Số lần đọc/download: 2657 / 5
Cập nhật: 2016-06-02 00:11:05 +0700
Chương 4
B
à Nam thở phào khi thấy Khoa chạy xe vào nhà. Kiểu này, qua được nhà Bảo Trân dám người ta... gần tàn tiệc. Tính Khoa là vậy, đã không thích chuyện gì, luôn tìm cách tránh né. Hôm nay bà Nam gần như ra lệnh, và Khoa vốn nể mẹ nên anh mới chịu về. Thôi thì, chậm một chút, còn hơn là không đến, nhưng bà vẫn làm bộ dỗi:
- Tưởng con quên cái nhà này rồi chứ?
Khoa giả lả:
- Mẹ ơi! Nhà của chúng ta, con đâu dám quên hả mẹ. Con kẹt xe, cố gắng lắm con mới về được. Vậy mà mẹ còn mắng con. Biết bị mắng chứ không được hoan nghênh, con chả cần len lỏi giữa dòng xe cộ làm gì, vừa đói vừa khát.
Nghe Khoa nói dằn dỗi, bà Nam tin ngay, bà cười tươi:
- Cái thằng này làm như mẹ không biết tính nết con. Con nhịn đói từ sáng giờ chắc mẹ.... từ nay khỏi lo làm vẫn đủ ăn.
Thôi mau vô tắm rửa, thay đồ đi con. Tới mấy chỗ tiệc tùng, đi muộn quá dễ bị "chiếu tướng" lắm. Đói thật cũng ráng để bụng qua bển ăn luôn cho vui.
Khoa chẳng thể tránh né mẹ. Bà rất thương anh, cho anh tự do bay nhảy, bà quan niệm đàn ông phải "bướm ong" một chút khi còn tuổi thanh niên. Nhưng muốn lấy vợ, bà nói bà tự chọn con dâu. Bà ưng cô nào thì nhà cửa sẽ sóng yên biển lặng, không có cảnh nàng dâu mẹ chồng lục đục, ắt con trai bà hạnh phúc.
Kiểu lập luận của mẹ khiến Khoa vừa buồn cười vừa bất mãn. Song anh chưa tìm được một nửa cho cuộc đời mình nên anh im lặng. Bảo Trân là con gái bạn thân của ba mẹ anh. Hai gia đình gần như một. Tuy chưa chính thức nói ra, mẹ anh đã "ngấm ngầm" "đặt cọc" Bảo Trân cho anh. Vô tình bà nhìn thấy Trân đi cùng một chàng trai nào đó, nhất định bà tìm cách "phá" cô bé. Riết không tên con trai nào dám ngỏ lời. yêu Trân, bởi cô đã là "hoa có chủ". Khoa nhiều lần cự nự mẹ anh. Anh không thấy rung động trước Trân. Chả lẽ là cha mẹ thì quyền hành, áp đặt con cái sao. Nhún vai, Khoa bỏ lên phòng. Không quá mười lăm phút, Khoa trở xuống nhà, Bà Nam liếc con trai:
- Bộ nói nhanh rồi không tắm hả con? Quần áo cả tủ hàng hiệu không mặc, đi đâu cũng đồ thun quần jean, thiệt tình.
Khoa rùn vai khoát tay:
- Mẹ ơi! Con là con trai, chứ đâu phải con gái mà cần xe xua, cầu kỳ. Mẹ chê con lúc con ở nhà luôn đó.
Bà Nam vội vã:
- Tại lúc nào mẹ cũng thấy con "nhất y nhất bộ", mẹ nói vậy, chứ con không đi, mẹ đến đó chi vậy. Đừng làm khó mẹ.
Bà Nam xách bóp ngồi lên sau xe cho Khoa chở. Cũng may Khoa còn lịch sự để chiếc mô tô ở nhà. Anh chở mẹ bằng xe Dylan màu hạc, bà Nam có vẻ vừa lòng. Bảo Trân rực rỡ trong bộ đầm hai dây màu hồng phấn, vui mừng không che giấu, khi xe Khoa dừng trước cổng. Cô chạy tới vồn vã:
- Con chào bác. Em chào anh? Nãy giờ mẹ con nhắc bác hoài, cứ nghĩ bác không đến.
Bà Nam tươi cười:
- Bác xin lỗi, tại Khoa nó kẹt công việc nên về trễ để con và gia đình phải chờ đợi, bác thật có lỗi. Khoa à! Con vào sau cùng em, mẹ vô trước tạ lỗi với ba mẹ Bảo Trân.
Bảo Trân nhỏ nhẹ:
- Dạ thưa bác, ba mẹ con trên phòng khách đó bác. Ngoài này, con tiếp bạn, còn bạn ba mẹ con ông bà tiếp ở trong, con mời bác.
Khoa ơ hờ nhìn quanh:
- Em tổ chức sinh nhật lớn quá. Người ngoài họ lầm tướng nhà em có đám cưới đấy.
Bảo Trân vô tư nói như khoe:
- Mẹ em nói bao giờ em lấy chồng, mẹ sẽ đãi đủ 100 bàn tiệc, phải đãi ở nhà hàng Dìn Ký kìa. Theo mẹ, đi xa một chút nhưng được ăn tiệc ở nơi không khí trong lành, thoải mái.
Khoa buột miệng:
- Một trăm bàn tiệc, nhiều quá vậy hả? Trân không nói thêm chứ?
- Không hề, vì ba mẹ em quen rất nhiều, rồi bạn bè của hai bên nội ngoại nữa. Mẹ anh từng nói giống mẹ em nữa đó.
Khoa nhếch môi:
- Quen nhiều cỡ nào cũng không có được cả ngàn người, họa có nước mời tất cả người ở công ty. Mấy bà già sao thích khoe khoang quá.
Bảo Trân che miệng cười:
- Anh dám phê phán mẹ anh hả? Gan thật.
Sự thật thôi mà, chứ anh đâu dám phê phán mẹ. Sau này, anh lấy vợ anh sẽ tổ chức đám cưới giống anh chàng Chi trong phim "Hướng nghiệp". Đơn giản bao nhiêu, Bảo Trân thản nhiên kéo tay Khoa tới chiếc bàn đặt bánh sinh nhật.
Xung quanh bàn bày từng đóa hồng xen kẽ những ngọn nến. Trân nói lời khai tiệc rồi bỏ nhỏ đủ khoa nghe:
- Anh phụ em thổi nến nghe.
Khoa bình thản:
- Thổi thì thổi, nhưng anh không thích bị làm vật "tế thần" đâu. Lẽ ra em nên mời Định, hắn đang muốn "ăn tươi nuốt sống" anh ra đó.
Bảo Trân cong môi:
- Mặc kệ ảnh. Em không thích Định, đàn ông gì lúc nào mặt mũi nhìn vô hột con gà mắc tóc, chán ngấy. Thôi, phụ em thổi nến rồi cùng nhảy với em diệu nhạc đầu tiên nhé anh.
Khoa từ chối ngay:
- Thổi nến thì được. Còn nhảy thì anh xin lỗi! Anh nhảy tệ lắm, sẽ giẫm nát chân em mất.
Bảo Trân kêu lên:
- Em không tin, người nổi tiếng hào hoa phong nhã như anh, nói không biết nhảy, ai tin chứ?
- Tùy em!
Bảo Trân xụ mặt:
- Chán quá, em đã tốn rất nhiều cho buổi tiệc khiêu vũ. Anh không nhảy thì còn gì vui chứ.
Khoa thản nhiên:
- Đừng chán khi em là chủ nhân bữa tiệc, sẽ rất nhiều người muốn nhảy cùng em.
- Nhưng em chỉ thích được nhảy với anh.
Khoa cười cười:
- Trân này, em nên để con tim em tự chọn bạn đời. Đừng nghe theo sự dẫn dắt của cha mẹ. Hạnh phúc của mình chả nên tùy hứng.
Bảo Trân rưng rưng:
- Nói vậy, anh không hề dành cho em chút tình cảm nào sao? Cô gái nào đã diềm phúc hơn em vậy anh Khoa?
Khoa nhẹ tênh:
- Anh xin lỗi. Anh luôn quí mến và coi em như một cô em gái nhỏ. Anh chưa tìm được một nửa của anh. Có lẽ, em cho rằng anh thích vui chơi, thả hoa vờn bướm. Thật ra anh chưa có sự nghiệp nên ngườI con gái anh cần cũng chưa xuất hiện thì phải.
- Anh chả nên khiêm tốn quá. Công ty của ba anh, mai này không là của anh à?
- Mọi người đều nghĩ giống em, còn anh thì không. Anh ghét mọi sự đặt để.
Anh muốn công ty của anh, do chính anh làm nên kìa.
Nói tới đó, thì Bảo Trân có khách. Một cô gái lai Mỹ nhưng nói tiếng Việt rất sõi. Bảo Trân dắt cô gái đến ngồi chung bàn Khoa, Trân giới thiệu:
- Mọi người là bạn của em. Còn đây là chị họ của Bao Trân. Chị Mỹ Linh vừa từ Mỹ về.
Mỹ Linh tươi cười ngồi cạnh Khoa:
- Chào tất cả các bạn! Chào anh!
Khoa lịch sự:
- Chào Mỹ Linh! Tôi tên Khoa.
Mỹ Linh cười:
- Tôi thích đàn ông tên Khoa.
- Tại sao?
- Tôi không lý giải được, chỉ biết, những người tên Khoa mà tôi gặp đều rất mạnh mẽ, phong trần. Anh Khoa làm gì nhỉ?
- Tôi chưa làm được điều gì cho ra hồn cả.
- Nghĩa là anh đang rảnh?
Khoa cảnh giác:
- Có gì không?
Mỹ Lmh nhẹ giọng:
- Không! Mỹ Linh không có bạn bè nhiều ở đây. Nếu anh Khoa không chê Linh, Linh muốn anh Khoa làm hướng đạo viên cho Linh những ngày này.
Khoa chưa kịp từ chốI, Bảo Trân đã xen ngang:
- Ảnh nói đùa đó chị. Ảnh đang thay ba ảnh điều hành công ty, làm gì có thời gian đi rong hả chị. Sài Gòn bây giờ đâu thiếu hướng dẫn viên du lịch. Chị cần, cứ đến mấy điểm du lịch tự khắc tìm được mà.
Dứt câu, cô kéo tay Khoa:
- Mẹ anh nhắn anh vô trong, bác có chuyện muốn nói với anh.
Khoa cau mày:
- Trân biết chuyện gì không?
- Em chịu.
Tuy không nói ra, Khoa thừa biết mẹ anh muốn gì. Anh muốn thử Trân thôi.
Không ngờ cô nàng thích anh thật, đến nỗi ngay bà chị họ Mỹ Linh, cũng bị Trân "phũ phàng" gạt phắt ý định muốn "thân mật" với anh. Quả thật "đàn bà dễ có mấy tay" có thể tại Khoa chưa rung động thật nên anh tỏ ra ghét Bảo Trân.
Công bằng mà nói, Bảo Trân rất trong sáng, hồn nhiên. Nếu lợn cợn chút ích kỷ với người chị họ, là bởi cô bé sợ mất Khoa mà thôi. Suy cho cùng, Bảo Trân đâu phải cô gái đua đòi đỏng đánh. Mẹ anh chọn Bảo Trân cho anh là do Trân có khá nhiều điểm tốt mà thời nay những điểm tốt "đạo đức gia giáo" khó tìm thấy nơi các cô gái nhà giàu.
Khoa chép miệng. Anh cứ để mẹ anh "nuôi nấng" mộng vàng của bà. Còn anh sẽ tìm ra một nửa của anh để đem về "trình diện" ba mẹ anh. Một nửa đó phải bằng cô gái tên Hoài Thương kìa. Trời đất! Đang đi bên người đẹp, sao anh còn mơ tưởng đến Thương nhỉ? Dạo này anh nghĩ về Thương hơi bị nhiều thì phải. Chả lẽ anh đã "Người đi một nửa hồn tôi chết. Một nửa hồn tôi hóa dại khờ" thật sao?
- Chị. Hai!
- Hả?
Hoài Thương giật bắn người khi nghe Hằng Dung gọi, cô ngơ ngác:
- Em gọi chị hả? Có chuyện gì ư?
Hằng Dung lắc đầu:
- Không có, tại thấy vẻ bần thần của chị, em khó chịu lắm. Chị vẫn không quên được ông Bách hả?
Hoài Thương gằn gằn:
- Em nói trật rồi, chị đã chôn Bách cùng những năm tháng làm vợ vào sâu trong đáy lòng.
- Nếu đúng vậy sao mặt mày chị coi bộ rầu rĩ dữ thế?
Tránh ánh mắt sáng rực của Hằng Dung. Hoài Thương hỏi trở đi:
- Em đã ăn gì chưa?
- Dạ chưa, nhưng em không muốn ăn khi chưa về nhà, chưa nhìn thấy chị, em thật chả yên tâm.
Hoài Thương cười giấu vẻ xúc động:
- Em đó, đừng nghĩ chị như con nít cần sự chăm bẵm chứ. Em coi đấy, chị rất khỏe mạnh mà.
Hằng Dung thản nhiên:
- Em không có ý đó, là em lo cho em bé trong bụng chị kìa. Chị làm biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hoài Thương bật cườI:
- Giống giọng nói của mấy bác sĩ quá, lẽ ra em nên học ngành y.
Hằng Dung le lười:
- Ước mơ đó còn cao hơn cả việc lên trời hái sao, khi em học môn sinh, môn hóa ngu nhất... trái đất. Em chỉ nói theo cảm tính bởi em thương chị lắm, chị Hai ạ!
Hoài Thương nghèn nghẹn:
- Điều này chị hiểu mà.
- Vậy chị phải ăn uống nhiều vô. Sắp tới công việc nhiều lắm đó chị....
Hoài Thương gật đầu:
- Chị sẽ ăn. Mà Dung nè, liệu cuối tháng công trình hoàn tất không em?
- Chuyện này sao chị không hỏi thẳng anh Khoa hay anh Hải nhỉ? Họ là những người xây dựng công trình cơ mà. Ờ chị Hai ơi! Chị thấy anh Khoa thế nào?
Thương nhìn Dung:
- Thế nào là sao? Em thích anh ta rồi Hằng Dung rùn vai:
- Thích cũng chả được. Anh ta sanh ra không phải để dành cho đứa con gái quê mùa thất học như em. Chả lẽ chị không nhận ra, Khoa quan tâm đến chị rất nhiều.
Hoài Thương cay cay:
- Quan tâm để làm gì, khi chị đã từng có chồng và hiện tại đang bụng mang dạ chửa. Chị rất ghét ai thương hại chị. Em biết không Dung?
Hằng Dung gật đầu:
- Em biết! Nhưng chị còn rất trẻ. Chị nhất định không được suy nghĩ nông cạn, bi quan trong tình cảm. Chị dám bước chân vào thương trường, dám nghĩ dám làm những điều mà rất nhiều gã đàn ông không thể làm nổi. Vậy thì chẳng một ly do gì cản chị không được thương yêu, hạnh phúc. Ngoại trừ chính bản thân chị chưa quên được Bách. Chị! Nhiều người đàn bà gian truân, tủi nhục, họ vẫn tìm lại niềm tin. Nếu Khoa thật lòng yêu thương chị, chị phải dũng cảm tự tin đón nhận, đừng buông xuôi số phận nghen chị.
Hoài Thương thở dài:
- Hôm nay, em có vẻ triết lý quá đấy.
- Em chỉ nói sự thật. Cơ hội đến với chúng ta không nhiều, chị phải nắm bắt nó.
Hoài Thương chậm rãi.
- Thôi được chị hứa suy nghĩ kỹ lời khuyên của em.
Hằng Dung xuống bếp. Thương tiếp tục rơi vào những kỷ niệm lãng đàng đầy nhức nhối. Tim thương nhói lên, khi mắt chạm vào bức tránh treo trên từờng. Cô không tháo gỡ nó xuống, không xếp bỏ nó như các món đồ vật khác trong nhà bởi là bức tranh chụp hình hai đứa nhỏ rất xinh đẹp, chúng nắm tay nhau chạy tung tăng trên lối cỏ dẫn vào ngôi biệt thự nằn trên đồi thông. Bức tranh này, Bách mua hôm hai vợ chồng đi Đà Lạt. Bách thích, anh bảo treo tranh để cô nhìn ngắm mỗi ngày để sau này có con. Con của cô cũng xinh y hệt hai đứa nhỏ...
- Anh ước gì em sanh cho anh những đứa con thật thông minh, xính đẹp.
Hoài Thương trợn mắt.
- Cái gì mà "nhưng đứa con" bộ anh tính biến em thành gà mái ha? Thời buổi này sành hai đứa là đủ:
- Ôi trời! Kinh tế chúng tả dư dật, sanh cả tiểu đội vẫn nuôi được mà em.
Mình tự do chứ đâu phảI cán bộ nhà nước.
Hoài Thương cong môi:
- Anh có hai đứa con chị Ngọc rồi, em nào biết sẽ còn thêm mấy đứa nữa.
Em quyết định thế đó, anh không chịu tùy anh. Phụ nữ sanh nhiều, lúc nào cũng nhếch nhác chăm bẵm con. Em đầu ngu để anh chê già chứ.
Giọng Diệp Bách thật ngọt:
- Em phải tin anh chứ vợ. Anh yêu em và nhất định không thay lòng đổi dạ.
- Lỡ... em không sanh được con trai thì sao?
- Thời buổi này, gái trai gì cũng được, con gái có hiếu chả hơn cả chục thằng còn trai hay sao?
Anh đã nói với cô bằng giọng nói vừa ngọt ngào, ấm áp, vừa tha thiết, trân trọng. Vậy mà... giờ đây anh đã thuộc về người con gái khác.
- Chị nghĩ gì vậy chị Hai?
Hằng Dung bưng đĩa dưa hấu đã gọt vỏ xắt miếng lên nhà, cô nhẹ hỏi Thương.
Hoài Thương cười gượng:
- Chị.... chị đang tính xem mai mốt chị có nên đón chú thím lên trên này ở luôn không.
Hằng Dung cười cười:
- Chị ăn dưa đi chị! Hồi sáng em mua ngoài chợ, ngọt lắm chị ạ! Chuyện đón ba mẹ em lên đây, chị khoan hãy tính. Ông bà già thích cuộc sống dưới quê hơn không phải vì cố chấp cổ hủ. Tại ba mẹ em còn mồ mả ông bà, khí hậu ở quê thích hợp tuổi già hơn thôi.
- Nhưng chú thím già rồi, hai chị em mình đều ở xa, chị lo đêm hôm khuya sớm...
Hằng Dung ngắt lời Thương:
- Em hiểu tình cảm chị dành cho ba mẹ em rất sâu đậm, hiếu thảo, nghĩa tình. Phận làm con, bộ em không lo cho ba mẹ em hay sao? Em rành tính ba mẹ em, cứ để tới lúc chị sanh em bé, tự khắc ông bà sẽ lên thôi. Em nói thiệt đó.
Hoài Thương chêp miệng:
- Chị tùy em vậy, nói gì nói chị lúc nào cũng day dứt, hình dung mỗi bừa cơm chú thím vừa ăn vừa nhớ chị em mình. Chị thương lắm.
Vừa lúc chuông điện thoại reo vang. Hoài Thương nhấc máy:
- A lô!
Ngay lập tức Thương nghe giọng bà Bình vang lên lảnh lót:
- Phải Hoài Thương không?
Hoài Thương nhỏ nhẹ:
- Dạ! Bà cần gì ạ?
- Cô Thương! Tôi nghe nói Diệp Bách vẫn ghé thăm cô, đúng không?
"Bà ta cho người theo dõi cô à?" Thương bất mãn:
- Tôi xin lỗi. Tôi không cấm được anh ấy. Tiếp anh ta, tôi cũng không tiếp.
Tôi hiểu thân phận tôi hiện tại. Bà nên cảnh cáo chính con trai bà. Xin để tôi yên.
Giọng bà Bình gằn gằn:
- Cô biết vậy thì tốt. Tôi đã không so đo tính toán, khi phân chia tài sản cho cô, thì cô cũng phải biết điều với tôi. Đã chấm dứt thì đừng gặp gỡ nữa. Tôi không muốn thêm một lần ra tòa ở lý do khác. Mỹ Linh nó dám làm mọi chuyện để có được thằng Bách. Tôi vì tình cảm giữa cô và gia đình này ba năm qua. Tôi không muốn cô thù ghét tôi. Mong cô hiểu.
Hoài Thương cao giọng:
- Bà yên tâm, tôi hứa không để anh ta bước chân vào căn nhà này thêm lần nữa.
- Cám ơn cô!
Hoài Thương chua chát:
- Không có gì nữa, tôi xin phép dừng máy. Từ mai bà đừng gọi số này nữa.
Tôi sẽ đổi số thuê bao điện thoại. Chào bà.
Dằn ống nghe xuống bàn, Thương mệt mỏi trở lại ghế sa lon ngồi. Hằng Dung chau mày:
- Bà Bình hả chị?
- Ừ? Chả hiểu ai nói, bà ta biết chuyện Bách ghé chị.
- Con mẹ già này ghê gớm lắm? Em nghĩ bà ta thuê ngườI theo dõi con trai mình. Bà ta biết Bách còn thương chị.
Hoài Thương nhếch môi:
- Nếu còn thương chị, anh ta đã không ly hôn. Chuyện này chị nghĩ tớI là đau đầu.
- Chị chả bảo vì anh ta cần có số tiền lớn để chạy vụ buôn lậu hàng quốc cấm hay sao? Ủa, mà ảnh bán ma tủy hay thuốc lắc, sao phải giấu chị nhỉ?
- Nếu dính vô mấy vụ đó, anh ta vô tù rồi. Chắc chỉ là lý do bà mẹ đạo diễn thôi. Bách không có gan làm mấy việc động trời cỡ ấy. Nếu có thì ảnh đã cho chị biết.
Hằng Dung rùn vai:
- Chị à? Chị làm ơn đổi hình ảnh Bách ra khỏi đầu chị đi!
Hoài Thương im lặng rời phòng khách. Cô đang cố quên Bách, nhưng cô vẫn không dứt được ý nghĩ Bách yêu cô, dù trước đó anh đã có vợ con...Cuộc kết hôn do người lớn định liệu ở quê, nó sẽ bỉ phá vỡ, bị phản bội, khi người ta được sống trong môi trường khác, được yêu thương trân trọng do chính tình cảm của con tim mình định liệu.
Nằm dài xuống giường, cô suy nghĩ lung tung thêm một hồi rồi mệt mỏi ngủ thiếp đi, cho tới khi nghe giọng Thủy Tiên. Nhướng mắt, cô nhìn lên, bắt gặp vẻ mặt đang nhìn cô chăm chăm. Thương hỏi.
- Mấy giờ rồi?
Thủy Tiên hất hạm:
- Gần 8 giờ tối. Hôm nay sao tự nhiên mày ngủ sớm vậy? Có bệnh hoạn gì không?
Hoài Thương bật dậy:
- Không có. Lâu lâu tao thường ngủ được như vậy. Hình như ngủ kỉểu đó ngon giấc hơn. Tìm tao có chuyện gì hả?
Thủy Tiên ngồi xuống giường:
- Định ghé rủ mày đi ăn kem.
- Ăn kem? Tao đâu còn học trò để được vô tư ăn chè, ăn kem, gỏi cuốn...
- Xời! Bộ mày lớn quá héng. Hai mươi mốt tuổi, già với ai chứ. Đi nghen.
Hoài Thương càu nhàu:
- Lẽ ra mày nên để tao nghĩ. Như thế sẽ tốt cho sức khỏe của tao hơn là ăn ly kem. Tao ngán ra ngoài quá.
Thủy Tiên la nhỏ:
- Phải mày không Thương, gà vừa lên chuồng đã ngủ. Bộ mày tính trở thành con heo mập chắc. Không ăn thì đi dạo, tốt cho sức khỏe của mày đấy.
Biết không thể từ chối Thủy Tiên Hoài Thương rời giường thay đồ. Chỉ ít phút sau cả Hằng Dung cùng tháp tùng.Thương và Tiên ra ngoài. Thành phố giờ này mới bắt đầu đông người.
***** My Linh tựa đầu vào gốc bạch đàn, loại bạch đàn thân thẳng, thẳng tắp, cao vút như muốn vươn tới những dải mây trắng trên bầu trời cao. Cô đưa mắt ngắm cánh rừng phía trên là thác nước, cảnh đẹp không thua gì Đà Lạt. Linh nói:
- Không ngờ ở một nơi rất gần Sài Gòn lại có khung cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng thế này. Cần gì phải lên tận Đà Lạt xa xôi, anh Khoa nhỉ. Giá như em được phép đầu tư du lịch, em sẽ dựng lên ở đây những ngôi nhà sàn, mở rộng đồi cây, cải tạo để nó vừa hoang sơ vừa đơn giản, tự nhiên. Đảm bảo thu hút khách hơn cả thành phố sương mù ấy chứ.
Khoa gật gù:
- Em cũng nhạy cảm về cảnh quan môi trường đó. Việt Nam hôm nay đang mở rộng cửa đón chào những người con mang trong người dòng màu Việt, trở về hội nhập với quê hương. Nếu em không chê đất nước nghèo, em nên biến suy nghĩ của mình thành hành động. Anh sẵn sàng hỗ trợ Linh trong việc sáng tạo, kinh doanh ngành du lịch.
Mỹ Linh cười cười:
- Anh không đùa chứ?
- Nghiêm túc đấy! Ngày chiến tranh, Đồng Nai là cửa ngõ Sài Gòn, là điểm nóng của phong trào Cách mạng. Giờ đầy Đồng Nai đang ngày một phát triển sầm uất, mạnh mẽ về công nghiệp. Nhưng ngành du lịch chưa được các nhà đầu tư chú ý nhiều. Tất cả sẽ tốt đẹp, nếu em dám mạnh dạn.
- Còn anh?
- Anh là người làm kinh doanh ngành xây dựng. Anh đang nhận một công trình ở ngoài mặt lộ. Tất cả chỉ mới bắt đầu được hai tháng. Anh thích con người và vùng đất ở đây. Nếu Linh biến ý tưởng thành hiện thực, hãy cho anh được nhận công trình nghen.
Mỹ Linh bật cười:
Anh Khoa có cách nói chuyện hay thiệt. Em hứa suy nghĩ nghiêm túc chuyện này. Ủa, mà em nghe Bảo Trân nói anh học quản trị kinh doanh kia mà.
- Không sai. Nhưng xây dựng là nghề của gia đình anh. Anh là một tế bào nhiễm sắc thể của gien gia đình. Tất nhiên anh phải rành rẽ vấn đề đất cát xi măng rồi.
Mỹ Linh nheo mắt:
- Còn Bảo Trân, nó chịu không?
Khoa thản nhiên:
Bảo Trân chịu hay không liên quan gì tới anh. Cổ quen sống tiện nghi, sẽ không bao giờ chấp nhận cuộc sống xa thành phố.
- Ủa, sao Trân nói anh và nó...
Khoa nhếch môi:
- Đừng nghe một tai, mẹ tôi thích cô ấy chứ không phải tôi. Tôi không yêu Bảo Trân.
Mỹ Linh ngơ ngác:
- Anh nói thật hả?
- Thật chứ!
- Kinh khủng qúa nếu con bé biết rõ anh nói như thế, chắc nó dám chết lắm.
Nó kể với Linh là... hai người sắp đám cưới.
Khoa cười nhẹ:
- Anh chưa hề đi chơi riêng với Trân thì làm sao cưới?
- Vậy lý do gì khiến anh đồng ý đi chung với Linh hôm nay?
Khoa trầm giọng:
- Tôi vốn là thằng con trai thích sống cuộc sống lang bạt, phong trần. Tôi đi với Linh bởi khá lâu rồi tôi không được lang thang đó đây. Giờ có dịp lại là tua khách trả bên tiền "boa". Tôi đâu ngốc từ chối em.
Vừa nghe Khoa nói thế. Mỹ Linh vội kéo Khoa lại gần. Cô chủ động hôn Khoa, cử chỉ thật Tây. Khoa từng nổi tiếng là hào hoa, bay bướm, vẫn không tránh nổi cảm giác ngỡ ngàng trước một Mỹ Linh rất Mỹ, và tất nhiên anh hôn trả lại cô rất nồng nàn bởi anh có mất gì đâu. Mỹ Linh qua những ngày sống buông thả với Diệp Bách, hình như Bách vẫn không tạo được cảm giác mê đắm cuồng nhiệt như khi cô đứng trước Khoa. Cô đang tự trách mình vừa về nước đã vội vàng chiếm lại Bách. Cô đã sai lầm khi cuộc đời còn rất nhiếu gã đàn ông đa tình, mạnh mẽ như Khoa. Qua phút bất ngờ, Khoạ khẽ đẩy Mỹ Linh ra.
Mỹ Linh kêu nhỏ:
- Sao vậy anh?
- Linh đừng làm vậy. Người ta nhìn thấy họ cười đấy. Ở đây đâu phải nước Mỹ.
- Chỉ là nụ hôn thôi.
- Nhưng có người nhìn mình, họ cười thật mà, đó kìa!
Mỹ Linh nhìn theo tay Khoa chi, cô thoáng thấy một vài ánh mắt đang nhìn cô.
Hình như trong tốp ba bốn người con gái ngồi phía tảng đá dướI thác nước, có một khuôn mặt cô nhìn rất quen.
Khoa chợt hỏi:
- Em biết họ hả?
- Anh muốn hỏi ai nhỉ?
- Em đang nhìn cô gái mặc áo màu tím đúng không?
- Anh tinh thiệt. Anh biết cổ hả?
Khoa gật đầu:
- Biết chứ, cô ấy là giám đốc công ty xuất nhập khẩu gỗ. Tên cổ là Hoài Thương.
Mỹ Linh hỏi tớI:
- Hoài Thương! Cổ là người miền Tây phải không?
- Ờ.
Mỹ Linh kêu lên:
- Con nhỏ nhờ chồng bỏ mới. vớ bẫm được mớ tài sản kếch sù. Không ngờ nó dám mở công ty, cũng khá thật.
Khoa chưng hứng:
- Em nói sao? Haài Thương đã có chồng à?
Mỹ Linh cười:
- Anh không tin à? Dù Linh mới về nước, nhưng hồi nhỏ Linh ở cùng quê với Hoài Thương. Nhà nó nghèo xác xơ, cha mẹ chết, chú thím nó nuôi mười tám tuổi nó lấy chồng. Nhờ xinh đẹp, nó được một người giàu nhất làng cưới.
Nhưng bây giờ thì đường ai nấy đi rồi.
Khoa chép miệng:
- Hóa ra Linh biết rành nhiều chuyện ở đây nhỉ?
- Anh thì sao? Anh quen Thương không?
Khoa cười:
- Chẳng những quen, tôi còn là nhân viên dưới quyền cổ.
- Anh khéo đùa. Bảo Trân đã vẽ một chân dung rất hoàn hảo về anh cho Linh nghe. Con trai tổng giám đốc xây dựng và kinh doanh địa ốc bất động sản. Ai chịu dưới quyền một con nhỏ không bằng cấp.
Khoa nhếch môi:
- Tin hay không tùy em, cuộc đời luôn có những bất ngờ đáng nể. Hoài Thương chính là sự bất ngờ vàng không hề qua trường lớp nhưng tài năng thì đầy hứa hẹn.
Mỹ Linh chớp mắt:
- Có quá đề cao cô ta không?
Khoa trầm giọng:
- Sự thật đấy. Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt - Thương là do cổ đảm trách.
Khoa chợt hỏi:
- Tự nhiên Linh quan tâm tới Hoài Thương nhiều, phải vì bạn trai của Linh không?
My Linh ngơ ngác:
- Bạn trai nào?
Khoa tỉnh bơ:
- Tôi từng thấy Linh đi cùng một người đàn ông rất thân mật. Người này hình như liên quan đến Thương.
Mỹ Linh rùn vai:
- Thật ra anh biết 'được những gì về Linh? Anh khôn hơn cáo, chả điều gì qua được mắt anh. Nếu Linh nói, anh ta chính là chồng cũ của Hoài Thương, anh tin không?
- Tin chứ.
- Anh dễ tin người hay anh đang đóng kịch với tôi nhỉ. Tại sao anh tin được?
- Linh muốn biết lý do hả? Đơn giản vì một lần vô tình tôi từng quan sát thái độ của anh tạ. Mỹ Linh thót tim, cô hỏi tới:
- Thái độ thế nào?
- Khó diễn tả lắm. Vẻ mặt anh ta lúc nhìn Hoài Thương vừa ân hận, đau đớn, vừa tiếc nuối yêu thương. Là tôi đoán chừng anh chàng thật tình chứ không hề biết họ từng là đôi vợ chồng. Ngày trước, chắc họ rất hạnh phúc. Chẳng hiểu vì sao họ lại chia tay. Nhưng ánh mắt anh ta, giúp tôi đoán anh ta còn yêu Thương nhiều.
Mỹ Linh cay cú:
- Anh lầm cô ta rồi, họ chia tay vì cô ta ngoại tình. Bề ngoài dịu dàng, hiền thục vậy, không ngờ con bé sống rất buông thả.
Khoa bật lên:
- Tôi không tin. Hoài Thương không phải loại người đó. Cô đừng vu khống.
Mỹ Linh ngán ngẩm trước vẻ giận dữ của Khoa. Cứ như con nhỏ là "bồ" của Khoa không bằng. Cô kêu nhỏ:
- Là tôi nghe người ta nói. Tin hay không thì tùy anh, làm gì anh phải nổi giận với tôi.
Khoa cũng nhận ra sự vô lý của mình. Anh nhẹ giọng:
- Tôi xin lỗi. Tôi chỉ phản ứng một cách tự nhiên. Mà thôi mình về đi Linh, sắp chiều rồi.
Mỹ Linh vội vã:
Về ư? Còn sớm mà anh Khoa?
- Không sớm nữa đâu. NgườI Việt có câu "ngày tháng 10 chưa cười đã tối".
phải ra khỏi cửa rừng trước khi mặt trời lặn. Linh không thấy người ta đã đi hết hay sao?
Mỹ Linh nhìn quanh:
Mới hơn 4 giờ, sao mà phải vội nhỉ? Việt Nam đúng là khác bên Mỹ. 6 giờ tốI mặt trời còn sáng như 10 giờ trưa ở đây. Nhưng mai mình đi tiếp nữa nghen.
Khoa trả lời:
- Ngày mai tôi không rảnh đâu. Linh nên nhờ bạn trai của em làm hướng đạo. Tôi thú thật chả thích bị người ta coi mình như kẻ thù.
- NgườI ta nào?
- Linh hiểu hơn tôi. Thôi về đi! Tôi nghe đói bụng nữa rồi.
Mỹ Linh dằn dỗI bước theo Khoa. Hai người im lặng suốt quãng đường về Sài Gòn. Đến ngã tư Thủ Đức, Mỹ Linh mới bảo Khoa dừng xe lại ăn một chút gì đó trước khi chia tay. Khoa chép miệng:
- Thôi khỏi, tôi muốn ăn cơm tối ở nhà, gia đình tôi có thói quen dùng bữa tối đông đủ. Ngoại trừ lý do công việc ở xa, còn không, thiếu một thành viên mẹ tôi cũng không chịu cầm đũa.
Dù rất muốn phản đối câu nói của Khoa nhưng Linh kịp khôn ngoan dừng lại. Xét cho cùng, cô chả là gì của Khoa, những điều cô biết về Khoa chẳng đáng giá năm mươi xu. Còn Khoa thì hiểu rất rõ về cô. Thật ra Khoa đang quan tâm đến ai nhỉ? Cô hay Bảo Trân? Hình như cũng sai nữa. Người Khoa quan tâm là Hoài Thương thì đúng hơn. Bỗng nhiên Linh thấy ghét Thương kinh khủng, dù trước đó cô chả coi Thương đánh giá một xu. Rắc rối làm sao cho những tình cảm con tim mỗi người.