Số lần đọc/download: 5563 / 15
Cập nhật: 2018-10-23 10:50:31 +0700
Chương 4
B
iên nhìn đồn ghồ đã quá giờ hẹn 15 phút nhưng vẩn không thấy ai. Ly cà phê cạn rồi, có lẽ anh về thôi.
Định gọi tính tiền, Biên chợt nghe có người gọi mình. Đó là một người đàn ông trạc ngòai ba mươi có gương mặt dế gần gũi, mà Biên từng gặp ở những lần hẹn trước.
Anh ta mĩm cười:
- Cậu biên định về à?
Biên im lặng như đang đánh giá người gọi đúng tên mình, xem anh ta muốn gì.
Anh ta tự nhiên ngồi đối diện với Nhiên:
- Ông chủ bận họp đột xuất, nên không tới gặp cậu được. Ông ấy nhờ tôi đưa cho câu.
Đặt xuống bàn một phong bì, ông ta nói:
- Cần nhắn gì cậu cứ nói với tôi.
Biên lầm lì:
- Tôi chẳng có gì để nhắn hết. Cám ơn ông đã đến đây thay ông ấy.
Người đàn ông bắt tay anh:
- Vậy tôi về
Ngồi lại một mình, Biên mở phong bì ra. Bên trong có hai trăm đô la và một tờ giấy gấp đôi. Ông ta không thèmgặp anh thì thôi còn thư từ làm gì chứ.
Cất tiền xong, Biên ngần ngừ định xé tờ giấy, nhưng không hiểu sao anh lại cho nó vào túi rồi đứng lên.
Giờ này, chắc mọi người đã ăn cơm. Đay là lần đâu Biên về nhà muộn như vậy, anh chợt thấy ngại khi tưởng tượng đến đôi mắt trách móc của Lan Khuê.
Cô nàng kiêu ky, kiểu cách ấy đang ở trên chín từng mây vì những lời ngợi ca có phần quá đáng của gia đình và có lẻ cả Biên nửa. Lan Khuê đang sống với ảo tưởng mình là người rất nổi tiếng.
Trong những bửa cơm, Khuê huyên thuyên khoe có nhiều cái đuôi bám theo cô về tận cổng, sau khi Khuê trở thành phiến lá mới của vòm me xanh. Những cái đuôi ấy làm cô bực bội mà chưa biết cắt đuôi bằng cách nào. Khuê bảo cô muốn chuyên tâm học hành, chớ không muốn nghĩ tới chuyện bồ bịch yêu đương.
Cô làm Biên hơi bị ngại một chút. Anh không muốn có tên trong đám... đuôi ấy, bởi vậy dạo này Biên tỏ vẻ dửng dưng với Khuệ Anh muốn giửa hai người có một ranh giới rạch ròi. Nếu không, với sự tưởng tượng phong [hú của mình, Lanh Khuê lại cho rằng Hải Biên cũng là một cây si thì piền phức lắm.
Tới cổng, Biên thấy Duy mặc áo dài, ôm cặp đứng vơi một thằng nhóc. Anh nhận ra đây là đứa vẩn thường tới chở con bé đi học mỗi ngày. Đã về tới nhà rồi, sao không vào mà đứng đây thế kia.
BIên mĩm cười thay câu chào. Phượng Duy ngượng ngạo chào đáp lể, dù mắt con bé đỏ hoe như đang khóc.
Trung vội lên tiếng trước:
- May quá! anh gọi Lan Khuê mở cổng cho Duy vào luôn thể. Nãy giờ bọn em bấm chul^ng ê cả tay mà nó làm như không.
Biên buột miệng:
- Sao lại thế?
Trung nhún vai:
- Nó quy định giờ giấc mở cổng cho DUy, về trể thì khỏi vào nhà. Hồi nãy xe em xì bánh thế là đứng đường.
Biên chép miệng:
- Chà! Anh cũng về trể, không biết Khuê chịu mở cửa cho anh không đây.
Duy làm thinh, trung lại nói tiếp:
- Khuê không dám như thế với anh đâu.
Biên ngần ngừ vài giây rồi nhấn chuông. Hai ba lần, anh mới thấy KHuê xuất hiện ở balcon, rồi gần năm phút sau nó mới nhởn nhơ ra mở cổng.
Biên lịch sự:
- Chắc đã làm lở giấc ngủ trưa của em.
Khêu giằng mạnh ổ khoa:
- Mở cửaa cho anh thì em nao có ngại gì. Ngặt nổi, nội đã quy định giờ giấc cho Phượng Duy và cả em nửa. Đứa nào về trế là bị nhốt.
Trung lên tiếng:
- Cũng phải tìm hiêu vì sao Duy về trể chứ. Trung thấy Khuê...
Duy đá nhẹ vào chân Trung làm nó stop:
- Mình vào đây Trung về đi để bác trông.
Rồi không nói thêm tiếng nào, cô ôm cặp đi một mạch. Biên cũng dắt chiếc citi củ của mình vào.
Vừa đi, anh vưa nghe Khuê phân bua:
- Khổ ghê! em đâu muốn thế nhưng Trung cứ nghĩ em cố tình để Duy đứng đường. Tất cả cũng tại nhỏ Duy đi đứng không giờ giấc, nội giận nó nên mơ"i ra quy định đó.
Rồi Khuê tò mò:
- Anh bận chuyện gì à?
Biên gật đầu:
- Vâng chắc cả nhà đã dùng cờm rồi?
Khuê nói:
- Có mình em ở nhà thôi.
Biên nhiú mày:
- Thế à? cô Út Trầm cũng đi vắng sao?
Lan Khuê bật cười:
- Dạ không. Nhưng cô Trầm thì kể làm gì.
Biên nhếch môi:
- Không phải cô Ut là nhân vật của em sao?
Lan Khuê im lặng. Một lúc sao cô mới nói:
- Cô Út đang là nhân vật của em, nhưng cũng không hẳn thế. Điều em muốn nhấn mạnh đâu phải là cô Út.
Biên cười nhẹ:
- Anh hiểu mà
Rồi Biên lãng sang chuyện khác:
- Anh muốn làm thêm một chìa khoá cổng để khỏi phiền mổi khi đi, về phải có người mở cửa cho mình.
Lan Khuê nói:
- Chẳng biết Duy có phiền không, chớ em thì không sao cả. Chạy ra chạy vào một ti như tập thể dục vậy mà. À Anh ăn cơm đi.
Biện gật đầu. Ngồi vào bàn anh xơi một loáng là xong. Biên dọn bàn, rửa chén một cách chu đáo, thần thục. Từ trên lầu bước xuống Lan Khuê phải kêu lên:
- Trời ơi! anh động tay động chân làm gì. Để đó mẹ em sẽ làm. Việc này không phải của anh.
Biên nháy mắt:
- Có sao đâu. Cứ như tập thể dục vậy mà.
Khuê phụng phịu:
- Lại trêu người tạ Rửa chén và tập thể dục khác nhau xa lắc.
Ngay lúc đó, Duy bước vào, cô hơi khựng lại khi thấy Biên và Khuê trong bếp.
Thấy Duy bưng tô cơm, Khuê nhíu mày, cô chưa kịp lên tiếng, Phượng DUy đã nói:
- Em mang cơm cho cô Út, chắc cô Út chưa được ăn.
Khuê khó chịu:
- Ai bảo với em bà ấy chưa ăn?
Duy dõng dạc:
- Em biết chắc như vậy.
Dứt lời, cô tới căn phòng sát chân cầu thang mỡ chốt bước vào. Biên tò mò nhìn theo, nhưng Duy đã đóng cửa lai.
Giọng Lan Khuê lạnh tạnh:
- Ba trợn nhu nó mới hiểu cô Út, và khác thường như cô Út mới hiểu nó.
Biên hỏi với một chút mỉa mai:
- Em nghĩ vậy à?
Lan Khuê khinh khỉnh:
- Rồi anh xem. Lát nửa hai cô cháu sẽ hát vang trời Cái âm điệu của người điên nghe gai cả người. Lần nào mẹ và nội đi vắng, Phượng Duy cũng dạy cô Út hát. Cứ nghe em muốn điên theo.
Biên tò mò:
- Ở nhà không chữa trị cho co Trầm sao?
Khuê trả lời:
- Có chứ. Trước kia, nội cho cổ đi học ở trường dành cho người chậm phát triển, nhưng có thấy khôn ra chút nào đâu đành thôi.
Biên ngở ngàng trước cách nói của khuệ Nó hoàng toàn khác hẳng với c'ach viết cúa cộ Người ta bảo văn là người. Nếu đúng thế thì Khuê ở đâu trong cái truyện ngắn khiến cô nổi đình nổi đám?
Mựơn cớ minh cần học, Biên rút lên gác. Bên dưới bắt đầu vang lên những bài hái, anh dể dàng nhận ra giọng cứng như con trai của Duy, và gịong gượng ngiu. đớt đát của cô Trầm. Cả hai cùng hát nhạc Trịnh Công Sơn mới... ghê chứ.
Nhìn lên trần nhà, Biên nhịp chân theo bài hát có ngồ ngô.
"tôi đi bằng nhịp điệu
một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu
Sáu bảy tám chín mười
Nhịp điệu khong giống nhau
Nhịp điệu sao khác mau.."
Cứ thế hai người hát đi hát lại rồi cười. Đưa tay lên túi ao, anh lấy hai tờ trăm dollar ra. Đó là tiền ăn học của anh trong một tháng, quá thoải mái va dư dã cho một người không ham chơi bời lêu lỏng. Anh thưa tiền để khao bạn ca phê một tháng mười lần. Trong lớp bọn hắn trêu anh là con trai phú ông, hoặc ông từ hai lúa vì chúng cho rằng gia đình anh thuộc hạng giàu có nhất nhì miền Tây, với những vườn trái cây dọc cù lao Tân Thới, những vuông tôm, bè cá, rồi ruộng lúa bạc ngàn.
Mặc kệ chún đóan mò, đóan trạng, Biên thảng nhiên xài tiền, thảng nhiện nhận mỗi tháng như một lẽ đương phải có.
Anh đã đổi chổ ở dăm ba lần cho vừa ý ông tạ Chẳn hiểu sao lần này ông ta lại bảo Biên ở chổ này.
Chung nhà với chủ là điều anh rất ghét, Bởi vậy thay vì dọn tới đúng hẹn, Biên đã ngần ngừng khéo dài đến một tuần sau mơ"i đến ở.
Hẳn nhiên ông ta có lý do và lý đó chỉ xoay quanh một vấn đề.
Biên lấy tờ giấy ra đọc:
Biên con,
Ba không thể đến gặp con vì nhiều lý lẻ. Mong con hiểu và đừng giận ba, ráng ăn uống và giử gìn sức khoẻ cho tốt. Ba đã dăn bác Thân phải có chế độ ăn uống, bồi dưởng cho riêng con. Hãy cố gắng cho tương lai sao này, ba sẽ...
Bặm môi Biên vo tròn tờ giấy cho liệng giỏ rác ngay lúc giọng Lan Khuê cất lên hết sức quyền hành:
- Nè làm ơn ngừng hát dùm. Hùm! mấy người định tra tấn người ta đấy à?
Phượng Duy đáp lại:
- Thì lâu lâu chị cũng phải để cho cô Út đùa vui, hát hò một chút chứ. Suốt ngày bị giam lỏng trong phào làm sao chịu nổi.
Khuê gắt gỏng:
- Vẽ chuyện, bả điên, biết gì cơ chứ?
- Không biết em mới tập cho cô Út biết.
- Đủ rồi. Em không phải bác sĩ tâm lý, luyện tập bậy bạ, cổ lên cơn thì chết.
Phương Duy nói:
- không hát thì em dẩn cô Út ra vườn chơi.
- THôi suốt ngày bả lang thang ngoài vườn chớ đâu. Giờ này có anh Biên ở nhà thả bả ra hay ho gì.
Duy... chua lét:
- Có thằng cha Biên thì đã sao? cô Út có nhát ma thằng chả đâu mà chị sợ. Thuê nhà tít trên cao thì cứ yên thân mà ở trển, xuóng đây thì ráng chịu hà.
Lan Khuê giận dử:
- Trời ơi ăn nói như phường mất dạiy, vậy mà cũng nói. Chị sẽ mách nội cho mà coi.
Duy ngang ngược:
- Em đã bị mang tiếng du côn từ kiếp nào rồi, giờ thêm tội mất dáy cũng chả sao.
Biên khẻ lắc đầu vì những câu đối đáp vưa nghe. Anh ra cửa sổ đậ nhẹ vào cái phong linh. Nó kêu leng khen như đáp lại anh.
Dưới vườn Duy đang đi với cô Trầm, chẳng biết con bé đang huyên thuyên gì mà cô Út ngô nghê cười. Nhìn cô ấy BIên lại nhớ tới truyện ngắn của Lan Khuệ Cái truệyn có tựa khá kêu "cõi tâm linh". Nhân vật chánh làm một cô gái trẻ bị điên vì thất tình. Không biết cô Út Trầm có điên vì thất tình không nửa, như qua nét tả, biên thấy nhân vật ấy có nhiều nét giống cô Trầm, đang được thi vị hoá cho lãng mạng hơn.
Dưới sân Duy đã dụ được cô Trầm ngồi trên ghế đá, con bé chạy vội vào nhà mang ra khéo lược.
Vẩn giọng dụ dổ trẻ con, Duy nói:
- Cô Út ngồi yên con cắt tóc cho đẹp.
Trầm lim dim mắt để mặc Duy... múa kéo trên đầu mình. Cô cắt tóc khá thuầm thục, có lẽ Duy đã làm việc này nhiều lần va làm với tất cả yêu mến. Xem ra Duy đúng là cô em trong truyện cõ tâm linh của Lan Khuệ Cô gái rất thương người chị điên của mình chỉ có thế là Phượng Duỵ Trước đây, anh chưa nhận ra điều đó nhưng bây giờ thì rỏ rồi.
Tự nhiên Biên có cái nhìn khác về con bé lắm thói hư của Duỵ Dường như tồn tại trong Phượng DUy là hai nhân cách.
Một, đểnh đoảng hư hỏng như bà Thảo vẩn mắng kể cả những khi có mặt Duy.
Hai, hồn nhiên trầm lắng và nhân hậu như hiện giờ Biên đang nhìn thấy.
Thật ra Phượng Duy là người thế nào nhỉ? BỔng nhiên trong anh nhức nhối nổi tò mò.
Lan Khuê đỏng đảnh chấp tay sau lưng đi ra. Nghiêng đầu nhìn Trầm cô noi:
- Theo chị nên cạo trọc đầu bả cho tiện.
Đang lim dim như ngồi thiền. Trầm bổng ré lên:
- Hong chịu, hong chịu
Khuê cười đanh ác:
- ĐIên mà cũng điệu nửa.
Phượng Duy nói:
- Cô Út chậm phát triển chớ không ph?i điên vì thất tình như nhân vật của chi.
Khuê bỉu môi:
- Cũng vậy thôi. Nhưng nhân vật của chị xịn hơn bả nhiều.
Duy nhún vai:
- Đó chỉ là nhân vật ảo, chị muốn tô lục chuốc hồng kiểu nào ma không được. Nhưng tôi cấm chị nói với bạn bè, chị viết truyện ngắn cõi tâm linh là vì xúc cảm từ số phận của cô Út Trầm.
Lan Khuê khinh khỉnh:
- chuyện đó chă>ng có liên quan gì tới em hết. Chẳng qua hcị muốn bạn bè có một cái nhìn đẹpo về bà Trầm. ĐIên vì tình, lãng mạn cực kỳ.
Phượng Duy lầu bầu:
- Tui nói không lại nhà văn rồi
Khuê huênh hoang:
- Điều đó chứng tỏ chị đúng. Nhà văn có quyền hư cấu cơ mà. Nhờ chị cô Trầm nổi tiếng đấy.
Duy phủi tóc dính trên vai Trầm:
- Vào tắm nghen Út.
Rồi bỏ mặc Khuê ở lại, cô dắt Trầm đi. Biên nhún vai, anh không hứng thú nhìn Khuê lang thang tìm thi ứng dưới sân.
Mở mái vi tính, anh dáng mắt vào màn hình. Anh phải làm một lập trình viên xuất sắc, và anh phải đạt được mơ ước đó. Mục đích Biên đang vươn tới là đi du học. Ông ta đã hứa sẽ làm tất cả để nah thế hiện được ước mợ Nhưng mọi cái vẩn còn là lằi hứa. Bất giác BIên thở dài.
Tiếng máy đánh chử lách cách vang lên đều đặn nghe êm êm như tiếng mưa rì rà trên mái ngói. Phượng DUy cũng đang ngồi vaào ban như anh, nhưng con bé không được học mà phải làm việc. Tự dưng Biên không có tâm lý muốn học. Anh ngọ ngoạy tay điều khiển con chuột không chút hứng thú. CUối cùng anh bỏ xuống vườn.
Tới khung của sổ nơi Duy đang ngồi, Biên nho nhẹ bắt đầu chuyện làm quen, dù hai người đã quen rồi.
- Hy vọng là không làm phiền em.
Đang gõ phím Phượng Duy ngước lên với một ngở ngàng:
- Cũngkhông... không phiền, nếu anh nhờ ytôiđ'ng hoặc mở hộ cổng.
Biên cười cầu tài:
- Chẳng lẽ chúng ta không có gì đế trò chuyện với nhau sao?
Duy so vai:
- Tôi nghĩ là co, nhưng anh thấy đấy, tôi đang làm việc, mà công việc này cần phải tập trung...
Biên dụ dổ:
- CỨ thư dãn một chút rồi hãy làm tiếp. Tôi sẽ giúp em.
Phượng Duy thẳng thắn:
- Cụ thể là anh cần gì?
Biên nhìn trả l.ai ánh mắt cố làm nhgiêm của Duy:
- Ở chung một nhà nhưng chúng ta chưa có sự hiểu biết về nhau. TÔi muốn chúng ta là bạn. Điều đó đâu phải xấu đúng không?
Phượng Duy nhát gừng:
- Có thể với anh là tốt, nhưng với tôi thì ngược lại. Anh làm bạn với chị Khuê là đủ rồi, không nên thêm tôi làm chi cho thừa. Hơn nửa tôi biết chắc bà nội tôi, bác Thảo sẽ không thích.
- Đó là suy đóan của Duy và chắc rằng suy đóan ấy sai.
Duy nhếch môi:
- Tôi biết những người thân của tôi hơn anh.
Biên châm chọc:
- Người mạnh mẻ như Duy muốn dết bạn với ai phải thông qua sở thích của bà nội, ông bác sao?
Phượng Duy lắc đầu:
- Không,như đó là lý do tế nhị để tôi từ chối, thay vì nói thăng tôi không thích.
Biên bật cười, con bé này khá lắm. Đanh hua và kêu ngạo, nhưng anh đâu có ngán. Anh thích trêu con gái dử hơn ngọt ngào với các tiểu thư ngoan hiền. Từ hồi tới đây ở tới nay, Biên chỉ nói chuyện vớ Lan Khuê, con nhỏ đó thích kiểu cách, đẩy đưa mãi với Khuê cũng chán. Anh nhất định phải khám phá Duy xem thật thật chất cô bé là người thế nào, điêu đó có thể khó vì với Biên, Phương Duy luôn dửng dưng và khép kín.
Mặc kê Biên đứng bên ngoài, Duy tiếp tục gỏ máy chử.
Anh buông một câu dại dột:
- Nếu sửdụng máy tính em sẽ đở cực hơn sử dụng máy đánh chứ cổ lổ này.
Liếc anh mật cái đầy căm ghét, Phượng Duy cộc lốc:
- Tui biết, thưa anh. Nhưng tui chỉ có cái máy đánh chử cổ lổ này thôi.
Biết nuốt xuống:
- Đành vậy nhưng tương lai người ta sẽ không cần máy cử nửa.
Rồi anh huyên thuyên giải thích những ưu điểm của máy tính. Phượng Duy kiên nhẩn nghe mà trong bụng ghét cay ghét đắng Biên. Cô ghét Biên vì nhiều lẻ. Trong đó có lý do tiên đoán của anh là đúng. khoảng thời gian gần đây số người thuê Duy đánh máy giảm xuống rõ. Nếu có họ luôn hối cô phải cực kỳ nhanh. Bởi vậy khi nhận việc Duy phải làm trối chết.
Người ta xa xôi bảo rằn họ sẽ không nhờ Duy nửa, Họ muốn bản thảo lưu vào đĩa, in ra bằn máy vi tính, vân vân và vân vân.
Phượng Duy đang lo sẽ mất thu nhập, giờ Biên lại khuấy nỗi lo ấy cho no loạn hơn nửa mới ghét chứ.
Mo6>t máy vi tính du đời củ xi chỉ phục vụ việc nhập tin thôi cũng là một giấc mơ Phượng Duy không dám mơ tới.
Nếu công việc yêu cầu, Duy sẽ đi học vi tính, đi thuê máy để làm theo yêu cầu của khách. Nhưng như thế thì rỏ bỏ công ra như lời không bao nhiêu vì tiền thuê máy đã hết rồi.
GIọng Biên khá chân thành:
- Tôi có thể hướng dẫn Duy cách xử dụng máy tính, cách xử dụng một số chương trình thông dụng bằng cái máy bụi đời tôi tự ráp.
Phượng Duy kêu lên:
- Anh tự ráp thiệlt hả?
Biên gật đầu với một chút tự đắc:
- Cũng dể thôi mà
Duy tò mò:
- Sao gọi là dể chứ
Biên giải thích:
- Ví dụ tôi muốn mua một hciếc xe đạp. Nếu nhiều tiền tôi sẽ mua xe Nhật, xe Pháp, xe Mỹ, xe Đức chẳng hạn. Nói tóm lại, tôi sẽ có một chiếc xe xịn nếu tôi có tiền.
Phương Duy gật gù:
- Một chiếc xe chất lượng cao, nhưng nó đâu liên quan gì tới máy tính?
Biên phật ý:
- Tôi chưa ói hết mà.
Duy phẩy tay:
- Nói tiếp đi.
BIên liếc xéo con nhỏ:
- Không tốn thời gian vàng bạc của DUy chớ
Phượng Duy vênh mặt lên:
- Tốn, nhưng đôi khi cũng phải phung phí một chút vàng bạc để có được một cái gì đó.
Biên tằn hắng:
- Tôi sẽ nói tiếp về xe đạp. Một chiếc xe đạp nhà nghèo được ráp bởi ba thứ phụ tùnh hổn lộn vừ mua, vừ xin, thậm chí chôm chỉa miển sao ráp vào chạy được thì thôi. Hiểu không?
Phượng Duy lắc đầu:
- Hoàn toàn không hiểu.
- Vậy thì nghe tiếp đây. Nếu có tiền, ta sẽ ra tiệm bê về nhà một máy tính đời mới nhất.
Duy ngắt ngang:
- Nói chuyện không tiền đi cho dể ước mơ hơn.
Biên dõi mắt xa xôi:
- Nếu có trong tay một món tiền nhỏ, ta sẽ dạo chợ trờ mua tưng món, à không, một món phụ tùng của máy về nhà cất, lần sau có món tiền nhỏ nửa, ta se mua món khác, món khác, rồi món khác... khác nưa..
Phượng Duy lại ăn cơm hớt:
- Kiểu kiến tha lâu đầy tổ. Giờ tui hiểu rồi. máy vi tính giống hciếc xe đạp, ta có thể mua nguyên chiếc của Nhật, pháp, My sản xúất nếu ta nhiều tiền. Nếu không tiền thì cứ mua hoặc xin từng món phụ tùng rồi từ từ ráp lại. Người ta thường noi; " nghèo còn mắc cái eo". Chỉ sợ để dành cả đời vẩn chưa đủ phụ tùng để ráp thành máy tính ấy chứ.
Biên hùng hồn:
- Không đến nổi... bi quan vậy đâu.
Duy nói:
- Một cái máy tính nhà cực nghèo khoảng bao nhiêu tiền?
Biên lấp lửng:
- Không bao nhiêu đâu
Phượng Duy nhún vai, Biên lại nói tiếp:
- Bọn tôi vẩn kiếm tiền để trang trải chi phí ăn học bằng việc ráp máy tính. Rồi tôi sẽ ráp cho Duy một cái với gía cực mềm.
Phượng Duy vội vàng:
- Cám ơn, nhưng tôi chưa có nhu cầu.
Thấy mặt Biên xìu xuống:
- Thật ra, tôi không có quền quết định chuyện này. Tôi hiuểu dù mềm cở nào cũng ngoài khả năng của mẹ tôi. Tôi không muốn tạo áp lực cho mẹ tôi.
Biên lắc đầu:
- Tôi lại nghĩ bất cứ làm việc gì, ta cùng phải đầu tự Sớm muộn gì cái máy đ'anh chữ của em cũng bị xếp sọ Dù khó khăn, ẹm em cũng phải tìm cách. À tôi có thể cho em trả chậm.
Phượng Duy hơi mĩa mai:
- Tốt đến thế sao? Hơi bị lạ nghen.
Biên thoáng đỏ mặt, anh giận mình đã hấp tấp để con nhỏ độc mồm này nghi ngờ lòng tốt của mình.
Anh tự ái:
- Em chưa có nhu cầu thì thôi. Đừng nghi tôiđang tiếp thị sản phẩm đế kiếm lời nhé. Không làm phiền Duy nửa.
Nhìn vẻ mặt giận dổi của Biên khi anh ta bước đi, Phượng Duy hơi bất nhẩn, nhưng suy cho cùng cô chả có lổi gì ngoài tật đa nghi.
Tự nhiên Biên tốt đến mức lân la trò chuyện đề nghị ráp máy tính trả góp cho Duy, bảo sao cô không nghi nhờ được. Thường ngày Biên chỉ nói chuyện với Lan Khuệ Hai đứa nó có vẻ tâm đầu ý hợp, sang hôm nay lại chuyển hệ sang cô vậy.
Nhún vai, Duy gõ mạnh con chữ và nghe một nổi gì mơ hồ dội ngược vào tim.