Never lend books, for no one ever returns them; the only books I have in my library are books that other folks have lent me.

Anatole France

 
 
 
 
 
Tác giả: Doãn Quốc Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Phạm Minh Phức
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1434 / 35
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
huận được cử đi Mỹ học thêm sáu tháng về phản lực tại ngay căn cứ không quân Hoa Thịnh Đốn. Thuận hối hả báo tin với chị Ninh. Thuận xưa vốn khao khát cảnh lạ đường xa, từ ngày gặp Huyền, ngọn lửa đam mê Huyền tựa hồ càng âm thầm lại càng rực rở làm mờ nhạt mọi đam mê khác. Hồi chú Quát chết, cái chết của chú giúp Thuận tưới dịu ngọn lửa đam mê bất chính đó, tới nay đúng lúc hình ảnh Huyền muốn rạo rực trở lại, thì Thuận hay tin được cử đi Mỹ, mối đam mê cũ khao khát đường xa được khơi khỏi đống tro tàn, Thuận sẽ dùng nó làm nước trị lửa, dội tắt lửa.
- Chừng bao giờ cậu lên đường?- Chị Ninh hỏi.
- Họ đương làm giấy tờ và em còn phải theo học lớp Anh văn cấp tốc.
- Anh văn của cậu thừa đủ rồi còn phải theo học thêm làm gì?
- Ấy vẫn phải theo đúng quy tắc như thường, vả lại còn những anh em khác…
- Những anh em cùng ở không quân với cận?
- Không, ở nhiều ngành khác nữa chị ạ.
- Cậu theo học Anh văn bao lâu thì đi?
- Chừng hai tháng thôi, bây giờ là cuối tháng mười, khoảng cuối tháng chạp có thể em đã lên đường. Đủ thì giờ sửa soạn giấy tờ và may mặc.
Thuận tiên đoán đúng, ngày khởi hành vào đầu tháng giêng. Thuận nhất định đi thẳng Mỹ, không tìm gặp Huyền để chào từ biệt. Nhưng rồi một hôm tiện xe thằng bạn Thuận bảo nó lái lên Thủ Đức.. Tới tòa biệt thự ba tầng gần nhà máy biến điện, Thuận bảo thằng bạn lái chầm chậm. Nhìn vào cổng lớn Thuận thấy một gia đình đông con khác đã đến ở, đó hẳn là gia đình viên kỹ sư mới thay chú Quát. Cho đến ngày đi Thuận không một lần nhắc đến tên Huyền với chị Ninh.
Ngày sắp lên đường chị Ninh dặn:
- Sang tới nơi cậu viết thư về ngay nhé, và viết luôn.
Thuận đáp:
- Em ghi cả nhật ký cho chị đọc về sau nữa.
Và Thuận đã ghi nhật ký thật để ngày về trao cho chị Ninh.
Ninh ra phi cảng tiền em rồi lên phòng giải khát trên tầng lầu đợi cho đến lúc phi cơ cất cánh thì ra đứng bao lơn vẫy. Ninh ra về ngay, ngửa mặt theo rõi chiếc phi cơ mang Thuận đi khuất về phương Đông ngang qua Saigon.
Lá thư đầu tiên của Thuận khi vừa đặt chân đến đất Mỹ viết về cho Ninh khá dài, khá tỉ mỉ, chữ nhỏ li nhí, cách hành văn nửa thư, nửa nhật ký.
Washington ngày...
Chiếc Globe Master của MATS (Military Air Trans­portation Service) chở em cất cảnh hồi 15g30 ngày..3-1- 196.. thì bốn giờ sau em đã tới phi trường Clark Field (Phi Luật Tân), nơi đây em vào snack bar ăn, lần đầu tiên làm self service nên bỡ ngỡ. Ngủ lại đây một đêm và chơi một buổi sáng, lại khởi hành lúc 12g20 (giờ Sài Gòn) ngày 4-1-19 … tới đảo Guam vào lúc 19 giờ (giờ Sài Gòn), nhưng khi ấy giờ địa phương đã chênh lệnh khá nhiều với giờ ở quê hương mình, nền trời Guam dầy đặc sao khuya như đêm mùa hạ miền Bắc. Dừng lại ở Guam chừng hai giờ, phi cơ tiếp tục bay và tới đảo Wake vào 6 giờ sáng ngày 4 - 1-196.. giờ địa phương (nếu còn giữ theo giờ quê hương thì lúc đó là 2g15 sáng ngày 5.1-196...) Hai giờ sau lại dời Wake, tới Hawaï vừa 18g40. nghỉ ở Hawaï chừng bốn tiếng, tiếp tục khởi hành, mười gìờ sau tới San- Francisco vào khoảng 11 giờ trưa; Khí hậu nơi đây ngăm ngăm rét còn chịu nổi.
Em ở lại San-Francisco hai ngày, ăn cơm Tàu tại Chinatown đường Grant Avenne rồi đi thăm cho hết những danh lam thắng tích của San-Francisco. Khu Garden Park tập trung đủ các loại bảo tàng; viện bảo tàng mỹ thuật gồm những họa phẩm cực kỳ đắt tiền và những tượng; viện bảo tàng Planelerium trưng bày các dụng cụ khám phá mặt địa cầu; tại Hải Học Viện thấy đủ các thứ cá lạ, có giống cá điện đề là Electric Cat fish 100 vols, thú nhất là khu Academy of Science trong đó trưng bày một cách tuyệt mỹ những con giống nhồi bông như thể mình được bất chợt gặp chúng giữa cảnh rừng rú. Đi mệt em mua một cây kẹo bông trông như một bông lau 25 cents ăn không hết vứt đi hết một nửa, một lần khác em mua một pound nho tươi 35 cents rồi leo lên chiếc tháp xây trên đỉnh một ngọn cả đồi cao, nơi đây em ngắm gần hết thành phố, thấy rõ hai câu cầu danh tiếng. Golden Gate Bridge và Oakland Bay Bridge. Em it rời San-Francisco trên một chiếc phản lực của hãng hàng không Hoa Kỳ vào lúc mười hai giờ khuya - Chiếc jet này có hạ cánh xuống phi trường Chicago vào lúc tảng sáng, nơi đây đang mùa tuyết lạnh 10 độ dưới không độ, từ phi cơ trông ra bên ngoài thành phố trắng xóa im lìm, gió cuốn từng đợt tuyết hun hút. Khi em rời khỏi máy bay xuống phi cảng, trời ơi lạnh tưởng phát sốt rét, toàn thân run cầm cập, hơi thở thành khói trắng mù mịt, em phải chạy vội qua sân bay vào một căn nhà xép của phi cảng có máy sưởi. Cũng may phi cơ chỉ dừng lại có nửa giờ rồi lên đường nốt chặng cuối cùng, đến phi trường Bal­timore trời đã xế Trưa. Nơi đây cũng có tuyết lạnh nhưng ít gió nên dễ chịu hơn ở Chicago nhiều. Một người Mỹ da đen to lớn tới đón xách hộ em hai chiếc va-li ra xe Chevrolet của quân đội. Tiếng là xe quân đội mà cũng bóng loáng sang trọng lắm chị ạ. Em thấy rằng ở đây nước họ giàu lại bình yên nên cái gì họ cũng muốn tới cứu cánh của ĐẸP. Nghĩ mà tội cho dân mình mang thân ra giết nhau, mang đât nước ra làm bãi chiến trường cho thiên hạ yêu vui. Thực vậy chị ạ, rời khỏi đất nuớc mới thấy rằng thế giới khắp nơi đều êm tiếng súng và dân chúng muốn đi đâu thì đi, rời khỏi đất nước nhà mới chợt nhận thấy mình quá là con cừu thế mạng cho thế giới yên vui. Thần Chiến tranh được dụ dỗ nhốt quây tròn ở xứ mình sẵn thịt người mình, máu người mình và nghi ngút khói súng để thỏa lòng khỏi phá phách nơi khác. Chị ơi, tại nước nhà em vẫn tham dự chiến tranh mà phải đợi đến lúc ra khỏi nước mới thấy hết nỗi niềm chua chát đó. Chiếc Chevrolet của quân đội đưa em về bàn giấy, làm giấy tờ cần thiết, xong thì em được cấp buồng ngay lại khu sĩ quan độc thân, xếp va-li xong em đi ăn ở cafeteria, đó là bữa ăn đầu tiên của em tại thủ đô Hiệp Chủng Quốc, lúc về mệt quá nằm lăn ra ngủ một giấc. Buổi chiều thức giấc bèn đi làm giấy ăn ở dining room cho rẻ và nhờ gọi được điện thoại liên lạc với sứ quán Việt Nam mình ở đây.
Thư dài rồi chị nhé, và đầy đủ cuộc hành trình của em. Cho em gửi lời thăm anh Bảng. Chúc chị ngủ ngon. Em cũng đi ngủ đây. Còn mệt lắm.
EM
Sự thực ý tưởng ray rứt trên, ý tưởng dân mình làm con cừu hy sinh tế thần chiến tranh cho thế giới yên vui, phát khởi từ lúc Thuận leo lên đỉnh tháp San-Francisco nhìn hai trụ cầu sơn đỏ của Golden Bridge, rồi đến vẻ đẹp vĩ đại hơn của cầu Oakland Bay Brilge với hai tầng đường xe đi. Tự nhiên những ý tưởng đập vào óc Thuận như những nhát búa, những chuyên viên, những anh tài, những người yêu nước của toàn quốc phải đồng tâm xúm lại khả dĩ mới xây dựng đất nước cho phong quang kịp người, Thuận nhớ buối tối trước hôm rời nước có bữa tiệc tiễn thân mật do Hội thằng bạn phi công mời lại nhà hàng Olympia. Bữa tiệc chỉ có ba người: Thuận, Hội và người anh giáo sư kiêm viết báo - anh Cả. Thoạt anh Cả đảo mắt nhìn phòng ăn rộng lớn, chính giữa là vũ trường và cũng là nơi trình diễn những attractions, nói «Ánh đèn rất tối nơi đây gợi được không khi ấm cúng và... tội lỗi, thế mà chỉ có ba tên đực rựa chúng mình thì thật là khỉ. » Sau đó cả ba cùng nhau vui vẻ ôn lại cảnh ngày nào gặp tai bay vạ gió tại Vũ trường». Lúc đã ngà ngà say vang anh cả nói, giọng trầm buồn:
- Thời gian thật là chóng! Ngày nào Hà Nội có cuộc cách mạng tháng tám tôi bằng tuổi các cậu bây giờ thường tự nghĩ thầm cứ yên bình thì chỉ mười năm sau dưới quyền « lãnh đạo anh minh của Hồ chủ tịch » nước mình sẻ chẳng kém Nhật Bản là bao. Thế mà ngơ ngác đã hai mươi năm qua rồi, hai mươi năm chinh chiến liên miên, tủi nhục nhất là mười năm nội chiến gần đây. Đuổi kịp Nhật Bản ư? Thì Nhật Bản vừa hì hục xây xong đập Đa Nhim bồi thường cho miền Nam, điện lực chưa kịp cung cấp cho dân chúng được hưởng, thì dưới « quyền lãnh đạo anh minh của Hồ chủ tịch » đường dây đã được... tận tình phá hoại.
Tới đây anh Cả giơ tay lên xoa má như để tưởng niệm lại ngày nào nhận được ba cái tát ở vũ trường rồi mới tiếp:
- Thời tiền chiến mỗi khi tôi cắp sách đi học đều có qua nhà cô tôi, đứa em gái nhỏ con cô tôi nay đã có con gái lớn sắp gả chồng, cô tôi dĩ nhiên đã ra người thiên cô từ lâu, thời gian qua mau quá.
Anh lại giơ tay lên xoa má bên kia rồi mời tiếp:
- «Đạo» Cộng sản xuất hiện chưa được năm mươi năm đã phân hóa tàn tạ rồi, ô, thời gian qua mau, những cái gi tàn tạ theo thời gian trông thật thảm hại!
Đứng trên tháp San - Francisco, tuổi trẻ của Thuận từ trước tưởng như vô tư nay ra khỏi nước thực tế so sánh bừng lóe thành tia sáng để Thuận thấy rằng thực ra trong tiềm thức Thuận không hoàn toàn vô tư như mình tưởng. Tự nhiên Thuận thấy khao khát được ôm Huyền, sự kiện được ôm Huyền thiêng liêng như được ôm quê hương đau khổ. Và những ý tưởng đã được phá vỡ như một dòng suối chảy mãi không ngừng.
Tới Washington làm giấy tờ xong, lợi dụng còn vài ngày tự do - Thuận đi lang thang các phố vừa ngắm cảnh vật vừa như tự dò xét lòng mình. Thuận vào xem Washington monument. Lúc trưa ra đi trời chỉ mù mù, nhưng lúc ở Washington monument ra thì tuyết bắt đầu rơi. Thuận cảm thấy quạnh quẽ bâng quơ bèn rẽ vào tiệm Jenny’ s ăn cơm Tàu để tìm thấy một chút thảnh thơi ấm cúng dưới ánh đèn.
Ở Jenny’s ra thì tuyết đã trắng đầy, tuyết rơi như những cánh hoa trứng cá bên nhà lả tả rụng, tuyết rơi xuống cỏ, xuống lá khô thành những tiếng động nhẹ và ròn như tiếng cười lén, Thuận liên tưởng đến tiếng cười của Huyền. Một đợt gió ùa tới, cả một vùng tuyết bay bối rối trông vui như một đàn côn trùng rỡn nhau. Thuận ngửa cổ lên đón một cảnh tuyết nếm thử trên đầu lưỡi chỉ thấy đó là một điểm lạnh tan đi ngay.
Về gần tới nhà Thuận được một người bạn mới kéo sang câu lạc bộ sĩ quan, nơi đây thứ sáu nào cũng có nhảy, đồ uống tính rất rẻ, và free buffet (ăn không tính tiền). Thuận nhảy một bản swing với cô Peggy, cô thư ký (đã giúp Thuận liên lạc bằng điện thoại với tòa đại sứ Việt tại Hoa Thịnh Đốn. Nhưng rồi cùng không thấy hào hứng trong nhịp đàn điệu nhảy, sau bản nhạc đó Thuận chào cô Peggy ra về nói là mệt cần ngủ sớm. Mà quả thực ngày đó đi nhiều Thuận cảm thấy mệt thật.
Về tới nhà Thuận muốn viết thêm một lá thư cho chị Ninh, nhưng hôm đó đã được báo trước là từ 17 đến 21 giờ không có nước nóng và hơi nóng sưởi. khí lạnh từ ngoài xông vào, Thuận cảm thấy chân, tay buốt lạnh, đành chui vào chăn ngủ. Hôm sau Thuận nhận được thư chị Ninh, lá thư đầu tiên từ bên nhà gửi sang. Chị Ninh cho Thuận hay là hôm trước thì hôm sau Huyền tới để vừa cảm ơn Thuận đã trông nom đám táng chu đáo cho chú Quát vừa xin lỗi về việc tới cám ơn muộn như vì sau tang lễ Huyền lên Đà Lạt ngay.
Thuận nhìn ra ngoài, mưa tuyết khá dày như những lông tơ trên mình con vịt tới tấp rơi xuống. Và Thuận nhớ đến Huyền. Ở nước nhà mỗi khi chợt thấy nhớ Huyền tha thiết Thuận phải tìm cách xua lãng hình ảnh đó đi, luôn luôn tự nhủ đó là một hành vi bất chính. Nhưng ở đây, xa, thật xa đất nước, xa, thật xa Huyền, Thuận thấy mình chẳng nên xua đuổi những ý nghĩ về Huyền làm gì. Thuận đoán thầm hồi ở Paris chắc Huyền cũng có lần nhìn mưa tuyết bên ngoài như thế này để cảm thấy lòng trống trải Và biết đâu chú Qnát ngày đó đã chẳng chọn gặp Huyền vào đúng lúc ấy để hỏi Huyền làm vợ. Những người già họ lắm mưu mẹo! Thuận lại cảm thấy được khao khát ôm Huyền! Huyền còn trẻ mà đã góa bụa, ôi, được ôm Huyền chính là được ôm quê hương đau khổ
Đốt Biên Giới Đốt Biên Giới - Doãn Quốc Sỹ Đốt Biên Giới