In books lies the soul of the whole Past Time: the articulate audible voice of the Past, when the body and material substance of it has altogether vanished like a dream.

Thomas Carlyle

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhân Hi
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1041 / 4
Cập nhật: 2017-11-12 09:03:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
HƯƠNG BÔN
Đoàn Vũ ngồi tựa lưng vào thành ghế tre, mắt chăm chú nhìn bàn cát đăp dở. Anh định tự mình bổ sung lên bàn cát những biến đổi mới nhất của thực địa, nhưng anh không thể hình dung được thật cụ thể.
Trong suốt buổi chiều tà gần hết một đêm. anh đã cùng Đào. Trường. Tiếp. lội khắp cùng Tàu Ô - Chốt Mỹ - cống ông Tề. ngã ba xóm Ruộng: nhưng từ bữa đó đến nay, đã mười ngày đêm, trận địa không lúc nào ngót bom đạn, địa hình biến đổi nhiều lắm.
Đoàn Vũ hiểu mình là người chỉ huy phân đội chiến thuật, nhiệm vụ của anh. ngoài việc phán đoán. tìm hiểu những âm mưu. những kế hoạch chiến dịch trước mắt và sắp tới của địch có liên quan đến đơn vị, anh còn một nhiệm vụ nữa rất cụ thể nằm trong chức trách là: phải nghĩ cách chủ động đánh địch, nghĩ cách đối phó với mọi hoạt động của địch. Công việc đó không trừu tượng: không ngẫu nhiên. Đó là kết quả của sự tư duy liên tục. sự phân tích thực tế địa hình. địa vật. và kết quả của sự không ngừng hiểu biết địch. công với kinh nghiệm đã có. cộng với những tri thức mới rút được từ thực tiễn. Trong đó. yếu tố hiểu biết về địa hình, địa vật hết sức quan trọng.
Cuộc chiến đấu không diễn ra trên trang giấy trắng, hay trong trí tưởng tượng. Cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt đất. Cả hai bên đều căn cứ vào những gì đang có trên mặt đất. để huy động và thi thố mọi khả năng của mình. Đoàn Vũ hiểu như vậy. nên anh muốn cái bàn cát tại sở chỉ huy trung đoàn: phai đúng như một trận địa thu nhỏ.
Trước kia, Đoàn Vũ tuy không coi thường những vấn đề cụ thể ấy. trong chức trách của mình, nhưng suốt mười ngày nay. dù chưa có điều kiện suy xét kỹ anh đã thấy những kinh nghiệm. vốn hiểu biết của anh về loại hình chiến thuật này nảy sinh từ nhiệm vụ cụ thể của cuộc tiến công: không còn đáp ứng được nữa.
Lúc nhận được tin địch đổ bộ Trung đoàn 15. Trung đoàn 33 xuống Tân Khai - Đức Vinh. cho trung đoàn thiết giáp số 9 vòng ra đông Tàu Ô lên Tân Khai yểm trợ cho khối bộ binh này anh hy vọng áp lực của sư 21 đối với trung đoàn anh sẽ giảm đi. do chỗ địch đã điều bớt lực lượng, phương tiện đột phá. yểm trợ lên phía bắc. Anh hy vọng nhưng không ảo tưởng. Anh chỉ mong. nếu như địch giảm bớt áp lực, anh sẽ có thì giờ. có điều kiện suy xét một cách cặn kẽ về bố trí đội hình trung đoàn, về cách đánh. Nhưng Nguyễn Vĩnh Nghi đã không để cho anh có chút thì giờ ít ỏi đó. Cùng \ới việc đổ quân xuống Tân Khai - Đức Vinh. hắn hối thúc hai Trung đoàn 31, 32 còn lại của Sư đoàn 21, cùng với Trung đoàn thiết giáp số 5 đánh phá liên tục vrào trận địa trung đoàn. Khi phát hiện được trung đoàn 65 rút ra khỏi ngã ba xóm Ruộng. cống ông Tế. Nghi đã ra lệnh cho Trung đoàn 32 ập vào chỗ trống đó. buộc Tiểu đoàn 17 của anh đang đánh vận động phải chuyển 2 đại đội sang chốt chặn. Vậy là trong suốt mười ngày đêm, lúc ở sở chỉ huỷ trung đoàn. lúc xuống Tiểu đoàn 17. lúc qua Tiểu đoàn 19. lúc làm việc với Tiểu đoàn 18 bên đông đường 13 bằng máy vô tuyền điện. Đoàn Vũ chỉ đối phó. rồi tiếp tục đối phó.
Đoàn Vũ bực mình khó chịu. Nêu cảnh này cứ diễn ra hết tuần. hết tháng, thì thật không ổn. có khi dẫn tới nguy hiểm. Anh phải tìm cách không để mình bị cuốn hút hoàn toàn vào những chuyện quá vặt lãnh. quá cụ thể. Anh phải tách ra một chút, lùi xa một chút, để nhìn sự việc một cách khái quát hơn, để tìm ra những vấn đề cơ bản.
Những vấn đề này. thời gian ở Bàu Lòng anh đã phát hiện được và anh đã nêu ra với Sư trưởng Đàm Lê hôm lên sở chỉ huy sư đoàn. Sư trưởng cũng chưa có ý kiến gì cụ thể, hứa tiếp tục suy nghĩ và trao đổi sau. Nhưng những vấn đề phát hiện ở Bàu Lòng còn đơn giản. không đầy đủ, vì nhiệm vụ hồi ở Bàu Lòng khác với nhiệm vụ ở đây Khi bước vào khu vực Tàu Ô với mệnh lệnh và trách nhiệm giữ Tàu Ô đến cùng, phải thắng địch ở Tàu Ộ, Đoàn Vũ mới thấy những vấn đề gay go, phức tạp hơn rất nhiều.
Qua một tháng rưỡi chốt chặn của Trung đoàn 65 ở Ngọc Lầu ngã ba xóm Ruộng, với ưu khuyết điểm, thành công là không thành công của nó, một vấn đề mới về hình thức chiến thuật. về tư tưởng chỉ đạo đã nảy sinh đang là vấn đề bàn cãi, đang hình thành hai luồng nhận thức, hai xu hướng. hai chủ trương. Đó là vấn đề chốt chặn và vận động. Đó là mối liên quan, sự tác động. sự hỗ trợ. cái chủ yếu, cái thứ yếu của hai nhiệm vụ. của hai hình thức chiến thuật. cùng xuất hiện trong một không gian. một thời gian một bối cảnh cụ thể. Nhận thức và quan niệm như thế nào về hai vấn đề đó. sẽ có cách bố trí là cách đánh cụ thế như thế ấy.
Những người cho vận động là chủ yếu, lập luận rằng quân đội ta là quân đội cách mạng: tư tưởng là tấn công. tiến công trong chiến lược, trong chiến dịch mà cả trong chiến đấu. còn chốt chặn, dù là một thủ đoạn chiến thuật. cũng mang hình thức và tư tưởng phong ngự. bởi thế nó không thể là chủ yếu. Còn những người cho chốt chặn là chủ yếu. lại xuất phát từ nhiệm vụ phải giữ đất: muốn giữ đất phải chốt chặn: phải phòng ngự. Sự không dút khoát. không nhất trí ấy đã ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả chiến đấu. ảnh hưởng đến tư tướng bộ đội.
Đoàn Vũ không tán thành những lập luận và cách đặt vấn đề của những người cho vận động là chủ yếu. Lập luận và cách đặt vấn đề đã không xuất Phát từ thực tế: chứa đựng tư tưởng hình thức. máy móc. giáo điều. hiểu không sâu vấn đề chiến lược. chiến thuật. hiệu không đúng cái chung, cái xuyên suốt, cái lâu dài, và cái cụ thể, cái trước mắt. Đoàn Vũ nghiêng về quan niệm thứ hai chốt chặn là chủ yếu. Nhưng anh cho lập luận của phe này cũng còn đơn giản. nông cạn. chưa có sức thuyết phục nhiều. Cả hai lập luận đều chưa phân tích sâu sắc cái thực tế hết sức gay gắt đang diễn ra, mà theo anh, nếu phân tích dược, nếu hành động đúng. sẽ làm cho lý thuyết phong phú hơn.
Hôm ở sở chí huy sư đoàn: anh trao đổi vấn đề đó với Lê Nhu. Trưởng ban tác chiến đồng ý với quan điểm của anh, nhưng chưa thật mạnh mẽ. Ngay cả Sư trưởng Đàm Lê và Chính uỷ Phan Nguyên cũng chưa có ý kiến dứt khoát. Hai ông nói vấn đề đó phải lính hoạt tuỳ theo tình hình để ưu tiên nhiệm vụ này hoặc nhiệm vụ kia. Đoàn Vũ không tán thành cả quan niệm đó. Vấn đề đang phải bàn cãi nhưng không có thì giờ.
Trong buổi hợp của thường vụ đảng uỷ trung đoàn. khi bàn việc sử dụng lực lưọng. Đoàn Vũ nêu quan điểm lập luận của anh: trình bày cả cách bố trí lực lượng nhưng Nguyễn Tính không nhất trí. Nguyễn Tính đem Tư tưởng quân đội cách mạng ra phân tích. Nguyễn Tính đề nghị một phương án bố trí khác. Đoàn Vũ không đồng ý. anh tranh cãi. các đồng chí khác trong thường vụ không có ý kiến dứt khoát. cuối cùng vì thì giờ rất khẩn trương Đoàn Vũ đồng ý vói Nguyễn Tính: nhưng anh bảo lưu ý kiến của mình. đề nghị sẽ đưa ra bàn cãi trong một cuộc họp khác gần nhất. Sau đó. trong chức trách chỉ huy. anh đã gặp Xương. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19. Lê Cam Đại đội trưởng Đại đội 111: làm nhiệm vụ đáy của đáy. bàn bạc rất kỹ xe cách cấu trúc lên địa. Anh không nói rõ đó là một trận địa phòng ngự hẳn hoi. nhưng anh đòi hỏi Xương ra Lê Cam phải đáp ứng được yêu cầu về mọi mặt của trận địa phòng ngự. Do địa hình, do nhiệm vụ hoàn toàn đánh vận động của Tiểu đoàn 17. phải bố trí xa mặt đường. nên khi Trung đoàn 32 của sư 21 ập vào đoạn bỏ trống - trận địa cũ của Trung đoàn 65 - thọc lên sát cống ông Tề. thì Nguyễn Tính rất bối rối và lo lắng, hết nhìn anh, lại nhìn chiếc máy điện thoại liên lạc với sư đoàn. Anh muốn nhường toàn quyền xử trí cho Nguyễn Tính. nhưng rồi anh đã nhanh chóng dẹp tự ái để bàn cách xử trí. Nguyễn Tính không còn cách nào tốt hơn. phải đồng ý cách xử trí của anh
. Sau mười ngày chiến đấu liên tục. Đoàn Vũ càng thấy vấn đề đó trở nên bức thiết hơn. Anh đã có những thực tế cần thiết để thuyết phục Nguyễn Tính. thuyết phục mọi người. kể cả thủ trưởng sư đoàn. Anh quyết định sẽ bắt đầu từ chiếc bàn cát này_
- Báo cáo thủ trưởng chúng tôi có mặt.
Đoàn Vũ quay lại thấy Đào và Tiệp đang đứng nghiêm- Anh vẫy tay:
- Lại đây.
Cả ba người ngồi xổm quanh bàn cát- Đoàn Vũ mở rộng bản đồ, đặt theo chiều bàn cát. Anh hỏi Đào:
- Có đúng là chốt Mỹ ở ví trí này không?
Đoàn Vũ chỉ vào cái lõm bầu dục nhỏ. xung quanh gợn lên một cái gờ. trong lõm có ký hiệu một đại đội bộ binh bằng giấy đỏ hỏi tiếp
- Hôm đi trinh sát tôi thấy' cái gờ cao lắm kia mà
Đào đưa hai ngón tay gạt bớt đất bột trên gờ. Đào lắc đầu:
- Báo cáo thủ trưởng. bây giờ sụt lở nhiều rồi. tối qua tôi vào thấy nhiều đoạn mất cả tường ủi. trong ngoài bằng như nhau.
- Những chỗ khuỳnh ra thì đúng như thế này chứ?
- Vâng. hơi hẹp hơn một chút. nếu rộng thế này thì Tiểu đoàn 18 đã không phải tổn thất mỗi lần đưa cơm cho anh em ở chốt Mỹ.
Đoàn Vũ gật dầu. anh vân vê hòn đất trong tay. mắt nhìn đăm đăm vào chốt Mỹ- Cái căn cứ dã chiến này của Mỹ nằm bên phía đông. mép căn cứ cách đường 13 vài chục mét. đã bỏ hoang từ ngày sư đoàn "Anh cả đỏ" rút đi. Trong thời gian Trung đoàn 65 chốt giữ ở Ngọc Lâu. chốt này vẫn còn bỏ trống. Khi địch chiếm ngã ba xóm Ruộng, một tiểu đoàn của Trung đoàn 11 đào trận địa ở cống ông Tề có cho một đại đội ra đó. Lần Đoàn Vũ đi trinh sát thực địa. anh lội hàng giờ trong chốt. Dưới ánh sáng hoả châu. anh nhìn thấy một vùng bằng phẳng từ chân chốt Mỹ tới xóm Ruộng. anh chưa thấy' căn cứ dã chiến nào của Mỹ cấu trúc kiểu thế này. Nó hình bầu dục. nhưng lại là hình bầu dục dài. phía tây hẹp. phía đông khuỳnh ra. trước mặt là bãi sình lớn từ mép đường vào đến rừng. sau lưng có chi khu quân sự Chơn Thành. Bọn Mỹ có thể yên tâm khi rút lực lượng hành quân vào nghỉ đêm trong chốt. Pháo binh. đặc công hay bộ binh đều rất khó tiến công căn cứ này. Ngay lần trinh sát đầu tiên. Đoàn Vũ đã nhìn thấy vị trí chiến thuật rất quan trọng của chốt Mỹ- Giữ được chốt Mỹ thì sườn phía đông trận địa cống ông Tề dược che chở. lực lượng đánh vận động bên đông đường 13 có thể mở rộng cánh xuống lới xóm Ruộng. Mất chốt Mỹ. sườn đông cống ông Tề bị uy hiếp trực tiếp, cánh vận động bị đẩy sát vào tận rừng. hoàn toàn không liên lạc được với đơn vị Chốt ở Cống ông Tề. Chiếm đước chốt Mỹ: bọn địch đã xé tuyến chốt chặn thứ nhất của ta ra làm đôi.
Đoàn Vũ cầm những mũi tên màu xanh rải ra trước khu vực chốt Mỹ: anh hỏi Đào:
- Nơi gần nhất. bọn bộ binh cách chốt Mỹ bao nhiêu?
Đào cắn môi. đôi mắt tròn tim khép lại một chút rồi mở ra. Đào nhấc những mũi lên xanh đặt lại theo trí nhớ.
- Báo cáo thủ trưởng. nơi gần nhất chừng trăm rưỡi mét- Em nhìn được nòng súng M.79 của chúng ngóc lên trên miệng hầm.
- Đây nhé - Đoàn Vũ cầm bút chì chỉ qua phía tây đường 13. rói chỉ chốt Mỹ - Cùng với việc đưa các tiểu đoàn biệt động sang đây: chúng sẽ có kế hoạch đánh chiếm chốt Mỹ. nhổ cái gai đầu tiên chọc vào mắt chúng. Theo cậu. chúng nó sẽ đánh chiếm như thế nào?
Tôi biết nói thế nào được!. Đào nhìn thẳng vào mặt trung đoàn trưởng.
Đoàn Vũ khuyến khích:
- Cậu đã nhìn thấy cả hai bên, cậu cứ nói đi. chúng ta đang phán đoán mà. Đào lại cắn môi. đôi mắt tròn mở to. nhìn vào những mũi lên xanh. Đào nói: -
- Một lần đến chốt Mỹ tôi thấy địch đánh phá mỗi khác. Lần đầu chúng ném bom thật nhiều phía trong chốt. mặt đất trước bằng như sân bóng. bây giờ đã thành ao. thành đìa. lần sau chúng ném bom và bắn pháo phía ngoài chốt. cũng thành ao. thành đìa rồi. Hôm qua chúng bắt đầu đánh đến tường ủi bằng pháo trên xe tăng và pháo bắn thẳng. Chúng bắn sạt từng đoạn một. công sự của Đại đội 6 phía sau tường ủi cũng bị bóc lên - Đào liếc nhìn trung đoàn trưởng rồi nói tiếp - Báo cáo thủ trưởng, theo tôi. bọn địch sẽ tập trung các loại pháo bắn thẳng và bom san bằng tường ủi. chúng cô lập chốt Mỹ bằng cách. cho hai mũi bộ binh lấn sâu vào hai chổ hở tiếp giáp giữa chốt Mỹ với cống ông Tề. giữa chốt Mỹ với rừng. Làm xong các việc đó. chúng mới cho xe tăng và bộ binh chiếm chốt.
Đoàn Vũ nhìn Đào với cặp mắt sửng sốt. anh thốt lên:
- Thật như vậy chứ?
Đào giọng lo ngại. đáp:
- Vâng!. theo tôi thì chúng sẽ làm như vậy.
Đúng... đúng... Đoàn Vũ suy nghĩ. anh bóp nát hòn đất rắc quanh chốt Mỹ. nét mặt trở lại thản nhiên
- Theo cậu. bớt lực lượng vận động bổ sung thêm cho chốt Mỹ được không?
Đào lắc đầu:
- Báo cáo thủ trưởng tăng thêm lực lượng cho chốt trong lúc địch đang cố sức san bằng tường ủi thì chỉ tổn thất vô ích thôi. Theo tôi phải giao khu vực trước chốt Mỹ cho pháo binh.
Đoàn Vũ quay ngang sang phía Tiệp:
- Đài quan sát của cậu có nhìn thấy khu vực đó không?
- Có - Tiệp mau mắn nói - Báo cáo thủ trưởng hiện nay nhìn rất rõ. Nhưng chỉ lo mấy hôm nữa bọn địch bắn gãy cây. đài phải lùi sâu vào, cây cao hiếm sợ không nhìn rõ được.
Sao? Bọn địch bắn gãy cây à?
- Rõ - Tiệp tiện tay nhổ luôn những cây làm bằng bông nhuộm mực xanh của Đoàn Vũ cắm dầy ở bên trái vệt đường sắt
- Báo cáo thủ trưởng bọn địch biết ta đặt đài quan sát trên cây cao. nên chúng tập trung triệt phá từng cây, từng lùm. Đài quan sát của tiều đoàn 17 lùi về đây, đài quan sát của pháo binh ở chỗ này, còn đây là đài quan sát của tôi. Tiệp vừa nói vừa cắm lại cây cho đúng với ngoài thực địa.
- Có đúng vậy không Đào?
Đoàn Vũ hỏi. mặt anh hơi cau lại.
Đào nói với gọng như có lồi:
- Báo cáo thủ trưởng. đúng, tôi tưỡng thủ trưởng biết việc đó.
Đòan Vũ nhìn những cây Tiệp mới cắm, nét mặt anh dịu lại, anh giục Đào:
-Cậu nói tiếp đi, giao khu vực đó cho pháo binh rồi sao nữa?
Đào nhìn sang chốt Mỹ, cân nhắc một chút rồi nói tiếp:
- Ngoài lực lượng đánh vận động bên sườn, tôi thây nên tổ chức một lực lượng vận động khác, lực lượng này chừng mười, mười lăm đồng chí. có thể chiếm lĩnh bờ tường ủi phía bãi sình. bờ này có bị bắn phá nhưng không hư hại nhiều. các đồng chí ấy nên xây dựng trận địa bên trong tường ủi. đừng để máy bay trinh sát phát hiện. khi bộ binh địch đánh chiếm tường ủi phía trước, tranh thủ lúc chúng đứng chưa vững. ta xuất kích đánh tiêu diệt. chiếm lại trận địa Cách đó cũng chỉ dùng được vài ba lần. thế nào bọn địch cũng phát hiện được. chúng sẽ đối phó.
Đào thấy bí, mặt đỏ bừng lên, Đoàn Vũ mỉm cười:
- Ý kiến của cậu rất hay, cậu phải chú ý theo dõi. quan sát thêm trong những lần đi trinh sát. còn bây giờ. Tiệp nói rõ xem bọn địch đánh từng cây như thế nào?
Không nghĩ ngợi gì lâu, Tiệp nói ngay:
- Báo cáo thủ trưởng, hồi mới chiếm lĩnh, ở khu vực này còn nhiều cây cao - Tiệp chỉ vạt đất ở ngoài đường sắt - đài quan sát đặt trên nhằm, cây cao đó. Hoả lực ta bắn rất trúng đội hình địch khi chúng tiến công bắn trúng cả những chiếc xe tăng đang di chuyển. bắn trúng từng khẩu pháo, bọn địch nghi đài quan sát của ta đặt trên cây nên nửa tháng nay. ngày nào chúng cũng ném bom và bắn đại bác vào cây. Cứ tảng sáng là chúng bắn. bắn chán chê rồi mới tiến công.
Đào nói rõ thêm:
- Chúng muốn loại trừ các đài quan sát của ta trước khi tiến công. Vâng. chúng tôi biết thủ đoạn đó, nên khi chúng bắn cứ ngồi yên dưới hầm. chờ chúng bắn xong mới leo nhanh lên đài, bộ phận thông tin nối đường dây. mọi hoạt động lại thông suốt- Nhưng hai hôm nay bọn địch không bắn pháo và ném bom tùm lum nữa. chúng tập trung đánh từng cây một. đánh đến khi cây đổ mới thôi: Tụi nó còn bắn đạn phá, nổ ngay trên cây. đồng chí Minh ở trên đài quan sát của Tiểu đoàn 17 bị trúng mảnh pháo. từ trên cây rơi xuống đất gãy chân-
Đoàn vũ hỏi chen vào:
- Lúc địch bắn pháo và ném bom các cậu vẫn còn ở trên cây?
Rõ. báo cáo thủ trưởng, chúng tôi đoán bọn địch giao cho một số khẩu pháo làm nhiệm vụ bắn cây, vì khi chúng bắn, bộ binh và xe tăng địch lại tiến công,tụt xuống hầm lúc đó thì không quan sát được địch, có khi chúng bắn hàng giờ. nên chúng tôi cứ ngồi trên cây. không trúng thì may. trúng thì chịu - Tiệp hơi mỉm cười. chỉ vào cái cây mới cắm phía bên trái đường sắt - Sáng qua tôi vừa trèo lên đài. thấy hai chiếc phản lực từ phía Biên Hoà lên. tôi tưởng nó còn bay vòng chờ trái điểm của L.19. bỗng thấy một chiếc lao xuống trước mặt, rồi cả thân cây tôi đang bám bị nhấc bổng lên cao. may tôi ngồi chứ đứng thì rơi xuống đất rồi. quả bom đã hất tung cả cây ra một đoạn xa. rồi đổ nhào xuống đất. tôi bị cây đè. ngạt thở tưởng chết
. - Nếu chúng cứ lần lượt đào phá hết cây thì làm sao đặt đài. các cậu đã nghĩ đến việc đó chưa?
Tiệp báo cáo:
- Đã. Nếu chúng phá hết cây cao thì đặt đài trên cây thấp. phía trước trống lắm. ngồi trên cây thấp cũng quan sát được. hết khu vực này. chuyển sang khu vực khác. chúng tôi đã chuẩn bị đặt dài ở ngang với xóm Ruộng. đặt ở dưới đó chỉ có khó là tốn nhiều dây. nhưng chúng tôi sẽ có cách khắc phục.
- Cách gì? - Đoàn Vũ sốt sắng hỏi.
Tiệp tủm tỉm cười, nét mặt hiền. hết sức dễ thương
- Chúng tôi lấy trộm dây của địch.
Đoàn Vũ hỏi dồn: - Đi lấy trộm dây của địch? Thật chứ? Có được không?
Tiệp đáp. miệng vẫn tủm tỉm:
- Báo cáo thủ trưởng. tôi đã nhìn thấy' lính thông tin địch đi rải dây. Trước lúc phải chuyển đài tôi sẽ đưa anh em đi lấy về.
Đoàn Vũ vui vẻ gật đầu:
Rất tốt - Anh quay sang Đào - Phải cho thêm trinh sát, phải hết sức cẩn thận. không để vướng mìn và bị phục kích.
Rõ - Đào đáp gọn.
Gần đây Đoàn Vũ biết việc địch tập trung đánh phá những nơi chúng nghi có đài quan sát. nhưng anh chưa có thì giờ hỏi kỹ chúng đánh như thế nào? Lúc này qua Tiệp. anh hiểu thêm rằng sự ác liệt không chỉ diễn ra dưới mặt đất. sát trên mặt đất. mà còn cả trên cao. trên lừng ngọn cây nữa- Ngồi trên đó. các chiến sĩ trinh sát không còn điểm tựa nào khác ngoài lòng dũng cảm.
Cảm ơn các cậu - Đoàn Vũ nói sau một lúc im lặng - Các cậu tiếp tục bổ sung vào sa bàn những chi tiết nhỏ nhất đi. riêng Đào, từ giờ trở đi cậu phải quan sát thật kỹ, mỗi một thay đổi ngoài thực địa. phải được thể hiện lại cho khớp trên sa bàn. Bây giờ chúng ta không được coi thường từng chi tiết nữa. Phải đêm ngày nghĩ tới nó.
Đoàn Vũ ngồi bệt xuống đất. anh cuốn thuốc hút. đôi mắt chăm chú nhìn Đào và Tiệp đang hì hục sửa thêm mảnh sa bàn. Đoàn Vũ rít từng hơi thuốc dài- Trước mặt anh. trên sa bàn. những mũi tên xanh. đỏ đang đối đầu nhau. chĩa vào nhau. các chiến sĩ trong trung đoàn anh đang ở dưới những vạt đất lồi lõm. nham nhở ấy Bỗng anh lại nghe vang lên trong đầu câu giải thích của chính uỷ sư đoàn đêm hôm trước: ' Không được hiểu ý nghĩa khẩu hiệu có gì đánh nấy, còn bao nhiêu đánh bấy nhiêu một cách tiêu cực. Phải hiểu. phải thực hiện khẩu hiệu đó với trách nhiệm cao nhất của những đảng viên Cộng sản, "với đầu óc thực tế. với tư tưởng tích cực tiến công và tác phong linh hoạt. Mọi ý nghĩ và mọi hành động tiêu cực đều coi như đã đầu hàng những thử thách đang diễn ra". Với nội dung được nhấn mạnh đó. Đoàn Vũ cảm thấy sư đoàn đã nêu ra cho anh những nguyên tắc cơ bản để anh vận dụng. xử trí. đối phó. Nhưng còn hình thức chiến thuật để thực hiện những tư tưởng cơ bản trên đây. một vấn đề không kém quan trọng. lại chưa được đề cập chưa được giải quyết.
II
Mặt trời đã xuống thấp. nhưng trên vùng trời khu vực hậu cứ. chiếc trinh sát OV10 vẫn cứ quần đảo ráo riết, lúc mở vòng thật rộng. lúc xoáy hẹp lại từng điểm. Tiếng động cơ rất giòn luồn trong rừng, lọt xuống tận dưới hầm. khiến những người lì nhất cũng phải nóng ruột. Cứ kiểu quần đảo này. không một đợt B.52 thì cũng mấy loạt bom trộm. chưa biết xảy ra lúc nào thôi. Từ dưới chiếc hầm nhỏ có nắp, một mái tóc con gái nhô lên. Cô ta đưa mắt nhìn theo chiếc OV.l0. xem giờ rồi gói chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ xíu trong chiếc mùi xoa nhét vào túi áo. lấy kim băng găm lại. Có vẻ nóng ruột. cô quay mặt hướng sang chiếc hầm bên trái. gọi to:
- Anh Huy, anh Tùng ơi. gần bốn giờ rồi. đã đi được chưa?
- Ừ chuẩn bị đi thôi - Từ hầm của tổ tuyên huấn có tiếng con trai đáp lại. rồi anh lên khỏi hầm nhìn quanh quẩn hỏi
- Đâu rồi? Chỉ thấy tiếng. sao không thấy người thế này?
- Đây xong rồi! - Người con gái đáp lại. giọng vui vẻ và cô nhẹ nhàng bước lên mặt hầm. Cô tin chiếc OV.lo kia đang đi trinh sát. chứ chưa phải chỉ điểm cho máy bay phản lực tới ném bom. trong thâm tâm. cô mong từ giờ đến tối lũ máy bay không quấy rầy. để cô và đồng đội làm tốt công việc- Cô đưa tay siết chặt thêm búi tóc tròn, nặng như dính chặt sau gáy. móc lại khóa chiếc thắt lưng to bản, kẻo thẳng tà áo bà ba, cúi xuống gấp lai quần lên chừng một gang. cô coi lại dép. xem có quai nào còn hỏng không. rồi nói, giọng hớn hở:
- Hành quân được rồi, anh Tùng. Ta "vác cây đi luôn.
Ngưòi con trai tên là Tùng như sực nhớ. anh quay lại gọi:
- Huy ơi. Câm cây đàn luôn. Huy à.
Người con gái nhìn kỹ không đẹp lắm. nhưng có duyên. đặc biệt đôi mắt và nụ cười thì thật đằm thắm. Người con gái ấy lên là Thuý. diễn viên văn công sư đoàn. Bữa nay Thuý cùng Tùng và Huy xuống thâm nhập thực tế. phục vụ Trung đoàn 29 một thời gian theo kế hoạch của phòng chính trị sư đoàn. Khi tổ chức các nhóm xung kích xuống phục vụ các đơn vị, trong ban chỉ huy đoàn văn công có đồng chí đề nghị không nên xếp Thuý vào nhóm xuống Trung đoàn 29. vì ở đó ác liệt. căng thẳng Thuý là diễn viên hát xuất sắc nhất của đoàn. gặp chuyện không may về bom đạn, tìm kiếm. đào tạo người thay thế không phải dễ. Nhưng có đồng chí nêu ý kiến ở chỗ ác liệt. căng thẳng, các chiến sĩ nghe được tiếng hát hay. dù chỉ một lần cũng lất tốt, rất quý Thuý biết chuyện đó, cô lên thẳng ban chỉ huy, mất hết vẻ rụt rè thường ngày:
- Báo cáo thủ trưởng trước khi vô văn công sư đoàn, em là đội viên du kích Sở Tư. thủ trưởng biết ở vùng Bình Long. An Lộc. nhiều Mỹ, còn tụi ngụy toàn tụi ác ôn, em đã biết bom pháo. biết đánh nhau. Thủ trưởng cho em đi với tổ phục vụ Trung đoàn 29.
Chính trị viên nhìn Thúy. nhìn các đồng chí trong ban chỉ huy rồi đứng dậy, vẻ dứt khoát:
- Thôi được, chúng tôi biết rồi- Các chiến sĩ chốt chặn cần được nghe tiếng hát hay. Đồng chí hãy cố gắng.
- Rõ! - Thuý đứng nghiêm, chỉ muốn reo lên một tiếng – Em cảm ơn các thủ trưởng- Em đi.
Thuý chạy nhanh về chỗ ở. chỉ sợ thủ trưởng gọi lại, thay đổi ý kiến. Về lán, chị em trong tiểu đội nữ xúm lại. Thúy không nói. chỉ gật đầu. Thúy phấn khởi đến bàng hoàng, lúng túng, rồi lặng lẽ chuẩn bị cho chuyến đi. kiếm thêm bộ quai dép. nhờ Tùng làm cho một cây rút dép bằng i nốc. dẻo không gãy- Kiếm những chiếc áo. quân phục bên cánh con trai loại ra, cắt xé lấy những miếng còn lành. còn tốt, giặt sạch. cất vào túi đựng kim chỉ. gửi mua thêm một ký xà phòng bột. ba gói trà voi vàng, hai cân đường. dăm ve dầu Song Thập. Mổi thứ Thuý cho vào bao giấy kiếng gói riêng. Ba gói trà Thuỷ cất tận đáy bòng. Con gái giữ trà trong bòng, con trai biết được thường nhiều lời bóng gió. trêu chọc. Thuý đã nghe chính trị viên đoàn nói về cuộc sống của anh em ngoài trận địa chốt chặn của Trung đoàn 29. Thuý rất phục, rất thương. Cô tâm niệm trong đợt đi này. cô sẽ hát thật nhiều. hát thật hay, hát bất cứ lúc nào, miễn là tiếng hát của cô đến được với nhiều người. đến tận nơi ác liệt nhất. Ngoài ra cô sẽ làm những việc khác để góp sức cùng anh em chốt chặn như may vá, giặt giũ quần áo, nấu cơm. cưa cây, đào hầm. Và có khi Thuý úp mặt vào lòng bàn tay. người tự dưng run lên, hồi hộp đến nghẹn thở - Có khi anh ấy sẽ nghe được tiếng hát của mình. nghe được bài hát anh ấy thích nhất. Biết đâu. trong những bộ quần áo mình giặt. mình khâu vá, có bộ quần áo của anh ấy. Biết đâu cái cây mình cưa. mình vác ra trận địa lại đến đúng chiếc hầm của anh ấy. Và nếu như may mắn được gặp anh ấy... Thúy không dám nghĩ nữa. Cô thấy mình mong ước nhiều quá- Chưa biết sao đây. nhưng được đi xuống gần chỗ anh ấy đang chiến đấu cũng sung sướng lắm rồi.
Bây giờ Thúy đã đứng đây. gọn gàng, phấn khởi, hồi hộp. Khúc cây lát hầm là thứ gỗ tốt. Thuý tìm khá công phu. Thuý sẵn sàng vác nó lên vai ra trận địa. Huy đẩy chiếc đàn măng đô lin ra sau lưng, rồi vác cây lên vai. cười vui vẻ:
- Vai vác cây. lưng đeo đàn. ơi đàn măng-đô-lin! - Huy nháy mắt bảo Thuý - Nếu chính uý tỏ vẻ ngần ngại thì "bà " phải nhanh chóng xáp vô tiến công, nếu cần dùng cả vũ khí đặc biệt.
Thuý mở to mắt nhìn Huy. không hiểu:
- Em có vũ khí gì đặc biệt đâu.
Tùng giẫm chân xuống đất. trách:
- Cái bà" này tối dạ quá ta! nước mắt. nước mắt, vũ khí chiến lược của các bà đấy, cứ gọi là đầy ắp một kho!
Đôi môi hồng hồng của Thuý hơi dẫu ra: Ai làm vậy, anh Tùng. - Thôi được, tuỳ cơ ứng biến. Nào tới gặp chính uỷ.
Nguyễn Tính ngồi làm việc trên hầm. Chiếc hầm có hai cửa ở hai góc. nóc hầm nện đất kỹ, ở giữa là chiến bàn tre dài. hai bên hai ghế tre làm ghế ngồi, cọc bàn, cọc ghế cố định. cắm sâu xuống hầm. Hai mái lá trung quân ken rất khéo. che kín mặt hầm. xinh xắn thoáng đãng. Sau khi dứt khoát tư tưởng chốt giữ dài ngày ở Tàu Ô. trong hàng loạt biện pháp đề ra cải thiện đời sống tinh thần. vật chất cho bộ đội. có việc xây dựng hậu cứ vững chắc. sạch sẽ. đường hoàng. Làm sao các chiến sĩ. sau những ngày đêm chiến đấu căng thẳng, được thay phiên về phía sau. không phải sống lại cái cảnh chật chội, vất vả ngoài trận địa. Họ phải được ngủ dưới những chiếc hầm rộng rãi. vững Chắc, Có nhiều ánh sáng lọt vào. có mái nhà che nắng. che mưa. để họ yên tâm ngủ những giấc thật đẫy, lấy lại sức khoẻ, và được vui chơi thoải mái. rồi lại tiếp tục ra trận địa thay cho người khác về phía sau- Chấp hành nghị quyết đó của đảng uý. Nguyễn Tính và cậu liên lạc đã tranh thủ mọi giờ buổi trưa. buổi chiều, tu bổ. sửa sang chiếc hầm tốt như hiện nay.
Nguyễn Tính đang viết. Anh trạc tuổi Đoàn Vũ, khuôn mặt gọn, hơi dài, thuộc tạng người gầy. Mái tóc rậm, đen nhức, thường xoà xuống che lấp nửa vừng trán thấp. Đôi mắt hơi nhỏ, đuôi mắt dài. lúc lim dim suy nghĩ. lúc mở to ngạc nhiên. Đôi môi mỏng như hai nét vẽ trên cái miệng rộng hay nói, hay cười. Anh kết hợp rất khéo giữa đôi mắt. đôi môi theo nội dung câu chuyện và tình cảm nảy sinh trong câu chuyện với người đối diện- Cái đó làm cho anh có vẻ hơi điệu bộ.
Nguyễn Tính cùng tết nghiệp lục quân một khóa với Đoàn Vũ Nhưng về đơn vị. anh được chuyển sang làm cán bộ chính trị. từ chính trị viên phó đại đội, lên trợ lý tuyên huấn trung đoàn, lên phó ban rồi trưởng ban tuyên huấn sư đoàn- Từ khi làm cán bộ chính trị. anh chịu khó học, đọc. anh tập viết. tập nói. Trong thâm tâm, anh nghĩ rằng. một cán bộ chính trị, ngoài lập trường quan điểm. còn phải viết được, nói được, phải phấn đấu để có thể trở thành một nhà lý luận, điều anh mơ ước. Trong chức trách, trong phạm vi sư đoàn, ít nhiều Nguyễn Tính cũng đã khẳng định được vị trí, khả năng của mình đối với một số người. Báo cáo của anh viết dài, có lớp lang, chải chuốt- Trong hội nghị anh hay phát biểu cũng khá dài, hay vận dụng những câu chữ trong sách vở. hăng hái. sôi nổi. say sưa tranh luận. Càng ngày anh càng có vẻ chủ quan. gần như tự phụ.
Phan Nguyên sớm nhìn ra những nhược điểm của Nguyễn Tính khi đọc báo cáo. khi nghe anh phát biểu. Báo cáo của anh trơn tru quá anh chú ý văn vẻ, câu chữ nhiều hơn là phản ảnh những thực tế phong phú trong đời sống đơn vị. những thực tế điển hình, vì vậy sức khái quát kém. chưa rút ra được nhiều bài học bổ ích. thiết thực. Tác giả thường dồn sức vào những kết luận. nhưng như Phan Nguyên nhận xét. nó "to phe " quá. không hợp với báo cáo của cấp sư đoàn Những ý kiến tranh luận. phát biểu cũng vậy, nó quá sách vở Phan Nguyên hiểu những cố gắng phấn đấu của Nguyễn Tính, nhưng ông thấy Nguyễn Tính có nhược điểm cơ bản là thiếu vốn sống thực tế của người cán bộ trực tiếp chỉ huy đơn vị, nếu không kịp thời sửa chữa nhược điểm đó. bổ sung cái lỗ hổng về vốn sống đó, thì sự phát triển của Nguyễn Tính không cân đối được. Và ông là người đề xướng đưa Nguyễn Tính xuống đảm nhận chức Chính uỷ Trung đoàn 29.
Nguyễn Tính hơi tiếc khi anh phải tạm xa nhiệm vụ và kế hoạch đang phấn đấu thực hiện. nhưng anh cũng rất mừng khi biết mình sẽ xuống nhận chức Chính uỷ Trung đoàn 29.
Buổi gặp trước khi anh đi. Phan Nguyên đã thẳng thắn vạch ra những nhược điểm của anh. ông lấy ngay những việc anh đã làm. phân tích. phê phán, chứng minh những nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân. Lúc đầu Nguyễn Tính đỏ mặt, ruột gan như hơ lửa. ngồi không yên, nhưng càng nghe anh càng trở lại bình tĩnh_ Anh tiếp thu một số ý kiến của chính uỷ sư đoàn. còn một vài ý kiến anh không chối cãi, không phát biểu lại, anh muốn tự mình thể nghiệm xem sao đã. Khi trao quyết định cho anh. Phan Nguyên nói. gọng chân tình, nhưng nghiêm khắc:
- Đồng chí nhớ cho, người chính uỷ ở đơn vị không chỉ nói. mà còn phải làm. phải trực tiếp hành động. trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Cách nói của người chính uỷ ở đơn vị cũng khác. phải ngắn. gọn, rõ ràng. Sức thuyết phục quần chúng không phải là những lời tràng giang đại hải, không phải tìm những lời lẽ đó trong sách vở. mà phải tìm chính trong thực tế phong phú của đời sống đơn vị Lý luận vận dụng dưới đơn vị cơ sở, là thứ lý luận nhuần nhuyễn. biến hóa thành công việc hàng ngày. tạo nên cuộc sống mới cho quần chúng. Việc đó khó lắm. làm được như vậy khó lắm. phải kiên trì. phải chịu khó. phải can đảm. can đảm trong chức trách, trong chiến đấu. đừng chủ quan. đừng coi thường mọi người xung quanh.
Câu nói của chính uỷ như một ngọn roi quất vào lòng tự ái của Nguyễn Tính. anh có buốt, nhưng anh chịu được. Ít nhiều anh hiểu những nhược điểm của mình- Nguyễn Tính đang viết báo cáo, anh gạch, anh xoá. Một quan điểm. một lối nghĩ, một lối làm đã thành nhược điểm đâu sửa ngay được Cái mới chưa định hình. cái cũ thường trỗi dậy. Nguyễn Tính đặt bút. anh sục mấy ngón tay vào mái tóc dày xoắn lại rồi buông.
- Báo cáo đồng chí chính uỷ. chúng tôi có mặt.
Nguyễn Tính quay lại. thấy ba chiến sĩ văn công. anh quên ngay nỗi khó khăn giày vò vừa trải qua, đôi mắt ánh lên. anh vừa cười vừa nói
-: Chào các bạn. vào đây, ngồi xuống đây. sao đến sớm thế? Mấy giờ rồi? Kìa. các đồng chí vác cây đi làm gì?
Ba chiến sĩ văn công bước vào. lần lượt ngồi xuống ghế. Nguyễn Tính vuốt lại mái tóc cho gọn, đưa tay về phía phích nước, nhưng Thuý đã nhanh tay đỡ giọng nhỏ nhẹ:
- Thủ trưởng để em.
Thuý rót nước ra ba chiếc cốc thuỷ tinh. đặt nhẹ trước mặt ba người. xong lại ngồi xuống, hai bàn tay để trên đầu gối. Nguyễn Tính hỏi Thuý:
- Đồng chí không uống à?
- Dạ, em không khát. mời thủ trưởng và hai anh
. Nguyễn Tính nhìn ba khúc cây dựng ở vách hầm. anh hỏi:
- Ai bảo các đồng chí cưa cây?
Tùng đáp ngay:
- Báo cáo chính uỷ. chúng tôi thực hiện khẩu hiệu của trung đoàn " Môi người ra phía trước phải đem theo một thứ cần dùng cho chiến sĩ ".
Nguyễn Tính cười. tựa lưng vào ghế. đôi mắt và khoé miệng của anh hòa nhịp vui vẻ:
- Thì chính các đồng chí sắp đem ra cho anh em những thứ anh em rất cần, đó là tiếng hát. tiếng hát - Anh quay sang phía Thuý - Có phải không, con Sơn ca của sư đoàn? Như thế quý lắm rồi. cần gì phải cây nữa-
- Dạ chúng em ráng thêm, không sao cả - Thuý ngập ngừng một chút rồi mạnh dạn tiếp - Có tinh thần. nhưng có thêm vật chất càng tốt ạ.
Nguyễn Tính hơi nhíu lông mày. nhưng rồi anh cười to:
- Nói vậy thì hết lý. chính uỷ chịu thua rồi - Anh bông ngồi thẳng lại. cùi tay tì trên đầu gối, đầu hơi nhô về phía trước nghiêng nghiêng, vẻ điệu một chút. anh nói - Nhưng ở ngoài ấy địch bắn pháo thường xuyên, đôi lúc có cả bom tọa độ nữa. tôi chưa hình dưng được các đồng chí sẽ làm ăn bằng cách nào? Có khi biểu diễn ở hậu cứ tốt hơn. Tôi sẽ báo cho các đồng chí tuyên huấn tổ chức.
Thuý liếc nhìn Tùng. rồi nhìn Huy. thấy hai đồng đội lúng túng, Thuý vội nói ngay
-: Báo cáo chính uỷ. nếu không ra được tận trận địa của đại đội, thủ trưởng cho chúng em ra sở chỉ huy tiểu đoàn. chúng em phục vụ trực tiếp các đồng chí ở sở chỉ huy, chúng em sẽ đàn hát qua máy điện thoại, các đồng chí dưới đại đội cũng nghe được ạ.
Tùng hích nhẹ củi tay vào người Huy tủm tỉm cười. Huy gật đầu, còn Nguyễn Tính ngả lưng vào ghế. mắt nhìn Thúy:
- Nói vậy cũng hết lý rồi, chính uỷ chịu thua lần nữa.
Anh chợt nhìn thấy những cử chỉ hơi khác của Huy và Tùng, anh hỏi: Các đồng chí có kế hoạch trước à!
Tùng cười: Báo cáo thủ trưởng. chúng em có dự kiến vài tình huống. nhưng không có ý kiến cụ thể. tuỳ cơ ứng biến thôi ạ. Nguyễn Tính khẽ gật đầu: Nếu vậy thì cô Thuý đã ứng biến rất giỏi. thảo nào cậu Hoàn của chúng tôi để ý - Anh bỗng hỏi Thuý - Mà này, có động cơ riêng không đấy?
Thuý đỏ mặt. thật thà:
- Dạ, động cơ chung trước hết, nhưng trong cái chung. có cái riêng. cũng không sao. phải không ạ?
Huy và Tùng lại hích vào người nhau, phấn khởi, gần như tự hào. Còn Nguyễn Tính lần này thì lắc đầu
- Tôi thua liền ba tình huống Chịu rồi. không bắt bẻ vào đâu được Nào. các đồng chí theo tôi. đi thưa ra. không nói chuyện để còn nghe pháo bắn, hai bên đường có hầm. pháo bắn tới nhớ xuống hầm gần nhất.
Thuý đứng nghiêm:
- R õ!
Chính uỷ Nguyễn Tính dẫn ba chiến sĩ văn công xuống bãi tập kết của Tiểu đoàn 19 đúng vào lúc anh em ở các đại đội vừa có mặt đầy đủ. Bãi tập kết là một khoanh đất bằng, khá rộng. trước kia có nhiều cây rậm nhưng lâu nay bị bom. pháo băm vằm. nên cây thưa. trống đi nhiều, máy bay B.52. máy bay ném bom tọa độ, máy bay ném bom chiến thuật và các dàn pháo bầy ở Chơn Thành đã bốc đi nhiều mảng rừng trong khu vực hậu cứ- Thay vì chuyển đi chỗ mới, các tiểu đoàn cho đào thêm nhiều hầm, đào cả những đoạn hào giao thông ngắn. số hầm hào cứ tăng dần theo nhịp độ tăng dần của phi pháo. Mọi hoạt động sau hậu cứ vẫn diễn ra đều đều trong lửa đạn. trên những bãi đất mỗ-i đêm ngày lại nát tươm ra. Thấy chính uỷ và các diễn viên văn công tới. nhiều chiến sĩ chạy đến, Nguyễn Tính huơ tay một vòng nói to:
- Các đồng chí quên mất quy định rồi sao? Không được tập trung một chỗ, cứ ngồi phân tán ra, các đồng chí văn công sẽ phục vụ chu đáo
- Anh nói với các chiến sĩ văn công:
- Các đồng chí chờ một lúc, tôi vào làm việc với ban chỉ huy tiểu đoàn đã nhé.
Nói xong. anh rẽ theo một lối nhỏ vào hậu cứ Tiểu đoàn 19. Khác với mọi ngày. sự xuất hiện của các diễn viên văn công bữa nay làm cho không khí ở bãi tập kết sôi nổi hẳn lên, nhất là sự có mặt của Thuý. một nữ diễn viên quen biết được nhiều anh em quý mến.
Côi, tổ trưởng anh nuôi của Đại đội 111 mang hai chiếc bồng lớn, một bòng trước ngực. một bóng sau lưng, tay xách chiếc can mười lít đầy nước. đến bên cái hầm có nắp dưới gốc bằng lăng khô. Côi dừng lại. đặt can nước xuống rồi cởi bồng. Thấy Côi, Thuý chạy tới:
- Để em làm với. anh mang những gì mà nhiều vậy?
Đỡ xong chiếc bồng trước ngực Côi, Thuý quay ra sau lưng đỡ bòng cơm. Côi đưa tay gạt mồ hôi. cười hồn nhiên:
- Cơm nước, áo quần cho anh em ngoài chốt. Một mình anh mang nhiều vậy đi sao được. lúc có bom. pháo làm sao
Côi vẫn cười chân thật. khuôn mặt chất phác của Côi hơi đỏ lên một chút:
- Rồi cũng quen đi. lo nhất là can nước. nước có khi quan trọng hơn cơm, mảnh pháo bắn trúng can. nước đổ sạch. chứ cơm thì vẫn còn. Khi có pháo bắn tôi nằm sấp để can nước dưới bụng, đánh nhau trời nắng như thế này. không có nước mau kiệt sức lắm. Chứ cô Thuý xuống bao giờ thế Anh em trong đại đội nhắc văn công nhiều lắm, nhắc cô luôn.
- Vậy à anh? - Thuý bỗng hồi hộp. mặt Thúy nóng lên. chân tay trở nên lóng ngóng. Thuý hỏi giọng run run
- Các anh trong đại đội khoẻ cả không anh Côi? Tụi em mới xuống được vàí ngày, thấy các anh vất vả quá-
Côi lắc đầu:
- Bọn tôi thì thấm gì với anh em ngoài trận địa. Ở cứ còn đi lại trên mặt đất được, còn ngoài trận địa chỉ lên mặt.đất vài giờ ban đêm. khi phi pháo địch không bắn. còn thì ở suốt dưới đất. nóng nực chật chội lắm - Côi kéo vạt áo lên lau mặt. giọng lắng dần xuống - Anh em cũng khoẻ. nhưng dạo này không đông như hồi mới vào chiến dịch- Đánh nhau hơn hai tháng rồi. lớp bị thương. lớp hy sinh. lớp sốt rét.
Thấy Thuý nhìn những nắm cơm trong bòng. mặt buồn hẳn đi Côi vội xua tay:
- Cô đừng lo. cả đại đội không phải còn chừng ấy người ăn cơm đâu, theo kế hoạch của trung đoàn, các đại đội chỉ để một nửa quân số ngoài chốt, một nửa ở phía sau nghỉ ngơi. như vậy mới có quân số thay phiên. mới đánh lâu dài được. Các ông trung đoàn sáng kiến thật. cứ liền lù tì như tháng trước thì thật không có người đánh nhau nữa đấy
. Tai nghe Côi nói. nhưng óc Thuý lại nghĩ đến Hoàn. Thúy muốn hỏi tin Hoàn. nhưng hỏi riêng không tiện, dù Thuý biết rằng cả Đại đội 111 hầu như đã biết mối quan hệ giữa cô và Hoàn. Thuý lúng túng một chút. rồi vụt nghĩ ra. Thuý hỏi ngay:
- Anh Cam, anh Hậu, anh Bình. anh Học, anh Quỳ, anh Hoàn..- và các anh em khác khoẻ cả không. anh Côi? Thúy để tên Hoàn sau cùng, hơi nhấn mạnh để lưu ý Côi. Nhưng Côi không phải là người hay xét nét. trêu chọc, anh hồn nhiên cười, đáp:
- Những người cô vừa hỏi tên đều khoẻ cả. họ chưa về phía sau lần nào. các tướng ấy vi trùng sốt sét có gặm cũng chẳng sầy da. bom đạn cũng khó quật ngã họ. dân kỳ cựu cả mà. cô Thuý. Còn cái thằng Hoàn của cô... - Côi ngập ngừng một chút rồi giải thích - Hắn tuy hơn tôi về cấp bậc, nhưng lại kém tôi những năm tuổi Hẳn công nhận cái nước thua ấy, chịu làm em. một anh Côi. hai anh Côi đấy cô ạ. ừ, hắn đã bỏ chuyện cao thấp về cấp bậc. chức vụ. thì tôi cũng có quyền gọi hắn như vậy phải không? Cô có bằng lòng không?
Thuý vui vẻ nói ngay:
- Không sao. anh. Em cũng như em gái của anh thôi mà-
Côi gật đầu:
- Tốt! Đừng nóng ruột. không có có ghê gớm đâu, cái thằng thượng sĩ Đông Dương của cô gan hơn gan cóc tía. cách đây một tuần hắn đánh phản kích. bị một mảnh M.79 bằng hạt ngô cắm vào đùi- Y lá bắt hắn về phía sau. hắn cười bảo cậu y tá cho hắn xoong nước và ít bông băng. rồi hắn lấy một lưỡi dao bào bỏ vào xoong luộc kỹ. rạch chỗ bị thương. Hắn rạch đến khi lưỡi dao chạm vào mảnh đạn. hắn đặt lưỡi dao xuống, dùng hai ngón tay căng chỗ rạch cho rộng ra và bảo cậu y tá lấy "panh" gắp mảnh đạn. Vậy mà gắp được đấy Hắn cà nhắc mất mấy bữa. nay chắc mở bằng rồi.
Thuý thở ra một hơi dài. đưa tay áo quệt mồ hôi trán. Thuý nhấc nhấc chiếc bồng, giọng chưa hết xúc động:
- Những thứ gì trong này anh Côi?
- Cô muốn xem à? Ừ cũng nên xem để thương anh em ngoài chốt. Côi mở dây buộc bụng. đem ra từng thứ: - Đây là khăn mặt. Khăn có thêu tên. nhưng ra đó tối mò ai đọc được chữ mà chọn lấy đúng cái của mình nên tôi phải luộc trong nước sôi thật lâu để "vô trùng" có lẫn cũng không sao. Khăn ướt sũng nước. cô lạ ư! Anh em ở lâu ngoài chốt. không có nước tắm. phải được lau mình, không thì ghẻ lở. bẩn thỉu, khó chịu lắm. Trung đoàn yêu cầu mang nước ra cho anh em. Thùng chậu không tiện, đã từ lâu phải giải quyết bằng cách này đấy. Còn đây là bàn chải và kem đánh răng. đây là quạt. mỗi hầm mỗi chiếc. dưới hầm nóng. muỗi như trấu, đây là kẻo cắt tóc. đánh giặc liền tù tì. nhưng cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, tóc tai đâu để rậm được. Còn đây là trà và đường. Thúy vừa mừng. vừa ngạc nhiên:
- Làm sao có nước sôi để pha trà anh Côi? Pha bằng cách gì? Mấy anh nhai trà à. anh Côi?
Côi lắc đầu mỉm cười:
- Cô quên chuyện thằng Hoàn mổ vết thương rồi à? Anh em vẫn uống trà được đấy. Họ lấy mìn mo ( Claymore) của địch đập bể ra. cậy lấy thuốc. đốt cháy củi nấu nước. Cách này nhanh lắm. vài ba phút được ca nước sôi. lại không có khói. Còn đồ pha trà thì không thiếu, dùng hai cái ca Mỹ úp vào nhau, hoặc dốc ngược bình toong lên một chút. cứ thế uống cho hết nước thì thôi. Các tướng ấy cô không phải lo. toàn loại rạch trời rơi xuống cả - Côi đặt gói trà vào góc bồng, tiếp tục thuyết trình - Còn đây là quần áo sạch để anh em thay. Chúng tôi đang cố gắng để hai ngày anh em được thay quần áo Còn tắm thì chưa có cách, mang nước ra trận địa vất vả hơn mang cơm. Có bữa chỉ cách hầm anh em vài trăm mét. mảnh pháo, đạn nhọn đâm thủng can. nước chảy sạch. thế là công cốc. Vừa tức vừa tiếc, tiếc muốn đứt ruột.
Thuý bỗng cắn môi. chớp mắt mấy cái liền để nước mắt khỏi tràn ra. Cô cảm động nâng xấp quần áo lên tay, lật từng chiếc. tìm những chiếc đứt cúc. những chiếc rách. cô sẽ có những công việc thiết thực trong những ngày ở đây. Bỗng tay Thuý rung rung khi giở đến chiếc áo bằng vải chéo đã cũ. nhưng vẫn còn nguyên màu. trên ngực áo có thêu chữ H và dấu "huyền " bằng chỉ trắng. áo của anh Hoàn chăng? Thuý lật lên lật xuống chiếc áo. Đúng là áo của anh Hoàn rơi. đường viền ở cổ áo sờn. trên nắp túi áo bên phải có một vệt mực xanh. Chiếc áo này. anh Hoàn mặc hôm làm lễ xuất quân. Thuý nhìn thấy vệt mực và cổ áo sờn từ hôm đó- Thúy muốn áp tấm áo vào ngực nhưng không dám, cô nhẹ nhàng đặt xuống.
Côi nhìn Thúy. anh hiểu cả. nhưng không nói gì. anh tiếp tục kể: Đây là cá khô hậu cần cấp phát. tôi chiên với dầu và đường để ngày mai ăn cơm nắm. Đây là cá câu dưới suối, kho mặn. còn đây là giá xào với củ rừng, hai đêm vừa rồi các cậu ấy ăn hết cơm. mừng lắm- Thuý lục bồng lấy ra một bó rau "tập tàng": Anh kiếm những thứ rau gì đây? Đủ thứ. môn thục, lá tai voi, lá bướm. lá dâu rừng. đôi mụt măng. nửa tháng nữa mùa măng, tha hồ kiếm. Hầm nào thích canh chua thì lá tai voi. hầm nào thích canh ngọt thì lá bướm, dâu rừng, môn thục. có cả muối. bột ngọt...
- Còn món này? - Thuý nhấc một bói bọc giấy, đưa lên mũi ngửi.
Côi cười phá lên:
_ - Món truyền đơn địch vận đấy!
Thuý tròn mắt:
- Truyền đơn địch vận! Anh nói dối em
. - Không dối đâu- Truyền đơn địch vận thật đấy. bữa nào bò trúng hầm anh em ngay. tôi giao cho Đại đội trưởng Cam. bữa nào bò lạc vào trận địa địch, tôi vừa hò lùi ra, vừa rải. Thuý lại gặp một lạ lẫm khác:
Bộ lạc thiệt sao anh? Em tưởng đêm nào anh cũng đi, thuộc đường như thuộc lòng bàn tay ấy chớ.
Côi cười. giọng tự nhiên:
- Cô tưởng ngoài trận địa có đường đi à? Ra khỏi mép rừng thấy đen thui một màu, đâu cũng hố bom, hố pháo. không còn gốc cây bụi cỏ nào làm đích, lại không gọi được. không được dùng ám tín hiệu. Lộ là pháo bầy Chơn Thành chụp xuống, không kịp lăn xuống hố. Lạc luôn đấy cô ạ- Thấy Thuý ngẩn người, Côi khoát tay:
- Cô đừng lo. việc bì rồi cũng quen cả thôi- Chỉ cần mình có quyết tâm. sẽ có cách đối phó. Cái chuyện ăn uống. cơm nước là chuyện hàng đầu. có khoẻ mới có thêm tinh thần. mới có sức để chết chặn lâu dài. Đêm nào cũng đi. cũng bò. cũng đội bom pháo, ngán chứ cô. nhưng nghĩ tới anh em ngoài chốt là hết ngán, hết sợ.
Đột nhiên Thúy nói:
- Anh Côi này. trong những ngày ở đây. anh cho em phụ với anh một tay, có nhiều việc em làm được, anh đừng từ chối. nghe
Côi lắc đầu. xua tay:
- Việc của cô là múa hát cho thật hay. làm sao cho tiếng hát tới được tai anh em ở ngoài chốt. thế là quý lắm rồi. Cô để thì giờ tập luyện, việc của tôi ai cũng làm được. nhưng việc của cô có phải ai cũng làm được đâu. Hát cho hay. được anh em thích khó lắm chứ. phải tập luyện gian khổ lắm. Thôi. cô đừng nghĩ tới làm gì, cứ để tâm, để sức vào tiếng hát. Mà này - Côi hỏi điều thắc mắc lâu nay - Sao lúc cô nói giọng Bắc. lúc nói giọng Nam thế Những cô văn công khác đâu có vậy?
Thuý cười xởi lởi:
- Anh Côi chưa biết à? Ba em quê Hà Bắc, theo người làng vào đây từ năm bốn hai làm phu đồn điền cao su Quản Lợi. má em người Cần Thơ cũng là phu cạo mủ, hai ông bà gặp nhau năm bốn tám. Khu Sở Tư bà con người Bác đông lắm anh ạ. giọng Nam giọng Bắc lẫn lộn.
- Cô Thuý là con thứ mấy trong gia đình?
- Em con cả. trong Nam gọi thứ hai đó anh Côi. - Chị hai Thuý. –
Côi bỗng bật cười
- Oai quá nhỉ? Nhưng sao? Cô kể tiếp đi, làm sao cô lại vào đúng sư đoàn này?
Thuý im lặng một chút. rồi khẽ thở dài. Những chuyện đau đớn trong quá khứ hiện ra. Năm năm mươi. ba đi bộ đội tỉnh, má bảo Thuý ra đời được ba tháng thì ba đi, hai năm sau ba mới về thăm nhà. rơi ba lại đi. Năm sau má đẻ em Chiến. Tháng bảy năm 1954 đình chiến. tập kết quân. ba về thăm nhà mấy ngày để đi Xuyên Mộc xuống tàu ra Bắc. Sắp hết phép; một bác cán bộ đến gặp ba. hai người thì thầm rất lâu. ba nghe chỉ gật đâu. mặt lúc vui. lúc lo lắng. Bác cán bộ về rồi. ba không đi tập kết nữa. Ba cởi bộ quẫn áo bộ đội giặt kỹ, cất kín đem súng vào giấu trong rừng. rồi hàn với mẹ đưa gia đình về Sở Tư. Năm năm chín. Mỹ Diệm bắt ba giam ở nhà tù Phú Lợi. Ba chết trong vụ địch tàn sát năm đó. Đầu năm sáu mươi má đẻ em thứ ba trong tù. má được tha về- Má bệnh suốt hai năm vì bị đánh đập, tra tấn, vì đói khổ. vì thương tiếc ba. Thuý lên mười. đi cạo mủ cao su lấy tiền nuôi cả nhà. Năm sáu sáu quân giải phóng kẻo về đầy rừng. mở chiến dịch đánh Mỹ - ngụy vùng Bình Long. đồn Sở Tư bị sán bằng. ấp Sở Tư và nhiều ấp vùng Bình Long được giải phóng. Chủ đồn điền bỏ về Sài Gòn. Đồn điền là nơi hai bên đánh nhau. Dân tản lạc. lớp quay ra sản xuất nông nghiệp. lớp vào thị xã, lớp về Sài Gòn, buôn bán. hoặc về quê. Thuý thôi làm nghề cạo mủ. ngày sản xuất. đêm theo du kích xã đi gài mìn. phục kích- Năm sáu bảy. Thuý đi dân công. tải thương binh lên vùng biên giới. Xong nhiệm vụ. bộ đội và dân công tổ chức liên hoan. Thuý xung phong hát hai bài. Sau khỉ hát xong. một anh bộ đội tới gặp Thuý hỏi bao nhiêu chuyện, anh hỏi gì, Thuý biết gì kể nấy. Hôm sau bác chỉ huy dân công hỏi Thuý có muốn vô bộ đội chủ lực không? Thuý thích lắm, muốn ở lại lắm. chỉ lo chưa xin phép má. Bác chỉ huy dân công hứa sẽ về xin phép má. bác tin má bằng lòng. không rầy la gì. Hôm sau anh bộ đội tới đưa Thuý về đơn vị. Đơn vị đó là đoàn văn công Sư đoàn 267. Sau đó Thuý biết đơn vị năm sáu sáu giải phóng Sở Tư là Sư đoàn 267. Những thương binh Thuỷ đã săn sóc là thương binh của Sư đoàn 267. Thuý gắn bó với đơn vị với sư đoàn bằng những kỷ niệm như thế.
Thuý và Côi đang trò chuyện thì những cụm pháo bầy ở Chơn Thành bắt đầu bắn- Bãi tập kết vụt im lặng, mọi người dịch sát vào hầm, vào các chiến hào đứt quãng. Côi chỉ cửa hầm cho Thúy. Thúy mang chiếc bòng của Côi tới cửa hầm. Đạn trọng pháo ập xuống mép rừng. nổ dậy lên từng hồi. Côi bảo.:
- Chúng nó chặn đường tiếp tế của chúng tôi. Mép rừng ác liệt không kém gì ngoài chốt. nhưng chỉ ác liệt vào hai giờ đầu hôm và gần sáng. Tối nay văn công cũng ra ngoài đó sao cô Thuý?
Nghe Côi hỏi với giọng lo lắng. Thuý cười, gắng làm cho Côi an tâm: - Tụi em chỉ được đến sở chỉ huy tiểu đoàn thôi. đâu được ra ngoài chốt như mấy anh - Sực nhớ. Thuý móc túi lấy ra hai ve dầu Song Thập. ngập ngừng một chút Thuý mới đặt cả hai ve vào tay Côi gọng gần như thì thầm:
- Trà, đường mai em mang tới. anh cầm hai ve dầu ra ngoài ấy giúp em. Cho em gởi lời hỏi thăm tất cả các anh 111. Nếu gặp riêng anh Hoàn - Thuý đỏ mặt lên - Thôi em không nói nữa, anh nói sao với anh ấy cũng được.
Côi cười to giơ tay dứ dứ. bắt chước giọng miền Nam:
- Cái con nhỏ này kỳ thiệt.-. Thôi được, tao sẽ có cách nói. mày yên tâm. Nào đưa bồng đây. đến giờ xuất phát rồi.
Thuý nhìn nhanh ra phía đường trục. mang bồng, vác cây lên vai. giọng hồi hộp
- Để em mang giúp anh một đoạn, kìa. đi thôi anh.
Đạn pháo vẫn nổ dữ dội ở mép rừng. Trời bắt đầu nhập nhoạng tối.
Chào các anh, em là Thuý đây ". em là Thúy đây. Rõ ràng cô ta báo riêng cho cậu biết cô ta đã đến gần cậu đấy Hoàn ạ! Em là Thúy đây- Không có ý báo riêng cho cậu thì việc gì cô ta xưng tên? bọn mình chỉ được hưởng ba tiếng chào các anh " còn "em là Thuý đây " là ủa riêng cậu. Bọn mình chẳng xơ múi gì. Thế đấy, không ai bắt bẻ vào đâu được. khôn ngoan thật.
Dưới "tầng hai " chiếc hầm đại đội gần như gãy góc với "tầng một" Trung đội phó Học, anh chàng lắm mồm nhất đại đội, vừa tỉ mẩn gỡ từng cục đất bết mồ hôi và máu. dính chặt trong mớ tóc rậm của Hoàn, vừa chẻ ba chẻ bảy những câu nói của Thuý trong tối phục vụ vừa rồi. Sự xuất hiện của nhóm văn công và những bài hát của họ đã làm các chiến sĩ ngạc nhiên, bất ngờ. giống như sự ngạc nhiên bất ngờ khi họ được tin chẳng có trung đoàn nào thay phiên, họ phải một mình chốt giữ lâu dài khu vực này. À, thì ra trong cuộc chiến đấu ác liệt đã đẩy tới mức hoặc thắng hoặc thua, hoặc mất hoặc còn ở khu vực cỏn con này. không chỉ có tiếng bom giội, tiếng pháo gầm, tiếng thét. tiếng rên. mà còn có cả tiếng hát. tiếng đàn, còn có cả tình yêu! Vẻ mặt của những người chiến sĩ. đúng như Thuý tưởng tượng khi cầm chiếc tổ hợp trong tay. từ đêm qua tới giờ, có một cái gì đó khác hơn. Cái nhìn của họ vẫn sắc như tia chớp khi các loại hoả lực của địch cày xới công sự của họ. Tiếng nghiến răng nghe lạnh người vẫn vang lên khi họ liệng những trái thủ pháo. những trái M-26 da láng vào đội hình bộ binh địch. Nhưng giữa hai đợt tiến công của địch. họ không còn lầm lì, mệt mỏi như những. ngày trước. Họ nói chuyện. họ kể về một kỷ niệm xa xôi nào đó. Họ kể cho nhau nghe về phong tục tập quán của quê hương mình. về tính cách con người, về những đặc sản nổi bật: nhãn lồng Hưng Yên, bánh gai Hải Dương, gà Đông Cảo, thuốc lào Vĩnh Bảo. cam Xã Đoài, quýt Hương Cần...
Họ thưởng thức vị ngon ngọt của quê hương trong từng câu chuyện. Những bài hát của nhóm văn công lúc đưa họ đi xa thật, xa tới tận thời thơ ấu, lúc đưa họ về gần. thật gần là mảnh đất họ đang đứng. chiếc hầm họ đang ngồi. Nhưng cuối cùng cái đọng lại lâu nhất. sâu sắc nhất vẫn là quê hương kỳ diệu, mà lời ca đã miêu tả và giọng hát đã làm nổi bật lên.
Học bỗng đập tay vào vai Hoàn:
- Này. cậu có công nhận trong nhiều bài Thuý hát. bài ".Trên quê hương quan họ" là bài cô ấy hát hay nhất không?
- Tủ đấy!
Giọng Hoàn gần như nói thầm- Học vẫn chưa hiểu được. Học vừa thắc mắc vừa tự lý giải.
- Này Hoàn. cậu nghĩ thế nào hả? Cậu có chú ý một điều là, những bài hát nào nhạc sĩ sử dụng chất liệu dân ca. thì người hát hay nhất bài đó là chính người quê ở vùng có chất liệu dân ca mà nhạc sĩ đã sử dụng. Này nhé. bài ' Trông cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận. người hát hay nhất vẫn là cô Sông Thao ở đoàn văn công Nghệ An. bài 'Xa khơi" của Nguyễn Tài Tuệ người hát hay nhất vẫn là Tân Nhân người khu 4. bài "Trên quê hương quan họ " người hát hay nhất vẫn là Kim Oanh. Ca Huế phải đúng người Huế ca. Các điệu lý ở đồng bằng Nam Bộ phải đúng những cô gái Nam Bộ hát mới hay. Trong giọng hát của họ có sự diễn đạt tinh vi từ âm vực. âm sắc đến cả hơi thở. đó là cái nét riêng rất độc đáo của chất liệu dân ca có trong bài hát- Phải chăng cái chất đặc biệt của tâm hồn, của tình cảm do chính đời sống của quê hương đã tạo nên. mà những danh ca nổi tiếng không phải người địa phương cũng không biểu hiện được. Có đúng thế không? Vậy sao một cô gái miền Nam như Thuý lại có thể hát bài 'Trên quê hương quan họ " hay như thế. giỏi như thế.
Hoàn quay sang Học tuy không thấy rõ mặt, nhưng Hoàn đoán Học đang nhìn mình. đợi câu trả lời. Hoàn thì thầm kể:
- Hồi đánh Đầm Be lần thứ nhất tớ bị thương, văn công cũng có một cậu bị thương. Một hôm cô ấy đến thăm. bọn mình yêu cầu cô ấy hát bài gì cô ấy thích nhất. Cô ấy không từ chối, vui vẻ hát ngay bài 'Trên quê hương quan họ ". Khi cô ấy hát, tất cả thương binh đều ngồi dậy, những cậu đang lên cơn sốt cũng quên tiếng rên, lắng nghe. Lúc cô ấy hát đến câu "Những cánh cò, những làn nắng cũng mang điệu dân ca " thì cậu biết không. mình nhìn thấy nhiều anh em lau nước mắt, chính mình cũng ứa nước mắt. Sao mà đẹp thế. xúc cảm thế, rung động thế. Cô ấy phải hát lại ba lần, lần sau hay hơn lần trước. Bọn mình cũng ngạc nhiên, thắc mắc như cậu bây giờ. Sau đó mình hỏi chuyện cô ấy. mới biết nguồn gốc ông hố, bà mẹ của Thuý.
- Có thế chứ - Học nói ngay - Hẳn là bố cô ấy đã ru cô ấy bằng những điệu dân ca quan họ, kể cho cô ấy về quê hương đất tổ. Nghe nói những người đi tha phương thường như thế Im lặng một chút
Học cười. phát mạnh vào lưng Hoàn:
- Và thế là tình yêu nảy sinh. bắt đầu từ một bài hát. Tuyệt thật! Này Hoàn, bọn mình hoàn toàn ủng hộ và cũng thấy sung sướng, nữa. bọn mình mong cậu và Thuý cùng vững bước đi cho hết cuộc chiến tranh này. Vào đến Sài Gòn rồi, bọn mình đề nghị trung đoàn đứng ra tổ chức lễ cưới sau đó cậu và Thuý đi một chuyến phép. Cậu phải dẫn cô ấy về thăm quê nội. Hai vợ chồng phải tìm cho được tác giả bài 'Trên quê hương quan họ '. kể chuyện cho ông ta nghe và hãy cảm ơn ông ta. Đồng ý không, chàng Thượng sĩ Đông Dương?
Hoàn bóp chặt lấy cánh tay Học, không nói gì.
Gian hầm trở lại yên lặng. mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ Hoàn tựa lưng vào vách hầm. mắt nhắm lại như ngủ. Ban đêm nhắm mắt lại, thấy rõ mọi chuyện giống như ban ngày- Hoàn lấy ve dầu Song Thập Côi vừa nhét vào túi áo. đưa lên mũi hít thưởng thức mãi mùi thơm rồi áp mạnh đôi môi khô nẻ lên ve dầu mà đã cảm thấy mặt mình nóng lên, Hoàn mở nút, lấy dầu xoa nhẹ lên vết thương đã lên da non. Cảm giác tê tê. dễ chịu từ chỗ vết thương lan ra làm Hoàn nôn nao. "Vậy là tình yêu đến thật rồi chẳng? - Hoàn tự hỏi - Sự thật hay là giấc mơ đây? " Sau lần gặp gỡ ấy anh em thương binh bàn tán về Thuý, về bài hát "tủ " của Thuý suốt mấy ngày- Hoàn không tham gia. chỉ im lặng ngồi nghe mọi lời bình phẩm. Hoàn nghĩ đến Thúy nhiều hơn, cả những đêm khuya chợt tỉnh giấc. Mỗi lần nghĩ về Thuý, Hoàn lại có cảm tưởng tiếng hát của Thuý đang bay bổng đâu đây, nó tiếp tục khơi sâu thêm trong lòng Hoàn những suy nghĩ. những tình cảm về lòng yêu quê hương, đất nước. Quê hương nằm trong đất nước. Nhiều quê hương hợp lại thành đất nước. Những vẻ đẹp của mỗi quê hương hợp thành bức tranh rực rỡ của đất nước. Cái Đất nước thân yêu, Hoàn hiểu qua sách vở. lịch sử, thơ ca. hiểu qua chặng đường hành quân xuyên Trường Sơn đến tận đây. Đất nước đó được tác giả của bài hát miêu tả. và được Thuý ca ngợi trong giọng hát hết sức đẹp đẽ của cô- Những buổi đi vơ vẩn ngoài rừng. hay những đêm khuya vắng lặng. Hoàn cảm thấy rất rỡ hình ảnh của Thuý như đã tìm được một chỗ đứng trong trái tim trong trắng của mình- Về chuyện yêu đương. Hoàn có quan niệm rõ ràng, dứt khoát- Từ ngày thi trượt đại học. đi làm công nhân gang thép. Hoàn dự định sau hai mươi lăm tuổi. nghĩa là sau khi đạt được kế hoạch tự học. Hoàn mới tính đến chuyện xây dựng gia đình riêng. Năm 1964 vào bộ đội. Hoàn lại càng dứt khoát hơn đối với vấn đề đó. Nếu không ngã xuống trong cuộc chiến đấu này, thì kết thúc chiến tranh, trong lần về thăm quê đầu tiên. Hoàn sẽ lên Khu gang thép, ở đó chắc còn những nữ công nhân chưa chồng. Mấy năm ở chiến trường. thỉnh thoảng gặp đôi cô gái. nhưng những cô gái ấy đều như những ngọn gió thoảng qua. Thế nhưng bây giờ, hình như có một ngọn gió không thoảng qua nữa. ngọn gió có vẻ như dừng lại quanh người Hoàn. Hoàn đã cảm thấy hơi mát và những hương vị ngọt ngào ngọn gió mang theo toả mát tâm hồn mình. Dù chưa hề yêu và chưa có kinh nghiệm gì về tình yêu. nhưng qua vài lần gặp Thuý, nhất là lần ra viện ghé vào nơi đoàn văn công ở. quanh câu chuyện về những yếu tố. những đặc điểm cấu tạo nên vùng quê hương quan họ những vấn đề này có điều Hoàn đọc trong sách. có điều mắt thấy tai nghe - Hoàn phân tích và lý giải rất say sưa những gì bài hát miêu tả. Trong rất nhiều cặp mắt chăm chú hướng về mình. Hoàn bắt gặp đôi mắt của Thuý với cái nhìn rất lạ. Mỗi lần Hoàn hướng cặp mắt mình vào cặp mắt đó, Hoàn lại thấy trái tim mình đang đập rất đều bỗng nhiên chuyển nhịp nhanh hơn. Hình như những tia sáng có cái màu tím mát từ đôi mắt Thúy rọi thẳng vào trái tim Hoàn làm cho giọng nói của Hoàn rung lên vì xúc động-
Sau buổi nói chuyện. Thuý gặp riêng Hoàn. đôi mắt Thúy tự nhiên ươn ướt, Thúy nói. giọng nghẹn ngào:
- Anh Hoàn nói hay quá- Em hiểu thêm nhiều về quê nội. Em sẽ gắng luyện tập. sẽ hát hay hơn bài hát đó anh Hoàn ạ.
Hoàn bổng hỏi:
- Kết thúc chiến tranh. Bắc Nam thống nhất. chắc Thuý sẽ về ngoài đó thăm quê ít lâu?
Hoàn nhìn những giọt nước mắt lăn trên má Thuý. tự nhiên thấy thương Thuý vô cùng
- Quê hương chắc vẫn đẹp. nhưng thân thích không biết có tìm ra ai không? Ba em nói ba em là người cuối cùng trong gia đình còn các bác các cô. ông bà thì đã chết hết vì bệnh dịch. Ba em bảo bên nội chỉ còn một ông bác họ chẳng biết còn sống không, nhưng dù sao em cũng sẽ về.
Thuý ngẩng đầu nhìn thật lâu vào đôi mắt Hoàn và hỏi một câu đột ngột:
- Anh Hoàn có đưa em về thăm quê nội được không? - Thuý thở dài nhè nhẹ - Bộ đội rất đông, người đồng hương cũng có. nhưng em chỉ hiểu có mỗi anh Hoàn - Thuý bỗng chuyển giọng - Nhưng lúc đó biết anh Hoàn ở đâu? Chắc gì anh Hoàn đã vui lòng đưa em về thăm quê nội Anh Hoàn còn bận việc riêng cũng nên
- Không. không - Hoàn lúng túng một chút, rồi nói không kịp thở - Không. tôi không có việc riêng nào cả. Tôi sẽ đưa Thuý về thăm quê nội. sẽ tìm giúp Thuý người bác họ. nếu không còn ai. tôi mời Thuỷ về thăm quê tôi. Hà Bắc và Hải Hưng là hai tỉnh giáp nhau. xa xôi gì đâu.
Thuý vuốt những sợi tóc mai, khéo léo chấm nhanh giọt nước mắt. mỉm cười:
- Anh Hoàn nhớ giữ lời hứa nhé! - Thuý lại thở dài khe khẽ - Bộ đội rất đông. người đồng hương cũng có, nhưng em chỉ hiểu có mỗi anh Hoàn Nụ cười của Thuý không tắt. Hoàn bắt gặp trong đôi mắt rất đen. trong nụ cười rất tươi của Thuý có một cái gì đó thật đằm thắm. Gần hai năm qua. liên tục chiến đấu, liên tục di chuyển. Hoàn chỉ gặp Thúy một lần nhưng vẫn nghĩ về Thuý rất nhiều. Hoàn vẫn chưa thể nào đoán hiểu một cách thật chính xác cái ý trong câu nói hai lần của Thuỳ: '" Bộ đội rất đông. người đồng hương cũng có, những em chỉ hiểu có một anh Hoàn"',,Thuý hiểu gì về mình?"
Câu hỏi ấy Hoàn đã nhiều lần tự trả lời. nhưng không sao trả lời được. Vì vậy vừa rồi nghe câu hỏi của Học. không biết nói sao. Hoàn đành im lặng Không thấy Hoàn trả lời, Học đập tay lên vai Hoàn:
- Ngủ à? Không. Sao im lặng hả? - Học lắc vai Hoàn - Cậu sợ à? Sợ hay sung sướng quá không nói nên lời? Này. đừng sợ. về mục yêu đương trái tim mình vẫn trong trắng. Mình sẽ không yêu trong chiến tranh. Mình không đủ can đảm chịu đựng cái cảnh sướng khổ, vui buồn, lo âu hồi hộp mà tình yêu thường đem đến. Mình muốn được thảnh thơi nhẹ nhõm trong chiến tranh. Mình sẽ dồn nén tình yêu vào trong cái hình bầu dục tuyệt vời ấy. khóa kỹ càng. Hết chiến tranh nếu còn sống, mình sẽ nói với cô ta thế này: ' Em ơi. chìa khóa đây, em hãy mở cửa trái tim anh ra. Cái kho tình yêu của anh còn nguyên vẹn. Anh trao cả cho em, em hãy giữ lấy".Tất nhiên trước khi nói câu ấy mình phải hiểu cô ta là người thế nào. có đáng được trao chìa khóa không? Và cô ta có chịu nhận không? Còn cậu? Không có gì phải băn khoăn cả. rất đẹp. rất tốt. rất quý. Chiến tranh đâu chỉ có lửa đạn, chết chóc phải không? Một tình yêu như thế nảy sinh trong chiến tranh thì tuyệt vời lắm- Hãy can đảm ta vui vẻ nhận lấy.' hãy chiến đấu để bảo vệ nó Hoàn ạ!
Từ nãy đến giờ, Trung đội trưởng Bình im lặng, Bình nằm ngửa trên tấm pông-sô. tay sờ cằm đầy râu, lởm chởm như bàn chải. Trong lúc rỗi rãi, yên tĩnh này, Bình muốn tranh thủ chợp mắt một chút. nhưng câu chuyện của Học và Hoàn làm Bình chú ý- Bình thấy cần phải tham gia ý kiến:
- Thằng Học nói đúng đấy. sướng khổ vui buồn. lo âu hồi hộp, tất cả những thứ tình cảm ấy thường xuyên vật vã trong trái tin nhỏ bé của mình –
Bình ngồi nhổm dậy sờ soạng tìm gói thuốc, nhưng không thấy, Bình thở dài nói tiếp
- Cái cô Loan tớ thường kể chuyện với các cậu ấy mà. năm năm nay cô ta không viết cho tớ một chữ nào, có thể cô ta đã tốt nghiệp đại học, đã trở thành một cô giáo. hoặc một bác sĩ. cô ta đã lấy một cậu kỹ sư nào đó đi học bên Nga. bên Đức về. Thậm chí có thể có vài đứa nhóc cũng nên. điều đó tớ không nghĩ ngợi, không bận tâm gì, bởi vì cô ta cũng không hứa chờ. tớ cũng chẳng hứa đợi. Hồi đó mới lớn, mới yêu. sự sôi nổi trong tình yêu cũng cân bằng với sự say mê đi bộ đội. Tớ không nói ngoa đâu. Hồi đó ai mà tưởng tượng được những, sự trắc trở trong tình yêu ai mà hình dung được cuộc chiến tranh sẽ lâu dài và phát triển phức tạp như thế này. Tất cả cũng do mình đang là một thằng con trai mới lớn lên. Nhưng thật không ngờ cái tình yêu mới chớm đó. dù cách xa bên đầu nước. bên cuối nước. dù đã qua gần hai nghìn ngày đêm. tưởng nó sẽ mờ nhạt dần; phôi phai dần. nhưng không phải các cậu ạ. cứ mỗi ngày. mỗi đêm nó lại phát triển sâu vào trong trái tim, cũng như chiến tranh ấy. càng lâu càng gay go ác liệt Các cậu có thể phản đối sự so sánh đó. nhưng mình chỉ muốn chứng minh cái tính phức tạp của cả hai phạm trù đó thôi. Các cậu biết không? Dù chẳng hy vọng ngày mình trở về, có khi cô ta vẫn chờ đợi, cũng có thể cô ta đã lấy chồng. điều đó lúc này đối với mình thật không quan trọng. Cái quan trọng là những năm tháng qua, cô ta vẫn luôn luôn có mặt cùng với những kỷ niệm ban đầu cùng với những hương vị tình yêu ở trong một góc trái tim mình. Và mình, thỉnh thoảng mình lại sống riêng trong cái góc lạ lùng đó Bình hít vào một hơi thật sâu. hầm tối không nhìn thấy gì, nhưng Bình vẫn hướng về phía Hoàn nói như an ủi, khuyến khích:
- Có thể mình đã làm cậu e ngại phải không Hoàn? Đừng ngại: nói như thằng Học rất đúng, cậu đã gặp đừng từ chối- Đây là quan điểm của tớ. còn cậu? - Bình quay sang phải đập tay lên đùi Trung đội phó Hậu
- ý kiến của cậu thế nào?
- Tớ chẳng có ý kiến gì? Tớ không nghĩ đến việc đó
Hậu đáp với giọng dấm dẳn làm cho Bình ngạc nhiên:
-Cậu nói dối. cậu có nghĩ. nhưng cậu không muốn nói. Mà sao trông cậu lúc nào cũng ủ ê như chó chết con vậy Hậu?
- Tớ ốm ốm thì về phía sau đi
- Các cậu có đứa nào muốn về đâu mà tớ về. một mình tớ về lại không ý kiến này nọ um lên à?
Hoàn hơi bực mình vì câu chuyện bỗng nhiên chuyển sang vấn đề khác. cậu ta ngồi nhổm dậy nói ngay:
- Đâu phải vì về hay không về mà anh em có ý kiến. này Hậu ạ, từ Bàu Lòng lên đây bọn tớ thấy cậu thế nào ấy. ngay cả tân binh cũng có nhận xét về cậu. Cậu bể chiến đấu rồi sao?
- Tớ không bể. Nhưng tớ bị sức ép, tớ ốm
Bình nói chen vào:
- ồ. đúng là chuyện của con nhà lính. chẳng đâu vào đâu cả
-Thôi. không cãi nhau nữa. chưa phải lúc phê bình kiểm thảo, nhưng Hoàn nó nói đúng đấy Hậu ạ. cậu đang gặp khó khăn gì phải không? Giấu ai chớ không giấu nổi những thằng đã sầy da đầu. Cậu cứ để bụng rồi cậu chết đấy, một mình cậu không đủ sức vượt qua thử thách đâu. cậu phải dựa vào tập thể.
- Mặc tôi. các anh đừng lên lớp-
Hậu nói cụt lủn. rồi buông một tiếng thở dài. Trong hầm vụt im lặng. bóng tối hình như tràn xuống mỗi lúc một nhiều, dày đặc Học phá không khí nặng nề bằng tiếng tặc lưỡi khá to:
- Chà đến bây giờ ông Cam vẫn chưa về. có kịp đi không hay lại sáng bạch mất?
Hoàn hỏi ngay:
- Đi đâu?
- ông ấy không nói với cậu à? - Học hỏi lại
- Không. tớ là người lên sau cùng, đi đâu vậy?
- Đi phục kích - Bình giải thích - Trung đoàn hỏi tại sao Tiểu đoàn 2/32(l) ở sát cống ông Tề bị bao vây mà chúng vẫn không rút lui Trung đoàn ra lệnh phải tìm cho được đường tiếp tế. cách thức tiếp tế của chúng. phải đánh vào bọn đó. Tiểu đoàn 2/32 mới rút Đại đội ta ở bên sườn thằng 2/32 nên tiểu đoàn giao cho đại đội làm nhiệm vụ đó. Không cắt được tiếp tế thì thằng 2/32 có khả năng chiếm lại cống ông Tề đấy. Tớ bảo ông Cam cứ cho anh em đi luôn vừa đi vừa trinh sát. gặp đánh ngay, nhưng ông ấy không chịu. cứ phải trinh sát đi trước cho chắc ăn. ông ấy bảo chờ
- Từ nãy đến giờ bọn mình nói chuyện tùm lum, không biết có mìn có pháo gì không nhỉ?
Không ai trả lời Bình. vì không ai chú ý nghe. họ lại ở sâu dưới tầng hai của chiếc hầm dài. dù pháo hay mìn có nổ cũng không nghe được.
Cách đây một tuần, do không chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc bàn giao trận địa. Tiểu đoàn 19 chưa vào thay phiên. Tiểu đoàn 13 đã rút đi. nên Trung đoàn 32 mò vào được cống ông Tề- Chúng điện về cho sư 21 báo chiếm được cống Tàu Ô. Trinh sát kỹ thuật sư đoàn, cả Bộ tư lệnh mặt trận đến thủ trưởng sư đoàn đều sửng sốt điện hỏi Trung đoàn 29. Trung đoàn 29 trả lời không có tên địch nào lên cống Tàu Ô cả. Sư đoàn không tin. phái Mẫn chủ nhiệm trinh sát xuống tận nơi xác minh- Cuối cùng phát hiện ra rằng bọn địch chiếm mất cống ông Tề. chứ không phải cống Tàu Ô. Có thể trong bản đồ của địch chỉ có một cái cống. vì ngoài thực địa cống ông Tề chỉ là một cái cống bắc ngang đường cho con suối nhỏ chảy qua, con suối này chưa tới mùa khô đã hết nước. còn cống Tàu Ô đáng ra phải gọi là cầu. vì suối Tàu Ô rộng, có một cái cầu chừng vài chục mét bắc qua suối. cầu bị công binh đánh sập từ đầu chiến dịch. Cũng có thể Trung đoàn 32 muốn chấm dứt những trận chiến đấu giằng dai nên đã báo cáo láo. Mất cống ông Tề sẽ dẫn tới mất cầu Tàu ô. vì vậy Sư trưởng Đàm Lê buộc phải điều hai tiểu đoàn của Trung đoàn 11 đang bao vây Tân Khai. cơ động xuống cùng Trung đoàn 29 đánh suốt hai ngày hai đêm. mới trục được Trung đoàn 32 ra khỏi cống ông Tề. Cũng qua hai ngày hai đêm tạm chiếm được cống ông Tề. hẳn bọn Trung đoàn 32 thấy rõ hơn thực địa của vùng đó. phát hiện ra giá trị chiến thuật của khu vực cống ông Tề, nên sau khí bị đánh bật về xóm Ruộng, bổ sung củng cố mấy ngày. chúng lại tiếp tục đánh lên cống ông Tề. Trước đó đánh không được thì trở lại vị trí xuất phát. nay đánh đến đâu chúng đào hầm ở lại đó, dù mỗi ngày chỉ nhích lên được năm, mười mét chúng cũng ở lại Với lối đánh mới này. bước đầu chúng đạt được kết quả là rút dần khoảng cách giữa chúng với cống ông Tề. Cho đến trưa nay, Tiểu đoàn 2/32 chỉ còn cách cống ông Tề không đầy một trăm năm mươi mét. Đại đội 111 của Tiểu đoàn 19 chốt cống ông Tề, bị hoả lực các loại ghìm sát đất. không nhúc nhích được. Đại đội 112 đánh vận động bên sườn phía tây chốt cũng bị hoả lực xe tăng và pháo binh khống chế chặt không xuất kích được. Tiểu đoàn 17 tiến công đội hình kéo dài của Trung đoàn 32. từ xóm Ruộng lên đến nam cống ông Tề. nhưng không thực hiện được nhiệm vụ. vì vấp phải Tiểu đoàn 65 biệt động biên phòng của địch rải quân án ngữ-Tiểu đoàn 17 đã quét sạch chướng ngại này. nhưng cũng có tổn thất nên mấy ngày sau mới thực hiện được nhiệm vụ chính, phải đưa hai đại đội vào chốt chặn Trong lúc chờ đại đội trưởng về. bốn cán bộ trung đội vẫn ngồi trong tầng hai chiếc hầm gãy khúc. Gọi là tầng hai vì nó sâu hơn đoạn phía ngoài chừng nửa mét, phần vì năm sáu tấc đất trên mặt của khu vực này toàn là đất mướn, nghĩa là đất đã bị bom pháo bắn tơi ra. hất lên đổ xuống, phần vì gần đây dàn pháo bầy 155 ly của địch đánh toàn đạn khoan. mỗi trái khoan sâu tới một mét. rộng một mét rưỡi, hầm đào cạn không đủ sức trụ lại, nên phải đào thêm tầng thứ hai này. Đó là một kiểu hầm cấu trúc khá công phu. Phải bỏ lối lát gỗ dọc bằng cách lát gỗ đứng nên anh em gọi là hầm kèo Hầm vẫn có ngách bước ra ụ súng. Nó không chỉ là nơi tránh pháo khoan, nơi các chiến sĩ trong tổ thay nhau xuống nghỉ giữa các đợt chiến đấu. nó còn là nơi tạm thời đặt thương binh, tử sĩ trong lúc đợi phía sau lên đón về.
Việc sáng tạo ra kiểu hầm này làm chocuộc sống ngoài trận địa đỡ căng thẳng. đỡ vất vả hơn
- Các cha đi đâu hết trơn rồi? - Đại đội trưởng Lê Cam vừa tụt xuống hầm đã hỏi ngay và cái giọng Quảng Nam cùng lối nói thân mật của anh làm cho căn hầm ngoài như ấm hẳn lên. Anh đặt cây M.79 vào góc hầm, ngồi thụp xuống hỏi vọng vào hầm trong
- Có cha nào ở trong không? ủa. các cha về hết trơn rồi sao? Đã dặn ở lại chờ người ta
- Dạ. anh Năm ơi, chúng em còn đây chớ đâu dám "dìa" -Vẫn là Học. vốn nghịch như quỷ. bắt chước giọng khu Năm rất giống
- Liệu có mần chi được không anh Năm?
Đồ "quỷ" lên hết trên này, nhanh, không thì bốc ruốc.
Học vọt lên trước rồi đến Hoàn. Bình vừa ngáp vừa giụi mắt lồm cồm bò theo, cuối cùng đến Hậu. trống ngực đập hơn trống làng.
Lê Cam ngồi bệt xuống đất, anh điểm số bằng cách sờ vào từng người- Thấy đủ. anh bắt đầu nói:
- Trung đoàn nói đúng, thằng 2/32 có một đội tiếp tế ban đêm từ xóm Ruộng lên cống ông Tề- Tụi nó chuyển từng chặng chớ không làm một mạch. lại đi dưới rãnh bên đường nên mình không thấy được Quân láo thiệt. mới có hai đêm mà cái rãnh đã giống như hào giao thông.
- Anh có xuống tận đường xem không? - Học sốt ruột hỏi chen vào
- Sao không! Tụi nó bên dưới cứ thẳng lưng mà đi. hèn chi đánh đến nước đó vẫn không chuyển được tình thế.
Học ngọ nguậy đôi chân. chừng như muốn nhảy đi ngay. cậu ta hỏi dồn:
- ý anh định ra sao?
- Phục kích chớ gì nữa, nhưng các cha có ý kiến coi nên đánh cách nào cho ngon? Súng thì chẳng cần. nhưng cần lựu đạn da láng với gạo sấy. hốt gọn được thì thiệt hay. Mà mình tính thế này được không, chỉ cần mười người thôi, mang theo một M.79 khóa đuôi ném lựu đạn. chắc chắn tụi nó phải vứt bòng tháo chạy. Lúc đó diệt được bao nhiêu hay bấy nhiêu, xong rồi ào tới mà thu chiến lợi phẩm, mình muốn lấy nguyên gạo sấy. lựu đạn, đạn M.79, nên cứ để tụi nó chạy rồi hãy ném lựu đạn theo. Mình không muốn bắn AK, bọn pháo binh sẽ bắn chặn khi mình về- Kế hoạch vậy các cha thấy được không?
Học nhanh nhảu:
- Hay quá rồi đại đội trưởng ạ. đánh như vậy thế nào bọn chỉ huy cũng tưởng là lính tráng bắn nhầm nhau. Lựu đạn và M.79,chúng nó quen lắm. Thôi đại đội trưởng quyết định lấy người đi
Hoàn nói tiếp:
- Đồng ý. có gì ra đó bổ khuyết sau, làm nhanh lên không thì bốc ruốc thật đấy:
Lê Cam đứng phắt dậy:
- Xong ngay thôi. có gì rườm rà đâu. đồng chí Hoàn thay tôi chỉ huy đại đội trong khi tôi đi phục kích, đồng chí Học chỉ huy hoả lực sẵn sàng chi viện. đồng chí Hậu ốm. về hầm. Trung đội đồng chí Bình đi chín người kể cả đồng chí. Tôi mang, M.79. còn AK đồng chí Bình bố trí. Tối chặn đầu, đồng chí Bình khóa đuôi. À quên. còn một liên lạc. một thông tin đang bám ngoài đó. mười hai tất cả Thôi triển khai ngay, ba phút nữa xuất kích-
Biết tính Cam nên dù rất muốn đi. Học và Hoàn cũng đành phải im lặng. Với Cam lúc đang bàn thì hết các "cha" lại đến "mình ", đến "cậu " nhưng khi đã "đồng chí " thì thôi. không bàn.
Chờ cho các trung đội trưởng lên khỏi hầm và tản đi. Đại đội trưởng Cam mới chui xuống tầng hai, quẹt lửa lên. vạch đùi xem vết thương. Vệt máu đã loang ra phía trên đầu gối. Cam lấy bông có dầu trong bật lửa chùi sạch máu. thấy da rách một mẩu bằng móng tay nhưng không sâu lắm. Cam nắm lấy mẩu da dứt mạnh. Anh giật thót người. mặt nhăn lại. tưởng nó là cái vẩy. té ra không phải. Cam lấy cục bông khác đặt lên vết thương từ từ ấn xuống. Anh chịu được may sao- mảnh pháo chỉ cắt qua da chứ không cắm vào thịt Cam yên tâm, anh xé mẩu băng. băng luôn cả cục bông có dầu. Vết thương tái miệng rồi sẽ lành. Từ đầu chiến dịch đến nay đã ba lần Cam chữa vết thương kiểu như thế.
Cam lên hầm trên. chân hơi đau, nhưng anh vẫn nhảy lên mặt đất rất nhanh. anh chớp mắt nhìn quanh một chút rồi bước tới phía gốc cây cụt bên phải trận địa đại đội, nơi hẹn tập trung anh em Cam bước thì thụp qua hố bom. hố pháo như bước trên những cồn cát đất thụt tới trên mắt cá chân. đôi dép cao su buộc chặt rồi vẫn cứ trầy ra. Cam muốn vứt lại đi chân đất. nhưng sợ giẫm trúng mảnh nên thôi Mặt đất trống trơn, gió thổi chếch từ phía đông nam. Mùi thuốc đạn sực lên nồng nặc. Lê Cam đặt tay lên gốc cây cụt. thớ gỗ tướp ra đâm vào gan bàn tay anh. Nửa tháng trước. cây này còn nguyên vẹn. cành lá sum suê toả kín một vùng đất rộng, nó là vật chuẩn để phân chia phạm vi chiếm lĩnh trận địa giữa Đại đội 111 và Đại đội 113. Nhưng rồi bom pháo cứ vặt trụi nó dần. mỗi ngày mỗi đêm lại cụt mất một ít. bây giờ nó chỉ cao tới đầu gối. Một điều hơi lạ là xung quanh có rất nhiều hang hố do bom. pháo đào lên. Nhưng gốc cây vẫn cứ bám chắc lấy lòng đất. không chịu nghiêng ngả.
Chợt Lê Cam nhận ra điều bất lợi khi hẹn anh em tập trung ở gốc cây Mình lấy cây làm vật chuẩn. bọn địch cũng lấy cây làm vật chuẩn. Anh vội đi thẳng tới phía trước. nhưng không dám đi xa. mặt đất trống đến mức đi xa gốc cây quá có thể bị lạc. Anh đứng lại nhìn quanh. Đêm im ắng. trận địa trở nên mênh mông, không có tiếng súng. không có pháo sáng. cả tiếng máy bay. tiếng động cơ các loại xe thường ì ầm ở Chơn Thành, cũng không. Lê Cam có cảm tưởng mặt đất chỉ còn lại sự hoang vu rợn người. Sự im ắng đến kỳ lạ này rõ ràng càng thấy ớn hơn khi có bom pháo. Lê Cam nghĩ như thế. anh thấy nóng ruột. nhưng rồi những bóng đen quen thuộc nhấp nhô trước mặt anh làm anh yên tâm ngay. Anh tặc lưỡi hai tiếng. những bóng đen đứng lại một chút. rồi lại nhấp nhô tiến về phía anh. Lê Cam bước nhanh tới, anh ngồi thụp xuống. Theo thói quen, các chiến sĩ tản ra những hố bom xung quanh
- Trời không trăng sao - Lê Cam nói chậm để anh em nghe được - Bọn địch không bắn. vật chuẩn không thấy, có thể bị lạc Các đồng chí nhớ cho kỹ hướng đi là hướng này - Lê Cam lăm lămxxbàn tay mấy lần cho chiến sĩ nhìn thấy - Hướng ta là hướng này Pháo có bất thần bắn vào giữa đội hình cũng không chạy lung tung cố gắng nhớ cho được hướng. Khi đánh địch không hô xung phong không la hét. Tín hiệu: tặc lưỡi một đáp hai. mật khẩu hỏi xóm Ruộng - đáp: Chơn Thành. Gặp địch nằm tại chỗ, sẵn sàng đánh trả bằng lựu đạn - Rõ cả chưa?
Rõ!
Giãn cách ba mét, theo tôi!
Lê Cam kẹp cây M.79 trong nách. anh nhô người về phía trước các chiến sĩ lần lượt bám sau anh theo gián cách quy định. Bóng họ dập dềnh, dập dềnh như bơi trên mặt nước nổi sóng. Lê Cam đưa các chiến.sĩ của mình tiến theo một con đường xiên. đi như thế thu hẹp được mực tiêu. nếu bọn địch có tăng cường các tổ cảnh giới sâu vào bên đường, bảo vệ cho đoàn tiếp tế cũng khó phát hiện. Đi được chừng ba mươi phút. Lê Cam bắt đầu bò. các chiến sĩ dán mình xuống đất theo sát Lê Cam. Bò chừng một trăm mét. Lê Cam dừng lại anh tặc lưỡi, nghiêng đầu nhìn về phía trước- Có hai tiếng tặc lưỡi đáp. rồi một bóng đen từ ven đường 13 bò tới. bóng đen đó là Thận, liên lạc đại đội. Thận ghé sát vào tai Lê Cam thì thầm:
- Tốp thứ nhất mười thằng vừa đi qua. đại đội trưởng ạ. có hai tốp chừng hai tiểu đội cảnh giới hai phía - Thận đưa tay chỉ - Chúngvừa đến xong
- Cảnh giới? Sao cậu biết?
Em bò tới nơi quan sát rồi. chúng nó sửa các bệ bắn trên miệng hố bom chứ không đào hầm đâu
- Chắc không?
- Chắc em đưa đại đội trưởng đi xem liền, có đánh không đại đội trưởng?
Cam cắn môi. tình huống không đơn giản như trước lúc ở hầm chuẩn bị. Có tiến công bọn đi tiếp tế nữa không? Có tập kích luôn hai tiểu đội cảnh giới không? Lê Cam tự hỏi và tự trả lời ngay:
Không tiến công, không hoàn thành nhiệm vụ. Không tập kích không rút lui được an toàn. Bọn cảnh giới dựa vào hố bom à? Chỉ cần ba trái da láng ném thật trúng có thể diệt gọn được.
Kế hoạch chiến đấu được quyết định. Cam thì thầm với Thận rồi khoát tay gọi Bình lên. Ba cái đầu chụm vào nhau. Lát sau. Bình bò đi. rồi các chiến sĩ tản ra thành ba tốp. một tốp bò theo Bình tập kích bọn cảnh giới bên trái, một tốp bò theo Cam ra ven đường 13. Tâm, thông tin tiểu đoàn ở tốp này. đưa Tâm đi. Lê Cam có ý định khi tiến công xong. Tâm sẽ mang chiến lợi phẩm về cho tiểu đoàn. nếu trong số chiến lợi phẩm, bọn địch không tiếp tế pin lát dùng cho máy PRC25 thì Tâm sẽ xin của tiểu đoàn để thay vào cái máy của đại đội hai hôm nay thu phát kém.
Lê Cam bò tới ven đường. anh rải đều bốn chiến sĩ trên chiều dài chừng ba mươi mét. Nói rõ ý định cho từng chiến sĩ xong. Lê Cam ẩn mình xuống hố pháo gần mép đường. Từ chỗ này anh nhìn thấy cái rãnh lờ mờ cách chừng nửa tầm lựu đạn. Anh kê nòng cây M.79 lên miệng hố pháo, rà qua rà lại. Với trái M.79 phát hoả nổ gần và bất ngờ. chắc chắn bọn tiếp tế sẽ vứt bồng tháo chạy. Anh sẽ bắn trái thứ hai, thứ ba. cùng lúc đó tổ của Bình. tổ của Thận sẽ liệng lựu đạn vào tụi đi cảnh giới... Thanh toán xong - không bắt tù binh - Tất cả sẽ nhào ra đường thu chiến lợi phẩm. mười hai người mười hai bòng mang sau lưng. nếu còn, ráng vác thêm mỗi người một chiếc nữa- Anh sẽ không rút về theo đường đã đi. thế nào bọn địch cũng bắn pháo vào khu vực đó. anh cặp theo đường 13 đi ngược lên chừng nửa cây. mới rẽ trái quặt xuống trận địa của đại đội- Một tốp vừa đi qua. không, chúng sẽ còn đi nữa - Lê Cam khẳng định - Nhu cầu cho một tiểu đoàn, mười tên tiếp tế ăn chung gì, có khi chúng cho tốp nhỏ đi làm nhiệm vụ thăm dò, không có gì xảy ra chúng mới cho những tốp chủ yếu đi. quên hỏi Thận tốp vừa rồi mang có nặng không. Đây là lần đầu Lê Cam đưa anh em đi phục kích đêm, còn tập kích đêm thì nhiều rồi, lực lượng không lớn, gần một tiểu đội, có lần chỉ ba anh em. Mục tiêu tập kích thường là những tiểu đội địch lấn sâu vào trận địa đại đội. ban ngày không đánh bật được chúng, ban đêm phải diệt chúng, diệt bằng lựu đạn và lưỡi lê, chiến lợi phẩm được ưu tiên hàng đầu phải tận thu là súng M.79 đạn M.79. lựu đạn da láng, gạo sấy, sau đó mới đến các thứ khác. Những trận tập kích đêm ấy vừa có ý nghĩa chiến thuật lại vừa có ý nghĩa tinh thần, nó thường được tiến hành khi ngay hôm đó đại đội có thương vong, hư hỏng vũ khí. Lê Cam muốn thanh toán mọi món nợ với địch gọn trong ngày. Việc làm đó của anh được trung đoàn trưởng và chính uỷ hết sức hoan nghênh. cổ vũ.
Có một hòn đất nhỏ rơi xuống bên phải anh. Chiến sĩ báo cho anh biết đã phát hiện thấy địch- Lê Cam mở khóa an toàn cây M.79 Hòn đất thứ hai rơi xuống. bọn địch bắt đầu đi vào khu vực phục kích. Lê Cam tì báng súng lên vai hướng nòng súng vào rãnh đường Hòn đất thứ ba tiếp tục rơi. bọn địch vào sâu khu vực phục kích. Lê Cam mở to mắt nhìn xuống rãnh, kia rồi. bọn chúng không đội mũ. hình như đầu thằng nào cũng cắt trọc. chúng mang rất nặng nhưng đi khá nhanh. Tại sao chúng không đội mũ và đầu lại cắt trọc?
Lê Cam vụt hiểu ra ngay, bọn địch bắt bọn lính lao công đào binh đi tiếp tế. Bọn chỉ huy trừng phạt lính ghê gớm thật- Lê Cam quyết định không cần tiêu diệt bọn này. thằng nào trúng M.79, lựu đạn thì chịu. thằng nào không trúng để cho nó chạy- Lê Cam không nhìn thấy bọn tiếp tế đi phía sau. anh không nắm được toán này có bao nhiêu đứa. Để chắc ăn, anh cho năm đứa đi đầu vượt qua mặt rồi mới từ từ kéo cò. Tiếng nổ đầu nòng của trái M-79 đánh rầm một tiếng. lửa loé lên trên mặt đường 13. anh nghe lẫn lộn trong tiếng nổ của trái M.79 có tiếng-..a..a.. thất thanh. rồi có tiếng rơi lịch bịch dưới rãnh, rồi tiếng chân tháo chạy. Bóng địch nhốn nháo trên đường. rồi tiếng một trái da láng nổ ở phía dưới, tiếp theo là hàng loạt tiếng lựu đạn vang lên cả hai phía. nơi bọn địch đặt quân cảnh giới. Lê Cam nhìn nhanh một lượt. anh hiểu tình hình diễn ra đúng như kế hoạch, anh phóng tiếp trái M.79 thứ hai vào bên kia đường. rồi nhảy xuống rãnh. chộp lấy chiếc bòng đầu tiên. chiếc bòng toàn lựu đạn da láng. anh mừng đến run cả tay- Các chiến sĩ nhảy xuống theo. họ nhấc từng chiếc bòng, bồng nặng mang sau lưng, bồng nhẹ mang trước ngực, chiếc thứ ba vác trên vai. Họ đặt chiếc bòng vác trên vai và chiếc hòng mang trước ngực lên bục đất trèo lên.
Hai bộ phận tập kích bọn cảnh giới cũng đã tới, mỗi người ba bồng. Lê Cam lướt qua một lượt trên đường. dưới rãnh vẫn còn bồng, không thể nào lấy hết được. đúng là anh đánh vào toán tiếp tế chủ yếu. anh tiếc cho đi ít người quá. nhưng tiếc cũng không được, tham điã bỏ mâm. phải rút thôi. Anh điểm lại quân số. rồi ra hiệu cho anh em đi theo mình. Các chiến sĩ không thể nào đi nhanh được như lúc xuất kích. họ ngã lên, ngã xuống. nhưng không ai chịu bỏ bớt bồng- Trung đội trưởng Bình vác một bó súng, đáng giá nhất là hai cây M-79 còn mới. Cam dẫn anh em đi được một thôi khá dài. pháo địch mới bắt đầu bắn. Cam dừng lại. các chiến sĩ tạt xuống, hố bom. hố pháo, bồng chất tròn quanh người. pháo địch bắn ngay vào nơi vừa xảy ra trận phục kích, rơi chuyển dần vào tây đường đúng như Cam dự đoán- Chừng mười phút, pháo địch ngừng bắn, Cam lại nhấc bòng lên vai. các chiến sĩ lần lượt bám theo anh. Đang đi bổng phía bên trái Cam có tiếng nói:
- Anh giải phóng!
Lập tức Cam nằm sấp xuống. trật nhanh chiếc bòng ra khỏi vai, chĩa ngay nòng M.79 sang phía có tiếng gọi. Cam rít qua kẽ răng:
-Bên trái bên phải bao vây ngay!
Các chiến sĩ theo phản xạ tự nhiên cũng đã nằm sấp xuống trật bồng, theo khẩu lệnh của Cam trườn nhanh sang hai phía
- Đừng bắn, tụi em sang "đầu' các anh đây
- Thiệt không? - Cam hỏi gắt - Tụi tao bao vây rồi, có âm mưu gì thì chết sạch
- Thiệt tụi em sang "đầu' các anh.
Mấy đứa?
- Ba
- Có mang súng không?
- Có.
- Bỏ súng tại chỗ. đứng dậy. đưa tay lên trời
Trong khi Cam kiểm tra, Bình đã đưa một nhóm áp sát bọn địch, nòng AK chĩa vào nơi có tiếng nói. Ba tên địch làm theo lệnh của Cam. hiện ra cùng lúc với cái bóng quen thuộc của Bình lấp ló sau lưng ba tên địch, Cam mới bật người dậy.chạy ba bước tới sát tốp ba tên đó, nòng M-79 chĩa vào bụng đứa gần nhất, răng anh nghiến lại:
Giở trò gì là chết ráo. có thiệt tụi mày đầu hàng không?
Tên địch đứng giữa nói ngay:-
"Đầu” thiệt mà. Em là Thiếu uý trung đội trưởng đại đội hai. tiểu đoàn hai. Trung đoàn 32. Tụi em..
Cam ngắt lời:
- Thôi được. nghe đây, mỗi đứa một chiếc bòng mang ngay vào Ba tên địch mang ba chiếc hòng Cam chỉ. Bình đã lấy được súng. Thận đảo nhanh một vòng xung quanh. rồi chạy tới bên Cam thì thầm, Cam gật đầu, anh nói nhanh:
- Quả tụi mày đầu hàng thì tao đưa đi, nếu giở trò phục kích tụi mày chết trước - Dạ - Tên địch khai thiếu uý đáp ngay Vậy thì đi, chếch bên trái. bước Ba tên địch mang ba bồng nặng theo lệnh của Cam đi rất nhanh Được một quãng, Cam lại hô:
- Chếch bên phải. bước!
Ba tên địch làm theo. Đi thêm một quãng nữa. Cam mới hoàn toàn yên tâm, anh tin dù hơn địch có âm mưu gì' anh cũng vượt ra ngoài vòng nguy hiểm qua hai lần thay đổi hướng đi- Đến gần trận địa của đại đội, Cam trút một hơi nhẹ nhõm, nói với ba tên hàng binh:
- Đứng lại. xuống hố bom bên trái ngồi nghỉ.
Ba tên đặt bồng xuống hố bom. Thận từ phía sau bước tới mang ba chiếc bóng cùng anh em đi về trận địa. chỉ một thoáng Thận đã trở lại đứng bên cạnh Cam. khẩu AK kẹp trong nách. Cam ngồi trên miệng hố bom. anh chỉ tay vào gờ đất trước mặt ba tênxxhàng binh:
- Chỗ kia có hầm. pháo bắn xuống đó núp. bây giờ các anh nói đi. đầu đuôi ra sao?
Gã lính xưng là thiếu uý xoay người về phía Cam, nói giọng vân con run:
- Thưa anh cán bộ Quân giải phóng, tụi em từ đồng bằng lên chưa bao giờ tụi em phải đánh nhau như vậy nè, tụi em không chịu xiết trốn về sau sẽ bị bắt đi làm lao công. giống như tụi lao công các anh vừa đánh.
Cam ngắt lời:
- Sao các anh biết?
- Tụi em biết chớ. những chiếc bồng mấy anh vừa mang làcủa tụi lao công đi tiếp tế. Mấy anh vừa đánh. tụi em nghe lựu đạn nổ nhiều.
- Được nói tiếp đi
- Dạ. trốn về phía sau cũng chết, tụi em bàn chỉ có cách "đầu' mấy anh đây may ra sống. Tụi em định chạy sang mấy anh cách đây ba đêm, nhưng bọn chỉ huy kiểm tra chặt quá không đi lọt. đêm nay đúng phiên gác vọng tiêu, tụi em quyết định đi luôn. Tụi em nhằm hướng rừng cắt thẳng, nhưng cắt qua. cắt lại cũng thấy loanh quanh giữa bãi hố bom, hố pháo. may mà gặp mấy anh.
- Mấy anh nhìn thấy tụi tôi sao?
- Dạ, nhìn thấy lờ mờ.
Cam mỉm cười, nếu gặp bọn phục kích thì đổ máu nhiều rồi mình chủ quan. cứ cắm đầu đi. Thiệt may! Cam hỏi tiếp:
- Nói tình hình đơn vị mấy anh nghe coi?
- Dạ, mấy ông cấp trên không hiểu sao. chớ cấp thiếu uý,chuẩn uý trở xuống tới lính thì ớn lắm rồi. Sư 21 chưa từng gặp đối thủ như mấy anh- Dạ. sư 21 còn đứng được ở đây là nhờ phi pháo, không có phi pháo thì sư 21 chạy dài từ lâu rồi. Tụi em trình thiệt đó.
- Còn Tiểu đoàn 2/32? Có định chiếm cống ông Tề không?
- Dạ, Thiếu tướng Nghi ra lệnh chiếm bằng được trong tuần này. nhưng chắc chiếm không nổi đâu. Tiểu đoàn 2 đang bị đánh phía sau đội hình, thêm trận đánh tụi đi tiếp tế đêm nay chắc Tiểuđoàn 2 núng tợn.
Cam gật đầu ngẫm nghĩ một chút, lại hỏi tiếp:
- Mấy anh có nhìn thấy hầm của Quân giải phóng không?
-Dạ. tụi em ở phía trước cứ chúi đầu dưới đất nhưng ở phía sau chỗ tiểu đoàn họ có thấy. họ có ống nhòm
- Thôi được Cam đứng dậy - mấy anh sang đầu chúng tôi là đúng. đó là con đường sống của mấy anh. Mấy anh yên tâm. giờ tôi sẽ cho người đưa ba anh tới nơi khác an toàn hơn. ở đây vẫn còn nằm trong tầm pháo. Ba anh có uống nước không?
- Dạ không?
Sực nhớ, Cam hỏi tên thiếu uý:
- Bên đó có nhiều muỗi, nhiều chuột không?
Tên thiếu uý có vẻ ngạc nhiên. nhưng hiểu ra hắn nói:
- Dạ nhiều lắm!
- Trị bằng cách chi?
- Dạ. bằng thuốc chống muỗi của Mỹ đựng trong chai nhựa Dạ phát cho từng đứa.
Suy nghĩ một chút. Cam hỏi tiếp:
- Thường, lính để ở đâu?
- Dạ, tuỳ từng đứa. để trong túi quần. túi áo, có đứa để trong túi đựng bằng đạn.
- Nhưng thuốc đó trị muỗi. còn chuột thì trị cách chi?
Tên thiếu uý lắc đầu:
- Dạ trị chung, bôi thuốc vô chân, chuột không cắn chân.
Được rồi. đi lẹ lên!
- Dạ Dạ. chào anh cán bộ Quân giải phóng Dạ, cảm ơn anh Giải phóng tụi em đi.
Ba tên hàng binh lần lượt đáp và đứng dậy. Cam đập tay vào vai Thận, Thận hiểu ngay ý định của đại đội trưởng, bước lên một bước. súng vẫn kẹp trong nách:
- Tôi sẽ đưa các anh đi. các anh đi trước. tôi nhắc đường. hai bên đường đều có hầm tránh pháo. các anh đừng sợ. Lúc nào nằm ngay xuống. rồi bò tới hầm. các anh nhớ chưa?
- Dạ, nhớ
- Nào đi nhanh cho kịp kẻo trời sáng mất.
Ba gã hàng binh và Thận, thoáng cái đã chìm đi trong bóng đêm. Cam trở về hầm. Trong lúc anh tranh thủ khai thác tình hình,Hoàn và Bình đã kiểm tra chiến lợi phẩm. Cả hai cùng nhất trí để lại một cây M.79, hai bòng lựu đạn da láng hai bòng đạn M.79, ba bòng gạo sấy. một bòng thịt hộp. còn bao nhiêu cho anh em mang gấp về sở chỉ huy tiểu đoàn. Số anh em mang chiến lợi phẩm này phải trở lại trận địa trước lúc trời sáng.
Lê Cam về đến hầm mọi việc đã xong xuôi. anh tụt xuống hầm. dựng súng vào góc, rồi nằm dài ra giữa hầm. Anh đặt bàn tay lên đùi xoa xoa quanh vết thương. Cho đến bây giờ anh mới thấy đau. Anh thè lưỡi liếm mãi đôi môi khô cứng. Anh nghiêng người nhìn xuống tầng hai. hình như ở dưới đó có tiếng lưỡi dao nạy vào vỏ đồ hộp, có tiếng nước sôi lóc bóc. có cả tiếng cười. Các thứ tiếng ấy cứ xa dần. xa dần, như trôi vào giữa một lớp sóng. Cam cố mở to mắt nhưng không mở nổi. hai mi mắt nặng trĩu ríu vào nhau rồi khép chặt lại
Đất Niền Đông Đất Niền Đông - Nam Hà Đất Niền Đông