Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Chương 4
Những cơn mưa rỉ rã kéo dài liên tiếp:
Mưa lê thê, lạnh buốt.
Mưa trắng xóa đất trời Mưa như chẳng bao giờ muốn tạnh.
Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận về cơn mưa xứ Huế.
"Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!
Mà mưa xốí xả trắng trời Thừa Thiên".
Bão lớn xảy ra.
Mưa dải dắng suớt cả mười ngày.
Gió thổi ào ạt. Cây cối đổ ngã hoa màu bị hư hại.
Nỗi lo lớn nhất của Hạnh Chi là ngôi nhà cổ kính rêu phong trong cơn bão.
Ngôi nhà cũ kỹ của tổ tiên để lại cả trăm năm chưa có điều kiện trùng tu đã xuấng cấp trầm trọng.
Trong cơn bão mạnh, ngôi nhà bị gió lốc cuốn hết nóc và xiêu vẹo thảm thương.
Ngôi nhà là linh hồn là cuộc sống là chỗ ở của mấy mẹ con Hạnh Chi. Cô cuống cuồng lo lắng sự hư hỏng của ngôi nhà.
Khải Danh cũng lo lắng không kém:
- Chúng ta không thể ở trong ngôi nhà xiêu vẹo này được. Lỡ nó sập thì nguy to.
Hạnh Chi thở dài:
- Phải tính sao đây Khải Danh?
Khải Danh ngó quanh quất la ngoài vườn:
- Phải cất tạm ngôi nhà nhỏ ngoài vườn để ở. Còn ngôi nhà ngôi ni sẽ sửa sang lại sau chị ạ!
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Chị cũng nghĩ như em. Nhưng cất một ngôi nhà nhỏ cũng là cả vấn đề khó khăn.
Hai chị em bàn tính một lúc lâu, cuối cùng thống nhất phải vay nợ để cất nhà.
Trời vẫn tiếp tục mưa.
Những cơn mưa dây dưa, buồn thê thiết.
Căn nhà bằng tre lá được cất lên tạm bợ. Mấy mẹ con có chỗ trú ẩn tạm thời.
Cuộc sống trong những ngày mưa bão thật cơ cực.
Trời mưa, Hạnh Thơ không làm gì được. Lúc cất nhà, cô cũng chẳng phụ gì với Hạnh Chi.
Là một Tôn Nữ khuê các, mà gia đình càng ngày càng sa sút, Hạnh Thơ bực dọc và chán nản. Hạnh Chi nói gì cô bé cũng không nghe.
Bà Hạnh Phương quá lo rầu buồn bã nên bệnh tim lại tái phát.
Bà thấy bất lực và tuyệt vọng vì không giúp gì được cho các con để gánh nặng gia đình oằn trên vai Hạnh Chi.
Uống thuốc không đỡ, Hạnh Chi đưa mẹ vào bệnh viện. Mẹ nằm viện, Hạnh Chi bận rộn túi bụi, vừa lo chăm sóc mẹ, vừa chạy đôn chạy đáo kiếm tiền.
Trời mưa bão, Khải Danh cũng chẳng đi tour du lịch nào nên không có tiền.
Hạnh Thơ đi vắng suốt ngày, thỉnh thoảng mới vào viện chắm sóc mẹ thay chị.
Ở bệnh viện mà Hạnh Thơ nôn nóng chỉ mong Hạnh Chi vào để cô về nhà.
Hạnh Chi rất bực, nhưng trước tình trạng sức khỏe của bà Hạnh Phương, cô chẳng phàn nàn Hạnh Thơ làm gì.
Lúc nảo Hạnh Chi cũng an ủi khuyên lơn mẹ:
- Mạ hãy cố ăn cháo uống thuốc cho mau khỏi bệnh.
Nét mặt bơ phờ, bà Hạnh Phương than phiền:
- Mạ cứ bệnh hoạn hoài làm cực lòng các con.
Hạnh Chi múc cháo cho bà Hạnh Phương ăn:
- Mạ dừng nói rứa! Tại bị bệnh chứ mạ có muốn mô.
- Có ai mà muốn bệnh đâu con!
Mặt buồn xo, bà Hạnh Phương khổ sở nói tiếp:
- Mẹ đừng nghĩ ngợi gì cả. Đó là việc ngoài ý muốn, không phải tại mạ đâu.
Bà Hạnh Phương vẫn thở vắn than dài:
- Cũng tại gia đình mình nghèo mới ra nông nỗi. Ngôi nhà của dòng họ để lại cũng không giữ được.
- Tại mưa bão mới làm cho ngôi nhà hư mạ ơi.
- Phải mình có tiền sửa sang ngôi nhà thì nó đâu có bị hư hở con?
Hạnh Chi mỉm cười như hứa hẹn với bà Hạnh Phương:
- Mẹ yên tâm! Khi nào có tiền, con sẽ sửa sang lại ngôi nhà cho dòng họ, mạ ạ!
Bà Hạnh Phương buồn rưng rưng ngấn lệ:
- Tiền đâu mà sửa nhà hở con? Con đã phải lo chạy chữa cho mạ thế ni, mạ biết con vất vả lắm!
Hạnh Chi ôm vai mẹ:
- Chỉ mong mạ mau chóng khôi bệnh là con vui rồi.
Bà Hạnh Phương chép miệng tiếc rẻ:
- Mạ chẳng giúp gì được cho con. Gia đình hoàng tộc danh giá ngày nào, bây chừ lại thiếu thốn. Thật là tội nghiệp cho con!
Quá khứ vàng son của dòng họ chỉ còn là dư âm. Sự giàu sang không có nhưng vẫn phải giữ nề nếp, địa vị gia phong.
Sợ mẹ cứ nuối tiếc mãi ngày tháng vàng son của dòng họ hoàng tộc, Hạnh Chi nhắc nhở:
- Mạ uống thuốc rồi ngủ đi mạ. Mọi chuyện rồi sẽ qua đi.
Bà Hạnh Phương đã đỡ nhiều, Hạnh Chi đưa mẹ về nhà.
Số nợ đã vay để cất nhà chi phí nuôi mẹ nằm viện rồi cuộc sống gia đình...
tất cả một mình Hạnh Chi lo liệu. Cuộc sống chật vật, Hạnh Chi quay như chiếc chong chóng.
Hạnh Chỉ làm đủ thứ nghề, đủ thứ công việc Hạnh Chi mở quán cơm hến, chè cung đình, rồi chàm nón bài thơ bỏ mối, làm đèn lồng cung đình bán cho khách du lịch.
Bận rộn lảm đủ thứ nhưng không khá nổi. Những lúc rảnh, Khải Danh phụ Hạnh Chi. Còn Hạnh Thơ thì luôn phản nàn, khó chịu không hài lòng trước cuộc sống cơ cực.
Trời lại mưa. Mưa rả rích suốt ngày. Buôn bán ế ẩm. Thật chán!
Hạnh Thơ than vãn:
- Thật là chán! Chẳng biết thế nào mà sống đây.
- Thì cũng phải sống chứ em.
Hạnh Thơ bĩu môi:
Sống và làm đủ thứ như chị cũng không khá nổi.
Hạnh Chi mím mối:
- Không khá nhưng cũng phải làm để cuộc sống gia đình qua cơn túng quẩn chứ em.
Hạnh Thơ nhăn mặt:
- Qua! Biết chừng nào mới qua được đây.
- Rứa em bảo chị. phải làm gì hỉ?
Bỗng dưng Hạnh Thơ chỉ trích thời tiết:
- Trời cứ mưa lê thê suốt ngày chẳng thể nào sống nổi.
Đan hai tay vào nhau, Hạnh Chi nhìn em gái, nói như phân trần:
- Em còn lạ chi những cơn mưa dai dẳng của xứ Huế mình mà than phiền.
Hạnh Thơ phát cáu, làm như chính Hạnh Chi gây ra những cơn mưa dầm sùi sụt ngoài trời vậy:
- Mưa hoài có làm ăn gì được mô! Còn chị nữa, làm linh tinh mà chắng có thu nhập gì.
Hạnh Chi chép miệng than phiền:
- Không làm linh tinh thì làm gì đây?
- Có đi làm thuê thì cũng chẳng ai thuê.
Hạnh Thơ buông câu tỉnh bơ:
- Không làm thuê thì làm chủ. Thiếu gì việc.
Nghe Hạnh Thơ nói mà Hạnh Chi bực bội. Làm thuê không xong mà đòi làm chủ.
- Chủ nhà chắc? Mà chủ nhà cũng không xong. Ngôi nhà có ra hồn đâu mà làm chủ.
Bực dọc, Hạnh Chi bẻ lại Hạnh Thơ:
- Em nói giỏi hỉ? Răng không đi làm đi!
Hạnh Thơ hừ mũi:
- Chị tưởng em không làm được à? Em sẽ làm cho chị thấy!.
- Em có làm gì được mô, suốt ngày cứ ăn diện chải chuốt rồi đi long nhong.
Hạnh Thơ cãi lại:
- Mỗi người có cách sống riêng, chị đừng xía vào!.
- Nhà mình thiếu thốn mà em cứ se sua đua đòi.
- Em ăn diện cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chị.
- Không ảnh hưởng gì chị, nhưng em phải biết giữ nề nếp gia phong.
- Nề nểp gia phong, dòng họ hoàng tộc!
- Chị cứ lải nhải mãi cái điệp khúc ni, em nghe đáy tai rồi.
Hạnh Chi vẫn nhẫn nại nhắc nhở:
- Chị muốn nhắc là em làm gì cũng phải giữ đạo đức.
Hạnh Thơ nhún vai, giọng chế giễu:
- Đừng giáo huấn nữa, bà cụ non ơi! Ai mà chàng biết chị đạo đức, mẫu mực.
Hạnh Chi lắc đầu ngán ngẩm cho cô em bướng bỉnh. Hạnh Chi trầm giọng trách móc Hạnh Thơ:
- Em chỉ biết ca cẩm than phiền người khác. Lẽ ra em phải đỡ đần công việc giúp chị.
Hạnh Thơ lấc đầu:
- Công việc của chị chẳng phù hợp với em.
Đôi mày thanh tú của Hạnh Chi cau lại:
- Em nói thật khó nghe! Không phù hợp là răng?.
Rồi Hạnh Chi nhỏ nhẹ phân tích:
- Em có thấy Khải Danh không? Thằng nớ là con trai mà việc gì nó cũng phụ với chị.
Hạnh Thơ cau mặt phẩy tay:
- Chị đừng đem Khải Danh ra so sánh với em. Nó làm được cái chi mô?
Hạnh Chi nóng mũi:
Khải Danh là con trai mà nó có tinh thần trách nhiệm với gia đình hơn em.
- Mặc kệ nó! Dòng họ hoàng tộc ni là của nó, nó phải gìn giữ.
- Em nói răng mà chị chẳng lọt tai tí nào.
Hạnh Thơ thản nhiên:
- Chị không nghe được thì thôi.
Hai chị em chẳng hợp tính nhau, nói năng một lúc là cự cãi. Thật ra Hạnh Chi chỉ muốn tốt cho em gái. Nhưng Hạnh Thơ thì không chịu hiểu, cứ cho là Hạnh Chi luôn chi chiết cô vì so bì.
- Chị cứ lải nhải mãi! Đừng bắt em sống gò bó giống chị. Em cũng không muốn chị so sánh em với thằng nhóc Khải Danh đâu.
Nói xong, Hạnh Thơ chạy một hơi ra khỏi nhà, bỏ mặc Hạnh Chi đang ngồi ngẩn ra với quán cơm hến ế ẩm vì mưa gió dầm dề.
Hạnh Chi buồn nẫu ruột Đêm. Thành phố Huế lên đèn như sao sa lung linh mờ ảo.
Đoàn khách đu lịch Việt kiều tổ chức chiêu đãi và thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Hạnh Chi ở nhà trông nom bà. Hạnh Phương. Còn Hạnh Thơ nhất định tham dự chiêu đãi.
Hạnh Thơ chạy đi tìm Hải Cầm, nằng nặc đề nghị:
- Anh cho em tham dự chiêu đãi trên sông Hương với các Việt kiều hỉ?
Hải Cầm lắc đầu:
- Không được mô!
Hạnh Thơ khẽ chớp mắt với Hải Cầm:
- Anh là nhóm trưởng của ban nhạc, anh dễ dàng sắp xếp.
Hải Cầm ngần ngừ:
- Sắp xếp răng?
Đôi môi hồng như cánh hoa đào, nở nụ cười thật tươi, Hạnh Thơ cất giọng pha đường thuyết phục Hải Cầm:
Em rất thích dự chiêu đãi và ca Huế trên sông Hương. Cho em tham dự, em sẽ góp phần biểu diễn nữa.
Hải Cầm nhe răng cười châm chọc:
- Em bảo chỉ thích nhạc Rock, răng chừ đòi ca Huế?
- Có lúc em cũng thích ca Huế, anh hè!
Em biết ca Huế nữa.
- Em ca bài gì?
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Em ca các làn điệu Nam Ai, Nam Bình, Nam Xuân... các bài hò dân ca. Em cũng biết đàn tranh như chị Hạnh Chi nữa đó.
- Thật không đấy?
Hạnh Thơ tự hào khoe với Hải Cầm:
- Truyền thống của gia đình em mà! Được lênh đênh trên thuyền nghe ca Huế thật là thú vị.
Hải Cầm hỏi lại:
- Em nghe ca Huế hay là em ca?
- Cả hai! Em cũng có tài. Anh đừng tưởng em thua chị Hạnh Chi nha!
- Anh mô có nói rứa!
- Vậy thì cho em đi dự chiêu đãi nghe anh.
- Em thích dự chiêu đãi lắm hỉ?
Hải Cầm lắc đầu:
- Anh có quyền gì mà đồng ý hay không?
Hạnh Thơ hất đầu một cách kiêu hãnh:
- Em muốn dự chiêu đãi với tư cách là thành viên trong ban nhạc.
Hải Cắm muốn can ngăn:
- Em không phải là thành viên trong ban nhạc.
- Anh không cho, em cũng tham dự hà.
- Đây là đoàn khách Việt kiều về Huế du lịch.
- Càng tốt! Em rất hoan nghênh và tháp tùng đoàn khách Việt kiều du thuyền trên sông Hương.
Dù Hải Cầm nói thế nào cũng không can ngăn được Hạnh Thơ. Ý cô đã quyết. Dự chiêu đãi trên sông Hương cùng khách Việt kiều thì còn gì bằng.
Đêm...
Trăng lên.
Ánh trăng lung linh mờ ảo. Chiếu bát ngát.
Dòng sông trăng gợn sóng lăn tăn.
Những chiếc thuyền bềnh bồng trên mặt nước.
Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế tâm trạng du khách rộn ràng.
Không gian yên tĩnh, bỗng bừng lên những âm thanh trầm bổng du dương.
Tiếng đàn dịu ngọt, tiếng ca mượt mà hòa quyện vào nhau tạo nên những âm điệu du dương làm say lòng du khách.
Nghe ca Huế xong, du khách thưởng thức các món ăn. Bữa tiệc chiêu đãi với các món ăn Huế ngon và hấp dẫn.
Tiếng cười nói ồn ã trong các con thuyền vang lên rộn rã một khúc sông. Bia và rượu ngon, thi nhau rót tới tấp. Không khí nhộn nhịp tưng bừng.
Rượu ngả ngà say, những người khách bắt đầu cười nói rền vang, la hét loạn xạ. Không khí thanh tao của buổi thưởng thức ca Huế không còn nữa. Cảnh trong các du thuyền bát nháo ầm ĩ.
Hơi men bốc lên, những du khách nhảy múa quay cuồng.
Những ly rượu được rót liên tục và được uống thật nhanh.
Đêm càng khuya. Cảnh trong các du thuyền càng trở nên hỗn độn, tưởng chừng như trong quán bar nhà hát, những anh chàng Việt kiều réo các cô tiếp viên rót rượu tiếp khách.
Đêm nay Hạnh Thơ trang điểm lộng lẫy và ăn mặc thật gợi cảm. Chiếc váy đỏ rực, chiếc áo thun đen bó sát thân hình thon thả, cô đeo xâu ngọc trai trắng ngần. Trông Hạnh Thơ rất quyến rũ.
Sau khi đàn hát, Hạnh Thơ được mời dự tiệc.
Gã Việt kiều choai choai rót bia cho Hạnh Thơ, cùng cô "dzô dzô" liên tục.
Cao hứng, Hạnh Thơ cũng vui vẻ uống với gã Việt kiều.
Men rượu lâng lâng bốc lên, gã Việt kiều rạo rực hứng khởi, kéo Hạnh Thơ ngồi lên đùi, hắn giở trò sàm sỡ với cô.
- Yêu anh nghe cưng? Rồi anh sẽ lo thủ tục rước em đi.
Mắt Hạnh Thơ vụt sáng hẳn lên:
- Rước em đi thật à? Có dễ không?
Gã Việt kiều cười hô hố:
- Dễ chứ! Em đồng ý anh là xong ngay.
Nói rồi, hắn bưng ly bia kề miệng Hạnh Thơ. Cô há môi uống mà không ngần ngại gì cả.
Những gã đàn ông khác cười hô hố vỗ tay lốp bốp tán thưởng. Chầng biết họ tán thưởng Hạnh Thơ hay gã Việt kiều ép cô uống bia.
Thêm mấy gã Việt kiều nữa đưa ly rượu tận môi Hạnh Thơ ép cô uống kèm theo những cử chỉ thật nham nhở.
Dường như Hạnh Thơ không có sự phản kháng.
Được dự chiêu đãi, được ca hát trên sông Hương là Hạnh Thơ đã thỏa mãn lắm rồi. Cô chẳng bận tâm điều gì cả.
Gã Việt kiều choai choai dìu Hạnh Thơ đứng lên, thì thầm vào tai cô:
- Ở đây ăn tiệc, không khí ồn ào náo nhiệt quá, anh đưa em sang du thuyền khác thanh vắng hơn nhé.
Hai tên khác nhào theo:
- Nè ông! Không được hưởng một mình đâu nhé!
Gã choai choai nhăn mặt:
- Mấy ông định theo đốm ăn tàn sao?
- Ăn đốm ăn tàn gì cũng được! Ông phải chia con mồi chứ không được hưởng một mình.
Cả bọn cười khoái trá lôi Hạnh Thơ vào trong khoang thuyền.
Hạnh Thơ bước đi không vững, đầu óc chếnh choáng. Dường như cô không còn tỉnh táo để nhận định tình hình.
Sau khi đàn xong, Hải Cầm ngồi nép ở một góc thuyền theo dõi mọi chuyện.
Hải Cầm tức tối trước thái độ khiếm nhã của mấy gã Việt kiều đối với Hạnh Thơ. Hải Cầm cũng tức sao Hạnh Thơ không phản kháng để giữ mình. Cô sắp bị hại mà chẳng biết gì cả.
Hải Cầm nhào tới chặn gã Việt kiều lại:
- Anh hãy buông cô gái này ra!
Gã Việt kiều sừng sộ:
- Anh không được can thiệp!
- Các anh sai trái, tôi phải can thiệp.
Gã Việt kiều dài giọng lý giải:
- Ai làm gì sai trái? Cô ta đồng ý mà!
Hải Cầm kêu lên:
- Các anh ép uổng cô ta thì có. Buông cô ấy ra đi?
Gã Việt kiều hất hàm hỏi:
- Không buông! Cô ta là gì của anh mà lo dữ vậy?
- Là em gái tôi!
Em gái thì kệ em gái!
- Các anh vui chơi trên du thuyền, thưởng thức văn hóa nghệ thuật không được làm điều sai trái!
Hai bên xô đẩy giằng co. Hải Cầm phải khó khăn lắm mới giằng được Hạnh Thơ và đưa cô lên bờ về nhà.
Sau hôm đó, Hạnh Thơ đã suy nghĩ rất nhiều. Cô không ngờ cuộc đời đầy những cạm bẫy và phức tạp vô cùng.
Cũng tại Hạnh Thơ đua đòi dự chiêu đãi mới xảy ra cớ sự và cũng rất may, cô còn có Hải Cầm.
Gặp Hải Cầm, Hạnh Thơ thật lòng:
- Em cảm ơn anh đã giải cứu em. Nếu không có anh thì đời em chảng biết ra sao?
Hải Cầm xua tay muốn cho Hạnh Thơ quên hết nỗi ám ảnh:
- Thôi, em đừng nhắc chuyện đó nữa!. Không xảy ra điều gì là mừng rồi.
- Em không hiểu sao bọn họ lại tồi tệ đến thế. Em chỉ nghĩ đơn thuần là đi du thuyền nghe ca Huế.
Hải Cầm giải thích:
- Cuộc đời Có nhiều cạm bẫy. Em còn ngây thơ lắm, chưa hiểu hết được đâu.
Rồi anh dặn dò:
- Từ nay muốn làm gì phái suy nghĩ cho kỹ càng.
Hạnh Thơ rùng mình:
Em thật sự hãi hùng, chắc chắn sẽ không di du thtlyền và uống bia nữa mô.
- Em phải cẩn thận khi uống. Em có biết bọn họ bỏ thuốc mê vào ly bia của em không?
- Em mô có biết. Bởi vậy em thấy rất buồn ngủ và chảng biết gì.
Im lặng. Mồi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Một lúc sau, Hạnh thơ lên tiếng như phân trần:
- Thật ra, em chỉ muốn vui chơi thôi, chứ chẳng nghĩ gì.
- Anh biết.
- Em thật là kẻ vô ích, chẳng làm được gì.
Hải Cầm nhìn Hạnh Thơ động viên:
- Em đừng nghĩ thế. Em hãy tạo cho mình một hướng đi? Em có thể cùng Hạnh Chi và Khải Danh lo cho gia dình và cho bản thân em nữa.
Hạnh Thơ chép miệng:
- Em ghét chị Hạnh Chi cứ so sánh em với Khải Danh.
Hải Cầm phân bua cho Hạnh Chi:
- Chắc không phải so sánh đâu, Hạnh Chi chỉ muốn nhắc nhở em thôi.
Hạnh Thơ buông câu nhận dịnh:
- Chị Hạnh Chi không ưa em vì thấy em diện hơn, sợ em đẹp hơn chị ấy.
Nghe giọng điệu trẻ con của Hạnh Thơ, Hải Cầm bật cười:
- Không phải thế đâu. Hạnh Chi mong muốn cho em có công việc làm ổn định nên nhắc nhở vậy mà.
Ngồi trầm ngâm một lúc, Hạnh Thơ chép miệng than vãn:
- Em biết làm gì bây chừ hả anh?
- Hãy làm việc gì phù hợp với khả năng và sở thích của em.
Hải Cầm trả lời rồi động viên Hạnh Thơ.
- Anh thấy em nên học ngành y đi. Lúc trước em có mộng làm bác sĩ mà.
Hạnh Thơ chợt reo lên:
- Phải em rất thích làm bác sĩ sản khoa.
- Rứa thì tốt quá!
Giọng Hạnh Thơ lại yếu xìu:
- Nhưng làm sao thi vào ngành y để làm bác sĩ hả anh? Khó lắm em không vô được.
Hải Cầm khuyến khích:
- Không làm bác sĩ được thì làm y sĩ. Em hãy thi vào trung học y tế đi!
- Hoàn cảnh thế ni, làm sao em yên tâm học được.
- Quyết tâm là được. Em đừng ngại khó!
Hạnh Thơ thừ người nghĩ ngợi. Có nên học trung học y tế để trở thành y sĩ như lời động viên của Hải Cầm? Đi học thì tốn kém lắm. Nhưng trở thành y sĩ sản khoa thì Hạnh Thơ cũng rất thích.
- Em cứ yên tâm đi học, có gì anh sẽ phụ giúp.
Những lời chân tình của Hái Cầm như giải đáp được sự lo âu của Hạnh Thơ.
Hạnh Thơ buột miệng:
- Để em cố gắng xem sao!
Hải Cầm tiếp tục động viên:
- Phải quyết tâm đi em. Nhất định em sẽ trở thành y sĩ sản khoa!
- Anh tin rằng em sẽ thành công.
Con đường thành công còn xa. Nhưng những lời động viên của Hải Cầm khích lệ Hạnh Thơ rất nhiều.
Dù khó khăn trở ngại, dù thiếu thốn, Hạnh Thơ cũng sẽ cố gắng để trở thành y sĩ sản khoa có một nghề để sinh sống.
Khang Vỹ ở lại Huế. Anh với Lam Mỹ sống như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn. Lam Mỹ nhắc thì anh bảo:
- Chờ anh về Phảp thưa chuyện với ba mẹ rồi chúng ta tổ chức cưới.
Lam Mỹ cũng chẳng đòi hỏi gì. Cô rất lãng mạn và phóng khoáng.
Lúc đầu Khang Vỹ tiếp tục nghiên cứu âm nhạc nhưng rồi anh không còn mặn mà cho lắm.
Một hôm, Khang Vỹ nói với Lam Mỹ:
- Nghiên cứu âm nhạc chán quá, chắng có thu nhập gì, anh không chịu được.
Lam Mỹ ngây thơ hỏi:
- Thế sao anh Lãm Khương nghiên cứu?
- Lãm Khương kiên nhẫn chứ anh không thể làm công việc tẻ nhạt này mãi.
Lợi đâu không thấy mà vất vả quá.
Lam Mỹ mìm cười bổ sung:
- Nói theo ông bà mình là "có tiếng mà không có miếng" đấy!.
Khang Vỹ gật gù vẻ tâm đấc.
- Đúng đấy! Không có miếng làm sao mà sống. Vả lại, anh là người đàn ông thích hoạt động mạnh để kiếm tiền.
Lam Mỹ bật hỏi:
- Rứa bây chừ anh tính sao?
Khang Vỹ cao hứng nói một hơi:
- Anh sẽ bỏ vốn mở khách sạn, nhà hàng mini đón du khách nước ngoài về...
Em sẽ trông nom cùng anh.
Lắng nghe kế hoạch của Khang Vỹ, Lam Mỹ thích thú:
- Kế hoạch làm ăn của anh cũng hay.
Mắt Khang Vỹ vụt sáng hẳn lên:
- Em ủng hộ anh chứ.
Lam Mỹ hơi ngần ngừ:
- Nhưng liệu có phiêu lưu không anh?
Khang Vỹ cười phá lên:
- Phiêu lưu cũng chầng sao? Vợ chồng mình cũng đang phiêu lưu đấy.
Lam Mỹ ngượng ngùng nép đầu vào ngực Khang Vỹ. Hai tiếng "vợ chồng".
Khang Vỹ dùng khiến Lam Mỹ vừa xấu hổ, vừa sung sướng. Đúng là cô đang phiêu lưu cùng Khang Vỹ Ôm gọn Lam Mỹ trong vòng tay, Khang Vỹ khẽ cười.
- Có gan làm giàu em ạ! Ở thành phố du lịch này mình phải biết kinh doanh.
Lam Mỹ vẫn lo âu:
- Em chỉ sợ mình sinh sau đẻ muộn hoạt động không bằng ai.
- Ồ? Em khỏi lo! Trong kinh doanh người ta có ngàn cách cạnh tranh.
Lam Mỹ hồn nhiên hỏi:
- Rứa anh có cách chi?
Nựng cằm Lam Mỹ, Khang Vỹ thì thầm:
- Bí mật! Em chỉ cần phụ giúp anh, chức giám đốc giao cho em đó.
- Không dám làm giám đốc mô.
- Em cứ làm! Chỉ quản lý thôi, công việc rất nhàn hạ.
Chưa biết công việc làm ăn thế nào. Nhưng Khang Vỹ vạch ra bao kế hoạch và diễn thuyết hào hứng khiến Lam Mỹ rất say mê.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng vừa sang trọng vừa mau làm giàu. Lam Mỹ sẽ làm chủ, hơn hẳn công việc linh tinh cực khổ vất vả mà Hạnh Chi đang làm.
Giấc mơ làm giàu choáng hết tâm trí Khang Vỹ và Lam Mỹ. Thế là Khang Vỹ hăng hái bắt tay vào việc, chạy vạy đủ thứ.
Chắng mấy chốc khách sạn nhà hàng mini của Khang Vỹ ra đời như là một phép mầu.
Khách sạn, nhà hàng karaoké đi vào hoạt động sôi nổi.
Khang Vỹ và Lam Mỹ mừng rỡ hả hê trong việc dón du khách nước ngoài về tham quan cố đô Huế.
Khách sạn nhà hàng nới mở nên rất đông khách. Khang Vỹ đắc ý nói với Lam Mỹ:
- Em thấy chưa? Chúng ta ăn nên làm ra dấy. Việc kinh doanh rất phát triển.
Ôm cổ Khang Vỹ, Lam Mỹ ngọt ngào khen ngợi:
- Anh đúng là có tầm nhìn, biết cách làm ăn.
Khang Vỹ cười tít mắt:
- Chứ sao? Có ai hơn chồng em được.
Lam Mỹ nhớ đến Hạnh Chi. Cô muốn gọi Hạnh Chi đến phụ làm trong nhà hàng karaoké "Mây Hồng" nhưng sợ Hạnh Chi không đồng ý.
Là Tôn Nữ danh giá, Hạnh Chi luôn giữ nề nếp, gia phong chắc sẽ từ chối làm ở nhà hàng.
Hạnh Chi thà chịu cực khổ vất vả làm những công việc linh tinh để kiếm tiền. Nhưng những công việc của Hạnh Chi chẳng có thu nhập là bao, bán cơm hến, chằm nón lấy công làm lời không thể khá được.
Một buổi chiều, Lam Mỹ đang loay hoay bên quầy thu ngân thì Hạnh Chi đến.
- Chào bà chủ!
Thấy Hạnh Chi, mắt Lam Mỹ sáng lên mừng rỡ:
- Con khỉ! Chế nhạo ta hỉ?
Hạnh Chi cố nở nụ cười:
- Không dám mô!
Lam Mỹ niềm nở bảo:
- Mi đến chơi hỉ? Ta cũng định gọi mi đến đây đó. Ngồi đi!
Nói rồi, Lam Mỹ rối rít gọi nhân viên mang nước cho Hạnh Chi.
Hai ly cam vắt dược đặt lên bàn, Lam Mỹ ân cần:
- Mi uống cam đi!
Hạnh Chi đưa mắt nhìn quanh:
- Công việc làm ăn ra răng?
- Rất tốt! Còn mi?
Hớp một ngụm cam vắt vàng óng rồi đặt ly lên bàn, Hạnh Chi ngập ngừng:
- Lam Mỹ này...
Thấy vẻ bối rối của Hạnh Chi, Lam Mỹ hỏi dồn:
- Có việc gì hở Hạnh Chi? Dì Phương khỏe không?
- Mạ đang trở bệnh nặng. Ta không thể làm việc gì được, chàm nón làm đèn lồng gì cũng bỏ phế.
Lam Mỹ gật đầu tán thành:
- Những công việc thủ công vất vả đó, mi làm suốt đời cũng không khá được.
Rồi Lam Mỹ sốt sắng rủ:
- Mi đến đây làm với ta!
Hạnh Chi e dè:
- Trước mắt là ta cần... cần...
Hạnh Chi khổ sở không biết nói sao để vay tiền Lam Mỹ. Thật là khó mở lời dù là bạn thân.
Cuối cùng, Hạnh Chi cũng đành bấm bụng nói thẳng:
Mi hãy giúp ta! Nói với anh Khang Vỹ cho ta vay tạm một số tiền để chữa trị cho mạ.
Lam Mỹ biết Hạnh Chi đang gặp khó khăn và dường như lúc nào cũng khó khăn.
Lam Mỹ gật đầu nói nhanh:
- Được, để ta nói với anh Khang Vỹ:
Hạnh Chi trẩm giọng vẻ như phân trần:
- Ta làm đủ thứ nghề mà vẫn không đủ không đủ sống vì mạ cứ đau bệnh triền miên.
Lam Mỹ tỏ vẻ thông cám:
- Ta biết mi vất vả làm đủ thứ nhưng khổ nỗi, những công việc thủ công của mi chẳng thể nào có thu nhập khá được.
Hạnh Chi than vãn:
- Ta cũng chẳng biết làm cách nào bây chừ?
Lam Mỹ lại rủ:
- Đến đây làm nhà hàng với ta.
- Để rồi ta tính! Trước mắt ta còn bao nhiêu việc phải làm.
Hạnh Chi trả lời Lam Mỹ rồi nói thêm:
- Hạnh Thơ đang học y tế, ta cũng rất mừng. Ta còn phải chạy tiền cho nó ăn học.
Lam Mỹ ngạc nhiên:
- Hạnh Thơ chịu học y tế hở! Nhỏ nó có ngành nghề thì đỡ cho mi.
- Hạnh Thơ rất thích làm y sĩ sản khoa. Ta mong cho nó học hành tốt nghiệp.
Lam Mỹ nắm bàn tay bạn:
- Mi thật là vất vả, gánh nặng gia đình cứ mãi đè lên vai.
Hạnh Chi mỉm cười:
- Vì ta là chị cả mà!
- Chị cả phải khổ hỉ? À? Khải Danh vẫn đi làm đều chứ?
Khải Danh vẫn làm bên du lịch đi các tour. Tội nghiệp, nó đành gác việc học đại học để lo cho gia đình.
- Thằng nớ đi làm cũng tốt rồi. Khi nào có điều kiện thi đại học và học lại.
Hạnh Chi chép miệng:
- Cũng chưa biết sao mà nói!
Cảnh nhà Hạnh Chi sao mà đát. Dòng họ hoàng tộc đã lùi xa. Hiện tại Hạnh Chi phải lo chạy tiền. Với Hạnh Chi tiền bạc là nỗi ám ảnh lớn.
Lam Mỹ gọi điện cho Khang Vỹ. Mấy phút sau, Khang Vỹ xuất hiện. Cặp Hạnh Chi, anh vồn vã:
- Ồ Hạnh Chi! Ngọn gió nào đưa cô đến đây?
- Gió sông Hương!
Hạnh Chi mỉm cười trà lời rồi ngập ngừng yên lặng, hết nhìn Khang Vỹ lại nhìn sang Lam Mỹ.
Hiểu ý, Lam Mỹ khều Vỳ Khang nói:
- Anh ơi l Hạnh Chi muốn vay chúng ta một ít tiền để chữa bệnh cho dì Hạnh Phương. Anh cho Hạnh Chi vay nhé!
Khang Vỹ ra vẻ dễ chịu:
- Được thôi? Ít nhiều gì tôi cũng cho Hạnh Chi vay.
Hạnh Chi cảm kích:
- Cảm ơn anh Khang Vỹ. Khi nào mạ khỏi, em sẽ đi làm trá lại anh.
Khang Vỹ hỏi lại:
- Hạnh Chi làm gì? Nghe Lam Mỹ bảo cô chằm nón bài thơ, làm lồng đèn cung đình bán. Công việc đó làm sao khá nổi?
Hạn Chi trầm giọng:
- Em bươn chải đủ nghề mà không đủ sống, biết răng chừ.
Khang Vỹ đề nghị:
- Hạnh Chi hãy đến làm tiếp viên Karaoke phụ giúp Lam Mỹ nhé!
Hạnh Chi thảng thối kêu lên:
- Làm tiếp viên karaoké ư?
Lam Mỹ vội vàng giải thích:
- Có gì đâu mà ngại. Cô có giọng hát hay, hãy đến đây tiếp khách phụ ta, khách có yêu cầu thì cùng hát.
Khang Vỹ vừa động viên vừa như ép buộc:
Làm tiếp viên nhà hàng karaoké, Hạnh Chí có thu nhập cao, mới nhanh chóng trả nợ vay. Tôi sẽ cho Hạnh Chi vay tiền với điều kiện Hạnh Chi phải làm ở nhà hàng karaoké "Mây Hồng".
Hạnh Chi đắn đo, lưỡng lự. Tính răng chừ? Cúi mặt suy nghĩ mà Hạnh Chi bồn chồn không yên.
Một thời Tôn Nữ nay còn đâu. Tôn Nữ đài các mà Hạnh Chi đầu tắt mặt tối làm đủ các nghề để lo cho mẹ và cho em.
Làm tiếp viên karaoké, tiếp khách, ca hát với khách, Hạnh Chi không thích.
Nhưng có con đường nào khác đâu.
Thấy Hạnh Chi ngồi trầm tư nghĩ ngợi, Khang Vỹ lại hỏi:
- Hạnh Chi đồng ý không?
Câu hỏi như một lời thúc giục, nếu không đồng ý thì Hạnh Chi không vay được tiền.
Lam Mỹ thì động viên thêm:
- Mi đồng ý nhé Hạnh Chi, đến đây làm với ta bạn bè có nhau!
Không thể im lặng mãi, Hạnh Chi gật nhẹ:
- Chắc không còn cách nào khác, ta sẽ đến đây làm cho mi.
Lam Mỹ hớn hở:
- Mi làm ở nhà hàng với ta thì ta rất yên tâm. À? Mi cần vay bao nhiêu, để ta nói với anh Khang Vỹ.
Khoảng bốn triệu!
Quay sang Khang Vỹ, Lam Mỹ nói nhanh:
- Anh lấy cho Hạnh Chi vay bốn triệu hỉ?
Khang Vỹ mở tủ lấy tiền đưa cho Hạnh Chi, giọng xởi lởi:
- Giúp Hạnh Chi, vợ chồng tôi chẳng nệ hà gì. Lam Mỹ rất muốn Hạnh Chi đến đây làm chứ công việc của cô ở nhà vất vả quá.
Hạnh Chi buông gọn:
- Cám ơn anh và Lam Mỹ đã lo cho Hạnh Chi.
Khang Vỹ nhắc nhở:
- Hạnh Chi cứ đến đây làm tiếp viên karaoké cho chúng tôi là ổn cả.
Bất đấc dĩ Hạnh Chi phải đồng ý làm tiếp viên karaoké nhà hàng Mây Hồng cho vợ chồng Lam Mỹ.
Hạnh Chi nói với Khang Vỹ:
- Em sẽ đưa mạ đi trị bệnh và thu xếp chuyện nhà, hai ngày nữa em sẽ đến.
Lam Mỹ ân cần:
- Mi cứ lo cho dì Hạnh Phương trước đi. Xong rồi hãy đến!.
Hạnh Chi ra về trong tâm trạng bồn chồn, day dứt. Phải làm tiếp viên ở nhà hàng mới có đủ tiền trả nợ cho vợ chồng Lam Mỹ.
Số kiết của Hạnh Chi thật lận đận. Phải làm mãi mà vẫn không đủ sống.
Hàng ngày miệt mài chầm từng chiếc nón bài thơ, làm từng chiếc đèn lồng cung đình dể bán. Công việc tẩn mẩn mất khá nhiều thời gian mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Mỗi lần mẹ bệnh là Hạnh Chi phải vay nợ.
Cầm số tiền vừa vay của Khang Vỹ về lo chạy chữa cho mẹ Hạnh Chi thầm mong mẹ mau chóng khỏi bệnh.