Số lần đọc/download: 1428 / 11
Cập nhật: 2016-05-20 19:50:22 +0700
Chương 4
C
ồn Hến: gò đất nhú mầm phù sa không biết từ bao nhiêu triều đại rồi. Khi tôi biết chiêm bái những nét đẹp riêng của thành phố quê mình, đã thấy Cồn Hến sừng sững đó, lững lơ đôi bờ tả ngạn, hữu ngạn sông Hương. Đứng từ phố chính trông về, Cồn Hến mênh mông xanh những ruộng bắp níu vai nhau dợn sóng; chỉ cầm thêm một tí mơ mộng vào mắt, sẽ thấy Côn Hến là hải đảo.
Tới Cồn Hến từ giả Gia Hội, phải qua một chuyến đò ngang bềnh bồng. Tới từ giả Vỹ Dạ, phải lóc cóc qua chiếc cầu âu sầu đen thui màu hắc ín.
Chẳng biết ngày xưa Cồn Hến nổi tiếng vì món hơn hến ớt ruốt ngọt. Ngày nay, những ngày nắng làm sảy nổi trên lưng bọn con nít. Cồn Hến là trung tâm hóng gió (nghèo nàn) của Huế. Thanh niên thiếu nữ Thừa Thiên suốt ngày nô giỡn với sóng biển Thuận An, chiều về, ghé Cồn Hến ăn chè bắp, ăn dĩa bánh bèo và ngồi ở đó đá lông nheo nhau, tức khắc nghe khỏe khoắn lạ lùng. Gió ngoài trời và gió trong lòng cùng bốc lên phơi phới gan ruột. Những hàng quán núp ẩn dưới lũy tre mộc mạc, hàng dừa lênh khênh. Bàn ghế kê sát gốc ổi gốc xoài. Nắng chiều lắt lay rọi qua cành lá vỡ thành ngàn hoa. Bưng ly chè bắp béo ngậu lên húp, tưởng chừng uống cả hoa nắng vào lòng. Bưng ly chè khoai tía tím rịm múc từng muỗng, tưởng chừng múc cả ráng chiều vào. Ngọt. Ngon. Rẻ. Và mát.
Những Quốc Học và những Đồng Khánh muốn tình yêu đầy gió lộng, thường dẫn nhau đến Cồn Hến, nắm tay bịn rịn qua chuyến đò ngang, hoặc qua cầu (chưa thấy ai thương ai đến nỗi... cởi áo cho nhau trên cầu) nhìn ngước tóc bay, môi cười hí hửng. Tuyệt!
Chưa thấy ai nói Cồn Hến dễ thương hay dễ ghét gì cả. Cồn Hến thường đông vui vào buổi chiều tan chợ xế chiều.
Chiều nay, một bầy áo trắng chừng mười đứa ríu rít như sáo sang sông. Đi ăn chè mà làm bộ in đi diễn hành: Xe đạp nối hàng một chầm chậm qua cầu. Những tà áo nhẹ run tựa cánh bướm con, làm tôn cá dưới lòng sông trông lên say ngất.
Hai ba con sáo sang sông trước, dừng chân chờ bạn. Một con sáo chân chưa dừng, miệng đã hót:
- Ê, răng vắng vẻ vắng ve ri bây?
Cả bầy líu lo:
- Còn sớm quá hà.
- Mới bốn giờ chớ mấy.
- Ừ, còn sớm quá, chừ các cô các cậu còn mắc bận húc đầu vào các giờ học, chưa đi "rượng" được.
- Ê, tụi bây ưu vô quán mổ Quán ao thu lãnh lẽo nước trong veo hay quán nguyệt lầu?
- Vô quán ao thu lạnh lẽo coi cá háy nguýt nhau đi.
- Lên quán nguyệt lầu hít gió no phổi hơn.
Phần đông quán xá ở đây không trưng bảng hiệu. Những cái tên gọi tùy ý thích mọi người. Quán dựa kề chiếc hồ con bềnh bồng tím lục bình, bị mấy con sáo nghịch ranh gọi là Quán ao thu lạnh lẽo nước trong veo, theo tinh thần nhàn cư củacụ Nguyễn Khuyến. Quán có tầng gác lửng được tặng mỹ danh Quán Nguyệt lầu, dù ban ngay lên đó, trố mắt tới mỏi rục vẫn không tìm thấy trăng đâu. Không trăng, nhưng gnồi ở đó, phóng tia nhìn nửa mộng nửa thực xuống cõi "trần gian" mặt sông nô giỡn sóng chiều, hàng hàng cây cối thắp nến xanh xa, dọc lườm hông thôn Vỹ Dạ và bên bờ lau lách dìu hiu, những bến nước gầy guộc, lắm dáng Kiều gặt lúa. Nắng quá vàng nên mọi thứ đem giặt biến thành lụa hết, gái Vỹ Dạ cũng mơ hồ biến thành Tây Thi luôn. Những Tây Thi chiều chiều gặt lụa, chẳng biết tới ngày nào mỗi o mới lấy được một ngài quân vương (?), chắc không ai thèm lấy quân vương cỡ Phù Sai đâu. Gái Vỹ Dạ giặt để lùa nắng vào mông mênh hồn gái đó thôi, quân vương đã là dòng sông bao mùa ngâm chân vọc nước, đã là lúy tre vi vu trăng ngọc gió biển. Ngồi quán nguyệt lầu trông về Vỹ Dạ, bâng khuâng rứa thê! Chi lạ.
Còn sớm. Chiều chưa đậm màu chiều. Cồn Hến chưa đông vui. Rải rác lơ thơ vài chiếc xe dựng ngô nghê ngả nghiêng bờ bụi. Vài đôi cặp chụm đầu núp sau lá hoa thầm thì.
Bầy sáo đun xe dựng vào hàng chè tàu, khẽ nâng những tà lụa, lóc cóc leo thang lên nguyệt lầu. Tiếng guốc gõ nhịp vui, lẫn trong tiếng hát đầm ấm lan tỏa đâu từ trên cao, nồng mùi gió.
Quán không đến nỗi quá vắng. Một đôi năm nữ chiếm chiếc bàn bên góc trái. Bên góc phải, một chàng thanh niên, ngồi một mình, đang đùa giỡn cùng con chó con. Cả ba người thốt nhiên như sực tỉnh khi thấy bầy con gái xuất hiện. Đôi nam nữ thoáng mỉm cười. Người thanh niên thôi đùa với con chó, mở lớn mắt ngạc nhiên tí ti rối trầm lặng cúi xuống cuốn sách mở trên bàn. Bầy sáo mới đến líu lo:
- Hạt Tiêu. Ngồi bàn mô đây?
Tôi đưa mắt nhìn quanh, nhỏ giọng:
- Kéo nhau ngồi chung bàn với anh chàng một mình tê, chọc quê chơi.
- Thôi mị Dị chết.
- Tụi mình đông, sợ chi?
Những đôi mắt liếc xéo nhanh in ấm chớp, sắc tựa dao cạu. Nhiều tiếng cười tỏ ý hưởng ứng. Vài câu đùa bí mật truyền nhau:
- Anh chàng ngó dễ thương đó chứ.
- Trông thẳng giống Alain Delon, nhìn nghiêng giống Út Trà Ôn ghê.
- Ẩu nờ! Tau thấy giống ông già Apollo...
Cả bọn con gái nghịc ranh kéo ghế ngồi vào bàn người thanh niên. Anh chàng bối rối gấp sách lại: Cuốn Chiến Tranh và Hòa Bình.
Thu Thu mở màn:
- Điểm danh lại, coi có đứa mô khi hồi qua cầu rớt xuống sông không?
Nhuệ Giao cười chúm chím:
- Con Hạt Tiêu nhỏ bằng Hạt Tiêu chư alọt xuống cầu, tụi mình đứa mô cũng "vĩ đại" cả sức mấy mà lọt.
Đoạn hắn nhìn chăm mặt người thanh niên dí dỏm:
- Phải rứa không ông anh?
Thu Vân:
- Ớ, vô duyên, khi không chưa quen biết chi cả đã kêu người ta là ông anh, không biết trẽn cái lỗ mũi.
Lan Khuê vuốt má Nhuệ Giao:
- Chắc hai người có hẹn với nhau trước rồi à! Ông anh đợi em gái cưng của tui lâu chưa?
Ngọc Quý:
- Coi tề, cái gạt tàn thuốc đầy cả mẩu thuốc tàn. Ông anh hẳn đợi Nhuệ Giao lâu rồi.
Tôi sực nhớ tên một tập thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, buột miệng:
- Ta đợi em từ ba mươi năm!
Cả bọn cười rộ. Nhuệ Giao đỏ mặt, mắt chớp lia lịa. Người thanh niên nhẹ nhàng nhếc mép cười. Tôi cảm thấy hơi nhột môi nhột mắt vì cái nhìn của anh chàng đậu lại trên mặt tôi hơi lâu; tia nhìn làm tôi cúi mặt, cơ hồ nhận ra vẽ mê hoặc là lạ trong tia nhìn ấy. Hình như mắt anh chàng giống giống ai (?) rất quen thuộc.
Thằng nhỏ hầu bàn bưng thức uống ra. Ngọc Qúy làm bộ in đóng kịch, đưa ly chè bắp tới trước mặt anh chàng:
- Xin mời ông anh ăn chè, gọi là để mừng phút kỳ ngộ giữa ông anh và em gái Nhuệ Giao của tụi tui...
Quỳnh Hương tiếp:
- Sau ba mươi năm đợi mòn con mắt.
Nhuệ Giao ngượng quá, ngúng nguẩy:
- Bá láp. Tụi bây đùa vừa vừa thôi.
Anh chàng ngượng không kém, lí nhí:
- Cám ơn. Tôi vừa ăn xong.
Con chó con nãy giờ nằm dưới chân người thanh niên, bỗng nhảy cẫng về phía lan can, người thanh niên nhỏm dậy gọi với:
- Ái Cơ đừng nhảy hoảng.
Cả bọn đưa mắt nhìn nhau kinh ngạc khi nghe người thanh niên gọi con chó là Ái Cơ (?).
Người than niên âu yếm ôm con chó vào lòng, trở lại chỗ ngồi, mắt nhìn mông về phía Vỹ Dạ lau lách điệp trùng.
Con mà tò mò trong tôi thức dậy:
- Con chó của anh à?
Người thanh niên quay lại nhìn tôi, khẽ gật đầu. Tôi mỉm cười đáp lại cái gật đầu thân thiện của anh:
- Con chó của anh có cái tên thật đẹp. Ái Cơ, nghe như tên con gái.
Người thanh niên vuốt ve con chó trong lòng mình:
- Ái Cơ là tên một người con gái.
Việt Nữ mắt sáng tựa sao:
- Ai rứa anh?
Thu Thu mau miệng:
- Tên bạn lòng của anh phải không?
Giọng người thanh niên vẫn trầm trầm điệu cũ:
- Các cô thử đoán coi?
Không dưng, một câu đố được ném ra, cả bọn thích thú làm thầy bói!
Lan Khuê tưởng tượng:
- Ái Cơ là người anh thương nhất đời, không thấy nhau được nên chừ thương hoài đủ một nghìn năm phải không?
Người Thanh niên lắc đầu.
Tôi không tin:
- Lan Khuê nói bậy, ai lại đem tên người yêu dấu để gọi một con chó con. Phải rứa không anh?
Người thanh niên thoáng cười nhẹ:
- Ái Cơ đúng là người tôi yêu dấu nhất đời, nhưng không phải là không lấy nhau rồi mới thương.
Ngọc Qúy quả quyết:
- Chắc Ái Cơ là kẻ phụ tình, anh giận nàng thâm tim nám phổi cháy lá gan, nên đem tên nàng gọi con chó cho hả giận?
Người thanh niên dịu dàng lắc đầu.
Tôi kín đáo ngắm con chó. Đôi mắt con vật xoáy tròn hai điểm sáng tin anh và đôi mắt người thanh niên làm tôi xao xuyến nghĩ tưởng tới đôi mắt quen thuộc nào đó. Con chó và người thanh niên có mối tương quan liên hệ gì nhau? Ngó anh chàng vuốt ve con vật cách trìu mến, hẳn là anh cưng nó lám. Người ta (các bà mệnh phụ, các cô chiêu con nhà giàu) thường ưa thích nâng niu chơi với các giống chó Nhật, bát phố cũng mang theo, nằm giường nựng nịu, đằng này con chó của anh hết sức tầm thường, loại chó tìm thấy dễ dàng trong bất cứ nhà nào, khắp thành thị thôn quê Việt Nam. Loại chó thường mang tên Vện, Vàng, Ki Ki vân vân và vân vân.
- Đi chơi, đem chó theo làm chi, anh?
Người thanh niên cúi nhìn con vật:
- Tôi và nó không rời nhau nửa bước, dù tới bất cứ chỗ mô, dù đêm hay ngày.
Quỳnh Hương ngạc nhiên:
- Trời ơi, con chó mà làm như bảo vật không bằng.
Người thanh niên:
- Nó đúng là bảo vật, riêng với tôi và của tôi.
Thu Thu múc muỗng chè bắp ăn nhỏ nhẹ.
- Thật à, anh?
Thêm vài người vào quán. Nắng bên ngoài nhạt dần, gió lộng hơn. Nhạc vừa đổi bản mới, âm thanh quằn quại. Không khí trò chuyện tanvới sự đùa cợt, nghịch phá lúc đầu. Người thanh niên và con chó không còn vẽ lạc lõng giữa bọn chúng tôi. Giọng anh trầm đều, rời rạc:
- Con chó là vật thân yêu có lẽ tôi còn giữ được, ít ra cũng cho tôi lúc ni, ngày sau ra răng, tôi còn nó hay mất nó, chưa biết được.
Hình như có niềm bí mật đang bay lượn quanh chúng tôi. Niềm bí mật ấy chỉ người thanh niên biết được. Tôi nghĩ thế và nhìn sâu vào mắt anh:
- Anh mất tất cả, chỉ còn giữ được con chó thôi à, anh?
Người thanh niên nhìn mông ra xa, anh nói, như thể cho kể nào giấu mặt sau những vầng mây trên trời nghe:
- Mùa hè vừa qua tôi mất hết cha mẹ, anh chị em. Tất cả. Khi tôi về không còn một ai. Con chó chạy cuồng quanh đống lửa đỏ thét khàn giọng. Tôi dẫn nó, chạy ngược đường trở về đây.
Chuyện kể thật bất ngờ, tôi chớp mắt bồi hồi cảm động:
- Vì răng anh gọi con chó là Ái Cơ?
- Ái Cơ là tên em gái út tôi. Con chó của em tôi. Ái Cơ xin cho chó từ nhà bà nội mang về, nó cưng thương con chó lắm. Không biết Ái Cơ chừ ở mô, tôi gọi con chó bằng tên em cho đỡ nhớ.
"Tôi gọi con chó bằng tên em cho đỡ nhớ". Nếu tôi là người thanh niên tôi sẽ bật khóc khi thốt ra câu đó. Người thanh niên không khóc. Đôi mắt nhìn gước xa xăm, môi mím chặt, vầng trán lồ lộ bướng bỉnh, lòa xòa cụm tóc mềm óng, khuôn mặt bừng bừng nhìn thẳng phía trước, thách thức, kiêu bạc. Có lẽ con người anh lớn hơn số tuổi anh hiện có. Mộng ước nào đang thắp sáng sau vầng trán kín tối kiả Dáng hình đứa em thân yêu mất tích mãi mãi là ám ảnh không rời? Hai anh em có chung mùa thơ ấu rất đẹp, bây giờ có chung thêm một thời chia lìa?
Tôi ngập ngừng:
- Anh đã thử tìm kiếm chưa?
Người thanh niên như vừa qua cơn mơ ngắn, ngơ ngác:
- Tìm chi?
- Ái Cơ, người thân, gia đình.
- Rồi, tất cả mọi trạm tạm cự Chừ thì tôi đang chờ.
Tôi ngạc nhiên:
- Chờ chi, anh?
- Chờ ngày có thể đi xa hơn, đi xuyên núi rừng, đồng bằng phía bắc và tiếp tục tìm kiếm.
- Nghĩa là anh chờ Hòa Bình?
- Hình như thế?
- Răng lại hình như, anh?
- Có ai nắm chắc Hòa Bình trong tay? Ngước cổ mà chờ. Thật tội nghiệp.
- Lâu nay anh sống ra răng?
- Lang thang, làm đủ mọi nghề trừ trộm cướp. Từ hầu bàn, kèm trẻ đến khuân vác...
- Anh không có bà con thân thuộc trong thành phố ni à?
- Có, một ông cậu tu trên chùa Từ Hiếu, những lúc chán nản nhất, tôi lên ăn chay, nghe ông tụng kinh và lời khuyên bảo bất di bất dịch: Quên đi cháu, quên hết đi cháu!
- Anh còn tiếp đi học?
- Trước, thỉnh thoảng ở Văn khoa, nay thì hết hẳn rồi. Sách vở kiêm tốn quá, trong khi, thực tế mênh mông quá. Tôi mệt.
- Trước, anh không sống chung với gia đình?
- Gia đình tôi ở Quảng Trị dù là dân Huế chính cống. Một mình tôi vào trọ học trong này. Mỗi chủ nhật tôi về thăm nhà; mỗi chủ nhật em Ái Cơ đều ra bến xe đón, sau đó tôi đưa em đi chợ, em nấu cho tôi những món ăn ưa thích. Ngày chủ nhật là ngày vui nhất trong tuần của em, vì có tôi về. Em có thói quen, mỗi lần pha cà phê cho tôi, em đều uống nước thứ nhì, nước thứ nhất đắng đậm quá, em không uống nổi. Em dọa ngày nào em uống được cà phê đắng đậm thứ nhất như tôi, tôi phải dẫn em ra phố, vào quán uống cà phê cho oai!
- Anh dẫn Ái Cơ vào quán cà phê chưa?
- Chưa, em vẫn còn uống nước cà phê thứ nhì. Em vẫn còn dỡ ẹc.
- Ái Cơ mấy tuổi rồi anh?
Người thanh niên sững nhìn tôi:
- Hình như là mười lăm mười sáu chi đó. Tôi không nhớ rõ. Anh em tôi thương nhau ghê lắm.
Tôi cắn môi cố kềm giữ súc động, nhưng mắt ràn rụa lệ từ lúc nào không haỵ Tôi mơ hồ nghe tôi thở dài:
Nhuệ Giao chép miệng:
- Tội nghiệp Ái Cơ!
Người thanh niên đứng phắt dậy. Nét mặt đanh rắn lại, kiêu hãnh:
- Tôi không muốn ai thương hại em tôi cả.
Đoạn anh ôm con chó con và cuốn sách lững thững xuống thang.
Bọn chúng tôi mươi đứa nhìn theo ngẩn ngơ.
- Mỗi đứa ăn phần chè còn lại trong lỵ Không khí phảng phất chút bâng khuâng màu tím nhạt của chiều. Người thanh niên bỏ đi, anh ném lại chúng tôi một biển im lặng lớn.
Dọc đường trở lại nhà, tiếng nói và câu chuyện kể của người thanh niên không ngớt vọng dội trong đầu. Chia tay mấy nhỏ bạn, tôi đạp xe quẩn quanh trong phố, lòng không định hướng, trí mù mịt phương. Một câu chuyện tình cờ được nghe, một người tình cờ gặp gỡ. Trí tưởng tôi phóng lớn chập chùng những ảnh và hình. Hình ảnh cô bé Ái Cơ ngơ ngác thất lạc giữa trùng trùng lửa đỏ. Hẳn cô đã khóc nhiều lúc theo chân biển người ngược xuôi chạy loạn.
Ái Cợ Tên một người con gái. Tên của những người con gái trong lứa tuổi của tôi, chân yếu tay mềm, hồn ngây mắt dại, đã tới đâu, về đâu giữa mùa hè buồn tủi ấy? Con chó chạy cuồng quanh đống lửa và tứ đó, những bước chạy cuồng nối dài tới những bước lang thang người thanh niên. Tưởng tượng tinh sương, trưa xanh, chiều xám, khuya lặng, một người cúi xuống vuốt ve con chó thân yêu thì thầm gọi Ái Cơ! Ái Cơ, tiếng gọi anh hẳn trầm thống hơn ngàn lần những bản hùng ca, bi thương gấp triệu lần kinh nguyện!
Mùa hè ngàn người thất lạc nhau, có anh thất lạc cha mẹ, Ái Cợ Đầu thu, ngàn người may mắn tìm thấy nhau, ôm xách dọc trại hầm tạm cư, và anh, anh tìm thấy con chó chạy cuồng quanh đống lửa đổ. Ái Cơ ở bên này hay bên tê dòng sông ranh giới? Còn dẫm đạp lên cát bụi hay đã về gần cát bụi? Tôi lắc đầu, mắng thầm tôi: Hạt Tiêu, hãy thu trí tưởng mi lại nhỏ bằng một phần tư hạt tiêu. Tôi nhủ thầm tôi quên mà vẫn nhớ. Nhớ giữa trăm trận lựa khói ngụt ngùi, đôi mắt người thanh niên mênh mông cao vượt lên, lại gần tôi, soi rạng xuống lòng tôi những tia nhìn quen thuộc. Đôi mắt anh giống giống mắt ai?
Đêm. Thời gian trôi lênh đênh từ canh một sang canh hai. Tôi soát xét trí nhớ, tìm xem đôi mắt người thanh niên ở đâu trong lãng quên ký ức! Tôi soát xét tới độ nhức đầu, phải tọng vào cổ họng hai viên A.P.C.