Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 94 / 24
Cập nhật: 2020-06-17 09:38:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 - Đêm Hà Nội
ng Hoàng lặng lẽ dụi tàn xì gà Ha van đặc biệt vào đĩa sứ đầy ắp. Luồng mắt ông tổng giám đốc bỗng nhiên xa xăm một cách lạ thường.
Trong nửa giờ đồng hồ ngồi yên trên ghế, Thu Thu nghe ông Hoàng nói thao thao bất tuyệt. Nàng được lệnh về gấp Sài Gòn giữa khi nàng tập đánh cá dưới biển ở Nha Trang. Nàng vừa ở đáy biển lên, con cá mè khá lớn trong tay, thì nhận được khẩn điện của ông Hoàng. Bức điện gồm một giòng chữ ngắn ngủi:
"Bà ngoại mất, về ngay".
Trên thực tế bà ngoại của nàng mất từ lâu. Bà nội của nàng cũng về chầu trời từ ngày nàng còn bé. Ông Hoàng vẫn dùng điện văn báo tử để gọi nàng. Nếu là "ông cậu mất", nàng được phép rềnh rang trong 24 giờ. Trong trường hợp "bà ngoại bị bệnh nặng", nàng phải liên lạc tức khắc với nhân viên của Sở ở địa phương, gọi điện thoại cho ông Hoàng để xin chỉ thị. "Bà ngoại mất" là lệnh khẩn cấp, nàng phải bỏ hết, tìm phi cơ, hoặc lái xe về tổng hành doanh.
Trong 10 phút, nàng đã thay xong bộ đồ lặn, bằng cao su đen dán chặt vào da thịt, và khoác bờlu-din màu hồng gợi cảm, trèo lên xe hơi mui trần, phóng hết tốc độ trên quốc lộ số 1. Đèn trong văn phòng còn sáng, khi chiếc xe tí hon đầy bụi chạy vèo vèo qua cánh cổng xiêu vẹo, tắt máy trước bồn nước đầy rong biển và rêu xanh ẩm mốc.
Ông Hoàng đốt điếu xì gà mới, giọng tin tưởng:
- Bà có thể làm được việc này.
Ông tổng giám đốc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần như vậy, song Thu Thu chưa biết nàng sẽ phải làm gì. Từ ngày Z.28 bỏ Sở, ông Hoàng trở nên mơ màng, gần như lẩm cẩm. Dưới ánh đèn xanh biếc, nàng nhìn nét răn và mái tóc bạc phơ của ông Hoàng một cách kính trọng và thương mến.
Thở khói lên không, ông Hoàng hỏi đột ngột:
- Bà theo đúng chương trình tôi vạch cho bà trong thời gian nghỉ hè ở Nha Trang không?
- Thưa đúng. Ngày nào tôi cũng dành một giờ để tập lại thuần thục những miếng võ cận vệ chiến. Đặc biệt là atémi. Dạo này, tôi ném dao và bắn súng khá hơn trước nhiều. Thưa ông, cách xa 5 thước, tôi có thể chẻ nút chai làm đôi.
Giọng ông Hoàng bâng khuâng:
- Tuy nhiên, bà thức khuya nhiều, có thể hại sức khỏe. Nếu tôi không lầm, bệnh đau gan của bà chưa khỏi. Theo ý tôi, bà đừng nên uống rượu nữa.
Nàng giật mình:
- Sao ông biết?
Ông Hoàng lật quyển sổ trên bàn, lẩm nhẩm đọc:
- Đây này, tối Thứ hai 15, bà ngủ hồi 2 rưỡi, tối Thứ ba 16, hồi 3g20, tối Thứ tư...
- Té ra ông phái nhân viên theo tôi?
- Dĩ nhiên. Bà là vật báu của Sở, tôi không được phép để mất bà. Sở dĩ, tôi không muốn ba thức khuya và uống rượu vì lần này bà cần sức khỏe và võ thuật để hoàn thành một công tác nguy hiểm.
- Xin ông tha lỗi. Dạo này, tôi không được vui.
- Tôi đã biết nguyên nhân bà không vui. Thật ra, tôi cũng không vui như bà. Từ ngày Văn Bình bỏ đi, tôi không còn sinh thú như xưa nữa. Tôi bất hạnh, không đủ tài, đủ đức để giữ Văn Bình...
Thu Thu yên lặng, mắt đỏ hoe. Ông Hoàng lảng sang chuyện khác:
- Lần này, bà sẽ hoạt động một mình trong vùng địch.
Tuy hoạt động nhiều, nàng vẫn lo lắng khi nghe ông Hoàng nói. Nàng không sợ hãi. Thấp thỏm thì đúng hơn. Thấp thỏm như người vợ hiền thắp đèn ban đêm chờ chồng đi chơi về.
Đang cúi xuống đống hồ sơ dày cộm, ông Hoàng ngẩng đầu:
- Bà đã nghe nói về laser chưa?
- Thưa có. Từ hai tháng nay, tuân lệnh ông, tôi đã dự lớp bồ túc đặc biệt về khoa học của Sở.
- Đúng thế. Tôi sửa soạn công tác này từ lâu. Tôi rất mừng là bà đã thâu thái được kiến thức căn bản phong phú. Ít lâu nữa, bà sẽ thấy sự hiểu biết khoa học này rất cần thiết. Năm 1960, khoa học khám phá ra một thứ ánh sáng kỳ lạ, viếl tắc là laser. Căn bản của laser là một loại hồng ngọc nhân tạo, có đặc tính "uống" ánh sáng và phát ra một ánh sáng màu lá cây hoặc màu đỏ. Tại Hoa Kỳ, các nhà bác học đã dùng hồng ngọc này, tập trung ánh sáng, và bắn ra môt tia sáng ghê gớm có thể đốt chảy ra nước một phi cơ bằng nhôm đang bay 1. Bà đã biết phát minh này được dùng làm gì không?
Thu Thu đáp:
- Thưa ông, bên Mỹ, người ta đang nghiên cứu laser để làm phương tiện liên lạc giữa tàu ngầm dưới biển. Làn sóng điện thông thường không xuyên qua nước, nên mỗi khi thông tin với nhau, hoặc với lục địa, tiềm thủy đĩnh phải nổi lên. Nhờ tia laser, tàu ngầm có thể ở quanh năm dưới đáy biển. Nếu là tàu ngầm trang bị hỏa tiễn Pôlarit thì rất đáng sợ.
- Bà nói đúng. Hiện nay nhiều tiềm thủy đĩnh của Mỹ đã được trang bị máy laser. Chẳng hạn tàu ngầm nguyên tử Hoa Thịnh Đốn.Tuy nhiên, đó mới là một khía cạnh nhỏ của tia laser. Về mặt quân sự, laser đã gây ra một cuộc đảo lộn ghê gớm. Trong hiện tình khoa học, laser có thể trở thành khí giới nguy hiểm hơn siêu bom 50, 100 mêgaton. Vì vậy, người ta mệnh danh laser là Tia sáng giết người.
- Tia sáng giết người?
- Phải, Nga và Mỹ đều gọi nó là Tia sáng giết người. Người ta đã tính toán là nếu nhiều tấm gương được đặt trong không gian để thu ánh sáng mặt trời, rồi đem lọc qua hồng ngọc, thì sẽ tạo được lưỡi gươm ánh sáng kinh khủng, mạnh gấp 10.000 lần sức nóng trên mặt trời nữa. 2 Dưới sức nóng vô tiền khoáng hậu này, trái đất sẽ tan thành tro bụi. Nước nào tìm ra tia sáng giết người trước tiên sẽ làm bá chủ địa cầu. Người ta chỉ cần phóng lên không gian một loạt vệ tinh, mỗi vệ tinh là mộl căn cứ tia sáng giết người. Vào giờ giấc đã định, những vệ tinh ấy sẽ chiếu xuống mặt đất. Kẻ thù sẽ tan xác trước khi hỏa tiễn phản công bấm nút. 3
- Thưa ông, Nga Xô tìm ra công dụng ghê gớm nầy chưa?
Ông Hoàng lắc đầu:
- Chưa. Nếu họ đã tìm ra, tôi và bà không được thảnh thơi trò chuyện trong phòng này nữa. Hiện nay cả Nga và Mỹ dốc tâm lực vào laser, tuy nhiên, chưa nước nào đạt tới kết quả tối hậu.
- Ông muốn tôi sang Nga Xô?
Ông Hoàng lại lắc đầu:
- Không. Bà sẽ đi Hà Nội.
Thu Thu reo lên:
- Hà Nội! Thú nhỉ, lâu lắm tôi chưa được ra ngoài ấy.
Ông Hoàng cười hiền từ:
- Tôi cầu chúc bà vạn sự như ý. Song tôi chưa nói rõ bà sẽ làm gì. Tôi muốn bà đội lốt một nữ bác học, tên là Môna.
- À, tôi hiểu rồi.
- Bà đã hiểu vì sao trong nhiều tuần lễ liền, tôi yêu cầu bà đọc ngấu nghiến hàng chục cuốn sách vật lý học. Bà cần đọc nhiều để chuẩn bị đóng vai trò của nữ bác học Môna. Môna là vợ một danh tài vật lý Xô Viết. Vợ góa thì đúng hơn. Ông ta thường được gọi là bác sĩ H.
- Bác sĩ H., cái tên nghe lạ lùng quá.
- Bà sẽ biết nhiều chuyện lạ lùng hơn nữa. Từ trần cách đây không lâu, bác sĩ H. là người tiếp tục hữu hiệu công cuộc thí nghiệm của Bakốp và Pờrút-karốp 4. Theo nguồn tin tình báo từ Mạc Tư Khoa gửi về, bác sĩ H. sắp sửa tìm ra phương pháp chế tạo tia sáng giết người trên phạm vi đại qui mô thì bị chết. Nghe đâu bác sĩ H. gần hoàn thành được họa đồ phi thuyền không gian chứa tia sáng giết người. Vạn nhất phi thuyền này được chế tạo và phóng lên không gian với tia sáng giết người, Nga Xô sẽ chế ngự được toàn thể nhân loại, không cần bắn một phát súng.
- Tôi đoán ra rồi. Bác sĩ H. đã bị giết.
- Bà thông minh đấy. Bác sĩ H. bị giết, tuy trên giấy tờ ông ta chết vì bệnh đau tim. Bác sĩ H. thiệt mạng do một thứ thuốc độc đặc biệt, chích vào người thì nghẹt thở, song không để dấu vết trong máu, và lục phủ ngũ tạng. Ngay sau khi ông chết, luật y của phản giản KGB giải phẫu thi thể và khám xét tỉ mỉ, nhưng chẳng tìm thấy gì. Nhà chức trách Xô Viết đành kết luận là bác sĩ H. chết vì bệnh tim.
- Thưa, ai giết bác sĩ H.
- CIA.
- Nghĩa là tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với CIA.
- Phải. Bà có đủ khả năng để làm việc này. Dầu sao trong quá khứ bà đã là nhân viên xuất sắc của Ml-5. Trung ương CIA tỏ ra sung sướng khi được tin tôi triệu bà về. Bác sĩ H. chết, công cuộc nghiên cứu bị đình trệ.
- Thưa, còn hồ sơ nghiên cứu do Bác sĩ H. để lại?
Hồ sơ của bác sĩ H. được cất trong tủ két riêng bằng thép dày. Người lạ không biết mở sẽ làm tài liệu cháy ra than. 6 tháng trước ngày bác sĩ H. chết, nhân viên CIA lừa cho ông ta uống rượu say để mở trộm tủ sắt. Đống hồ sơ tối mật đã bị cháy thiêu. May thay, KGB không nghi ngờ, vì họ cho là bác sĩ H. say rượu mở lầm số. Dầu sao cái chết của bác sĩ H. và sự tiêu hủy tài liệu chỉ làm chậm công cuộc nghiên cứu mà thôi. Nga Xô đã ráo riết thu thập nhân sự và hồ sơ để tiếp tục việc làm của bác sĩ H. Hiện nay, Nga Xô đã tiến vào giai đoạn quyết định. CIA buộc lòng phải thi hành một kế hoạch mới: bố trí cho Môna trở lại trung tâm nghiên cứu.
- Môna là nhân viên СIA?
- Nếu vậy, họ đã không dám nhờ đến tài năng của bà. Về kiến thức, Môna không bằng chồng song ít ra bà ta đã theo dõi công trình của chồng một thời gian dài nên có thể giúp được nhiều. Mục đích của CIA là đánh tráo Môna bằng một người khác. Môna sẽ sang Hoa Kỳ, tiếp tục công cuộc sưu tầm, bà sẽ là Môna.
- Thưa, Môna là người Nga. Tôi sợ đội lốt không giống.
Bà yên tâm, Môna là Tàu lai. Từ nhiều tháng nay, CIA cố tìm một nữ nhân viên hao hao giống Môna, nhưng phải bó tay. Ông Sì-mít liên lạc với MI-6, và họ giới thiệu bà. Vì bà đã gia nhập tổ chức của tôi, CIA bèn nhờ tôi. Vả lại, CIA phải nhờ tôi vì vụ này sẽ xảy ra ở Đông Dương, trên phần đất hoại động của tôi.
- Môna đang ở Hà Nội?
- Phải. Bà ta đã có mặt tại thủ đô Bắc Việt. Thú thật với bà, tôi chưa rõ Môna tới Hà Nội để làm gì. Tôi được nghe phong phanh Nga Xô vừa xây cất xong một Trung tâm nghiên cứu tia sáng giết người ở Viễn Đông, nhưng chưa tìm ra được ở đâu. Có lẽ Môna sang Hà Nội để sửa soạn tới trung tâm bí mật này.
- Thưa, tôi làm cách nào đội lốt Môna?
- Tôi cần giải thích rõ hơn nữa. Số là gia đình bác sĩ H có một người hầu gái đảm đang, tên là Lisa. Đúng ra Lisa là tên mượn. Lisa thật thụ đã bị thủ tiêu từ lâu. Nhưng thôi, ta cứ gọi người hầu gái hiện tại là Lisa cho tiện. Vả lại, tôi không biết tên thật người ấy là gì. Vì Lisa là nữ nhân viên ưu tú của CIA.
- Hẳn Lisa đẹp lắm?
- Bà đoán sai rồi. Lisa trạc ngũ tuần, không còn trẻ nữa.
- Ồ.
- Nhưng về chuyên môn, Lisa rất giỏi. Cơ hội may mắn đã tới, Lisa dụ được Môna. Nói cho đúng đây là công lao chung của hàng trăm điệp viên CIA hoạt động rải rác khắp thế giới. Nhờ hệ thống tình báo vĩ đại này, CIA phăng ra quá khứ của Môna, và biết được hồi còn con gái, Môna yêu một thanh niên Mỹ. Yêu nhưng không thành vợ, thành chồng. Ngày nay, Môna vẫn còn yêu.
- Chắc CIA đã dùng chàng thanh niên này làm hòn đá nam châm hút Môna qua Mỹ?
- Chính thế. Tuy nhiên, chàng thanh niên này đã chết.
- Chết rồi. Tội nghiệp quá!
- Đó là sự không may cho CIA. Chàng thanh niên có diễm phúc ấy là sĩ quan Mỹ xuất sắc, tử trận trên chiến trường Cao Ly, gần vĩ tuyến 38. Đến khi lục lọi giấy tờ để lại, nhân viên CIA mới phăng ra vết tích của mối tình vô vọng với Môna trong cuốn nhật ký. Muộn còn hơn không, CIA bèn áp dụng thủ đoạn quen thuộc: viết hư giả tuồng chữ chàng thanh niên kia, gửi tới Môna, khẩn khoản nàng sang Mỹ. Sau khi bác sĩ H. từ trần, Môna sống trong sự cô quạnh, cần được, an ủi. Nhờ bức thư giả, Lisa đã thuyết phục được nhà nữ bác học. Nếu không gặp trở ngại bất thường, bà có thể đội lốt Môna dễ dàng.
- Thưa, ông tiên đoán trở ngại bất thường nào không?
- Kể ra thì nhiều. Tuy nhiên, trở ngại bất thường có thể, hoặc không có thể xảy ra, tôi chưa dám quyết đoán. Về thân hình, bà giống Môna như tạc. Mắt và mũi của bà hơi khác, song thay đổi không khó. Cách đi đứng, phục sức, và thói quen, Lisa sẽ dậy lại cho bà. Riêng về giọng nói... Giọng nói của bà không giống Môna. CIA đã nghĩ ra cách đối phó: trước khi rời Mạc Tư Khoa, nữ bác sĩ Môna bị ho nặng, và mất giọng.
Ngần ngừ, Thu Thu hỏi:
- Thưa ông, Môna bao nhiêu tuổi?
Ông Hoàng phì cười:
- Tôi biết trước bà sẽ hỏi tôi.
Giọng nàng đượm vẻ sửng sốt:
- Lạ nhỉ, tôi vừa nghĩ ra xong.
Ông Hoàng cười to hơn:
- Người phụ nữ nào trong nghề cũng hỏi như bà. Kinh nghiệm dạy rằng đàn bà không sợ chết, bằng sợ già. Môna mới 25 tuổi. Nghĩa là về niên kỷ còn kém bà. Song nhìn ngoài, Môna không trẻ bằng bà, và không đẹp bằng bà.
Nói đoạn, ông tổng giám đốc đứng dậy. Nàng hỏi:
- Thưa, bao giờ tôi lên đường?
Ông Hoàng đáp:
- Bà sẽ đi ngay. Nguyên Hương lái xe đưa bà lên sân bay như mọi lần. Và như mọi lần, Nguyên Hươug sẽ trao thêm chỉ thị cần thiết để bà học thuộc và hủy trước khi đến Vạn Tượng.
- Thưa, đi Vạn Tượng?
- Phải. Tôi không muốn ra Bắc Việt bằng thả dù, hoặc tàu ngầm. Kể ra, hai phương tiện này dễ thực hiện hơn. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt: bà giả làm nhà buôn Lào. Môna sẽ trở về Lào bằng đường hàng không, còn bà ở lại Hà Nội. Lý do thứ hai, là bà cần lên Lào để gặp Văn Bình.
- Thưa, Z.28 đang ở Lào?
- Như bà đã biết, Z.28 đi tu sau chuyến công tác Hồng Kông. Tôi nhờ nhiều người thuyết phục song Z.28 không chịu về. Công tác này được sửa soạn chu đáo từ lâu, Văn Bình cùng đi với bà ra Bắc. Vì chỉ có Văn Bình mới đủ tài ba và kinh nghiệm đương đầu với Phản gián Bắc Việt. Văn Bình kẹt ở Vạn Tượng, bà phải lên đường một mình. Tuy nhiên, tôi tin tưởng bà sẽ lôi kéo được Văn Bình.
Ông Hoàng lại ngồi xuống ghế. Như quên bẵng Thu Thu, ông chúi mũi vào tập hồ sơ dày cộm khác. Biết cuộc hội kiến đã xong, Thu Thu lặng lẽ ra ngoài.
Nguyên Hương vẫn ngồi chờ, gọn gàng trong bộ y phục thể thao tây phương màu trắng, và cái cặp da đen to tướng cầm tay.
- Chào chị.
Thu Thu mỉm cười. Nàng không lạ gì mối tình của cô thư ký trẻ đẹp với ngôi sao chổi Văn Bình. Nguyên Hương cũng biết khá nhiều về liên lạc mật thiết giữa Văn Bình và Thu Thu. Về tuổi tác, Nguyên Hương còn thua Thu Thu. Về sắc đẹp, Thu Thu già dặn hơn nhiều, mặc dầu Nguyên Hương rất đẹp.
Nguyên Hương đặt tay lên vai Thu Thu:
- Thật may, mà lại không mау cho chị. Vì chị phải đi một mình...
Nàng vừa liên tưởng đến Văn Bình. Không để ý, Thu Thu gạt ngang:
- Làm nghề nầy, cô không nên tình cảm vụn. Từ nhiều năm nay, phụ nữ bị coi thường vì chúng ta tình cảm vụn. Từ nhiều năm nay, ông Hoàng không tin vào khả năng của chúng ta. Lần thứ nhất, tôi vào vùng địch một mình. Văn Bình không đi mà hơn. Công tác thành công, tôi sẽ chứng tỏ cho ông Hoàng biết phụ nữ chúng ta không đến nỗi kém cỏi.
Nguyên Hương thở dài:
- Chị nói làm em xấu hổ. Em xét ra chưa bằng chị. Mọi lần đi tiễn Văn Bình, em thường lên Lăng Ông cầu nguyện. Lần này, Văn Bình đi vắng, em sẽ lên Lăng Ông cầu nguyện cho chị.
- Cám ơn cô. Tuy vậy, cô đừng ngại. Chắc chắn tôi sẽ trở về. Vạn nhất, tôi không trở về, cũng không có gì lạ. Cái chết của nghề gián điệp là chuyện thường, thường đến nỗi chúng ta quên bẵng, và không có thời giờ nghĩ đến.
Chiếc xe đua đắt tiền của Thu Thu nằm dài trước cửa. Nàng quay lại dặn Nguyên Hương:
- Phiền cô cho vệ sĩ cất vào ga ra. Hàng ngày cô nhớ cho máy chạy thật đều. Chạy độ 5 phút thì tắt. Vì để lâu sợ hỏng bình điện, và máy móc bị sét. Tôi rất ghét kbỉ về phải mượn xe người khác.
Chợt nhớ ra, nàng nói tiếp:
- Vội quá, tôi không kịp về nhà. Đêm nay, cô dặn bà chủ là tôi đi vắng vài ba tuần. À, tôi còn 5 cái áo dài hở cổ may ở đường Gia Long, phiền cô lấy giùm, treo vào tủ cho tôi. Cả 3 đôi xăng-đan đóng dở ở Caiinat nữa.
- Vâng, em xin lấy đủ cho chị.
Nguyên Hương trao cặp da cho Thu Thu. Hai người trèo lên xe hơi, phóng nhanh ra phi cảng. Trên con đường trắng phau phau. Với cái xe hòm đen cũ kỹ, sọc sạch này, Thu Thu từng ra trường bay nhiều lần. Thường thường, Văn Bình ngồi bên nàng. Chàng có thói quen lái xe một tay thật lẳng lơ, tay kia âu yếm quàng lưng nàng, xiết chặt lại. Hơi ấm của chàng ngấm vào da thịt nàng khiến nàng tê mê, muốn con đường trước mặt cứ dài ra mãi, dài không bao giờ hết.
Ngọn đèn lớn ngoài phi đạo bỗng nhiên bật sáng làm nàng chói mắt. Nàng đưa tay lên dụi.
o O o
Và nàng giật mình thức dậy.
Trường bay Tân Sơn Nhất ồn ào, và quen thuộc, chiếc phi cơ sơn trắng chở một hành khách lạc lõng, cái cặp da đen phồng cứng tài liệu, cái năm tay thân mật сủa Nguyên Hương, nụ cười thiểu não của Văn Bình trước cổng chùa trăng sáng, tất cả đã biến mất.
Bên tai nàng, tiếng động cơ nổ ròn. Thì ra từ nãy đến giờ nàng ngủ quên, và trong giấc ngủ nhớ lại những việc xảy ra.
Sisumang nhìn nàng, luồng mắt tình tứ:
- À, cô vừa tỉnh. Tôi định đánh thức cô xong.
Thu Thu hỏi:
- Đến Gia Lâm rồi à, đại tá?
Sisumang gật đầu:
- Vâng. Loại vận tải này bay rất nhanh. Ngủ được như cô thật sướng. Tôi muốn bắt chước không được.
Nàng giả vờ thẹn thò:
- Xin lỗi ông. Tôi quấy rầy ông quá.
Cửa lên phòng phi hành vừa được đẫy ra. Một sĩ quan Xô Viết đồ sộ tiến ra, nói líu lo một hồi. Thu Thu hiểu là phi cơ sắp hạ cánh xuống Hà Nội. Tưởng nàng không biết nói tiếng Nga, Sisumang liến thoắng phiên dịch cho nàng. Nàng đáp lại bằng nụ cười biết ơn.
Tiếng động cơ nhỏ dần. Sisumang hỏi nàng:
- Tối nay, tôi mời cô dùng cơm được không?
Nàng thoái thác:
- Xin lỗi ông lần nữa. Khất ông đến khi về nước. Hẳn ông đã rõ vì sao?
Nàng nói một đường, Sisumang lại hiểu một nẻo. Nàng không thể hẹn hắn đêm nay vì nàng có công việc quan trọng phải làm. Ngược lại, Sisumang tưởng nàng giữ tiếng ở nơi đồng đất, xứ người. Tuy vậy, hắn vẫn gợi chuyện:
- Cô định ngụ khách sạn nào?
- Ông đã hỏi tôi không biết lần thứ mấy rồi. Thú thật là tôi chưa định ở đâu, nhưng có lẽ là khách sạn Hòa Bình. Theo thủ tục, du khách Lào tới Hà Nội phải liên lạc với sở Du lịch của chính phủ. Riêng tôi được hưởng đặc lệ. Tòa Đại sứ Bắc Việt ở Vạn Tượng đã cho phép tôi được tự do đi lại. Ngoài ra, tôi có giấy giới thiệu của Phủ Thủ tướng.
- Cô định ở lại bao lâu?
Tôi chưa định. Còn tùy công việc. Chậm lắm là tuần sau tôi phải về. Vì tuần sau là sinh nhật ba tôi.
- À, còn điều quan trọng này tôi suýt quên. Địa chỉ của cô ở Vạn Tượng như thế nào?
Thu Thu đọc một hơi trong hồ sơ lý lịch:
- Cuối đường Ernest Outrey. Căn nhà 3 tầng, quét vôi đỏ. Song tôi ít khi ở nhà. Tôi đi ngoại quốc luôn.
Nếu Sisumang đọc được tư tưởng của nàng, hắn sẽ biết nàng đang nghĩ tới nữ thương gia Thao My thật thụ. Giờ này, Thao My thật thụ đang nằm còng queo dưới hầm một biệt thự lạnh lẽo, toàn thân tê liệt vì thuốc mê cực mạnh. Thao My sẽ ngủ li bì đúng 10 ngày, nghĩa là ngủ li bì đến khi Thu Thu trở về.
Phi cơ hạ thấp dần. Tai Thu Thu ù hẳn, đầu nàng nặng chình chịch như đeo tảng đá. Nàng thường có cảm giác này mỗi khi máy bay hạ cánh. Sisumang ngắm nàng một cách ái ngại. Dường như hắn định nói gì nhưng lại thôi.
Lúc máy bay đậu lại trước nhà ga quen thuộc, Thu Thu nghe rõ trống ngực đập thình thình. Đã lâu, nàng mới đặt chân xuống trường bay Gia Lâm. Nàng từ giả cố đô Thăng Long giữa lúc chiến tranh diễn ra ác liệt. Nàng ra đi, đinh ninh không có dịp về lại. Nàng lưu lạc qua Anh Quốc, gia nhập MI-6, rồi sang Sài Gòn. Rồi nàng gia nhập tổ chức của ông Hoàng.
Không khí oi bức của buổi chiều hè ở ngoại ô Hà Nội quạt vào mặt nàng. Nàng đứng lặng một phút trên sân bay bê-tông, dưới bụng con chim sắt khổng lồ, sơn trắng hếu, tâm thần hoang mang như người lạc đường trên sa mạc mênh mông.
Nàng bâng khuâng nghĩ đến ông Hoàng. Giờ này, ông tổng giám đốc đang cặm cụi trên bàn giấy đầy bụi và tàn xì gà Ha-van, cái khay đựng bữa ăn trưa còn nằm lỏng chỏng một bên, chưa được đoái hoài tới. Ông Hoàng chưa đói vì chưa được tin nàng đến Hà Nội bình yên. Như thường lệ, trước phút từ biệt nàng lặng lẽ nhận từ tay ông Hoàng một cái ống tròn nhỏ, chứa những viên thuốc trắng dẹt, hao hao thuốc nhức đầu át-pi rin. Đúng ra đó là thuốc giải cảm át-pi-rin thật thụ, được khoét rỗng ruột, bên trong nhồi xi-a-nuya, một độc dược cực mạnh, mùi the the như hạnh nhân, giết người trong chớp mắt.
Trong đời do thám, không phải lần đầu nàng cầm trong tay viên thuốc xi-a-nuya giải thoát. Hồi ở MI-6, thuốc xi-a-nuya nhuộm mầu nâu nâu. CIA lại chế xi-a-nuya màu vàng... Lần này, nàng cảm thấy tâm thần nao nao...
- Thao My?
Nàng giật mình quay lại. Sisumang đon đả kêu tên nàng. Hắn hỏi:
- Sao cô chưa vào trình giấy?
Nàng đáp uể oải:
- Vâng, cám ơn ông. Tôi mệt quá.
Một chiếc xe hơi Tiệp Khắc sơn đen, cắm cờ Lào phóng tới. Trên xe bước xuống một người đứng tuổi, râu mép xanh rì, bộ âu phục đắt tiền thẳng nếp Sisumang reo lên:
- May quá, có ông cố vấn đây rồi. Chắc cô không quen đi máy bay nên người mệt mỏi. Để tôi nhờ ông cố vấn Sứ quán trình giấy giùm. Vả lại, tôi cũng quen cổng an phi cảng. Chỉ một vài phút là xong.
Người đứng tuổi đon đả bắt tay Sisumang.
Hai người líu lo với nhau một hồi. Người đứng tuổi quay về phía Thu Thu, vẻ thèm muốn đọc rõ trong mắt. Nàng đáp lại bằng nụ cười Bao Tự. Hắn xua tay, ra vẻ không cần:
- Được. Mời cô lên xe trước. Tôi sẽ lo liệu đầy đủ cho cô.
Nàng không đợi mời lần thứ hai. Lúc rời Sài Gòn, nàng sợ nhất trạm khám xét Gia Lâm. Tuy giấy tờ của nàng hoàn toàn hợp pháp, nàng vẫn sự chạm trán người quen. Dầu sao, hình ảnh căn cước Thu Thu của Sở Phản gián Anh Quốc còn được cất giữ trong thư khố Hà Nội, với giòng chữ: "điệp viên nguy hiểm của địch, được phép bắt hoặc giết bất cứ ở đâu và lúc nào".
Sisumang cúi xuống, xách va li cho nàng. Trước khi lên xe, Thu Tha đảo mắt một vòng. Phi trường Gia Lâm đã khác xưa. Khu nhà tôn cao lêu nghêu nằm dài trước mặt, chứa đầy phi cơ Mig Xô Viết. Hàng chục ổ súng cao xạ, ngụy trang bằng cành lá, được đặt rải rác, thành hình tròn. Bất giác, nàng mỉm cười. Ông Hoàng sẽ bằng lòng khi nghe nàng thuật lại tình hình bố phòng của trường bay.
Sisumang cười theo:
- Cô đỡ mệt rồi ư?
Nàng ngồi sát hắn:
- Vâng.
Cửa xe đóng sầm, tài xế vòng cửa hông ra quốc lộ, phóng ngược về Hà Nội, trên con đường nhựa lồi lõm, vàng tóe ánh nắng sắp tắt. Lúc xe qua cầu Long Biên, nghe ván cầu kêu ầm ầm, Thu Thu bồi hồi nhớ lại những ngày thơ ấu, mỗi sáng nàng rủ bầy nữ sinh xõa tóc cùng tuổi kéo nhau từ Bến Nứa sang bên này đùa nghịch. Hồi nhỏ, nàng thích chơi dế mèn. Trên bàn học, nàng có hàng chục bao diêm đựng dế mèn. Dế mèn của nàng được nuôi riêng, luôn luôn chiếm phần thắng. Mẹ nàng thường nhìn nàng, lắc đầu:
- Hừ, con bé này đến thành đàn ông mất thôi!
Lớn lên, nàng đòi mặc quần đùi và sơ mi như con trai. Tuy thân hình bé nhỏ, nàng đánh ngã mọi bạn trai trong lớp. Sắc đẹp lạ lùng của nàng làm bạn trai choáng mắt, và đặt tên nàng là nữ thần Mata Hari. Nàng không ngờ lớn lên lại như là Mata Hari.
Thời vàng son đã qua rồi. Thành phố Hà Nội không còn khuôn mặt thi vị của những ngày thanh bình, và thơ mộng nữa. Bạn bè của nàng tản mát mỗi người một ngã. Và nàng không còn là cô gái thơ ngây, trở về Hà Nội với mục đích hành hương. Nàng đã biến thành nữ điệp viên nguy hiểm mà đối phương sẵn sàng lăng trì hàng ngàn mảnh. Nàng lại mĩm cười. Phía dưới, sông Hồng cuồn cuộn, đỏ màu phù sa quen thuộc.
Sisumang hỏi:
- Cô cười gì thế?
Nàng đánh trống lảng:
- Không. Tôi chợt nhớ sông Cửu Long. Hồi ở Vạn Tượng, sáng nào cũng lái ho-bo.
Sisumang vỗ tay:
- Cô giống tôi quá. Tôi mê sông Cửu Long như mê nhân tình. Và tôi cũng thích lái ho-bo. - Cô nào yêu ông là dại.
- Trời ơi, nghe cô nói, tôi thất vọng hoàn toàn.
- Ông chưa thất vọng bằng tôi. Không riêng tôi, người con gái nào cũng thất vọng chua chát. Vì ông coi phụ nữ chúng tôi chưa bằng cái ho-bo vô tri vô giác.
Sực nhớ ra, Sisumang khựng cười:
- Xin lỗi cô, tôi lỡ lời.
Viên cố vấn Sứ quán chêm vào:
- Đại tá Sisumang thường lỡ lời với phái đẹp. Nếu có vợ, thì ngày nào cũng ăn đòn.
Thu Thu nhún vai:
- Ai dám đánh một người dễ thương như đại tá.
Sisumang mừng rơn:
- Ồ, được đàn bà đánh là hạnh phúc nhất đời. Tôi sẵn sàng ăn đòn mỗi ngày, nếu người đánh là cô.
Nàng cười, khoe hàm răng trắng ngà:
- Ông đừng hy vọng vội, kẽo hối không kịp. Tôi đánh đau lắm.
Cả ba người cười vang.
Xe hơi qua Bến Nứa, rẽ vào Hàng Dậu. Giọng Thu Thu trở nên bùi ngùi:
- Cám ơn hai ông. Em sắp xuống rồi.
Tiếng em ngọt như nước mía lùi đập vào vành tai Sisumang. Thu Thu thở dài sườn sượt:
- Mới đó đã đến nơi.
Sisumang đánh bạo nắm bàn tay búp măng của nàng, giọng đê mê:
- Tôi cứ muốn xe không bao giờ đậu lại.
Nàng gỡ ra:
- Thôi, hẹn ông tuần tới ở Vạn Tượng.
Nàng sẽ để yên nếu hắn kéo nàng vào lòng. Song hắn chỉ dám bóp mạnh tay nàng, rồi ngồi đờ ra như pho tượng, không nói thêm được lời nào. Hắn đã yêu nàng thật sự. Nếu nàng ra lệnh, hắn sẽ nhảy vào đống lửa.
Xe hơi đậu lại. Nền trời chuyển sang màu tím.
o O o
Ngừng tay gỡ tóc, Môna lắng tai nghe. Buổi chiều buông xuống ảm đạm và lạnh lùng, tuy buổi chiều ở Hà Nội không có tuyết trắng như Mạc Tư Khoa.
Gần 7 giờ tối. Từ 5 giờ, ngủ trưa dậy, nàng ra ngồi trước gương, loay hoay với mái tóc bồng. Gỡ tóc được nửa chừng, nàng quay ra tô môi, rồi lục va li lấy bộ xiêm y đắt tiền nhất, trước khi chải đầu lần nữa.
Ruột gan nàng nóng như lửa đốt. Trong đời, nàng chờ đợi đã nhiều. Từ khi lớn lên, bắt đầu yêu, nàng đã chờ đợi. Lên xe hoa với bác sĩ H. nàng vẫn tiếp tục chờ đợi. Nhiều đêm thức giấc, quờ tay đụng cái lưng mềm nhũn của nhà bác học già nua, nàng bỗng ớn lạnh xương sống. Chồng nàng còn sống, nàng không hy vọng thoát khỏi bức màn sắt, chạy theo tiếng gọi của trái tim.
May thay, nàng gặp Lisa.
Lisa là người hầu gái lạ lùng. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, nàng đã biết Lisa không phải là nữ tỳ chuyên nghiệp. Nàng đoán ra nhờ linh giác, một linh giác đặc biệt mà tạo hóa phú cho nàng. Sau đêm tâm sự, nàng nắm tay Lisa:
- Bà là nhân viên CIA phải không?
Người tớ gái đáp lại bằng nụ cười bí mật:
- Bà biết nhiều thêm mệt.
Cửa phòng kẹt mở, Lisa lễ mễ bưng vào cái khay lớn, trên để bộ ly pha lê xanh biếc. Môna sửng sốt:
- Bà làm gì thế?
Lisa cười:
- Tôi rửa ly pha lê để lát nữa bà mời khách dùng rượu khai vị.
Lời nói của Lisa như mũi dao đâm vào tim nàng. Theo kế hoạch, lát nữa, người khách lạ sẽ tới. Sáng sớm, nàng vừa xuống giường, Lisa đã thì thầm vào tai. Tin này làm Môna mất bình tĩnh, tuy nàng chờ đợi từ lâu. Bữa cơm trưa, thấy nàng mơ màng, Lisa đặt dao nĩa vào tay nàng, miệng khuyên nhủ:
- Bà ăn đi chứ! Người ta khám phá ra thì hỏng hết.
Môna phản đối:
- Bà cứ lo sợ hão huyền. Trong phòng chỉ có tôi và bà. Trừ phi là tường có tai...
Lisa cười hiền từ:
- Tại bà không biết. Tường có tai, bà ạ. Và có rất nhiều tai...
Người tớ gái chậm rải tiến lại góc tường, vén thảm cói trải trên nền nhà 1ên. Môna tái mặt, suýt kêu lên một tiếng kinh ngạc. Nàng nhận ra một ống loa vi âm nhỏ xíu gắn vào chân tường. Bàng hoàng, nàng đưa ngón tay lên môi. Lisa xua tay: - Bà yên tâm. Tôi đã mở giây điện ra rồi.
Lisa kéo ra một sợi giây điện màu vàng, nhỏ lăn tăn. Giây này nối ống loa vào bộ phận ghi âm bí mật. Giọng Môna run run:
- Họ đã ghi hết lời nỏi trong phòng, phải không bà?
Lisa lắc đầu:
- Tôi đã bảo là bà đừng sợ. Việc đầu tiên khi tới đây là tôi lục soát khắp nhà. Phòng nào cũng có hai ống loa ghi âm. 18 ống loa cả thảy. Đường giây được chuyền ra ngoài. Nhân viên Phản gián đang túc trực trong biệt thự kế cận. Tôi đã gỡ hết.
- Thế nào họ cũng biết.
- Họ không biết được đâu. Hằng ngày, tôi chỉ cho họ ghi âm một vài giờ. Vào lúc bà ngủ.
- Không thu được tiếng tôi, họ sẽ ngờ vực.
- Tôi đã lo liệu hết.
- Trời ơi, Lisa đã giả tiếng tôi. Họ khám phá ra thì chết.
Lisa nheo mắt một cách ý nhị. Giọng nói của người nữ tỳ đột nhiên mất vẻ khàn khàn cố hữu. Môna giật mình. Nàng không ngờ Lisa bắt chước giọng nàng giống hệt. Nàng kêu lên:
- Trời ơi, giống quá.
Lisa đặt cái khay xuống bàn:
- Cám ơn bà.
Môna nhìn tận mắt người tớ gái kỳ dị:
- Bà giỏi thật. Thú thật, tôi không ngờ bà có nhiều tài riêng đến thế.
Lisa nắm chặt tay nàng:
- Ở với bà lâu, hì bắt chước giọng nói của bà là chuyện dể ớn như trở bàn tay. Làm nghề này, ai cũng biết bắt chước như tôi. Trong trường, tôi đã học khóa bắt chước âm thanh. Không những bắt chước được giọng nói của bà, tôi còn có thể nói ồ ồ như đàn ông, còn giả tiếng gà gáy, tiếng thú gầm, tiếng kẹt cửa nữa, bà ạ. Bà đừng ngại, họ không biết đâu. Tôi là nữ nhân viên tốt nghiệp ưu hạng về nghệ thuật giả giọng nói. Không cần lâu, chỉ trong 5 phút là tôi bắt chước được giọng nói của bất cứ ai.
Chỉ vào phòng ngủ, Lisa tiếp:
- Bà cần biết rõ vị trí của các ống loa. Trong ấy có 2 cái, cái lớn ở đầu giường, dưới cái nút điện bằng lát-tich, cái nhỏ, sau bàn đêm. Cái thứ ba trong phòng tắm.
Môna ra vẻ chưa hiểu:
- Trong phòng tắm, họ gắn loa làm gì? Không lẽ...
Người tờ gái giải thích:
- Kẻ phụ trách gắn máy ghi âm phải là nhân viên lão luyện. Nếu là kẻ tập sự thì đã tập trung ở phòng khách. Đúng ra, trong phòng tắm, người ta mới có hy vọng nghe lỏm được nhiều chuyện kín đáo. Bà nhớ lại xem! Phụ nữ có thói quen ca hát nghêu ngao dưới hoa sen trong phòng tắm. Những tia nước mát lạnh dội vào đa thịt làm cho con người sảng khoái, muốn thố lộ hết tâm tư giấu kín trong lòng. Tôi đề ý nhiều lần thấy bà hát trong khi tắm. Đôi khi bà lẩm bẩm tên người bạn vừa gặp, hoặc công thức vật lý bà chợt nhớ ra. Vì vậy, gắn ống loa trong phòng tắm lợi hơn gắn ngoài phòng khách.
Môna thở dài:
- Tôi không bằng một phần trăm của bà. Tôi học đã nhiều, song chỉ học những điều vô dụng.
- Bà lầm rồi. Ai cũng khen bà là bộ óc toán học xuất chúng. Bà và tôi khác nhau một trời, một vực.
- Bộ óc của tôi chỉ đáng giá trong phòng thí nghiệm. Ra đời nó không bằng đứa trẻ.
Lisa gạt đi:
- Bà đừng nói thế. Bà quan trọng hơn tôi ngàn lần. Vì vậy, tôi mạo hiểm đến đây, hầu hạ bà và bác sĩ H.
Câu chuyện hồi trưa diễn qua trí Môna như cuộn băng ghi âm. Nàng thừ người, ngắm người tớ gái tài ba và bí mật. Lúc nào Lisa cũng thản nhiên, như không hề có chuyện quan trọng. Lisa thản nhiên đến nỗi cái chết là điều đáng sợ nhất lại trở nên tầm thường, cũng tầm thường như ăn ngủ. Lisa quay lại. Môna cất tiếng:
- Này Lisa, hồi trưa tôi quên khuấy. Máy ghi âm được giấu ở đâu?
Chẳng nói, chẳng rằng, người nữ tỳ tóc bạc non nửa tiến lại cái tủ buyp phê bằng gỗ quý, kê chĩnh chện sát tường. Một bên đựng ly chén, một bên là máy thu thanh kèm máy hát kiểu mới, âm thanh nổi, chế tạo tại Đông Đức.
Lisa mở nắp, để lộ những nút vuông màu trắng dùng để mở máy thu thanh. Đèn trong máy được mở sáng. Lisa giảng nghĩa:
- Loại rađiô này được sản xuất hàng triệu cái, thường được dùng để ghi âm lén lút. Bà nhận thấy cái gì khác trong những cái nút trắng không? Quan sát một phút, Môna lắc đầu:
- Không.
Lisa đáp:
- Đúng thế. Bà không thấy khác, vì lẽ giản dị bề ngoài nó 1à máy thu thanh, như mọi cái được bán trên thị trường. Nó gồm 9 nút: 4 nút tìm luồng sóng, 1 nút tắt, 2 nút mở máy quay đĩa, và sau cùng 2 nút để chọn giọng trầm hay cao. Trong số những nút này, cỏ một nút riêng để đóng mở bộ phận ghi âm.
- Nút nào, hả Lisa?
- Nút quay đĩa. Nút thứ nhất để vặn hifi, nút thứ hai, vặn âm thanh nổi. Nhấn xuống, đèn trong máy bật lên, muốn cho máy ghi âm chạy bà phải kéo cái nút lên, bên dưới có 2 nút nhỏ khác, nút mở màu xanh; đóng màu đỏ. - Tại sao Lisa biết?
- Tôi đã học kỹ phương pháp ghi âm của GRU. Trước ngày nhận công tác, tôi được làm quen với mọi kiểu máy ghi âm trá hình trên thế giới.
- Liệu tôi nói hớ gì không?
- Trong khi bà ngủ, tôi đã gỡ băng nhựa ra nghe lại. Cũng may, bà không hớ.
- Nếu có?
- Gặp trường hợp này, tôi sẽ xóa đi, và thay vào bằng tiếng nói khác.
Người hầu gái chậm chạp rót rượu vào ly. Bộ ly pha lê đắt tiền này được đem theo từ Mạc Tư Khoa. Được lệnh lên đường, hai người chỉ kịp ăn điểm tâm, rồi trèo lên xe hơi riêng, ra phi trường quân sự Vờankôvô. Môna nâng ly vốtka lên môi:
- Cầu trời cho chúng ta được ở gần nhau mãi.
Lisa gật đầu, ra dấu cám ơn.
- Tôi chúc bà hạnh phúc.
Lisa điềm thêm một nụ cười, Lisa phải cười vì sợ Môna đọc được sự thật trong đôi mắt ưu tư.
Theo lệnh trung ương C1A, Lisa không thể tháp tùng Môna. Song Lisa không được phép nói cho nàng biết. Tấn trò lạ lùng này, Lisa phải đóng đến cùng.
Trong khi ấy, có tiếng động ngoài hành lang.
Một người đàn bà tuyệt đẹp bước vào.
o O o
Thành phố đã lên đèn. Chiếc xích lô đạp ì ạch qua những con đường vắng tanh.
Thu Thu đã thuộc lòng tên đường mới ở Hà Nội. Người xa phu đạp qua Ấu trĩ viên. Hồi nhỏ, mẹ nàng thường dắt nàng vào vườn đánh đu, chạy vòng quanh cho đến khi mệt nhoài, nằm thở dưới lùm cây xanh mát. Những buổi trưa nắng gắt, nàng mang dế mèn ra chọi. Ngày nay, Ấu trĩ viên ở gần tòa Thị chính và sở Thuế không còn là khu vườn xinh xắn và thơ mộng nữa.
Ngã năm Hàng Đào bùi ngùi dưới ánh đèn vàng ệch và yếu ớt. Ngày nàng ra đi, đây là địa điểm đông đúc, mỗi đêm cuối tuần chen chân không lọt. Nàng chỉ gặp lại những người đàn ông vội vã, không có thời giờ nhìn nghiêng, để thưởng thức sắc đẹp.
Thu Thu lơ đãng ngắm những tia nước vọt lên tung tóe trong cái bể nước hình tròn. Chuông xe điện leng keng. Nàng cất tiếng:
- Rẽ sang trái.
Nửa giờ sau, nàng gõ giày xuống sàn cho người xa phu dừng lại. Từ nơi Sisumang đậu xe hơi đến giờ, nàng đã thay xích lô hai lần. Nàng sẽ đổi lần thứ ba trước khi đến nhà trọ.
Hoạt động tại ngoại quốc nhiều lần, nàng đã quen với nếp sống tiện nghi trong các khách sạn đắt tiền, khách nhấc điện thoại lên là muốn gì cũng có. Trong thời gian ở Hà Nội, nàng sẽ thiếu thốn mọi bề. Song nàng không thể lấy phòng trong lữ quản Métropole, dành riêng cho cố vấn ngoại quốc, ông Hoàng đã chọn sẵn một nhà trọ ở khuất trong hẽm Phan Bội Châu.
Nàng nói dối với Sisumang là trọ tại lữ quán Hòa Bình. Vì từ khi đáp xuống Gia Lâm, nàng không thể gặp hắn nữa. Không hiểu sao nàng lại nhớ đến khách sạn Hòa Bình, hơn các tên khách sạn khác. Có lẽ vì trong quá khứ, Văn Bình đã trọ trong lữ quán Hòa Bình. Khi về, gặp nàng chàng lắc đầu, le lưỡi:
- Gớm, anh còn sợ đến giờ... Đàn ông như anh mà chịu không nỗi thì đàn bà phải chết… Đọc sách thì đèn không đủ sáng, lại tắt luôn. Nước thì chảy từng giọt vàng khè, khổ chết đi được...
Nàng xin ông Hoàng được tới lữ quán Hòa Bình, song ông Hoàng từ chối:
- Không được. Sau vụ phá phách của Văn Bình, họ đã thay đổi nhân viên. Hiện nay, viên giám đốc là một sĩ quan Phản gián.
Lúc đậu xích lô trước nhà trọ, Thu Thu giật mình, khâm phục ông Hoàng thêm lên. Những điều nàng đọc trong hồ sơ hoàn toàn đúng với thực tế:
"...Trước cửa, có một tấm bảng sơn đỏ dài 3 thước, rộng 0th60, kẻ chữ vàng chói, nhà trọ Viên-chăn. Tường quét vôi trắng, và cánh cửa sơn nâu. Du khách từ Ai Lao tới đều ngụ tại đây. Chủ nhân là người Việt, sống nhiều năm ở Vạn Tượng Hiện nay, y có liên lạc Phản gián Hà Nội...
Tấm bảng sơn đỏ, bức tường trắng, và cánh cửa sơn nâu... đập vào mắt nàng. Thu Thu mỉm cười. Trước phút từ biệt, ông Hoàng nói đùa một câu rí rỏm:
- Bà đừng giận tôi nhé. Nhà trọ này rất bẩn. Song, tôi không thể kiếm nơi nào tốt hơn. Chủ nhân là mật báo viên Phản gián, tuy nhiên bà sẽ được yên trí hoàn toàn. Hắn có yếu điểm: mê đàn bà đẹp. Bà có thể mang điện đài ra sử dụng trước mặt hắn, hắn sẽ không báo cáo với thượng cấp, miễn hồ bà hứa hẹn khôn ngoan với hắn. Bà cẩn thận nhé, vợ hắn ghen vào bậc nhất nhì Hà Nội.
Ông Hoàng nói đúng: nàng suýt lộn mửa khi bước vào căn nhà tranh tối tranh sáng, một mùi khó tả xông lên. Một cô gái mặc áo ngắn màu đà, thứ bờ-lu kín cổ của Trung Cộng, đang chúi mũi vào cuốn tiểu thuyết nhàu nát sau cái bàn mộc la liệt giấy bút và chìa khóa. Không cần lại gần, Thu Thu biết cô gái đang ngốn truyện tình. Nàng đoán ra, nhờ cặp mắt ngước lên ướt đầy tình cảm:
- Thưa... cô lấy phòng?
Thu Thu hiểu rõ thái độ băn khoăn của thiếu nữ. Choáng váng trước nhan sắc của khách, cô gái chưa biết nên kêu nàng là cô hay bà. Thu Thu còn trẻ măng nên cô gái gọi là cô. Nàng đáp:
- Vâng, tôi là Thao My, từ Lào tới. Tôi đã đánh điện trước giữ phòng... Sử qúan Lào đã báo cho ông giám đốc tuần trước...
Thiếu nữ cười:
- À, tôi nhớ ra rồi. Phòng cô trên gác, số 13, ở cuối hành lang. Chúng tôi dành cho cô căn phòng đẹp nhất.
Nghe tiếng 13. Thu Thu cố trấn tĩnh để khỏi thở dài. Như nhiều phụ nữ khác, nàng rất tin dị đoan, dầu trong nghề gián điệp, tin dị đoan là bậy. Nàng vốn ghét con số 13.
- Còn phòng nào khác không cô?
Cô gái trố mắt ngạc nhiên:
- Không. Phòng này đẹp nhất.
Thu Thu lặng lẽ xách va li lên lầu. Hai lần, cô gái khoe phòng 13 đẹp nhất, Thu Thu không thề thố lộ rằng nàng thù con số 13. Con người sống phía sau bức màn sắt không được quyền lựa chọn. Và dĩ nhiên, không được quyền tin dị đoan.
Thang gác xi măng đầy vỏ chuối làm nàng trượt chân, suýt ngã. Thiếu nữ ngồi sau bàn lại gục đầu vào tiểu thuyết, không để ý tới lời phàn nàn của Thu Thu.
Nàng ngậm ngùi nhớ lại những khách sạn tráng lệ nàng đã đi qua. Mỗi khi đàn bà trượt chân, viên quản lý hốt hoảng chạy lại, với hàng chục tiếng xin lỗi ngọt ngào. Ở đó, người ta không muốn khách trọ bận tay, một cái gói nhỏ cũng được bồi phòng cung kính mang hộ. Khách trọ không phải trèo toát mồ hôi, chỉ ngoắt tay... là thang máy mở cửa, một thiếu niên mặc đồng phục sặc sỡ, vẻ mặt khả ái, ấn nút.
Nơi nào cũng nút là nút. Vào phòng, ấn nút máy điều hòa khí hậu sẽ chạy rè rè, ban phát hơi lạnh dễ chịu. Trong phòng tắm, ấn nút, nước nóng chảy ào ào. Ngoài hành lang, ấn nút, chai giải khát hoặc gói thuốc lá thơm, hoặc thỏi sáp môi tròn trịa mạ vàng rực rỡ, tuột ra. Mỗi lần nàng lấy thuốc lá, một đạo quân nam giới ùa lại, sẵn sàng bật lửa...
Trong căn gác trọ xiêu vẹo này, nàng chỉ thấy vẻn vẹn cái giường gỗ tiều tụy, tróc vẹt-ni, cái bàn cáu bẩn, và cái tủ mở ra cót két như con nít nghiến răng trong đêm khuya. Phòng tắm riêng không có, muốn cần nước phải mở cửa ra cuối hành lang, đứng đợi.
Nhún vai, Thu Thu ném vali xuống giường. Văn Bình thường nheo mắt, trề môi mỗi khi ông Hoàng cử chàng ra Hà Nội. Chàng nói với nàng rằng xuống địa ngục còn sướng hơn. Vì ít ra dưới đó còn có đàn bà... Trong khi Hà Nội chẳng có gì hết.
Chương trình hoạt động của nàng gồm nhiều việc. Việc đầu tiên là tới chỗ hẹn. Nàng cúi xuống xem đồng hồ. Giờ này, người ta đang đợi nàng. Nàng khép cửa, lặng lẽ xuống nhà. Lúc nàng đi qua, cô gái vẫn không ngẩng đầu lên. Có lẽ chàng thanh niên đẹp trai trong truyện đang hôn người yêu.
Khí trời buổi tối đượm mùi hoa phượng vĩ hăng hắc. Nàng chợt nhớ ra mùa hè. Mùa hè ờ miền Nam, nàng thường ra bãi biển nằm dài trên cát tắm nắng và ăn cá luộc. Năm ngoái, nàng sống một tuần lễ thần tiên với Văn Bình ở Long Hải. Giờ đây, chàng đã khoác áo cà sa...
Bách bộ trên đường Phan Bội Châu, nàng lóng tai nghe phía sau. Già dặn trong nghề, nàng không bao giờ khinh địch. Dầu chưa bại lộ, nàng vẫn thận trọng.
Đến Cửa Nam, nàng vẫy xích lô. Môna ở trong một biệt thự gần Cửa Đông. Như thường lệ, nàng đổi xích lô nhiều lần.
Người xa phu thứ ba có thân hình ốm yếu, khẳng khiu như từ lâu chưa được ăn no. Nghe hắn thở phì phò, nàng cảm thấy thương hại. Nàng dặn đậu xe cách biệt thự hai trăm thước. Trả tiền xong, nàng băng vào bóng tối. Bỗng người xa phu gọi giật:
- Thưa bà...
Nàng đứng sững lại:
- Gì thế?
Người xa phu lật nón, quạt phe phẩy, tiến lại gần nàng:
- Tôi trông bà quen quá.
Nàng chưa kịp đáp, hắn đã tiếp:
- À, tôi nhớ rồi. Bà ở trong biệt thự quét vôi xám, xế cửa nhà tôi. Bà cho nhiều tiền, tôi không dám nhận.
Nghe nói, Thu Thu giật mình. Trước khi rời nhà trọ, nàng đã lấy sẵn ba tờ bạc năm hào để trả ba cuốc xe từ đường Phan Bội Châu đến Cửa Đông. Năm hào một cuốc là quá đắt. Tuy nhiên, không ai trả lại tiền bao giờ. Trừ phi...
Nàng bèn hỏi:
- Tôi đưa ông bao nhiêu?
- Thưa tờ 5 đồng.
- Ông giữ lấy mà tiêu.
- Không thể được. Vợ tôi biết được tôi lấy tiền của bà thì phiền lắm. Nhờ bà cho thuốc, vợ tôi đã khỏi bệnh.
Thu Thu bắt đầu hiểu. Định mạng éo le đã khiến gã xa phu ở gần biệt thự tạm trú của Môna. Vợ nhuốm bệnh, không mua được thuốc, hắn cầu cứu Môna. Và nàng cho hắn thuốc. Nghĩa là gia đình hắn đã biết Môna quá nhiều, về nhà, hắn sẽ vui miệng thuật lại là ân nhân được hắn chở từ Hàng Đào lên cửa Đông.
Thu Thu tin rằng sở Phản gián đang theo Môna từng giây, từng phút. Tính nhanh nhẩu của gã xa phu sẽ giúp địch phăng ra nàng. Trong buổi đầu tiên ở Hà Nội, nàng không ngờ phải thi hành một quyết định vô cùng tàn nhẫn. Tuy nhiên, nàng chỉ có thể làm tròn công tác, nếu bí mật được bảo vệ. Để bảo vệ bí mật, nàng, đã giết người ở Vạn Tượng...
Nàng nói với người xa phu:
- À, tôi quên mua cái này. Ông đưa tôi ra vườn hoa cửa Nam một lát được không?
Hắn đon đả:
- Mời bà. Vợ tôi đã khỏe. Tôi hẹn nó 9 giờ mới về…
"Hẹn nó 9 giờ mới về"... Thu Thu rùng mình. Nàng đã giết nhiều người, trong số có kẻ thù, và nạn nhân vô tội. Nàng phải giết, nếu không, người ta giết nàng. Lần này, gân tay nàng bỗng run lẩy bẩy. Là đàn bà, nàng hiểu rõ nổi đau khổ của người vợ chờ chồng. Nhiều đêm, Văn Bình đến chậm, nàng phát điên, muốn đập toang bàn ghế cho hả giận. Huống hồ đêm nay, người vợ đáng thương kia sẽ chờ đến sáng... Rồi chờ suốt đêm mai... Chờ đến ngày tắt thở...
Xích lô từ từ đạp qua đường Tuyên Quang tối om. Xa xa vẳng lại tiếng còi xe hỏa từ Hải Phòng về. Thu Thu bặm môi, ngăn giọt lệ trào xuống má. Vì nhiệm vụ, nàng không thể mềm yếu. Nàng bật nói:
- Ông dừng lại đây.
Thu Thu đảo mắt nhìn tứ phía. Một chiếc ZIS đồ sộ vụt qua, đôi mắl đèn pha sáng quắc quét lia lịa trong bóng tối đồng lõa. Ngoài ra, nàng không gặp ai, kề cả bóng dáng quen thuộc của cảnh sát viên, vẫn ngồi trên xe, nàng gọi:
- Này ông.
Hắn cúi đầu, nghe nàng nói. Thu sức lực vào sống bàn tay, nàng phạt thật mạnh vào cổ hắn. Nạn nhân ngã nhào xuống vỉa hè. Nàng bồi thêm một atémi vào yết hầu. Hắn thở hắt ra, rồi nằm lịm. Nàng rút mù soa lau sạch dấu tay trên xe. Nàng rón luôn cái ví tiền lép kẹp của gã đàn ông bất hạnh, cất vào xắc. Nàng cần lấy tiền để lừa công an là gian phi.
Thở dài não nuột, nàng quay về cửa Đông. Lương tâm nàng vừa thêm một tội ác. Song tiếng nói rắn chắc của giáo sư MI-6 lại văng vẳng bên tai nàng:
- Người gián điệp lỗi lạc nhất cũng là người ít lương tâm nhất. Dĩ nhiên khi ngồi một mình, người gián điệp cũng biết vui, biết buồn. Biết yêu, biết ghét như nhân loại thông thường, song khi hành nghề, người gián điệp biến thành bộ máy điện tử không suy nghĩ, không ngần ngại, hoặc biến thành con quái vật uống máu không tanh...
Lúc nàng đến gầm cầu, trời bỗng đổi gió. Những đợt gió lớn từ đê sông Hồng hùng hổ thổi tới. Rồi mưa rơi lấm tấm.
Những giọt mưa mát lạnh ngám vào da thịt Thu Thu. Nàng hơi bực mình vì không mang áo tơi. Trời mùa hạ ở Hà Nội không mưa như ở Sài Gòn nên nàng không để ý.
Nàng rẽ sang trái. Qua gầm cầu là đường vào nội thành, khu vực dành riêng cho cố vấn quân sự ngoại quốc. Biệt thự của Môna nằm khuất sau rặng sấu xum xuê.
Nhìn ngoài, Thu Thu đoán phỏng tòa nhà rộng trên 400 thước vuông. Tường xây kín, cao quá đầu người, nàng phải kiễng chân mới quan sát được bên trong.
Sợ gặp người gác, nàng không tới cổng trước. Vòng ra sau biệt thự, đến chỗ vắng, nàng dừng lại. Mưa vẫn rơi lã chã. Nước mưa luồn vào áo lót mình, làm nàng nhột nhạt như bị mơn trớn dưới bàn tay đàn ông vụng về.
Nàng rún mình bám lấy tường. Đế giày mỏng và êm của nàng đặt xuống thảm cỏ trong vườn, không gây ra tiếng động. Vào được bên trong, nàng ngồi thụp, mắt mở rộng để làm quen với bóng tối. Kể ra, trời còn sớm. Ở Sài Gòn, thiên hạ mới dùng rượu khai vị, chưa ăn cơm. Nhưng ở đây, đêm đã khuya.
Ngoài vườn, không một ánh đèn. Môna đã theo đúng chỉ thị: một ngọn đèn nhỏ, le lói giữa cửa sổ, ngầm bảo rằng Thu Thu có thể xô cửa vào. Thu Thu bước nhanh dưới mưa. Nàng đẩy cửa ngoài hành lang. Rồi cánh cửa vào phòng khách.
Trong căn phòng rộng trang trí sơ sài và lạnh lẽo, hai người đàn bà chờ sẵn. Môna mặc đồ đầm, màu xanh da trời, hình vóc, diện mạo giống nàng như tạc. Lisa đứng bên, đôi mắt trầm tư, như nghĩ đến một kỷ niệm xa xăm.
Thu Thu nhận ngay được Lisa. Hình ảnh và tướng mạo của nữ điệp viên CIA Lisa đã được ghim trong chỉ thị công tác. Nàng biết Lisa là công dân Mỹ, đội lốt nữ tỳ người Nga. Nàng còn biết Lisa là một điệp viên bình tĩnh, gan dạ, già dặn, đủ bản lãnh hoạt động nguy hiểm trong lòng địch.
Nàng vuốt nước mưa trên mặt, rồi nói bằng tiếng Nga:
- Xin lỗi bà, tôi không tìm được địa chỉ. Bà là phu nhân đồng chí đệ tam tham vụ phải không? Câu hỏi này là mật hiệu liên lạc. Lisa khoan thai đáp:
- Bà lầm rồi. Chúng tôi mới đến đây được 9 ngày. Nếu bà muốn, сhúng tôi có thể chỉ bà đến nhà đồng chí đệ nhất tham vụ.
Thu Thu mỉm cười, chìa tay bắt và tự giới thiệu:
- Em là Thu Thu. Bạn trong tổ chức thường gọi là FR. 234.
Môna nghiêng mình:
- Hân hạnh được gặp chị. Chắc chị đã biết em, Môna...
Lisa xen vào:
- Chị ướt hết. Phiền chị vào trong nhà thay áo.
Nghe Lisa nói, Thu Thu sực nhớ y phục của nàng đã ướt sũng. Nàng ngoan ngoãn theo người hầu gái vào phòng ngủ. Nàng ngạc nhiên khi thấy bộ xiêm y màu hồng khả ải được đặt trên giường, thì Lisa giải thích:
- Thấy mưa, tôi đoán chị bị ướt. Vả lại, dầu trời tạnh ráo, chị cũng cần làm quen với áo quần của bác sĩ Môna. Chị bằng lòng vậy, Môna chỉ ưa màu hồng. Chắc chị mặc vừa, vì điện tính cho biết vòng ngực, và vòng mông của chị bằng Môna.
- Trời! Họ chu đáo đến thế ư!
- Hoạt động trong vùng cộng sản, không chu đáo thì mất mạng. Bàn chân chị nhỏ hơn Môna một số, nên tôi đã mua giày riêng cho chị.
- Cảm ơn. Khi nào lên đường?
- Tôi chưa biết. Còn về phía chị?
- Chiều mai, phi cơ quay về Vạn Tượng. Nội sáng mai, tôi sẽ trình giấy tờ, và tới gặp đại diện Mậu Dịch qua quít cho xong chuyện. Theo chương trình, tôi sẽ lưa lại từ ba ngày đến một tuần, nhưng trưa mai tôi sẽ cáo đau, đòi về liền. Môna. dùng căn cước của tôi mà ra phi trường Gia Lâm.. Đến Khang Khay sẽ có người đón. Nhân viên của ta theo Môna về Vạn Tượng. Từ Vạn Tượng, Môna sẽ đáp máy bay riêng, cất cánh ban đêm về Sài Gòn. Nếu không gặp trở ngại, đêm mai Môna sẽ có mặt ở Sài Gòn. Theo chị, có thể gặp trở ngại không?
- Hy vọng là không. Tuy nhiên, tôi không dám đoán chắc.
Trở ra phòng khách, Thu Thu bắt gặp Môna ngồi yên lặng bên chai vót-ka vơi phân nửa. Người Nga thượng lưu thường uống nhiều rượu. Là nhà bác học. quen sống ưu đãi, Môna nghiện rượu như chồng? Nghĩ đến cảnh uống vốt-ka liên miên như Môna, Thu Thu ớn lạnh. Thật ra nàng không phải là tay tập sự trong xã hội lưu linh, song nàng rất ghét vốt-ka.
Bỗng Môna đứng dậy, vẻ sửng sốt hiện đầy trong cặp mắt sáng quắc và đen láy. Trong bộ xiêm y màu hồng tha thướt, Thu Thu giống nàng như đúc. Thu Thu nhoẻn miệng cười. Bâng đuôi mắt, nàng quan sát nhà nữ bác học mà ông Hoàng coi là kỳ tài, khả dĩ đóng góp quan trọng vào công trình phát minh Tia sáng giết người.
Môna rất đẹp. Đẹp vì nàng mang hai giòng máu trong người. Đẹp vì nàng biết cách trang điểm. Thân thể nàng cân đối và rắn chắc, chứng tỏ nàng là môn đệ cuồng tín của thể dục thầm mỹ. Thật không ai ngờ người đẹp như nàng... lại là bộ óc toán học phi phàm. Hoài của… chỉ cần tấm thân quí giá ấy, Môna đủ sống sang trọng, không cần phải là thiên tài vật lý.
Môna hỏi:
- Chị dùng rượu cho ấm nhé?
Thu Thu từ chối. Môna nói:
- Chị đừng quên em là con sâu vốt-ka. Chị không thích, mai kia đóng vai em, chị vẫn phải uống.
Thu Thu ngồi xuống đi-văng:
- Chị yên tâm. Tửu lượng em rất khá.
Môna lại hỏi:
- Mai em đi phải không?
Lisa đáp:
- Thưa bà, vâng.
Môna tỏ vẻ bất mãn:
- Đến phút này Lisa còn giữ thái độ khách sáo nữa ư? Không được Lisa giúp, tôi không có ngày nay. Tôi còn ít tuổi, chỉ đáng làm em út của Lisa thôi.
Lisa đáp:
- Bà đừng câu nệ. Tôi là người hầu gái phải xưng hô cho đúng với chức nghiệp. Dầu Thu Thu là đồng nghiệp, từ nay tôi sẽ gọi là bà.
Môna thở dài:
- Tôi thèm được hoạt động như chị Thu Thu. Sống mãi trong cảnh phẳng lặng, tôi chán muốn chết.
Thu Thu tủm tỉm:
- Cuộc đời gián điệp không đầy thơ và mộng như chị tưởng đâu. Cái chết luôn luôn chực sẵn bên mình. Thú thật với chị, em không biết sống chết lúc nào. Em cũng không được quyền nghĩ đến tình yêu nữa. Chị tốt số hơn em nhiều. Vì chị sắp gặp lại người yêu.
- Người yêu của chị ở đâu?
- Em không có người yêu. Vả lại, nếu có, theo nội quy, em phải nói không.
Ba người lại yên lặng. Mưa rơi lách tách ngoài sân. Giây lâu, Thu Thu ngẫng đầu:
- Em muốn dặn chị một điều. Chị sẽ đi Vạn Tượng với thông hành của em, nữ thương gia Lào tên là Thao My. Giấy chiếu khán do hoàng thân Souphanouvong ký.
- Chữ ký thật hay gỉả?
- Thật trăm phần trăm. Dọc dường, chị phải nói tiếng Pháp. Điều này rất dễ đối với chị, vì chị rất giỏi Pháp ngữ.
Suy nghĩ một phút, Môna hỏi sang chuyện khác:
- Chị có thể cho biết anh ấy hiện ở đâu?
"Anh ấy" là người yêu cua Môna. Thu Thu đáp:
- Cấp trên của em nhờ thưa lại với chị rằng người yêu của chị còn độc thân, song ở đâu thì em không biết. Có lẽ muốn dành một sự ngạc nhiên thích thú cho chị. Vả lại, trong nghề điệp báo, mỗi người chỉ được biết một phần câu chuyện. Thượng cấp không nói rõ, để giữ bí mật.
Môna nói:
- Em hy vọng đó là một sự ngạc nhiên thích thú. Trong tuần này, đêm nào em cũng mơ thấy anh ấy. Nhưng thưa chị, em có cảm tưởng kỳ dị là anh ấy không còn trên cõi thế này nữa. Tuy nhiên, để an ủi, em cố tin vào lời hứa của Lisa và chị. Nếu anh ấy chết, em sống cũng bằng không. Thà em ở lại...
Thu Thu nín lặng. Hơn ai hết, nàng biết rõ tình nhân của Môna đã chết. Có lẽ Môna đã đọc thiên tình sử của Cornelia, thiếu nữ nghiện rượu, và đa cảm, đóng vai trò quan trọng trong vụ Cicéron ở Ankara trong thời chiến. Người yêu của Cornelia cũng không còn nữa 5 …
Lisa đặt tay lên vai nhà nữ bác học Xô Viết:
- Bà đừng quẫn trí. Người yêu của bà đang chờ bà ngày đêm trên đất Mỹ. Bà là nhà khoa học đại tài, có thể giúp ích nhiều cho nhân loại.
Môna thở dài:
- Nhưng bộ óc của tôi chỉ có thể hoạt động nếu được trợ lực bởi trái tim. Dầu sao tôi cũng là đàn bà... Sự thất vọng sẽ làm tôi còm cõi mà chết.
Thu Thu trầm ngâm nhìn những bông hồng đỏ thắm trong bình pha lê trong suốt. Bó hoa rực rỡ như người con gái đôi mươi sẽ tàn tạ nếu trong bình thiếu nước. Môna cần yêu như đóa hoa hồng cần nước.
Thu Thu đã phải lừa Môna. Nói dối tàn nhẫn thật, song nghề gián điệp là nghề nói dối. Nàng đã nói dối với Môna một cách tàn nhẫn như đã hạ sát một cách tàn nhẫn người xa phu vô tội.
Không khí trong phòng trở nên khó thở. Thu Thu lảng sang chuyện khác:
- Chị đoán được sẽ đi đâu không?
Môna đáp:
- Có lẽ tới một trung tâm thí nghiệm bí mật dọc biên giới Hoa-Việt hoặc Lào-Việt. Hồi nhà tôi còn sống, tôi đã được nghe bàn về vấn đề này.
- Tại sao họ không lập trung tâm thí nghiệm trên lãnh thổ Xô Viết?
- Theo em, có 2 lý do. Thứ nhất, trung tâm thí nghiệm này phải ở trong một căn cứ hỏa tiễn xuyên lục địa. Hiệu nay, Nga Xô chưa đủ hỏa tiễn xa tầm để oanh tạc nam bán cầu. Đặt giàn hỏa tiễn trong vùng rừng núi dọc biên giới Hoa-Việt có lợi là rút ngắn được tầm bay của hỏa tiễn, và nhất là giảm bớt được tổn phí. Thứ hai là vấn đề an ninh. Phi cơ trinh sát U-2 và vệ tinh Samốt của Mỹ đã chụp hình lãnh thổ Nga Xô và Trung cộng, và khám phá ra các căn cứ phóng tên đạn xuyên lục địa. Vạn nhất đại chiến nổ bùng, trong giờ đồng hồ đầu tiên, các giàn phóng này sẽ bị Mỹ tiêu diệt, và Mỹ sẽ đại thắng. Vì vậy, trong thời gian qua, Nga Xô đã cấp tốc di chuyển giàn phóng đến các quốc gia chư hầu.
Em có thể đưa thêm lý do thứ ba nữa. Miền biên giới Hoa-Lào, Ноа-Việt. và Hoa-Diến gồm nhiều rừng núi trùng điệp. Các nhà địa chất Xô Viết cho biết tại đó có những cái hang thiên tạo dài hàng chục cây số, ăn ngầm dưới đất. Lập căn cứ hỏa tiễn xuyên lục địa trong hầm núi là chiến thuật hiện nay của Nga, Mỹ… Muốn phá sụp những rặng núi lớn phải dùng loại siêu bom- 50 mêgatôn. Mỹ không dại gì vứt hàng tỷ đô la bom xuống một vùng bao la và hiểm trở.
- Nghĩa là căn cứ này rất quan trọng. Tuy nhiên, tại sao người ta lại mời chị?
- Kể về tài khoa học, em còn thua nhiều người. Song em lại giỏi toán. Xét kỹ, họ dùng em chẳng phải vì tài toán học mà chính vì nguyên nhân khác. Hẳn chị đã biết chồng em là một trong số rất ít nhà bác học trên hoàn vũ chuyên nghiên cứu Tia sáng giết người. Chồng em sắp phát minh được phương pháp dùng tia laser để đốt chảy hỏa tiễn thành than trên không gian thì đột nhiên từ trần.
Môna ngừng bặt, Nàng không yêu bác sĩ H., song nàng vẫn buồn rầu khi gợi lại dĩ vãng. Đang lau chén, Lisa cũng đứng lặng một giây.
Không biết vì Lisa đóng kịch xúc động, hay đã xúc động thật sự. Hơn ai hết, người nữ tỳ kiêm nhân viên CIA đã đóng vai tuồng kinh khủng trong cái chết của bảc sĩ H.
Đêm ấy, trời cũng mưa rỉ rả như đêm nay. Duy khác một điều là mưa ở Mạc Tư Khoa pha lẫn tuyết trắng lạnh lùng, như muốn cắt da thịt. Phòng thí nghiệm của bác sĩ H. được gắn lò sưởi điện, hơi ấm tỏa ra dịu dàng. Nhà bác học Xô Viết hấp tấp xô cửa bước ra, nụ cười hãnh diện pha lẫn bí mật nở trên môi.
Bác sĩ H. làm việc rất nhiều. Ngoài thời giờ tại cơ quan, ông còn chúi đầu trên chai lọ ở nhà riêng. Công việc bận bịu làm ông sao lãng Môna, mặc dầu ông yêu nàng tha thiết, có lẽ vì tâm trí ông chỉ tập trung vào Tia sáng giết người.
Đêm ấy, ông chạy vội vào phòng ngủ, gọi lớn:
- Môna? Môna đâu?
Môna còn miệt mài trong hí viện. Thật ra, nàng không ưa thú tiêu khiển sân khấu. Chẳng qua nàng không thể mỗi đêm thao thức chờ chồng đến 4, 5 giờ sáng. Mệt nhoài, bác sĩ H. chỉ trèo lên giường, quay mặt vào tường rồi ngủ mê mệt, không cỏ thời giờ trò chuyện và mơn trớn vợ. Nàng còn trẻ, cần trò chuyện và mơn trớn trước khi ngủ. Nàng đành phải la cà vào rạp hát, và hộp đêm đến khuya, sánh vai những người đàn ông lạ, đẹp trai, khỏe mạnh, lịch thiệp cùng lứa tuổi thơ mộng như nàng.
- Môna?
Không thấy vợ, bác sĩ H. quay ra gọi người hầu gái đang lúi húi pha cốc tay ở phỏng bên.
Mỗi đêm, Môna thường uống những ly rượu lớn sau khi về nhà. Như người mất trí, bác sĩ H. nói tíu tít:
- Lisa, Lisa ơi, sung sướng quá, trời ơi, tôi tìm ra rồi.
Người nữ tỳ thừa hiểu bác sĩ nói gì. Từ lâu, Lisa vẫn chờ đợi giây phút quan trọng độc nhất vô nhị này. Nhà khoa học phi thường Xô Viết đang chế tạo một con thuyền vũ trụ, trang bị nhiều tấm gương đặc biệt, hút ánh sáng mặt trời để biến thành Tia sáng giết người, có thể đốt cháy một lục địa trong chớp mắt.
Lisa cố giữ nét mặt điềm tĩnh:
- Thưa bác sĩ đã tìm ra được gì?
Bác sĩ H. reo lên như đứa trẻ được quà:
- Tia sáng giết người! Tia sáng giết người vô tiền khoáng hậu! Tôi là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra vũ khí tuyệt đối. Siêu bom nguyên tử và khinh khí đã trở thành vô dụng.
Lisa cười tươi như hoa:
- Sung sướng quá! Tôi xin chia vui với bác sĩ.
Ngbe nói, bác sĩ H. sa sầm nét mặt. Ông đứng ngơ ngẩn giây lâu rồi nói:
- Lisa vào trong này với tôi.
Người tớ gái run run bước vào phòng thí nghiệm chứa đầy chai lọ, và máy móc tinh xảo, nồng nặc mùi hóa chất kỳ dị. Nhìn tận mắt Lisa, bác sĩ H. nói, mặt tái mét:
- Tôi sợ lắm, Lisa ạ.
Lisa giả vờ ngạc nhiên:
- Bác sĩ sợ ai? Bác sĩ H. lắc đầu:
- Tôi không sợ ai, mà là sợ chính mình, sợ lương tâm của chính mình. Tia sáng giết người có thể thay đổi cục diện thế giới. Từ xưa đến nay không ai dám cho con nít chơi dao sắc. Không ai dám giao bom nguyên tử cho người điên. Lisa ơi, tôi sợ nhân loại tan tành vì hậu quả của phát minh ghê gớm này mất thôi.
- Trời ơi!
- Tôi đã tìm ra công thức cuối cùng, công thức quan hệ nhất để hoàn thành phi thuyền không gian chở Tia sáng giết người. Song tôi không dám viết lên giấy.
- Tại sao?
- Tôi chán ngấy sự chém giết lắm rồi. Phi công thả bom nguyên tử xuống đất Nhật đã phải vào dưỡng trí viện. Khi ấy, chỉ có 100.000 người thiệt mạng. Với Tia sáng giết người, số thương vong có thể lên tới hàng triệu, hàng trăm triệu, trái đất này sẽ biến thành sa mạc cháy bỏng trong nbiều thế kỷ, cây cối, thú vật đều chết hết. Những người còn sống sẽ trở lại thời tiền sử, ăn lông ở lỗ. Lisa ơi, tôi chỉ là nhà khoa học thuần túy. Tôi thèm khát sự phát minh, song tôi không muốn kết quả của tôi được dùng vào mục đích chiến tranh. Lisa? Lisa?
- Thưa, bác sĩ cần gì?
- Không. Xin lỗi Lisa. Lisa nghĩ thế nào? Dầu sao Lisa cũng là người đồng hương với tôi. Lisa giúp việc tôi đã lâu, tôi coi như người thân, như em gái ruột thịt của tôi.
Вáс sĩ H đinh ninh Lisa là người bạn nhỏ cùng tỉnh. Lisa thực thụ là bạn đồng hương của bác sĩ H., song đã nằm yên dưới ba tấc đất từ lâu. Lisa thực thụ đã bị CIA hạ sát, bí mật vùi xác tại ngoại ô Mạc Tư Khoa, và Lisa giả hiệu thản nhiên xách va-li đến nhà bác sĩ H.
Như con mèo vồ chuột, Lisa rình rập một cách kiên nhẫn. Thời khắc quyết định đã tới. Lisa hỏi liều:
- Tại sao bác sĩ không bỏ trốn?
Bác sĩ H. trợn tròn mắt:
- Bỏ trốn? Trốn ai? Trốn đi đâu?
Giọng Lisa vẫn điềm đạm:
- Trốn khỏi Mạc Tư Khoa, để phát minh của bác sĩ không lọt vào tay chính phủ Xô Viết.
Bác sĩ H. giật mình:
- Không thể được. Tôi không thể rời bỏ quê hương. Tại sao Lisa lại khuyên tôi làm bậy?
Lisa chột dạ. Kế hoạch thứ nhất của C1A, kế hoạch thuyết phục, đã thất bại. Tuy nhiên, Lisa không thể lùi được nữa. Còn nước còn tát, Lisa cố giải thích:
- Tôi đâu dám yêu cầu bác sĩ làm việc phi pháp. Sở dĩ tôi góp ý, vì nhận thấy bác sĩ không thể sống yên ổn ở Liên Xô nếu không thông báo kết quả của cuộc thí nghiệm cho chính phủ bỉết.
- Lisa nói đúng. Mật vụ KGB sẽ gây chuyện khó dễ. Song tôi bị du vào thế kẹt. Tiến thoái lưỡug nan. Lisa ạ. Lisa nghĩ sao?
- Quyền quyết định tùy ở bác sĩ.
- Lisa muốn tôi đi đâu?
- Tôi không dám đưa ý kiến, sợ bác sĩ hiểu lầm.
- Lisa cứ nói. Nếu không tán thành, tôi sẽ giữ kín.
Đánh lá bài chót, người nữ tỳ đề nghị bằng giọng nói dõng dạc:
- Chẳng hạn, bác sĩ qua Mỹ.
Bác sĩ H. vùng đứng dậy, mặt đỏ gay như say nắng:
- Trời ai, Lisa hiểu lầm về tôi. Tôi là đảng viên cộng sản trung kiên. Tôi không được quyền phản bội Tổ quốc.
Nhà khoa học Xô viết không hiểu rằng lời nói cương quyết ấy là bản án tử hỉnh. Trung ương CIA đã đề ra cho Lisa 3 kế hoạch: thứ nhất, là cố gắng thuyết phục để đưa bác sĩ ra khỏi bức màn sắt; thứ hai, nếu thất bại trong nỗ lực thuyết phục thì tìm cách đoạt tài liệu; thứ ba. nếu không đoạt được tài liệu, phải hạ sát. Hạ sát một cách khéo léo, kín đáo, hầu che mắt Phản gián Xô Viết.
Lisa nói giọng run run:
- Xin bác sĩ tha lỗi. Tôi lỡ lời.
Bác sĩ H. nín lặng không nói nửa lời. Lệ thườg, bác sĩ H. dùng sự nín lặng để tỏ vẻ phản đối và tức giận. Người hầu gái chậm chạp xuống bếp. Nội vụ đã tới giai đoạn quyết liệt: sớm muộn, bác sĩ H. sẽ báo cáo với KGB. Dầu bác sĩ H. cố tình bỏ qua, Lisa cũng phải thi hành kế hoạch thứ ba.
Hai phút sau, Lisa đã thủ trong tay ống xơ ranh đựng thuốc tiêm đặc biệt. Loại xơ-ranh này được gắn ở đầu một cây kim ngắn. Đặt vào da, bấm nút ở gần cây kim, một thứ thuốc màu sữa loãng sẽ thấm qua lỗ chân lông vào máu. Nạn nhân bị mê man, mạch máu dẫn lên óc sẽ đông đặc. Nghẽn máu, nạn nhân sẽ chết trong vòng 30 giây. Luật y khám nghiệm sẽ kết luận là chết vì bệnh tim.
Thấy Lisa mở cửa, không gõ cửa xin phép như thường lệ, bác sĩ H. vụt hỏi:
- Kìa Lisa, Lisa vào trong này làm gì?
Người hầu gái ngẩng đầu lên:
- Bác sĩ vừa gọi tôi.
Bác sĩ H. há miệng toan đáp không thì nhanh như cắt người tớ gái thường ngày chậm chạp đã tiến tới, vung cánh tay gầy ốm lên. Nạn nhân chưa hiểu gì thì Lisa đã dí ống xơ-ranh vào cổ. Trong nháy mắt, bác sĩ H. xây xẩm mặt mày, rồi loạng choạng ngã xuống.
Thế là xong. Lisa gọi giây nói cho bệnh viện trung uơng Mạc Tư Khoa. Suốt đêm, bác sĩ H. mê man trên giường bệnh, mặc dầu các y sĩ tài ba nhất Nga Xô được triệu tới săn sóc.
Sáng hôm sau nạn nhân tắt thở một cách êm ả. Lúc bác sĩ H. từ trần, Môna ngồi bên. Nàng nhìn người nữ tỳ bằng cặp mắt lạ lùng. Dường như nàng muốn nói một điều quan trọng, song lại lặng thinh.
Đêm nay, đối diện Thu Thu, nàng cũng có luồng nhỡn tuyến lạ lùng ấy. Thu Thu cất tiếng để thay đối bầu không khí ngột ngạt:
- Chị biết nhiều về Tia sáng giẽt người không?
Môna nâng ly rượu sủi bọt lên môi:
- Thú thật, em biết rất ít. Tuy nhỉên, nếu có thời giờ rộng rãi, và cộng sự viên chuyên môn một bên, em có thể nhớ lại công cuộc nghiên cứu bỏ dở. Chắc chị đã biết trên nguyên tắc nước nào cũng nghiên cứu tia sáng giết người. Liên Xô và Hoa Kỳ đã sử dụng tia laser nhưng chưa đến trình độ biến laser thành tia sáng giết người. Muốn thu đủ ánh sáng mặt trời để đốt cháy một vùng đất rộng rãi, người ta phải chế ra nhiều tấm gương lớn, điều khó thể thực hiện trên thực tế. Vì kỹ thuật hỏa tiễn hiện nay chưa thể phóng được một khối dụng cụ khổng lồ lên thượng tầng vũ trụ. Chồng em đã thành công trong việc thu nhỏ bộ máy thu tia sáng mặt trời bên trong phi thuyền không gian, nhỏ hơn phi thuyền Phương Đông mà Liên Xô bắn phi hành gia Titốp lên quỹ dạo. Lệ thường, chồng em vẫn bàn bạc với em mỗi khi gặp vấn đề gay go. Và em thường làm giùm những con toán khó.
Thu Thu đứng dậy, giọng lo lắng:
- Nếu em không lầm, người ta vẫn chưa hoàn toàn tin chị.
Môna gật đầu:
- Chị nói đúng. Người ta còn ngờ vực em. Ngờ vực là phải vì em là người Trung Hoa, theo quốc tịch Xô Viết. Trước khi cho phép em rời Liên Xô. KGB đã bắt em thử máy khám phá nói dối nhiều lần. Nhờ em mua chuộc được Ivan nên thoát nạn.
- Ivan?
Lisa xen vào:
- Vâng. Ivan cán bộ trung ương KGB.
Môna lại ngồi im, bâng khuâng nhìn bình hoa hồng. Đột nhiên, nàng quay lại phía Thu Thu:
- Em sợ bại lộ lắm.
Thu Thu an ủi:
- Chị yên tâm.
- Chị ơi, em gắng bình tĩnh không được. Người ta đã gắn loa ghi âm trong phòng em.
Thu Thu mỉm cười:
- Gắn loa ghi âm là thủ tục thông thường của Phản gián đối với một nhân vật quan trọng như chị. Dầu sao, em sẽ thu xếp an toàn cho chị. Thôi, đêm nay chúc chị ngủ ngon, và dệt thật nhiều mộng đẹp. Ý trung nhân của chị ở phương xa chắc cũng nghĩ đến chị đêm nay.
Không cho Môna có thời giờ trả lời, Thu Thư nói với Lisa:
- Bộ áo của tôi chắc đã hong khô. Tôi xin phép được về nhà trọ.
Nhìn đồng hồ tay, Lisa nói:
- Gần 12 giờ. Giờ này, đầu đường cửa Đông, binh sĩ gác đầy. Xích lô cũng hết.
Thu Thu nhún vai:
- Để tôi đi bộ cho mát.
Lisa gạt đi:
- Không được. Chị rất giống Môna. Môna không khi nào đi bộ ra khỏi nhà. Chị yên tâm, tôi sẽ lái xe đưa chị về khách sạn. Môna và tôi ngồi băng trước, chị nằm phía sau. Lính gác ngoài đường, không thể nhìn thấy. Xe Tchaika rất rộng.
Môna reo lên:
- Thích quá. Đến Hà Nội đã lâu mà thỉnh thoảng mới được Lisa cho đi dạo mát ban đêm.
Lisa giọng nghiêm ngbị:
- Xin lỗi bà. Lẽ ra tuần trước tôi không dẫn bà đi vì bà còn mệt. Sở dĩ phải đi nhiều lần là để bọn gác quen lệ. Nếu không đêm nay thấy tôi lái xe cho bà họ sẽ báo cáo với sở Phản gián.
Người hầu gái tắt đèn ngoài hiên. Khu vườn rộng rãi chìm vào bóng tối dày đặc. Ga-ra là một căn nhà lợp tôn, bên trong có 2 cái xe. Thấp thoáng là chiếc xe ngựa và một chiếc Tchaika đồ sộ sơn đen.
Nhanh nhẹn, nàng mở cửa sau trèo vào, nằm dán xuống sàn xe. Lisa tra chìa khỏa vào công tắc. Chiếc Tchaika cồng kềnh rung lên nhè nhẹ, rồi từ từ lùi ra khỏi ga-ra.
Lisa lái ra đường. Trận mưa đã tạnh. Gió sông Hồng quạt vù vù. Chạy được một quãng ngắn, xe bỗng dừng lại. Thu Thu nghe tiếng một người Nga, oang oang:
- Chào Bác sĩ. Chào Lisa.
Tiếng Lisa:
- Không dám. Chào trung úy.
Tiếng viên trung úy Xô Viết:
- Bác sĩ và Lisa đi hóng gió ư? Để tôi dặn xe dip vô tuyến theo sau, đề phòng bất trắc.
Lisa cười ròn rã:
- Trung úy lo xa quá. Hà Nội là thành phố an ninh tuyệt đối. Vả lại, biện pháp hộ tống chỉ cần thiết khi bác sĩ ra ngoại ô. Tôi chỉ lái đưa bác sĩ ra bờ sông một lát rồi về liền.
Thu Thu nghe tiếng viên trung úy mỗi lúc một gần. Hắn cầm nắm cửa sau định giật ra. May sao nàng đã khóa bên trong. Giọng hắn vẫn chát chúa:
- Phiền Lisa cho tôi coi trong xe và thùng sau.
Môna vẻ mặt cáu kỉnh:
- Ai cho phép trung úy khám xe tôi?
Vièn trung úy nghiêng đầu:
- Thưa, đó là lệnh trên.
Môna gắt:
- Lệnh của ai, tôi không cần biết. Vả lại, thượng cấp của trung úy không thề ra lệnh cho tôi. Trung ương Đảng và Chính phủ đưa tôi sang đây, tạm nghỉ một thời gian, trước khi lên đường lãnh công tác đặc biệt. Tôi là thượng khách, không phải tù nhân. Nếu trung úy đụng vào xe tôi, sẽ đừng trách tôi nóng nẩy. Trung úy đừng quên, tôi luôn luôn mang súng bên mình.
Viên trung úy đấu dịu:
- Thưa bác sĩ, tôi không dám xúc phạm đến bác sĩ. Có điều gì sơ xuất, xin bác sĩ tha lỗi. Sở dĩ tôi muốn khám xét, vì sợ gián điệp địch ẩn núp trong xe, chờ cơ hội thuận tiện.
Môna cười nhạt:
- Hừ, trung úy làm như gián điệp địch nhỏ bằng con kiến.
Trong khi ấy, trống ngực Thu Thu đập nhanh. Nàng có cảm tưởng mọi người nghe rõ trống ngực thình thịch của nàng. Nàng dán mình sát nền xe, cố gắng thu nhỏ lại, tránh tầm mắt soi mói của toán quân nhân Xô viết. Lisa lên tiếng, ôn tồn:
- Trung úy lo xa rất đúng. Song trước khi rời nhà xe, tôi đã đích thân kiểm soát chu đáo.
Viên trung úy nâng tay ngang mũ chào:
- Vâng, tôi không cần xét nữa. Kính chào bác sĩ. Chào Lisa.
Chiếc Tchaika bon bon trên đường nhựa ướt át. Môna nói vọng ra băng sau:
- Hú vía. Nếu hắn nằng nặc đòi khám xe thì nguy to. Em không biết hậu quả ra sao nữa.
Lisa không nói nửa lời. Người tớ gái còn bận nhìn vào kính chiếu hậu.
Xe hơi ra đến Hàng Da. Lisa thở dài:
- Phiền thật. Xe vô tuyến đang lẽo đẽo theo sau.
Thu Thu nhỏm dậy, tay bấu lấy băng trước. Môna giọng đầy băn khoăn:
- Chúng mình đối phó cách nào?
Lisa lẳng lặng đạp lút ga. Chiếc Tchaika to lớn lồng lên như con cọp gấm bị đạn. Thu Thu liếc nhìn đồng hồ tốc độ. Lisa quả là tài xế có tài. Đôi mắt kèm nhèm của Lisa lại thấy rõ phía trước hơn người thường. Trong giây phút, chiếc xe cực mạnh đã nuốt đường ngấu nghiến trên 150 cây số một giờ. Ngày trước, chắc Lisa đã tốt nghiệp lớp lái xe đặc biệt của Ban hành động CIA.
Thân cây cao ngất, nhà cửa san sát, rủ nhau chạy lùi vun vút. Gió sông phần phật thổi tung mái tóc mềm của Thu Thu. Xe ra đến đê sông Hồng. Con đường trước mặt tối om. Thu Thu chỉ thấy hai lùm đèn pha màu vàng. Nàng hỏi Lisa:
- Họ dùng hồng ngoại tuyến phải không?
Lisa đáp:
- Có lẽ. Bằng chứng là họ không cần mở đèn mà vẫn theo kịp xe mình. Tuy nhiên, 5 phút nữa, tôi sẽ cho họ ăn bụi. Chị chuẩn bị xong chưa?
- Rồi.
- Tôi sẽ quay ra khu Hàng Cỏ. Đến góc đường Phan Bội Châu, tôi lái chậm cho chị nhảy xuống. Dầu lái chậm cũng phải 60 cây số một giờ. Tôi tin là chị đã nhảy xe thành thạo. Chị nhớ nhảy xuống vệ đường. Cỏ ở đấy rất dầy. Nhảy ra ngoài có thể gẫy xương.
Môna xen vào:
- Trời ơi, xe chạy nhanh 60 cây số một giờ thì nhảy sao được?
- Chị khỏi lo. Em nhảy xe rất thạo.
Lisa nói:
- Nơi ấy là ngã tư thước thợ, tôi sẽ bớt ga, quẹo vào, chị nhảy liền, khỏi cần đóng cửa. Bị bức tường che khuất, họ đi sau 100 thước không thể nhìn thấy.
Tốc độ tăng thêm. 3 phút sau, Lisa nói:
- Sắp đến rồi.
Thu Thu mở hé cửa sau. Nàng nghe bố thắng nghiến ken két. Chiếc Tchaika bất kham đang phóng như điên bỗng bị kềm lại ở ngã tư. Thu Thu mở toang cửa. Trong một phần trăm tích tắc, nàng nhận ra lề đường cỏ mọc um tùm. Nàng băng mình sang bên phải.
Nhảy xe không phải là việc ai cũng làm được. Thu Thu đã được huấn luyện chu đáo về môn này trong trường quân báo Anh Quốc. Người nhảy phải tính toán tốc độ của xe, rồi tung ra phía trước. Hạ xuống đất phải đập mạnh tay theo thế ngã của nhu đạo. Nhờ găng da khá dầy và thảm cỏ êm, nàng không bị mảnh chai đâm chảy máu.
Nàng chỉ kịp lăn tròn vào hàng rào thì một chiếc díp vun vút lái tới. Người trong xe lố nhố. Qua ngã tư, tài хế vẫn vô tình phóng nhanh.
Đợi toán lính mất hút sau con đường rẽ sang Cửa Nam, nàng mới lồm cồm bò dậy. Từ đây về lữ quán chỉ còn một quãng đường ngắn. Trong 5 phút, nàng sẽ về tới phòng trọ, tự do ngả lưng xuống giường, ngủ say sưa đến sáng. Chiều mai, công việc xong xuôi, Môna lên phi cơ về Vạn Tượng. Thu Thu sẽ nghiễm nhiên thành Môna. Bác sĩ Môna, vợ góa son trẻ của nhà khoa học đại tài Xô Viết...
Thu Thu tủm tỉm cười một mình. Hồi nhỏ, nàng rất dốt toán. Mỗi khi làm tính nhân, hay tính chia, nữ sinh Phan Thị Vĩnh Mỹ đều phải thử đi, thử lại ba bốn lần mà vẫn... sai. Ngờ đâu cô bé đứng bét về môn toán trong trường lại phải đóng trò thiên tài toán học nguyên tử. Đành rằng ông Hoàng đã nhồi vào óc nàng hàng tá sách vở khoa học, và nhớ trí thông minh nàng đã thuộc làu mớ kiến thức sơ đẳng, song số vốn nông cạn của nàng không thể đánh lừa những nhà bác học lỗi lạc, đồng nghiệp của Môna.
Thu Thu thốt cười to lên. Bỗng nàng giật mình đánh thót. Máu trong huyết quản nàng như bị đông cứng. Tia đèn bấm sáng quắc chiếu vào mặt nàng.
Chú thích
1. Dụng cụ phát quang lạ lùng này được phát minh đầu năm 1960 bởi bác sĩ Charles H. Townes (Hoa Kỳ. Trong vòng 2/1000 giây đồng hồ, nó có thể đục lỗ qua một viên kim cương. Ngày 9-5-1962, dụng cụ này được dùng lần đầu, gọi là maser (viết tắt của molecular amplification by stimulated emission of radiation) hoặc laser (viết tắt của light amplification by stimulated radio emission). Bộ tiểu thuyết này được viết ngay sau khi tia sáng laser được phát minh. Hiện nay, laser được sử dụng vào mục đích quốc phònq ở Hoa Kỳ và Nga Xô. Laser cũng được sử dụng trong công kỹ nghệ tân tiến.
2. Nhiệt độ trên mặt trời (cách Trái đất gần 93 triệu cây số) là 6.00 độ, tuy nhiên nhiệt độ trong lòng mặt trời lên tới 13.000.000 độ. Gấp 10.000 sức nóng mặt trời, ngĩa là 60 triệu độ. Trong khi ấy, trung tâm một trái bom khinh khí đang nổ có thể tới 300 hoặc 400 triệu độ. Tại Viện Nguyên tử năng Kurchatov (Nga Xô), người ta đã đạt nhiệt độ cao nhất từ xưa đến nay trong phòng thí nghiệm là 40 triệu độ (ngày 27-4-1963)
3. Tung ten (tungsten) hoặc Wolfram, một thứ kim khí được hai anh em người Tây Ban Nha Juan José và Fausto d’Ethuyar tìm ra năm 1783, chảy thành nước khi được đun tới 3.380 độ. Kim khí khó chảy nhất là tantalium carbide và hafnium carbide cũng tan thành nước ở 6.000 độ, trong khi tia laser đốt nóng tới 60 triệu độ. Bởi vậy tia sáng laser chiếu đến đâu là tan ra tro bụi đến đấy. Ngoài tia nóng laser, khoa học mới chế được ngọn lửa nóng nhất là 4.000 độ, gọi là lửa oxy-ziconium. Ngọn lửa đèn xì chỉ nóng tới 3.200 độ mà thôi.
4. Tức là Bakov và Prouskaroff, hai nhà bác học Xô Viết chuyên về tia sáng giết người. Công cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được giao cho công ty điện thoại Bell.
5. Cicéron là vụ gián điệp lý thú và quan trọng trong Thế chiến thứ hai. Elyesa Bazna, bồi phòng của ông đại sứ Anh tại Ankara, mở trộm tủ két của sứ quán, chụp tài liệu bán cho Moyzisch, đại diện mật vụ Đức. Phản gián Anh-Mỹ bèn đưa Cornelia Kapp vào làm thư ký cho Mogzisch trong sứ quán Đức. Tuy là người Đức, Cornelia phục vụ cho Anh- Mỹ, vì yêu một thanh niên Mỹ. Đến khi nàng về Mỹ thì chàng thanh niên đã chết. Nàng đám ra tuyệt vọng và mất trí.
Tia Sáng Giết Người Tia Sáng Giết Người - Người Thứ Tám Tia Sáng Giết Người