Thất bại thực sự duy nhất chính là không dám khởi sự.

Harold Blake Walker

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Việt Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 19
Cập nhật: 2020-10-08 21:15:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
rở lại chuyện, bảy ngày sau lời hẹn của Hưng Đạo vương, Ngũ Lão, vào cuối giờ Dần đã có mặt ở Giảng Võ đường phía tây thành Thăng Long. Cờ xí cắm rợp trời, tiếng trống đánh, tiếng loa thét inh ỏi cả một khu vực rộng lớn. Ngũ Lão thúc con Tía đĩnh đạc vào cổng chính. Quân canh cửa ngăn lại quát:
- Người kia đi đâu? - Những ngọn giáo lăm lăm chĩa vào cả người lẫn ngựa.
Ngũ Lão rút thẻ đồng nhét dưới bụng áo chìa ra và bảo:
- Bẩm với Tiết chế rằng thảo dân Đô úy đã có mặt!
Tiếng loa sắt vọng vào trong thì gần như ngay lập tức có tiếng loa đáp lại:
- Truyền lệnh của Tiết chế cho tân Tiền quân Đô úy vào!
Rồi một tên lính phi ngựa ra dẫn đường. Vừa qua cổng. Ngũ Lão đã choáng ngợp bởi hàng vạn người ngựa đã xếp thành từng khối trong Giảng Võ đường tự bao giờ. Chính giữa là kỳ đài. Hai vua Trần đứng ở giữa. Các hoàng thân quốc thích theo thứ tự phân cấp đứng bên phải. Các võ tướng đứng ở bên trái. Ngũ Lão cúi rạp người trên mình ngựa. Tên lính dẫn đến sát chân kỳ đài thì ra hiệu cho Ngũ Lão xuống ngựa. Một tên nhận dây cương từ tay Ngũ Lão dắt ngựa ra phía sau. Một tên khác hướng dẫn cho Ngũ Lão đứng lên vị trí của mình, dưới quan Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái hai bậc. Còn đang ngực đập chân run Ngũ Lão đã nghe thấy những tiếng la ó từ phía bên phải hai vua Trần. Chỗ của các quan lại quý tộc. Rồi một tiếng dõng dạc cất lên hỏi Hưng Đạo vương:
- Cái thằng nhà quê đan sọt kia, có công tích gì mà được Tiết chế một bước cho lên chức Tiền quân Đô úy.
Mọi người nhìn lại nhận ra người vừa hỏi câu đó là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư.
- Nếu ngươi không phục thì có dám tỷ thí với tân Đô úy chăng? - Hưng Đạo vương lớn tiếng đáp.
- Ta đây đường đường là quý tộc là Nhân Huệ vương tôn thất của nhà Trần mà lại thèm tỉ thí với tên nhà quê đầu đường xó chợ đó sao?
Hưng Đạo vương cũng không vừa, chế nhạo lại:
- Sao ngươi chóng quên vậy. Mới cách đây mấy tháng ngươi đâu có phải Nhân Huệ vương, mà là một tên đốt than ở vùng Chí Linh Hải Dương. Một tên đốt than tỉ thí với anh nhà quê đan sọt thì có gì là không “môn đăng hộ đối”!…
Tiếng một người con gái đứng sát ngay phía sau hai Vua Trần thích thú cười ré lên và đế vào:
- Đốt than đấu với đan sọt. Thật là tương kỹ tương đồng!
Chúng nhìn ra thì đó là công chúa An Tư con gái út của Thái thượng Thái hoàng Trần Thái Tông. An Tư đã ngoài hai mươi cái xuân xanh, mà vẫn chưa kén được phò mã trong khi các công chúa khác chỉ mới mười sáu, mười bảy thì đã yên bề gia thất cả rồi. Không phải An Tư không có sắc đẹp. Mà ngược lại nàng có khuôn mặt sáng ngời như trăng Rằm, mái tóc dày đen thả ra dài tới gót. Mũi dọc dừa, mắt như hai hồ nước có những vòng sáng xanh biếc như muốn “dìm chết” người ngắm nhìn. Các vương tôn công tử trong hoàng tộc không chỉ sợ những vòng sóng xanh biếc đó, mà còn hãi cái tính ngỗ ngược của công chúa. Bên sườn nàng lúc nào cũng đeo một con dao găm lưỡi cong, sắc lẹm. Có điều gì trái ý là rút dao găm ra liền. Nàng là người con gái duy nhất được có mặt và dám có mặt ở Giảng võ đường trong buổi lễ duyệt quân vô cùng trọng đại này. Hồi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chưa vướng vào chuyện với công chúa Thiên Thụy vợ Hưng Võ vương Trần Quốc Nghiễn, hai vua Trần đã muốn gả An Tư cho Khánh Dư. Khánh Dư lấy làm hãnh diện và thích thú lắm. Nhưng Công chúa cứ lắc đầu quầy quậy. Thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng rằng: “Nếu hai thánh thượng cứ quyết thì đêm tân hôn ta sẽ biến Nhân Huệ vương thành Công công”. Hai Vua Trần phải lắc đầu thoái lui.
Lại nói Trần Khánh Dư, con trai của Thượng tướng quân Trần Phó Duyệt. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất (1258) lúc đó chưa đầy hai mươi tuổi, nhưng Khánh Dư đã dũng cảm tập hợp gia binh của cha được hơn ngàn người. Rồi nhân lúc quân giặc sơ hở, đã dũng mãnh tập kích đánh úp vào sau lưng doanh trại của chúng. Đốt hết lương thảo và xua đàn ngựa chiến của chúng hoảng loạn để quân Đại Việt bắt được cả ngàn con. Với chiến công ấy, vua Trần Thái Tông khen là người có trí dũng, tỏ ra yêu mến lắm, nhận là Thiên tử nghĩa nam (tức là con nuôi của vua). Mấy năm sau, vua Trần Thánh Tông sai Khánh Dư đi dẹp quân Man nổi loạn ở vùng Đà Bắc. Khánh Dư có tài đánh thủy, đã mưu trí dũng cảm dùng thuyền độc mộc vượt thác sông Đà đánh thẳng vào động chúa. Quân Man tan rã, chúa Man xin hàng. Nhờ chiến tích đó Khánh Dư được phong tới chức Phiêu kỵ tướng quân (chức chỉ dành cho các hoàng tử) và được phong từ tước hầu lên tước vương. Trần Khánh Dư văn võ song toàn, đường gươm của Nhân Huệ vương như “tuyết rơi, hoa nở”, có thể xông vào đám quân cả ngàn như vào chỗ không người. Khánh Dư người cao chân dài miệng rộng, môi mỏng. Mắt hơi lồi với hàng mi dài mà cong. Mũi cao, hai cánh mũi mỏng ăn sâu vào trông rất dâm đãng. Khánh Dư thích chơi bời, săn bắn. Những lúc Khánh Dư đi săn về, oai vệ ngồi trên mình ngựa trắng, chú chim ưng lông đỏ, mỏ quặt đậu trên vai là lúc hình ảnh Khánh Dư đẹp nhất. Các thiếu nữ mới lớn thì si mê cái vẻ lãng mạn rất nam tính toát ra từ phong thái ung dung bất cần đời của Nhân Huệ vương. Còn cánh phụ nữ đã có chồng thì lại mê mẩn bởi sức hấp dẫn đến không thể cưỡng lại được từ đôi chân dài.
Mỗi lần thấy Khánh Dư đi săn về, oai phong trên mình ngựa trắng đi ngang qua phủ là ruột gan công chúa Thiên Thụy, vợ của Hưng Võ vương Trần Quốc Nghiễn (con trai cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) lại cồn cào tột độ. Có lần công chúa đã những nhảy bổ ra ôm chầm lấy đôi chân dài của Khánh Dư rồi muốn ra sao thì ra. Công chúa Thiên Thụy ngực nở, mông cong, hai mắt và đôi môi lúc nào cũng ướt át đầy vẻ thèm khát. Vốn là kẻ già dặn trong tình trường chỉ liếc mắt qua là Khánh Dư đã biết “con mồi” của mình muốn gì? Song Nhân Huệ vương luôn “tỉnh bơ” như không thèm để ý, khiến ruột gan Thiên Thụy càng cồn cào hơn. Rồi cái gì phải đến đã đến. Chiều đó giả vờ đi săn về, Khánh Dư lại “diễu” ngựa ngang qua phủ Hưng Võ vương. Lúc ấy Thiên Thụy đang chơi với một chú thỏ trắng trong vườn thì nhanh như chớp con chim ưng trên vai Khánh Dư bay vụt lên, dùng các móng vuốt quắp ngang thân con thỏ trắng rồi vẫy cánh bay lên một cành cây trong phủ, dùng chiếc mỏ quắp xé thịt con mồi đánh chén ngon lành. Khánh Dư vội vàng nhảy xuống ngựa chạy thẳng vào phủ, nhún người xin lỗi công chúa vì hành vi “cướp” của “thủ hạ” mình. Công chúa mắt sáng long lanh, miệng cười đon đả bảo:
- Ồ, chuyện không có gì! Không có gì! Mời Nhân Huệ vương vào phòng khách.
Được lời như cởi tấm lòng đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít. Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc lên ngang với chiếc “cần câu” dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung mãn nhất Khánh Dư lúc đẩy mông Thiên Thụy ra, lúc dập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thiên Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó. Lúc cao trào nhất đôi tay Khánh Dư đưa ra, ập vào dồn dập như người đẩy cối xay lúa, khiến công chúa nấc lên:
- Ối! Nhân Huệ vương! Ta chết mất! Ối!..
Rồi như mèo đã quen mỡ, vài ngày không gặp được nhau là cả hai đều thấy bồn chồn. Bởi thế mỗi khi Hưng Võ vương có việc vắng nhà là Thiên Thụy lại thả chim bồ câu gọi Khánh dư tới. “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải thòi ra” Một lần Khánh Dư đi vắng, cánh thư buộc ở chân chim câu không được gỡ ra thế nào lại rơi vào tay Trần Quốc Nghiễn. Biết công chúa cắm sừng mình, nhưng cũng lo Khánh Dư xảo quyệt lại là Thiên tử nghĩa nam nên Hưng Võ vương phải lập kế vờ về Vạn Kiếp thăm cha mấy ngày. Nửa đêm Hưng Võ vương đưa gia binh vây kín phủ, đèn đuốc sáng trưng. Biết sự việc đã bị phát giác, trong lúc công chúa cuống cuồng sợ hãi thì Khánh Dư vẫn bình thản:
- Nàng là công chúa. Còn ta con nuôi Thiên tử. Xem hắn làm gì nào?
Rồi ung dung xách gươm bước ra khỏi phòng the. Quốc Nghiễn lăn xả vào đâm và chém loạn xạ. Khánh Dư chỉ đón đỡ chứ không đánh lại. Quốc Nghiễn càng điên cuồng khi thấy công chúa nhảy ra có ý che đỡ cho tình địch. Lợi dụng cơ hội đó Khánh Dư thích một mũi gươm vào vai Quốc Nghiễn rồi mở đường máu tháo chạy. Đám gia binh của Hưng Võ vương biết Khánh Dư là tay kiếm không vừa, nên chỉ vây ở vòng ngoài hò hét, chứ không ai dám xông vào. Khánh Dư ung dung ra chuồng tháo ngựa, nhảy lên và phóng vụt qua cổng phủ.
Sáng sớm hôm sau, Quốc Nghiễn mang cánh tay bị thương còn ướt đẫm máu vào chầu hai vua Trần. Dập đầu xuống sàn, tâu khóc xin hai vua trả lại sự “công bằng” cho mình.
Vẫn biết Khánh Dư là kẻ “trăng hoa” nổi tiếng, nhưng liều lĩnh đến mức như thế này, là điều hai vua Trần cũng không thể tưởng tượng được. Một đằng là Thiên tử nghĩa nam, lại từng có công với nước, nếu Trần Quốc Nghiễn không phải là con trai cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chắc Khánh Dư chỉ bị quở trách cho lấy lệ và phạt mấy mâm vàng cùng vài trăm mẫu ruộng là xong. Nhưng thế của Hưng Đạo vương, mặc dù lúc ấy chưa được phong Quốc công Tiết chế nắm giữ toàn bộ binh quyền nhưng cũng đủ làm nghiêng nước. Bởi thế Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải ra lệnh bắt trói Khánh Dư ngay. Toàn bộ gia sản bị tịch thu xung vào công quỹ. Chiều tối Thượng hoàng ra lệnh giải Khánh Dư lên bờ Hồ Tây, dùng gậy đập chết rồi quăng xác xuống hồ nuôi cá. Chính ngôn là như vậy. Song mặt khác cả hai vua đều tiếc cái tài của Khánh Dư. Mà người tài đối với quốc gia xã tắc lúc này, trước họa xâm lăng của quân Nguyên Mông lại cần hơn lúc nào hết. Do vậy mới ngầm sai lũ lính đó rằng: “Có đánh thì đánh nhẹ tay, đánh làm phép thôi! Chờ đêm tối cắt dây trói! Thả cho hắn muốn đi đâu thì đi!” Nửa đêm Khánh Dư trở về phủ, lấy thanh kiếm và ít bạc lẻ dắt bên mình và con chim ưng, dời bỏ kinh thành Thăng Long về vùng núi Chí Linh, Hải Dương tụ tập lũ vô công rồi nghề, sinh sống bằng việc đốt than. Hưng Đạo vương và bốn anh em Trần Quốc Nghiễn cho người dò tìm, biết hết cả chân tơ kẽ tóc của vụ việc. Theo luật pháp của triều đình, phò mã mắc tội quan hệ với đàn bà con gái khác thì bị khép vào tội “khi quân” phải xử chém. Chẳng may công chúa chết phò mã cũng không được lấy vợ khác. Có lấy thì cũng chỉ “lấy trộm” chứ không được “chính danh”. Còn ngược lại phò mã không may chết trước, thì vài tháng sau công chúa có quyền tuyển phò mã mới. Còn việc công chúa có hứng chí đi “cắm sừng” thì phò mã cũng phải chịu cảnh “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Bởi thế Quốc Nghiễn tức đến gần như phát điên, sau khi biết rõ tung tích Khánh Dư ở vùng núi Chí Linh định đưa gia binh tới giết. Em út là Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện bảo:
- Khánh Dư kiếm thuật cao siêu. Dùng cách đó chưa chắc đã giết được. Mà mọi việc lại ầm ĩ lên. Chi bằng khoanh vùng rừng hắn đang ở lại. Cho lính tưới dầu xung quanh rồi phóng hỏa đốt thì dẫu hắn có phép “thăng thiên độn thổ” cũng không thể thoát được. Trên danh nghĩa Khánh Dư đã làm mồi cho cá rồi. Triều đình có biết cũng không thể bắt tội được.
Quốc Nghiễn khen đấy là “diệu kế” và chuẩn bị thi hành thì Hưng Đạo vương cho gọi cả bốn con đến Vạn Kiếp. Người bảo:
- Tội Khánh Dư dẫu có lột da xẻ thịt cũng đáng. Nhưng Khánh Dư là người tài trong thiên hạ. Hai thánh thượng vì tiếc cái tài của nó mà đã ngầm ra lệnh khoan dung. Nay ta làm hóa ra cha con ta “không có mắt sao”. Như cha đây, khi trước mẹ các con là công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành vương. Kinh thành mở hội hoa đăng bẩy ngày bẩy đêm. Qua đêm thứ sáu định chiều ngày thứ bẩy thì rước dâu. Nhưng ta đã cướp công chúa từ sáng sớm. Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Thánh Tông hoàn toàn có thể ghép ta vào tội lăng trì, tùng xẻo. Nhưng hai Thánh thượng đã không làm vậy, các con có biết vì sao không? Vì hai Thánh thượng biết cha là người tài bởi thế mà bỏ qua cả phép nước. Cha chỉ phải trả lại hai mâm vàng sính lễ cho Trung Thành vương và nộp phạt hai ngàn mẫu ruộng ở vùng Mỹ Đức Hà Tây. Các con ạ. Vua sáng không phải thời nào cũng có đâu? Là trang nam tử phải biết lấy báo đền nợ nước làm trọng. Còn chuyện đàn bà nhẹ như lông hồng.
Nhờ thế mà Trần Khánh Dư thoát chết.
Bốn năm sau. Năm 1282, hai vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở bến Bình Than. Cho Tiết chế được quyền bổ nhiệm và bãi các chức võ quan từ Đô tướng đến Đô úy.
Trong màn sương mù mờ ảo, từ trong thuyền rồng vua Trần Nhân Tông chợt thấy một thuyền nan ghé qua. Người chèo thuyền đội nón lá, áo tơi. Nhìn đôi chân dài, linh tính như mách bảo nhà vua, người bèn gọi vọng ra:
- Trần Khánh Dư hả?
Người chân dài mặc áo tơi, nón lá vội chèo thuyền đi thẳng. Vua Nhân Tông nghĩ chỉ có Khánh Dư mới có gan cho thuyền sát vào nơi triều đình đang họp, bèn sai quân lính lấy thuyền nhẹ đuổi theo. Quả nhiên, linh cảm và suy đoán của nhà vua là đúng.
Khánh Dư bước lên thuyền rồng. Mặt mũi lấm lem than. Nhớ tới hình ảnh của Nhân Huệ vương cưỡi ngựa trắng oai hùng hồi nào, vua Nhân Tông rơi nước mắt, và sai quân hầu đưa Khánh Dư đi tắm gội, thay phẩm phục của triều đình. Tiếp đó vua phong cho Khánh Dư chức Phó đô tướng thủy quân. Trả lại tước vương cùng phủ ở kinh thành. Và cho ngồi ở hàng thứ ba cùng bàn việc nước…
Trở lại Giảng võ đường, trước sự dồn ép giễu cợt của Hưng Đạo vương lẫn công chúa An Tư, Đỗ Khắc Chung (người ngoài hoàng tộc duy nhất được đứng bên hai vua Trần) vốn từ lâu đã kết thân với Trần Khánh Dư vội đỡ lời:
- Muôn tâu hai Thánh thượng! Bẩm Tiết chế! Chuyện đốt than của Trần Khánh Dư dù thế nào cũng là chuyện đã qua. Khánh Dư đường đường là Nhân Huệ vương, là người trong hoàng tộc… Bởi thế thần trộm nghĩ để cho Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái tỷ thí với tân Đô úy Ngũ Lão là… thích hợp hơn cả.
Hưng Đạo vương đã tính tới khả năng này, vả lại chuyện giễu cợt, làm nhục Khánh Dư đến vậy cũng đã đủ, nên Người ra lệnh hỏi:
- Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái có bằng lòng tỷ thí với tân Đô úy Phạm Ngũ Lão chăng?
Đang đứng trên Ngũ Lão hai bậc, nhưng mặc cho mọi chuyện đang ồn ào diễn ra, Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái như người đang mơ ngủ, nên khi nghe Quốc công Tiết chế nhắc đến tên mình thì hơi giật mình choàng tỉnh.
Tiếng loa sắt của tên quan hầu nhắc lại lời Hưng Đạo vương một lần nữa. Nguyễn Khoái “Dạ!” và nói:
- Xin tuân lệnh! Đấu vật hay so đao Khoái này đều không chối từ!
Tiếng reo to từ cả hai phía trên kỳ đài:
- Đấu vật trước!
Thảm vật được quân lính nhanh chóng trải ra. Trống vật cũng được khênh tới. Nguyễn Khoái cùng Phạm Ngũ Lão đều trút bỏ võ phục. Nguyễn Khoái đánh một chiếc khố sồi mầu đen. Ngũ Lão vận khố sồi mầu đỏ. Viên quan chủ khảo đánh ba hồi trống dạo. Nguyễn Khoái cùng Ngũ Lão vừa múa các bài dạo đầu, vừa cúi chào hai vua Trần cùng Tiết chế. Ba hồi trống vừa dứt, hai đô nhanh như cắt lao vào nhau như hai con trâu chọi. Người Nguyễn Khoái vâm váp như một gốc lim cổ thụ. Da ngăm ngăm đen, trán hơi thấp, râu quai nón cạo rối bằng dao găm mọc lại lởm chởm. Ngũ Lão da trắng, trán cao, mắt sáng môi đỏ đã hút hồn công chúa An Tư ngay từ lúc thúc ngựa chậm rãi bước một vào Giảng võ đường.
Hai đối thủ ghì chặt lấy nhau. Đầu thúc đầu. Vai tì vai, cánh thích cánh, không ai chịu kém cạnh ai. Cánh tay trái của Ngũ Lão cuồn cuộn các chão thịt trắng hồng nổi bật hai chữ “Sát Thát” mới thích xanh đen khiến Hưng Đạo vương vừa ưng ý đánh mắt cho mọi người vừa vuốt chòm râu đen trước ngực.
Ghì đẫy một hồi lâu, hai đôi chân như mọc rễ xuống đất. Bẩt ngờ Ngũ Lão xoay người, tì vai vào ngực Nguyễn Khoái cúi người thực hiện một cú quật. Như người khác trước đòn đánh bất ngờ, nhanh và mạnh như vậy chắc đã “lấm lưng, trắng trụng”. Nhưng “gốc gỗ lim cổ thụ” chỉ bị lạng sườn qua một bên. Nhanh như cắt, Ngũ Lão vòng hai tay ôm được bụng Nguyễn Khoái, gắng hết sức hình sinh “nhổ gốc lim cổ thụ” lên. Nguyễn Khoái hơi loạng choạng. Hai chân bị bốc lên trên mặt thảm vật. Nhưng Ngũ Lão cũng không thể quật ngã được Nguyễn Khoái. Chỉ trong chớp mắt Nguyễn Khoái đã lấy lại được thăng bằng, hai chân lại “mọc rễ” xuống đất. Tuy nhiên quan chủ khảo đã gõ dùi vào thành trống ra hiệu kết thúc keo vật và cầm tay Ngũ Lão giơ lên tuyên bố là người thắng cuộc. Nguyễn Khoái nổi xung thách:
- Ngũ Lão! Ngươi có dám so đao với ta trên lưng ngựa chăng?
- Bẩm! Chờ lệnh của Tiết chế! - Ngũ Lão chắp tay hướng lên kỳ đài thưa.
Hưng Đạo vương quát xuống:
- Hai hổ chọi nhau, tất có con chết con bị thương! Ta chỉ cho phép hai ngươi so bằng sống đao. Kẻ nào dùng lưỡi sẽ trị theo quân luật.
Lính dắt hai ngựa ra. Trên lưng con Tía, Ngũ Lão chắp tay nói với Nguyễn Khoái:
- Đệ xin nhường hiền huynh ba đao!
Không nói không rằng, Nguyễn Khoái vung sống đao chém liền ba nhát, Ngũ Lão nói lớn:
- Giờ hiền huynh xem đao pháp của đệ đây!
Hai ngựa vòng ra rồi ngay lập tức lao vào. Tiếng binh khí va vào nhau chan chát. Đường đao của Ngũ Lão bay lượn đẹp mắt bao nhiêu thì đường đao của Nguyễn Khoái chắc nịch bấy nhiêu. Càng đấu càng hăng. Đã ngoài năm mươi hiệp mà không bên nào chiếm được lọi thế so với bên kia. Khi hai ngựa vừa quay ra để chuẩn bị lao vào nhau, bắt đầu một hiệp đấu mới thì Hưng Đạo vương quát lớn:
- Dừng tay.
Bốn vó trước của hai con chiến mã dựng đứng lên, rồi nện xuống đứng im phắc.
Hưng Đạo vương hỏi lớn:
- Bây giờ có ai suy bì với tân Đô úy chăng?
Công chúa An Tư đáp:
- Thăng Ngũ Lão lên Đô tướng mới xứng!
Khánh Dư đánh mắt lườm An Tư. “Như thế thì tên nhà quê đan sọt kia vượt cả ta một cấp ư?”. Nhưng là người giỏi võ nghệ, trong thâm tâm, Khánh Dư cũng thầm thừa nhận sức lực và đao pháp của Nguyễn Khoái và Ngũ Lão là “thiên hạ vô địch”.
Đột nhiên vua Trần Nhân Tông phán:
- Trẫm muốn xung Ngũ Lão vào quân Thánh dực, làm phó cho Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng!
- Hoàng thượng phán chí phải - Công chúa An Tư đế vào.
Đỗ Khắc Chung vội can:
- Muôn tâu Thánh thượng! Ngũ Lão dù thế nào cũng chỉ là một kẻ dũng phu! Lại chưa biết bụng dạ thế nào? Xung vào quân Thánh dực e “lợi bất cập hại”.
- Dùng ngươi ở bên cạnh thì có lợi chắc! - Công chúa An Tư nói với Khắc Chung vẻ giễu cợt.
Nhà vua tỏ ý không hài lòng, song thấy Khắc Chung tâu cũng có lý nên nín lặng.
Tiếp đó Tiết chế ra lệnh duyệt quân của các xứ tụ họp về. Nhìn quân lính đội nào đội ấy hùng dũng diễu qua kỳ đài hai vua Trần hài lòng lắm! Thượng hoàng Trần Thánh Tông nói:
- Đại Việt ta, chưa bao giờ hùng mạnh như lúc này.
Sau khi duyệt quân xong, Tiết chế ra lệnh cho các tướng. Người đầu tiên Hưng Đạo vương điều động là Chiêu Minh vương Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Với vị quan đầu triều này, Hưng Đạo vương từ tôn nói:
- Xin nhờ Chiêu Minh vương Thái sư Thượng tướng quân, thống lĩnh mười vạn quân Hoan - Ái để chặn đánh cánh quân Nguyên Mông do Nguyên soái Toa Đô cầm đầu từ Chiêm Thành đánh ra.
- Cấp thêm tiền lương thảo cho Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật để nuôi ba ngàn binh Tông.
- Sai Đô tướng thủy quân Nguyễn Khoái thống lĩnh năm vạn quân ra cửa sông Bạch Đằng thao luyện. Kết hợp với dân binh chặt và vận chuyển cọc ra các hang ở vịnh Hải Đông cất giấu. Quân lính phải luôn túc trực! Có lệnh điều động là thực thi được ngay.
- Sai Nhân Huệ vương phó Đô tướng thủy quân Trần Khánh Dư đem ba vạn quân ra trấn giữ ở ải Vân Đồn. Giặc đến không cần chặn đánh. Chỉ khi chúng vận lương qua thì phải liều chết. Thứ gì cướp được thì cướp. Không cướp được thì đốt hoặc đánh chìm xuống biển.
- Sai tân Đô úy Phạm Ngũ Lão theo bản vương về đại bản doanh Vạn Kiếp. Hàng ngày luyện tập quân mã. Khi quân Nguyên Mông tràn sang thì lĩnh ấn tiên phong, lên ải Chi Lăng cầm chân giặc.
Các tướng đều “Dạ!” ran nhận lệnh.
Vua Trần Nhân Tông thấy Quốc công Tiết chế điều binh khiển tướng đĩnh đạc, đường hoàng, đâu ra đấy thì mừng lắm. Song cũng muốn thử Hưng Đạo vương một lần nữa:
- Này khanh! Trẫm nghĩ quân Nguyên Mông có tới trăm vạn. Đến Kim, Tống, Liêu, Hạ… rộng lớn, hùng mạnh như thế còn bị diệt vong. Huống hồ Đại Việt ta, đất nhỏ, người thưa! Chi bằng hàng đi cho dân đỡ khổ.
Nghe vậy Hưng Đạo vương vội bước tới trước hai vua Trần. Người rút thanh gươm lệnh, một chân quỳ xuống, hai tay nâng thanh kiếm ngang mặt, khảng khái đáp:
- Muôn tâu Thánh thượng: Nếu muốn hàng, xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước đã.
Vua Trần Nhân Tông vội đỡ Hưng Đạo vương đứng lên. Vừa cười ha hả vừa nói lớn:
- Ta đùa Tiết chế một chút thôi mà! Quốc công Tiết chế một dạ son sắt như vậy thì trẫm yên lòng rồi!… Nhớ trước đây, hơn năm vạn quân Mông Cổ tràn sang nước ta. Thánh hoàng Thái thượng Trần Thái Tông có hỏi Thái sư Trần Thủ Độ rằng: “Nên hòa hay nên chiến?”. Thái sư Trần Thủ Độ đã đáp: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Chính nhờ thế mà Đại Việt đã đuổi được giặc Thát ra khỏi bờ cõi.
Mặc dầu vậy, phải chờ đến tháng Mười năm 1283 tại cuộc duyệt quân thủy, quân bộ và quân kỵ tại Đông Bộ Đầu, vua Trần Nhân Tông mới phong cho Hưng Đạo vương chức Quốc công Tiết chế (tức Tổng tư lệnh quân đội). Vì trước đó vẫn sợ Hưng Đạo vương tạo phản.
Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt - Bùi Việt Sỹ Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt