TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Franz Kafka
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: sach123
Upload bìa: sach123
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2689 / 107
Cập nhật: 2019-05-14 10:20:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ay mắn là vẫn còn những ngoại lệ, nhất là những khi bố âm thầm chịukhổ, kiên cường đối mặt và gắng sức vượt qua mọi thử thách bằng tình thương và lòng nhân từ. Đó chỉ là những ngoại lệ hi hữu thôi, nhưng nó thật tuyệt vời. Như những trưa hè nóng nực năm xưa, sau bữa ăn, bố đặt lưng nằm nghỉ, đầu tựa lên tay, và con đứng nhìn bố ngủ. Hay như những chủ nhật bố mệt nhoài đến với chúng con trong tươi rói nắng hè. Hay lần mẹ ốm nặng, bố run run vịn chặt vào giá sách để khỏi bật khóc. Hay như lần con bị ốm vừa rồi, bố lặng lẽ đến với con trong phòng em Ottla và dừng lại ngoài chiếu nghỉ, chỉ ghé đầu nhìn vào và khẽ giơ tay làm hiệu vì muốn giữ yên tĩnh cho con. Những lần ấy, ta đã gục đầu xuống giường mà khóc vì hạnh phúc, và giờ đây khi viết, hai mắt ta lại nhòe lệ.
Bố còn có một nụ cười thật đẹp, thật hiếm gặp, một nụ cười thầm lặng, mãn nguyện, hiền từ, khiến cho bất kì ai được trao tặng đều cảm thấy hạnh phúc. Con không nhớ ngày bé đã khi nào mình được trực tiếp trao tặng nụ cười ấy chưa, nhưng chắc là phải có, bởi chẳng có lí do gì bố lại từ chối trao nụ cười ấy cho con, nhất là ngày đó trong mắt bố con còn là đứa bé ngây thơ và là niềm hi vọng lớn của bố. Nhưng có điều, theo thời gian, những ấn tượng vui vẻ ấy đã chẳng giúp ích gì ngoài việc làm nặng thêm cảm giác tội lỗi trong con và khiến con thấy thế giới càng thêm khó hiểu.
Thôi, con cứ nói những chuyện cụ thể, những chuyện cứ lặp đi lặp lại thì hơn. Để có thể khẳng định mình một chút trước bố, một phần có lẽ cũng là cách để trả thù, chẳng bao lâu con đã tìm cách săm soi, nhặt nhạnh và phóng đại những chuyện nực cười vặt vãnh của bố. Ví dụ, bố rất dễ bị choáng ngợp trước những người tưởng chừng có địa vị cao hơn bố và không ngừng kể về họ, như về một ông ủy viên hội đồng hoàng gia nào đó, hay đại loại thế. (Mặt khác, những chuyện này cũng làm con thấy đau khổ, vì tại sao bố của con lại nghĩ rằng mình cần những ghi nhận giá trị vớ vẩn ấy, mà còn làm ra vẻ quan trọng hóa nữa.) Hay con quan sát sở thích nói những câu pha trò khiếm nhã của bố, mà phải nói to hết mức, rồi bố cười khoái chí như thể mình vừa nói ra điều gì đó đặc biệt sắc sảo, trong khi đó thực ra chỉ là những chuyện khiếm nhã tầm phào, vặt vãnh. (Đồng thời trong con lại xuất hiện cảm giác về sự tràn trề sinh lực đáng xấu hổ của bố.) Dĩ nhiên đã có vô khối những quan sát kiểu đó; chúng làm con sung sướng, chúng khiến con âm ỉ khoái trá. Đôi khi bố cũng nhận ra điều đó, bố giận giữ, cho rằng đó là biểu hiện của sự ác ý và bất kính. Nhưng bố hãy tin con, đối với con, đó chẳng qua chỉ là một cách tự vệ vô dụng, giống như khi ta kể những chuyện phiếm về thánh thần và vua chúa vậy, những chuyện phiếm không chỉ biểu hiện lòng kính cẩn sâu đậm nhất nơi ta, mà thậm chí chúng còn thuộc về lòng kính cẩn ấy.
Có điều bố, vì cùng ở hoàn cảnh tương tự như con, cũng tìm một cách gì đó để tự vệ. Bố thường ám chỉ rằng, con đã được sung sướng quá đáng như thế nào và được chăm sóc tốt ra sao. Điều đó thì đúng, nhưng con không nghĩ rằng nó thực sự giúp ích gì cho con ở hoàn cảnh ấy.
Đúng là mẹ đã luôn tốt hết mực với con. Nhưng đối với con thì tất cả điều đó đều nằm trong mối quan hệ với bố, một quan hệ không tốt đẹp. Trong cuộc săn đuổi này, mẹ đã vô tình đóng vai trò chất xúc tác. Nếu phương pháp giáo dục của bố, trong trường hợp thật khó tin nào đó, khiến con vì dằn dỗi, chống đối hay thậm chí căm ghét bố đến mức dám tách ra sống độc lập, thì mẹ lại đứng ra để cân bằng lại, bằng lòng tốt, bằng trò chuyện phải trái, bằng cầu xin... (trong sự hỗn mang của tuổi thơ con, mẹ là hình mẫu của lí trí), và thế là con lại quay về trong vòng ảnh hưởng của bố, cái vòng mà -sẽ là điều tốt đẹp hơn cho cả bố và con - lẽ ra con đã thoát ra được. Hoặc là thế này: không có sự làm lành thực sự nào cả, mà mẹ chỉ ngấm ngầm bảo vệ con trước bố, ngấm ngầm đưa cho con cái này, ngấm ngầm cho phép con được làm cái kia, và thế là mỗi khi đứng trước bố, con lại hiện nguyên hình là đứa dị ứng ánh sáng, đứa dối trá, đứa mặc cảm tội lỗi, đứa luôn thấy mình là con số không, đến nỗi ngay cả khi nó muốn có thứ mà nó cho rằng mình đương nhiên có quyền được hưởng cũng phải tìm cách lén lút. Tất nhiên, dần dà con cũng quen, rồi con sẽ tìm cách lén lút để có được những thứ mà mình biết rằng mình không có quyền được hưởng. Thế là cảm giác tội lỗi lại càng lớn thêm.
Cũng đúng là bố chưa một lần thực sự đánh con. Nhưng tiếng bố thét, mặt bố đỏ tía lên, bố hối hả tháo thắt lưng da, rồi bố luôn bày sẵn nó trên thành ghế, khiến con gần như hết chịu nổi. Như thể ta bị sửa soạn để treo cổ. Thà là ta bị treo cổ thật đi, ta sẽ chết và mọi chuyện sẽ chấm dứt. Đằng này ta phải chứng kiến tất cả các bước chuẩn bị cho việc treo cổ ta, và chỉ đến khi chiếc thòng lọng rơi xuống trước mặt, ta mới biết rằng mình được ân xá, thế là ta có thể sẽ phải đau đớn cả đời vì kinh nghiệm ấy. Tất cả những lần mà theo ý bố, con xứng đáng bị đánh đòn, nhưng rốt cuộc lại thoát được trong phút chót nhờ lòng khoan dung của bố, chỉ làm tích tụ ngày càng dày hơn cảm giác tội lỗi trong con. Đâu đâu con cũng thấy mình có tội trước bố.
Từ hồi nảo hồi nào bố đã luôn trách móc con, rằng nhờ công lao làm lụng của bố mà con được sống an nhàn, ấm áp, no đủ, không thiếu thốn bất kì thứ gì (mà bố có thể tùy thích nói trước mặt con hay trước mặt người khác; bố không hề có cảm giác rằng bố nói ra trước người khác khiến con thấy nhục nhã thế nào; với bố thì chuyện của chúng con luôn là chuyện công khai cho mọi người biết). Ở đây con đang nghĩ tới những câu nói đã hằn trong não con như: “Mới lên bảy tôi đã phải đẩy xe đi khắp làng trên ngõ dưới.”, “Cả nhà tôi hồi đó phải ngủ chung trong một gian bé tí.”, “Có đủ khoai mà ăn đã là sướng lắm rồi.”, “Bao năm trời đầu gối tôi bị sưng tấy vì thiếu quần áo rét.”, “Mới bé tí tôi đã phải đi bán hàng ở Pisek [13] rồi”, “Nhà chả bao giờ gửi cho tôi đồng nào, ngay cả lúc tôi đi lính cũng thế, thậm chí tôi còn gửi tiền về nhà.”, “Nhưng tôi vẫn luôn nói với ông cụ nhà tôi rằng, dù thế nào thì bố vẫn luôn là bố của con. Ôi dào, nhưng thời nay thì ai mà biết được! Con cái thì chúng biết đấy làđâu! Chúng có biết khổ là gì đâu! Thời nay có đứa con nào hiểu được điều đó đâu?”. Những câu chuyện như thế, ở hoàn cảnh khác, lẽ ra đã có thể là một cách giáo dục xuất sắc, giúp động viên, khuyến khích con cái vượt qua những khó khăn gian khổ như bố chúng đã từng vượt qua. Nhưng bố đâu có muốn vậy, những nỗ lực của bố đã đẩy sự việc đến một tình thế khác, không cho một cơ hội tốt nào có thể hình thành. Hoàn cảnh sống của chúng ta, nhờ nỗ lực của bố, đã trở nên khác hẳn, nên cơ hội để ta làm được điều xuất sắc như bố đã từng làm là hoàn toàn không có. Ta chỉ có thể có được một cơ hội như thế bằng bạo lực và lật đổ, nghĩa là ta phải bỏ nhà ra đi (với giả định rằng ta đủ quyết tâm và sức lực để làm thế, và mẹ ta không tìm cách ngăn cản ta bằng những phương pháp khác của bà.) Nhưng bố đâu có muốn thế. Bố gọi thế là vô ơn, là lập dị, là bất tuân, là phản hội, là hâm hấp. Trong khi một mặt, bố mời gọi, bố cấm chúng con làm vậy qua các ví dụ, các câu chuyện và sự hạ nhục của bố! Mặt khác bố lại luôn giữ thái độ cứng rắn nhất. Nếu không, chẳng hạn, bỏ qua mấy chuyện vặt vãnh, hẳn bố phải thích chuyến phiêu lưu bỏ nhà tới Zürau [14] của em Ottla lắm chứ. Lần đó em Ottla đã muốn về quê bố, nó muốn được lao động và chịu cực khổ như bố, nó không muốn ngồi mát ăn bát vàng trên thành quả lao động của bố, cũng như bố đã từng độc lập kinh tế với ông. Liệu đấy có phải là những ý định đáng sợ hay không? Xét theo tấm gương và giáo lý của bố? Phải, ý định của Ottla rốt cuộc cũng thất bại, có thể đó là chuyện nực cười, đao to búa lớn, nó đã không thực sự quan tâm đến bố mẹ. Nhưng đó chỉ là lỗi của nó thôi sao? Còn hoàn cảnh, nhất là khi bố đối xử với nó như người dưng nước lã, lại không có lỗi gì sao? Chẳng phải khi tới Zürau nó mới trở nên xa lánh bố hơn hồi ở cửa hàng (như sau này bố tự nhủ) hay sao? Và chẳng phải bố đã có đầy đủ quyền hạn (với giả định là bố dám vượt qua bản thân) để động viên, khuyên nhủ, nâng đỡ, thậm chí là chiếu cố nó, để nó làm nên điều gì đóhết sức tốt đẹp từ cuộc phiêu lưu đó hay sao?
[13] Pisek (tiếng Séc: Písek): một thành phố nhỏ gấn làng Wossek, nơi Hermann Kafka chào đời. Năm 13 tuổi, Hermann Kafka được gia đình gửi tới Pisek để phụ việc trong một cửa hàng bán đồ may mặc. Từ đây ông bắt đầu sống độc lập về tài chính - ND.
[14] Zurau (tiếng Séc: Siřem): một vùng nông thôn thuộc Bohemia, ở Tây Bắc Cộng hòa Séc ngày nay – ND.
Sau những kinh nghiệm như thế, bố thường cay đắng mỉa mai rằng, chúng con sống quá sướng. Nhưng theo một nghĩa nào đó thì đấy lại chẳng phải chuyện đùa. Những gì mà bố phải gian khổ giành giật mới có được thì chúng con được nhận không từ tay bố. Nhưng cuộc chiến giành giật ngoài đời, cuộc chiến mà bố được trải nghiệm ngay từ bé - cuộc chiến mà dĩ nhiên chúng con cũng sẽ không thể tránh được - thì mãi sau này chúng con mới phải đối mặt. Đối mặt bằng sức lực trẻ con khi đã ở tuổi trưởng thành. Con không nói rằng, vì thế mà hoàn cảnh của chúng con nhất định phải tệ hơn hoàn cảnh của bố. Có lẽ cả hai hoàn cảnh đều khó khăn như nhau (dĩ nhiên ta không so sánh những điều kiện cơ bản). Chỉ là, chúng con bất lợi hơn bố ở điểm: Chúng con chẳng thể tự hào hay sỉ nhục ai bằng những khó khăn của mình như bố. Con cũng không phủ nhận rằng, hoàn toàn có khả năng con sẽ biết cách thụ hưởng và đánh giá đúng thành quả lao động to lớn của bố, biết làm vui lòng bố bằng cách phát triển thành quả ấy. Nhưng chính ở đây, sự xa lánh giữa hai bố con lại xen vào cản trở. Con có thể hưởng thụ những thứ mà bố cho con, nhưng chỉ hưởng thụ trong cảm giác xấu hổ, mệt mỏi, yếu đuối và tội lỗi. Bởi vậy, con chỉ có thể khốn khổ cảm ơn bố vì tất cả, nhưng con không thể cảm ơn bố bằng hành động.
Một hệ quả bên ngoài [15] tiếp theo của toàn bộ phương pháp giáo dục này là: Con xa lánh tất cả những gì có liên hệ đến bố, dù chỉ liên hệ một chút thôi. Đầu tiên là cửa hàng. Bản thân việc bán hàng, nhất là khi nó còn là một cửa hàng tạp hóa trong ngõ nhỏ, hẳn phải là một việc đặc biệt thích thú với trẻ con. Không khí thật nhộn nhịp, buổi tối đèn bật sáng, ta có thể nhìn thấy, nghe thấy bao thứ, ta có thể giúp chỗ này, chỗ kia, ta tự làm mình nổi bật lên giữa chốn ấy mà hơn hết, ta tha hồ được chiêm ngưỡng tài buôn bán của bố, ngưỡng mộ cách bố bán hàng, cách bố tiếp đãi người khác, cách bố pha trò, cách bố bền bỉ làm việc không mệt mỏi, cách bố có thể lập tức đưa ra quyết định trước những trường hợp phức tạp v.v... cũng như cách bố gói hàng hay mở thùng, thật là những hoạt cảnh ngoạn mục. Tất cả, tất cả những điều đó chắc chắn không phải là những buổi học tồi cho trẻ em. Nhưng rồi dần dà bố làm con sợ hãi từ mọi phía, và vì cửa hàng và bố choán hết con, nên con cũng không thấy thích cửa hàng nữa. Những chuyện trước đây là đương nhiên với con ở cửa hàng thì giờ đây lại làm con đau khổ, xấu hổ, đặc biệt là cách bố đối xử với người làm. Con cũng không biết nữa, có lẽ ở hầu hết những nơi làm khác người ta đều đối xử với nhân viên như vậy chăng? (Như ở hãng bảo hiểm Assecurrazioni Generali [16] hồi con vào làm thì mọi chuyện đúng là như vậy. Con đã giải thích - không hoàn toàn trung thực nhưng cũng không hẳn là nói dối - với ông giám đốc ở đó lí do con xin thôi việc là con không thể chịu nổi tiếng chửi, dù nó không phải trực tiếp dành cho con. Con đã quá nhạy cảm, nhạy cảm đến mức đau đớn với tiếng chửi từ lúc ở nhà rồi.) Có điều hồi bé con đâu có quan tâm tới những nơi làm khác. Nhưng con nghe thấy, nhìn thấy bố hét trong cửa hàng. Bố chửi rủa, bố giận dữ, như thể chẳng ở đâu trên đời lại như thế. Đấy là theo suy nghĩ của con hồi ấy. Mà không chỉ chửi rủa. Còn những kiểu hành hạ khác nữa. Ví dụ, có món hàng nào đó mà bố không muốn nhầm với hàng khác, bố liền ném thẳng xuống đất - chỉ sự mất trí của cơn giận mới tha thứ được cho bố phần nào - và anh cửa hàng trưởng phải cúi xuống nhặt nó lên. Hay cách bố liên tục càu nhàu về một nhân viên bị bệnh phổi: “Sao không chết mẹ nó đi, đồ dặt dẹo!”. Bố gọi nhân viên của mình là “những kẻ thù được trả lương”. Mà họ cũng đúng là thế thật. Nhưng trước khi họ trở nên như vậy, bố đã là “kẻ thù phát lương” cho họ rồi. Ở đó con còn học được bài học lớn rằng bố có thể trở nên bất công thế nào. Chỉ tự mình thì con đã không thể nhận ra sớm thế đâu, bởi cảm giác tội lỗi tích tụ trong con luôn luôn cho bố đúng. Nhưng những người ở đó chỉ là những người ngoài. Hồi bé con nghĩ thế, dĩ nhiên sau này con có nghĩ khác đi đôi chút, nhưng cũng không nhiều lắm. Những người đó làm việc cho chúng ta, nhưng họ lại phải thường xuyên sống trong sợ hãi trước bố. Tất nhiên ở đây con cũng hơi phóng đại, mà chủ yếu là vì con cho rằng, bố cũng gây ra cảm giác khủng khiếp với người khác y hệt như với con. Nếu quả thật như vậy, hẳn là họ đã không thể sống nổi. Nhưng bởi họ đều đã là những người trưởng thành với thần kinh lão luyện, họ có thể dễ dàng rũ sạch những câu chửi, và rốt cuộc người chịu thiệt nhiều hơn lại chính là bố. Nhưng với con, cửa hàng là nơi không thể chịu nổi, bởi nó gợi liên tưởng quá mạnh tới mối quan hệ với bố. Không xét tới quyền lợi ông chủ hay máu cai trị, chỉ xét riêng trong tư cách là một người buôn bán, bố đã luôn vượt trội hơn tất cả những người khác từng học việc nơi bố, khiến không ai có thể làm bố hài lòng trong công việc, tương tự, hẳn bố cũng đã không bao giờ hài lòng với con. Bởi vậy, con đã tất yếu thuộc về phe những người làm, phần cũng vì con sợ hãi đến nỗi không hiểu tại sao bố có thể chửi một người ngoài như thế. Và cũng vì sợ hãi, và vì sự an toàn của chính bản thân, nên con đã muốn đứng ra hòa giải giữa những người làm (những người mà con nghĩ rằng đã bị đối xử tồi tệ) với bố, với gia đình mình. Để làm điều đó thì giữ một thái độ lịch sự nhã nhặn thông thường thôi chưa đủ, khiêm tốn cũng chưa, mà còn hơn thế, con phải nhún mình trước những người làm. Không chỉ lên tiếng chào trước, mà còn phải luôn sẵn sàng chào lại. Và ngay cả khi con, kẻ nhỏ nhoi, có liếm chân cho họ từ bên dướiđi chăng nữa thì cũng không thể bù lại những gì mà bố, ông chủ, bổ xuống đầu họ từ bên trên, ở đây, mối quan hệ của con với những người xung quanh đã vượt ra khỏi phạm vi cửa hàng và tiếp tục ảnh hưởng mạnh tới tương lai. (Những biểu hiện tương nhưng không nguy hiểm và hằn sâu như ở con, ví dụ: sở thích giao du của Ottla với những người nghèo, việc nó thích ngồi cùng chị giúp việc khiến bố tức giận, v.v...). Rốt cuộc, con gần như sợ hãi cửa hàng. Dù gì thì từ lâu đó cũng chẳng phải nghề của con, trước khi con bước vào trung học cơ sở và còn tách xa cửa hàng hơn nữa. Mặt khác, nó cũng không hợp với khả năng của con, bởi, như bố nói, cửa hàng cần người có những khả năng như bố. Sự chán ghét cửa hàng của con khiến bố đau đớn. Bố tìm cách gỡ gạc chút mật ngọt bằng cách cả quyết rằng, con không có khiếu kinh doanh, con có những ý tưởng cao xa hơn trong đầu, và v.v... (Hôm nay con thấy điều đó thật cảm động và khiến con xấu hổ.) Còn mẹ dĩ nhiên là mừng vì lời giải thích này, lời giải thích mà bố đã tự ép cho mình, và do tính kiêu ngạo cũng như do hoàn cảnh, con đã để cho mình chịu ảnh hưởng theo. Nhưng nếu quả thực - hoặc chủ yếu - là những “ý tưởng cao xa hơn” đã khiến con từ bỏ cửa hàng (phải, lúc này, nhưng phải tới tận lúc này, con mới chân thành và thực sự ghét cửa hàng), thì những ý tưởng đó đã phải phát lộ ra theo cách khác hẳn chứ, đâu thể như cách chúng đã đưa con bập bềnh, lầm lũi và sợ sệt qua trường trung học, rồi đại học luật, cho tới khi con yên vị hẳn sau chiếc bàn công chức.
[15] Kafka phân biệt “hệ quả bên trong” (das innere Ergebnis), tức chấn thương nội tâm, và “hệ quả bên ngoài” (das äußere Ergebnis), tức những lệch lạc về hành dộng bên ngoài. Toàn bộ bức thư này miêu tả hai hệ quả đó trong mối quan hệ tương tác nhân quả. Chấn thương nội tâm dẫn tới lệch lạc về hành động bên ngoài, và ngược lại, lệch lạc về hành động bên ngoài, dưới tác động của sự phán xét nơi người cha, lại tạo ra chấn thương nội tâm mới trong đứa trẻ. Và cứ như vậy - ND.
[16] Assicurazioni Generali: hãng bảo hiểm hàng đầu của Ý hiện nay. Hãng được thành lập năm 1831 ở Triest (thuộc Áo hồi đó). Kafka có thời làm việc gần một năm (từ tháng 10 năm 1907 đến tháng 7 năm1908) tại văn phòng Assicuimioni Generaliở Praha với tư cách luật sư - ND.
Thư Gửi Bố Thư Gửi Bố - Franz Kafka Thư Gửi Bố