Nguyên tác: Mật Mã Lê Quý Đôn
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2023-08-05 09:50:44 +0700
Chương 4
C
hương 4: Tại Sao Bạn Chán Học, Học Không Vào?
SỨC KHỎE:
• Khát nước.
• Đói: thức ăn (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…) hơn là cơm. Vì càng học nhiều, bạn càng cần ăn nhiều thức ăn hơn so với bình thường. Rau là không thể thiếu, trong khi cơm vẫn ăn như bình thường nếu không vận động cơ bắp gì nhiều.
• Buồn ngủ, mệt mỏi.
°
° °
TÂM TRẠNG KHÔNG TỐT:
• Bị đánh đòn (trừ khi học các môn võ đấm đá đối kháng trực tiếp): Đây chinh là phương pháp dạy “yêu thì cho roi cho vọt” của ông cha ta thời xưa, đặc biệt phù hợp với mục đích đào tạo các vị tướng tài thiện chiến. Điều đó lí giải tại sao nước ta thời xưa có rất nhiều vị tướng tài giúp quân ta đánh thắng nhiều giặc ngoại xâm mạnh. Vì sao ư? Vì:
• Trẻ khi được dạy bằng cách ấy sẽ hấp thụ ngay tư tưởng: Muốn người khác nghe lời, muốn được việc thì phải dùng vũ lực, dẫn đến trẻ thích học võ. Càng nhiều người học võ càng tuyển được nhiều tướng giỏi.
• Bị quát nạt, dọa, gây áp lực quá nhiều trước, trong khi học: Bị bắt phải đạt được thành tích nào đó theo ý muốn chủ quan của bố mẹ mà vượt quá khả năng thực sự của mình, bị bắt ép phải học môn mà mình không thích. Dưới đây là vòng luẩn quẩn em xin đi (MCD): Mắng trẻ -> Căng thẳng tâm lí -> Dốt đi (chúng có mối quan hệ với nhau).
• Bạn nghĩ rằng hoặc bị bắt phải: Học cho xong rồi mới được đi chơi.
• Đang lo lắng vì việc gì đó.
• Không, ít được đi chơi.
°
° °
TÍNH CÁCH:
• Ít tò mò:
• Trẻ càng tò mò, thích khám phá thì càng thích học. Khi còn bé chưa biết nói, trẻ hay nghịch, mở tung, tháo rời các bộ phận của đồ chơi ra thì bố mẹ không những không được trách mắng trẻ mà ngược lại phải mừng mới đúng vì trẻ rất thích khám phá. Còn việc trẻ thích học các môn thiên về dùng nhiều cơ bắp hơn như thể thao (bóng đá, quần vợt,...) hay các môn thiên về dùng nhiều đầu óc hơn thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
• Tự ti, sợ thất bại: Do bị nhiều người chê là chẳng làm được việc gì ra hồn cả, sẽ chẳng có tương lai, không thể làm lớn được…
• Môi trường ồn ào, nhiều yếu tố gây mất tập trung: ti vi, điện thoại, ai đó hay làm phiền khi đang học…
• Không có động cơ học: Không có mục đích, không biết học những cái đó để sau này làm gì.
°
° °
PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÙ HỢP:
• Học quá nhiều: Ngồi, đọc, học đi học lại liên tục hàng giờ không nghỉ. Nếu cứ như vậy đến một lúc nào đó bạn sẽ mụ mị đầu óc không nhớ nổi mình vừa mới học cái gì, do đó toàn bộ thời gian, công sức học thành công cốc.
• Lượng kiến thức phải học thuộc lòng quá nhiều: Ngày nay, trong các trường học, giáo viên bộ môn nào cũng coi môn của mình là quan trọng và thể hiện bằng cách tăng cường lượng kiến thức phải học, trong đó có rất nhiều môn phải học thuộc lòng. Việc này khiến hầu hết học sinh không thể hoàn thành chương trình dẫn đến PHẢI QUAY bài; và chính vì không được học cách phân tích cái đúng sai, hay dở của các vấn đề thực tế hàng ngày nên quen kiểu copy và tự nhủ: “họ cũng thế”. Kết cục là nảy sinh nhiều vấn đề không hay như chúng ta đang thấy. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ của ngành giáo dục.
• Học lạc chủ đề.