Nguyên tác: The God Of Small Things
Số lần đọc/download: 0 / 8
Cập nhật: 2023-06-18 15:52:50 +0700
2.
Con Ngài Của Pappachi
C
hiếc Plymouth xanh biếc mầu trời, ánh mặt trời chạy dài qua cánh đồng lúa non và những cây cao su già về phía Cochin. Xa tít về phía đông, trên một miền đất nhỏ cũng những cảnh tương tụ (những cảnh rừng rậm, những dòng sông, những cánh đồng lúa), đủ để những quả bom rơi kín. Tuy nhiên, ở đây đang là thời bình và cả gia đình trong chiếc Plymouth đi du lịch mà không hề sợ hãi và không có điềm gở nào.
Chiếc Plymouth đã từng thuộc Pappachi, ông ngoại của Estha và Rahel. Giờ đây ông đã mất, nó thuộc về Mammachi, bà ngoại các em, Estha và Rahel đang trên đường đến Cochin để xem Tiếng Âm nhạc đến lần thứ ba. Chúng thuộc hết các bài hát.
Sau đó các em sẽ ở lại khách sạn Sea Queen, sặc mùi thức ăn đã cũ. Vé đã mua rồi. Sáng sớm hôm sau, các em sẽ đến sân bay Cochin đón vợ cũ của bác Chacko - bác dâu người Anh của chúng, Margaret Kochamma - và cô chị họ Sophie Mol từ London đến Ayemenem nghỉ lễ Giáng sinh. Đầu năm đó, chồng thứ hai của Margaret Kochamma là Joe chết trong một tai nạn xe hơi. Lúc nghe tin tai nạn, bác Chacko mời họ đến Ayemenem. Bác nói bác không thể chịu nổi khi nghĩ đến hai mẹ con nghỉ lễ Giáng sinh lẻ loi, sầu não ở đất Anh. Trong căn nhà đầy ắp kỷ niệm.
Ammu nói bác Chacko chưa bao giờ ngừng yêu Margaret Kochamma. Mammachi không đồng ý. Hơn mọi sự, bà muốn tin rằng bác chưa bao giờ yêu Margaret.
Rahel và Estha chưa gặp Sophie Mol lần nào. Tuy vậy tuần trước chúng ta nghe nói nhiều về Sophie. Nghe Baby Kochamma, Kochu Maria, và cả Mammachi nói. Chưa một ai trong số họ gặp cô bé, nhưng họ cứ làm như biết rõ lắm. Suốt tuần cứ là Sophie Mol sẽ nghĩ gì nhỉ?
Suốt tuần lễ, Baby Kochamma nghe trộm không thương xót những cuộc chuyện trò riêng tư của hai đứa trẻ sinh đôi, và bất cứ lúc nào bắt gặp chúng đang nói tiếng Malayalam, bà đều ráng sức dỏng tai lên nghe. Bà bắt chúng phải viết nhiều dòng - bà gọi thế là “trò lừa bịp” - Tôi sẽ luôn nói tiếng Anh, Tôi sẽ luôn nói tiếng Anh. Mỗi đứa viết một trăm dòng. Lúc chúng viết xong, bà lấy bút đỏ gạch từng dòng để chắc chắn lần sau chúng không quay vòng cho lần ph
Bà bắt chúng thực tập tiếng Anh trên xe, suốt đường về. Chúng phải nói từng từ thật chính xác, phát âm thật chuẩn. NỮ TU SĨ phá giới tha hồ uốn giọng như sóng.
Tên của Estha đầy đủ là Esthapen Yako. Tên Rahel là Rahel. Ngay từ lúc chào đời, chúng đã không có họ vì Ammu còn ngập ngừng muốn lấy họ thời con gái, dù chị biết phụ nữ không được chọn nhiều giữa họ chồng và họ cha.
Estha đi đôi giày màu be mũi nhọn, tóc chải bồng như Elvis. Em mê nhất bài Party của Elvis. Em vừa ngân nga, và lúc không ai để ý, em bật bông trên cái vợt cầu lông, môi cong lên đúng kiểu Elvis.
Estha có cặp mắt hiếng và ngái ngủ, những chiếc răng cửa mới mọc đã khấp khểnh. Răng mới của Rabel còn nằm trong lợi, giống chữ còn trong bút. Chuyện đó làm cho mọi người bối rối vì chỉ chênh nhau có mười tám phút mà thời gian mọc răng lại khác nhau đến thế.
Phần lớn tóc của Rahel nằm tít trên đỉnh đầu giống một cái vòi phun nước. Nó buộc túm lại bằng một cái Tình yêu - ở - Tokyo - một dây cao su có hai quả ở hai đầu, chẳng dính dáng gì đến Tình yêu lẫn Tokyo hết. Ở Kerala, những cái Tình yêu - ở - Tokyo này chống chọi với những thử thách của thời gian, thậm chí ngày nay bạn có thể hỏi mua ở bất kì cửa hàng nào tươm tất vẫn có. Hai cái quả dính vào một sợi dây cao su.
Cái đồng hồ đeo tay đồ chơi của Rahel vẽ sẵn thời gian trên mặt. Hai giờ kém mười. Một trong những điều thèm thuồng của cô bé là có một cái đồng hồ có thể thay đổi thời gian bất cứ lúc nào mà em muốn (theo em, đó chính là ý nghĩa đầu tiên của thời gian). Cặp kính nhựa màu đỏ, viền vàng của em làm cả thế giới thành màu đỏ. Ammu nói nó hại cho mắt em và khuyên em nên đeo càng ít càng tốt.
Bộ áo Airport của em trong va li của Ammu. Nó đặc biệt với những tay cầu thủ.
Chacko đang lái xe. Bác hơn Ammu bốn tuổi. Rahel và Estha không thể gọi bác là Chachen vì lúc chúng gọi thế, bác bèn gọi ngay chúng là Chetan và Cheduthi. Nếu chúng gọi bác là Mamaven, bác gọi chúng là Appoi và Ammai. Nếu chúng gọi là Bác, bác gọi chúng là các cậu, làm chúng lúng túng ở chỗ đông người. Vì thế chúng toàn gọi bác là
Phòng của Chacko chất sách từ sàn lên đến tận trần. Bác thích đọc và trích dẫn từng đoạn dài, chẳng cần lí do rõ ràng. Hoặc chí ít chẳng ai biết rõ lí do. Ví dụ như sáng hôm đó, lúc mấy bác cháu vừa lái xe qua cổng vừa chào tạm biệt Mammachi trên hiên, Chacko đột nhiên nói: “Hóa ra đêm nào Gasby cũng ở đến lúc cuối cùng; với Gasby như một ám ảnh, như một làn bụi bẩn thỉu trôi nổi trong những giấc mơ của chàng, làm tôi tạm thời quên bẵng những nỗi buồn non yếu, những niềm vui sớm tắt của con người”.
Mọi người đều quen với tính đó nên chẳng ai huých hoặc liếc nhìn ai. Chacko đã từng là một sinh viên giỏi, được cấp học bổng ở Oxford và được phép có những điều thái quá và lập dị mà không ai có.
Bác tuyên bố đang viết một Gia phả và gia đình phải trả tiền cho bác nếu không muốn bị ấn hành. Ammu nói trong gia đình, người duy nhất đáng tống tiền vì tiểu sử lại chính là Chacko.
Tất nhiên là đã có thời như thế. Trước cuộc khủng bố.
Trong chiếc Plymouth, Ammu ngồi ghế trước, cạnh Chacko. Năm đó chị hai mươi bẩy tuổi, chị mang trong lòng một sự hiểu biết mờ nhạt về chị, về cuộc đời chị đã sống. Chị đã từng có một cơ hội. Chị đã phạm phải một sai lầm. Chị lấy phải một người đàn ông tồi tệ.
Ammu học xong trung học đúng vào năm bố chị nghỉ hưu ở Delhi và chuyển đến Ayemenem. Pappachi khăng khăng rằng học đại học là một thứ phí tổn không cần thiết đối với một cô gái, nên Ammu chẳng còn cách chọn lựa nào khác là rời Delhi và chuyển đi cùng gia đình. Tại Ayemenem, có rất ít việc cho một cô gái trẻ, Ammu đành giúp mẹ việc nhà trong khi đợi một lời cầu hôn. Vì bố Ammu không đủ tiền gây dựng cho chị một khoản hồi môn thích đáng, nên chẳng có ai đến với chị. Hai năm trôi qua. Ammu đã qua tuổi mười tám. Cha mẹ chị không nhận thấy, hoặc ít ra cũng không lưu ý gì. Ammu ngày càng thất vọng. Suốt ngày chị mơ tưởng đến việc trốn khỏi Ayemenem, thoát khỏi ông bố cáu bẳn và bà mẹ chịu đựng. Chị căm ghét những kế hoạch tủn mủn, ti tiện. Cuối cùng, có một kế hoạch suôn sẻ. Pappachi đồng ý cho Ammu đến nghỉ hè ở nhà một người cô họ tại Calcutta
Tại Calcutta, trong đám cưới của một người nào đó, Ammu đã gặp người chồng tương lai của chị. Anh đang nghỉ phép, và đang làm trợ lí giám đốc một đồn điền chè ở Assam. Gia đình anh ta đã có thời khá giả, từ miền đông Bengal di cư đến Calcutta sau khi Đất nước chia cắt.
Anh ta nhỏ người, nhưng khỏe mạnh. Trông dễ coi. Anh ta đeo kính kiểu cổ, trông nghiêm trang và hoàn toàn tin tưởng vào vẻ xởi lởi dễ thương và sự trẻ trung, nhưng không có tính hài hước. Anh ta hai nhăm tuổi, đã làm ở đồn điền chè được sáu năm. Anh ta không học đại học, đó là lí do thiếu hẳn sự tinh nghịch của học trò. Gặp Ammu được năm ngày, anh ta ngỏ lời cầu hôn. Ammu không có ý yêu anh ta. Chị chỉ cân nhắc qua loa và nhận lời. Chị cho rằng dù bất cứ chuyện gì, lấy bất kì ai cũng được, còn hơn trở về Ayemenem. Chị viết thư cho cha mẹ, báo tin về quyết định của mình. Họ không trả lời chị.
Ammu đã có một lễ cưới trau chuốt ở Calcutta. Sau này, nhìn lại những ngày ấy, Ammu hiểu rằng ánh lấp lánh, hơi bồn chồn trong ánh mắt chú rể không phải là tình yêu, thậm chí cũng chẳng phải là sự nôn nóng với viễn cảnh hạnh phúc thể xác, mà là vì tám cốc whisky lớn. Uống hết. Và nguyên chất.
Bố chồng Ammu là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đường sắt và là một võ sĩ quyền anh hạng nhẹ ở Cambridge. Ông là thư kí của BABA - Hội quyền anh nghiệp dư Bengal. Ông ta cho đôi vợ chồng trẻ một chiếc Fiat màu hồng phấn làm quà, sau lễ cưới ông tự lái đi mất cùng với tất cả số nữ trang và các đồ mừng khác của họ. Ông ta chết trên bàn mổ lúc cắt túi mật, trước khi hai đứa trẻ sinh đôi ra đời. Lễ hỏa táng của ông có tất cả những võ sĩ quyền anh ở Bengal tới dự. Một đoàn những người có quai hàm nhô ra và những cái mũi vỡ, thương khóc.
Khi Ammu cùng chồng chuyển đến Assam, Ammu trẻ trung, xinh đẹp và táo tợn được cả Câu lạc bộ Planter nâng cốc chúc mừng. Chị mặc một cái áo hở lưng, quấn sari, mang ví có dây. Chị hút những điếu thuốc dài, cắm vào một cái tẩu bằng bạc, và học cách thở ra những vòng khói tròn tuyệt đẹp. Té ra chồng chị không những là một tay nghiện thuốc mà còn là một tay nghiện rượu nặng, có đủ mọi trò láu cá ranh ma của một kẻ nghiện rượu và một vẻ quyến rũ t thảm. Có bao nhiêu điều về anh ta mà Ammu không bao giờ hiểu nổi. Sau khi bỏ anh ta đã lâu, chị vẫn phân vân không biết vì sao anh ta hay nói dối quá đáng đến như vậy, vì chẳng cần làm thế. Nhất là vì anh ta không cần như vậy. Trong các câu chuyện với bạn bè, anh ta nói thích cá hồi hun khói trong khi Ammu biết anh ta ghét cay ghét đắng. Hoặc là anh ta từ câu lạc bộ về nhà và kể với Ammu là anh ta đã xem Gặp em ở St.Louis, trong lúc thực ra họ xem phim The Bronze Buckcaroo. Khi chị hỏi anh ta về những việc đó, anh ta không bao giờ giải thích hoặc xin lỗi. Anh ta chỉ cười khúc khích làm Ammu giận điên lên, giận đến mức chị không tưởng tượng nổi.
Ammu có thai tám tháng thì xẩy ra cuộc chiến với Trung Quốc. Hồi đó là tháng Mười năm 1962. Những người vợ và trẻ con của Planter đều sơ tán khỏi Assam. Ammu bụng to quá không đi được, phải ở lại đồn điền. Trong tháng Mười, sau chuyến xe buýt đi Shillong xóc nẩy người, dựng tóc gáy, giữa những tin đồn quân Trung Quốc sắp tiến đánh vào và Ấn Độ đang bị đe dọa thua to thì Estha và Rahen ra đời. Dưới ánh sáng nến. Trong một bệnh viện các cửa sổ đều che kín. Chúng sinh ra không khó khăn lắm, đứa nọ cách đứa kia mười tám phút. Hai đứa đều nhỏ thay cho một đứa lớn. Cả hai đều dễ thương, đúng như phần tinh túy của người mẹ. Chúng nhăn nhó vì gắng sức ra đời. Ammu kiểm tra chúng xem có dị tật không, trước khi nhắm mắt ngủ thiếp đi.
Chị đếm tất cả có bốn mắt, bốn tai, hai miệng, hai mũi, hai mươi ngón tay và hai mươi ngón chân.
Chị không chú ý đến cái sinh linh lẻ loi người Thái Lan. Chị quá vui mừng có chúng. Bố chúng nằm duỗi dài trên chiếc ghế dài cứng ngoài hành lang bệnh viện, say mềm.
Lúc bọn trẻ lên hai, bố chúng vẫn say sưa bét nhè, luôn trong trạng thái say bí tỉ, làm cuộc sống trong đồn điền chè càng thêm lẻ loi. Suốt ngày, anh ta nằm bệt trên giường không chịu đi làm. Cuối cùng, ông Hollick, viên quản lí người Anh gọi anh ta đến nhà ông “để nói chuyện nghiêm túc”.
Ammu ngồi ở hiên nhà chị, lo lắng đợi chồng về. Chị tin rằng lí do duy nhất Hollick muốn gặp chồng chị là sa thải anh ta. Chị ngạc nhiên khi thấy anh ta trở về, trông thất vọng nhưng không đến mức quá suy sụp. Anh ta kể với Ammu là ông Hollick đã đưa ra một ý kiến gì đó và anh ta cần thảo luận với chị một việc. Anh ta có vẻ hơi rụt rè, tránh ánh mắt của chị, nhưng cố thu hết can đảm để nói tiếp, và nói đề nghị này có lợi cho cả hai người. Thực sự cho cả hai người, nếu họ coi trọng đến việc giáo dục con cái.
Ông Hollick tỏ ra thẳng thắn với người trợ lí trẻ. Ông báo cho anh ta biết những lời phàn nàn của công nhân cũng như của các trợ lí khác.
- Tôi e rằng tôi không còn cách lựa chọn nào khác - ông nói - nhưng tôi phải yêu cầu anh thôi việc.
Hollick để một lúc im lặng dài cho ngấm. Ông ta cho phép người đàn ông đáng thương ngồi bên bàn, run rẩy. Khóc. Rồi Hollick nói tiếp:
- Thực ra có thể có một chọn lựa… có lẽ chúng ta có thể tìm ra một cách nào đó. Tôi muốn nói là một biện pháp tích cực. Có lợi cho cả anh - Hollick ngừng lại, gọi một cốc cà phê đen - anh là một người rất may mắn, có một gia đình tuyệt diệu, những đứa con xinh xắn và một người vợ hấp dẫn… - Ông ta châm một điếu thuốc và để que diêm cháy đến lúc không cầm được nữa - Một người vợ quá ư hấp dẫn…
Những tiếng nức nở ngừng bặt. Cặp mắt nâu hoảng hốt nhìn vào cặp mắt xanh khủng khiếp, vằn những tia đỏ. Uống xong cà phê, ông Hollick gợi ý Baba nên đi vắng một thời gian. Đi nghỉ chẳng hạn. Có lẽ nên đến bệnh viện mà chữa trị. Càng lâu càng tốt. Ông Hollick đề nghị trong thời gian anh ta vắng nhà nên gửi Ammu đến căn nhà gỗ của ông ta để “được chăm sóc”.
Còn những đứa trẻ quấy phá, da mầu sáng kia, Hollick sẽ giao cho những người hái chè trông nom. Đây là lần đột phá đầu tiên của ông ta vào lĩnh vực quản lí.
Ammu nhìn cái miệng chồng mấp máy lúc tuôn ra những lời đó. Chị lặng thinh. Anh ta càng lúc càng cáu tiết vì sự lặng im của chị. Bất đồ anh ta xông vào chị, túm tóc chị, đấm lấy đấm để rồi ngã vật ra vì gắng sức. Ammu rút vội cuốn sách nặng nhất trên giá xuống - Tập san Bản đồ thế giới - và đập cho anh ta một hồi, mạnh hết sức. Vào đầu. Vào chân. Vào lưng và vai. Lúc tỉnh lại, anh ta bối rối vì những vết bầm tím. Anh ta xin lỗi vì đã dùng bạo lực một cách đê tiện, nhưng ngay tức khắc bắt đầu hành hạ chị, đòi giúp trong việc thuyên chuyển. Lần này lại theo kiểu khác. Hết trận say khướt này đến trận bí tỉ khác. Ammu ghê tởm mùi rượu chua nồng rỉ ra từ da thịt anh ta, ghê tởm những thứ nôn ọe sáng sáng viền quanh miệng anh ta. Lúc cuộc chiến với Pakistan bắt đầu, là lúc những cơn bạo lực của anh ta lan sang con cái. Ammu bỏ chồng về nhà cha mẹ Ayemenem dù chẳng ai mong chờ. Chị trở về với tất cả mọi thứ cách đây vài năm chị đã rời bỏ. Trừ một việc giờ đây chị đã có hai đứa con nhỏ. Và chẳng còn mơ ước gì nữa.
Pappachi không tin chuyện chị kể, không phải vì ông nghĩ tốt cho chồng chị, mà chỉ vì ông không tin rằng một người Anh, không một người Anh nào, lại thèm muốn vợ người khác.
Ammu rất yêu con (dĩ nhiên là thế), nhưng những cặp mắt mở to ngây thơ của chúng, sự sẵn sàng quấn quýt những người thực ra chẳng yêu thương gì chúng làm chị tức điên lên, đôi khi làm chị muốn đánh chúng, chẳng qua là một cách dạy dỗ, một kiểu che chở mà thôi.
Giống như thể một cánh cửa, bố chúng đi qua đó rồi biến mất song vẫn mở cho ai cũng vào và đều được đón mừng.
Với Ammu, hai đứa con sinh đôi của chị giống như một đôi ếch nhỏ ngơ ngác, mải chơi, dắt tay nhau thơ thẩn đi giữa lòng đường đầy những xe cộ chạy ầm ĩ. Chẳng hay biết gì đến việc những chiếc xe có thể làm với những con ếch con. Chị trông chừng chúng ráo riết. Sự thận trọng không lúc nào rời bỏ chị, làm chị căng thẳng. Chị hay mắng con, nhưng thật ra chị mếch lòng vì thái độ của chúng nhiều hơn.
Về phần mình, chị biết chị không có cơ hội nào hơn nữa. Chỉ còn một mình Ayemenem. Một cái hiên trước và một cái hiên sau. Một dòng sông ấm nóng và một nhà máy hoa quả dầm.
Và hơn hết mọi thứ, chị phải tránh né những lời eo xèo, mai mỉa.
Chỉ trong vài tháng đầu trở về nhà cha mẹ, Ammu đã nhanh chóng học được cách nhận viết và xem thường bộ mặt ghê tởm của sự thương cảm. Nhiều bà già trong họ bắt đầu mọc râu, cằm chảy xệ, đi những chuyến suốt đêm đến Ayemenem tỏ lòng thương xót chị vì chuyện ly hôn. Họ thúc ép chị quỵ lụy và rất hả hê. Chị chống lại sự đê tiện ấy bằng cách nói vỗ vào mặt họ. Hoặc họ lấy chìa vặn ốc ngoáy những cái núm vú cao su của bọn trẻ. Giống Chaplin trong Thời hiện đại.
Lúc ngắm những bức ảnh cưới, Ammu cảm thấy người phụ nữ trong ảnh như một người nào khác. Một cô dâu đeo đầy đồ nữ trang một cách xuẩn ngốc. Chiếc sari mầu ráng chiều dát vàng. Nhẫn đeo đầy các ngón tay. Những chấm trắng bằng bột đàn hương trên lông màyòng cung. Nhìn mình như thế, khuôn miệng mềm mại của Ammu méo xệch đi trong một thoáng cười chua xót vì hồi ức; không phải vì nhớ đến đám cưới, mà vì chị đã cho phép trang điểm cẩn thận đến thế trước khi đến giá treo cổ. Sao mà lố bịch đến thế. Phù phiếm đến thế.
Y như đem sơn một thanh củi.
Chị đến ông thợ vàng trong làng, mang nấu chảy hết những cái nhẫn cưới, đánh một cái vòng đeo tay mỏng có hình đầu rắn, để dành cho Rahel.
Ammu biết lễ cưới là thứ mọi người không thể tránh khỏi. Ít ra cũng không nói về mặt thực tế. Nhưng cho đến suốt đời, chị chủ trương những lễ cưới nhỏ, mặc quần áo bình thường. Chị cho rằng như thế sẽ làm cho cô dâu đỡ giống ma cà rồng hơn.
Thỉnh thoảng, lúc Ammu lắng nghe những bài hát chị thích trên đài, có một cái gì đó khuấy động trong lòng chị. Một nỗi đau nhẹ nhàng lan tỏa trong lòng chị, chị thoát khỏi thế giới như một mụ phù thủy, đi đến một nơi tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Trong những ngày như thế, có một cái gì đó bồn chồn, không chế ngự được trong lòng chị. Dường như chị tạm thời gạt đạo lý làm mẹ và làm người ly dị sang một bên. Ngay cả cách đi của chị cũng khác bước chân dè dặt của mẹ, nó rộng rãi hơn, vững chãi hơn.
Chị cài những bông hoa lên tóc, trong mắt chị đầy những niềm bí ẩn giàu ma lực. Chị không nói gì với ai. Chị mang theo cái đài bán dẫn vỏ nhựa hình quả quýt, lang thang nhiều giờ bên bờ sông. Chị hút thuốc lá và bơi lúc nửa đêm.
Điều gì tạo cho Ammu Tình trạng Nguy hiểm ấy? Là làn gió nhẹ không đoán trước được chăng? Đó chính là nỗi niềm đang giằng xé trong lòng chị. Trộn một thứ không thể pha trộn. Sự dịu dàng vô tận của tình mẹ và cơn giận dữ khinh suất của một kẻ ném bom muốn tự sát. Đó chính là thứ đang lớn lên trong lòng chị, dần dà đưa chị đến chỗ ban đêm yêu đàn ông còn ban ngày yêu các con. Đêm đêm, chị dùng chiếc thuyền mà các con chị dùng ban ngày. Chiếc thuyền do Estha lấy, còn Rahel tìm ra.
Trong những ngày đài phát bài hát Ammu yêu thích, mọi người đều hơi dè chừng chị. Họ cảm thấy vì lý do nào đấy, chị sống trong bóng tranh tối tranh sáng giữa hai giới, ngoài vòng kiềm tỏa của họ. Đó là một người đàn bà mà họ sẵn sàng chửi rủa, giờ đây có phần sa đọa, có thể vì lẽ đó mà thành nguy hiểm. Vì lẽ đó, trong những y đài phát những bài hát của Ammu, dân chúng đều tránh xa chị, tạo thành những cái thòng lọng quanh chị, vì mọi người cho rằng Để Mặc Chị là tốt nhất.
Trong những ngày khác, chị cười lộ rõ lúm đồng tiền thật sâu bên má.
Chị có bộ mặt thanh tú, đường nét đẹp như tạc, đôi mày đen nhánh cong veo như đôi cánh chim én bay vút lên, cái mũi nhỏ, thẳng tắp và nước da nâu sẫm rạng rỡ. Trong cái ngày tháng Chín xanh biếc màu trời ấy, những lọn tóc quăn của chị tuột ra khỏi búi vì làn gió trong xe. Đôi bờ vai chị trong chiếc áo khoác không tay sáng lên như được đánh bóng bằng sáp ong. Có những lúc, chị là người phụ nữ đẹp nhất mà Estha và Rahel thấy, có những lúc không như thế.
Trên hàng ghế sau của chiếc Plymouth, Baby Kochamma ngồi giữa Estha và Rahel. Nguyên nữ tu sĩ là bà trẻ của chúng. Người bất hạnh đôi khi ghét những người cùng cảnh, Baby Kochamma ghét hai đứa trẻ sinh đôi vì cho chúng là những đứa trẻ không cha, đáng bị kết tội. Tệ hơn nữa, chúng là con lai của một người nửa Hindu mà người Thiên chúa giáo tự trọng sẽ không bao giờ cưới. Bà đay nghiến để bọn trẻ hiểu rằng chúng mặc nhiên sống trong ngôi nhà ở Ayemenem, nhà của bà ngoại chúng là chỗ chúng không có quyền gì ở đấy. Baby Kochamma hận Ammu vì chị đã thấy bà vật lộn với định mệnh, còn bà, Baby Kochamma cảm thấy chị được số phận thừa nhận rộng rãi. Cái số của một người đàn bà không có đàn ông mới khốn khổ làm sao. Baby Kochamma thiếu vắng Cha Mulligan thật buồn bã. Bà cố thuyết phục mình rằng qua bao năm tháng, tình yêu của bà với Cha Mulligan chưa hề lụi tàn, nhưng nhờ sự kìm nén và lòng quyết tâm của bà, sự việc mới diễn ra đúng đắn như vậy.
Bà nhiệt liệt tán thành quan điểm chung là một người con gái lấy chồng không có chỗ đứng trong nhà cha mẹ. Với người đã ly hôn, theo ý Baby Kochamma, chẳng có chỗ nào nương thân. Một người con gái đã ly dị trong cuộc hôn nhân vì tình yêu, thì lạy trời không có lời lẽ nào tả nổi sự sỉ nhục của Baby Kochamma. Với một cô gái đã ly hôn trong cuộc hôn nhân theo ý chung của mọi người. Baby Kochamma còn im lặng nín nhịn.
Hai đứa trẻ sinh đôi quá bé nên không hiểu hết mọi điều, Baby Kochamma tỏ thái độ hằn học với những lúc vui sướng cao độ của chúng, những lúc ngón tay bé xíu của chúng tóm một viên đá, đập gẫy cẳng chân con chuồn chuồn chúng bắt được, hoặc khi chúng được phép tắm cho lợn, hay lúc chúng nhìn thấy một quả trứng gà vừa đẻ, còn nóng hổi. Nhưng bà hằn học nhất là lúc các em an ủi, dỗ dành nhaung chúng có một số biểu hiện bất hạnh. Ít nhất là như thế.
Trên đường từ sân bay về, Margaret ngồi ở ghế trước với Chacko vì chị đã từng là vợ anh. Sophie Mol ngồi giữa hai người. Ammu chuyển xuống ngồi ghế sau.
Có hai bình đựng nước. Nước sôi cho Margaret Kochamma và Sophie Mol, rượu cho tất cả những người còn lại.
Hành lí xếp trong thùng xe.
Rahel cho thùng xe là một từ đáng yêu. Dù thế nào cũng hay hơn từ tráng kiện nhiều. Tráng kiện là một từ khủng khiếp. Giống như tên một chú lùn. Koshy Oommen Tráng kiện là một chú lùn bằng nửa người khác, vui tính, đầu gối thấp tịt và chân rẽ sang hai bên.
Trên ngăn để hàng ở nóc chiếc Plymouth, nẹp thiếc xung quanh, bốn phía đều gắn biển quảng cáo bằng gỗ dán, viết bằng kiểu chữ bay bướm, Thiên đường hoa quả dầm. Phía dưới dòng chữ, vẽ các lọ mứt quả và các loại dưa góp ngâm trong dầu ăn, dán nhãn cùng một kiểu chữ bay bướm Thiên đường hoa quả dầm và dưa góp. Cạnh các chai là một danh mục các sản phẩm của Thiên đường, một vũ công kathakali có bộ mặt xanh lá cây, váy quấn bay tung. Uốn theo nếp váy hình chữ S là hàng chữ Hoàng đế của Lĩnh vực thưởng thức cũng uốn theo hình chữ S - tất cả đều do K.N.M Pillai góp phần. Câu đó dịch sát từng chữ của Ruchi Lokathinde Rajavu, nó đỡ buồn cười hơn Hoàng đế của Lĩnh vực thưởng thức. Nhưng từ khi Pillai vẽ những thứ này, chưa ai cả gan đề nghị ông làm lại. Cho nên, thật không may, Hoàng đế của Lĩnh vực thưởng thức trở thành đặc điểm thường xuyên trên nhãn của Thiên đường Hoa quả dầm.
Ammu bảo người vũ công kathakali là một thứ lạc đề và chẳng làm nên trò trống gì. Chacko thì nói nó đem lại một Hương vị của vùng và sẽ có ích cho các sản phẩm khi đưa ra thị trường nước ngoài.
Ammu nói tấm biển quảng cáo làm họ trông thật lố bịch. Cứ như một gánh xiếc rong. Với một cái đuôi cá.
Mammachi bắt tay vào chế biến hoa quả ngay sau khi Pappachi nghỉ hưu ở Dehli và chuyển về sống tại Ayemenem. Hội kinh thánh Kottayam mở hội chợ và đề nghị Mammchi mang đến vài loại mứt chuối cùng xoài ngâm mềm nổi tiếng của bà. Các thứ bán hết rất nhanh, Mammachi nhận thấy bà nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn bà tưởng. Hồi hộp vì thành công, bà quyết định cứ làm những thứ mứt, nước quả và dưa góp đó, rồi thấy ngay là bà bận rộn quanh năm. Về phần Pappachi, ông đang phiền não vì tình trạng hèn kém của người về hưu. Ông hơn Mammachi mười bảy tuổi, và ông thấm thía thấy mình đã là một ông già, trong khi vợ ông đang độ sung mãn.
Mặc dù giác mạc của Mammachi bị viêm kết nặng và bà đã gần mù, Pappachi không giúp gì cho bà, vì ông cho việc chế biến rau quả không xứng đáng với địa vị của một nguyên quan chức cao cấp trong chính phủ. Ông là một người hay đố kị, nên ông rất phẫn nộ thấy vợ mình bất ngờ được chú ý. Ông đi quanh khu nhà máy, vai thòng xuống, mặc bộ comple không một vết bẩn, sưng sỉa lượn quanh đống ớt đỏ và bột nghệ vàng tươi, ngắm nhìn Mammachi giám sát việc mua bán, cân đong, ướp muối và phơi khô cam chanh và xoài. Đêm nào ông cũng lấy cái bình hoa bằng đồng thau nện bà. Những trận đánh đập này chẳng mới mẻ gì. Cái mới là ngày càng diễn ra mau hơn. Một đêm kia, Pappachi đập gẫy cái đàn viôlông của Mammachi rồi ném xuống sông.
Đúng thời gian đó, Chacko từ Oxford về nhà nghỉ hè. Anh đã trở thành một người cao lớn, và trong những ngày đó anh rất cường tráng vì chèo thuyền cho Balliol. Một tuần sau khi về, anh thấy Pappachi đánh Mammachi trong phòng làm việc. Chacko lao bổ vào phòng, tóm lấy bàn tay Pappachi đang cầm cái bình, vặn ra sau lưng.
- Con không muốn việc này xảy ra lần nữa - anh nói với bố - mãi mãi.
Từ lúc ấy đến hết ngày, Pappachi ngồi ở hiên nhà, lạnh lùng nhìn chằm chặp ra khu vườn trang trí, phớt lờ những đĩa thức ăn do Kochu Maria bưng đến. Đến đêm khuya, ông vào trong phòng làm việc, mang chiếc ghế ông vốn ưa thích ra, đặt giữa đường rồi dùng vồ đập vỡ ra từng mảnh. Ông để mặc giữa ánh trăng, một đống mảnh gỗ và các thứ bằng liễu đan sơn bóng. Ông không bao giờ động đến Mammachi nữa. Nhưng cũng không nói với bà một lời, chừng nào ông còn sống. Mỗi khi cần nói gì ông dùng Kochu Maria hoặc Baby Kochamma làm người trung gian.
Các buổi tối, biết đang đợi khách, ông ngồi trên hiên khâu những cái khuy chưa tuột trên áo sơ mi, cố gây ấn tượng là Mammachi không ngó ngàng đến ông. Ông đã thành công trong một mức độ nhất định, làm sứt mẻ uy tín của Mammachi trong công việci Ayemenem.
Ông mua chiếc Plymouth màu xanh da trời của một ông già người Anh ở Munnar. Ông trờ thành một cảnh tượng quen thuộc ở Ayemenem, ngồi trong chiếc ô tô rộng rãi, lao xuống con đường hẹp một cách quan trọng, trông bề ngoài thật thanh lịch nhưng mồ hôi chảy ròng ròng trong bộ complê đen. Ông không cho phép Mammachi hoặc bất cứ ai trong gia đình dùng xe, thậm chí không được ngồi vào đó. Chiếc Plymouth là sự trả thù của Pappachi.
Pappachi đã từng là một nhà Côn trùng học của Hoàng gia tại Trường Đại học Pusa. Sau Ngày độc lập, khi người Anh đã rút đi, chức danh của ông đổi thành Chủ nhiệm Khoa Côn Trùng học. Năm về hưu, ông đã thăng lên cấp bậc ngang với Hiệu trưởng.
Sự xuống dốc lớn nhất trong đời ông là không có được một con ngài, do chính ông tìm ra, được đặt theo tên ông.
Một buổi tối, trong lúc đang ngồi trên hiên nhà nghỉ sau một ngày dài trên đồng, một con ngài rơi vào trong cốc của ông. Lúc nhặt nó ra, ông chú ý thấy túm lông trên sống lưng nó dày đặc, trông thật khác thường. Ông nhìn gần hơn. Ông hào hứng nâng nó lên, đo và sáng hôm sau đem phơi nắng sau khi ngâm trong cồn nhiều giờ. Sau đó, ông lên chuyến tàu đầu tiên trở về Delhi. Ông hi vọng sẽ nổi danh là một nhà phân loại. Sau sáu tháng băn khoăn đến không chịu nổi, trước sự thất vọng lớn lao của Mammachi, ông được báo rằng con ngài của ông cuối cùng được xác định là một loại ít gặp của một loài ai cũng biết, thuộc họ Lymantriidae nhiệt đới.
Mười hai năm sau, ngón đòn thực sự mới thấm khi cải tổ hệ thống phân loại, các nhà côn trùng học xác định rằng con ngài của Pappachi thực ra là một loài riêng biệt. Cho đến nay khoa học chưa biết đến. Cố nhiên lúc đó Pappachi đã nghỉ hưu và chuyển đến Ayemenem. Đã quá muộn để ông đòi xác nhận sự phát hiện của mình. Con ngài của ông mang tên Quyền Chủ nhiệm khoa Côn trùng, một nhân viên trẻ mà Pappachi vốn không ưa.
Trong những năm sau đó, dù từ trước khi phát hiện con ngài ấy rất lâu, ông đã cáu kỉnh, rầu rĩ, song con ngài của Pappachi làm cho ông luôn ở trong tâm trạng đen tối và có những cơn tức giận bất ngờ. Bóng ma của nó - màu xám, lông lá, túm lông trên sống lưng dày đặc lạ thường - lảng vảng trong từng căn nhà ông ở. Nó giày vò ông, các con ông và các cháu ô
Cho đến ngày chết, giữa Ayemenem ngột ngạt, ngày nào ông cũng thắng bộ complê là thẳng tắp và mang chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng. Trên bàn trang điểm của ông, cạnh lọ nước hoa và cái lược bằng bạc, ông vẫn dựng bức ảnh ông hồi trẻ, tóc chải mượt, chụp tại Vienna lúc ông theo học một khóa bồi dưỡng sáu tháng, lấy chứng chỉ để thành Nhà Côn trùng học. Chính trong mấy tháng sống ở Vienna đó, Mammachi theo học những bài viôlông đầu tiên của bà. Những bài học đột ngột đứt quãng khi thầy giáo của Mammachi, Launsky-Tieffenthal đã phạm phải sai lầm khi kể với Pappachi rằng vợ ông là một tài năng đặc biệt và theo ý thầy, là một tiềm năng cho giới âm nhạc.
Mammachi dán trong album gia đình bài báo cắt trong tờ Indian Express báo tin cái chết của Pappchi. Bài báo viết:
Nhà côn trùng học nổi tiếng Shri Benaan John Ipe, con trai Cố Đức Cha E. John Ipe tại Ayemenem (thường gọi là Punnyan Kunju), bị một cơn đau tim nặng, đã từ trần tại bệnh viện Kottayaam General tối qua. Ông bị những cơn đau thắt vùng ngực khoảng 1 giờ 5 phút sáng và được đưa đến bệnh viện. Ông mất lúc 2 giờ 45 sáng. Trong sáu tháng cuối cùng, Shri Ipe không quan tâm đến sức khỏe. Ông sống được nhờ bà vợ Soshamma và hai con ông.
Trong đám tang Pappachi, Mammachi khóc và cặp kính áp tròng trượt quanh mắt bà. Ammu nói với hai đứa bé sinh đôi rằng Mammachi khóc không phải vì bà yêu thương ông, mà vì bà đã quen có ông. Bà đã quen với dáng ông, vai thõng xuống đi quanh nhà máy chế biến hoa quả, đã quen với những trận đòn thỉnh thoảng lại có. Ammu nói con người là những sinh linh sống theo thói quen, và thật ngộ nghĩnh thấy có thể quen với loại đó. Ammu thêm, bạn cứ nhìn xung quanh mà xem, bạn sẽ thấy những trận đòn bằng bình hoa đồng thau cũng là một thói quen bé nhỏ.
Sau tang lễ, Mammachi bảo Rahel lấy một cái ống nhỏ màu da cam trong cái hộp riêng của bà, gắp cặp kính áp tròng ra và đặt lại cho bà, Rahel nói Mammachi liệu sau khi bà mất, em có thể thừa hưởng cái ống này không, Ammu lôi cô bé ra khỏi phòng và tát em.
- Mẹ muốn con không bao giờ nói đến cái chết với người khác nữa, nghe không - chị nói.
Estha thì bảo Rahel đáng thế lắm vì thiếu ý t
Bức ảnh của Pappachi ở Vienna, tóc chải bóng mượt, được đóng khung lại và treo trong phòng khách.
Ông là một người ăn ảnh, bảnh bao, ăn mặc chải chuốt, đầu khá to so với vóc người nhỏ bé. Ông có một cái cằm xệ, càng rõ khi ông nhìn xuống đất hoặc gật đầu. Trong ảnh, ông cẩn thận giữ cho cái đầu ngay ngắn, đủ giấu đi cái cằm thứ hai, song không ngẩng quá cao tỏ vẻ ngạo mạn. Cặp mắt nâu nhạt của ông trông lễ độ song hiểm ác, dù ông cố gắng giữ vẻ lịch sự với người thợ ảnh, trong khi đang mưu mô làm hại vợ ông ta. Ông có một mụn thịt nhỏ ở giữa môi trên, nó dính xuống môi dưới trông như hơi bĩu môi, cái loại trẻ con hay mút ngón tay thường có. Ông ta có một lúm đồng tiền dài trên cằm, hợp với vẻ đe dọa của sự tàn bạo ngấm ngầm. Một sự tàn nhẫn được nén lại. Ông mặc quần đi ngựa bằng kaki, mặc dù cả đời ông chưa bao giờ trèo lên lưng một con ngựa. Đôi ủng đi ngựa phản chiếu ánh sáng trong phòng chụp. Một cái roi ngựa cắn ngà voi nằm gọn trong lòng.
Sự im lặng cảnh giác của bức ảnh tỏa ra giá lạnh cả căn phòng ấm áp.
Khi mất, Pappachi để lại nhiều vali đầy ắp những bộ complê đắt tiền và một hộp đầy những khuy măng sét, Chacko đem phân phát cho các lái xe taxi ở Kottayam. Họ đem chúng đánh thành nhẫn, hoa tai làm của hồi môn cho con gái.
Lúc bọn trẻ hỏi khuy măng sét để làm gì, Ammu bảo:
- Để nói hai bên cổ tay áo lại với nhau - chúng rất khoái chí vì cái kiểu ghép từ rất hợp lý trong một thứ ngôn ngữ dường như phi lý. Chúng so sánh với một biểu thức toán học. Cuff + link = cuff-link[4]. Cuff-links đã làm chúng hài lòng hết sức (nếu không nói là quá mức), và chúng thc sự yêu mến tiếng Anh.
Ammu nói Pappachi đúng là một kẻ PPC Anh, đó là nói tắt tiếng Hindi, nghĩa là dẫm phải cứt Anh. Chacko thì bảo cái từ đúng nhất dành cho những người như Pappachi là Kẻ thân Anh. Bác làm cho Rahel và Estha lục lọi trong Từ điển Bách khoa toàn thư. Trong đó giải thích là Người sẵn lòng thành người Anh. Hai đứa bé lại tra tiếp từ sẵn lòng.
Chacko nói với hai đứa trẻ sinh đôi là bác không thừa nhận chuyện đó, tất cả bọn trẻ đều là Những kẻ thân Anh. Họ là một gia đình thân Anh. Chạy theo một phương hướng sai lầm, thoát ly lịch sử của riêng mình, họ không thể bước trở lại vì đã xóa sạch gốc tích. Bác giải thích cho chúng lịch sử giống như một ngôi nhà cổ trong đêm tối. Với tất cả những ngọn đèn sáng rực. Các bậc tổ tiên thì thầm trong đó.
- Muốn hiểu lịch sử, chúng ta phải bước vào bên trong và lắng nghe họ đang nói gì - Chacko nói - Rồi nhìn vào những quyển sách và tranh ảnh trên tường. Ngửi các mùi nữa.
Estha và Rahel tin ngay rằng căn nhà mà Chacko ám chỉ chính là căn nhà ở bên kia sông, ở giữa đồn điền cao su bỏ hoang, nơi chúng chưa bao giờ tới. Nhà của Kari Saipu. Một Sahib[5] ngăm ngăm đen. Một người Anh đã “bỏ Tổ quốc”. Ông nói tiếng Maylayalam và mặc mundu, Ayemenem là Trung tâm Ẩn dật của ông. Mười năm trước, ông đã tự bắn vào đầu khi bố mẹ cô nhân tình trẻ của ông tách đứa con trai khỏi ông và gửi cậu bé đến trường. Sau vụ tự tử, tài sản thành chủ đề tranh chấp căng thẳng giữa người nấu bếp và viên thư ký của ông. Ngôi nhà bị bỏ hoang đã nhiều năm nay. Rất ít người ngó ngàng đến nó. Nhưng hai đứa trẻ có thể hình dung ra ngôi nhà ấy.
Ngôi nhà của Lịch sử.
Có những sàn nhà bằng đá, những bức tường lờ mờ và những cái bóng giống những con tàu đang nhấp nhô. Những con thạch sùng béo mũm, trong mờ sống sau các bức tranh cũ, còn các bậc tổ tiên bằng sáp ong, có những đầu ngón chân rắn rỏi đang thở và sặc mùi các tấm bản đồ màu vàng. Họ chuyện gẫu, thì thầm, xì xào.
- Nhưng chúng ta không thể vào trong được - Chacko giảng giải - vì chúng ta bị khóa chặt cửa mất rồi. Lúc nhìn qua cửa sổ chúng ta chỉ thấy những cái bóng. Nếu cố lắng nghe, chung ta chỉ thấy những tiếng thì thầm. Chúng ta không thể hiểu những tiếng đó, vì đầu óc chúng ta bị cuộc chiến tranh chiếm hữu. Một cuộc chiến mà chúng ta vừa được vừa thua. Một loại tồi tệ nhất của chiến tranh. Cuộc hiến giành được giấc mơ và tái tạo lại chúng. Một cuộc chiến tranh làm chúng ta ngưỡng mộ kẻ chiến thắng và tự xem thường mình.
- Cưới người thắng chúng ta mới hay đấy - Ammu nói tỉnh khô, nhắc khéo đến Margaret Kochamma. Chacko lờ chị đi.
- Chúng ta đều là Tù binh - Chacko nói - Những ước mơ của chúng ta đã bị thui chột. Chúng ta thuộc về thế giới ngày hôm nay. Chúng ta bơi không ngừng nghỉ giữa biển cả đầy biến động. Có thể chúng ta không bao giờ được phép cặp bờ. Nỗi đau của chúng ta không bao giờ đủ. Niềm vui chưa bao giờ trọn. Những ước mơ không bao giờ thành. Cuộc sống không bao giờ đủ nghĩa. Như thế đấy.
Rồi, muốn cho Estha và Rahel có cảm giác về triển vọng của lịch sử (mặc dù cái triển vọng đó có xảy ra trong những tuần tới không, bản thận Chacko cũng chưa rõ), anh kể cho chúng nghe về Bà mẹ Trái đất. Anh bảo chúng hình dung trái đất bốn ngàn sáu trăm triệu tuổi như một phụ nữ bốn mươi sáu tuổi, già bằng cô Aleyamma, người vẫn hay dạy chúng tiếng Maylayalam. Chacko kể toàn bộ sự sống trên Trái đất đã hình thành ra sao. Các đại dương tách ra. Núi cao trồi lên. Khi Trái đất mười một tuổi, những sinh vật đơn bào xuất hiện. Lúc Trái đất bốn mươi tuổi, các sinh vật đầu tiên như giun, sứa xuất hiện. Lúc Trái đất hơn bốn mươi nhăm tuổi - mười tám tháng trước - thì khủng long gầm rú trên mặt đất.
Toàn bộ nền văn minh của loài người như chúng ta biết chỉ bắt đầu hai giờ trước đây trong cuộc sống của Trái đất - Chacko kể với hai đứa trẻ - bằng chúng ta đi từ Ayemenem đến Cochin.
Chacko nói đó là một ý nghĩ đầy sợ hãi và khiêm tốn, (khiêm tốn là một từ hay, Rahel ngẫm nghĩ. Khiêm tốn mà không lo âu trong cuộc đời), vì toàn bộ lịch sử hiện đại, Chiến tranh Thế giới, cuộc Đấu tranh cho Ước mơ, Người lên mặt trăng, khoa học, văn học, triết học, tìm tòi kiến thức, tất cả không hơn một cái chớp mắt của Mẹ Đất.
- Các cháu ạ, mọi thứ chúng ta đang làm và sẽ làm chỉ như ánh lấp lánh trong mắt của Mẹ Đất thôi - Chacko vừa nằm duỗi trên giường nhìn trần nhà, vừa nói một cách uy nghi.
Những lúc ở trong tâm trạng này, Chacko thường nói to lên. Phòng anh gây một cảm giác như một ngôi nhà thờ. Anh không quan tâm xem người khác có nghe anh hay không. Và nếu họ nghe cũng chẳng để ý xem họ có hiểu những lời anh nói không. Ammu gọi chúng là Kiểu Oxford.
Sau này, nhìn lại những việc xảy ra, lấp lánh dường như là một từ hoàn toàn sai để miêu tả biểu cảm trong mắt Mẹ Đất. Lấp lánh là một từ với vẻ long lanh, vui vẻ kia.
Mặc dù Mẹ Đất gây một ấn tượng lâu dài cho hai đứa trẻ, nhưng chính Ngôi nhà Lịch sử - gần trong tầm tay với - mới thực sự mê hoặc chúng. Chúng nghĩ đến nó luôn. Ngôi nhà bên kia sông.
Hiện ra lờ mờ giữa bóng đêm.
Một ngôi nhà mà chúng không thể nào bước vào, đầy những tiếng thì thầm không hiểu nổi.
Lúc đó chúng không biết rằng chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ sớm được vào trong đó. Rằng chúng sẽ bơi qua sông và không ngờ phải ở đó, với một người chúng quý mến. Rằng chúng nhìn chằm chặp vào đĩa thức ăn cứ như lịch sử lộ ra trên hiên sau nhà.
Trong lúc những đứa trẻ trạc tuổi chúng học nhiều thứ khác, Estha và Rahel học lịch sử thương lượng các điều khoản ra sao, và trừng phạt những người phạm luật thế nào. Chúng nghe thấy tiếng lịch sử đổ nhào. Chúng ngửi thấy mùi của nó và không bao giờ quên.
Mùi của lịch sử.
Giống những bông hồng già trong gió nhẹ.
Nó ẩn vĩnh viễn trong các vật thông thường. Trên sườn đồi. Trong những quả cà chua. Trong lớp nhựa trên đường. Trong các màu nhất định. Trong các đĩa thức ăn ở khách sạn. Trong sự thiếu vắng lời lẽ. Và vẻ trống rỗng trong mắt.
Chúng sẽ lớn lên, vật lộn với mọi thứ xảy ra để sống. Chúng gắng tự nhủ rằng thời hạn của niên đại địa chất là một sự kiện lớn lao. Chỉ như một cái nháy mắt của Mẹ Đất. Rằng những việc tồi tệ nhất đã xảy ra. Rằng Những việc Tồi tệ nhất vẫn đang xảy ra. Nhưng chúng không thấy thoải mái trong đầu óc
Chacko bảo việc sắp đi xem Tiếng Âm nhạc là thêm một việc thân Anh, Ammu nói:
- Cứ đi đi, cả thế giới đi xem Tiếng Âm nhạc. Nó là một thành công của Thế giới.
- Không được, em ạ - Chacko nói dằn giọng - Không được.
Mammachi thường nói Chacko dễ là một trong những người đàn ông thông minh nhất Ấn Độ.
- Theo lời ai vậy? Ammu nói - Dựa trên cơ sở nào?
Mammachi thích kể rằng một người ở Oxford đã nói là theo ý ông ta, Chacko là người thông minh, chắc sẽ làm nên thủ tướng.
Nghe chuyện đó, Ammu thường nói:
- Ha! Ha! Ha! - như những diễn viên hài kịch.
Chị nói:
a/ Đến Oxford không nhất thiết là người thông minh.
b/ Thông minh không nhất thiết làm nên thủ tướng.
c/ Nếu một người không điều hành nổi một nhà máy chế biến hoa quả làm ăn cho có lãi, làm sao có thể điều hành cả một đất nước.?
Và, quan trọng nhất là:
d/ Tất cả các bà mẹ Ấn Độ đều tự huyễn hoặc, nên không thể xét đoán khả năng của con trai mình cho đúng.
Chacko n
a/ Cô chưa đến Oxford. Cô chỉ đọc về Oxford thôi.
Và
b/ Sau khi đọc về Oxford, cô suy sụp.
- Anh định nói là sụp xuống đất chứ gì? - Ammu hỏi - Anh đã làm thế rồi. Giống như những cái máy bay nổi tiếng của anh ấy.
Cứ mỗi tháng một lần (trừ mùa mưa), có một kiện hàng gửi đến cho Chacko. Trong kiện có những phụ tùng lắp ráp các mô hình máy bay bằng Balsa[6]. Thường Chacko mất từ tám đến mười ngày để lắp ráp các máy bay có cánh quạt và bình chứa nhiên liệu xinh xắn. Khi đã xong xuôi, anh dẫn Estha và Rahel ra cánh đồng, giúp anh. Chưa lần nào nó bay được quá một phút. Hết tháng này đến tháng kia, những chiếc máy bay được lắp ráp cẩn thận của Chacko vẫn tiếp tục đâm nhào xuống lớp bùn xanh lè của ruộng lúa, còn Estha và Rahel như những chú chó săn đã huấn luyện, chạy lao đi nhặt nhạnh các mảnh vụn.
Một cái đuôi, một bình xăng, một cái cánh.
Một cái động cơ bị hỏng.
Phòng của Chacko chồng chất những máy bay gỗ gẫy nát. Cứ mỗi tháng lại có một kiện khác đến. Chacko chưa bao giờ đổ cho bị rơi vì những phụ tùng này.
Chỉ đến sau khi Pappachi mất, Chacko mới bỏ nghề giảng viên tại trường dòng Madras, chuyển đến Ayemenem cùng Mái chèo Balliol của anh và những giấc mơ làm Vua hoa quả dầm. Anh dùng khoản trợ cấp và tiền tiết kiệm mua một máy đóng chai Bharat. Chiếc mái chèo của anh (khắc tên các bạn cùng đội bơi thuyền bằng vàng) treo trên một cá vòng thép trên tường nhà máy.
Cho đến khi Chacko đến, nhà máy tuy nhỏ song làm ăn có lãi. Mammachi điều khiển một nhà bếp lớn. Chacko ghi tên như một người chung vốn và báo với Mammachi bà chỉ còn là một cộng tác viên trên danh nghĩa. Anh đầu tư các loại thiết bị máy (máy đóng hộp, thùng nấu) và thuê thêm nhân công. Gần như ngay lập tức, tiền nong bắt đầu thiếu hụt, song được ngân hàng cho vay những khoản lớn nên được cứu vãn một cách giả tạo. Chacko phải thế chấp những cánh đồng lúa quanh ngôi nhà Ayemenem. Mặc dù Ammu làm việc trong nhà máy cũng nhiều như Chacko, mỗi lần làm việc với các thanh tra thực phẩm hoặc kỹ sư vệ sinh, anh ta thường nói là nhà máy của tôi, dứa của tôi, hoa quả dầm của tôi. Trường hợp này thế là đúng luật, vì Ammu là con gái nên không có quyền về tài sản.
Chacko bảo với Estha và Rahel là Ammu không có một vị trí nào hết.
- Nhờ xã hội chúng ta trọng nam khinh nữ - Ammu nói. Chacko đáp:
- Mọi thứ của cô là của tôi và mọi thứ của tôi cũng là của tôi.
Chacko có tiếng cười cao vút đến lạ lùng so với khổ người và sự to béo của anh. Lúc cười, anh ta lắc lư toàn thân tuy chẳng có vẻ chuyển dịch.
Cho đến khi Chacko đến Ayemenem, nhà máy của Mammachi chưa có tên. Ai cũng gọi các sản phẩm của bà là Xoài mềm của Sosha hoặc Mứt chuối của Sosha. Sosha là tên đầu của Mammachi. Soshamma.
Chính Chacko đặt tên cho nhà máy là Thiên đường Hoa quả dầm và Dưa góp, anh vẽ nhãn và đưa đi in tại nhà in của K.N.M Pillai. Lúc đầu, anh muốn đặt là Hoa quả dầm và Dưa góp của thần Dớt, nhưng ý tưởng này bị bác ngay vì quá ít người biết đến thần Dớt và không thích hợp với địa phương như Thiên đường. Pillai đề nghị gọi là Hoa quả dầm Parashuram, nhưng bị bác bỏ vì lí do ngược lại: nó quá thông dụng với địa phương.
Cũng chính Chacko có ý tưởng vẽ biển quảng cáo và đặt trên nóc chiếc xe Plymouth.
Trên đường đến Cochin, tấm biển lắc lư và kêu ầm ĩ.
Gần đến Vaikom, họ dừng lại mua dây chằng lại cho chắc hơn. Việc đó làm họ mất hai mươi phút, Rahel bắt đầu lo đến xem Tiếng Âm nhạc bị chậm.
Lúc đến ngoại ô Cochin, những thanh ngang đỏ và trắng của đường sắt hạ xuống. Rahel biết đã có chuyện mà em mong không xảy ra rồi.
Rahel đọc được cách kiềm chế hy vọng. Estha thì bảo đó là Điềm gở.
Lúc này, họ đã sắp lỡ buổi xem phim. Lúc đó Julie Andrew đã bắt đầu nhún nhẩy như một cục mỡ trên đôi giày cao gót và cứ to dần, to dần đến lúc choán hết màn hình, giọng cô như nước đá, hơi thở như kẹo bạc hà.
Một tấm biển màu đỏ có chữ DỪNG LẠI màu trắng trên thanh chắn ngang.
Một tấm panô quảng cáo màu vàng với dòng chữ NGƯỜI ẤN ĐỘ DÙNG HÀNG ẤN ĐỘ.
- NAIDNI YUB, NAIDNI EB - Estha nói.
Cả hai đứa trẻ đều biết đọc sớm. Chúng đã đọc hết Tom, con chó già, Janet và John và Tuyển tập Ronald Ridout. Ban đêm, Ammu đọc cuốn Rừng rậm của Kipling cho các con nghe.
Đặt tay chúng xuống cho gọn gàng, ngọn đèn bên giường màu vàng. Lúc đọc, Ammu có thể làm cho giọng chị nghiêm trang như Shere Khan. Hoặc rên rỉ như Tabaqui.
Baby Kochamma được chính thức giao cho trách nhiệm dạy dỗ chúng, đọc cho chúng nghe cuốn Giông tố do Charles và Mary Lamb lược dịch.
- Con ong hút mật nơi nào, tôi mút chỗ đó. - Estha và Rahel đọc theo - Tôi nằm trong một bông hoa anh thảo vàng.
Vì thế nên lúc cô Mitten, một người bạn trong giáo phái Australia của Kochamma, cho Estha và Rahel một cuốn sách trẻ con làm quà - cuốn Những cuộc phiêu lưu của Susie Squirrel - chúng hết sức mếch lòng. Lúc đầu chúng đọc xuôi. Cô Mitten thuộc giáo phái Chúa tái sinh nói cô thất vọng khi thấy chúng đọc ngược thật to cuốn truyện.
Chúng muốn tỏ cho cô Mitten biết chúng có thể đọc cả hai cuốn Malayalam và Thưa bà, tôi là Adam ngược cũng như xuôi. Cô không hề tỏ ra vui thích, té ra cô không biết Malayalam là gì. Chúng kể cho cô đó là một thứ ngôn ngữ mà bất cứ ai ở Kerala cũng biết. Cô nói cô có cảm tưởng rằng thứ tiếng đó gọi là Keralese, Estha vốn không ưa cô Mitten, bèn nói với cô rằng theo ý nó thì là một Cảm tưởng ngu xuẩn.
Cô Mitten phàn nàn về sự thô lỗ của Estha với Baby Kochamma, về cách chúng đọc sách ngược. Cô nói với Baby Kochamma rằng cô đã thấy quỷ Sa tăng trong mắt chúng, quỷ Sa tăng trong mắt chúng.
Chúng bị buộc phải viết Sau này, chúng cháu sẽ không đọc ngược nữa. Sau này, chúng cháu sẽ không đọc ngược nữa. Một trăm lần, viết xuôi.
Vài tháng sau, cô Mitten bị một cái xe tải chở sữa cán chết ở Hobart, lúc cô từ sân cricke Ovan đi qua đường. Đối với hai đứa trẻ sinh đôi, đó là một sự công bằng vì chiếc xe chở sữa này đang chạy lùi.
Bên kia vạch ngăn, xe buýt và xe ô tô dừng lại còn nhiều hơn. Một xe cứu thương nghe nói của Tổ chức Trái tim thiêng liêng đầy ắp một đoàn người đi dự đám cưới. Cô dâu đang ngoái nhìn qua cửa hậu, bộ mặt bị lớp phấn dày đỏ rực phủ kín.
Các xe buýt đều mang tên các cô gái. Lucykutty, Mollykuty, Beena Mol. Trong tiếng Malayalam, Mol là cô bé, Mon là cậu bé. Chiếc Beena Mol chở đầy những người hành hương ở Tirupati, đầu cạo trọc. Rahel có thể nhìn thấy một hàng những cái đầu trọc qua cửa xe, phía trên những vệt nôn đều đặn. Em khá tò mò về chuyện nôn mửa. Em chưa bao giờ bị nôn. Chưa một lần nào. Estha thì có, lúc nôn da em bóng lên và nóng rực, cặp mắt em tuyệt vọng và đẹp, còn Ammu thương em hơn thường lệ. Chacko nói Estha và Rahel là những đứa khỏe mạnh quá mức. Cả Sophie Mol cũng vậy. Bác nói vì chúng không phải là sản phẩm của cảnh kết hôn với bà con họ gần như hầu hết những người Thiên chúa giáo Syria. Cả những tín đồ đạo Pacxi[7] nữa.
Mammachi nói các cháu bà còn chịu cảnh tồi tệ hơn cả lấy bà con gần gũi. Bà muốn ám chỉ bố mẹ chúng đã ly hôn. Dù ai cũng chỉ có thể chọn một trong hai cách: kết hôn với người họ gần hoặc ly hôn.
Rahel không tin điều đó, nhưng bất chợt thấy những bộ mặt buồn bã, nó lại nhìn vào gương. “Việc đó còn tốt hơn xa những việc mình làm, những việc mình đã từng làm”, Rahel buồn bã tự nhủ. Rahel nhớ đến bức tranh minh họa vở kịch cổ điển Truyền thuyết về hai thành phố, em như Charles Darnay đứng trên các bậc đợi lên máy chém.
Em băn khoăn không biết vì sao những người hành hương kia lại nôn giống nhau đến thế, liệu có nôn cùng lúc như hát đồng ca không (có lẽ theo nhịp nhạc trong xe), hay mỗi người nôn một lúc riêng.
Lúc đầu, khi thanh chắn mới hạ xuống, bầu không khí đầy ắp những tiếng động cơ không chạy nghe thật sốt ruột. Nhưng lúc một người đàn ông chân bị gập ra sau, vừa khập khiễng vừa lê bước từ trạm điện thoại ra, vào một quán trà, và chắc phải đợi lâu, các lái xe bèn tắt máy, duỗi thẳng chân nghỉ xả hơi.
Thanh chắn đường vừa gật gù, mỏi mệt hạ xuống như một câu thần chú, những kẻ ăn mày băng bó cùng mình, những người đàn ông bưng khay bán những miếng dừa, những miếng bánh chuối. Và nước lạnh nữa. Côca-Côla, Fanta, Rosemilk.
Một người hủi, các vết lở loét băng đầy, đến ăn xin bên cửa xe.
- Tôi thấy như hắn bôi thuốc đỏ - Ammu nói về màu máu nhạt một cách bất thường.
- Xin chúc mừng - Chacko nói - cô nói như một mụ tư sản thực thụ.
Ammu mỉm cười và mọi người lắc đầu, cứ như chị được thưởng Bằng chứng nhận Có công làm một tay Tư sản chân chính vậy. Những lúc như thế, (tuy khá ít ỏi), hai đứa trẻ sinh đôi gìn giữ và xâu chúng lạ một chuỗi vòng bằng ngọc quý.
Estha và Rahel dí mũi vào góc cửa kính. Ngoài cánh cửa, những đứa trẻ âu sầu bán kẹo dẻo trông phát thèm.
- Không - Ammu nói một cách cương quyết và đầy sức thuyết phục.
Chacko châm một điếu Charminar. Anh hít vào thật sâu rồi nhả ra một nhúm nhỏ vụn thuốc dính dưới lưỡi.
Trong chiếc Plymouth, Rahel khó mà nhìn thấy Estha, vì Baby Kochamma ngồi giữa chúng, lù lù như một quả núi. Ammu một mực đòi chúng ngồi tách ra để khỏi đánh nhau. Những lúc đánh nhau, Estha gọi Rahel là con bọ gậy tị nạn, còn Rahel gọi em là Elvis xương xẩu, và uốn éo nhảy một điệu buồn cười, vặn vẹo để chọc tức Estha. Lúc đánh nhau to, chúng ngang sức ngang tài đến mức các trận chiến kéo dài như không thể ngừng; mọi thứ trên đường chúng đi - đèn bàn, gạt tàn, bình nước - đều vỡ tan tành hoặc sứt mẻ không sao hàn gắn nổi.
Baby Kochamma đưa tay bám vào lưng ghế trước. Lúc xe chạy, cánh tay to béo của bà đu đưa như đãi trong gió. Lúc này nó thõng xuống như một tấm rèm thịt, ngăn cách Estha khỏi Rahel.
Ven đường phía Estha có một quán nước chè và bánh bích quy đã ôi, đóng trong các túi lờ mờ có những con ruồi. Những chai sô đa chanh dày cộp, núi màu xanh cẩm thạch để giữ ga. Một bình đựng đá màu đỏ, viết dòng chữ buồn bã Mọi việc sẽ tốt hơn với Côca-Côla.
Gã điên Murlidharan ngồi vắt vẻo, thăng bằng trên cột mốc ven đường. Murlidharan hoàn toàn trần truồng, một bao nilon kéo dài ai đó chụp lên đầu gã, giống như một cái mũ đầu bếp trong suốt, nhìn thấy cả mũi đất liên tục, mờ mờ qua đó. Gã không thể bỏ mũ ra được dù có muốn, vì gã cụt cả hai tay. Chúng đã bị tiện đứt từ năm 1942 ở Singapore, ngay trong tuần lễ đầu tiên gã chiến đấu trong hàng ngũ Quân đội Quốc gia Ấn Độ. Sau ngày độc lập, gã được thưởng Chiến binh Tự do loại 1 và được một thẻ đi xe lửa hạng nhất miễn phí suốt đời. Gã đã mất quá nhiều (cả trí nhớ), nên gã không thể sống trên các xe lửa hoặc trong các phòng nghỉ tại các nhà ga. Murlidharan không nhà, không cửa để khóa, nhưng gã có một chùm sáng loáng. Trí nhớ gã là những tủ quần áo đầy ắp, chồng chất bao điều thú vị bí mật.
Một cái đồng hồ báo thức. Một ô tô màu đỏ, còitiếng nhạc. Một cái mặt đỏ bự đang tắm. Một người vợ đeo kim cương. Một cái cặp đầy những giấy tờ quan trọng. Một chuyến đi từ cơ quan về nhà. Và Tôi xin lỗi thưa Đại tá Sabhapathy, tôi e rằng tôi đã phát biểu ý kiến rồi. Và những lát chuối ròn cho lũ con.
Gã ngắm những con tàu đến rồi đi. Gã đếm những cái chìa khóa.
Gã theo dõi các chính phủ lập nên rồi đổ. Gã đếm những cái chìa khóa.
Gã nhìn những đứa trẻ lờ mờ sau cửa xe, mũi chúng dán tịt vào cửa kính.
Không nhà cửa, không hi vọng, ốm yếu, nhỏ bé và mất mắt, tất cả giũa mòn quá khứ của gã. Gã vẫn đếm những chiếc chìa khóa.
Gã không bao giờ chắc chiếc tủ nào có thể mở, và mở lúc nào. Gã ngồi trên cột mốc nóng bỏng, tóc gã bết lại, cặp mắt như những cái cửa sổ, và vui mừng vì thỉnh thoảng có thể nhìn ra xa. Vì có những chiếc chìa khóa mà đếm đi, đếm lại.
Những con số được tính ra.
Những con số hay hay.
Miệng Murlidharan động đậy lúc đếm, và thốt ra thành những từ rõ ràng.
Estha chú ý thấy tóc trên đầu gã xoắn lại, hoa râm, phất phơ theo gió.
Rahel đợi cho đến lúc sắp nổi khùng. Em nhìn đồng hồ. Vẫn hai giờ kém mười. Em nghĩ đến Julie Andrew và Christopher Plummer đang hôn nhau về một phía, mà sao mũi họ không đụng nhau. Em phân vân vì sao người ta hay hôn nhau về một phía thế. Em cố nghĩ xem nên hỏi ai.
Rồi, từ đằng xa, một tiếng ì ầm vọng đến chỗ tắc đường, bao phủ như một chiếc mặt nạ. Những người lái xe rút vội vào trong xe, đóng sầm cửa lại. Những kẻ ăn mày, những người bán hàng biến mất. Trong ít phút chẳng còn ai trên đường. Trừ Murlidharan. Mông đít gã vẫn dính trên cột mốc nóng bỏng. Gã chẳng hề động đậy, chỉ hơi
Có tiếng xô đẩy. Những tiếng còi của cảnh sát.
Từ phía sau hàng xe cộ đang chờ đợi, một cột người xuất hiện với những lá cờ và biểu ngữ đỏ, tiếng ồn ào ngày càng lớn dần.
- Quay cửa kính lên - Chacko nói - cứ bình tĩnh. Họ không làm hại chúng ta đâu.
- Sao đồng chí không ra với họ đi - Ammu nói - tôi sẽ lái xe cho.
Chacko không nói gì. Một bắp thịt căng lên dưới nùi mỡ dưới hàm anh ta. Anh ta ném điếu thuốc đi và quay cửa xe lên.
Chacko vẫn tự xưng là một người Macxit. Anh ta thường gọi những phụ nữ đẹp gái làm trong nhà máy vào phòng, lấy cớ giảng về quyền lao động và luật công đoàn để tán tỉnh họ một cách trắng trợn. Anh ta gọi họ là đồng chí và một mực bắt họ gọi lại như thế (làm họ cười khúc khích). Anh ta ép họ ngồi vào bàn, uống trà với anh ta mặc cho họ rất lúng túng và bà Mammachi phật ý.
Có lần, anh ta còn dẫn cả một nhóm đi học các lớp của Công đoàn tổ chức tại Allppey. Họ đi bằng xe buýt, về bằng tàu thủy. Họ trở về, vẻ vui sướng, tay chân đeo vòng thủy tinh, hoa cài trên tóc.
Ammu nói cả bọn là một lũ lợn. Y như cảnh một ông hoàng con chơi trò Đồng chí! Đồng chí! Một hiện thân của Oxford theo đúng kiểu cũ, một ông chúa đất ép buộc những người đàn bà phụ thuộc vào mình vì miếng cơm manh áo.
Lúc đoàn tuần hành đến gần, Ammu kéo cửa lên. Estha và Rahel cũng vậy. (Chúng phải cố sức vì cái núm của màu đen bị long ra).
Chiếc Plymouth màu da trời bỗng trở nên lố bịch trên con đường hẹp, lồi lõm. Giống như một mụ đàn bà to béo cố lách mình trong ngôi nhà thờ lúc chen đi lấy bánh mì và rượu vang.
- Nhìn xuống! - Baby Kochamma nói, lúc hàng đầu của đoàn biểu tình tiến sát chiếc ô tô - Đừng nhìn vào mắt họ. Nó sẽ chọc tức họ đấy.
Bên phía cổ bà, mạch đập thình thịch.
Chỉ trong ít phút, con đường đã đầy ắp hàng ngàn người biểu tình. Một hòn đảo ô tô trong một con sông người. Không gian đầy những lá cờ đỏ, nhấp nhô theo bước chân đoàn người lúc họ tràn qua cổng và trùm một làn sóng đỏ lên các toa tàu.
Sáng nào, trong bữa điểm tâm, Nhà côn trùng của Hoàng gia cũng chế giễu cậu con trai Macxit hay lý sự bằng cách đọc thật to những tin tức trên báo chí về các cuộc nổi loạn, những cuộc đình công và những vụ xô xát mà cảnh sát Kerala tiến hành một cách hung bạo.
- Thế nào - Pappachi chế nhạo lúc Chacko đến bên bàn - bây giờ chúng tôi sẽ làm gì với các sinh viên đây? Những thằng thậm ngu ấy đang thảo luận cách chống lại chính phủ của dân. Thủ tiêu chúng đi chăng? Thế các sinh viên không phải là dân chắc?
Hơn hai năm sau, những bất hòa chính giữa Đảng Quốc đại và thờ biến thành tình trạng vô chính phủ. Đúng lúc đó Chacko tốt nghiệp cử nhân văn chương và rời Oxford để kiếm một việc gì đó, còn Kerala đang cập kề cuộc nội chiến. Đảng Quốc đại trở lại nắm quyền.
Giờ đây Pappachi đã chết. Chacko đã ly hôn. Thiên đường Hoa quả dầm đã tròn bảy tuổi.
Kerala đang điên đảo vì nạn đói và mất mùa mưa. Dân chúng đang chết dần. Nạn đói được đưa lên ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của chính phủ.
Cuộc tuần hành lan đến quanh chiếc Plymouth màu xanh da trời, trong cái ngày tháng Chín xanh biếc ấy là một phần trong những diễn biến đó. Cuộc biểu tình do Công đoàn Travancore - Cochin tổ chức, họ làm việc ngoài đồng mười giờ rưỡi một ngày - từ bảy giờ sáng đến sáu rưỡi tối - họ xin được nghỉ một giờ ăn trưa. Xin tăng lương cho phụ nữ từ một rupi năm mươi paisa một ngày lên ba rupi, lương của nam giới từ hai rupi năm mươi paisa lên bốn rupi năm mươi paisa một ngày. Họ cũng yêu cầu không được miệt thị họ bằng những cái tên khinh bỉ. Họ đòi không gọi họ bằng Achoo Paraan, hoặc Kelan Puravan, hoặc Kuttan Pulayan, mà chỉ gọi là Achoo, hay Kelan, hay Kuttan.
Các Vua gia vị, các Hầu tước cà phê, các Nam tước cao su - những anh chàng bạn thân từ hồi cắp sách - rời những điền trang lẻ loi, xa xôi của họ xuống câu lạc bộ Sailing nhấm nháp bia lạnh. Họ nâng cốc.
- Nâng cốc vì một cái tên khác … - họ vừa nói vừa cười gượng để che giấu nỗi hoang mang.
Những người biểu tình ngày hôm ấy là những công nhân, sinh viên và lao công. Tiện dân và Không tiện dân. Họ mang trên vai thùng thuốc giận dữ đã châm ngòi. Cùng một kiểu giận dữ như những người Naxalite, nhưng mới mẻ.
Qua cửa xe Plymouth, Rahel có thể nghe thấy tiếng họ nói lớn nhất là Zindabad. Và những mạch máu đập giần giật trên cổ họ lúc họ hô vang. Những cánh tay nắm chặt cờ và khẩu hiệu.
Bên trong chiếc Plymouth, vẫn im ắng và nóng nực.
Nỗi sợ của Baby Kochamma nằm lăn lóc trên sàn xe như một điếu xì gà ẩm ướt, dính răng. Ấy vậy mà mới chỉ bắt đầu. Suốt từng ấy năm, nỗi sợ hãi ngày càng làm bà rúm ró. Nó làm bà khóa cả cửa ra vào lẫn cửa sổ. Đó là một nỗi sợ thâm căn cố đế. Nỗi sợ của một người bị truất quyền sở hữu.
Bà cố lần những hạt màu xanh trên chuỗi tràng hạt nhưng không thể tập trung. Một bàn tay xòe ra đập lên cửa kính xe.
Một nắm tay đấm mạnh lên nắp chiếc xe màu xanh nóng bỏng. Cái nắp bật mở. Chiếc Plymouth trông như một con vật màu xanh gầy giơ xương trong vườn thú, đang xin được ăn.
Một cái bánh nhân nho.
Một quả chuối.
Một nắm đấm khác đập mạnh lên nắp xe, và nó sập xuống. Chacko hạ cửa xe xuống, gọi ta người đàn ông vừa làm việc đó
- Cảm ơn keto! Cảm ơn valarey!
- Đừng có gây cảm tình kiểu ấy - Ammu nói - đấy chỉ là ngẫu nhiên thôi.
- Ammu - Chacko nói, giọng anh ta đều đều và cố ý từ tốn - cô không gột bỏ được cái lối châm chọc ấy đi hay sao?
Sự im lặng đầy ắp trong xe giống như miếng bọt biển đẫm nước. Từ gột bỏ sắc như một lưỡi dao cắt một vật mềm. Mặt trời rực sáng và thở dài ghê gớm. Đây là một điều khó chịu trong gia đình. Giống hệt các bác sĩ bị xúc phạm đến tự ái, họ biết chỗ đau ở nơi nào.
Đúng lúc đó Rahel nhìn thấy Velutha. Velutha, con trai của Vellya Paapen. Velutha, người bạn yêu quý nhất của em. Velutha đang đi, cờ đỏ trong tay. Anh mặc sơ mi trắng và mundu xám, mạch máu trên cổ anh đập giận dữ. Thường ngày, anh không bao giờ mặc sơ mi.
Rahel quay cửa xe xuống nhanh như chớp.
- Velutha! Velutha! - cô bé gọi anh.
Anh ta sững lại giây lát, dừng cờ lắng nghe. Anh nghe thấy một giọng quen thuộc trong một tình huống bất thường nhất. Rahel đứng lên ghế xe, thò đầu ra khỏi chiếc Plymouth, trông hệt như cái sừng trên một con vật hình ô tô. Tóc em buộc túm lại bằng sợi dây Tình yêu - ở - Tokyo, mắt đeo cặp kính đỏ, gọng màu vàng.
- Velutha! Ividay! Velutha! - Và em cũng có mạch đập phập phồng nơi cổ.
Anh ta bước tránh sang bên rồi mất hút một cách khéo léo, chìm trong sự giận dữ xung quanh.
Trong xe, Ammu quay phắt lại, cặp mắt chị đầy tức giận. Chị phát mạnh vào bắp chân Rahel, chỗ duy nhất có thể phát được trên phần người em còn lại trong xe. Đôi bắp chân và bàn chân màu nâu đi giày bata.
- Cư xử cho phải phép! - Ammu nói.
Baby Kochamma kéo Rahel, em ngồi phịch xuống ghế, sửng sốt. Em nghĩ có chuyện gì đó hiểu nhầm.
- Chính là Velutha mà! - em mỉm cười giải thích - Chú ấy có một lá cờ!
Dường như đối với em, lá cờ là một thứ dụng cụ quan trọng nhất. Một thứ hay ho nhất mà một người bạn phải có.
- Mày là một con bé ngốc thảm hại! - Ammu nói.
Sự ngạc nhiên và giận dữ ghê tởm của chị như ghìm chặt Rahel xuống ghế. Rahel rất hoang mang. Tại sao Ammu lại cáu nhỉ? Về việc gì cơ chứ?
- Nhưng chính là chú ấy mà! - Rahel nói.
- Câm ngay! - Ammu quát.
Rahel thấy Ammu lấm tấm mồ hôi trên trán và môi trên, cặp mắt chị trở nên rắn lại như đá. Giống như mắt của Pappachi trong bức ảnh ở Vienna. (Làm thế nào mà con ngài của Pappachi lại thì thầm trong mạch máu các con ông nhỉ!)
Baby Kochamma quay cửa xe phía Rahel lên.
Nhiều năm sau, trong buổi sớm mùa thu trong trẻo ở Bắc Mỹ, trên chuyến tàu ngày chủ nhật từ Grand Central đến Croton Harmon, chuyện này bỗng trở lại trong trí Rahel. Vẻ biểu cảm trên mặt Ammu. Giống một ô trong trò chơi đố chữ. Như một dấu hỏi kéo suốt qua các trang sách và không dừng lại ở cuối câu.
Vẻ rắn như đá trong mắt Ammu. Những giọt mồ hôi lấp lánh ở môi trên chị. Và sự sửng sốt tê giá, sự im lặng đau đớn.
Tất cả những cái đó có nghĩa gì?
Chuyến tàu chủ nhật gần như trống rỗng. Đối diện với Rahel, bên kia lối đi là một người ó đôi má nứt nẻ, hàng ria mép dày đầy rớt dãi mỗi khi ho, bà ta xé một mẩu trong chồng báo chủ nhật trên lòng, cuộn lại. Bà ta xếp những cục giấy nhỏ thành một hàng ngay ngắn trên chiếc ghế trống trước mặt, cứ như bầy hàng bán đờm dãi. Lúc làm việc đó, bà ta chuyện gẫu một mình bằng một cái giọng vui vui, dỗ dành.
Ký ức như người đàn bà trên chuyến tàu đó. Sự điên dại trong cách bà ta lục lọi những đồ vật cũ kỹ trong một phòng kín và bỗng thấy những thứ không ai nghĩ đến nhất - một cái nhìn, một cảm nghĩ phù du. Mùi khói thuốc lá. Một chiếc khăn lau kính xe. Một cặp mắt như hóa đá của mẹ. Hoàn toàn đúng mực khi bà ta để lại những khoảng lớn bị bóng tối che phủ. Không thể nhớ được.
Sự điên rồ của người bạn đường làm Rahel thấy dễ chịu. Nó cuốn cô gần hơn với sự điên dại của New York. Xa cách hẳn một thứ khủng khiếp hơn, thường quanh quất bên cô. Mùi kim loại chua chua giống như thanh tay vịn của xe buýt, mùi của bàn tay người soát vé cầm lấy chúng. Một người đàn ông trẻ có cái miệng của một ông già.
Bên ngoài tàu, Hudson hiện ra lờ mờ, cây cối rực màu đỏ nâu của mùa thu. Trời mới chỉ se lạnh.
- Có một núm vú trong không khí này - Larry McCaslin nói với Rahel, rồi nhẹ nhàng đặt ngón tay lên núm vú lạnh giá nổi lên qua làn áo sơ mi cộc tay của cô, bất chấp phản đối.
Anh ta lấy làm lạ thấy cô không mỉm cười.
Cô băn khoăn không biết vì sao chính vào lúc đó, cô lại nghĩ đến ngôi nhà luôn luôn nhuốm màu những tấm gỗ đóng tàu màu sẫm, sơn dầu, khoảng giữa trống trải của những lưỡi lửa rung rinh trong các ngọn đèn bằng đồng thau.
Đó chính là Velutha.
Rahel tin chắc như thế. Em đã nhìn thấy chú. Chú không trông thấy em. Em nhận ra chú ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu chú không mặc sơ mi, em có thể nhận ra ngay từ sau lưng. Em biết cái lưng của chú. Em đã từng được cõng trên đó. Nhiều lần đến nỗi em không đếm được. Trên lưng có một vết chàm màu nâu nhạt, một chiếc lá khô. Chú nói đó là chiếc lá may mắn, làm cho mùa mưa đến đúng lúc. Một chiếc lá màu nâu trên một tấm lưng đen. Một cái lá mùa thu trong đêm tối.
Một chiếc lá may mắn không đủ mang lại may mắn.
Velutha không nghĩ mình trở thành một thợ mộc.
Người ta gọi anh là Velutha - tiếng Malayalam là Trắng - vì anh rất đen. Cha anh, ông Vallya Paapen là một người Paravan. Một điện báo viên nóng tính. Ông có một con mắt bằng thủy tinh. Có lần ông gõ búa vào một khối đá, một mảnh đá bay vào mắt trái và cứa xuyên qua đó.
Khi còn là một cậu bé, Velutha thường theo ông Vellya Paapen đến cửa sau của ngôi nhà Ayemenem nộp những quả dừa họ lấy từ cây trong khu vực nhà này. Pappachi không cho phép những người Paravan vào trong nhà. Không một người nào. Họ cũng không được phép động chạm vào bất cứ vật gì mà những người thuộc tầng lớp trên chạm tới. Đẳng cấp Ấn Độ giáo và đẳng cấp Thiên chúa giáo. Mammachi kể với Estha và Rahel rằng bà nhớ lúc bà còn con gái, những người Paravan chỉ mong được lê lết phía sau, quét sạch vết chân của họ để những người Bà la môn hoặc những người thiên chúa giáo Syria không bị ô uế, nếu bất ngờ họ dẫm vào vết chân của người Paravan. Trong thời Mammachi, những người Paravan giống như những kẻ tiện dân khác, không được phép đi trên con đường công cộng, không được phép che phần trên của thân thể, không được phép mang ô. Họ phải che miệng khi nói, để hơi thở của họ không làm nhơ bẩn những người họ tiếp chuyện.
Khi người Anh đến Malabar, một số người Paravan, Pelaya và Pulaya (trong đó có ông nội của Velutha là Kelan) đã cải đạo theo thiên chúa giáo và đến nhà thờ của người Anh để mong thoát khỏi những đầy đọa của kẻ tiện dân. Để khích lệ, họ được cho chút ít thức ăn và tiền. Nhưng rồi họ nhanh chóng hiểu rằng họ chỉ nhẩy từ chiếc chảo đang rán xuống ngọn lửa. Họ phải đến những nhà thờ riêng biệt, có những nghi lễ riêng, những thầy tu riêng. Trong những dịp lễ trọng họ mới được Đức giám mục Hạ đẳng riêng của họ làm lễ. Sau độc lập, họ thấy mình chẳng có chút quyền lợi gì của chính phủ ban cho như làm việc, hoặc vay nợ ngân hàng, vì trên giấy tờ chính thức, họ là người Thiên chúa giáo và do đó không đẳng cấp. Việc này hơi giống như việc quét sạch dấu chân không cần đến chổi. Hoặc tồi tệ hơn, là không được phép để lại một chút dấu chân n
Chính Mammachi trong một dịp nghỉ hè từ Delhi và Viện côn trùng Hoàng gia về, đã chú ý đến đôi tay khéo léo của Velutha. Lúc đó cậu bé mười một tuổi, kém Ammu khoảng ba tuổi. Velutha giống hệt một thầy phù thủy nhỏ bé. Cậu có thể làm nhiều thứ đồ chơi phức tạp, những cái cối xay gió bé xíu, những cái lúc lắc đáng yêu, những cái hộp đựng nữ trang tinh xảo bằng cọng dừa khô; cậu có thể đục cả một con thuyền hoàn hảo trên thân cây sắn hoặc tạc những pho tượng vào hạt điều. Cậu có thể mang những thứ đó cho Ammu, cậu để chúng trên đầu ngón tay (cậu đã được dạy như thế), nên Ammu có thể cầm lấy mà không chạm vào cậu. Dù nhỏ tuổi hơn Ammu, Velutha vẫn gọi cô là Ammukutty - bé Ammu. Mammachi thuyết phục Vellya Paapen gửi cậu vào trường dân nghèo do bố chồng bà Punnyan Kunju sáng lập.
Lúc Velutha mười bốn tuổi, Johann Klein là thợ mộc thuộc phường mộc Bavaria đến Kottayam và ở đó ba năm với Hội Truyền giáo Thiên chúa, lãnh đạo một xưởng mộc cho các thợ bản xứ. Chiều chiều, sau khi tan học, Velutha đi xe buýt đến Kottayam, làm với Klein cho đến lúc nhá nhem tối. Đến năm mươi sáu tuổi, Velutha học xong trường cao trung và là một thợ mộc lành nghề. Cậu có một bộ đồ nghề riêng và một khiếu thiết kế của người Đức thật khác biệt. Cậu làm cho Mammachi một bàn ăn Bauhaus có mười hai ghế bằng gỗ hồng mộc và một chiếc xe trạm kiểu Bavaria bằng mít nhẹ hơn. Hàng năm đến lễ giáng sinh, cậu làm cho Baby Kochamma một lô những cánh thiên thần có khung bằng dây, lắp lên lưng bọn trẻ như một cái ba lô xinh xắn, những đám mây bằng giấy bồi cho thiên thần Gabriel xuất hiện ở giữa, một cái máng cỏ không thể thiếu được cho chúa Giêsu ra đời.
Vốn có tài khéo riêng của thợ mộc, Velutha rất có khiếu về máy móc. Mammachi (với lôgic vững vàng) thường nói rằng nếu cậu không phải người Paravan, cậu có thể trở thành một kỹ sư. Cậu sửa chữa radio, đồng hồ, máy bơm nước. Cậu bảo dưỡng các ống dẫn nước và các thiết bị điện trong nhà.
Khi Mammachi quyết định rào hiên sau, chính Velutha đã thiết kế và làm một cái cửa gấp - trượt, sau này trở thành mốt ở Ayemenem.
Velutha biết về các loại máy móc trong nhà máy hơn tất cả mọi người.
Khi Chacko thôi việc ở Madras và trở về Ayemenem cùng cái máy đóng chai Bharat, chính Velutha lắp đặt máy đó. Velutha cũng là người bảo dưỡng máy đóng hộp mới và máy thái lát dứa tự động. Velutha là người tra dầu mỡ máy bơm và máy phát điện nhỏ chạy dầu. Chính Velutha là người làm những tấm lưới nhôm rất dễ rửa và xây những lò nấu quả trên đất.
Tuy nhiên, ông Vellya Paapen bố của Velutha là một người Paravan của thế giới cũ. Ông đã từng chứng kiến những ngày Bò lê đằng sau, nên sự biết ơn của ông đối với bà Mammachi và gia đình bà thực sự sâu rộng như con sông mùa mưa lũ. Lúc ông bị tai nạn vì mảnh đá, Mammachi đã cho chạy chữa và lắp mắt thủy tinh cho ông. Ông không phải trả tiền và ông không dám mong được chạy chữa như thế, nên ông cảm thấy con mắt đó như không phải của mình. Lòng biết ơn làm nụ cười của ông nở rộng, lưng ông gập xuống.
Vellya Paapen lo cho đứa con trai của ông. Ông không thể nói cái gì làm cho ông sợ. Anh chưa nói hoặc chưa làm gì. Điều ông lo lắng không phải anh nói gì, mà là cách anh nói. Không phải anh làm gì mà là cách anh làm.
Có khi chỉ vì anh thiếu một sự do dự nào đó. Lòng tự tin không được đảm bảo. Trong cái cách anh đi. Cách anh ngẩng cao đầu. Cách bình thản đưa ra một lời đề nghị mà không cần hỏi. Hoặc cách anh bất chấp những ý kiến có vẻ như nổi loạn.
Trong khi các Đẳng cấp trên, những phẩm chất ấy hoàn toàn có thể chấp nhận được, thậm chí còn được thèm ước, Vellya cho rằng người Paravan không thể (hoặc đúng hơn không nên) có, vì như thế sẽ bị coi là xấc láo.
Vellya Paapen cố ngăn ngừa Velutha. Nhưng vì ông không thể điều khiển được điều làm ông băn khoăn, nên Velutha hiểu lầm nỗi lo luẩn quẩn của ông.
Anh thấy bố anh có vẻ không thích thú với tài khéo tự nhiên và sự đào tạo gọn gàng của anh. Ý định tốt đẹp của Vellya Paapen biến thành những cuộc mè nheo và cãi cọ vặt vãnh, không khí chung giữa hai cha con thật khó chịu.
Mặc dù mẹ anh khá hoang mang, Velutha bắt đầu tránh về nhà. Anh làm việc rất muộn. Anh câu cá ở sông và nhóm lửa nấu ăn ngoài trời. Anh ngủ bên bờ sông.
Rồi một ngày kia, anh biến mất. Suốt bốn năm liền không ai biết anh
Có tin đồn anh đang làm việc ở một công trường xây dựng thuộc Sở Phúc lợi và Nhà tại Trivandrum. Sau đó lại có tin chắc chắn anh đã thành một Naxalite. Rằng anh đã bị tù. Có người nói họ nhìn thấy anh ở Quilon.
Không sao tìm ra được anh lúc mẹ anh, bà Chella mất vì bệnh lao. Sau đó anh trai của anh là Kuttapen ngã từ trên cây dừa xuống và bị chấn thương cột sống. Anh ta bị liệt và không thể làm việc được. Một năm sau, Velutha mới biết tin tai nạn này.
Anh trở về Ayemenem được năm tháng. Anh không bao giờ nói anh đã ở đâu hoặc đã làm gì.
Mammachi lại thuê Vellutha làm thợ mộc trong nhà máy, giao cho anh bảo dưỡng mọi thứ. Việc này làm các công nhân thuộc Đẳng cấp trên phẫn nộ, vì theo họ, những người Paravan không có nghĩ là được làm thợ mộc. Và dĩ nhiên, những người Paravan nhiều khả năng cũng không có nghĩa là được thuê lại.
Để cho những người khác vui vẻ, và biết rằng không ai thuê Vellutha như một người thợ mộc, Mammachi trả công cho anh ít hơn một thợ mộc thuộc Đẳng cấp trên nhưng nhiều hơn một người Paravan. Mammachi không khuyến khích anh vào trong nhà (trừ khi bà cần sửa chữa, lắp đặt một thứ gì đó). Bà cho rằng anh phải biết ơn vì đã được phép làm trong khu vực nhà máy, được sờ vào những thứ mà người khác đã chạm vào. Bà nói đó là một bước tiến cho người Paravan.
Trở về Ayemenem sau nhiều năm xa nhà, Velutha vẫn giữ nguyên vẻ nhanh nhẹn như xưa. Vẻ tự tin. Và giờ đây Vellya Paapen còn lo cho anh nhiều hơn nữa. Nhưng lần này ông giữ hòa khí. Ông không nói gì.
Ít nhất không để đến lúc Cuộc khủng bố bắt được anh. Không đến lúc hết đêm này sang đêm khác ông thấy một chiếc thuyền nhỏ bơi qua sông. Không đến lúc ông thấy thuyền quay về lúc rạng đông. Không để đến lúc ông thấy thứ mà con trai một kẻ tiện dân dám sờ vào. Còn hơn là sờ vào nữa.
Đã tham gia vào.
Đã yêu.
Khi cuộc khủng bố bắt giữ anh, đến gặp Mammachi. Con mắt giả của ông nhìn thẳng về phía trước. Ông khóc bằng độc một con mắt lành. Một bên má ông lấp lánh nước mắt. Má kia khô khốc. Ông lắc đầu từ bên này sang bên khác cho đến khi Mammachi bảo ông dừng lại. Toàn thân ông run lẩy bẩy như người lên cơn sốt rét. Mammachi ra lệnh cho ông thôi đi, nhưng ông không thể, vì không sao dằn được cơn sợ bủa vây ông. Vellya Paapen kể với Mammachi những gì ông đã thấy. Ông cầu xin Chúa tha tội cho ông khi đã sinh ra một con quái vật. Ông đề nghị được tự tay giết con mình. Diệt trừ thứ ông đã tạo nên.
Ở phòng bên cạnh, Baby Kochamma nghe thấy tiếng ồn ào và đến, thấy mọi sự xảy ra. Bà thấy Nỗi sầu khổ và Phiền muộn, trong thâm tâm bà hả hê.
Bà nói (trong nhiều câu khác):
- Làm sao con ấy có thể chịu được cái mùi đó? Chị có chú ý cái bọn Paravan ấy có cái mùi thật đặc biệt không?
Bà rùng mình rất kịch, giống một đứa bé bị buộc phải ăn rau bina. Bà thích mùi của một thầy tu dòng Tên người Ailen hơn cái mùi đặc biệt của Paravan kia.
Thích hơn nhiều. Rất nhiều.
Velutha, Vellya Paapen và Kuttapen sống trong một túp lều nhỏ bằng đá ong, phía dưới sông từ Ngôi nhà Ayemenem. Esthapen và Rahel chỉ chạy xuyên đám dừa mất độ ba phút. Chúng cùng Ammu đến Ayemenem lúc chúng còn quá nhỏ nên không nhớ Velutha lúc anh bỏ đi. Nhưng trong những tháng từ khi anh trở về, chúng đủ lớn để thành những người bạn thân nhất. Chúng bị cấm đến thăm túp lều này, nhưng chúng cứ đến. Chúng ngồi với anh hàng giờ, ngồi xổm - gù lưng như những dấu chấm hỏi trên đống vỏ bào - và băn khoăn không biết vì sao anh luôn biết những hình thù mềm mại ẩn trong gỗ cho chúng. Chúng mê thích thấy mảnh gỗ trong bàn tay Valutha dường như mềm đi và uốn được như nhựa dẻo. Anh dạy chúng sử dụng cái bào. Túp lều của anh (trong những ngày đẹp trời) tỏa mùi vỏ bào tươi và mặt trời. Mùi cá hồng nấu cari với me. Estha thấy món cari cá này ngon nhất trên đời.
Chính Velutha làm cho Rahel một cần câu may mắn nhất và dạy Estha cùng Rahel câu cá.
Trong cái ngày tháng Chín xanh biếc, qua cặp kính mầu đỏ em đã nhìn thấy chính là chú ấy đang đi biểu tình, tay cầm cờ đỏ bên kia đường đến Cochin.
Còi cảnh sát rít lên lanh lảnh. Qua những lỗ trống cắt xén không đều của cái ô, Rahel có thể nhìn thấy những mảnh trời màu đỏ. Và trên nền trời đỏ rực đó, những con diều hâu đỏ hăng hái lượn vòng tìm chuột. Trong cặp mắt mầu vàng có mũ che của chúng, một con đường và những lá cờ đỏ đang đi. Có một chiếc sơmi trắng trên chiếc lưng đen có một vết chàm.
Đang đi.
Nỗi sợ hãi, mồ hôi và lớp bột blenđơ trong những hạt thủy tinh mầu hoa và điểm giữa chuỗi vòng trên cái cổ béo phị của Baby Kochamma. Nước bọt đọng thành những cục trắng nhỏ bên khóe miệng bà. Bà hình dung nhìn thấy một người trong đoàn diễu hãnh, giống hệt chân dung một người Naxalite đăng trên báo tên là Rajan, có tin đồn anh ta từ Palghat chuyển đến miền nam. Bà tưởng như anh ta đang nhìn thẳng vào bà.
Một người đàn ông tay cầm cờ đỏ, bộ mặt như một cái bướu mở cửa phía Rahel vì cửa không khóa. Khung cửa đầy những người đàn ông dừng lại và nhìn chằm chặp.
- Nóng lắm hả, cô bé? - người đàn ông trông như cái bướu thân ái hỏi Rahel bằng tiếng Malayalam. Rồi nói tiếp một cách tàn nhẫn - Xin bố mua cho một cái điều hòa nhiệt độ đi! - rồi anh ta huýt một tiếng sáo miệng thật to, vẻ hài lòng vì câu nói sắc sảo và đúng lúc của mình. Rahel mỉm cười đáp lại, thích thú vì Chacko bị nhầm là bố em. Giống như một gia đình bình thường.
- Không được trả lời! - Baby Kochamma nói thầm, giọng khàn khàn - Nhìn xuống! Chỉ được nhìn xuống thôi!
Người đàn ông cầm cờ chú mục vào bà ta. Bà đang nhìn xuống sàn xe. Giống như một cô dâu sợ hãi, bẽn lẽn vì phải lấy một người lạ.
- Chào bà chị - người đó thận trọng nói bằng tiếng Anh - Bà tên là gì?
Thấy Baby Kochamma không trả lời, anh ta quay lại những người đang muốn cùng chất vấn.
- Bà ta không có tên.
- Biết đâu là Modalali Mariakutty? - một người nào đó vừa nói vừa cười khúc khích. Modalali trong tiếng Malayalam có nghĩa là chúa đất.
- A, B, C, D, X, Y, Z - một người nào đó nói, chẳng ăn nhập gì.
Nhiều sinh viên xúm quanh. Tất cả đều buộc mù xoa hoặc khăn in chữ Bombay Dyeing lên đầu cho đỡ nắng. Trông họ giống các vai phụ trong bộ phim Simbad: Cuộc phiêu lưu cuối cùng.
Người đàn ông trông giống cái bướu đưa lá cờ đỏ cho Baby Kochamma như một món quà tặng:
- Này - anh ta nói - Cầm lấy.
Baby Kochamma nhận lá cờ, song vẫn không nhìn anh ta.
- Phất đi - anh ta ra lệnh.
Bà ta phải phất cờ. Bà không còn cách chọn lựa khác.
Lá cờ tỏa mùi quần áo mới và mùi cửa hàng. Nó quăn tít và đầy bụi. Bà cố phất cờ tuy không muốn.
- Bây giờ hô Inquilab Zindabad!
- Inquilab Zindabad - Baby Kochamma thì thào.
- Cô ấy ngoan đấy.
Đám đông cười rộ. Một tiếng còi xé lên.
- Okay - người đó nói với Baby Kochamma bằng tiến Anh, như thể họ vừa kết thúc một cuộc thương lượng làm ăn - Bye - bye!
Anh ta đóng sầm cánh cửa mầu xanh da trời. Baby Kochamma run rẩy. Đám đông quanh chiếc xe tản ra và tiếp tục cuộc diễu hành. cuốn lá cờ đỏ lại và đặt xuống mép ghế sau. Bà lại xếp chuỗi trang hạt vào trong chiếc áo choàng, chỗ bà vẫn cất cùng những quả dưa tây.
Bà bận rộn việc này việc nọ, cố cứu vãn chút lòng tự trọng.
Sauk hi vài người cuối cùng đã đi qua. Chacko nói lúc này hạ cửa xe xuống được rồi.
- Cháu có chắc là hắn không? - Chacko hỏi Rahel
- Ai ạ? - Rahel nói, bỗng cảnh giác hẳn.
- Cháu có chắc là Velutha không?
- Ừm …mm…? - Rahel kéo dài thời gian, cố đoán Estha đang rối rít ra hiệu cái gì.
- Bác hỏi là cháu có chắc người cháu nhìn thấy là Velutha không? - Chacko nói đến lần thứ ba.
- Ừm … à… hình như thế - Rahel nói.
- Cháu gần như chắc chắn chứ gì? -Chacko nói.
- Không … hình như là Velutha - Rahel nói - Trông khá giống chú ấy…
- Lúc đó sao cháu không khẳng định như thế?
- Hình như không phải - Rahel liếc nhìn sang Estha xem có được không.
- Chắc hẳn phải là hắn ta - Baby Kochamma nói - Trivandrum đã làm cho nó thành như thế. Cả lũ chúng nó đến đấy rồi lúc về cứ tưởng mình là những nhà chính trị vĩ đại.
Sự sắc sảo của bà dường như chẳng gây ấn tượng cho một ai.
- Chúng ta phải để mắt đến nó mới được - Baby Kochamma nói - Nếu như nó bắt đầu làm cái trò công đoàn ấy trong nhà máy… Tôi đã chú ý thấy những dấu hiệu, sự láo xược, sự vô ơn nào đó… Có hôi bảo nó lấy cho ít đá trải làm nền đá, nó bèn…
- Trước khi đi, cháu nhìn thấy Velutha đang ở nhà - Estha nói tươi tỉnh - Thế thì sao lại là chú ấy được?
- Vì thanh danh của nó - Baby Kochamma - Bà mong là không phải. Esthapen, lần sau không được ngắt lời.
Bà bực mình vì không ai hỏi bà nền đá là gì.
Ngày hôm sau, Baby Kochamma trút hết giận dữ vì bị sỉ nhục công khai lên đầu Velutha. Bà mài sắc nó như gọt bút chì. Trong trí bà, anh tượng trưng cho cuộc diễu hành. Là người gọi bà là Modalali Mariakutty. Là tất cả những người cười nhạo bà.
Bà bắt đầu căm ghét anh.
Nhìn cách Ammu ngẩng đầu, Rahel có thể nói mẹ em vẫn còn cáu. Rahel nhìn đồng hồ của em. Hai giờ kém mười. Vẫn chưa có tầu. Em tỳ cằm lên lớp rèm lụa. Em có thể cảm thấy lớp viền mầu xám của khung rèm cửa ép lên da má em. Em bỏ kính ra để nhìn rõ hơn một con ếch bị xéo chết trên đường. Nó bị xéo và dẫm bẹp, nhem nhuốc đến nỗi trông chẳng còn ra hình con ếch nữa. Rahel băn khoăn không biết cô Mitten bị xe chở sữa cán chết có còn ra hình cô Mitten hay không.
Với lòng tin của một tín đồ thực thụ, Vellya Paapen đã đoan chắc với hai đứa trẻ sinh đôi rằng trên cõi đời này không có thứ gì như một con mèo đen. Ông nói trong vũ trụ chỉ có một thứ duy nhất là cái hang hình mèo đen mà thôi.
Có nhiều vết bẩn trên đường đến thế.
Vết bẩn của cô Mitten bị cán chết trong Vũ trụ.
Vết bẩn của con ếch bị xéo chết trong Vũ trụ.
Những con quạ tranh nhau cố ăn những vết con ếch bị xéo chết trong Vũ trụ.
Những con chó đua nhau ăn những vết con quạ bị xéo chết trong Vũ trụ.
Những cái lông chim. Những quả xoài. Nước bọt.
Mọi thứ trên đường đến Cochin.
Ánh mặt trời chiếu thẳng qua cửa xe xuống Rahel. Cô bé nhắm nghiền mắt và ánh mặt trời đậu lại trên mi. Ngay cả phía sau mi mắt, ánh sáng vẫn chói lọi và nóng. Bầu trời mầu da cam, những cây dừa giống những cây cỏ chân ngỗng đang đu đưa lá, mong bẫy và ăn một bầy côn trùng khờ dại. Một con rắn khoang, trong suốt, lưỡi tòe ra trôi trên trời. Rồi một người lính La Mã trong suốt cưỡi con ngựa đốm. Theo Rahel, điều kỳ lạ về những người La Mã trong các vở kịch vui là họ mang một lô những thứ rắc rối như áo giáp, mũ chụp, rồi cuối cùng, họ chỉ còn đôi chân trần trụi. Nó chẳng gây một chút cảm xúc gì. Giỏi đoán thời tiết hay giỏi cái gì khác.
Ammu đã kể cho chúng nghe chuyện về Julius Caesar, ông bị Brutus đâm ra sao, về những người bạn tốt nhất của ông trong Nghị viện. Ông đã ngã xuống sàn, con dao cắm trên lưng và nói:
- Et tu? Brute?[8] - Rồi Caesar ngã xuống.
- Đấy chỉ là biểu diễn thôi - Ammu nói - Các con không thể tin bất cứ ai. Mẹ, bố, anh, em, chồng, bạn thân. Không ai hết.
Lúc chúng hỏi, chị nói với các con rằng điều đó vẫn còn phải xem đã. Chị nói ví dụ như Estha hoàn toàn có thể lớn lên thành một Gã chống chủ nghĩa nam nữ bình đẳng hạng nặng.
Đến tối, Estha đứng trên giường, tấm khăn trải giường quấn quanh mình và nói:
- Et tu? Brute? Rồi Caesar ngã xuống! - Em ngã nhào xuống giường, đầu gối thẳng đơ, giống như một thi thể bị đâm. Kochu Maria nằm ngủ trên tấm đệm trải trên sàn nói rằng bà sẽ mách Mammachi.
- Ta sẽ bảo mẹ cháu đưa cháu đến nhà bố cháu - bà nói - Ở đấy cháu có thể hỏng giường nếu cháu muốn. Còn đây không phải là giường của cháu. Đây không phải là nhà của cháu.
Estha nhổm phắt dậy, đứng trên giường và nói:
- Et tu? Kochu Maria? - Rồi Estha ngã xuống! - và em lại chết lần nữa.
Kochu Maria yên trí rằng Et tu là một từ tiếng Anh tục tĩu và đợi dịp thuận tiện sẽ phàn nàn với Mammachi về Estha.
Người phụ nữ trong xe gần đó đang nhai bích quy. Chồng bà ta châm một điều thuốc sau khi ăn bích quy. Ông ta thở ra hai ngà khói qua lỗ mũi và trong thoáng chốc, trông ông ta giống như một con lợn đực hoang. Bà ta hỏi tên Rahel bằng giọng của Baby.
Rahel phớt lờ bà ta và vô ý nhổ nước bọt.
Ammu rất ghét chúng nhổ bọt. Chị nói làm chị nhớ đến Baba. Cha của chúng. Chị bảo anh ta có thói quen nhổ nước bọt và rung đùi. Theo Ammu, chỉ có những nhân viên không phải là quý tộc mới cư xử như vậy.
Những người quý tộc không nhổ nước bọt, không rung đùi. Hoặc ăn nhồm nhoàm.
Dù Baba không phải là nhân viên, Ammu nói anh ta thường xử sự y như thế. Lúc chỉ có chúng với nhau, thỉnh thoảng Estha và Rahel giả vờ làm nhân viên. Chúng nhổ bọt, rung đùi và ăn lấy ăn để như những con gà tây. Chúng nhớ lại bố chúng giữa những cuộc cãi lộn. Có một lần, bố cho chúng hút điếu thuốc của mình và bực mình vì chúng ngậm làm nước bọt ướt cả đầu lọc.
- Đây không phải là một viên kẹo! - anh ta nói, cáu thực sự.
Chúng nhớ lại cơn giận của bố. Và của Ammu. Chúng nhớ lúc đó đã bị đẩy quanh phòng, từ Baba sang Ammu, rồi lại từ Ammu sang Baba như những quả bi-a. Ammu đẩy Estha ra.
- Này, anh giữ lấy một đứa. Em không thể trông cả hai được.
Sau này, lúc Estha hỏi đó, chị ôm chặt lấy con và bảo nó đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Chúng nhìn thấy bố trong bức ảnh duy nhất (có lần Ammu đã cho phép chúng xem), anh ta mặc sơ mi trắng và đeo kính. Trông anh ta như một cầu thủ Crickê đẹp trai và sốt sắng. Một tay anh ta giữ Estha trên vai. Estha đang cười, cằm tỳ lên đầu bố. Tay kia anh ta quàng qua người Rahel đang dựa vào bố. Trông cô bé kháu khỉnh và tức tối, đôi chân bé bỏng đung đưa. Ai đó đã tô những đốm tròn xoe mầu hồng trên má chúng.
Ammu kể lúc đưa chúng đi chụp ảnh, bố chúng đã say mềm đến nỗi chị cứ sợ anh ta đánh rơi chúng. Ammu kể chị đứng bên ngoài, sẵn sàng đỡ lấy nếu bố chúng đánh rơi con. Ngoài cái việc bị tô má hồng ra, Estha và Rahel đều cho đây là một bức ảnh đẹp.
- Có ngừng lại không! - Ammu quát to đến mức Murlidharan nhẩy tót từ cột mốc xuống, ngoái lại nhìn chằm chặp vào chiếc Plymouth, mẩu tay cụt giật nẩy lên.
- Gì ạ? - Rahel nói, nhưng biết ngay đó là chuyện gì. Em vừa nhổ nước bọt - Con xin lỗi mẹ.
- Xin lỗi không làm cho người chết sống lại được - Estha nói.
- Nói tiếp đi! - Chacko nói - Cô không thể ra lệnh vì nó nhổ nước bọt của nó!
- Anh cứ nghĩ đến việc anh đi hẵng! - Ammu càu nhàu.
- Nó làm cháu nhớ lại - Estha tỏ ra hiểu biết, giải thích cho Chacko.
Rahel đeo kính lên. Thế giới trở nên toàn mầu giận dữ.
- Bỏ cái kính ngớ ngẩn ấy đi! - Ammu nói.
Rahel tháo cặp kính ngớ ngẩn xuống.
- Cô cư xử với chúng như một tên phát xít! - Chacko nói - Ơn chúa, trẻ con cũng có quyền của chúng chứ!
- Đừng nói đến Chúa bất kính như thế nói.
- Cháu không thể - Chacko nói - Cháu nói vì động cơ tốt đấy chứ.
-Bỏ cái trò ra vẻ Đấng Cứu thế với bọn trẻ con đi! Nói thẳng ra là anh chưa bao giờ cho chúng nó một tí gì. Hoặc với tôi nữa.
-Tôi phải thế sao? - Chacko nói - Chúng nó là trách nhiệm của tôi chắc? Anh ta nói rằng cả Ammu lẫn Estha và Rahel là những hòn đá buộc vào cổ anh ta.
Đằng sau bắp chân của Rahel ướt đẫm mồ hôi. Da em trượt trên lớp da bọc ghế. Em và Estha đều biết những hòn đá là gì. Trong cuốn Cuộc binh biến ở Bounty, lúc những người bị chết trên biển, họ bị bọc vào trong những tấm vải trắng rồi ném xuống biển, cổ đeo nhiều hòn đá cho thi thể không nổi lên. Estha không nhớ rõ họ quyết định mang theo bao nhiêu hòn đá trước khi lên đường.
Estha gục đầu vào lòng.
Hơi thở của em đầy hậm hực.
Một chuyến tầu ở đằng xa chạy ầm ầm khỏi con đường có vết ếch. Những củ khoai xếp phía bên kia toa tầu bắt đầu gật gù đồng tình. Xìxìxìxìxì.
Những người hành hương trọc đầu ở Beena Mol bắt đầu một bài kinh khác.
- Bà bảo cho các cháu biết, những người Hindu này chẳng có ý thức gì về việc xa lánh sự đời hết - Baby Kochamma nói, vẻ ngoan đạo.
- Họ có sừng và da như vẩy cá - Chacko nói mỉa mai - Cháu nghe nói họ ấp trứng thành con.
Rahel có hai chỗ sung u trên trán nên Estha bảo chúng sẽ dài ra thành sừng. Ít nhất cũng có một cái vì em có một nửa máu của Hindu Em không kịp hỏi về những cái sừng của Estha. Vì nếu em có thì anh trai của em cũng phải có chứ.
Chuyến tầu sầm sầm chạy qua, nhả ra một cột ói đen kịt. Có ba mươi hai giá chuyển hướng, các khuôn cửa đều đầy ắp những người đàn ông trẻ, tóc cắt ngắn, đội mũ sắt đang trên đường đến Nơi nguy khốn của Thế giới, xem chuyện gì xẩy ra cho dân chúng. Những người này đều ngoài người ra khỏi rìa cửa. Vào trong bóng tối đang vun vút, mái tóc họ bay hết ra phía sau.
Con tàu chạy nhanh đến mức khó mà tưởng tượng nổi mọi người đã chờ lâu đến thế, để nhìn thấy ít như thế. Những củ khoai lang tiếp tục gật gù, dường như chúng đồng ý với mọi việc và chẳng hề nghi ngờ chút gì.
Một lớp bụi than mỏng bay xuống, nhẹ nhàng phủ kín lên xe cộ.
Chacko khởi động chiếc Plymouth. Baby Kochamma cố tỏ ra vui vẻ. Bà bắt đầu một bài hát.
Có tiếng chuông ngân buồn bã
Từ chiếc đồng hồ trong phòng khách
Những chiếc chuông cũng rung lên
Phía trên vườn hoa
Một con chim nhỏ ngớ ngẩn
Thò đầu ra hót.
Bà nhìn Estha và Rahel, đợi chúng hát Cúc cu.
Chúng không hát.
Một làn gió nhẹ thổi vào trong xe. Những cây xanh và cột điện lao đi vùn vụt bên cửa xe. Những con chim trượt trên dây như những gói hành lý trong sân bay.
Một mặt trăng ban ngày to tướng, nhợt nhạt treo lơ lửng trên bầu trời và đi theo chỗ họ đến. To như bụng của một người hay uống bia.