A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint.... What I began by reading, I must finish by acting.

Henry David Thoreau

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Darcourt
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Vietnam, Qu'as Tu Fait De Tes Fils?
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2779 / 70
Cập nhật: 2015-09-20 20:43:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lởi Tựa Của Nhả Văn Uyen Thao
gười ta nói nhiều đến bom đạn Mỹ rãi trên quê hương Việt Nam như không hề biết hàng tấn đạn pháo từ Liên Xô,Trung quốc liên tục nả đạn vào những thành phố miền Nam,vào dân lành vô tội như thế nào, đặc biệt trong "Chiến dịch Hồ Chí Minh". Gần như mỗi địa danh Việt Nam đều là lời gợi nhắc một thảm cảnh kinh hoàng. Huế là hình ảnh lúc khai quật những mồ chôn tập thể sau cuộc tàn sát ghê rợn Tết Mậu Thân 1968 trước những gương mặt thảm não, những dòng nước mắt chan hoà của hàng hàng lớp lớp người mẹ, người vợ, người con ngơ ngác với những mảnh khăn tang chen chúc tạo thành những con sóng nhấp nhô trắng xoá.
Quảng Trị là đoạn đường 40 cây số mà màu nhựa đen trên mặt đường phủ kín một lớp màu nâu đỏ sạm của máu khô với hàng chục ngàn xác chết gồm hầu hết là đàn bà, trẻ nít gục ngã bởi những chùm đạn pháo tập trung xối xả trút xuống, và tiếp tục bị tung lên nhiều lần xé thành mảnh nhỏ.
An Lộc là đống gạch vụn và ngôi nhà thờ bay hết nóc với cả trăm thi hài chồng chất, thối rữa giữa các hàng ghế nát vụn dưới bục thờ Chúa. Hai tuần lễ trước, một chiến xa T.54 đã dùng đại bác bắn trực xạ vào đám tín đồ đang cầu nguyện giết không còn một ai và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ.
Cùng chung một gợi nhắc là hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Đông Hà, Phù Ly, Phù Cũ „Thảm cảnh tàn khốc mà người dân VN phải gánh chịu cùng diện mạo kẻ sát nhân cho tới cuối cuộc chiến không hề thiếu thực tế chứng minh.Nhưng Pierre Darcourt vẫn phải thắc mắc:
“Tại sao khắp nơi chỉ nhắc tới vụ thảm sát Mỹ Lai, chỉ nhắc tới tấm hình viên tướng miền Nam bắn hạ một cán bộ chỉ huy cộng sản giữa trận giao tranh trên đường phố Sài Gòn và tấm hình một bé gái trần truồng chạy giữa khói lửa đạn bom?”
Vài cảnh đau lòng đó chỉ là những hạt cát trong núi xương sông máu của cuộc chiến kéo dài mấy thập kỷ và mức ghê tởm trong hành vi điên loạn nhất thời của vài cá nhân không thể sánh với mức ghê tởm của các chủ trương thúc đẩy tội ác, nhưng các chủ trương này luôn được né tránh không hề nhắc tới.
Trong tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng Tàu cuối tháng 4-1975. Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng.
Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách”. Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.
Sự kiện trên không chỉ xẩy ra lần đầu tại Vũng Tàu vào cuối tháng 4-1975 mà xẩy ra tại nhiều nơi như tác giả Michel Tauriac từng ghi trong tác phẩm Vietnam, le Dossier noir du Communisme:
“Không xa Mỹ Lai bao nhiêu là một ngôi làng nhỏ Quảng Ngãi… Trong đêm Tết Mậu Thân 1968, quân Cộng Sản xông vào một bệnh viện tại đây. Y tá, bác sĩ, bệnh nhân nằm trên giường bệnh đều bị giết chết, súng cứ nhả đạn thả dàn. Khi người Cộng Sản ra đi, thần chết đã mang theo hết mọi người …”
Và, Michel Tauriac cũng đã tự hỏi y hệt như Pierre Darcourt:
“Tại sao tới nay báo chí không thốt lên tiếng kêu khiếp hãi nào về những vụ tàn sát man rợ đó mà chỉ nói tới riêng vụ Mỹ Lai?”
Cho đến tháng 4-1975, không ít tin tức và chứng nhân đã nhiều lần kể về lệnh xích chân binh sĩ trên chiến xa của quân đội Bắc Việt trong cuộc tấn công mùa hè 1972, về những cuộc “truy điệu sống” thương binh trước khi tàn sát họ để giảm nhẹ gánh nặng và hạn chế số binh sĩ miền Bắc rơi vào tay miền Nam hầu tránh các tác động tâm lý bất lợi, đặc biệt là cái khẩu hiệu “sinh Bắc tử Nam” phi nhân tới giờ này vẫn được đề cao như biểu hiện của tinh thần dũng cảm.
Ngay cả trường hợp hết thẩy thanh niên miền Bắc đều tự nguyện chấp nhận cái chết để xâm nhập miền Nam, hết thẩy đều tự nguyện đưa chân vào còng trên các chiến xa trước khi lâm trận, hết thẩy thương binh đều thanh thản xếp hàng để nhận những viên đạn của đồng đội kết thúc mạng mình thì tính nhẫn tâm tàn bạo của chủ trương trên vẫn không sút giảm để có thể không gọi đó là tội ác đối với nhân loại.
Trên thực tế không hề có tình trạng tự nguyện như vậy, vì không ít thương binh đã tìm mọi cách trốn để sau đó thành tù binh và kể lại mọi việc..
Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên - Pierre Darcourt Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên