To read a book for the first time is to make an acquaintance with a new friend; to read it for a second time is to meet an old one.

Chinese Saying

 
 
 
 
 
Tác giả: Tracy Chevalier
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Girl With A Pearl Earring
Dịch giả: Đặng Tuyết Anh
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Little rain
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2224 / 72
Cập nhật: 2015-12-31 12:49:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: 1665
ha muốn tôi miêu tả bức tranh một lần nữa.
- Nhưng từ lần cuối cùng chẳng có gì thay đổi cả,- tôi nói.
- Cha muốn nghe lại một lần nữa, - ông cố nài, cúi người trong cái ghế để lại gần ngọn lửa hơn. Nghe ông nói giống như Frans khi cậu còn là một đứa trẻ và mọi người bảo cậu là trong nồi thịt và khoai tây hầm chẳng còn gì nữa. Vào tháng Ba thì cha tôi thường hay mất kiên nhẫn, ông chờ đợi mùa đông kết thúc, cái lạnh giảm dần, mặt trời xuất hiện trở lại. Tháng Ba là một tháng không dự đoán trước được, chẳng biết cái gì sẽ đến. Những ngày ấm áp mang đến hy vọng cho tới khi bầu trời xám xịt và băng giá lại che phủ thành phố.
Tháng Ba là tháng tôi được sinh ra.
Bị mù lòa dường như càng khiến cha tôi ghét mùa đông hơn. Những giác quan khác của ông tinh hơn, ông cảm nhận cái lạnh sâu sắc hơn, ngửi thấy mùi không khí tù đọng trong ngôi nhà rõ hơn, cảm nhận rõ hơn mẹ tôi mùi vị nhạt nhẽo của món rau hầm. Ông khổ sở khi mùa đông kéo dài. Tôi cảm thấy thương ông. Khi nào có thể, tôi lén lấy cho ông các món từ bếp của Tanneke - những quả anh đào rim, mơ khô, khúc xúc xích lạnh, một lần là một nắm những cánh hoa hồng khô tôi tìm thấy trong tủ của Catharina.
- Con gái người thợ nướng bánh đứng trong một góc sáng sủa bên cạnh cửa sổ, - tôi kiên nhẫn bắt đầu.- Cô ta đối mặt với chúng ta nhưng lại nhìn ra bên ngoài cửa sổ, nhìn xuống bên phải. Cô ta mặc một cái áo chẽn bằng lụa và nhung, màu vàng pha đen, váy màu xanh đậm, và một chiếc mũ trắng rủ hai vạt xuống dưới cằm cô ta.
- Như con đội chiếc mũ của con hả? - cha tôi hỏi. Trước kia ông chưa từng hỏi chuyện này, mặc dầu lần nào tôi cũng miêu tả chiếc mũ đúng như vậy.
- Vâng, giống như của con. Khi cha nhìn chiếc mũ đủ lâu, cha sẽ thấy ông ấy vẽ nó không hoàn toàn màu trắng, mà hơi có màu xanh, tím rồi lại vàng, - tôi vội vã nói thêm.
- Nhưng đó là chiếc mũ trắng, con nói vậy.
- Vâng, kỳ lạ chính ở chỗ đó. Nó được vẽ bằng rất nhiều màu, nhưng khi cha nhìn, cha nghĩ nó là màu trắng.
- Vẽ gạch đơn giản hơn nhiều, - cha tôi lẩm bẩm.- Dùng màu xanh, thế là xong. Màu xanh sẫm cho những đường bên ngoài, màu xanh nhạt cho chỗ bóng. Xanh là xanh.
Và gạch là gạch, tôi nghĩ, khônggiống như những bức tranh của ông ấy. Tôi muốn cha tôi hiểu rằng màu trắng không chỉ đơn giản là màu trắng. Đó là một bài học mà ông chủ của tôi đã dạy tôi.
- Thế cô ấy đang làm gì? - sau giây lát ông hỏi.
- Cô ấy để một tay lên chiếc bình thiếc trên bàn và một tay kia đặt lên cánh cửa sổ cô ấy vừa hé mở. Cô ấy đang chuẩn bị cầm chiếc bình lên và hắt nước trong đó ra ngoài cửa sổ, nhưng cô ấy dừng việc đang làm lại giữa chừng và đang mơ màng hay nhìn ra cái gì đó ngoài phố.
- Cụ thể cô ấy đang làm gì?
- Con không biết. Đôi lúc cảm giác như việc này, lúc sau lại tưởng việc khác.
Cha tôi ngả người vào trong ghế, cau mày.
- Đầu tiên thì con bảo chiếc mũ trắngnhưng không phải được vẽ bằng màu trắng. Sau đó con lại bảo cô gái đang làm cái này hoặc cái khác. Conlàm cha túng túng.
Ông bóp trán như thể đau đầu.
- Cha, con xin lỗi, con đang cố gắng miêu tả một cách chính xác.
- Nhưng câu chuyện của bức tranh là gì?
- Những bức tranh của ông ấy không kể các câu chuyện.
Ông không trả lời. Ông cảm thấy khổ sở suốt cả mùa đông. Nếu có em Agnes thì em sẽ có thể làm ông vui lên được. Em luôn biết cách làm ông cười.
- Mẹ ơi, con nhóm lò sưởi chân lên nhé? - tôi hỏi và quay đi khỏi cha để giấu sự bực bội. Bây giờ, khi mù lòa, ông dễ dàng cảm nhận được tâm trạngngười khác khi ông muốn. Tôi không muốn ông phê phán bức tranh khi ông không nhìn thấy nó, hay so sánh nó với nhữngviên gạch mà ông đã từng vẽ. Tôi muốn nói với ông rằng chỉ cần ông nhìn thấy bức tranh thôi thì ông sẽ hiểu rằng chẳng có gì rắc rối ở đây cả. Có thể nókhông kể ra câu chuyện gì nhưng nó vẫn là bức tranh mà ông không thể rời mắt được.
Trong suốt lúc tôi và cha nói chuyện, mẹ bận rộn bên cạnh chúng tôi, quấy nồi hầm, chăm sóc ngọn lửa, bày đĩa và bình ra bàn, mài lại con dao để cắt bánh mì. Không chờ mẹ trả lời, tôi thu gom những chiếc lò sưởi chân và đem chúng ra phòng sau, nơi để than. Trong lúc cho than vào lò, tôi tự trách bản thân về chuyện đã bực bội với cha.
Tôi đem những chiếc lò sưởi chân vào và nhóm chúng lên. Sau khi đặt chúng bên dưới chỗ ngồi của chúng tôi chỗ cái bàn, tôi dẫn cha đến bên ghế của ông trong lúc mẹ múc món hầm ra và rót bia. Cha tôi ăn một miếng và nhăn mặt.
- Con có mang thứ gì từ Khu người Gia tô về để món cháo này ngọt hơn không đấy? - ông càu nhàu.
- Con không thể. Tanneke bực bội với con và con tránh xa bếp của chị ta, - tôi nuối tiếc ngay giây phút những lời đó thốt ra khỏi miệng.
- Tại sao? Con đã làm gì vậy? - Cha tôi càng cố tìm lỗi của tôi, đôi lúc thậm chí còn đứng về phía Tanneke.
Tôi nghĩ thật nhanh.
- Con làm đổ biangon nhất của họ. Cả một bình.
Mẹ nhìn tôi trách cứ. Bà cảm nhận được khi tôi nói dối. Nếu như cha đangkhông bực bội khổ sở đến thế thì ông cũng sẽ nhận ra ngay từ giọng nói của tôi.
Dù vậy, việc cha bực bội khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Khi tôi rời nhà để trở lại đó, mẹ khăng khăng muốn đi cùng tôi một đoạn đường, mặc dầu trời mưa, kiểu mưa lạnh, nặng hạt. Khi chúng tôi đi đến kênh Rietveld và rẽ phải sang Quảng trường Chợ, bà nói:
- Chẳng mấy chốc con mười bảy tuổi rồi.
- Vâng, tuần sau,- tôi đồng ý.
- Chẳng mấy chốc nữa thì con sẽ là đàn bà rồi.
- Vâng. Tôi nhìn những giọt mưa nổi bong bóng xuống con kênh. Tôi không muốn nghĩ về tương lai.
- Mẹ nghe nói con trai ông hàng thịt để ý đến con.
- Ai nói với mẹ vậy?
Để trả lời bà chỉ đơn giản vuốt những giọt mưa khỏi mũ và giũ áo choàng.
Tôi nhún vai:
- Con tin chắc anh ta không chú ý đến con hơn chú ý đến những cô gái khác.
Tôi nghĩ bà sẽ cảnh báo tôi, nhắc tôi phải là cô gái ngoan, bảo vệ danh giá gia đình chúng tôi. Thay vào đó bà nói:
- Đừng có thô lỗ với cậu ấy. Hãy cười với cậu ấy và tỏ ra dễ chịu.
Những lời của mẹ khiến tôi ngạc nhiên, nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt bà và nhìn thấy ở đó sự thèm muốn món thịt mà con trai người bán thịt có thể mang lại, tôi hiểu tại sao mẹ lại gạt niềm kiêu hãnh sang một bên.
Ít nhất thì mẹ cũng không hỏi tôi về lời nói dối lúc trước. Tôi không thể nói vì sao Tanneke lại giận tôi. Lời nói dối đó giấu một lời nói dối còn nghiêm trọng hơn nữa. Tôi sẽ phải giải thích quá nhiều.
Tanneke đã phát hiện ra tôi làm gì vào những buổi chiều khi lẽ ra tô phải khâu vá.
Tôi giúp ông.
Chuyện đó bắt đầu khoảng hai tháng trước, một buổi chiều tháng Giêng, không lâu sau khi Franciscus được sinh ra. Trời rất lạnh. Cả Franciscus và Johannes đều ốm, ho và khó thở. Catharina và vú em chăm hai đứa bé cạnh bếp lò trong phòng giặt trong lúc những người khác tronggia đình ngồi cạnh nhau bên ngọn lửa trong bếp.
Chỉ có ông là không ở đó. Ông ở trên tầng. Cái lạnh dường như không ảnh hưởng gì đến ông. Catharina đến đứng ở khung cửa giữa hai phòng.
- Phải có ai đó đi đến hiệu bào chế,- cô ta tuyên bố, mặt đỏ bừng.- Tôi cần một đôi thứ cho bọn trẻ, - cô ta nhìn thẳng vào tôi.
Thông thường tôi sẽ là người cuối cùng được chọn đi làm những việc vặt như vậy. Đi đến hiệu bào chế không giống như đến chỗ hàng cá hay hàng thịt - những công việc mà Catharina vẫn tiếp tục để tôi làm sau khi cô ta sinh Franciscus. Người bào chế là một bác sĩ được trọng vọng và Catharina hay Maria Thins thích đến chỗ ông ta. Tôi không đượchưởng một sự xa xỉ như thế. Tuy nhiên, khi trời quá lạnh thì bất cứ việc vặt nào cũng sẽ được giao cho thành viên ít quan trọng nhất trong nhà.
Riêng lần này thì Maertge và Lisbeth không đòi đi cùng tôi. Tôi khoác lên người cái áo choàng len và khăn choàng trong khi Catharina dặn tôi rằng tôi cần phải hỏi muahoa cây cơm cháy khô và xirô hoa cúc. Cornelia quanh quẩn ở đó, quan sát tôi trùm chiếc khăn choàng lên đầu.
- Em đi với chị được không? - con bé hỏi, cười với vẻ ngây thơ được tập luyện kỹ càng. Đôi lúc tôi tự hỏi không biết tôi có phán xét con bé quá khắt khe không.
- Không, - Catharina trả lời thay tôi. - Trời quá lạnh. Mẹ không muốn bất cứ đứa nào bị ốm thêm nữa. Cô đi đi,- cô ta nói với tôi,- càng nhanh càng tốt.
Tôi đóng cửa trước và bước ra ngoài phố. Phố rất yên tĩnh - mọi người khôn ngoan trốn trong nhà mình. Con kênh đóng băng, bầu trời một màu xám giận dữ. Khi ngọn gió thổi qua và tôi vùi mũi sâu hơn vào những nếp len, tôi nghe tiếng gọi tên mình. Tôi nhìn xung quanh, nghĩ rằng Cornelia đã theo tôi. Cửa trước vẫn đóng.
Tôi nhìn lên. Ông đã mở một cánh cửa sổ và thò đầu ra.
- Vâng, thưa ngài?
- Cô đi đâu vậy, Griet?
- Thưa ngài, đến hiệu bào chế. Cô chủ bảo tôi đi. Mua thuốc cho hai cậu bé.
- Cô mua luôn cho tôi mấy thứ được không?
- Tất nhiên, thưa ngài.
Bỗng dưng cảm thấy ngọn gió không còn buốt đến thế.
- Chờ chút. Tôi sẽ viết đây.
Ông biến mất và tôi chờ đợi. Giây lát sau ông xuất hiện và thả xuống mộtchiếc túi da nhỏ.
- Đưa cho người bào chế tờ giấy bên trong và đem về thứ ông ta đưa lại cho cô.
Tôi gật đầu và nhét chiếc túi vào nếp gấp của khăn choàng, vui sướng với lời yêu cầu bí mật này.
Hiệu bào chế nằm ở phố Koornmarkt, về phía cổng thành Rotterdam. Mặc dù không xa, nhưng mỗi hơi tôi hít vào dường như làm ruột gan đóng băng, đến nỗi khi tôi vào được bên trong cửa hàng, tôi không còn nói được gì.
Tôi chưa bao giờ đến hiệu bào chế, thậm chí cả trước khi tôi trở thành người hầu - mẹ tôi tự tay chuẩn bị mọi thứ thuốc của chúng tôi. Hiệu bào chế là một căn phòng nhỏ, với những giá kê dọc theo các bức tường từ sàn lên trần nhà. Trên đó là các lọ, bát, bình đất nung đủ kích cỡ, mỗi cái đều được dán nhãn. Tôi nghi ngờ rằng thậm chí nếu tôi có thể đọc được thì tôi cũng sẽ không hiểu mỗi lọ đựng gì. Mặc dù cái lạnh làm tiêu tan hầu hết các mùi vị, ở đó vẫn thoang thoảng một mùi mà tôi không nhận ra được, giống như một thứ gì đó trong rừng, lần dưới những chiếc lá mục. Tôi chỉ nhìn thấy người bào chế có mỗi một lần, khi ông ta đến dự tiệc mừng sinh Franciscus mấy tuần trước. Một người đàn ông hói, gầy gò, ông ta khiến tôi nghĩ đến một con chim non. Ông ta ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Chẳng mấy ai dám mạo hiểm rangoài trong cái lạnh như thế. Ông ta ngồi đằng sau cái bàn, chiếc cân đặt ở gần khuỷu tay và chờ tôi nói.
- Tôi đến muavài thứ cho ông chủ và bà chủ,- cuốicùng thì tôi hổn hển nói khi họng đủ ấm để lên tiếng được. Trông ông ta không biểu lộ gì và tôi nói thêm:
- Nhà ông bà Vermeer.
- À. Gia đình đó thế nào?
- Bọn trẻ con đang bị ốm. Cô chủ của tôi cần hoa cơm cháy khô và xirô hoa cúc. Và ông chủ của tôi… - tôi chìa cho ông ta cái túi. Ông ta cầm nó vẻ khó hiểu, nhưngkhi đọc xong mẩu giấy ông ta gật đầu.
- Hết đen than và hoàng thổ, - ông ta thì thầm.- Cái này thì dễ thôi. Trước kia ông ấy chưabao giờ nhờ ai lấy hộ màu vẽ.
Ông ta liếc mắt qua tờ giấy sang tôi.
- Ông ấy bao giờ cũng tự lấy màu vẽ. Chuyện này đúng là bất ngờ.
Tôi không nói gì.
- Cô ngồi xuống đi. Lại đây, gần ngọn lửa vào trong lúc tôi lấy các thứ cho cô.
Ông ta trở nên bận rộn, mở các lọ và cân những lượng nhỏbúp hoa khô, đổ xirô vào lọ, gói các thứ cẩn thận vào giấy và buộc lại. Ông ta đặt một số thứ vào chiếc túi da. Những thứ khác ông ta để bên ngoài.
- Ông ấy có cần toan không?- ông ta ngoảnh lại mà hỏi trong lúc đặt lại cái lọ lên một tầng giá cao.
- Tôi không biết, thưa ngài. Ông ấy chỉ yêu cầu tôi lấy những thứ ghi trên giấy.
- Thực là ngạc nhiên, rất đáng ngạc nhiên.
Ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi đứng ngay đơ - sự chú ý của ông ta khiến tôi ước mình cao thêm.
- Ừ, suy cho cùng thì trời lạnh. Ông ấy không muốn phải rakhỏi nhà, trừ khi ông ấy nhất định phải làm vậy.
Ông ta chìa cho tôi mấy cái gói và chiếc túi da rồi mở cửa cho tôi. Ra đến ngoài phố, tôi nhìn lạivà thấyông ta vẫn nhìn tôi qua ô cửa sổ nhỏ xíu ở cánh cửa.
Về đến nhà, việc đầu tiên là tôi đến chỗ Catharina để đưa cho cô ta những gói lẻ. Sau đó tôi vội vàng đến chỗ cầu thang. Ông đã xuống và đang chờ. Tôi lấy chiếc túi da rakhỏi khăn choàng và đưa cho ông.
- Cám ơn, Griet,- ông nói.
- Hai người đang làm gì đấy?- Cornelia đang quan sát chúng tôi từ phía xa hành lang.
Tôi ngạc nhiên thấy ông không trả lời. Ông chỉ đơn giản quay đi và lại bước lên cầu thang, để lại tôi một mình đối mặt với con bé.
Sự thật là câu trả lời dễ nhất, mặc dù tôi thường xuyên không cảm thấy dễ dàng nói với Cornelia sự thật. Tôi không bao giờ biết con bé sẽ làm gì với nó.
- Chị mang vài đồ họa phẩm cho bố em,- tôi giải thích.
- Bố em nhờ chịà?
Với câu hỏi đó tôi làm như bố con bé đã làm - tôi bước xa khỏi con bé và đi đến bếp, vừa đi vừa cởi áo choàng. Tôi sợ phải trả lời vì tốt hơn cả là không ai biết tôi đi làm việc vặt cho ông. Tôi tự hỏi không biết Cornelia có nói với mẹ chuyện nó nhìn thấy không. Mặc dù còn bé nhưng con bé đã đanh đá, giốnghệt bà ngoại. Con bé chắc sẽ tập hợp các thông tin của nó, lựa chọn cẩn thận xemkhinào thì tiết lộ.
Con bé đưa ra câu trả lời cho tôi vài ngày sau đó.
Đó là một ngày Chủ nhật và tôi ở trong hầm lục tìm chiếc cổ áo mà mẹ đã thêu cho tôi trong cái rương, nơi tôi cất đồ của mình. Tôi phát hiện thấy ngay là vài thứ đồ ít ỏi của tôi bị lục lọi - cổ áo không được gấp lại, một trong những cái áo lót của tôi bị vo tròn và đẩy vào góc, chiếc lược đồi mồi rơi ra khỏi chiếc khăn bọc nó. Tấm khăn bọc viên gạch của cha tôi được gấp cẩn thận đến nỗi tôi nghi ngờ. Khi tôi mở khăn thì tấm gạch bungra làm hai mảnh. Nó đã bị vỡ nên cô bé và cậu bé tách rời khỏi nhau, cậu bé giờ đây chẳng nhìn thấy gì sau mình cả, cô bé đứng một mình, khuôn mặt bị chiếc mũ che khuất.
Tôi khóc. Cornelia chắc chẳng thể đoán nổi chuyện đó sẽ làm tôi buồn như thế nào. Tôi sẽ bớt buồn hơn nếu con bé làm gãy lìa đầu chúng tôi khỏi cơ thể.
o O o
Ông bắt đầu nhờ tôi làm những việc khác. Một hôm, ông nhờ tôi mua dầu lanh ở hiệu bào chế khi tôi đi mua cá về. Tôi sẽ phải để nó ở dưới chân cầu thang cho ông để ông và người mẫu không bị quấy rầy. Ông nói vậy. Có lẽ ông hiểu rằng Maria Thins hay Catharina hay Tanneke hoặc Cornelia sẽ để ý nếu tôi lên
xưởng vẽ vào một thời điểm bất thường.
Đó không phải là một ngôi nhà nơi các điều bí mật được giấu giếm dễ dàng.
Một hôm khác, ông nhờ tôi hỏi người bán thịt mua bong bóng lợn. Tôi không hiểu tại sao ông muốn mua bong bóng lợn cho đến về sau, ông bảo tôi để riêng màu vẽ ông cần dùng vào mỗi buổi sáng, khi tôi đã dọn dẹp xong. Ông mở các ngăn của cái tủ đặt gần giá vẽ của ông và chỉ cho tôi xem màu nào được cất ở đâu, vừa chỉ vừa đọc tên các màu. Nhiều từ tôi chưa từng nghe đến - xanh biển đậm, màu đỏ son, massicot 1.Màu nâu và vàng đất và đen than và trắng chì được để trong những lọ đất nung nhỏ, đậy bằng giấy da để chúng khỏi bị khô. Những màu quý hơn - màu xanh, đỏ, và vàng, được giữ từng ít một trong nhữngchiếc bong bóng lợn. Có một lỗ ở đó sao cho có thể bóp màu ra, rồi lại dùng móng tay bịt nó lại.
Một sáng, khi tôi đang dọn dẹp thì ông bước vào và bảo tôi đứngvào chỗ con gái ông thợ bánh hôm đó bị ốm và không thể đến được.
- Tôi muốn nhìn một lát,- ông giải thích.- Phải có người nào đó đứng ở đây.
Tôi ngoan ngoãn đứng vào chỗ cô ta, một tay đặt lên quai bình nước, tay kia đặt lên khung cửa sổ, hơi mở ra một chút cho gió ve vuốt khuôn mặt và ngực tôi.
Có lẽ chính vì thế mà con gái ông thợ bánh bị ốm,tôi nghĩ.
Ông đã mở toang tất cả các cánh cửa chớp. Tôi chưa bao giờ thấy căn phòng sáng như thế.
- Cúi cằm xuống,- ông nói. - Và nhìn xuống, không nhìn tôi. Đúng rồi. Đừng cử động.
Ông đang ngồi bên giá vẽ. Ông không cầm bảng màu hay cái bay hay những cái cọ. Ông chỉ đơn giản ngồi, tay đặt trong lòng và nhìn.
Mặt tôi đỏ lên. Tôi không hình dung là ông sẽ nhìn tôi chăm chú đến thế.
Tôi gắng nghĩ về một điều gì đó khác. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và quan sát con thuyền đang trôi dọc theo dòng kênh. Người đàn ông chèo thuyển là người đã giúp tôi lấy chiếc bình từ dòng kênh lên hôm đầu tiên tôi tới đây.Biết bao điều đã thay đổi kể từ buổi sáng đầu tiên đó, tôi nghĩ. Khi đó tôi thậm chí còn chưa nhìn thấy bức tranh nào của ông. Còn bây giờ thì tôi đang đứng trongmột bức tranh.
- Đừng nhìn cái cô đang nhìn, - ông nói. - Tôi có thể nhìn thấy điều đó trên khuôn mặt cô. Cái đó làm cô sao lãng.
Tôi cố gắng không nhìn nữa mà nghĩ về nhữngđiều khác. Tôi nghĩ đến ngày gia đình chúng tôi đi vềvùng nông thôn lấy cây thuốc. Tôi nghĩ đến vụ treo cổ người đàn bà đã giết congái trong cơn giận do say rượu tôi chứng kiến trên Quảng trường Chợ hồi năm ngoái. Tôi nghĩ đến ánh mắt Agnes lần cuối tôi gặp em.
- Cô nghĩ nhiều quá,- ông nói, cựa mình trên ghế.
Tôi có cảm giác như tôi đã giặt một thùng đầy những tấm ga trải nhưng không sao giặt sạch được.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài. Tôi không biết phải làm gì.
- Cố gắng nhắm mắt vào.
Tôi nhắm mắt lại.Giây lát sau tôi cảm thấy khung cửa sổ và chiếc bình trong tay tôi, neo tôi lại. Rồi sau đó tôi có thể cảm nhận thấy bức tường đằng sau, cái bàn bên trái và luồng không khí lạnh thổi vào từ ngoài cửa sổ.
Đây chính là cách cha tôi cảm nhận, với khoảng không xung quanh ông và cơ thể ông cảm nhận thấy nó đang ở đâu, tôi nghĩ.
- Tốt. Được đấy.Cảm ơn, Griet. Cô có thể tiếp tục dọn dẹp.
Tôi chưa từng xem bức tranh nào được vẽ từ đầu. Tôi nghĩ người ta vẽ cái người ta nhìn thấy, sử dụng những màu sắc người ta nhìn thấy.
Ông dạy tôi.
Ông bắt đầu vẽ bức tranh con gái người thợ nướng bánh với một lớp màu xám nhạt trên nền vải trắng. Sau đó ông đánh dấu bằng những chấm nâu đỏ trên toàn bộ nền vải để chỉ ra chỗ nào là cô gái, chỗ nào là cái bàn, cái bình, khung cửa sổ và tấm bản đồ. Sau đótôi nghĩ ông sẽ bắt đầu vẽ cái ông nhìn thấykhuôn mặt cô gái, cái váy xanh, cái áo chẽn màu vàng đất, tấm bản đồ màu nâu, cái bình và cái bát bạc, bức tường trắng. Thay vào đó ông vẽ những mảng màu - mảng màu đen chỗ sẽ là váy, mảng màu đỏ cho chiếc bình và bát, một mảng màu xám khác cho bức tường. Chúng là những màu khác, không có chỗ nào là màu thực của bản thân các vật. Ông dành nhiều thời gian cho những màu giả này, tôi gọi chúng như vậy.
Thỉnh thoảng cô gái đến và đứng hàng giờ ở đó, dù vậy, ngày hôm sau tôi nhìn thì thấy ở bức tranh chẳng có gì được thêm vào hay bớt đi cả. Ở đó chỉ có những mảng màu không tạo nên các vật, bất kểtôi nhìn bao lâu. Tôi chỉ biết rằng ở đó có các vật vì tôi đã lau chùi chúng và đã nhìn thấy cô gái mặc gì khi tôi nhìn lén cô ta một lần lúc cô ta chuyển sang mặc cái áo chẽn vàng và đen của Catharina trong phòng lớn.
Mỗi buổi sáng, tôi miễn cưỡng đặt ra các màu ông yêu cầu. Một hôm tôi để ra cả màu xanh. Lần thứ hai tôi để nó ra ông bảo:
- Không phải màu xanh biển đậm, Griet. Chỉ những màu tôi yêu cầu thôi. Tại sao cô lại bỏ ra khi tôi không bảo.
Ông bực bội.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài. Đấy là vì… - tôi hít vào một hơi sâu, - cô ấy mặc váy màu xanh. Tôi nghĩ ngài sẽ muốn màu đó, chứ không để nó màu đen.
- Khi nào cần tôi sẽbảo.
Tôi gật đầu và quay lại lau chùi cái ghế có đầu sư tử. Lòng tôi đau đớn. Tôi không muốn ông bực bội với tôi.
Ông mở cửa sổ giữa khiến không khí lạnh tràn ngập căn phòng.
- Lại đây, Griet.
Tôi đặt chiếc giẻ lau lên bậu cửa và bước tới.
- Nhìn ra ngoài cửa sổ đi.
Tôi nhìn ra. Đó là một ngày gió nhẹ, với nhữngđám mây đang biến mất sau tháp chuông Nhà thờ Mới.
- Những đám mây đó màu gì?
- Tại sao ngài hỏi vậy, màu trắng ạ.
Ông hơi nhướng mày lên:
- Đúng màu trắng không?
Tôi nhìn chúng.
- Và màu xám nữa. Có thể sẽ có tuyết.
- Lại đây, Griet. Cô có thể trả lời chính xác hơn. Hãy nghĩ đến những miếng rau của cô.
- Rau của tôi ư, thưa ngài?
Ông nhè nhẹ lắc đầu. Tôi lại đang làm ông bực mình. Cằm tôi hơi nghiến lại.
- Hãy nghĩ về chuyện cô đã tách các màu trắng ra như thế nào. Su hào và hành - chúng có cùng trắng như nhau không?
Bỗng dưng tôi hiểu ra.
- Không, su hào có màu xanh, hành màu vàng.
- Đúng rồi. Nào, giờ thì cô nhìn thấy màu gì trong các đám mây?
- Ở đó có màu xanh, - tôi nói sau khi nhìn ngắmvài phút. - Và cảmàu vàng. Và có cảmàu xanh lá cây nữa!
Tôi trở nên kích động đến mức tôi dùng ngón tay để chỉ. Tôi đã nhìn các đám mây cả cuộc đời mình, nhưng vào giây phút đó tôi có cảm giác như tôi nhìn thấy chúng lần đầu tiên vậy. Ông cười.
- Cô sẽ thấy là trong những đám mây có rất ít màu trắng thuần khiết, tuy vậy mọi người vẫn bảo mây màu trắng. Vậy thì bây giờ cô hiểu vì sao tôi chưa cần màu xanh chưa?
- Vâng, thưa ngài, - tôi thực sự không hiểu lắm nhưng không muốn nói ra điều đó. Tôi cảm thấy mình gần như đã hiểu.
Cuối cùng, khi ông bắt đầu vẽ thêm màu lên trên lớp màu giả, tôi mới nhìn thấy ông định nói gì. Ông vẽ một lớp màu xanh nhạt lên trên cái váy của cô gái và cái váy trở thành màu xanh, qua lớp màu xanh đó người ta có thể nhìn thấy một chút màu đen, xanh đậm hơn chỗ cái bàn hất bóng xuống, xanh nhạt hơn chỗ gần cửa sổ. Ở vùngtường, ông thêm vào màu vàng, xuyên qua lớp màu đó có thể thấy một chút màu xám. Nó trở thành một bức tường màu sáng nhưng không phải là trắng. Khi ánh sáng chiếu lên bức tường, tôi nhận thấy bức tường không chỉ có màu trắng mà là nhiều màu.
Cái bình và bát là phức tạp nhất - chúng trở nên vàng, rồi nâu, rồi xanh lá cây và xanh lơ. Chúng phản chiếu lại các hoa văn của tấm thảm, của cái áo chẽn cô gái mặc, của tấm vải xanh trùm bên trên ghế - chúng có mọi màu chỉ trừ ánh bạc thực sự của chúng. Và dù như vậy thì trông chúng vẫn như cần thiết, giống chiếc bình và cái bát.
Sau đó thì tôi không thể nào rời mắt khỏi các vật.
Càng ngày càng khó giấu hơn việc tôi đang làm khi ông muốn tôi giúp ông chuẩn bị màu vẽ. Một buổi sáng ông đưa tôi lên căn phòng áp mái bằng chiếc thang để trong phòng kho cạnh xưởng vẽ. Tôi chưa bao giờ lên đó cả. Đó là mộtphòng nhỏ, với mái dốc đứng và một cửa sổ cho ánh sáng và khung cảnh Nhà thờ Mới lọt vào. Ở đó chẳng có gì mấy, ngoại trừ cái tủ nhỏ và một cái bàn đá có lỗ, giữ hòn đá hình quả trứng bị cắt một đầu. Đã có lần tôi nhìn thấy một cái bàn tương tự ở chỗ xưởng gạch của cha tôi. Ở đó còn có vài vật dụng để đựng- những cái bát và đĩa nông bằng đất nung, cái cặp bên cạnh chiếc bếp lò nhỏ xíu.
- Tôi muốn cô nghiền vài thứ cho tôi ở đây, Griet, - ông nói. Ông mở ngăn tủ và lấy ra một mẩu đen, dài bằng ngón út của tôi. - Đây là một miếngngà voi đã được đốt thành than, - ông giải thích. - Để làm sơn đen.
Sau khi để nó vào cái bát trên bàn, ông thêm vào đó một chất dinh dính có mùi động vật. Sau đó ông cầm hòn đá lên- mà ông gọi là cái nghiền- và chỉ cho tôi cách giữ nó như thếnào, tựa vào bàn ra sao và sử dụng trọng lượng cơ thể tôi như thế nào để nghiền mảnh xương. Sau vài phút ông đã nghiền nó thành thứ bột sệt mịn.
- Bây giờ cô thử xem.
Ông lấy thìa múc chỗ bột màu đen vào một bình nhỏ và lấy ra một mẩu ngà voi khác. Tôi cầm cái nghiền lên và gắng bắt chước ông trong lúc tì ngườivào bàn.
- Không, tay cô cần phải làm thế này.
Ông đặt tay mình lên tay tôi. Choáng váng do sự đụng chạm của ông khiến tôi đánh rơi cái nghiền, làm nó lăn tròn trên mặt bàn và rơi xuống sàn.
Tôi nhảy ra khỏi chỗ ôngvà cúi xuống nhặt cái nghiền lên.
- Tôi xin lỗi, thưa ngài,- tôi lúng búng, đặt cái nghiền vào cái bát.
Ông không gắng chạm vào tôi một lần nữa.
- Đưa tay cô lên cao thêm chút nữa,- thay vào đó ông ra lệnh.- Đúng rồi. Bây giờ sử dụng vai cô để xoay, cổ tay để kết thúc.
Tôi nghiền miếng của mình lâu hơn rất nhiều vì tôi vẫn còn lóng ngóng và chuếnh choáng do sự đụng chạm của ông. Và tôi nhỏ hơn ông, lại chưa quen với chuyển động tôi phải làm. Ít nhất thì tay tôi cũng khỏe do vắt đồ.
- Mịn hơn chút nữa, - ông đề nghị khiông kiểm tra cái bát. Tôi nghiền thêm vài phút nữa trước khi ông bảo đã được, bắt tôi phải dùng các ngón tay xoa chất bột để biết ông muốn nó mịn như thế nào. Sau đó ông đặt vài miếng xương khác nữa lên mặt bàn. - Ngày mai tôi sẽ chỉ cho côxem phải nghiền chì trắng như thế nào. Dễ hơn xương nhiều.
Tôi chăm chăm nhìn mẩu ngà voi.
- Sao vậy, Griet? Cô không sợ vài mẩu xương đấy chứ, đúng không? Chúng chẳng khác gì chiếc lược ngà mà cô vẫn dùng chải tóc đâu.
Tôi chẳng bao giờ đủ giàu để sở hữumột chiếc lược như vậy. Tôi dùng ngón tay vuốt cho tóc mượt.
- Không phải chuyện đó, thưa ngài.
Tất cả nhữngviệc khác ông nhờ tôi đều có thể làm trong lúc lau chùi dọn dẹp hay đi làm việc vặt. Ngoài Cornelia, không ai nghi ngờ gì. Nhưng nghiền các thứ sẽmất thời gian - tôi không thể làm việc đó trong lúc phải lau chùi xưởng vẽ, và tôi không thể giải thích cho mọi người tại sao đôi lúc tôi lại phải lên phòng áp mái, bỏ lại những công việc khác của mình.
- Việc nghiền sẽ tốn ít nhiều thời gian,- tôi yếu ớt nói.
- Một khi cô quen rồi thì sẽ không mất nhiều thời gian như hôm nay đâu.
Tôi không thích phải chất vấn hay không nghe lời ông - ông là ông chủ của tôi. Nhưng tôi sợ cơn giận dữ của những người đàn bà dưới nhà.
- Ý tôi là bây giờ tôi phải đi mua thịt,rồi là quần áo, thưa ngài. Cho cô chủ.
Những lời của tôi nghe có vẻ tầm thường.
Ông không cử động.
- Đi mua thịt á?- Ông cau mày.
- Thưa ngài, vâng. Cô chủ sẽ muốn biết tại sao tôi không thể làm những việc khác của tôi. Cô sẽ muốn biết là tôi giúp ngài ởđây, trên này. Tôi không dễ dàng lên đây mà chẳng có lý do gì.
Một khoảng im lặng kéo dài. Chuông ở Nhà thờ Mới điểm bảy tiếng.
- Tôi hiểu,- ông lẩm bẩm khi tiếng chuông lặng.- Để tôi xem xét chuyện đó.
Ông lấy đi một ít ngà voi để lại vào ngăn tủ.
- Bây giờ cô nghiền miếng này, - ông chỉvào chỗ còn lại.- Việc này không lâu đâu. Tôi cần phải đi ra ngoài. Khi nào cô nghiền xong thì cứ để nó ở đây.
Ông sẽ phải nói chuyện với Catharina và nói với cô ta về công việc của tôi. Khi đó thì tôi sẽ dễ dàng giúp ông làm mọi việc hơn.
Tôi chờ đợi. Nhưng ông không nói gì với Catharina.
Lời giải cho vấn đề với các màu sơn bất ngờ đến từ Tanneke. Kể từ khi Franciscus được sinh ra, vú em ngủ cùng Tanneke trong phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá. Từ phòng đó, chị ta có thể dễ dàng sang phòng lớn để cho đứa bé bú khi nó thức dậy. Mặc dù Catharina không cho đứa bé bú, cô ta khăng khăng đòi đứa bé ngủ trong chiếc nôi bên cạnh cô ta. Tôi nghĩ thu xếp như vậy thật là kỳ quặc, nhưng khi hiểu Catharina hơn, tôi hiểu rằng cô ta muốn giữ hình ảnh một bà mẹ tốt chứ không phải cô ta thực sự muốn làm những việc đó.
Tanneke không sung sướng gì chuyện ngủ cùng phòng với chị vú em, kêu ca rằng chị ta dậy đêm cho đứa bé bú nhiều quá, còn khi chị ta nằm ở giường thì chịta lại ngáy. Tanneke than van về chuyện đó với tất cả mọi người, bất kể người đó có nghe hay không. Rồi chị ta bắt đầu chểnh mảng công việc của mình và đổ tội chuyện này là do thiếu ngủ. Maria Thins bảo chị ta là họ không thể làm gì được nhưng Tanneke vẫn cứcau có. Chị ta thường xuyên lườm nguýt tôi - trước khi tôi đến sống ởnhà này, Tanneke ngủ ở chỗ tôi, trong căn hầm, mỗi khi trong nhà cần vú em. Gần như là chị ta buộc tội tôi về chuyện chị vú em ngáy.
Một tối chị ta thậm chí còn kêu ca với Catharina. Catharina đang chuẩn bị đi dạ hội ở nhà ngài Ruijven dù rằng trời lạnh. Tâm trạng cô ta vui vẻ - đeo những viên ngọc trai và mặc cái áo choàng vàng luôn làm cô ta hạnh phúc. Bên trên cái áo choàng cô ta buộc một chiếc cổ áo lanh rộng để che đi bờ vai và để cái áo không dính bụi phấn cô ta đang dận lên mặt. Trong lúc Tanneke liệt kê những nỗi khổ của mình, Catharina tiếp tục dận phấn, giơ gương lên để ngắm nghía. Tóc cô ta được tết thành bím rồi cài nơ và chừng nào cô ta giữ vẻ ngoài hạnh phúc thì trông cô ta rất xinh đẹp, sự kết hợp giữa tóc vàng và mắt nâu nhạt khiến cô ta trông đẹp kỳ lạ.
Cuối cùng thì cô ta vẫy chiếc chổi đánh phấn sang Tanneke.
- Thôi đi, - cô ta vừa cười vừa hét lên. - Chúng tôi cần vú em và chị ta phải ngủ gần tôi. Trong phòng bọn trẻcon không còn chỗ nữa, nhưng trong phòng chị thì còn, thế nên vú em sẽ ngủ ở đó. Không làm gì được cả. Tại sao chị cứ làm phiền tôi về chuyện đó thế.
- Có lẽ có thể làm được một điều,- ông nói.
Từ chỗ cái tủ, nơi tôi đang tìm tạp dề cho Lisbeth, tôi ngước nhìn lên. Ông đang đứng ở khung cửa. Catharina ngạc nhiên nhìn chồng mình. Ông hiếm khi tỏ ra quan tâm đến việc nhà.
- Đặt một chiếc giường trong phòng áp mái và để ai đó ngủ ở đó. Griet chẳng hạn.
- Griet ở trong phòng áp mái á? Tại sao?- Catharina kêu lên.
- Thì khi đó Tanneke có thể ngủ trong phòng hầm, như chị ta muốn,- ông nhẹ nhàng giải thích.
- Nhưng, - Catharina dừng lại, lung túng. Cô ta có vẻ như không đồng tình với ý kiến đó nhưng không nói được tại sao.
- Ôi, vâng, thưa cô, - Tanneke hào hứng bậtra. - Như vậy thực sự sẽ giải quyết vấn đề, - cô ta nhìn tôi.
Tôi tự làm mình bận rộn bằng việc gấp lại đống quần áo trẻ con, mặc dầu chúng đã rất gọn gang.
- Thế còn chìa khóa vào xưởng vẽ thì sao? - Cuối cùng Catharina cũng tìm ra lý lẽ. Chỉ có một lối lên phòng áp mái, đó là bằng chiếc thang trong phòng kho của xưởng vẽ. Để lên giường, tôi phải đi qua xưởng vẽ mà phòng đó buổi tối lại bị khóa.- Chúng ta không thể đưa chìa khóa cho người hầu được.
- Cô ấy không cần chìa khóa, - ông đáp lại. Em có thể khóa cửa xưởng vẽ khi cô ấy đã đi ngủ. Sau đó, buổi sáng cô ấy có thể lau chùi xưởng vẽ trước khi em đến và mở cửa.
Tôi ngừng tay gấp quần áo. Tôi không thích bị khóa trái ở trong phòng mình vào ban đêm. Thật không may, ý tưởng này có vẻ khiến Catharina hài long. Có lẽ cô ta nghĩ khóa trái tôi thì sẽ vừa giữ tôi an toàn ở một chỗ vừa làm tôi khuất mắt cô ta.
- Thôi được, - cô ta quyết định. Phần lớn các quyết định cô ta đều đưa ranhanh chóng. Cô ta quay sang tôi và Tanneke. - Ngày mai hai cô chuyển một cái giường lên phòng áp mái. Đây chỉ là tạm thời thôi, cho đến khi nào không cần vú em nữa,- cô ta nói thêm.
Tạm thời như những lần tôi đi mua thịt và cá được bố trí để chỉ là tạm thời, tôi nghĩ.
- Đi với tôi lên xưởng vẽ một lát, - ông nói. Ông đang nhìn cô ta theo cái cách mà tôi bắt đầu nhận ra cách của một họa sĩ.
- Em á? - Catharina cười với chồng. - Những lời mời lên xưởng vẽ của ôngkhá hiếm hoi. Vẫy tay một cái, cô ta đặt chiếc chổi lông xuống và bắt đầu bỏ chiếc cổ áo rộng ra, lúc này nó đã phủ đầy bụi phấn.
Ông vươn người ra và túm tay cô ta.
- Kệ nó.
Chuyện này cũng đáng ngạc nhiên như đề nghị của ông chuyển tôi lên phòng áp mái. Trong lúc ông đưa Catharina lên tầng, tôi và Tanneke nhìn nhau.
Ngày hôm sau, con gái người thợ nướng bánh bắt đầu khoác chiếc cổ áo rộng màu trắng trong lúc làm mẫu cho bức tranh.
Maria Thins thì không dễ bị lừa như thế. Khi bà nghe Tanneke hân hoan kể về việc chị ta chuyển xuống ngủ ở phòng hầm và tôi chuyển lên phòng áp mái, bà rít tẩu và nhíu mày.
- Đơn giản là hai cô có thể đổi chỗ… - bà ta dung tẩu chỉ vào chúng tôi, - Griet thì ngủ cùng vú em, còn chị thì ngủ ở phòng hầm. Chẳng cần ai phải lên phòng áp mái.
Tanneke không nghe gì cả - chị ta đang tràn đầy niềm hân hoan chiến thắng nên chẳng thể nhận ra lôgíc trong những lời của bà chủ.
- Cô chủ đã đồng ý vậy,- tôi nói đơn giản.
Maria Thins liếc tôi một cái dài.
Ngủ trong phòng áp mái khiến tôi dễ làm việc ở đó hơn, nhưng tôi vẫn có rất ít thời gian để làm việc đó. Tôi có thể dậy sớm hơn và đi ngủ muộn hơn, nhưng đôi lúc ông sai tôi làm nhiều đến mức tôi phải tìm cách lên phòng vào buổi chiều, khi bình thường tôi ngồi khâu bên bếp lửa. Tôi bắt đầu kêu ca rằng không nhìn thấy đường khâu trong căn bếp mờ mờ và cần ánh sáng của phòng áp mái sáng sủa.
Hoặc tôi bảo đau bụng và cần phải nằm nghỉ. Maria Thins vẫn liếc nhìn tôi y như vậy mỗi lần tôi viện cớ
nhưng không nhận xét gì.
Tôi bắt đầu quen nói dối.
Sau khi ông đề nghị tôi ngủ trong căn phòng áp mái, ông để tôi sắp xếp mọi việc sao cho tôi có thể giúp ông. Ông không bao giờ giúp đỡ bằng cách nói dối thay cho tôi, hay hỏi liệu tôi có thời gian rỗi cho ông không. Buổi sáng ông giao việc cho tôi và đòi hỏi chúng được làm xong trước buổi sáng ngày hôm sau.
Bản than các màu vẽ bù lại cho nhữngrắc rối tôi phải giấu về việc làm của mình. Tôi đã trở nên yêu thích công việc nghiền những thứ ông mang từ hiệu bào chế về - xương, chì trắng, thiên thảo, massicot để thấy mình có thể có được những màu rực rỡ và nguyên chất như thế nào. Tôi học được rằng nếu các thứ được nghiền càng mịn thì màu càng sắc hơn. Từ những hạt thiên thảo thô ráp, xám xịt trở thành bột mịn màu đỏ tươi và khi trộn với dầu lanh nó thành một thứ sơn lấp lánh. Việc tạo nên màu đó hay những màu khác là một điều kỳ diệu.
Cũng từ ông tôi học được cách rửa các màu để loại trừ tạp chất và thu được màu sắc thật. Tôi dung một loạt vỏ sò như những cái bát nông, và nhẹ nhàng rửa đi rửa lại các màu, đôi lúc tới ba mươi lần, để lấy ra mẩu phấn hay hạt sạn, hạt cát. Đó là một công việc kéo dài và tẻ ngắt nhưng nó đem lại sự thỏa mãn khi được nhìn thấy cácmàu sạch hơn sau mỗi lần rửa và càng gần hơn với màu cần thiết.
Màu duy nhất ông không cho tôi đụng vào là màu xanh biển đậm. Quặng màu da trời rất đắt và quá trình chiết ramàu xanh nguyên chất từ nó rất khó nên ông tự tay làm việc đó.Tôi đã quen với việc ởbên ông. Đôi lúc chúng tôi đứng cạnh nhau trong căn phòng nhỏ, tôi nghiền chì trắng, ông rửa quặng xanh hoặc đốt hoàng thổ trên bếp. Ông nói với tôi rất ít. Ông là người đàn ông trầm lặng. Tôi cũng khôngnói gì. Thật là thanh bình với ánh sáng chiếu vào qua cửa sổ. Sau khi kết thúc công việc, chúng tôi đổ nước từ chiếc bình qua tay nhau và kỳ cọ sạch tay.Trong căn phòng áp mái rất lạnh- mặc dầu ở đó có lò sưởi nhỏ ông dung để đun nóng dầu lanh hay đốt màu, tôi không dámđốt nó lên trừ khi ông muốn. Nếu không tôi sẽ phải giải thích với Maria Thins và Catharina tại sao than và củi biến đi nhanh thế.
Tôi không mấy để ý đến cái lạnh khi có ông ở đó. Khi ông đứng gần,tôi có thể cảm nhận được hơi ấm từ cơ thể ông.
Một buổi chiều, khi tôi đang rửa ít massicot tôi vừa nghiền xong thì nghe thấy tiếng Maria Thins trong xưởng vẽ bên dưới. Ông đang vẽ, trong lúc đứng, con gái người thợ nướng bánh thỉnh thoảng lại thở dài.
- Cô gái, cô có lạnh không? - Maria Thins hỏi.
- Hơi một chút,- thoảng tới câu trả lời yếu ớt.
- Tại sao cô ấy không có lò sưởi chân?
Giọng ông nhỏ đến mức tôi không nghe thấy câu trả lời.
- Cái đó sẽ không hiện ra trong bức tranh, không cạnh chân cô ấy. Chúng ta không muốn cô ấy lại bị ốm.
Lại một lần nữa tôi không nghe thấy ông nói gì.
- Griet có thể đi lấy một chiếc cho cô ấy, - Maria Thins gợi ý. Cô ấy chắc chắn đang ởtrong phòng áp mái vì cô ấy bị đau bụng. Tôi sẽ đi tìm cô ấy ngay.
Bà ta nhanh nhẹn hơn tôi nghĩ so với một bà già. Đến lúc tôi đặt chân lên bậc thang trên cùng thì bà đã ở giữa chiếc thang rồi. Tôi quay trở lại căn phòng áp mái. Tôi không thể trốn chạy khỏi bà mà cũng chẳng còn thời gian để giấu bất cứ thứ gì.
Khi Maria Thins trèo vào căn phòng, bà nhanh chóng nhận ra những chiếc vỏ sò được đặt thành hàng trên mặt bàn, bình nước, chiếc tạp dề tôi đeo có những chấm vàng do massicot dây ra.
- Vậy đây là cái cô đang giấu giếm hả, cô gái? Tôi đã nghĩ nhiều rồi mà.
Tôi cụp mắt xuống. Tôi không biết phải nói gì.
- Đau bụng, đau mắt. Chúng tôi ở đây không phải ai cũng là ngốc nghếch đâu nhé.
Hãy hỏi ông ấy. Tôi muốn nói với bà. Ông ta là ông chủ. Đây là việc của ông ấy. Nhưng bà ta không gọi ông. Ông cũng không xuất hiện ở chân thang để giải thích.
Một sự im lặng kéo dài. Rồi sau đó Maria Thins nói:
- Cô đã giúp ông ấy bao lâu rồi, cô gái?
- Vài tuần, thưa bà.
- Những tuần gần đây ông ấy vẽ nhanh hơn, tôi đã nhận thấy.
Tôi nhìn lên. Khuôn mặt bà lộ vẻ tính toán.
- Cô giúp ông ấy vẽ nhanh hơn, cô gái ạ, - bà nói bằng một giọng khẽ, - và cô sẽ giữ chỗ của cô ở đây. Còn bây giờ thì không được hở ra lời nào với con gái tôi hoặc Tanneke.
- Vâng, thưa bà.
Bà ta cười khúc khích.
- Lẽ ratôi phải biết cô là cô gái thông minh. Cô gần như đã lừa được cả tôi. Nào, bây giờ thì mang cho cô gái đáng thương dưới kia lò sưởi chân đi.
Tôi thích ngủ trong căn phòng áp mái. Ở đó không có bức tranh Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá treo cuối giường khiến tôi bất an. Ở đó chẳng có bức tranh nào cả, ngoài hương thơm sạch sẽ của dầu lanh và mùi hương của nhữngchất màu làm từ đất. Tôi thích cảnh Nhà thờ Mới và sự yên tĩnh. Không ai lên đây, trừ ông. Mấy đứa con gái không thỉnh thoảng đến chỗ tôi như đôi lúc chúng vẫn làm ở dưới phòng hầm, hay bí mật lục lọi đồ đạc của tôi. Tôi cảm thấy được một mình ở nơi đó, bên trên ngôi nhà náo động và có thể quan sát nó từ xa.
Khá giống ông.
Tuy nhiên, điều hay ho nhất là tôi có thể ở trong xưởng vẽ nhiều hơn. Đôi lúc tôi trùm mình trong tấm chăn và chui xuống dưới lúc đêm khuya khi ngôi nhà đã tĩnhlặng. Tôi nhìn ngắm bức tranh ông đang vẽ bằng ngọn nến, hoặc mở cửa chớp cho một chút ánh trăng lọt vào. Đôi lúc tôi ngồi trong bong tối, trên một trong những cái ghế chạm đầu sư tử được đẩylại gần bàn, đặt khuỷu tay lên tấm khăn màu xanh và đỏ phủ trên đó. Tôi tưởng tượng mình mặc cái áo chẽn màu vàng pha đen và đeo ngọc trai, tay cầm ly rượu vang, ngồi đối diện với ông qua cái bàn.
Tuy nhiên, có một điều tôi không thích về căn phòng áp mái. Tôi không thích ban đêm bị khóa trái ở đó.
Catharina đã lấy lại chùm chìa khóa từ Maria Thins và bắt đầu khóa và mở xưởng vẽ. Chắc cô ta cảm thấy bằng cách đó cô ta có được chút ít sự kiểm soát đối với tôi. Cô ta không thoải mái về việctôi ở trong căn phòng áp mái - điều đó có nghĩa là tôi ở gần ông hơn, gần chỗ mà cô ta không được phép vào còn tôi có thể tự do đi lại.
Chắc người vợ phải cảm thấy khó khăn khi chấp nhận một việc như vậy. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian nó đã có hiệu quả. Trong một khoảng thời gian tôi đã có thể biến đi vào các buổi chiều rồi rửa và nghiền màu cho ông. Khi đó Catharina thường hay ngủ - Franciscus là đứa trẻ hay quấy khóc, hầu như đêm nào cũng làm cô ta mất ngủ nên ban ngày cô ta cần phải ngủ. Tanneke cũng thường ngủ bên bếp lửa, thế nên tôi có thể rời bếp mà không cần phải viện ra cớ gì. Mấy đứa con gái bận rộn với Johannes, dạy cậu bé tập đi, tập nói và ít khi phát hiện rasự vắng mặt của tôi. Nếu chúng phát hiện rathì Maria Thins nói là tôi đi làm việc vặt cho bà, hay khâu vá gì đó cho bà và cần ánh sáng ở phòng áp mái để làm việc. Suy cho cùng, bọn chúng là trẻ con và còn đang mải say mê trong thế giới của riêng mình, thờ ơ với cuộc sống của những người lớn xung quanh, chỉ trừ khi chuyện đó ảnh hưởng trực tiếp đến chúng.
Hoặc tôi nghĩ như vậy.
Một buổi chiều, khi tôi đang rửa chì trắng thì nghe Cornelia gọi tên tôi bên dưới cầu thang. Tôi nhanh chóng chùi tay, cởi chiếc tạp dề tôi mặc khi làm những công việc trên phòng áp mái và chuyển sang chiếc tạp dề thường ngày trước khi trèo xuốngcầu thang đến chỗ conbé.Con bé đứng trên bậc cửa xưởng vẽ, trông như thể nó đang đứng trên bờ một vũng nước và them được bước xuống đó.
- Gì vậy?- tôi hỏi khá gay gắt.
- Tanneke cần chị, - Cornelia quay đi và bước tới cầu thang. Con bé lưỡng lự ở bậc trên cùng. - Chị giúp em với, chị Griet, - con bé hỏi vẻ cầu khẩn. - Chị đi trước để nếu em ngã thì chị đỡ em. Thangnày dốc quá.
Việc sợ hãi không giống con bé, ngay cả trên chiếc thang nó không thường xuyên đi. Tôi cảm thấy động lòng, hay chỉ đơn giản tôi cảm thấy có lỗi vì đã gay gắt với con bé. Tôi bước xuống khỏi chiếc thang rồi sau đó quay lại và chìa tay ra. - Bây giờ đến lượt em.
Cornelia đứng trên bậc trên cùng, tay đút trong túi. Con bé bắt đầu trèo xuống, một tay đặt trên thanh lan can, tay kia nắm chặt thành nắm đấm. Khi con bé đã xuống được phần lớn đoạn đường, nó buông ra và nhảysao cho xô vào tôi, làm tuột tạp dề của tôi, ấn vào bụng tôi rất đau. Khi đứng lên được, con bé bắt đầu cười, đầu ngửa ra sau, đôi mắt nâu nhắm tít lại chỉ còn là khe hở.
- Đồ hư đốn,- tôi lẩmbẩm, hối hận vì sự mềm lòng của mình.
Tôi tìm thấy Tanneke trong bếp, Johannes ngồi trong lòng chị ta.
- Cornelia nói chị cần em.
- Ừ, con bé làm rách một chiếc cổ áo và muốn cô khâu lại. Không cho tôi sờ vào, không biết tại sao. Con bé thừa biết là tôi chữa cổ áo đẹp nhất.
Trong lúc Tanneke đưa chiếc cổ áo cho tôi, đôi mắt chị ta lướt qua tạp dề tôi mặc.
- Gì vậy? Cô bị chảy máuà?
Tôi nhìn xuống. Một vệt đỏ ở ngang bụng tôi, giống như đường sọc trên tấm kính cửa sổ. Trong giây lát tôi nghĩ đến những chiếc tạp dề của cha con nhà Pieter.
Tanneke cúi lại gần.
- Đây không phải máu. Trông như bột ấy. Làm sao mà nó dính lên đây được?
Tôi nhìn vệt đỏ. Thiên thảo, tôi nghĩ. Tôi nghiền nó từ mấy tuần trước.
Chỉ có tôi nghe thấy tiếng cười khinh khích từ căn phòng lớn.
Cornelia đã chờ để bày ra trò này. Con bé thậm chí còn bằng cách nào đó lẻn được lên phòng áp mái và lấy trộm ít bột.
Tôi không bịa được câu trả lời ngay. Trong lúc tôi lưỡng lự, Tanneke càng trở nên nghi ngờ.
- Có phải cô đụng vào các thứ của ông chủ? - chị ta hỏi bằng một giọngbuộc tội. Suy cho cùng, chị ta đã đứng làm mẫu cho ông và biết ông cất gì trong xưởng vẽ.
- Không, đó là… - tôi dừng lại. Nếu tôi đổ lỗi cho Cornelia thì nghe có vẻ tầm thường và chắc sẽ không ngăn được Tanneke tìm ra tôi làm gì trong phòng áp mái.
- Tôi nghĩ cô chủ nên nhìn thấy cái này, - chị ta quyết định.
- Không, - tôi đáp ngay.
Tanneke ngồi thẳng dậy trong chừng mực chị ta có thể với đứa bé đang ngủ trong lòng.
- Cởi tạp dề ra để tôi có thể đưa nó cho cô chủ xem,- chị tara lệnh.
- Tanneke, - tôi nói, nhìn chị ta ngang hàng. - Nếu chị biết điều gì là tốt nhất cho chị, chị sẽ không làm phiền Catharina, chị sẽ nói chuyện với Maria Thins. Một mình, không phải trước mặt bọn trẻ con.
Chính những lời đó, với giọng hăm dọa đã gây nên mối bất hòa lớn nhất giữa Tanneke và tôi. Tôi không định nói thế. Đó chỉ đơn giản là do tôi tuyệt vọng, bằng mọi cách có thể ngăn cản không cho chị ta nói với Catharina. Nhưng chị ta không bao giờ tha thứ cho tôi về việc tôi đối xử với chị ta như thể chị ta thấp kém hơn tôi.
Ít nhất thì những lời của tôi cũng có tác dụng. Tanneke nhìn tôi một cái nhìn nặng nề, giận dữ, nhưng ẩn trong đó là sự lưỡng lự và mong muốn thực sự nói với bà chủ yêu quý của chị ta. Chị ta phân vân giữa mong muốn đó và ham muốn trừng phạt hành động láo xược của tôi bằng cách không theo lời tôi.
- Hãy nói chuyện với bà chủ của chị,- tôi nói nhẹ nhàng. - Nhưng chị hãy nói chuyện với bà ấy một mình.
Mặc dù vẫn đứng quay lưng ra cửa, tôi cảm thấy Cornelia đã biến đi xa.
Bản năng của Tanneke đã thắng. Với một khuôn mặt nặng như chì, chị ta đưa Johannes cho tôi bế và đi tìm Maria Thins. Trước khi đặt cậu bé vào lòng, tôi cẩn thận dùng giẻ lau sạch chỗ màu đỏ, sau đó quẳng chiếc giẻ vào bếp lửa. Vẫn còn lại vết. Tôi ngồi vòng tay ôm đứa bé và chờ đợi số phận mình được quyết định.
Không bao giờ tôi biết được Maria Thins đã nói gì với Tanneke, đe dọahay hứahẹn gì để buộc chị ta im lặng. Nhưng việc đó đã có hiệu quả- Tanneke không nói gì về công việc của tôi trong phòng áp mái với Catharina hay mấy đứa con gái, hay với tôi. Tuy vậy, chị ta đối xử với tôi tệ hơn rất nhiều - tệ một cách có chủ ý chứ không phải là vô tình. Chị ta bắt tôi quay lại hàng cá với những con cá tuyết mà tôi biết chắc chị ta bảo mua lúc trước, thề rằng chị ta bảo tôi mua cá bơn sao. Tronglúc nấu nướng chị ta luộm thuộm hơn nhiều, làm rớt càng nhiều mỡ ra tạp dề càng tốt,sao cho tôi sẽ phải mất nhiều thời gian ngâm hơn và vò kỹ hơn thì mới sạch. Chị ta để xô cho tôi đổ, không mang nước vào thùng trong bếp nữa và không lau sàn nữa. Chị ta ngồi và độc địa quan sát tôi, không chịu co chân lên nên tôi phải lau xung quanh chân chị ta và sau đó phát hiện ra một vết chân dính đầy mỡ trơn.
Chị ta không còn nói chuyện tử tế với tôi nữa. Chị ta khiến tôi cảm thấy cô đơn trong ngôi nhà đầy người.
Vậynên tôi không còn dám lấy nhữngthứ ngon lành từ bếp của chị ta để làm vui lòng cha nữa. Và tôi cũng không nói cho cha mẹ biết công việc của tôi ở Oude Langendijck vất vả như thế nào, tôi phải thận trọng như thế nào để giữ chỗ của mình. Tôi cũng không thể nói với họ về những điều tốt đẹp ít ỏi những màu sắc tôi làm ra, những đêm khi tôi ngồi một mình trong xưởng vẽ, những giây phút khiông và tôi làm việc bên nhau và tôi được sự hiện diện của ông sưởi ấm. Tất cả những gì tôi có thể nói với họ là những bức tranh của ông.
Một buổi sáng tháng Tư, khi cuối cùng cái lạnh đã hết, tôi đang đi trên con phố Koornmarkt đến hiệu bào chế thì Piter con xuất hiện cạnh tôi và chúc tôi một ngày tốt lành. Lúc trước tôi không nhìn thấy anh ta. Anh ta đeo chiếc tạp dề sạch sẽ và mang một gói mà anh ta nói là đem đến một nơi xa hơn trên phố Koornmarkt. Anh ta đi cùng đường với tôi và hỏi liệu anh ta có thể đi cùng tôi. Tôi gật đầu - tôi cảm thấy không thể nói không. Trong suốt mùa đông, mỗi tuần tôi gặp anh ta đôi lần ở Khu Hàng thịt. Tôi luôn thấy khó xử khi gặp ánh mắt anh ta - đôi mắt anh ta như những mũi kim châm vào da thịt tôi. Sự quan tâm của anh ta khiến tôi bất ổn.
- Trông cô mệt mỏi,- anh ta nói. - Mắt cô đỏ. Chúng bắt cô làm việc quá nhiều.
Đúng vậy, đôi mắt tôi bắt tôi làm việc quá nhiều. Ông chủ đưa tôi nhiều xương để nghiền đến nỗi tôi phải dậy rất sớm thì mới làm xong. Còn đêm hôm trước thì Tanneke khiến tôi phải thức khuya lau lại sàn bếp sau khi chị ta làm đổ cả một chảomỡ ra khắp bếp.
Tôi không muốn buộc tội ông chủ của mình.
- Tanneke chống lại tôi, - thay vào đó tôi nói,- và chị ta để tôi phải làm nhiều việc hơn. Và thêm nữa, tất nhiên là trời đang ấm lên và chúng tôi đang dọn dẹp đồ mùa đông, - tôi nói thêm để anh ta khỏi nghĩ là tôi đang kêu ca về chị ta.
- Tanneke là người kỳ quặc nhưng trung thành,- anh ta nói.
- Với Maria Thins, đúng vậy.
- Với cả gia đình nữa. Cô có nhớ việc chị ta bảo vệ Catharina như thế nào khỏi ông anh bị điên không?
Tôi lắc đầu.
- Tôi không biết anh định nói gì.
Pieter trông có vẻ ngạc nhiên.
- Khu Hàng thịt bàn tán về chuyện đó bao ngày trời. Nhưng cô sẽ không nói lung tung đấy chứ. Cô cứ mở to mắt nhưng đừng nói chuyện linh tinh hoặc nghe những chuyện đó nhé. Anh ta có vẻ đồng tình.
- Tôi thì tôi nghe chuyện đó cả ngày, từ những người quen cũ chờ mua thịt. Không muốn nhưng một vài chuyện cứ găm vào đầu.
- Vậy Tanneke làm gì? - tôi buột miệng hỏi.
Pieter mỉm cười.
- Khi cô chủ của cô mang thai đứa gần cuối cùng, tên nó là gì nhỉ?
- Johannes. Giống bố nó.
Nụ cười của Pieter nhạt đi như thể một đám mây lướt qua mặt trời.
- Đúng rồi, giống bố nó, - anh ta lại tiếp tục câu chuyện. - Một hôm anh trai Catharina, Willem, đến Oude Langenjijck, khi bụng cô ta đã rấ to và đánh cô ấy ngay trên phố.
- Tạisao?
- Ông ta bị tâm thần, người ta nói vậy. Ông ta lúc nào cũng rất bạo lực. Bố ông ta cũng thế. Cô có biết ông bố và Maria Thins bỏ nhau từ nhiều năm trước rồi không. Ông ta thường xuyên đánh bà ấy.
- Đánh Maria Thins á? - tôi kinh ngạc nhắc lại. Tôi không thể hình dung ai đó lại có thể đánh Maria Thins.
- Vậy là khi Willem bắt đầu đánh Catharina, hình như Tanneke chen vào giữa họ để bảo vệ cô ta. Thậm chí còn đấm ông ta khá mạnh.
Vậy khi xảy ra chuyện này thì ông chủ của tôi ở đâu? Tôi thầm nghĩ. Chắc là ông đi ra ngoài, đến Giáo phường, hay đến thăm ngài Leeuwenhoek, hoặc ở Mechelen, chỗ nhà trọ của mẹ ông. - Maria Thins và Catharina đã gắng nhốt được Willem hồi năm ngoái, - Pieter tiếp tục.- Ông ta không thể ra khỏi ngôi nhà chỗ họ khóa ông ta trong đó. Đấy là lý do vì sao cô không nhìn thấy ông ta. Chẳng lẽ cô không nghe nói gì về chuyện này à? Ở nhà cô họ không nói gì à?
- Không nói với tôi.
Tôi nghĩ đến tất cả nhữnglần Catharina và Maria Thins chụm đầu lại trong phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trênthánh giá, im lặng khi tôi bước vào.
- Và tôi thì không nghe lén sau cửa.
- Tất nhiên là cô không nghe lén, - Pieter lại đang cười cứ như thể tôi vừa kể một câu chuyện cười. Giống như mọi người, anh ta nghĩ rằng mọi cô hầu gái đều hay nghe trộm. Có rất nhiều điều mọi người nghĩ về người hầu gái và đem ra áp dụng với tôi.
Tôi im lặng suốt quãng thời gian còn lại trên con đường. Tôi không biết là Tanneke có thể trung thành và dũng cảm như thế, bất kể tất cả những gì chị ta nói sau lưng Catharina, hoặc việc Catharina đã phải chịu đựng những cú đánh như thế, hoặc việc Maria Thins có thể có một đứa con trai như vậy. Tôi cố gắng hình dung em trai của chính tôi đánh tôi trên đường phố nhưng không thể hình dung nổi.
Pieter cũng không nói gì thêm - anh ta có thể cảm thấy sự bối rối của tôi. Khi rời tôi trước cửa hiệu bào chế, anh ta chỉ đơn giản chạm vào khuỷu tay tôi và tiếp tục đi đường mình. Tôi phải đứng giây lát, nhìn vào mặt nước màu xanh thẫm của con kênh rồi lắc đầu cho tỉnh táo và quay vào hiệu bào chế.
Tôi đang lắc đầu rũ bỏ ý nghĩ về hình ảnh con dao xoay tròn trên nền bếp của mẹ.
Một hôm Chủ nhật Pieter con đến dự lễ ở nhà thờ khu chúng tôi. Chắc anh ta vào sau cha mẹ tôi và tôi, rồi ngồi ở phía đằng sau vì tôi không nhìn thấy anh ta cho đến sau đó,khichúng tôi ra ngoài và đứng nói chuyện với những người hàng xóm. Anh ta đứng sang một bên quan sát tôi. Khi tôi nhìn thấy anh ta, tôi hít mạnh. Ít nhất, anh ta cũng là người theo đạo Tin lành, tôi nghĩ. Trước kia tôi không dám chắc về điều đó. Kể từ khi làm việc ở ngôi nhà chỗ Khu người Gia tô, tôi không còn chắc chắn về nhiều điều.
Mẹ dõi theo ánh mắt tôi.
- Ai vậy con?
- Con trai người bán thịt.
Bà nhìn tôi vẻ tò mò, phần thì ngạc nhiên, phần thì sợ.
- Đi đến chỗ cậu ấy và dẫn cậu ấy lại đây,- bà thì thầm.
Tôi nghe lời bà và đi đến chỗ Pieter.
- Tại sao anh lại ở đây?- tôi hỏi và biết rằng lẽ ra tôi nên lịch sự hơn.
Anh ta cười:
- Chào cô, Griet. Chẳng dành lời lịch sự nào cho tôi ư?
- Tại sao anh lại ở đây?
- Tôi đi lễ mọi nhà thờ ở Delft, để xem tôi thích nơi nào nhất. Có thể phải mất chút thời gian.
Khi nhìn thấy vẻ mặt tôi, anh ta liền hạ giọng- đùa cợt không phải là cách nên làm đối với tôi.
- Tôi đến để gặp cô và để gặp cha mẹ cô.
Tôi đỏ mặt và nóng đến mức tôi nghĩ mình sốt.
- Giá anh đừng đến thì hơn,- tôi nói nhẹ nhàng.
- Tại sao lại không?
- Tôi mới chỉ mười bảy. Tôi không… tôi chưa nghĩ đến những việc đó.
- Chẳng có gì phải vội vàng, - Pieter nói.
Tôi nhìn xuống đôi tay anh ta- chúng sạch sẽ, nhưng vẫn còn những vết máu xung quanh móng tay. Tôi nghĩ đến bàn tay ông chủ trên tay tôi khi ông chỉ cho tôi cách nghiền xương, và rùng mình.
Mọi người đang chăm chăm nhìn chúng tôi vì anh ta là người lạ ở nhà thờ này. Và anh ta là anh chàng đẹp trai, thậm chí tôi cũng nhận thấy điều đó, với mái tóc vàng xoăn, đôi mắt sáng và nụ cười thường trực. Mấy cô gái trẻ đang cố tìm ánh mắt anh ta.
- Cô có giới thiệu tôi với cha mẹ cô không?
Tôi miễn cưỡng dẫn anh ta đến chỗ cha mẹ. Pieter cúi đầu chào mẹ tôi và bắt tay cha tôi đang bồn chồn bước lùi lại. Kể từ khi bị mù, ông luôn xấu hổ khi gặp người lạ. Và ông chưa từng gặp người đàn ông nào quan tâm tới tôi.
- Cha ơi, đừng lo, - tôi thì thầm vào tai ông trong lúc mẹ tôi giới thiệu Pieter với một người hàng xóm, - cha mẹ không mất con đâu.
- Cha mẹ đã mất con rồi, mất từ giây phút con trở thành người hầu.
Tôi thấy mừng là ông không nhìn thấy những giọt nước mắt ứa ra trong mắt tôi.
Không phải tuần nào Pieter con cũng đến nhà thờ khu chúng tôi, nhưng anh ta đến khá thường xuyên đến nỗi tôi trở nên bứt rứt mỗi Chủ nhật. Tôi là cái váy của mình cẩn thận hơn cần thiết, mím môi lại trong lúc chúng tôi ngồi ở hàng ghế của mình.
- Cậu ấy đến rồi hả? Cậu ấy ở đây à? - mỗi Chủ nhật cha tôi thường hay hỏi, quay đầu sang bên này rồi bên kia.
Tôi để mẹ trả lời. Bà thườngnói: “Vâng. Cậu ấy đang ở đây” hoặc “Không, cậu ấy chưa đến.”
Pieter luôn chào cha mẹ tôi trước khi chào hỏi tôi. Ban đầu họ thấy lúng túng với anh ta. Tuy vậy, Pieter dễ dàng nói chuyện với họ, lờ đi những câu trả lời lúng túng của họ và những khoảng im lặng dài. Anh ta biết cách nói chuyện với mọi người vì anh ta đã gặp quá nhiều người đến quầy hàng của bố anh ta. Sau vài Chủ nhật thì cha mẹ tôi đã quen với anh ta. Lần đầu tiên cha tôi cười chuyện Pieter nói, ông tự ngạc nhiên về bản thân mình đến nỗi ông lập tức nhăn trán, cho đến khi anh ta lại nói điều gì đó khiến ông cười lần nữa.
Luôn luôn có những giây phút saukhi họ đã nói chuyện với nhau cha mẹ tôi lùi bước, để tôi và anh ta một mình. Pieter khôn khéo để cho họ tự lựa chọn thời điểm. Vài lần đầu,chuyện đó không hề xảy ra. Rồi một Chủ nhật mẹ tôi chủ động cầm tay cha và nói:
- Nào, chúng ta đi nói chuyện với cha xứ.
Trong vài Chủ nhật, tôi sợ giây phút đó cho tới khi cả tôi cũng quen với việc đứng một mình cùng anh ta trước nhiều cặp mắt quan sát đến thế. Pieter thỉnh thoảng trêu chọc tôi một cách nhẹ nhàng, nhưng thường hơn cả là anh ta hỏi tôi làm gì trong tuần, hay kể cho tôi nghe những gì anh ta thấy ở Khu Hàng thịt, hay miêu tả nhữngphiên đấu giá ở Chợ Gia súc. Anh ta kiên nhẫn với tôi khi tôi câm như hến hay gay gắt hoặc thô bạo với anh ta.
Anh ta không bao giờ hỏi tôi về ông chủ của tôi. Tôi không bao giờ kểcho anh ta nghe về việc của tôi với các màu vẽ. Tôi thấy mừng là anh ta không hỏi.
Vào những ngày Chủ nhật đó tôi cảm thấy rất bối rối.Khi lẽracần phải nghe Pieter nói tôi lại thấy mình đang nghĩ về ông chủ.
Một Chủ nhật của tháng Năm, khi tôi đã làm việc cho ngôi nhà ở Oude Langendijck được gần một năm, mẹ tôi nói với Pieter ngay trước khi bà và cha tôi để chúng tôi lại một mình:
- Anh có đến ăn cơm với chúng tôi vào Chủ nhật tới, sau buổi lễ được không?
Pieter cười trong lúc tôi kinh ngạc nhìn bà.
- Cháu sẽ đến.
Tôi hầu như không nghe được anh ta nói gì sau đó. Cuối cùng, khi anh ta đã đi còn cha mẹ tôi và tôi trên đường về nhà, tôi phải cắn môi để khỏi hét lên.
- Tại sao cha mẹ không nói với con là cha mẹ định mời Pieter?- tôi thốt ra.
Mẹ liếc sang tôi, “Đã đến lúc chúng ta phải mời cậu ấy” là tất cả những gì bà nói.
Bà nói đúng - sẽ là khiếm nhã về phía chúng tôi nếu chúng tôi khôngmời anh ta đến nhà. Tôi chưa từng diễn trò này với một người đàn ông nào nhưng tôiđã chứng kến nhữngviệc diễn ra với người khác. Nếu Pieter nghiêm túc, khi đó cha mẹ tôi sẽ phải cư xử nghiêm túc với anh ta. Tôi cũng biết họ sẽ khó khăn thế nào khi mời anh ta đến. Cha mẹ tôi giờ đây có rất ít tiền. Mặc dù có cả tiền lương của tôi và nhữngđồng mẹ có được từ việc quay len cho những người khác, họ chỉ vừa đủ cho mình ăn chứ đừng nói đến đãi một miệng khác, và lại là miệng một người bán thịt. Tôi chỉ có thể giúp họ rất ít - lấy những cái tôi có thể từ bếp của Tanneke, một chút củi, có lẽ, ít hành, ít bánh mì. Tuần đó họ sẽ ăn ít hơn, đốt lửa ít hơn, để có thể mời anh ta một bữa tử tế.
Nhưng họ khăng khăng mời anh ta đến. Họ không nói với tôi nhưng chắc họ nhìn thấy việc cho anh ta ăn là cách để làm đầy dạ dày của chính chúng tôi trong tương lai. Vợ người bán thịt - và cha mẹ cô ta sẽ luôn được ăn uống tử tế. Một chút đói lúc này cuối cùng thì sẽ mang lại một dạ dày no đủ.
Sau đó, khi anh ta bắt đầu đến đều đặn, Pieter gửi cho họ những món quà là thịtmà mẹ tôi nấu cho ngày Chủ nhật. Tuy vậy, vào bữa trưa ngày Chủ nhật đầu tiên đó, bà đã khôn ngoan không mời con trai người bán thịt ăn thịt. Anh ta sẽ có khả năng đánh giá chính xác họ nghèo khổ như thế nào qua miếng thịt. Thay vào đó, bà nấu món cá hầm, thậm chí còn cho thêm tôm nhỏ và tôm hùm, không bao giờ nói cho tôi biết bà trả những món đồ ăn đó bằng cách nào.
Ngôi nhà, mặc dù tồi tàn, vẫn sáng lên dưới bàn tay chăm sóc của bà. Bà đã lấy ra vài miếng gạch tốt nhất của cha tôi, nhữngviên mà bà không thể bán được, đánh bóng vàxếp chúng dọc theo tường sao cho Pieter có thể nhìn chúng trong lúc ăn. Anh ta khen món hầm của mẹ tôi và những lời khen của anh ta rất chân thành. Bà vô cùng hài lòng, đỏ mặt lên và múc thêm cho anh ta. Sau đó anh ta hỏi cha tôi về những viên gạch, miêu tả từng viên cho tới khi cha tôi nhận ra nó và có thể hoàn thành nốt phần miêu tả.
- Griet giữ viên đẹp nhất, - ông nói sau khi họ đã miêu tả mọi viên gạch có trong phòng. - Đó là viên gạch vẽ nó và em trai.
- Cháu muốn xem quá,- Pieter thốt lên.
Tôi nhìn đôi bàn tay nứt nẻ của mình dưới gầm bàn và nuốt nước bọt. Tôi vẫn chưa kể với họ là Cornelia đã làm gì với viên gạch của tôi.
Khi Pieter về, mẹ thì thầm nhắc tôi tiễn anh ta đến cuối con phố. Tôi đi bên anh ta, tin chắc là những người hàng xóm của chúng tôi đang nhìn theo, mặc dầu thực sự hôm đó là một ngày mưa và ngoài đường rất ít người. Tôi có cảm giác như cha mẹ tôi đẩy tôi ra ngoài đường, rằng một thương vụ đã được quyết địnhvà tôi đang được trao vào tay một người đàn ông. Ít nhất thì anh ta cũng là một người tử tế, tôi nghĩ, dẫu rằng bàn tay anh ta không được sạch sẽ cho lắm.
Gần đến kênh Rietveld có một con ngõ nhỏ mà Pieter dẫn tôi vào, tay anh ta đặt lên eo tôi. Trong những trò chơi của chúng tôi hồi nhỏ, Agnes thường hay trốn ở đây. Tôi đứng dựa vào bức tường và để Pieter hôn tôi. Anh ta hào hức đến mức cắn vào môi tôi. Tôi không kêu lên - tôi liếm chút máu mặn và nhìn qua vai anh ta sang bức tường gạch ướt phía đối diện trong lúc anh ta ghì chặt tôi vào người. Một hạt mưa rơi vào mắt tôi.
Tôi không cho anh ta làm tất cả những gì anh ta muốn. Lát sau anh ta lùi lại. Anh ta đưa tay lên đầu tôi. Tôi nghiêng đầu đi.
- Em thích những chiếc mũ của em, đúng không? - anh ta hỏi.
- Em không đủ giàu để trang điểm mái tóc và khôngđội mũ, - tôi bật lại. - Em cũng không…, - tôi không kết thúc câu nói. Tôi không cần phải nói với anh ta rằng loại đàn bà nào để mới có thể để lộ đầu trần.
- Nhưng mũ che hết tóc em. Tại sao lại thế? Phần lớn phụ nữ để hở một ít tóc cơ mà? Tôi không trả lời.
- Tóc em màu gì?
- Màu nâu.
- Sẫm hay nhạt?
- Sẫm.
Pieter cười như thể anh ta đang lôi cuốn một đức trẻ vào trò chơi.
- Thẳng hay xoăn?
- Không thế nào. Cả hai,- tôi nhăn mặt vì sự lúng túng của mình.
- Dài hay ngắn?
Tôi lưỡng lự.
- Qua vai.
Anh ta tiếp tục cười với tôi, rồi sau đó hôn tôi lần nữa và quay đi về phía Quảng trường Chợ. Tôi lưỡng lựvì không muốn nói dối nhưng tôi cũng không muốn cho anh ta biết. Tóc tôi dài và không thể chải suôn được. Khi xổ tung ra nó như thuộc về một Griet khác - một Griet có thể đứng một mình với đàn ông trong con ngõ nhỏ, một Griet không bình tĩnh, trầm lặng và sạch sẽ đến thế. Một Griet giống với những người phụ nữ dám để đầu trần. Chính vì vậy mà tôi giữ mái tóc của mình hoàn toàn kín - để không còn dấu vết gì của Griet đó.
Ông đã vẽ xong bức tranh con gái người thợ làm bánh. Lần này thì tôi được báo trước vì ông thôi không bảo tôi nghiền và rửa màu. Bây giờ ông không còn dùng nhiều sơn nữa, ông cũng không có những thay đổi bất ngờ vào phút cuối như ông làm với bức tranh người đàn bà đeo vòng ngọc. Ông đã thay đổi từ lúc trước, xóa đi một cái ghế trong bức tranh, di chuyển tấm bản đồ dọc theo bức tường. Tôi bớt ngạc nhiên với những thay đổi như vậy, vì tôi có thời gian tự mình nghĩ về chúng và biết rằng nhữngđiều ông làm khiến cho bức tranh đẹp hơn.
Ông lại mượn cái hộp xem ảnh của ngài Leeuwenhoek một lần nữa để nhìn phông cảnh lần cuối. Khi đã sắp xếp xong ông cũng cho phép tôi nhìn vào đó. Mặc dầu tôi vẫn không hiểu nó hoạt độngnhư thế nào, tôi đã rất ngưỡng một khung cảnh mà chiếc hộp xem ảnh vẽ ra bên trong nó, bức tranh thu nhỏ, lộn ngược của những đồ vật trong phòng. Màu sắc những vật dụng thông thường trở nên rõ nét hơn chiếc khăn trải bàn màu đỏ thẫm hơn, tấm bản đồ treo tường màu nâu ấm áp giốngnhư một ly bia được đưa ra trước nắng. Tôi không biết chắc chiếc hộp xem ảnh giúp ông vẽ như thế nào, nhưng tôi trở nên giống Maria Thins - nếu nó giúp ông vẽ đẹp hơn, tôi sẽ không thắc mắc. Tuy vậy, ông không vẽ nhanh hơn. Ông mất năm tháng cho bức tranh cô gái cầm bình nước. Tôi thường lo Maria Thins sẽ nhắc nhở tôi rằng tôi không giúp ông làm việc nhanh hơn và bảo tôi gói ghém đồ đạc của mình ra đi.
Bà không làm như vậy. Bà biết rằng mùa đông đó ông rất bận công việc ở Giáo phường và cả ở Mechelen. Có lẽ bà quyết định chờ đợi và xem mọi việc có thay đổi vào mùa hè không. Hoặc có thể bà thấykhó la rầy ông vì ba rất thích bức tranh.
- Thật xấu hổ là một bức tranh đẹp đến thế lại chỉ để cho nhà ông thợ nướng bánh, - một hôm bà nói. - Chúng ta có thể đòi nhiều hơn nếu đó là cho ngài Ruijven.
Rõ ràng là trong khi ông vẽ các bức tranh, chính bà mới là người thương lượng mọi chuyện.
Người thợ nướng bánh cũng thích bức tranh. Ngày ông ta đến xem tranh khác hẳn so với cuộc viếng thăm chính thức của ngài Ruijven và vợ ông ta mấy tháng trước để xem bức tranh của họ. Người thợ nướng bánh mang cả gia đình đến, gồm mấyđứa trẻ và một hay hai người chị. Ông ta là một người đàn ông vui vẻ, khuôn mặt luôn đỏ lên vì hơi nóng tỏa ratừ lò nướng và tóc trông như thể bị ấn vào bột. Ông ta từ chối món rượu vang Maria Thins mang ramời, thích một vại bia hơn. Ông ta yêu trẻ con và khăng khăng đòi bốn đứa con gái và Johannes cùng được vào xưởng vẽ. Bọn chúng cũng yêu quý ông ta, mỗi lần đến thăm ông talại mang đến một chiếc vỏ sò khác cho bộ sưu tập của chúng. Lần này là mộtconốc xà cừ to bằng bàn tay tôi, xù xì, nhọn và có màu trắng điểm những đốm vàng nhạt ngoài vỏ, màu hồng bóng và da cam phía bên trong. Mấy đứa con gái rất sung sướng và chạy đi lấy nhữngchiếc vỏ sò khác của chúng. Chúng mang tất cả lên tầng và cùng bọn trẻ con nhà ông nướng bánh chơi với nhau trong phòng kho trong lúc Tanneke và tôi phục vụ khách khứa trong xưởng vẽ.
Người thợ nướng bánh tuyên bố rằng ông ta rất hài lòng với bức tranh.
- Con gái tôi trông xinh đẹp và với tôi thế là đủ.- ông ta nói.
Sau đó, Maria Thins than van rằng ông ta không ngắm nghía bức tranh cẩn thận như ngài Ruijven sẽ làm, rằng cảm giác của ông ta kém nhạy bén đi vì bia và do sự lộn xộn ông ta gây raquanh mình. Tôi không đồng ý dù rằng không nói ra như vậy. Dường như đối với tôi, người thợ nướng bánh đã phản ứng trung thực trước bức tranh. Ngài Ruijven đóng kịch quá nhiều khi ông ta ngắm nhìn bức tranh với những lời đường mật và những biểu hiện có chủ tâm. Ông ta quả ý thức về việc có thính giả để diễn, trong khi ông thợ bánh chỉ đơn giản nói ra điều ông nghĩ.
Tôi ngó nghiêng bọn trẻ con trong phòng kho. Chúng ngồi khắp sàn nhà, xếp riêng các loại vỏ và làm vương cát ra khắp nơi. Những cái tủ, sách, bát đĩa và gối được cất ở đó không khiến chúng bận tâm.
Cornelia đang trèo xuống khỏi chiếc thang từ căn phòng áp mái. Con bé nhảy xuống ba bậc thang cuối và hét lên chiến thắng trong lúc lao xuống sàn nhà. Khi con bé thoáng nhìn tôi, đôi mắt nó lộ rõ vẻ thách thức. Một trong những đứa con trai của người thợ nướng bánh, trạc tuổi Aleydis, trèo lên khỏang nửa chiếc thang và nhảy xuống sàn. Rồi sau đó Aleydis cũng thử, rồi lại đến lượt đứa khác.
Tôi không bao giờ biết được bằng cách nào mà Cornelia lên được căn phòng áp mái để lấy trộm ít màu thiên thảo đã làm bẩn tạp dề của tôi. Bản chất của nó là láu cá, chuồn đi khi không ai để ý. Tôi không nói gì với Maria Thins hay ông về việc nó lấy trộm màu. Tôi không chắc là họ sẽ tin tôi. Thay vào đó,tôi để ý để đảm bảo là các màu được khóa kỹ lưỡng khi tôi và ông không ở đó. Lúc này thì tôi không nói gì với nó khi nó nằm ườn ratrên sàn nhà bân cạnh Maertge. Nhưng đêm đó tôi kiểm tra đồ đạc của mình. Mọi thứ đều ở nguyên chỗ cũ - viên gạch vỡ của tôi, chiếc lược đồi mồi, cuốn sách kinh, chiếc khăn thêu, những chiếc cổ áo, áo lót, tạp dề và mũ. Tôi đếm, sắp xếp và gấp chúng lại.
Sau đó tôi kiểm tra các màu cho yên tâm. Chúng cũng được sắp xếp trật tự và cái tủ trông không có vẻ bị lục lọi.
Có lẽ, suy cho cùng thì nó vẫn chỉ là đứa trẻ, trèo lên cầu thang để rồi nhảy xuống, tìm kiếm trò chơi chứ không phải là trò ác ý.
Đến tháng Năm thì người thợ nướng bánh mang bức tranh đi nhưng mãi đến tháng Bảy ông chủ của tôi vẫn chưa sắp xếp phông cảnh bức tranh tiếp theo. Tôi cảm thấy lo lắng vềsự chậm trễ này, nghĩ là Maria Thins sẽ buộc tội tôi, dù cả hai chúng tôi đều biết rằng đó không phải là lỗi của tôi. Sau đó, một hôm tôi nghe lõm thấy bà nói với Catharina rằng một người bạn gái của ngài Ruijven nhìn thấy bức tranh vẽ vợ ông ta đeo chuỗi vòng ngọc trai và nhận xét rằng cô ấy nên nhìn ra ngòai thì hơn là nhìn vào gương. Ngài Ruijven do đó quyết định rằng ngài muốn có một bức tranh vẽ cô vợ nhìn vào họa sĩ.
- Ông ấy không mấy khi vẽ ở tư thế đó.- bà nhận xét.
Tôi không thể nghe được câu trả lời của Catharina. Tôi ngừng quét phòng của bọn trẻ trong giây lát.
- Con có nhớ bức tranh cuối cùng không? - Maria Thins nhắc cô ta. - Người hầu gái. Còn nhớ ngài Ruijven và cô hầu gái mặc váy đỏ?
Catharina cười với tiếng cười bị tắc nghẹn.
- Đó là lần cuối cùng ai đó nhìn ra từ một trong những bức tranh của ông ấy. - Maria Thins tiếp tục. - Và đó là cả một vụ bê bối đấy chứ! Mẹ cứ nghĩ chồng con sẽ từ chối nếu lần này ngài Ruijven đề nghị vẽ như vậy, nhưng ông ấy đã đồng ý.
Tôi không thể hỏi Maria Thins, bà ấy sẽ biết ngay là tôi nghe lỏm. Tôi cũng không thể hỏi Tanneke, người giờ đây sẽ không bao giờ nói lại những chuyện ngồi lê đôi mách với tôi. Vậy là một hôm, khi ở hàng thịt vắng người, tôi hỏi Pieter con xem anh ta có nghe nói gì về hầu gái mặc váy đỏ không.
- Ồ, có chứ. Câu chuyện đó lan khắp Khu Hàng thịt, - anh ta trả lời, cười khúc khích. Anh ta vươn người và bắt đầu sắp xếp lại những chiếc lưỡi bò bày trên sạp hàng. - Chuyện từ mấy năm trước rồi. Hình như là ngài Ruijven muốn một trong những cô hầu bếp ngồi làm mẫu cùng ông ta trong một bức tranh. Học cho cô ta mặc một trong những cái váy của vợ ông ta, một cái váy màu đỏ, và ngài Ruijven yêu cầu trong bức tranh có rượu vang để ông ta có thể buộc cô ta uống mỗi khi họ ngồi cùng nhau. Tất nhiên là trước khi bức tranh hoàn thành thì cô ta đã mang đứa bé của ngài Ruijven trong bụng.
- Sau đó chuyện gìxảy ra với cô ấy vậy?
Pieter nhún vai.
- Chuyện gì xảy ra với những cô gái như vậy?
Những lời của anh ta làm máu tôi đông lại. Tất nhiên, trước đây tôi đã từng nghe những câu chuyện như vậy, nhưng chưa từng nghe câu chuyện nào gần gũi với tôi đến thế. Tôi nghĩ về những giây phút tôi mơ đến chuyện mặc cái váy của Catharina, về việc ngài Ruijven giữ cằm tôi trong hành lang, về những lời ông ta nói "Ông phải vẽ cô ấy" với ông chủ của tôi.
Pieter ngừng ta khỏi công việc, hơi nhăn mặt.
- Tại sao em lại muốn biết về cô gái ấy?
- Chẳng có gì cả, - tôi nhẹ nhành trả lời. - Chỉ mấy điều emnghe thấy thôi mà. Chẳng có ý nghĩa gì cả.
Tôi không có mặt lúc ôngsắp xếp phông cảnh cho bức tranh con gái người thợ nướng bánh - khi đó tôi còn chưa giúp ông. Còn bây giờ, khi vợ ngài Ruijven đến lần đầu để ngồi làm mẫu cho ông, tôi làm việc ở trên căn phòng tầng áp mái và tôi có thể nghe thấy những gì ông nói. Cô ta là một người đàn bà trầm lặng. Cô ta thực hiện điều được yêu cầu mà không nói một lời. Thậm chí đôi giầy rất đẹp của cô ta cũng không nện trên sàn gạch. Ông để cô ta đứng bên cạnh khung cửa sổ không có cửa chớp, rồi sauđó ngồi vào một trong những cái ghế đầu sư tử xếp quanh bàn. Tôi nghe tiếng ông ở gần cánh cửa chớp nào đó.
- Bức tranh này sẽ tối hơn bức vừa rồi,- ông tuyên bố.
Cô ta không trở lại. Cứ như thể ông nói chuyện với chính mình vậy. Sau giây lát ông gọi với lên tôi. Khi tôi xuất hiện ông bảo:
- Griet, lấy cái áo chòang vàng của vợ tôi, chuỗi ngọc trai và đôi hoa tai ngọc trai nữa.
Sáng hôm đó, Catharina đi thăm bạn nên tôi không thể hỏi cô ta đồ trang sức. Mà dù sao thì tôi cũng thấy sợ phải hỏi cô ta. Thayvào đó tôi đi tìm Maria Thins ở phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá. Bà mở hộp đồ nữ trang của Catharina và đưa tôi chuỗi ngọc trai và đôihoa tai. Sau đó tôi lấy cái áo chòang ở tủ trong phòng lớn, giũ nó ra và gấp cẩn thận quanh tay. Trước kia tôi chưa bao giờ chạm vào nó. Tôi vùi mũi mình vào đám lông- nó rất mềm mại, giống như lông thỏ con.
Trong lúc tôi đi dọc theo hành lang đến chân cầu thang, tôi có một mong muốn bất chợt là chạyra khỏi cánh cửa với những của báu trên tay. Tôi có thể đến ngôi saoở giữa Quảng trường, chọn một hướng nào đó để đi và không bao giờ quay trở lại.
Thay vào đó, tôi quay trở lại chỗ cô vợ Ruijven và giúp cô ta mặc cái áo choàng. Cô ta mặc nó như thể nó là da thịt của chính cô ta. Sau khi đeo hoa tai, cô ta ướm chiếc vòng ngọc quanh cổ. Tôi đangcầm những sợi dây để buộc chiếc vòng cho cô ta khi ông nói:
- Đừng đeo vòng. Để nó lên bàn. - Cô ta lại ngồi xuống. Ông ta trong ghế của mình và quan sát cô ta. Cô ta có vẻ như không quan tâm
- cô ta nhìn vào khỏang không, chẳng nhìn thấy gì cả, như ông đã cố khiến tôi làm như vậy.
- Nhìn tôi đây,- ông nói.
Cô ta nhìn ông. Đôi mắt cô ta to và sảm, gần như đen.
Ông trảitấm khăn lên mặt bàn, rồi thay nó bằng mảnh vải xanh. Ông đặt chuỗi ngọc thành hàng trên mặt bàn, sau đó để cuộn lại với nhau, rồi lại thành hàng. Ông yêu cầu cô ta đứng lên, ngồi xuống, ngồi ngả ra phía sau, rồi nhoài về phía trước.
Tôi tưởng ông đã quên là tôi đang đứng quan sát từ trong góc cho đến khi ông nói:
- Griet, đưa cho tôi chiếc chổi lông của Catharina.
Ông bảo cô ta giữ chiếc chổi gần mặt, đặt nó lên bàn với tư thế tay cô ta vẫn đang cầm nó, để nó sang một bên. Ông đưa nó cho tôi.
- Cầm lại này.
Khi tôi quay trở lại thì ông đã đưa cho cô ta cây bút lông ngỗng và giấy. Cô ta ngồi trong ghế, vươn người ra trước viết, lọ mực bên phải. Ông mở hai cánh cửa chớp trên và đóng hai cánh cửa chớp bên dưới. Căn phòng trở nên tối hơn nhưng ánh sáng chiếu lên vầng trán tròn cao của cô ta, lên cánh tay cô ta đang dựa vào bàn, lên ống tay của cái áo chòang màu vàng.
- Di chuyển tay trái ra đằng trước một chút,- ông nói. - Thế.
Cô ta viết.
- Nhìn tôi đây,- ông nói.
Cô ta nhìn ông.
Ông lấy chiếc bản đồ từ trong phòng kho ra và treo nó lên bức tường đằng sau cô ta. Ông lại bỏ nó xuống. Ông thử treo lên đó một bức tranh phong cảnh nhỏ, một bức tranh vẽ con tàu, rồi để tường trống. Sau đó ông biến xuống dưới cầu thang.
Trong lúc ông không có ở đó, tôi quan sát vợ ngài Ruijven thật kỹ. Có lẽ, như vậy là khiếm nhã từ phía tôi, nhưng tôi muốn biết cô ta sẽ làm gì. Cô ta không động đậy. Dường như cô ta đã hòa nhập vào tư thế một cách trọn vẹn hơn. Cho đến lúc ông quay trở lại với bức tranh tĩnh vật vẽ một nhạc cụ, trông cô ta như thể luôn ngồi bên bàn, đang viết thư. Tôi nghe nói trước bức tranh đeo vòng ngọc gần đây, ông ta đã vẽ cô ta một lần, chơi đàn lúyt. Giờ đây chắc cô ta biết ông muốn gì ở một người mẫu. Có lẽ cô ta chỉ đơn giản là thứ ông muốn.
Ông treo bức tranh ra đằng sau cô ta, sau đó lại ngồi xuống quan sát. Trong lúc họ nhìn nhau, tôi cảm thấy như thể tôi đang không ở đó. Tôi muốn bỏ đi, muốn quay lại với các màu của mình nhưng tôi không dám phá vỡ sự tĩnh lặng.
- Lần sau cô đến thì buộc nơ trắng chứ đừng buộc nơ hồng trên tóc, và dung ruy băng vàng chỗ cô buộc tóc ở đằng sau.
Cô ta gật đầu nhẹ đến nỗi cô ta hầu như không động đậy.
- Cô có thể ngồi ngả lại.
Khi ông giải phóng cô ta khỏi tư thế đó, tôi cảm thấy mình được tự do rời đi.
Ngày hôm sau, ông đẩy một cái ghế khác lại gần bàn. Ngày hôm sau nữa thì ông mang hộp đồ nữ trang của Catharina lên và đặt nó trên bàn. Những ngăn nhỏ của hộp đồ nữ trang được đính những viên ngọc ở quanh lỗ khóa.
Ngài Leeuwenhoek đến cùng với cái hộp xem ảnh của ông trong lúc tôi đang làm việc trong căn phòng áp mái.
- Rồi lúc nào đó ông cũng sẽ phải mua một cái cho riêng mình thôi, - tôi nghe tiếng ông ta nói bằng một giọng trầm trầm. - Dù rằng cái này đem lại cơ hội cho tôi được xemông đang vẽ cái gì. Người mẫu đâu rồi?
- Cô ấy không đến được.
- Thế này thì rắc rối rồi.
- Không, Griet! - ông gọi.
Tôi trèo xuống thang. Khi tôi bước vào xưởng vẽ ngài Leeuwenhoek nhìn tôi kinh ngạc.Ông ta có đôi mắt màu nâu rất trong, mí mắt to khiến ông ta trông có vẻ buồn ngủ. Dù vậy, ông ta chẳng hề buồn ngủ mà là cảnh giác và lúng túng, mép ông ta mím chặt lại. Mặc dù rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi nhưng
ông ta nhân hậu và khi ông ta hết bối rối, ông ta thậm chí còn cúi người chào tôi.
Chưa từng có quý ông nào cúi người trước tôi. Tôi không thể cưỡng được - tôi mỉm cười.
Ngài Leeuwenhoek cười to:
- Cô làm gì trên đó vậy, cô gái yêu quý?
- Nghiền màu, thưa ông.
Ông ta quay sang ông chủ của tôi:
- Một trợ lý! Ông còn bất ngờ nào dành cho tôi nữa không hả? Sau đó thì ông sẽ dạy cô ta vẽ những người đàn bà của ông thay cho ông chứ?
Ông chủ của tôi không cười.
- Griet, ngồi như hôm cô đã thấy vợ ngài Ruijven ấy.- ông nói.
Tôi bối rối bước tới bên cái ghế và ngồi xuống, cúi người như cô ta làm.
- Cầm bút lên.
Tôi cầm nó lên, tay tôi run run khiến chiếc bút lôngcũng rung rung rồi tôi đặt tay mình ở chỗ tôi nhớ là cô ta đặt. Tôi cầu mong ông sẽ không bảo tôi gì đó như ông bảo vợ ngài Ruijven. Cha tôi dạy tôi viết tên mình, ngoài ra chẳng có gì mấy nữa. Ít nhất thì tôi biết phải cầm bút như thế nào. Tôi nhìn những trang giấy trên mặt bàn và tự hỏi không biết vợ ngài Ruijven đã viết gì lên đó. Tôi có thể đọc một ít, trong những thứ quen thuộc như cuốn sách kinh, nhưng không phải là nét chữ của một quý bà.
- Nhìn tôi đây.
Tôi nhìn ông. Tôi gắng tỏ ralà vợ ngài Ruijven.
Ông hắng giọng.
- Cô ấy sẽ mặc cái áo choàng vàng, - ông nói với ngài Leeuwenhoek và ông ta gật đầu.
Ông chủ của tôi đứng lên rồi họ sắp đặt cái hộp nhìn ảnh saocho nó chỉa vào tôi. Họ lần lượt nhìn. Khi họ cúi xuống cái hộp với cái áo choàng đen trùm trên đầu, tôi cảm thấy việc ngồi và chẳng nghĩ gì cả trở nên dễ dàng hơn, vì tôi biết ông muốn thế.
Ông yêu cầu ngài Leeuwenhoek di chuyển bức tranh trên tường phía say mấy lần, cho tới khi ông hài lòng với vị trí của nó, rồi sau đó mở rồi lại đóng cửa chớp trong lúc vẫn chui đầu bên dưới cái áo choàng. Cuối cùng thì ông tỏ ra hài lòng. Ông đứng dậy và vắt cái áo choàng qua lưng ghế rồi bước tới bên bàn, nhặt lên một mẫu giấy và đưa nó cho ngài Leeuwenhoek. Họ bắt đầu bàn luận về nội dung của nó - công việc kinh doanh của Giáo phường mà ông muốn được tư vấn. Họ nói chuyện rất lâu.
Ngài Leeuwenhoek nhìn lên.
- Vì Chúa, cho cô gái về với công việc của cô ấy đi.
Ông chủ của tôi nhìn tôi, như thể ngạc nhiên là tôi vẫn còn ngồi ở bàn, tay cầmbút.
- Griet, cô có thể đi.
Trong lúc rời đi, tôi nghĩ tôi thoáng nhìn thấy sự thương hại trên khuôn mặt ngài Leeuwenhoek.
Ông để cái hộp xem ảnh trong xưởng vẽ vài ngày. Tôi có thể tự nhìn vào đó mấy lần, cứ nấn ná khi nhìn những vật trên mặt bàn. Có cái gì đó trong phối cảnh ông chuẩn bị vẽ làm tôi không yên. Giống như ngắm một bức tranh bị treo lệch. Tôi muốn thay đổi một cái gì đó nhưng không chắc chắn là cái gì. Cái hộp cũng không đem lại cho tôi câu trả lời.
Một hôm, vợ ngài Ruijven lại đến và ông nhìn cô ta rất lâu qua cái hộp xemảnh. Tôi đi ngang qua xưởng vẽ trong lúc đầu ông bị trùm kín và tôi đi thật khẽ sao cho không làm phiền ông. Tôi đứng sau lưng ông một lát để nhìn phối cảnh có cô ta trong đó. Chắc chắn cô ta nhìn thấy tôi nhưng cô ta không tỏ vẻ gì, tiếp tục nhìn thẳng vào ông bằng đôi mắt đen của cô ta.
Khi đó tôi chợt hiểu là phông cảnh quá ngăn nắp. Mặc dầu tôi coi trọng sự ngăn nắp hơn mọi thứ, từ những bức tranh khác của ông tôi biết rằng phải có một chút lộn xộn trên mặt bàn, mộtcái gì đó để khiêu khích đôi mắt. Tôi nghiên cứu từng vật một - chiếc hộp trang sức, tấm khăn trải bàn màu xanh, những viên ngọc trai, lá thư, lọ mực - và tôi quyết định mình sẽ thay đổi cái gì. Tôi nhẹ nhàng quay trở về căn
phòng áp mái, ngạc nhiên về những ý nghĩ táo bạo của mình.
Một khi tôi đã hiểu rõ ông cần phải làm gì với phông cảnh, tôi chờ ông thay đổi.
Ông không di chuyển gì trên mặt bàn. Ông điều chỉnh các cánh cửa chớp một chút, độ nghiêng của mái đầu, góc cầm của chiếc bút. Nhưng ông không thayđổi điều mà tôi nghĩ ông sẽ làm.
Tôi nghĩ về chuyện đó trong lúc tôi vắt những tấm ga trải giường, trong lúc tôi quay xiên thịt nướng cho Tanneke, trong lúc tôi lau những viên gạch nhà bếp, trong lúc tôi rửa màu. Cả ban đêm, lúc nằm trên giường, tôi cũng nghĩ về nó. Thỉnh thỏang tôi còn dậy để nhìn nó một lần nữa. Không, tôi không nhầm được.
Ông trả lại cái hộp xem ảnh cho ngài Leeuwenhoek.
Bất cứ khinào tôi nhìn vào phông cảnh ngực tôi đều thắt lại, cứ như thể có một tảng đá trĩu nặng đè lên nó.
Ông đóng vải lên giá vẽ và vẽ lên đó một lớp phủ bằng chì trắng và phấn trộn với ít đất xiena 2 đã nung và hoàng thổ.
Ngực tôi càng đau thắt hơn chờ đợi ông.
Ông vẽ phác thảo những đường nét mờ của người đàn bà và từng vật bằng màu nâu đỏ.
Khi ông bắt đầu vẽ những khối lớn bằng màu giả, tôi nghĩ ngực tôi sẽ vỡ ra giống như một cái túi bị lèn quá nhiều bột.
Một đêm, trong lúc nằm trên giường, tôi quyết định tự tôi sẽ phải thay đổi.
Buổi sáng hôm sau tôi lau chùi, đặt chiếc hộp trang điểm trở lại cẩn thận, đặt lại chuỗi ngọc trai, đặt lại bức thư, đánh bong và đặt lại lọ mực. Tôi hít vào một hơi thật sâu để làm dịu đi sự căng thẳng trong lồng ngực. Rồi sau đó, bằng một động tác nhanh, tôi kéo phần trước của tấm vải màu xanh trên mặt bàn, sao cho nó chảy ra khỏi bong thẫm bên dưới cái bàn và ngược lên tạo thành góc nghiêng với cái bàn ở trước hộp đựng đồ trang sức. Tôi chỉnh lại một chút những nếp gấp của tấm khăn, rồi sau đó lùi bước. Nó lặp lại hình dáng cánh tay của vợ ngài Ruijven khi cô ta đặt nó lên bàn.
Phải thế, tôi nghĩ và mím môi. Ông có thể đuổi tôi vì chuyện này, nhưng bây giờ thì trông đẹp hơn.
Buổi chiều hôm đó tôi khônglên căn phòng áp mái dù rằng ởđó có khối việc cho tôi. Tôi ngồi bên ngòai trên cái ghế băng và cùng Tanneke và áo sơ mi. Sáng hôm đó ông không ở xưởng vẽ mà đi đến Giáo phường và ông ăn trưa ở nhà ngài Leeuwenhoek. Ông vẫn chưa nhìn thấy sự thay đổi.
Tôi hồi hộp chờ đợi trên cái ghê băng. Thậm chí Tanneke gắng lờ tôi đi trong những ngày này cũng nhận ra tâm trạng của tôi.
- Cô gái, cô làm sao đấy? - chị ta cũng gọi tôi là cô gái như bà chủ của chị ta. - Cô cứ như thể một con gà con biết là sắp bị vào nồi ấy.
- Có chuyện gì đâu,- tôi nói. - Kể cho em nghe về chuyện xảy ra khi anh trai Catharina đến đây lần cuối cùng đi. Em nghe thấy chuyện đó ngòai chợ. Họ vẫn còn nhắc chị, - tôi nói thêm, hy vọng đánh lạc hướng và nịnh chị ta để giấu là tôi đã vụng về lảng tránh câu hỏi của chị ta như thế nào.
Trong một giây, Tanneke ngồi thẳng dậy, cho tới khi chị ta nhớ ra ai là người hỏi.
- Không phải chuyện của cô, đây là chuyện của gia đình, không phải cho những người như cô.
Mấy tháng trước thì chị ta sẽ vui lòng kể lại câu chuyện đã đem lại cho chị ta hình ảnh đẹp nhất. Nhưng người đang hỏi là tôi, và tôi không đáng tin cậy, hay đáng được cười đùa hay đáng được vui thích nhờ lời kể của chị ta, mặc dầu chắc chị ta phải cảm thấy đau đớn khi bỏ qua cơ hội để huênh hoang.
Và rồi tôi nhìn thấy ông - ông đang đi về phía chúng tôi dọc theo phố Oude Langendijck, chiếc mũ của ông nghiêng đi, che khuôn mặt ông khỏi ánh nắng mùa xuân, cái áo choàng sẫm trễ khỏi đôi vai.Khi ông tiến đến gần, tôi không thể nhìn ông.
- Chào ngài, - Tanneke véo von bằng một giọng hòan tòan khác.
- Chào Tanneke. Cô đang ngồi sưởi nắng đấy à?
- Vâng, thưa ngài. Tôi thích ánh nắng chiếuvào mặt.
Tôi dán mắt vào những mũi khâu. Tôi có thể cảm thấy ông đang nhìn tôi.
Sau khi ông đi vào trong nhà, Tanneke rít lên:
- Hãy chào ông chủ khi ông chủ nói chuyện với cô, cô gái. Cách cư xử của cô thật đáng xấu hổ.
- Ông ấy nói với chị đấy chứ.
- Và ông ấy cần phải làm thế. Nhưng cô không đượckhiếm nhã nếu không kết cục là cô sẽrangòai đường, không còn chỗ ở đây nữa đâu.
Chắc bây giờ thì ông ấy phải ở trên tầng rồi, tôi nghĩ. Chắc ông phải nhìn thấy điều tôi đã làm.
Tôi chờ đợi, gần như không đủ sức giữ cây kim. Tôi không biết chính xác mình chờ đợi cái gì. Liệu ông có nhiếc móc tôi trước mặt Tanneke? Liệu ông có cao giọng lần đầu kể từ khi tôi đến sống ở nhà ông? Liệu ông có bảo là bức tranh bị phá hỏng?
Có thể ông chỉ đơn giản kéo tấm vải xuống sao cho nó lại như lúc trước. Có thể ông sẽ không nói gì với tôi.
Tối hôm đó lúc muộn hơn tôi thoáng thấy ông lúc ông xuống ăn tối. Ông không tỏ ravẻ này hay vẻ kia, vui vẻ hay gậin dữ, vô tâm hay lo lắng. Ông không phớt lờ tôi nhưng cũng không nhìn tôi.
Khi đi ngủ tôi kiểm tra xem ông có kéo lại tấm vải như cách nó được trải trước khi tôi đụng vào.
Ông không làm gì cả. Tôi nâng cây nến lên ngang giá vẽ- ông đã vẽ lại phác thảo bằng màu nâu đỏ những nếp gấp của tấm vải màu xanh. Ông đã vẽ theo thay đổi củatôi.
Đêm đó tôi nằm trên giường, mỉm cười trong bóng tối.
Buổi sáng hôm sau ông bước vào trong lúc tôi đang lau chùi xung quanh hộp đựng đồ trang điểm. Trước kia ông chưa từng nhìn thấy tôi thực hiện việc đo đạc. Tôi đã đặt một tay lên dọc theo một mép và di chuyển chiếc hộp để phủi bụi chỗ bên dưới và xung quanh nó. Khi tôi nhìn lên thì ông đang quan sát tôi. Ông không nói gì, tôi cũng vậy - tôi đang mải nghĩ về việc đặt chiếc hộp đúng vào vị trí của nó. Rồi sauđó tôi thấm tấm vải xanh bằng chiếc giẻ lauẩm, đặc biệt thận trọng với những nếp gấp mới mà tôi đã tạo ra. Trong lúc lau tay tôi hơi run.
Khi làm xong, tôi ngước lên nhìn ông.
- Griet, nói cho tôi biết, tại sao cô lại thay đổi vị trí tấm khăn trải bàn? - giọng ông cũng giống như khi ông hỏi tôi vềnhững miếng rau ở nhà cha mẹ tôi.
Tôi nghĩ một lát.
- Cần phải có một chút gì đó hơi lộn xộn trong phông cảnh, để đối lập lại sự thanh bình của cô ta, tôi giải thích. - Một cái gì đó để khiêu khích đôi mắt. Và dù vậy nó phải là một cái gì đó làm mắt người ta dễ chịu, và ở đây là như vậy, vì tấm vải và cánh tay cô ta ở vị trí tương tự.
Một khoảng lặng dài. Ông đang nhìn cái bàn. Tôi chờ đợi, chùi tay vào tạp dề.
- Trước kia tôi không hề nghĩ là tôi sẽ học được đôi điều từ một cô hầu,- cuối cùng ông nói.
o O o
Vào ngày Chủ nhật mẹ tham gia cùng chúng tôi khi tôi miêu tả bức tranh mới cho cha nghe. Pieter cũng ngồi đó, dán mắt vào chùm nắng trên sàn nhà. Anh ta luôn im lặng mỗi khi chúng tôi nói về nhữngbức tranh của ông chủ tôi.
Tôi không kểcho họ nghe về thay đổi tôi tạo ra và được sự đồng tình của ông.
- Mẹ nghĩ những bức tranh của ông ta không tốt cho tâm hồn, - bỗng dưng mẹ tôi tuyên bố. Bà nhăn trán. Trước kia bà chưa bao giờ nói về những bức tranh của ông.
Cha tôi ngạc nhiên quay sang bà.
- Tốt cho hầu bao, chính xác hơn là thế, - Frans châm chích. Đó là một trong những ngày Chủ nhật hiếm hoi khi cậu về thăm nhà. Thời gian cuối này cậu bị ám ảnh bởi tiền nong. Cậu hỏi tôi về giá trị những đồ vật trong ngôi nhà ở Oude Langendijck, của những viên ngọc trai và cái áo choàng màu vàng trong bức tranh, của chiếc hộp đính ngọc trai và những thứ trong đó, của số lượng và kích cỡ nhữngbức tranh treo trên tường. Tôi không kể nhiều cho cậu nghe. Tôi cảm thấy tiếc khi nghĩ như vậy về em trai mình, nhưng tôi e rằng những ý nghĩ của cậu đã chuyển sang hướng tìm một lối sống dễ dàng hơn chuyện học việc trong một xưởnggạch. Tôi nghĩ rằng cậu chỉ mơ vậy thôi, nhưngtôi không muốn đổ thêm dầu vào lửa cho giấc mơ về những vật dụng đắt tiền trong tầm tay của cậu, hay chị cậu.
- Mẹ định nói gì, - tôi hỏi bà, lờ Frans đi.
- Có một cái gì đó nguy hại trong cách con miêu tả những bức tranh của ông ta, - bà giải thích. - Theo cách con nói thì những bức tranh đó có thể có nội dung tôn giáo. Cứ như thể người đàn bà con miêu tả là Đức mẹ Đồng trinh, trong khi cô ta chỉ là một người đàn bà bình thường, đang viết một lá thư. Con đem lại cho bức tranh một ý nghĩa mà nó không có hay không đáng có. Có hàng nghìn các bức tranh ở Delft. Con có thể thấy chúng ở khắp nơi, treo ở quán rượu hay trong nhà một người giàu có. Con có thể bỏ ra hai tuần tiền lương của một cô hầu và mua một bức ở ngòai chợ.
- Nếu con làm vậy, mẹvà cha sẽ nhịn đói trong hai tuần và mẹ sẽ chết mà không nhìn thấy con mua gì, - tôi đáp lại.
Cha tôi nhăn mặt. Frans, lúc này đang thắt những chiếc nút trên một sợi dây cũng lặng đi. Pieter nhìn tôi.
Mẹ tôi vẫn bình thản. Bà không mấy khi nói ra ý nghĩ của mình. Nhưng khi bà nói ra, những lời của bà thực sự có sức nặng.
- Mẹ, con xin lỗi,- tôi lắp bắp.- Con không có ý....
- Làm việc cho họ đã khiến đầu óc con mụ mẫm, - bà ngắt lời. - Nó làm con quên con là ai và con ở nơi nào. Chúng ta là một gia đình tử tế theo đạo Tin lành, những người mà nhu cầu không bị chi phối bởi sự giàu có hay kiểu cách.
Tôi cụp mắt xuống, lòng nhói đau bởi những lời lẽ của bà. Đó là nhữnglời của một bà mẹ, những lời mà tôi cũng sẽ nói với con gái mình nếu tôi lo cho nó. Mặc dầu tôi bực bội vì bà nói ra những lời đó, cũng như tôi bực bội chuyện bà nghi ngờ giá trị những bức tranh của ông, tôi biết những lời đó chứa đựng sự thật.
Chủ nhật đó, Pieter không đứng cùng tôi quá lâu như mọi lần trong con ngõ nhỏ.
Buổi sáng ngày hôm sau tôi thấy đau đớn khi nhìn bức tranh. Những khối màu giả đã được vẽ xong và ông đã vẽ đến đôi mắt cô ta, vầng trán cao và một phần của những nếp gấp tay áo choàng. Đặc biệt, màu vàng đậm làm tràn đầy trong tôi khóai cảm tội lỗi mà những lời của mẹ tôi đã lên án. Để thay thế, tôi cố gắng hình dung bức tranh hòan thiện được treo ở quầy hàng của Pieter cha, bán với giá mười guilder, một bức tranh đơn giản vẽ người đàn bà đang viết thư.
Tôi không thể hình dung được.
Buổi chiều hôm đó tâm trạng ông rất tốt, nếu không thì tôi đã không dám hỏi. Tôi đã học được cách phán đóan tâm trạng ông, không phải từ những lời ít ỏi ông nói ra hay qua nét mặt- ông chẳng thể hiện gì mấy - mà từ cách ông đi lại trong xưởng vẽ và căn phòng áp mái. Khi ông vui vẻ, khi ông làm việc tốt, ông đi lại một cách có mục đích, những bước sải của ông không chút lưỡng lự, không một động tác nào thừa. Nếu ông là con người của âm nhạc, ông sẽ thì thầm ngân nga trong miệng hoặc hát hoặc huýt sáo. Khi mọi việc không suôn sẻ, ông dừng lại, nhìn ra ngòai cửa sổ, bất ngờ di chuyển, bước lên cầu thang lên căn phòng áp mái để rồi sau đó lại trèo xuống khi chưa lên được nửa thang.
- Thưa ngài, - tôi bắt đầu khi ông lên căn phòng áp mái để trộn dầu lanh vào chỉ trắng mà tôi đã nghiền xong. Ông đang vã chỗ lông ở ống tay áo. Hôm nay cô ta không đến nhưng tôi phát hiện ra rằng ông có thể vẽ vài phần của cô ta khicô ta không ở đây.
Ông nhướng mày.
- Gì vậy, Griet?
Ông và Maertge là những người duy nhất trong nhà luôn gọi tôi bằng tên.
- Những bức tranh của ngài có phải là những bức tranh Thiên chúa giáo?
Ông dừng lại, lọ dầu lanh lơ lửng bên trên chiếc giá để chỉtrắng.
- Tranh Thiên chúa giáo á? - ông nhắc lại. Ông hạ thấp tay xuống, gõ nhẹ chiếc bình lên mặt bàn. Ý cô là gì khi nói tranh Thiên chúa giáo?
Tôi đã buột miệng hỏi mà chẳng nghĩ. Bây giờ tôi không biết phải trả lời sao. Tôi cố gắng hỏimột câu khác.
- Tại sao trong nhà thờ Thiên chúa giáo lại treo tranh?
- Cô đã bao giờ vào một nhà thờ Thiên chúa giáo chưa, Griet?
- Chưa, thưa ngài.
- Vậy thì cô chưa nhìn thấy tranh trong nhà thờ, hay tượng, hay kính màu.
- Chưa ạ.
- Cô mới chỉ nhìn thấy tranh trongcác ngôi nhà, hay cửa hiệu, hay quán trọ.
- Và ở chợ nữa.
- Đúng, ở chợ. Cô có thích ngắm tranh không?
- Tôi rất thích, thưa ngài.
Tôi bắt đầu nghĩ rằng ông sẽ không trả lời tôi, rằng ông sẽ chỉ đơn giản hỏi tôi vô vàn câu hỏi.
- Vậy cô thấy gì khi cô ngắmmột bức tranh?
- Sao? Cái người họa sĩ vẽ, thưa ngài.
Mặc dầu ông gật đầu, tôi cảm thấy tôi không trả lời như ông muốn.
- Vậy thì khi cô ngắm bức tranh ở xưởng vẽ dưới kia, cô thấy gì?
- Tôi thực sự không nhìn thấy Đức mẹ Đồng trinh, đó là chắc chắn,- tôi nói điều đó để phản đối mẹ tôi hơn là để trả lời ông.
Ông ngạc nhiên nhìn tôi.
- Vậy cô nghĩ sẽ nhìn thấy Đức mẹ Đồng trinh chắc?
- Ôi, không, thưa ngài,- tôi bối rối trả lời.
- Vậy cô có nghĩ bức tranh là bức tranh Thiên chúa giáo không?
- Thưa ngài, tôi không biết, mẹ tôi nói...
- Mẹ cô chưa nhìn thấy bức tranh, đúng không?
- Vâng ạ.
- Vậy thì khi đó bà ấy không thể nói cô nhìn thấy cái gì hay không nhìn thấy cái gì.
- Vâng.
Mặc dù ông đúng, tôi không thích ông phê phán mẹ tôi.
- Không phải bức tranh là bức tranh Thiên chúa hay Tin lành, - ông nói, - mà là người ngắm chúng và cái họ mong đợi nhìn thấy. Một bức tranh trong nhà thờ giống như một ngọn nến trong căn phòng tốichúng ta dung nó để nhìn vật rõ hơn. Đó là cây cầu giữa chúng ta và Chúa. Nhưng nó không phải là cây nến Thiên chúa hay cây nến Tin lành. Nó đơn giản chỉ là cây nến.
- Chúng tôi không cần nhữngthứ như vậy để giúp chúng tôi nhìn thấy Chúa Giê su, - tôi phản đối. Chúng tôi có Lời của Ngài, và như vậy là đủ.
Ông cười.
- Griet, cô có biết là tôi được nuôi dạy như một người theo đạo Tin lành không? Tôi cải đạo khi cưới vợ. Vậy nên cô không cần phải truyền đạo cho tôi. Tôi đã nghe những lời như thế trước kia rồi.
Tôi chăm chăm nhìn ông. Tôi chưa từng gặp một ai quyết định không theo đạo Tin lành nữa. Tôi không tin là người ta thực sự có thể cải đạo. Ấy vậy mà ông đã làm thế.
Ông dường như chờ đợi tôi lên tiếng.
- Mặc dầu tôi chưa bao giờ vào bên trong một nhà thờ Thiên chúa giáo, - tôi nói, - tôi nghĩ nếu tôi nhìn thấy một bức tranh ở đó, nó sẽ giốngnhư những bức tranh của ông. Thậm chí nếu đó không phải là những bức tranh có nội dungtừ Kinh thánh, hay Đứcmẹ Đồng trinh và Chúa Hài đồng, hay Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá, - tôi rùng mình, nghĩ đến bức tranh phía cuối giường tôi nơi phòng hầm.
Ông cầm chiếc bình lên và thận trọng rót vài giọt dầu vào chiếc vỏ sò. Dùng cái bay, ông bắt đầu trộn dầu và chỉ trắng với nhau cho đến khi màu sơn trở nên giống như bơ để trong căn bếp nóng. Tôi bị mê mẩn bởi sự chuyển động của cái bay màu bạc trong nước sơn màu trắng kem.
- Có một sự khác biệt trong quan điểm của người theo đạo Thiên chúa và người theo đạo Tin lành về việc vẽ tranh, - ông vừa làm vừa giải thích,- nhưng không nhất thiết phải đến mức như cô nghĩ. Những bức tranh có thể phục vụ mục đích tâm linh đối với người Thiên chúa giáo, nhưng cô cũng nên nhớ là người theo đạo Tin lành nhìn thấy Chúa trời ở mọi nơi, trong mọi vật. Bằng cách vẽ những đồ vật hằng ngày - bàn và ghế, bát và bình, anh lính và cô hầu - chẳng nhẽ họ đang không ngợi ca sự sáng tạo của Chúa trời đấy sao?
Tôi ước mẹ tôi nghe được ông nói. Ông sẽ khiến cả bà cũng hiểu được.
Catharina không thích việc chiếc hộp đựng đồ trang sức của cô ta bị để lại trong xưởng vẽ, nơi cô ta không thể với tới. Cô ta nghi ngờ tôi, một phần vì cô ta không thích tôi, nhưng cũng còn vì cô ta bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tất cả chúng ta đều nghe về các cô hầu gái lấy trộm thìa bạc của các bà chủ. Ăn trộm và quyến rũ ông chủ của ngôi nhà - đó là điều mà các bà chủ luôn nghĩ về các cô hầu gái.
Tuy nhiên, như tôi đã khám phá ra với ngài Ruijven, chuyện thường xảy ra hơn là các ông chủ quyến rũ các cô hầu chứ không phải ngược lại. Đối với ông ta, một cô hầu thì đâu có mất gì.
Mặc dù ít khi cô ta ít hỏi ý kiến ông về những việc trong giađình, Catharina đến chỗ chồng hỏi xem cái gì đó đã xong chưa. Tôi không trực tiếp nghe thấy họ nói về chuyện đó- một sáng Maertge nói với tôi. Maertge và tôi dạo đó rất hòa hợp với nhau. Bỗng dưng cô bé lớn bổng lên, không còn quan tâm đến những đứa trẻ khác, thích ở bên tôi vào các buổi sáng khi tôi làm việc. Từ tôi, cô bé học được cánh rắc nước lên đồ giặt để tẩy trắng chúng dưới ánh nắng, dung hỗn hợp muối và rượu vang để tẩy vết bẩn, cọ cái bàn là bằng muối thô cho nó không bị dính và cháy. Đôi tay của cô bé quá đẹp đẽ để làm các công việc trong nước, tuy vậy, cô bé có thể xem tôi làm nhưng tôi không cho cô chạm tay vào nước. Đôi tay của chính tôi giờ đây đã bị tàn phá - cứng, đỏ và nứt nẻ, bất kể những phương thuốc mẹ tôi làm ra cho chúng mềm lại. Tôiphải làm việc bằng đôi tay và tôi vẫn chưa đến mười tám tuổi.
Maertge hơi giống em gái tôi, Agnes, hoạt bát, hay hỏi, nhanh chóng quyết định điều cô bé nghĩ. Nhưng cô bé cũng là chị cả với sự nghiêm túc trong mục đích của một người chị cả. Cô bé trông nom các em mình, như tôi quan tâm đến em trai và em gái mình. Điều đó khiến một cô gái trở nên thận trọng và cảnh giác với những thay đổi.
- Mẹ muốn lấy lại chiếc hộp đựng đồ trang sức, - một hôm cô bé tuyên bố trong lúc chúng tôi đi vòng quanh ngôi sao ở Qủang trường Chợ trên đường đến Khu Hàng thịt.- Mẹ đã nói chuyện với bố về việc đó.
- Thế mẹ embảo gì? - tôi cố tỏ vẻ thờ ơ trong lúc tôi nhìn những cánh của ngôi sao. Gần đây tôi đã để ý thấy mỗi buổi sáng khi cô ta mở cửa xưởng vẽ cho tôi, cô ta ngó vào phòng chỗ cái bàn, nơi những món đồ trang sức của cô ta nằm đó.
Maertge ngần ngại.
- Mẹ em không thích là chị bị khóa ở trên đó cùng đồ trang sức của mẹ em vào ban đêm, - cuối cùng cô bé nói. Cô bé không nói thêm là mẹ cô ta lo lắng về điều gì - rằng tôi có thể nhặt những viên ngọc trên bàn, kẹp chiếc hộp dưới nách, rồi trèo từ cửa sổ xuống phố để chạy trốn đến một thành phố khác và một cuộc sống khác.
Maertge cố gắng cảnh báo tôi theo cách của mình.
- Mẹ muốn chị lại xuống dưới ngủ, - cô bé tiếp tục. - Vú em chẳng mấy chốc sẽ thôi việc và không có lý do gì để chị cứ tiếp tục ở trong căn phòng áp mái. Mẹ em bảo hoặc chị hoặc chiếc hộp phải rời khỏi đó.
- Thế bố em bảo sao?
- Bố không nói gì. Bố sẽ xem xét chuyện đó.
Trái tim tôi trở nên nặng nề như một hòn đá trong lồng ngực. Catharina yêu cầu ông chọn lựa giữa tôi và chiếc hộp trangsức. Ông không thể có được cả hai. Nhưng tôi biết ông không thể xóa chiếc hộp và chuỗi vòng ngọc khỏi bức tranh để giữ tôi lại trongcăn phòng áp mái. Ông sẽ bỏ tôi. Tôi sẽ không còn được giúp ông nữa.
Bước chân tôi chậm lại. Những năm tháng xách nước, vắt đồ giặt, lau chùi sàn nhà, đổ bô nước tiểu, không một cơ hội nào cho vẻ đẹp, màu sắc hay ánh sáng trong cuộc đời tôi trải dài trước mắt như phong cảnh một vùngđất bằng phẳng, nơi ở phía xa kia biển trông rõ nhưng thể nào đến được. Nếu tôi không được làm việc với các màu sắc, nếu tôi không được ở gần ông, tôi không biết mình sẽ tiếp tục làm việc trong ngôi nhà đó như thế nào.
Khi chúng tôi đến quầy thịt và Pieter con không ở đó, đôi mắt tôi bỗng dưng ngân ngấn nước. Trước kia tôi không nhận thấy là tôi muốn nhìn thấy khuôn mặt nhân hậu, đẹp trai của anh ta. Dù rằng tình cảm của tôi với anh ta còn rất mơ hồ, anh ta là nơi trốn chạy của tôi, là điều nhắc nhở rằng tôi còn có một thế giới khácnơi tôi có thể bước chân vào. Có lẽ tôi chẳng mấy khác cha mẹ mình, những người coi anh ta là người sẽ cứu họ, bày thịt lên bàn ăn cho họ.
Pieter cha hài lòng với những giọt nước mắt của tôi.
- Tôi sẽ nói với con trai là cô khóc khi không thấy nó ởđây, - ông ta tuyên bố trong lúc chùi sạch máu ở cái thớt.
- Ông sẽkhông làm như vậy, - tôi lúng túng. - Maertge, hôm nay chúng ta mua gì?
- Thịt bò để hầm,- cô bé nhanh nhẩu.- Bốn pound.
Tôi dung góc tạp để chùi mắt.
- Có mộtcon ruồi bay vào mắt, - tôi nói nhanh. - Có lẽ quanh đây không sạch sẽ lắm. Bẩn nên ruồi bay đến.
Pieter cha cười thỏai mái.
- Ruồi bay vào mắt, nghe cô ấy nói kìa. Bẩn ở đây. Tất nhiên có ruồi nhặng - chúng bay đến vì máu chứ không phải vì bẩn. Loại thịt ngon nhất là lọai nhiều mái nhất và thu hút nhiều ruồi nhất. Một ngày nào đó cô sẽ tự nhận thấy thôi. Không cần phải làm bộ làm tịch với chúng tôi đâu, quý cô.
Ông ta nháy mắt với Maertge.
- Cô nghĩ thế nào, thưa cô? Liệu cô Griet trẻ trungcó nên chê bai một chỗ mà chính cô ấy sẽ làm sau vài năm nữa không?
Maertge cố gắng không tỏ ra bị sốc, nhưng rõ ràng cô bé ngạc nhiên bởi lời ám chỉ của ông ta là tôi có thể không sống cùng gia đình cô mãi mãi. Cô bé khôn ngoan không trả lời, thay vài đó bỗng dưng tỏ ra quan tâm đến đứa bé mà người đàn bà ở quầy hàng bên cạnh đang bế.
- Xin ông, - tôi nhỏ giọng nói với Pieter cha, - đừng nói những điều như vậy với cô bé, hay với bất cứ ai trong gia đình, dù chỉ là nói đùa. Tôi là người hầu của họ. Đấy mới là công việc của tôi. Nói khác đi sẽ làtỏ ra không tôn trọng họ.
Pieter cha chăm chú nhìn tôi. Đôi mắt ông ta đổi màu theo từng luồng ánh sáng. Tôi không nghĩ ngay cả ông chủ của tôi có thể nắm bắt được chúng trong một bức tranh.
- Có lẽ là cô đúng, - ông ta thừa nhận, - tôi có thể thấy là tôi nên thận trọng hơn khi trêu cô. Nhưng tôi chỉ có thể khuyên cô một điều, cô gái yêu quý ạ, tốt nhất là cô nên tập làm quen với ruồi đi.
Ông không bỏ hộp đựng đồ trang sức và ông cũng không bảo tôi rời khỏi đó. Thay vào đó, mỗi tối, ông mang chiếc hộp,chuỗi ngọc trai và đôi hoa tai cho Catharina, rồi cô ta khóa chúng lại trong cái tủ ở gian phòng lớn, nơi cô ta cất cái áo choàng màu vàng. Buổi sáng, khi cô ta mở khóa xưởng vẽ để tôi ra, cô ta đưa cho tôi chiếc hộp và đồ trang sức. Nhiệm vụ đầu tiên củatôi trong xưởng vẽ là đặt lại chiếc hộp và chuỗi ngọc trai lên bàn và bỏ đôi hoa tai ra nếu vợ ngài Ruijven đến làm mẫu. Từ ngoài cửa, Catharina quan sát tôi trong lúc tôi dùng cánh tay và bàn tay để đo. Những hành động của tôi chắc trông kỳ quặc đối vớibất kỳ ai, nhưng cô ta chẳng bao giờ hỏi tôi đang làm gì. Cô ta không dám.
Cornelia chắc phải biết chuyện về chiếc hộp đựng đồ trang sức. Có lẽ giống như Maertge, con bé đã nghe lỏm bố mẹ bàn bạc. Có thể con bé nhìn thấy Catharina đem chiếc hộp lên vào buổi sáng và ông đem nó xuống vào ban đêm và đoán được rằng có điều gì đó không bình thường. Bất kể nó nhìn thấy hay hiểu được điều gì, con bé quyết định rằng đã đến lúc làm mội chuyện rối tung lên một lần nữa.
Chẳngvì lý do cụ thể nào mà chỉ là nỗi ngờ vực mơ hồ, con bé không thích tôi. Về chuyện này thì nó rất giống mẹ.
Con bé bắt đầu việc đó, như nó đã làm với chiếc cổ áo rách và vết sơn đỏ trên tạp dề của tôi, bằng một lời yêu cầu. Một buổi sáng, Catharina đang chải tóc còn Cornelia quanh quẩn bên cạnh, quan sát. Tôi đang hồ quần áo trong phòng giặt nên không nghe thấy hai mẹ con nói gì. Nhưng có lẽ chính con bé là
người đề nghị mẹ nó cài lược đồi mồi lên tóc.
Mấy phút sau. Catharina bước đến khung cửa ngăn giữa bếp và phòng giặt và tuyên bố:
- Tôi bị thiếu một chiếc lược đồi mồi. Có ai trong các cô nhìn thấy không? - Mặc dầu cô ta nói với cả Tanneke và tôi, cô ta chăm chăm nhìn tôi.
- Không, thưa cô, - Tanneke trịnh trọng trả lời, bước ra từ bếp và cũng đứng ở khung cửa để cả chị ta cũng có thể nhìn tôi.
- Không, thưa cô, - tôi lặp lại. Khi tôi trông thấy Cornelia từ hành lang lén nhìn vào bếp, với cái nhìn tinh quái thuộc về bản chất của nó, tôi hiểu ra là nó đã khởi sự một cái gì đó mà một lần nữa thì cuối cùng sẽ dẫn đến tôi.
Con bé sẽ làm điều này cho tới khi nào nó đẩy được tôi đi, tôi nghĩ.
- Phải có ai biết nó ở đâu chứ,- Catharina nói.
- Hay để tôi giúp cô tìm trong tủ một lần nữa, thưa cô, - Tanneke đề nghị. - Hay chúng ta tìm ở một chỗ nào khác vậy?- Chị ta châm chọc nói thêm.
- Có lẽ nó ở tronghộp đựng đồ trang sức của cô,- tôi gợi ý.
- Có lẽ vậy.
Catharina đi vào trong hành lang. Cornelia quay đi theo cô ta.
Tôi nghĩ cô ta sẽ không mảy may bận tâm đến ý kiến của tôi vì đó là tôi nói. Tuy vậy, khi tôi nghe thấy giọng cô ta ở trên tầng, tôi hiểurằng cô ta đang đi đến xưởng vẽ và tôi vội vàng đi theo cô ta - cô ra sẽ cần đến tôi. Cô ta đang giận dữ, chờ đợi ở cửa xưởng vẽ, Cornelia lấp ló sau lưng cô ta.
- Đem chiếc hộp cho tôi, - Catharina bình tĩnh ra lệnh, sự bẽ mặt do không được vào xưởng vẽ đem lại cho nhữnglời nói của cô ta một âm sắc mà trước kia tôi chưa từng được nghe thấy. Cô ta thường hay nói gay gắt và to. Giọng nói bình tĩnh được kiểm sóat của cô ta lần này đáng sợ hơn nhiều.
Tôi có thể nghe thấy ôngtrong căn phòng áp mái. Tôi biết ông đang làm gì - ông đang nghiền đá màu xanh da trời để vẽ tấm vải phủ bàn.
Tôi cầm chiếc hộp lên và mang ra cho Catharina, để lại chuỗi ngọc trai trên mặt bàn. Không nói một lời, cô ta đem nó xuống dưới nhà, Cornelia một lần nữa theo đuôi cô ta như một con mèo nghĩ rằng nó sặp được cho ăn. Cô ta sẽ đi vào phòng lớn, lục lọi mọi thứ đồ trang sức để xem còn thiếu gì nữa. Có lẽ còn thiếu những thứ khác nữa- khó mà đóan được một đứa trẻ bảy tuổi định giở trò có thể làm điều gì.
Cô ta sẽ không tìm thấy chiếc lược trong hộp của mình. Tôi biết đích xác là nó ở đâu.
Tôi không đi theo cô ta mà trèo lên căn phòng áp mái.
Ông ngạc nhiên nhìn tôi, tay cầm cái nghiền lơ lửngbên trên cái bát nhưng ông không hỏi tôi tại sao lại lên. Ông lại tiếp tục nghiền.
Tôi mởchiếc hòm nơi tôi cất đồ đạc của mình và lấy chiếc lược ra khỏitấm khăn bọc nó. Tôi hiếm khi nhìn chiếc lược- trong ngôi nhà đó tôi chẳng có lý do gì để cài nó hay thậm chí chiêm ngưỡng nó. Nó gợi cho tôi quá nhiều tới cuộc sống mà khi là một cô hầu tôi sẽ chẳng bao giờ có được. Bây giờ khi tôi biết cần nhìn kỹ thì tôi có thể thấy nó không phải là chiếc lược của bà tôi, dù rằng rất giống. Hình vỏ sò ở một đầu lược dài hơn và cong hơn và có nhữngvết răng cưa nhỏ trên mỗi mép vỏ sò. Nó đẹp hơn chiếc lược của bà tôi, dù rằng không nhiều.
Tôi tự hỏi liệu tôi có bao giờ còn nhìn thấy chiếc lược của bà lần nữa.
Tôi ngồi rất lâu trên giường, chiếc lược đặt trong lòng, đến nỗi ông ngừng nghiền và hỏi:
- Có chuyện gì vậy, Griet?
Giọng ông nhẹ nhàng. Việc đó khiến tôi thú nhận dễ dàng hơn điều tôi không còn lựa chọn nào khác ngòai nói ra.
- Thưa ngài, tôi cần sự giúp đỡ của ngài, - cuối cùng tôi tuyên bố.
Tôi ở lại trong căn phòngáp mái của mình, ngồi trên giường, tay đặt trong lòng trong lúc ông nói chuyện với Catharina và Maria Thins, trong lúc họ tìm Cornelia, rồi sau đó tìm kiếm chiếc lược của bà tôi trong đống đồ của lũ con gái. Cuối cùng Maertge đã tìm thấy nó bị giấu trong chiếc vỏ ốc to mà người thợ nướng bánh đưa cho bọn trẻ khi ông ta đến xem bức tranh. Có lẽ đó là lúc Cornelia đánh tráo chiếc lược, khi trèo từ thang xuống lúc những đứa khác đang chơi trong phòng kho và giấu chiếc lược của tôivào vật đầu tiên nó tìm được.
Chính Maria Thins là người đánh Cornelia - ông để mọi người thấy rõ rằng đó không phải là nhiệm vụ của ông và Catharina cũng từ chối, thậm chí cả khi cô ta biết rằng con bé cần phải bị phạt. Sau đó Maertge kể với tôi rằng Cornelia không khóc mà chỉ nhếch mếp cười trong suốt lúc bị đánh.
Cũng chính Maria Thins lên gặp tôi trong căn phòng áp mái.
- Chà, cô gái, - bà nói, dựa người vào cái bàn nghiền,- cô đã thả gà ra vườn rồi đấy.
- Tôi không làm gì cả,- tôi phản đối.
- Không, nhưng cô đã tạorađược một số kẻ thù. Tạisao thế nhỉ? Chúng tôichưa từng bao giờ gặp nhiều rắc rối đến thế với những cô hầu khác, - bà cười khúc khích, nhưngđằng sau cái cười bà vẫn rất nghiêm túc. - Nhưng ông ấy bênh cô, theo cách của ông ấy, - bà tiếp tục, - và cái đó nặng ký hơn bất cứ điều gì Catharina hay Cornelia hay Tanneke hay thậm chí tôi có thể nói chốnglại.
Bà thả chiếc lược của bà tôi vào lòng tôi. Tôi gói nó vào chiếc khăn và đặt lại vào ngăn tủ. Rồi sau đó tôi quay lại phía Maria Thins. Nếu bấy giờ tôi không hỏi bà, sẽ chẳng bao giờ tôi được biết. Đây chắc phải là lần duy nhất bà có thể vui lòng trả lời tôi.
- Thưa bà, xin bà hãy nói, ông ấy nói gì vậy? Về tôi?
Maria Thins nhìn tôi bằng cái nhìn ranh mãnh.
- Đừng tự huyễn hoặc mình, cô gái. Ông ấy nói về cô rất ít. Nhưng đủ rõ ràng. Việc ông ấy tự xuống dưới nhà và tỏ ra quan tâm - khi đó con gái tôi biết rằng ông ấy đứng về phía cô. Không, ông ấy buộc tội nó đã không nuôi dạy con tử tế. Thông minh hơn nhiều, cô thấy đấy, khi phê phán chứ không khen ngợi cô.
- Thế ông ấy có giải thích là tôi đang... giúp ông ấy?
- Không.
Tôi cố gắng không để lộ ramặt điều tôi cảm thấy, nhưng chắc chắn bản than câu hỏi đã làm lộ tình
cảm của tôi. - Nhưng tôi đã nói với nó, sau khi ông ấy đi, - Maria Thins nói thêm. - Thật là vô lý khi cô lén lút,
bí mật này nọ với nó ngay torng nhà của chính nó.
Bà nói như thể đang buộctội tôi nhưng rồi bà lẩm bẩm:
- Tôi đã nghĩ tốt hơn về ông ấy.
Bà ngừng lại, trông như thể bà ước đừng để lộ nhiều ý nghĩ đến thế.
- Thế cô ấy nói gì khi bà bảo vậy?
- Con gái tôi tất nhiên là không sung sướng với chuyện đó, nhưng nó còn sợ cơn giận của chồng hơn.
Maria Thins ngập ngừng.
- Còn có một lý do khác để nó không quá quan tâm. Tôi có thể nói cho cô ngay đây. Nó lại đang có chửa.
- Một đứa nữa? - tôi buột miệng. Tôi ngạc nhiên là Catharina lại muốn có thêm con trong lúc họ đang túng thiếu đến thế.
Maria Thins cau mày nhìn tôi:
- Coi chừng cái miệng, cô gái.
- Thưa bà, tôi xin lỗi.
Ngay lập tức tôi hối tiếc việcđã thốt ra dù chỉ một từ đó.Tôi không phải là người được phép góp ý gia đình họ nên có bao nhiêu con.
- Bác sĩ đã đến chưa ạ?- tôi hỏi,cố gắng sửa chữa sai lầm.
- Không cần. Nó biết các triệu chứng, nó đã chửa nhiều lần rồi.
Trong giây lát, những ý nghĩ của Maria Thins lộ ra khuôn mặt - bà cũng băn khoăn về chuyện có nhiều cháu đến thế. Sau đó bà lại lạnh lung như cũ.
- Cô đi làm các việccủa cô đi, tránh xa nó ra, và giúp ông ấy, nhưng đừng có phô trương chuyện đó ra trước cả nhà. Chỗ của cô ở đây không chắc chắn đến thế đâu.
Tôi gật đầu và nhìn lên đôi tay xương xẩu của bà trong lúc chúng sờ sọangchiếc tẩu. Bà châm tẩu lên và rít một hơi. Sau đó bà cười khúc khích.
- Chưa bao giờ có nhiều chuyện đến thế với một cô hầu. Chúa quả là thương chúng tôi!
Đến Chủ nhật tôi đem chiếc lược trả về cho mẹ. Tôi không kể cho bà nghe chuyện gì đã xảy ra - tôi chỉ đơn giản nói rằng nó quá đẹp đẽ cho mộtcô hầu giữ.
Trong ngôi nhà, có cái gì đó thay đổi đối với tôi sau vụ rắc rối với chiếc lược. Cách cư xử của Catharina đối với tôi là điều bất ngờ nhất. Tôi đã nghĩ rằng cô ta sẽ còn khó tính với tôi hơn trước - bắt tôi làm nhiều việc hơn, nhiếc mắng tôi bất cứ khi nào cô ta có thể, làm tôi càng khó chịu càng tốt. Nhưng thay vào đó, cô ta dường như sợ tôi. Cô ta tháo chiếc chìa khóa xưởng vẽ ra khỏi chùm chìa khóa quý báu bên hông và đưa lại cho Maria Thins, không bao giờ còn khóa hay mở cánh cửa một lần nào nữa. Cô ta để lại chiếc hộp đựng đồ trang sức trong xưởng vẽ, nhở mẹ cô ta lên lấy thứ cô ta cần ở đó. Cô ta tránh mặt tôi mọi lúc có thể. Một khi tôi hiểu ra điều này, tôi cũng tránh mặt cô ta.
Cô ta không nói gì về công việc buổi chiều của tôi trong căn phòng áp mái. Chắc Maria Thins gây ấn tượng với cô ta bằng nhận xét rằng sự giúp đỡ của tôi khiến ông vẽ nhiều hơn, giúp nuôi đứa con cô ta đang mang cũng như những đứa cô ta đã sinh ra. Cô ta nghĩ nhiều về những lời của ông về việc chăm sóc bọn trẻ, những đứa mà suy cho cùng là trách nhiệm chính của cô ta và bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bọn chúng so với trước kia. Với sự khuyến khích của Maria Thins, cô ta thậm chí còn dạy Maertge và Lisbeth tập đọc và viết.
Maria Thins thì khó thấy hơn, nhưng cả bà cũng thay đổi, cư xử với tôi vẻ tôn trọng hơn. Rõ ràng tôi vẫn là một cô hầu gái, nhưng bà không dễ dàng đuổi tôi đi nữa hoặc phớt lờ tôi, như đôi lúc bà cư xử với Tanneke. Bà không đến mức hỏi ý kiến tôi, nhưng bà làm tôi cảm thấy mình bớt bị gạt ra khỏi gia đình.
Tôi cũng ngạc nhiên khi Tanneke mềm mỏng với tôi hơn. Tôi đã nghĩ là chị ta thích thú với việc giận dữ với tôi và thù hận tôi, nhưng có lẽ việc đó đã làm chị ta kiệt sức. Hoặc có thể một khi đã rõ ràng là ông đứng về phía tôi, chị ta cảm thấy tốt nhất là không nên tỏ ra đối nghịch với tôi. Có lẽ tất cả họ đều cảm thấy như thế. Bất kể là lý do gì, chị ta thôi không còn tạo thêm việc cho tôi bằng cách làm đổ các thứ, thôi không còn lẩm bẩm về tôi và lườm ngúyt tôi nữa. Chị ta không đối xử với tôi như bạn bè nhưng làm việc cùng chị ta trở nên dễ dàng hơn.
Có lẽ như thể là tàn nhẫn, nhưng tôi cảm thấy mình đã thắng trong cuộc chiến với chị ta. Chị ta nhiều tuổi hơn và là một phần của ngôi nhà trong một khoảng thời gian lâu hơn nhiều, nhưng việc ông ưu ái tôi rõ ràng có sức mạnh hơn hẳn so với sự trung thành và kinh nghiệm của chị ta. Chị ta có thể cảm nhận sâu sắc sự xem nhẹ này, nhưng chị ta chấp nhận thất bại dễ dàng hơn tôi nghĩ. Tanneke là một sinh vật đơn giản bậc thấp và chỉ muốn đượcsống đơn giản. Cách đơn giản nhất là chấp nhận tôi.
Mặc dù mẹcon bé quan tâm đến nó hơn, Cornelia vẫn không thay đổi. Nó là đứa con gái rượu của Catharina, có lẽ vì tính cách nó giống cô ta nhất và Catharina chẳng làm gì mấy để thuần hóa tính cách đó. Đôi lúc nó nhìn tôi với đôi mắt màu nâu nhạt, đầu nó nghiêng nên những lọn tóc xoăn đỏ buông quanh khuôn mặt và tôi nghĩ đến cái cười nhếch mép mà Maertge miêu tả nét mặt Cornelia khi nó bị đánh. Và tôi lại nghĩ, như ngày đầu tiên tôi đã nghĩ: con bé này sẽ gây phiền toái đây.
Mặc dầu tôi không thể hiện điều đó, tôi tránh con bé cũng như tránh mẹ nó. Tôi không muốn khuyến khích nó. Tôi giấu viên gạch vỡ, chiếc cổ áo đẹp nhất mà mẹ khâu cho tôi và chiếc khăn thêu đẹp nhất của tôi để con bé không thể sử dụng những thứ đó để chống lại tôi.
Cách cư xử của ông đốivới tôi sau sự việc với chiếc lược chẳng có gì khác. Khi tôi cảm ơn ông về chuyện ông đã nói hộ tôi, ông lắc đầu như để xua đuổi một con ruồi vo ve quanh ông.
Chính tôi mới là người cảm thấy khác về ông. Tôi cảm thấy mình mắc nợ. Tôi có cảm giác nếu như ông yêu cầu tôi làm điều gì, tôi sẽ không thể nói không. Tôi không biết điều ông có thể yêu cầu mà tôi sẽ muốn từ chối là gì, nhưng dù sao tôi cũng không thích tình cảnh mình đang lâm vào.
Tôi cũng thất vọng về ông nữa, mặc dầu tôi khôngthích nghĩ về chuyện đó. Tôi muốn ông tự nói với Catharina về việc tôi giúp ông, để thể hiện là ông không ngại nói với cô ta việc ông ủng hộ tôi.
Đó là điều tôi muốn.
Một buổi chiều vào khỏang giữa tháng Mười, Maria Thinsđến gặp ông trong xưởng vẽ, khi bức tranh vợ ngài Ruijven gần hoàn thành. Chắc chắn bà biết tôi đang làm việc trên căn phòng áp mái và có thể nghe thấy tiếng bà nhưng dù vậy bà vẫn nói thẳng với ông.
Bà hỏi ông sau đây định vẽ cái gì. Khi ông không trả lời, bà nói:
- Anh cần phải vẽ một bức tranh to hơn, với nhiều người hơn trong đó, như anh vẫn thường vẽ. Không phải là chỉ một mình người đàn bà một mình chỉ với những ý nghĩ của cô ta nữa. Khi ngài Ruijven đến xem bức tranh của ôngta, anh phải đề nghị vẽ cho ông ta một bức khác. Có thể là một bức đi cùng với một cái gì đó mà anh đã vẽ cho ông ta chẳng hạn. Ông ta sẽ đồng ý - ông ta thường hay đồng ý. Và ông ta sẽ trả cho bức tranh đó nhiều tiền hơn.
Ông vẫn không đáp lời.
- Chúng ta nợ nần nhiều hơn, - Maria Thins nói thẳng toẹt, - chúng ta cần số tiền đó.
- Ông ta có thể đòi phải có cô ấy ở đó, - ông nói. Giọng ông nhỏ nhưng tôi có thể nghe thấy ông nói gì, mặc dù mãi về sau tôi mới hiểu ông định nói gì.
- Thì sao?
- Không. Không vẽ như thế.
- Chúng ta sẽlo chuyện đó khi nó xảy ra, không phải trước đó.
Vài ngày sau, ngài Ruijven và vợ đến xem bức tranh đã hòan thành. Buổi sáng hôm đó ông chủ tôi và tôi chuẩn bị phòng cho họ đến xem. Ông đem chuỗi ngọc trai và chiếc hộp đựng đồ trang sức xuống chỗ Catharina trong lúc tôi cất mọi thứ đi và bày ghế ra. Sau đó ông chuyển giá vẽ và bức tranh vào chỗ lúc trước là phông cảnh và bảo tôi mở tất cả các cửa chớp ra.
Sáng hôm đó tôi giúp Tanneke chuẩn bị một bữa trưa đặc biệt cho họ. Tôi không nghĩ là tôi phải gặp họ và buổi trưa, khi họ đến, chính Tanneke là người mang rượu vang lên trong lúc họ tụ tập trong xưởng vẽ. Tuy nhiên, khi chị ta quay trở lại, chị ta tuyên bố rằng tôi sẽ phải giúp chị ta phục vụ bữa trưa chứ không phải Maertge, giờ đây đã đủ lớn để ngồi cùng họ trong bàn ăn.
- Bà chủ của tôi đã quyết định như vậy,- chị ta nói thêm.
Tôi ngạc nhiên - lần cuối cùng khi họ đến xem bức tranh, Maria Thins đã gắng giữ tôi tránh xa ngài Ruijven. Dù vậy, tôi không nói như thế với Tanneke.
- Ngài Leeuwenhoek cũngở đấy chứ? - thay vào đó tôi hỏi. - Tôi nghĩ tôi nghe thấy giọng ông ấy trong hành lang.
Tanneke lơ đễnh gật đầu. Chị ta đang thử món gà lôi quay.
- Không tệ,- chị ta lẩm bẩm.- Tôi có thể ngẩng cao đầu như bất cứ đầu bếp nào nhà ngài Ruijven.
Trong lúc chị taở trên tầng, tôi phết mỡ lên món gà lôi và rắc thêm ít muối, thứmà Tanneke quá dè sẻn.
Khi đi xuống ăn trưa và mọi người đã ngồi vào bàn, Tanneke và tôi bắt đầu bê các đĩa lên. Catharina nhìn tôi. Chưa bao giờ thành thạo trong việc che giấu ý nghĩ của mình, cô ta kinh hoàng khi nhìn thấy tôi phục vụ.
Ông chủ tôi trông cũng như thể nhai phải sạn. Ông lạnh lung nhìn Maria Thins đang ra vẻ thờ ơ đằng sau cốc rượu vang của mình.
Tuy nhiên ngài Ruijven thì cười toe toét.
- Chà, cô hầu mắt to! - ông ta hét lên. - Tôi tự hỏi không biết cô biến đi đâu. Cô thếnào, cô gái của tôi?
- Tôi khỏe, cám ơn ngài, - tôi lúng búng, đặt một miếng gà lôi vào đĩa của ông ta và bước nhanh hết mức có thể khỏi ông ta. Tuy vậy, vẫn không đủ nhanh và ông ta đã đặt được tay ông ta vào đùi tôi. Mãi mấy phút sau tôi vẫn còn có thể cảm nhận được dư vị kinh hoàng của nó.
Trong lúc cô vợ ngài Ruijven và Maertge vẫn mù tịt, ngài Leeuwenhoek nhận thấy hết mọi chuyện sự giận dữ của Catharina, sự cáu kỉnh của ông chủ tôi, cái nhún vai của Maria Thins, bàn tay nấn ná của ngài Ruijven. Khi tôi phục vụ ông ta, ông ta quan sát khuôn mặt tôi như thể tìm kiếm câu trả lời tại sao một cô hầu gái tầm thường lại có thể gấy ra nhiều rắc rối đến thế. Tôi cảm thấy biết ơn ông - nét mặt ông không lộ vẻ buộc tội.
Tanneke cũng phát hiện thấy sự xáo trộn tôi gây ra và lần này chị ta tỏ ra có ích. Trong bếp chúng tôi không nói gì, nhưng chính chị ta là người quay lại bàn ăn mang ramón nước sốt, rót thêm rượu vang, đem thêm thức ăn trong lúc tôi trông nom các thứ trong bếp.Tôi chỉ quay lại dọn dẹp bát đĩa. Tanneke đi thẳng tới chỗ ngài Ruijven trong khi tôi dọn dẹp bát đĩa ở góc bàn đằng kia. Đôi mắt ngài Ruijven dõi theo tôi khắp mọi nơi.
Đôi mắt ông chủ tôi cũng vậy.
Tôi gắng lờ họ đi, thay vào đó, tôi lắng nghe Maria Thins nói. Bà đang bàn về bức tranh tiếp theo.
- Ngài rất hài lòng với bức tranh vẽ giờ học nhạc, đúng không? - bà nói. - Còn gì hay hơn là vẽ tiếp một bức với phông nền âm nhạc? Sau giờ học nhạc, một buổi hòa nhạc, có thể với nhiều người hơn trong đó, ba hoặc bốn nhạc công, khán giả...
- Không khán giả,- ông chủ tôi cắt lời.- Tôi không vẽ khán giả.
Maria Thins nghi ngờ nhìn ông một cách chăm chú.
- Nào, nào, tiếp tục,- ngài Leeuwenhoek xen vào một cách tài tình, - chắc chắn khán giả sẽ kém thú vị hơn so với bản thân các nhạc công.
Tôi thấy mừng vì ông bảo vệ ông chủ tôi.
- Tôi không quan tâm đến khán giả, - ngài Ruijven tuyên bố,- nhưng tôi muốn mình sẽ có mặt trong bức tranh. Tôi sẽ chơi đàn luýt.
Sau một lát, ông ta nói thêm.
- Tôi muốn cócả cô ta trong đó.
Tôi không cần phải nhìn ông ta để biết rằng ông ta đang chỉ vào tôi.
Tanneke hơi hất đầu về hướng bếp và tôi chuồn đi với một số ít bát đĩa tôi vừa thu dọn được, để chị ta thu dọn nốt chỗ còn lại. Tôi muốn nhìn ông chủ của tôi nhưng không dám. Trong lúc rời khỏi đó tôi nghe thấy Catharina nói giọng vui vẻ:
- Ý kiến mới hay làm sao! Giống như bức tranh vẽ ngài và cô hầu mặc váy đỏ. Ngài còn nhớ cô ta không?
Hôm Chủ nhật, lúc chúng tôi chỉ có một mình trong bếp, mẹ nói với tôi. Cha tôi đang ngồi ngòai sân, duới ánh nắng mặt trời cuối tháng Mười, trong lúc chúng tôi nấu bữa trưa.
- Con biết là mẹ không nghe những chuyện ngồi lê đôi mách ngòai chợ, - bà bắt đầu, - nhưngthật khó mà không nghe khi người ta nhắc đến tên con gái mẹ.
Tôi lập tức nghĩ đến Pieter con. Chẳng có gì chúng tôi làm ở trong ngõ nhỏ đáng để bị ngồi lê đôi mách. Tôi đã khăng khăng muốn như vậy.
- Con không biết mẹ định nói gì, - tôi thành thực trả lời.
Mẹ tôi mím miệng lại.
- Họ nói là ông chủ của con chuẩn bị vẽ con.
Cứ nhưthể chính những lời đó làm miệng bà mím lại.
Tôi ngừng quấy chiếc nồi tôi đang trông.
- Ai bảo vậy mẹ?
Mẹ tôi thở dài, miễn cưỡng kể lại những câu chuyện bà nghe lóm được.
- Mấy người đàn bà bán táo.
Khi tôi không trả lời, bà hiểu sự im lặng của tôi đồngnghĩa với điều xấu nhất.
- Tại sao con không nói với mẹ, Griet?
- Mẹ, chính con còn chưa hề nghe nói đến chuyện đó. Không ai nói gì với con cả!
Bà không tin.
- Đó là sự thật, - tôi khăng khăng. - Ông chủ của con không nói gì. Maria Thins không nói gì. Con chỉ đơn giản dọn dẹp xưởng vẽ. Con chỉ gần những bức tranh của ông ấy đến thế là hết.
Tôi chưa bao giờ kể cho bà nghe về công việc trong căn phòng áp mái của mình.
- Làm sao mẹ lại có thể tin mấy người đàn bà bán táo chứ không tin con?
- Khi có lời đồn đại về ai đó ở chợ,thường phải có lý do, thậm chí nếu đó không phải là điều thực sự được nói ra.
Mẹ ra khỏi bếp đi gọi cha tôi. Ngày hôm đó bà không nói gì về chuyện đó nữa nhưng tôi bắt đầu sợ rằng bà đúng- tôi sẽ là người cuối cùng được biết.
Ngày hôm đó, ở Khu Hàng thịt tôi quyết định hỏi Pieter cha về lời đồn. Tôi không dám nói về chuyện đó với Pieter con. Nếu như mẹ tôi đã nghe lời đồn thì chắc hẳn anh ta cũng nghe. Tôi biết anh ta sẽ không cảm thấy dễ chịu. Mặc dù anh ta chưa bao giờ nói thẳng với tôi, nhưng rõ ràng là anh ta ghen với ông chủ của tôi.
Pieter con không có ở chỗ quầy hàng. Tôi không cần phải chờ lâu để Pieter cha tự mình nói ra điều gì đó.
- Tôi nghe thấy gì thế này? - ông ta cười cười khi tôi lại gần. - Cô sắp có bức tranh vẽ mình, đúng không? Chẳng mấy chốc cô sẽ trở nên quá cao sang đốivới những người như con trai tôi. Nó đã hờn dỗi bỏ sang Chợ Gia súc vì cô đấy.
- Nói cho tôi biết xem ông nghe thấy gì nào?
- Chà, cô muốn nghe lại lần nữa à, phải không? - ông ta cao giọng lên. - Liệu tôi có nên biến nó thành một câu chuyện hay ho cho một vài người nữa không?
- Hừ,- tôi gắt lên. Cung cách làm ra vẻ dạn dĩ của ông ta cho thấy rằng ông ta đang giận dữ với tôi. - Chỉ cần nói với tôi điều ông nghe thấy thôi.
Pieter cha hạ thấp giọng:
- Chỉ mỗi là chị bếp nhà ngài Ruijven nói rằng cô sắp cùng ông chủ nhà chị ta ngồi làm mẫu cho một bức tranh.
- Tôi không bíết gì về chuyện đó,- tôi tuyên bố chắc chắn, ý thức rằng thậm chí khi tôi nói như vậy, cũng như với mẹ tôi, những lời của tôi chẳng có mấy tác dụng. Pieter cha khum tay bốc lên những quả thận lợn.
- Cô không cần phải nói chuyện đó với tôi, - ông ta vừa nói vừa ước lượng độ nặng nhẹ của những quả thận trong lòng tay.
Tôi chờ đợi vài ngày trước khi nói chuyện với Maria Thins. Tôi muốn chờ xem có ai nói với tôi trước không. Một buổi chiều, tôi tìm thấy bà trong căn phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá khi Catharina đang ngủ và Maertge đưa mấy đứa em đến chợ Gia súc. Tanneke đang khâu vá trong bếp và trông Johannes với Franciscus.
- Tôi có thể nói chuyện với bà được không, thưa bà?- tôi nói nhỏ.
- Cái gì vậy, cô gái? - bà châm tẩu và chăm chú nhìn tôi qua làn khói. - Lại có chuyện hả? - giọng bà có vẻ cảnh giác.
- Tôi không biết, thưa bà. Nhưng tôi nghe thấy một chuyện lạ.
- Tất cả chúng ta đều nghe thấy những chuyện lạ.
- Tôi nghe thấy rằng... rằng tôi chuẩn bị làm mẫu cho một bức tranh. Cùng với ngài Ruijven.
Maria Thins cười.
- Đúng, đó là một chuyện lạ. Họ đồn đại ở ngòai chợ, đúng không?
Tôi gật đầu.
Bà dựa người vào ghế và rít tẩu.
- Nói cho tôi biết đi, cô nghĩ sao về chuyện có mặt trong một bức tranh như vậy?
Tôi không biết phải trả lời như thế nào.
- Tôi sẽ phải nghĩ như thế nào, thưa bà?- tôi ngốc nghếch đáp lời.
- Tôi sẽ không phải mất công hỏi một số người điều đó. Như Tanneke chẳng hạn. Khi ông ấy vẽ chị ta, chị ta sung sướng đứng đó rót sữa hàng tháng trời mà chẳng mảy may một ý nghĩ nào lướt qua đầu, Chúa phù hộ cho chị ta. Nhưng cô thì... không, có vô vàn điều cô nghĩ mà không nói ra. Tôi tự hỏi chúng là cái gì vậy.
Tôi nói một điều có lý mà tôi nghĩ bà sẽ hiểu.
- Thưa bà, tôi không muốn ngồi cùng ngài Ruijven. Tôi không nghĩ những ý định của ông ta là đứng đắn.
Lời nói của tôi rất kiên quyết.
- Ý định của ông ta không bao giờ đứng đắn khi nó lien quan đến phụ nữ trẻ.
Tôi bồn chồn chùi tay vào tạp dề.
- Có vẻ như cô có một chiến sĩ để bảo vệ danh dự của mình, - bà nói. - Con rể tôi cũng không muốn vẽ cô cùng với ngài Ruijven hơn cô muốn ngồi cùng ông ta đâu.
Tôi không gắng giấu đi sự nhẹ nhõm của mình.
- Nhưng ngài Ruijven là người bảo trợ của ông ấy đồng thời là một người đàn ông giàu có và thế lực. Chúng tôi không thể làm mếch lòng ông ta, - Maria Thins cảnh báo.
- Vậy bà sẽ nói gì với ông ta, thưa bà?
- Tôi đang cố gắng giải quyết. Trong lúc đó, cô phải chịu đựng những lời đồn đại. Đừng nói gì với họ, chúng tôi không muốn ngài Ruijven nghe thấy từ những lời đàm tiếu ngoài chợ là cô từ chối ngồi cùng ông ta.
Trông tôi chắc không thoải mái.
- Đừng lo gì, cô gái, - Maria Thins càu nhàu, đập đập chiếc tẩu lên mặt bàn để tàn thuốc rơi ra. - Chúng tôi sẽ lo chuyện này. Cô cứ cúi đầu xuống và làm công việc của cô và không một lời nào với bất kỳ ai.
- Vâng, thưa bà.
Dù vậy, tôi thực sự đã nói với một người. Tôi cảm thấy tôi cần phải nói.
Chuyện tránh mặt Pieter con thì khá dễ- cả tuần đó đang có những cuộc bán đấu giá ở Chợ Gia súc, những con vật đã được vỗ béo trong suốt mùa hè và mùa thu ở vùng nông thôn và giờ đây sẵn sàng cho người ta làm thịt ngay trước khi mùa đông bắt đầu. Ngày nào Pieter cũng đến chỗ bán đấu giá.
Buổichiều,saukhi Maria Thins và tôi nói chuyện, tôi lẻn ra khỏi ngôi nhà để tìm anh ta ngoài chợ, ngay gần góc phố Oude Langendijck. Buổi chiều ở đó yên tĩnh hơn buổi sáng, khi các bán đấu giá đang diễn ra. Cho đến lúc này, nhiều con vật đã được những ngườichủ mới đưa đi. Những người đàn ông đứng bên dưới hàng cây tiêu huyền, đếm tiền và bàn bạc về những vụ mua bán. Những chiếc lá cây đã ngả sang màu vàng, rời xuống rồi trộn lẫn với mùi phân và nước tiểu mà tôi có thể cảm thấy từ xa trước khi tôi đến được chỗ chợ.
Pieter con đang ngồi với một người đàn ông khác bên ngòai một quán rượu trong chợ, vại bia đặt trước mặt. Đang mải nói chuyện, anh ta không nhận thấy tôi trong lúc tôi lặng lẽ đứng gần bàn anh ta. Chính là người bạn anh ta nhìn lên, sau đó thúc khuỷu tay Pieter.
- Em muốn nói chuyện với anh một lát, - tôi nói nhanh, thậm chí trước cả khi Pieter có cơ hội tỏ ra ngạc nhiên.
Bạn anh ta lập tức đứng bật dậy và mời tôi ngồi.
- Chúng ta đi dạo được không? Tôi chỉ ra quảng trường.
- Tất nhiên, - Pieter nói. Anh ta gật đầu với bạn và theo tôi qua con phố. Nét mặt anh ta không biểu lộ rõ anh ta có thấy dễ chịu khi nhìn thấy tôi hay không.
- Cuộc bán đấu giá hôm nay thế nào? - tôi vụng về hỏi. Tôi không bao giờ khéo léo trong việc dẫn dắt những câu chuyện thường ngày.
Pieter nhún vai. Anh ta cầm khuỷu tay tôi để hướng tôi đi qua một bãi phân, sau đó bỏ tay ra.
Tôi không chịu nổi nữa.
- Ở chợ người ta đang đồn đại về em,- tôi nói toạc.
- Ai cũng bị đồn đại, lúc này hay lúc khác, - anh ta đáp lời vẻ vô tư.
- Điều họ nói là không đúng. Em không định ngồi làm mẫu trong cùng một bức tranh với ngài Ruijven.
- Ngài Ruijven thích em. Bố anh nói thế.
- Nhưng em không định ngồi trong cùng một bức tranh với ông ta.
- Ông ta rất có thế lực.
- Anh phải tin em, Pieter.
- Ông ta rất có thế lực, - anh ta nhắc lại, - và em chẳng là gì ngoài một cô hầu. Em nghĩ là ai sẽ thắng trong ván bài đó?
- Anh nghĩ em sẽ giống như cô hầu gái mặc váy đỏ chứ gì?
- Chỉ nếu như em uống rượu của ông ta,- Pieter thẳng thắn nhìn tôi.
- Ông chủ củaemcũng không muốn vẽ em với ngài Ruijven, - tôi miễn cưỡng nói sau giây lát. Tôi không muốn nhắc đến ông.
- Vậy thì tốt. Anh cũng không muốn ông ta vẽ em.
Tôi dừng lại và nhắm mắt. Mùi động vậy ở gần bắt đầu làm tôi cảm thấy choáng váng.
- Em sắp bị giam vào nơi mà em không nên vào, Griet, - Pieter nói, giọng nghe đã có phần nhẹ nhàng hơn.- Thế giới của họ không phải là thế giới của em.
Tôi mở mắt ra và bước lùi lại.
- Em đến đây để giải thích là lời đồn đại không đúng, chứ không phải để nghe anh buộc tội. Bây giờ em xin lỗi đã làm phiền anh.
- Đừng như vậy. Anh tin em, - anh ta thở dài. - Nhưngem chẳng có mấy sức mạnh trước những gì đang xảy ra với em. Hẳn là em hiểu điều đó chứ?
Thấy tôi không trả lời anh ta nói thêm:
- Nếu ông chủ của em thực sự muốn vẽ em và ông Ruijven em có thực sự nghĩ em có thể từ chối không?
Đó cũng chính là câu hỏi mà tôi đã đặt ra cho bản thân nhưng không trả lời được.
- Cám ơn anh đã nhắc nhở em là em bất lực như thế nào, - tôi chua chát đáp lời.
- Tại sao em không về với anh? Chúng ta sẽ cùng làm việc của chúng ta, kiếm tiền của chúng ta, sống cuộc sống của chúng ta. Đó không phải là điều em muốn hay sao?
Tôi nhìn anh ta, nhìn đôi mắt xanh nhạt của anh ta, những lọn tóc vàng xoăn, khuôn mặt thiết tha. Tôi là đồ ngốc khi thậm chí đã lưỡng lự.
- Em không đến đây để nói chuyện đó. Em vẫn còn quá trẻ.
Tôi viện đến lý do cũ. Một ngày nào đó tôi sẽ quá già để sử dụng nó.
- Anh không bao giờ biết em nghĩ gì, Griet ạ, - anh ta cố một lần nữa. - Em thật trầm lặng và ít lời, em chẳngbao giờ nói. Nhưng có những điều chất chứa trong em. Thỉnh thoảng anh nhìn thấy chúng, giấu trong đôi mắt em.
Tôi chỉnh lại chiếc mũ, dùng tay kiểm tra lại những lọn tóc rơi ra.
- Tất cả những điều em định nói là sẽ không có bức tranh nào cả, - tôi tuyên bố, lờ đi điều anh ta vừa nói.- Maria Thins đã hứa với em. Nhưng anh không được nói với ai. Nếu họ bàn tán với anh về em ở chợ, đừng nói gì. Đừng gắng bảo vệ em. Nếu khôngông Ruijven có thể nghe thấy và những lời của anh sẽ có hại cho chúng ta.
Pieter gật đầu vẻ không vui và đá một cọng rơm bẩn.
Không phải lúc nào anh ta cũng sẽ có lý trí như thế, tôi nghĩ. Một ngày nào đó anh ta sẽ không chịu nổi nữa.
Để thưởng anh ta vì hiểu được lẽ phải, tôi để anh ta đưa mình đến một khoảng trống giữa hai ngôi nhà gần Chợ Gia súc và vuốt ve cơ thể tôi, khum tay lại chỗ đường cong. Tôi cố gắng tận hưởng khóai cảm nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn nôn vì mùi gia súc.
Dù có nói gì với Pieter, tôi vẫn không cảm thấy được đảm bảo bởi lời hứa của Maria Thins giữ tôi tránh xa khỏibức tranh. Bà là một người đàn bà ghê gớm, sắc sảo trong công việc, biết chắc vị trí của bà, nhưng bà không phải là ngài Ruijven. Tôi không biết làm sao họ có thể từ chối Ruijven điều ông ta muốn. Ông ta muốn một bức tranh vẽ vợông ta nhìn thẳng vào ngườihọa sĩ và ông chủ tôi đã vẽ. Ông ta muốn một bức tranh có cô hầu gái mặc váy đỏ và có được nó. Nếu ông ta muốn tôi, tại saoông ta lại khôngcó được tôi?
Một hôm có ba người đàn ông trước kia tôi chưa hề gặp mang đến chiếc đàn clavico được buộc chắc chắn vào một chiếc xe đẩy. Một cậu bé theo sau họ mang chiếc đàn viôlôngxen còn to hơn cậu ta. Đó không phải là những dụng cụ âm nhạc của ngài Ruijven mà là của một người họ hàng yêu thích âm nhạc của ông ta. Tất cả mọi người tụ tập lại để xem những người đàn ông vật lộn với chiếc đàn clavico trên những bậc cầu thang dốc. Cornelia đứng ngay dưới chân cầu thang - nếu họ làm rơi chiếc đàn thì nó sẽ rơi thẳng xuống đầu con bé. Tôi muốn vươn người ra để kéo nó lại và nếu đó là một đứa trẻ khác thì tôi sẽ không do dự. Thay vào đó,tôi đứng yên tại chỗ. Cuối cùng chính Catharina là người khăng khăng muốn con bé đứng sang chỗ khác an toàn hơn.
Khi họ mang được cây đàn lên cầu thang, họ đưa nó vào xưởng vẽ, ông chủ của tôi giám sát mọi việc. Khi những người đàn ông đãvề, chúng tôi nghe thấy tiếng ông gọi Catharina. Maria Thins theo cô ta đi lên. Một lát sau chúng tôi nghe thấy tiếng đàn clavico. Mấy đứa con gái ngồi trên bậc cầu thang trong khi Tanneke và tôi đứng trong hành lang lắng nghe.
- Có phải cô chủ đang chơi đàn không nhỉ? Hay bà chủ của chị?- tôi hỏi Tanneke. Có vẻ như không phải cả hai nên tôi nghĩ có lẽ ông đang chơi và chỉ đơn giản muốn Catharina làm khán giả của ông.
- Tất nhiên là cô chủ rồi, - Tanneke gắt.- Nếu khôngthì tại saoông chủ lại gọi cô ấy lên. Cô ấy rất giỏi, cô chủ ấy. Hồi còn bé cô ấy đã chơi đàn. Nhưng bố cô ấy giữ lại chiếcđàn clavico của họ khi ông ta và bà chủ của tôi bỏ nhau. Chẳng nhẽ cô chưa bao giờ nghe cô chủ phàn nàn về việc không đủ tiền mua một cây đàn à?
- Không, - tôi nghĩ trong giây lát. - Chị có nghĩ là ông chủ sẽ vã cô ấy? Trong bức tranh này với ngài Ruijven?
Tanneke chắc chắn phải nghe những lời đồn đại ngoài chợ nhưng không nói gì về chuyện đó với tôi.
- Ôi, ông chủ chẳng bao giờ vẽ cô ấy đâu. Cô ấy không thể ngồi yên được.
Vài ngày sau ông dịch cái bàn và ghế vào phông cảnh, nâng nắp chiếc đàn clavico lên. Nắp chiếc đàn được vẽ cảnh đá, cây và bầu trời. Ông trải chiếc khăn lên mặt bàn chỗ cận cảnh và đặt cây đàn viôlôngxen dưới gầm bàn.
Một hôm Maria Thins gọi tôi vào phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá.
- Nào, cô gái, - bà nói, - chiều nay tôi muốn cô đivài việc vặt cho tôi. Đến chỗ hiệu bào chếmuaít hoa cơm cháy khô và bài hương- bây giờ trời lạnh, Franciscus lại bị ho. Và sau đó đến chỗ Mary Già kéo sợiđể mua len, đủ cho cổ áo của Aleydis. Cô có thấy chiếc cổ áo của nó đang bị sờn không?
Bà ngừng lại, như thể tính tóan tôi sẽ đi từ nơi này đến nơi khác hết bao lâu.
- Và sau đó cô đến nhà Jan Mayer để hỏi xem khinào thì anh trai ông ta sẽ đến Delft. Ôngta sống gần Tháp Rietveld. Chỗ đó gần nhà cha mẹ cô, đúng không? Cô có thể ghé về thăm họ.
Cha Maria Thins không bao giờ cho phép tôi gặp gỡ cha mẹ ngoài ngày Chủ nhật. Vì vậy tôi đoán:
- Có phải chiều nay ngài Ruijven đến không, thưa bà?
- Đừng để ông ta nhìn thấy cô, - bà trả lời dứt khoát. - Tốt nhất là cô tuyệt đối không có mặt ở đây. Khi đó nếu ông ta hỏi thì chúng tôi có thể nói là cô đi ra ngoài.
Trong giây lát, tôi muốn cười. Ngài Ruijven khiến tất cả chúng tôi - thậm chí cả Maria Thins - chạy nhưnhững con thỏ trước mõm chó.
Mẹ tôi ngạc nhiên khi chiều đó thấy tôi về. Thật may mắn có một người hàng xóm đang ở đó và bà không thể tra hỏi tôi kỹ càng. Cha tôi thì chẳng quan tâm lắm. Ông đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tôi rời nhà, từ khi Agnes chết. Ông không còn tò mò về thế giới bên ngòai con phố của ông, hiếm khi hỏi tôi về những việc đang xảy ra ở Oude Langendijck hoặc ở ngòai chợ. Chỉ còn những bức tranh vẫn khiến ông quan tâm.
- Mẹ ơi, - tôi nói trong lúc chúng tôi ngồi bên bếp lửa, - ông chủ con bắt đầu bức tranh mà mẹ hỏi đấy. Ngài Ruijven đã đến và hôm nay ông ấy sẽ ngồi làm mẫu. Ai phải có mặt trong bức tranh hôm nay cũng đều ở đó.
Hàng xóm của chúng tôi, một người đàn bà già mắt sáng, yêu thích những lời đồn đại ngoài chợ, ngạc nhiên nhìn tôi như thể tôi vừa đặt một con gà quay trước mặt bà. Mẹ tôi cau mày - bà biết tôi đang làm gì.
Được rồi, tôi nghĩ. Như thế sẽ giải quyết chuyện đồn đại. Buổi tối hôm đó ông không bình thường. Tôi ngheông ngắt lời Maria Thins vào bữa tối, sau đó ông đi ra ngoàii và lúc trở về người có hơi rượu. Lúc ông bước vào thì tôi đang trèo lên cầu thang đi ngủ. Ông nhìn tôi, mặt đỏ và mệt mỏi. Nét mặt ông không giận dữ nhưng mệt mỏi chán chường, như nét mặt của một người đàn ông vừa nhìn thấy đống củi mà ông ta phải bổ,hoặc nét mặt một cô hầu gái đối diện với núi đồ phải giặt.
Buổi sáng hôm sau, xưởng vẽ cho tôi vài manh mối về việc xảy rachiều hôm trước. Hai cái ghế đã được đặt ra, một cái bên cạnh cây đàn clavico, cái kia quay lưng lại người họa sĩ. Trên ghế đặt một cây đàn luýt và một cây đàn violon trên cái bàn bên trái. Chiếc đàn viôlôngxen vẫn còn nằm trong chỗ tối dười gầm bàn. Từ sự sắp đặt đó khó mà biết là sẽ có bao nhiêu người trong bức tranh.
Sau đó Maertge nói với tôi rằng ngài Ruijven đến cùng em gái và một trong những cô con gái của ông ta.
- Con gái ông ấy bao nhiêu tuổi?- tôi không thể không hỏi.
- Mười bảy, em nghĩ thế.
Bằng tuổi tôi.
Vài ngày sau họ lại đến. Maria Thins bảo tôi đi làm nhiều việc vặt hơn và bảo tôi hãy đi chơi đâu đó trong buổi sáng. Tôi muốn nhắc bà là tôi không thể cứ hômnào họ đến cũng đi ra ngoài được - trời đã trở nên quá lạnh để lang thang ngoài phố, và còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng tôi không nói gì. Tôi không thể giải thích nhưng tôi cảm thấy chẳng bao lâu nữa sẽ có gì đó thay đổi. Tôi chỉ không biết thay đổi như thế nào.
Tôi cũng không thể lại về nhà cha mẹ- họ sẽ nghĩ là có cái gì đó không ổn và giải thích khác đi thì sẽ khiến họ tin là có những việc còn tệ hơn đang xảy ra. Thayvào đó tôi đến xưởng chỗ Frans. Tôi chưa gặp cậu kể từkhi cậu hỏi tôi về những thứ đáng giá trong ngôi nhà. Những câu hỏi của cậu làm tôi bực bội và tôi chẳng muốn đi thăm cậu.
Người đàn bà ở ngoài cổng không nhận ra tôi. Khi tôi hỏi Frans bà ta nhún vai và biếnvào trong không thèm chỉ cho tôi phải đi đâu. Tôi bước vào một ngôi nhà thấp, nơi những cậu bé độ tuổi Frans đangngồi trên những cái ghế dài dọc theobàn và vẽ gạch. Chúng vẽ những hình đơn giản, chẳng có gì là phong cách thanh nhã như những viên gạch của cha tôi. Nhiều cậu thậm chí không vẽ những hình chính mà chỉ vẽ những hình trang trí ở góc các viên gạch,những chiếc lá và vòng xoắn, để lại khoảng trống cho những người thợ cứng tay nghề hơn vẽ nốt.
Khi bọn chúng nhìn thấytôi, một dàn đồng thanh những tiếng huýt sáo nổ ra khiến tôi muốn bịt tai lại. Tôi bước đến cậu bé gần nhất và hỏi em trai tôi ở đâu. Cậu bé đỏ mặt và lắc đầu. Mặc dù tôi gây ra sự chú ý, chẳng ai trả lời câu hỏi của tôi.
Tôi thấycó một ngôi nhà khác, nhỏ hơn và nónghơn, chứa lò nung. Frans đang ở đó một mình, cởi trần, mồ hôi khắp người, khuôn mặt dữ tợn. Những cơ bắp trên tay và ngực cậu đã phát triển. Cậu đang trở thành đàn ông.
Cậu buộc tấm vải bông vòng quanh cổ tay và cánh tay làm cậu trông lóng ngóng, nhưng khi cậu kéo khay gạch ra và đưa vào lò nung, cậu khéo léo dùng tấm vải làm khiên che sao cho không bị bỏng. Tôi sợ không dám gọi vì cậu sẽ giật mình và đánh rơi chiếc khay. Nhưng cậu nhìn thấy tôi trước và ngay lập tức đặt chiếc khay đang cầm xuống.
- Chị Griet, chị làm gì ở đâyvậy? Có chuyện gì với cha mẹ sao?
- Không, không, họ bình thường, chị chỉ đến thăm em thôi.
- Thếà.
Frans kéo tấm vải ra khỏi tay, dùng một miếng giẻ lau mặt và tu bia từ một cái cốc. Cậu dựa lưngvào tường, vươn vai giống như một người đàn ông vẫn hay làm, như khi vừa bốc hàng ở một chiếc thuyền trên con kênh và đang thư giãn cơ bắp. Trước kia tôi chưa bao giờ thấy cậu làm động tác như vậy.
- Em vẫn còn làm việc ở lò nung à? Họ vẫn chưa chuyển em sang làm công việc gì khác à? Tráng men hay vẽ tranh giống như những đứa ở dãy nhà bên kia ấy?
Frans nhún vai.
- Nhưng những đứa đó cùng độ tuổi với em. Không phải em đã… - tôi không thể kết thúc câu nói khi nhìn thấy nét mặt cậu.
- Đấy là bị phạt,- cậu nói nhỏ.
- Tại sao? Phạt vì cái gì?
Frans không trả lời.
- Frans, em phải nói với chị hoặc chị sẽ nóivới cha mẹ là em gặp rắc rối.
- Em không gặp rắc rối, - cậu nói nhanh. - Em chỉ làm ông chủ tức giận, thế thôi.
- Như thế nào?
- Em làm một điều mà vợ ông ta không thích.
- Em làm cái gì?
Frans lưỡng lự.
- Chính bà ta là người bắt đầu, - cậu nói nhẹ nhàng. - Bà ta thể hiện sự quan tâm, chị biết đấy. Thế nhưng khi em thể hiện sự quan tâm của em thì bà ta nói với chồng. Ông ta không đuổi em vì ông ta là bạn của cha. Vậylà em vào lò nung, đợi đến bao giờ tâm trạng ông ta khá hơn.
- Frans! Làm sao mà em có thể ngốc nghếch thế. Em biết bà ta không dành cho những người như em.Liều một chỗ làm ở đây vì những chuyện ngốc nghếch như vậy!
- Chị không hiểu nó là như thế nào đâu, - Frans lúng búng. - Làm việc ở đây, kiệt sức, buồn tẻ. Đấy chỉ là một cái gì đó để nghĩ, thế thôi. Chị không có quyền phán xét, chị với anh hàng thịt của chị sẽ lấynhau và chị sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Chị thì dễ dàng nói cuộc sống của em phải thế nào khi tất cả những gì em nhìn thấychỉ là những viên gạch vô tận và những ngày dài dằng dặc. Tại sao em không được chiêm ngưỡng một khuôn mặt đẹp khi em nhìn thấy nó.
Tôi muốn phản đối, muốn nói với cậu rằng tôi hiểu. Ban đêm, thỉnh thoảng tôi nằm mơ thấynhữngđống quần áo chẳng bao giờ vợi bớt cho dù tôi có vò bao nhiêu rồi đun và là bao nhiêu đi chăng nữa.
- Có phải người đàn bà ngoài cổng không? - thay vào đó tôi hỏi.
Frans nhún vai và uống tiếp bia. Tôi tưởng tượng ra nét mặt sưng sỉa của bà ta và tự hỏi làm sao một khuôn mặt như vậy lại có thể đã từng hấp dẫn Frans vào một lúc nào đó.
- Thế còn chị, tại sao lại đến đây? - cậu hỏi.- Chị không phải ở Khu người Giatô à?
Tôi đã chuẩn bị lý do, rằng có một việc vặt tôi phải đến khu vực này của thành phố. Nhưng tôi cảm thấy thật thương cậu và tôi kể cho cậu nghe về ngài Ruijven và bứctranh. Khi thú nhận với em, tôi cảm thấy nhẹ nhõm cả người.
Cậu nghe chăm chú. Khi tôi kể xong cậu tuyên bố.
- Chị thấy đấy, chị em mình không khác nhau nhiều lắm đâu, về sự quan tâm từ phía những người ở địa vị cao hơn chúng ta ấy.
- Nhưng chị không đáp lại ngài Ruijven, và cũng không có ý định.
- Em không định nói ông Ruijven, - cậu nói, - cái nhìn của cậu bỗng dưngtrở nên ranh mãnh. - Không, không phải ông ta, em định nói ông chủ của chị.
- Cái gì về ông chủ của chị?- tôi hét lên.
Frans cười.
- Nào, chị Griet, chị đừng tự gây rắc rối.
- Ngừng ngay! Em nói cái gì đấy? Ông ấy chưa từng…
- Ông ấy không cần. Cái đó thể hiện rất rõ trên khuôn mặt chị. Chị muốn ông ta. Chị có thể giấu cha mẹ và anh hàng thịt của chị nhưng chị không thể giấu em được. Em hiểu chị rõ hơn thế.
Cậu hiểu. Cậu quả thật hiểu tôi rõ hơn.
Tôi mở miệng nhưng chẳng thốt ra được lời nào.
Mặc dù đó là tháng Chạp và trời lạnh lẽo, tôi đi rất nhanh và trong lòng buồn phiền về Frans đến nỗi tôi về đến Khu người Giatô rất lâu trước khi nên về. Tôi thấy nóng và bắt đầu nới lỏng khăn choàng để làm dịu mát khuôn mặt. Trong lúc tôi đang đi ngược đường Oude Langendijck, tôi thấyngài Ruijven và ông chủ đi về hướng tôi. Tôi cúi đầu và đi chéo sao cho tôi sẽ đi ngang qua bên ông chủ chứ không phải bên ngài Ruijven nhưng việc đi ngang qua chỉ khiến Ruijven chú ý đến tôi. Ông ta dừng lại, buộc ông chủ tôi cũng dừng lại với ông ta.
- Cô, cô hầu mắt to, - ông ta gọi, quayvề phía tôi. - Họ bảo cô đi ra ngoài. Tôi nghĩ cô tránh mặt tôi. Tên cô là gì, cô gái của tôi?
- Griet, thưa ngài.
Tôi nhìn chăm chăm vào đôi giầy của ông chủ. Chúng đen bóng lên - Maertge đã đánh đôi giầydưới sự hướng dẫn của tôi mấy hôm trước.
- Chà, cô Griet, cô tránh mặt tôi hả?
- Ôi, không, thưa ngài. Tôi đi làm việc vặt.
Tôi chìa ra một làn những thứ tôi lấy cho Maria Thins trước khi tôi đến thăm Frans.
- Vậy thì tôi hy vọng sẽ gặp cô thường xuyên hơn.
- Vâng, thưa ngài.
Hai người đàn bà đứng sau những người đàn ông. Tôi liếc trộm khuôn mặt họ và đoán họ là em và con gái, những người đang ngồi làm mẫu cho bức tranh. Cô con gái đang chăm chú nhìn tôi.
- Hy vọng rằng ông không quên lời hứa củamình đấy chứ? - ngài Ruijven nói với ông chủ của tôi.
Ông chủ của tôi thình lình gật đầu như một con rối.
- Không, - ông trả lời sau giây lát.
- Tốt. Vậy tôi hy vọng ông sẽ bắt đầu chuyện đó trước khi ông yêu cầu chúng tôi đến lần nữa.
Nụ cười của ngài Ruijven khiến tôi rùng mình.
Một khoảng im lặng kéo dài. Tôi nhìn ông chủ. Ông cố gắng để giữ vẻ bình tĩnh nhưng tôi biết ông đang giận dữ.
- Vâng, - cuối cùng thì ông nói, mắt nhìn ngôi nhà đối diện. Ông không nhìn tôi.
Tôi không hiểu đoạn hội thoại trên đường phố đó nhưng tôi biết nó liên quan đến tôi. Ngày hôm sau thì tôi đã hiểu là như thế nào.
Sáng hôm sau ông bảo tôi lên tầng. Tôi cho rằng ông muốn tôi chuẩn bị màu khi giờ đây ông bắt đầu vẽ bức tranh buổi hòa nhạc. Lúc tôi vào xưởng vẽ ông không ở đó. Tôi trèo thẳng lên căn phòng áp mái. Bàn nghiền trống không - chẳngcó gì được đặt ra cho tôi. Tôi trèo xuống thang, cảm thấy mình như một con ngốc.
Ông đã bước vào và đang đứng trong xưởng vẽ, nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Ngồi xuống đi, Griet, - ông nói, quay lưng lại phía tôi.
Tôi ngồi xuống cái ghế, bên cạnh câyđàn clavico. Tôi không chạm vào nó. Tôi chưa từng chạm vào một dụng cụ nào trừ lúc lau chùi. Trong lúc chờ đợi, tôi ngắm nghía những bức tranh ông treo trên bức tường phía sau, những bức tranh sẽ tạo thành một phần của bức tranh bưổi hòa nhạc. Bên trái là một bức tranh phong cảnh và bên phải là một bức tranh ba người một người phụ nữ chơi đàn luýt, mặc cái váy để lộ phần lớn ngực, một quý ông đang vòng tay quanh người đàn bà, và một người đàn bà lớn tuổi. Người đàn ông đang lấy lòng người đàn bà trẻ tuổi, người đàn bà vươn tay, với lấyđồng tiền người đàn ông chìa ra. Đó là bức tranh của Maria Thins và đã có lần bà nói với tôi rằng bức tranh tên là Mụ Tú bà.
- Không phải cái ghế đó, - từ cửa sổ, ông quay người lại. - Đó là chỗ con gái ngài Ruijven ngồi.
Vậy tôi sẽ ngồi đâu nếu tôi ở trong bức tranh, tôi nghĩ.
Ông lấy thêm một cái ghế đầu sư tử khác và để nó gần giá vẽ nhưng ở vị trí nghiêng để cái ghế hướng ra cửa sổ.
- Cô ngồi xuống đây.
- Ngài muốn gì, thưa ngài? - tôi hỏi và vẫn ngồi im. Tôi thấylúng túng, chúng tôi chưa bao giờ ngồi cùng nhau. Tôi rùng mình, dù rằng tôi không lạnh.
- Đừng nói gì.
Ông mở cửa chớp sao cho ánh sáng chiếu thẳng vào mặt tôi.
- Nhìn ra ngoài cửa sổ,- ông ngồi xuống cái ghế của mình bên giá vẽ.
Tôi nhìn tháp Nhà thờ Mới và nuốt nước bọt. Tôi có thể cảm thấy cằm tôi nghiến lại và mắt tôi mở to hơn.
- Giờ nhìn tôi.
Tôi quay đầu lạivà nhìn ông qua vai trái của mình.
Đôi mắt ông gắn vào đôi mắt tôi. Tôi không thể nghĩ về bất cứ điều gì ngoài việc ánh màu xám của đôi mắt thật giống với mặt bên trong của vỏ sò.
Ông dường như chờ đợi điều gì. Khuôn mặt tôi bắt đầu căng ra với nỗi sợ là tôi không đem lại điều ông muốn.
- Griet, - ông nói nhẹ nhàng. Đó là tất cả những gì ông cần nói. Đôi mắt tôi ngập đầy nước mà tôi không chùiđi. Giờ đây tôi đã biết.
- Được rồi. Đừng cử động.
Ông đang chuẩn bị vẽ tôi.
Chú thích
(1)Một khoáng chất màu vàng, thành phần có ôxít chì, được nghiền ra để sử dụng như bột màu.
(2)Đất màu nung đỏ, dùng pha bột sơn, mực vẽ.
Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai - Tracy Chevalier Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai