If love is a game, it has to be the hardest game in the world. After all, how can anyone win a game where there are no rules?

CODY MEYERS

 
 
 
 
 
Tác giả: Eno Raud
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Thu Hằng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 441 / 7
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bảo An
ọn Đức vừa mới đến thì hội bảo an cũng bắt đầu hoạt động. Nghe nói nhiệm vụ của bọn bảo an là giữ gìn trật tự ở nông thôn. Có thể tin là như vậy. Có điều bọn bảo an giữ gìn trật tự của bọn Đức.
Nhưng, tốt hơn cả, tôi sẽ kể nhưng chuyện chính mắt tôi nom thấy, chính tai tôi nghe thấy.
Lần đầu tiên tôi trông thấy bọn bảo an là ở gần quán hàng. Phải nói rằng nhìn bề ngoài chúng không khác gì những người khác. Chỉ có điều tay áo chúng có đeo băng trắng và trong bọn có một tên khoác súng. Bọn chúng kiểm soát giấy tờ của người qua đường.
Tôi đến gần chúng và hỏi tại sao chúng lại kiểm soát giấy tờ. Tên bảo an đeo súng trả lời:
- Phải theo dõi kẻ lạ mặt, và bọn đỏ, con ạ.
Tôi nhận ngay ra lão. Đó là lão Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba mà hai tuần trước khi bọn Đức đến đã bí mật biến đi đâu mất. Người ta đồn rằng lão đã lẻn vào rừng và chính lão đã bắn chết ông thợ rèn. Có một lần ở gần quán hàng ông thợ rèn đã nói rằng nước Nga là một giếng mồi quá lớn đối với Hít-le và chắc chắn bọn Đức đến nước Nga sẽ bị bỏng mõm. Từ lâu lão Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba vốn thù địch với ông thợ rèn và có lẽ vì những lời nói ấy mà lão bắn ông. Có khi lão bắn ông bằng chính khẩu súng mà bây giờ lão đeo sau lưng chưa biết chừng.
Phải thú nhận rằng tôi thực sự khó chịu, mặc dù Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba đối xử với tôi như bạn bè. Người lão ta bốc mùi rượu, nhưng tôi không bảo là lão say. Lão nói rằng người Do Thái bây giờ đi lang thang khắp các làng và bỏ thuốc độc vào các giếng nước. Bởi thế cần phải lùng bắt họ và cho ngủ một giấc ngủ ngàn thu đến không còn một mống. Đúng chính xác lão nói là “cho ngủ”…
Tôi ngây thơ hỏi theo kiểu trẻ con:
- Tại sao lại đúng là người Do Thái đầu độc các giếng nước?
Tôi bỗng nhớ đến thầy giáo dạy toán của chúng tôi mà chúng tôi thường gọi là thầy Đráp-xơ. Cả lớp rất kính trọng thầy. Thầy cũng vốn là người Do Thái.
- Cháu không hiểu tại sao à? - lão Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba hỏi. - Tội lỗi của bọn Do Thái ở chỗ chúng là người Do Thái. Một tên Do Thái nào đó có thể không đầu độc giếng nước nhưng dù sao hắn vẫn là người Do Thái.
Cả bọn hi hi cười. Không hiểu sao tôi không hiểu câu đùa của chúng, mặc dù tôi cũng là một “cây” hài hước.
Nhưng lúc đó có một người đi xe ngựa tới gần và bọn chúng liền bắt tay vào việc khám xét chiếc xe. Nhân đó tôi bỏ đi, không thèm chào.
Mãi đến lúc trên đường về nhà tôi mới hiểu ra ẩn ý “câu đùa” của chúng: cần phải cho người Do Thái “ngủ” vì họ là người Do Thái. Và tôi chợt hiểu rằng có chuyện gì đó sắp đặt quanh đây. Tôi lại nhớ đến thầy giáo dạy toán. Rồi trước mắt tôi hiện ra khuôn mặt rỗ hoa của ông thợ rèn. Rồi đến tên sĩ quan Đức đưa tay lên tai và nói “Phi-len đan-cơ!”. Rồi sau đó là lão Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba với những câu nói của lão… Tôi thấy chóng mặt.
Và một tuần sau đã xảy ra cái việc mà chính bản thân tôi muốn kể.
Tôi có một người bạn ở nhà quê. Tên cậu ấy là Vên-lô, họ là Ra-a-gơ. Lần dầu tiên chúng tôi quen nhau là vào dịp đi cắt lúa mạch ở Xô-ô-xê-li-a, trước khi bọn Đức đến không lâu lắm. Hai bà cháu tôi đi gặt lúa giúp, nhưng tôi là người thành phố, nên không biết lượm lúa. Bà tôi lượm lúa, còn tôi thì xếp thành đống. Một trong những người đánh đống là Vên-lô và vì vậy mà chúng tôi quen nhau. Sau đó có vài lần chúng tôi cùng đi câu cá và có lần hầu như suốt ngày cưỡi con bê của cha Vên-lô đi chơi ở trong rừng. Tôi nói “của cha Vên-lô” vì mẹ cậu ta không còn nữa. Mẹ cậu bị chết do một tai nạn nào đó cách đây hai năm. Bây giờ một người bà con họ hàng xa trông nom việc nhà cho hai cha con cậu.
Hai chúng tôi chơi với nhau thật hòa thuận. Nhưng khi mặt trận lan tới gần, chúng tôi bị cấm không được đi chơi xa nhà. Bởi vậy Vên-lô không sắp xếp thì giờ đi chơi nữa. Giờ đây cha của Vên-lô bận rất nhiều việc ở quận ủy, cho nên Vên-lô cứ thường phải đóng vai người lớn ở nhà.
Một lần sau khi bọn Đức tràn đến, tôi có tới thăm Vên-lô; hai chúng tôi chơi cờ nhảy vì Vên-lô không có bộ cờ tướng. Sau đó mấy ngày liền chúng tôi không gặp nhau.
Một hôm, sau bữa ăn trưa tôi đi vào khu rừng gần đó để hái quả dâu đất. Mùa hè khô hạn quá thành thử quả dâu nhỏ và đầy sâu, tuy vậy nhấm nháp một chút thì cũng chả sao.
Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng động cơ ô-tô: có ai đánh xe vào con đường hẹp này nhỉ? Đề phòng bất trắc, tôi nấp vào một bụi dâu đất và nghe ngóng. Một chiếc xe ô-tô tải nhanh chóng xuất hiện. Bọn bảo an đứng trong thùng xe. Chúng hò hét, cười đùa ầm ĩ và nhìn xuống con đường phía sau xe. Có lẽ ở đó có cái gì buồn cười lắm. Tôi nghển cổ. Và tôi đã nhìn thấy…
Có một người chạy theo xe. Đó là một người đàn ông bị ròng dây buộc vào xe tải như con chó. Khuôn mặt người đó đẫm máu và miệng mở rộng. Chốc chốc người đó lại nâng tay lên vẫy vẫy như chim. Đó là cha của Vên-lô.
Tôi thấy buồn nôn.
Cha của Vên-lô ngã. Chiếc xe kéo ông trên mặt đất. Tôi nhận ra tiếng Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba, khi lão hét:
- Đứng lên, thằng già! Đứng lên, thằng già!
Tôi chạy về làng. Quả thật tôi đã khóc thổn thức. Trong đầu tôi cứ xoáy mãi một ý nghĩa: “Bây giờ bọn chúng đang phóng xe đi cho ông ấy ngủ! Bây giờ bọn chúng đang phóng xe đi cho ông ấy ngủ! Chúng phóng xe đi cho ông ấy ngủ!...”
Ở nhà, cô tôi cho tôi uống thuốc an thần.
Lúc ăn cơm tối, chú tôi bảo:
- Bọn bảo an lại “đảm đương” cả quyền tự xét xử đấy!
Tôi không còn gặp lại Vên-lô nữa. Sau này nghe nói cậu ta đã đi đến nhà một người chú vào đúng ngày hôm đó.
Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối - Eno Raud Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối