thuộc lòng nhưng mỗi lần giở ra, cô vẫn thấy nguyên vẹn trong lòng cái cảm xúc rộn rả kỳ diệu đó câu chuyện lãng mạn, dễ thương dường ấy đưa đến. Và đã có lúc, cô cảm tưởng tượng mình đồng hòa với nàng Axen xinh đẹp, chở con tàu mang cánh buồm đỏ cùng chàng thuyền trưởng tuyệt vời đến đón đi đến một xứ sở thần tiên toàn hoa hồng ngút ngàn.
- Cô chủ! Bán cho cái broche cài nè.
Bị dứt khỏi cơn mơ, trở về thực tại, Thùy Dương ngớ ngẩn lúc mới tỉnh táo được, cô mau mắn đứng lên làm theo ý khách:
- Không phải cái này, cái kia cơ.
Lại thử, lại đổi đến phát bực, nhưng Thùy Dương vẫn cố gắng tối đa để làm vừa lòng vì "thượng đế" khó tính.
Cuối cùng rồi cô khách - một thiếu nữ xinh đẹp, đúng mốt và kiêu kỳ - cũng hoàn tất màn trình diển. Nhưng trái với lẽ thường, khi Thùy Dương cho chiếc cài áo vào hộp đưa tận tay khách thì cô ta lại lấy vứt thẳng nó vào bóp như một món đồ rẻ tiền nào đó vừa tiện tay nhặt được, chứ không phải là thứ kỳ công chọn lựa đầy giá trị như vừa rồi.
Và còn một điều nữa là lúc nhận tiền thối xong, cô ta soi mói nhìn Thùy Dương thật kỹ, rồi nhếch môi cười kèm câu nói:
- Cô mát tính lắm, chắc chắn là rất được lòng gia đình chồng. Đúng không?
Bỗng dưng ở đâu lại nhảy ra một người khách lạ hoắc, tính tình thì khó khăn mà lại còn thọc mạch, để ý đến chuyện riêng tư của người khác nữa chứ?
Tuy bực mình, nhưng Thùy Dương vẫn chọn thái độ nhã nhặn, đáp lại:
- Cảm ơn chị, nhưng tôi còn độc thân.
Người khách kỳ lạ vẫn chưa buông tha, cười châm chọc:
- Chưa cưới thì vẫn là độc thân.
Lần này thì Thùy Dương phải tỏ thái độ, cô nghiêm mặt:
- Xin lỗi. Chuyện riêng của tôi, không liên quan đến cái quầy hàng này cả. Chắc chị hỏi lầm người rồi.
Cô ta vẫn giữ yên vẻ khiêu khích, chầm chậm quay đi, sau khi buông một ởm ờ:
- Chưa chắc, biết đâu mình còn gặp lại nhau.
Đuổi khéo được người khách phiền nhiểu ấy đi, Thùy Dương thở phào nhẹ nhỏm.
"Quái quỉ thệt! Sao trên đời lại có ngưòi dư hơi quá vậy? "
Cổ lẩm bẫm nói thầm và bối rối im bặt, khi thấy Bảo bất ngờ xuất hiện trên một chiếc môtô to đùng.
Cô càng bất ngờ hơn khi phát hiện ra Bảo và người con gái ban nãy lại quen biết nhau.
Cô gái nọ tình cờ trông thấy Bảo thì có vẻ luống cuống, muốn né tránh nên sang số xe thật nhanh để rời khỏi nơi này, nhưng anh đã chận lại.
Giọng Bảo khá to, nên vọng vào chổ Thùy Dương nghe rõ mồn một:
- Chào Nguyệt Hằng, lâu quá không gặp. Dường như tình cờ chúng ta có chung một người quen à?
Cô gái trả lời một cách cáu kỉnh:
- Tránh ra cho tôi đi. Tôi bận lắm, không có thời gian nói chuyện dong dài.
Bảo kéo dài giọng, vẻ châm biếm:
- Nếu bận rộn như thế thì chị làm gì được rảnh rang, đến mứ đứng tán gẫu gần cả tiếng đồng hồ với một người bán hàng xa lạ chứ. Tôi nói có đúng không?
Nguyệt Hằng mím môi, bất thần rú mạnh ga vọt xe lên trước. Bảo không có ý cản lại, anh dừng xe trước quày, bước vào cười với Thùy Dương:
- Hôm nay bà chủ không có việc gì cho thợ làm à?
Cô cười vui:
- Không có. Chủ đang ế dài thì làm sao có tiền thuê thợ chứ.
Mắt lấp lánh ánh tinh ngịch, Bảo trả lời:
- Thì thợ tình nguyện làm không công, hoặc cho ghi sổ nợ.
Thùy Dương rối rít xua tay:
- Thôi đi. Tôi sợ nợ nần, hoặc rnang ơn ai lắm, rủi không trả được thì sao?
Anh cưới đầy ẩn ý:
- Không trả cách này thì cách khác, ai nở làm khó cô chủ đâu kia chứ.
Thùy Dương ngó lơ ra ngoài, không trả lời. Tuy chỉ trao đổi vu vơ thế thôi, nhưng cả hai người đều ngầm nhận bîết tín hiệu lạc quan, ẩn chứa những thông điệp nho nhỏ của trái tim từ trong câu chuyện.
Để bớt ngại ngùng, Thùy Dương hỏi sang chuyện khác:
- Anh quen cô gái ban nãy à?
Bảo ngần ngừ, trả lời khá thận trọng:
- Thật ra, cô ta không phải người quen của tôi, mà là có liên quan đến người thân trong gia đình.
Thùy Dương vừa như hiểu lại vừa như không. Cô lờ mờ cảm thấy hình như sắp nắm bắt được vấn đề, nhưng lại không nghĩ ra đó là chuyện gì.
Thôi. Không suy nghĩ linh tinh nữa. Cô hỏi Bảo:
- Anh làm việc gì mà ít thấy đi ngang đây vậy?
Bảo nhướng mày nhìn cô, tỏ ý ngạc nhiên:
- Ủa! Tôi tưởng em gái cô đã nói rồi chứ...
Đỏ mặt vì bị phát hiện nói dối, Thùy Dương cười trừ:
- Quên rồi. Tại quen miệng hỏi vậy thôi.
Bảo cười đáp lại, anh thong thả nói:
- Công việc của tôi còn khá mới mẽ, nên ít người theo nghề, vì vậy mà bận túi bụi, lại đi làm bất kể giờ giấc. Hể khách có nhu cầu thì mình phải đến ngay, nhất là có những vị giàu có, Lại to mật lớn gan đi xa là thuê vệ sĩ, thế là phải giong ruổi theo họ suốt cuộc hành trình, đêm người ta ngủ, mình phải thức canh. "VIP" mà (nhân vật quan trọng).
Thùy Dương ái ngại hỏi dò:
- Anh sống chung với gia đình à? Đi đứng liên tục bất thường như vậy thì ai chăm sóc cho anh?
Nét mặt Bảo bổng rắn lại, anh trả lời cộc lốc:
- Tôi mồ côi từ lúc mới sinh, không có gia đình.
Thùy Dương ân hận xuýt xoa:
- Xin lỗi anh. Thùy Dương vô ý quá.
Bảo dịu lại, thậm chí còn pha trò:
- Bởi vậy mà hiện giờ tôi đang cần gấp một hiền- nội- trợ nè. Thùy Dương làm ơn xem ai muốn làm thì giới thiệu giùm.
Cô bĩu môi:
- Chắc không ai ham cái chức vụ đó rồi.
Bảo cười xòa. Anh nhìn đồng hồ, bèn đứng lên, lộ vẻ tiếc nuối:
- Thùy Dương thấy đó. Đến thăm bạn bè mà còn lật đật như vậy, nếu có người yêu thì làm sao có thì giờ dành cho người ta được. Thôi. Cứ "solo" cho chắc ăn. Tôi đi nhé.
Nói đi là đi, lần nào cũng vậy, cứ thoắc đến thoắt đi, ẩn hiện thất thường như ở nghề của anh vậy.
Nhìn vạt nắng chiếu xiên khoai hé rọi vào một góc nhà, Thùy Dương trầm lẩn thở dài. Cả hai người con trai cùng đến với cô một lúc này đều dễ có cảm tình, nhưng không hiểu sao lý trí thì nhắc cô nên chọn Nhân, người tỏ ra ưu ái với cô hơn. Còn con tim lại xúi cô đi theo hướng ngược lại gai góc hơn nhiều, vì cho đến giờ này Bảo vẫn tỏ ra xa vời và khó hiểu.
Nhưng ở trên đời, khi con tim lên tiếng thì lý trí phải ngủ yên, Thùy Dương cũng không ngoại lê.
Bảo dừng chân khá lâu trước cổng để cân nhắc lại quyết định của mình rồi mới bấm chuông gọi mở cổng.
Dì Tư rất ngạc nhiên, nhưng cũng vui mừng không kém khi trông thấy anh liền kêu lên:
- Trời phật ơi! Cậu Ba! Cậu tệ ghê. Sao lâu quá không ghé về thăm ông vậy:
Bảo khẽ cười, hỏi lại:
- Còn ai khác trong nhà không dì?
Tất nhiên là dì Tư hiểu anh muốn nhắc tới ai, nên thận trọng lắc đầu thay câu trả lời:
Bảo có vẻ nhẹ nhỏm hẳn, anh nhanh nhẹn đi thẳng vào trong, nổi vui với dì Tư:
- Chắc dì Tư phải soạn cho con mượn mấy cái mo cau lót mông sẵn, để rủi có bị Ông nội đánh cũng không đến nổi lết mà về.
Dì Tư bật cười, trìu mến bảo:
- Cậu nói chơi hoài. Chỉ còn thiếu "gấm lát đàng, vàng lót ngõ" để đón cậu về đây thôi đó.
Đang cười, Bảo bổng nghiêm nét mặt lại. Không cho phép ai hiểu lầm việc làm của mình, Bảo nói:
- Dì Tư à! Chỗ ở của con không phải nơi tòa nhà lộng lẫy này, mà ở chỗ mẹ ruột con đã từng sống và chết tại đó. Vì vậy, xin dì đừng bao giờ đề cập đến chuyện này với con nữa.
Mùa Xuân Yêu Thương Mùa Xuân Yêu Thương - Diệu Hạnh