Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Tác giả: Iuri Tomi
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Khánh Giang
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 95 / 3
Cập nhật: 2020-06-24 21:53:04 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
iếng kêu như thức tỉnh Tôlic. Nó nhắm mắt bỏ chạy thục mạng. Những bức tường, những ngôi nhà lướt qua mặt nó. Sau đó là những đường phó. Cuối cùng ở phía dưới là sông và núi. Mặt trời vội vã chạy trong bầu trời trống rỗng. Rồi sau đó mặt trời cũng tắt ngấm. Tât cả đều chìm đắm trong một màn đen vô tận.
“Có lẽ mình đang ngủ, - Tôlic nghĩ – Mình thấy bầu trời đen … Có nghĩa là đã về đêm và mình đang ngủ … Cần phải tỉnh dậy. Phải thử động đậy tay, khi ấy sẽ tỉnh ngay…”
Tôlic nhúc nhích tay và mở mắt.
Trên bầu trời xanh, mặt trời đứng yên như bị dán. Nó không chuyển động về phía nào cả. Và đường phố vẫn là đường phố cũ. Này đây là hiệu bánh mỳ. Này là anh công an đang nhìn Tôlic và đi về phía nó. Còn bên cạnh nó là Misca Pavlôp đang hét to:
- Tớ vừa gặp cô giáo! Chính cô ấy nói!
“Mình chưa tỉnh giấc – Tôlic nghĩ – Có lẽ, mình chưa thật cử động tay. Bởi có khi thế này: Ta cứ tưởng là ta đã thức nhưng thực ra thì vẫn còn ngủ và trong cơn mơ ta thấy mình đã thức dậy”
Tôlic lại cử động tay. Nó cảm thấy như đang nắm một vật gì đó. Tôlic nhìn xuống và thấy trong lòng bàn tay một hộp diêm. Đó là một hộp diêm thật sự.
Và Misca cũng thật, bởi vì nó đang gọi to hơn:
- Cậu điếc à? Hãy mang bánh mì về nhà rồi chúng ta cùng chạy đến trường!
Và anh công an cũng thật. Anh nắm tay Tôlic, nói:
- Ở tuổi này mà cậu đã học nói dối thì lớn lên sẽ ra sao? Nào, hãy nói lại xem mẹ cậu đau gì?
Tôlic im lặng. Còn Misca, tuy lúc này chưa hiểu gì hết nhưng vẫn quyết bênh vực bạn. Nó nhíu mày nhìn anh công an:
- Mẹ nó không đau gì hết. Anh muốn mẹ nó đau à? Bà ta hoàn toàn khỏe mạnh.
- Tôi cũng nghĩ như vậy – anh công an trả lời và nắm lấy tay Tôlic kéo đi – Hãy theo tôi cậu bé!
Trên đường phố nếu ai đấy bị công an dẫn về đồn thì có nghĩa là anh ta đã làm một việc gì đó không tốt đẹp trước hết có thể là anh ta làm bể cửa kính, hoặc đánh lộn, hay có thể đã ăn cắp…
Tôlic đi bên cạnh anh công an và cảm giác như mọi người đều nhìn mình. Tất nhiên họ sẽ nghĩ là nó đã làm vỡ kính, đã đánh nhau hoặc đã ăn cắp. Và Tôlic rất sợ phải gặp một người quen.
Còn những người qua đường thì nhìn Tôlic một cách tò mò và không hiểu sao họ lại cười cười. Đặc biệt Tôlic không thích một ông béo phì. Không phải chỉ vì ông ta quá mập. Không phải chỉ vì trên tay ông ta là một cái túi bự với những trái cam tròn trịa. Cũng không chỉ vì ông ta cười khi còn cách Tôlic những một trăm thước. Nhưng cái chính là câu nói của ông ta khi đi ngang qua nó:
- Phạm tội gì đấy đồng chí chuẩn úy? Thả nó đi, Mẹ nó đang chờ đấy.
Và cười ồ, dường như rất hài lòng về câu nói đùa ý vị của mình.
Anh chuẩn úy lẩm bẩm điều gì đó. Còn Tôlic nghĩ: “Thật là hay, nếu bây giờ người ta bắt cái ông béo đó vào đồn lấy hết cam. Thế rồi ông ta bị nhốt sau song sắt và van xin được thả. Còn ở nhà thì những đứa con béo tròn của ông ta sẽ khóc lóc, bởi bây giờ không còn ai mang cam cho chúng nữa.”
Ông béo đã đi xa, nhưng Tôlic vẫn còn ngoái lại nhìn theo. Biết đâu bất ngờ lại chẳng xảy ra phép lạ và người ta sẽ bắt ông béo. Chẳng hạn như ông ta sẽ đi qua đường khi đèn đỏ. Và thế là … tuýt … tuýt và …những đứa trẻ béo tròn sẽ không có cam ăn.
Đã ba lần Misca chạy lên phía trước và đi ngược lại. Mỗi lần đi ngang qua Tôlic, nó lại nháy mắt trái. Nhưng tất nhiên Misca không thể giúp được gì cho Tôlic.
Gần đồn công an Misca đứng lại và Tôlic cảm thấy đơn độc. Dù sao thì hai đứa cũng đỡ sợ.
Trong đồn công an, sau cái bàn lớn, một ông đại úy đang ngồi và viết gì đó vào trong cái tập dày cộp. Nhìn thấy Tôlic và anh chuẩn úy, ông cười mỉa.
- Anh Xaphrônôp, anh mang đứa trẻ này về làm gì đấy? Chẳng lẽ anh quên là nhà của ta đang sửa à?
- Đúng, tôi quên, thưa đồng chí đại úy – chuẩn úy nói.
- Hay có thể, anh không quên mà do đứng gác chán quá nên muốn dạo chơi một lúc?
- Trên đường phố thời tiết rất tuyệt diệu, thưa đồng chí đại úy. Đây không phải là mùa đông, không khí bên ngoài rất thú vị. Còn cậu bé này, thưa đại úy, rất kỳ lạ. Một mặt, cậu nói là mẹ cậu đã hy sinh ngoài mặt trận…
- Không phải hy sinh – Tôlic phản đối nhỏ, không ai nghe thấy.
- Mặt khác, - chuẩn úy tiếp tục – cha cậu ta là … Điều đó cả bạn của cậu ta cũng khẳng định. Bạn cậu tên là gì nhỉ? – anh chuẩn úy quay lại phía Tôlic.
- Pavlôp … - Tôlic nói rất nhỏ.
- Đấy đấy, - chuẩn úy nói – Và cậu bé này cũng là Pavlôp. Cậu ta đi qua đường không theo một luật lệ nào hết.
Nghe những câu cuối cùng của chuẩn úy, Tôlic rùng mình và khịt mũi. Đến bây giờ nó mới nhớ là nó nói với anh chuẩn úy không phải là họ của mình mà là họ của Misca. Vì chuyện đó sẽ bị phạt như thế nào, Tôlic không biết, nhưng có lẽ nhẹ nhất cũng phải bị nhốt vài ngày hoặc sẽ bị nhà trường cho hai điểm đạo đức…
- Được rồi, đồng chí Xaphrônôp, hãy đi đi! – Đại úy ra lệnh. – Nhưng nhớ cho là đừng dựng nhà trẻ ở đây cho tôi nữa và đừng bỏ vị trí vì những chuyện nhảm nhí đấy. Cần phải làm đúng nhiệm vụ. Rõ chưa?
- Rõ, thưa đại úy – chuẩn úy nói và đi ra.
- Này, Pavlôp, hãy quay mặt lại đây, - Ông đại úy nói. – Hãy giải thích cho tôi nghe, người ta đã dạy nói dối cho cậu từ lúc nào?
- Nói dối … lúc nào? – Tôlic lẩm bẩm.
- Đấy, đấy, cậu không phải là Pavlôp, đúng chưa?
- Thế họ cháu là gì? – Tôlic hỏi lại.
- Cái đó thì ngay bây giờ cậu phải nói cho tôi biết.
Ông đại úy mỉm cười nhìn Tôlic, hiểu rằng thế nào cậu bé cũng phải nó họ của mình.
- Rưzcôp.
- Đấy, bây giờ thì cậu đã nói đúng. Điều đó dễ dàng thấy khi người ta nói sự thật. Giỏi. Mấy giờ mẹ cháu đi làm?
- Hai giờ chiều, - Tôlic trả lời và hí hửng nhìn ông đại úy. Nó đã nói sự thật và ông đại úy không còn lý do gì để nhốt nó. Hơn nữa nhìn vào mặt đại úy, Tôlic thấy rõ là ông ta không có ý bỏ tù mình.
- Hai giờ chiều mẹ đi làm – ông đại úy lặp lại chậm rãi. Chính là cái bà đã bị giết ngoài mặt trận ấy phải không?
- Cháu không nói là đã bị giết! – Tôlic phản đối – Điều đó anh ta bịa đấy. Cháu nói là mẹ cháu bị thương và phải nằm ở nhà.
- Thế có nghĩa là vừa nằm vừa đi làm việc? – đại úy hỏi.
Tôlic không trả lời và thở ra. Nói cái gì ở đây? Mẹ nó đã không ở mặt trận. Nếu bây giờ mà hỏi về ba nó thì càng khó nói hơn. Ba nó, có lẽ trong đời chưa một lần nhìn thấy bọn tội phạm.
- Về ba cháu và bọn tội phạm – ông đại úy tiếp tục – tốt hơn là chúng ta sẽ không đề cập nữa. Biết đâu lại chẳng xảy ra chuyện không hay. Phải không?
Tôlic im lặng. Nó bỗng thấy nóng nực và lấy tay kéo mũ lưỡi trai về phía gáy.
- Cái gì ở trong tay cháu đấy? – Ông đại úy hỏi.
Tôlic xòe tay và chìa cho ông đại úy hộp diêm mà nó đã quên từ lâu. Đại úy cầm hộp diêm, mở ra lấy một que và quay quay trong tay. Que diêm thật lạ lùng – không có đầu diêm sinh. Ông đại úy bẻ que diêm rồi vứt vào gạt tàn thuốc.
- Hút thuốc?
- Thề danh dự là cháu không hút – Tôlic hoảng sợ trả lời – Chú cứ hỏi bất cứ ai đi.
- Tôi tin – ông đại úy nói – Lần này thì tôi tin, Cháu ưa nói dối nhưng không biết cách. Luật lệ qua đường phố, tất nhiên là cháu biết, nhưng không thích chấp hành. Nào hãy nói nhanh số điện thoại trường học. Tôi sẽ gọi điện thoại cho ông hiệu trưởng. Nhưng cũng có thể tôi sẽ không gọi, nếu từ giờ phút này cháu bỏ ngay những thói xấu.
- Cháu sẽ không làm như thế - Tôlic nấc lên.
- Tôi sẽ theo dõi. Nói số điện thoại đi rồi chạy về nhà. Không khéo thì mẹ sẽ nghĩ là cháu biến mất với cái bánh mì rồi đấy.
Ông đại úy cầm viết và chuẩn bị ghi số điện thoại nhà trường. Nhưng Tôlic chưa kịp mở miệng thì ở ngoài cửa có tiếng ồn. Cửa mở, hai anh công an lôi một thanh niên khỏe mạnh vào phòng. Khó khăn lắm hai anh mới kéo được gã đến cái bàn lớn. Gã đứng lên và lấy ống tay áo chùi mặt.
- Anh ta uống Vôtca trong quán cà phê “Kem lạnh” – một anh công an báo cáo – Anh ta mang rượu theo người.
- Thế việc gì đến ông – gã thanh niên hét – Nếu tôi uống thì cũng uống cho riêng tôi. Ở đâu tôi thích thì tôi uống! Biết đâu tôi chẳng uống vì đau khổ.
- Im đi, công dân Daixep – ông đại úy bình thản nói - Ở đây không phải là nhà bạn anh, mà là đồn công an. Hơn nữa anh lại đang say. Còn nỗi bất hạnh của anh. Chúng tôi chỉ không biết một điều là anh lấy đâu ra tiền để mua rượu.
- Đấy là việc của tôi – gã bướng bỉnh – Còn ông, thưa ngài chỉ huy, hãy lo đếm tiền của mình. Còn tiền của tôi thì đã có người tính ở thế giới bên kia.
- Có thể là như thế - đại úy không phản đối – Nhưng cái điều mà chúng tôi tin anh, chúng tôi đã thả anh ra – đó là công việc của chúng tôi. Chúng tôi đã đem việc làm cho anh chỉ ba ngày anh bỏ việc. Anh có hiểu là anh đã làm dơ bẩn thành phố của chúng ta? Anh chỉ biết quấy phá và chè chén. Anh vễn theo con đường cũ?
- Vâng tôi … bởi vì tôi … Xì! – Kẻ bị bắt kêu lên một cách ngu xuẩn. Gã khoát tay, khuôn mặt méo xệch. Các anh công an tiến về phía gã. Tôlic đoán là thế nào gã cũng nhảy bổ vào mặt ông đại úy, và để đề phòng nó lùi vào góc nhà. Nhưng kẻ bị bắt khôgn hề nhúc nhích, gã nắm lấy cổ áo và giật mạnh. Hột nút trên cùng bay ra. Gã liếc nhìn về phía ông đại úy rồi giật tiếp. Một hột nút nữa bay ra.
- Hãy bỏ tấn kịch đó đi, Daixep – Ông đại úy nói – Cái trò đó chúng tôi đã biết rồi.
- Vâng, tôi … - gã thanh niên nức nở - Tôi có thể, suốt ngày tôi đi tìm việc làm. Tôi, có thể, tôi uống vì không có công ăn việc làm. Có thể, tay của tôi bị đau. Tôi là … người mà. Ông chỉ huy có hiểu không?
Ông đại úy nhíu mày, lơ đãng lấy một que diêm từ hộp ra, bẻ gãy rồi vứt lên bàn.
- Nghe đây Daixep. Anh không phải là người mà là chim. Tôi muốn biến anh thành bồ câu cho rảnh. Nhưng …
Ông đại úy chưa dứt lời thì chính giữa nhà một cái gì đó vụt lên và biến thành một luồng khói trắng. Hơi nóng bốc lên thổi vào mặt Tôlic. Nó nhắm nghiền mắt lại và khi mở ra thì không còn thấy Daixep nữa.
Cả hai anh công an đều nhìn vào chỗ trống.
Ông đại úy bật khỏi bàn, đứng sững, mở to mắt.
Và chính vào lúc ấy từ nền nhà một con bồ câu trắng bay lên. Nó bay loạng choạng trong căn phòng, húc đầu vào các cánh cửa, vỗ cánh tuyệt vọng từ tường này sang tường kia cho đến khi bất ngờ lao vào một cái ô trống, lách qua các song sắt cửa sổ và bay biến mất.
Ông đại úy mơ hồ nhìn vào góc nhà nơi Tôlic đứng.
- Bồ câu của cậu?
- Không … thể … - Tôlic run run
Ông đại úy chạy đến bên hai anh công an:
- Kẻ bị bắt đâu rồi?
- Hình như … chạy … rồi … - một anh công an ngần ngừ nói.
- Đuổi theo! – đại úy quát – Đuổi ngay lập tức.
- Tuân … lệnh …! – anh công an thứ hai thức tỉnh, và cả ba chạy ra đường phố.
Tôlic từ trong góc kinh ngạc quan sát căn phòng. Chưa bao giờ nó phải chứng kiến nhiều điều kỳ quái như buổi sáng hôm nay. Tôlic không dám nhúc nhích. Ai mà biết được … Biết đâu chỉ cần khẽ cử động là trong phòng lại xuất hiện công an và gã say rượu Daixep. Mọi việc hôm nay đều có thể xảy ra. Tôlic nhìn lên cửa sổ. Có thể tất cả những chuyện đó chỉ là một giấc mơ. Bởi vì con người cũng có thể mơ thấy công an, thấy bồ câu, thấy kẻ say rượu và thấy cả những thằng bé với những con mắt xanh kỳ dị. Tất nhiên là có thể. Nhưng tại sao trên cửa sổ, chỗ ô trống, nơi con chim bồ câu bay ra lại lung lay một cái lông chim trắng? Còn mấy hột nút ở dưới chân bàn kia là gì?
Cuối cùng, Tôlic quyết định đi ra khỏi góc phòng. Nó thận trọng đến gần cái bàn lớn. Trên nền nhà có một bộ quần áo. Trên cùng là cái áo vét, phía dưới lòi ra hai ống quần. Đó là quần áo của Daixep. Quần áo nằm có thứ tự trên nền nhà như còn giữ lại hình dáng của con người. Lạ lùng là tại sao các anh công an không thấy. Có lẽ họ vội quá.
Chưa hiểu thế nào hết. Tôlic lấy mũi giày đá áo vét về một phía. Nó lại sợ, biết đâu từ trong áo quần lại chui ra một Daixep say. Nhưng không có ai chui ra cả. Áo vét bị tung sang một bên làm lộ ra một đôi giầy bẩn thỉu dễ đến hàng trăm năm chưa lau chùi.
Không còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả những thứ đó là của Daixep.
Nhưng nếu Daixep là một nhà ảo thuật, nếu như anh ta biết chui ra khỏi quần áo sau một giày, thì anh ta cũng không thể chạy trốn thiếu giày. Điều đó Tôlic biết chính xác. Đôi giày vẫn còn đang thắt dây. Và trên cả thế giới này không có một người nào có thể cởi giày mà lại không mở dây. Ngay cả khi người đó đang say hoặc người đó là một nhà ảo thuật.
Đột nhiên Tôlic nghĩ tới thằng bé với đôi mắt xanh kỳ dị và tiếng kêu não nùng của nó “Để … hộp diêm … lại! …” Tại sao nó lại kêu thảm thiết như vậy, trong khi trong tay nó còn có ba trăm nghìn hộp như thế? Chẳng lẽ nó tiếc một hộp hay sao?
Và Tôlic lại cho rằng tất cả những điều đó là mơ thấy. Chỉ không hiểu sao giấc mơ lại quá dài, không thể kết thúc.
Tôlic đến sát bàn lớn thò tay cầm hộp diêm mà ông đại úy lấy của nó. Nó run tay và nghe thấy diêm chạy qua lại trong hộp. Cũng là cái hộp diêm ấy. Và có nghĩa là ở đây không phải mơ bởi lẽ chưa bao giờ Tôlic mang diêm theo người.
Bỗng nhiên Tôlic thấy mọi chuyện đều đã rõ ràng. Đó là những chuyện khó tin nhưng rất đơn giản. Đó là những chuyện thần thoại, không bình thường, nhưng đồng thời cũng dễ hiểu, nếu ta chấp nhận là trên thế giới này còn xảy ra những điều huyền bí.
Điện thoại reo trên bàn ông đại úy. Tôlic rùng mình và lao nhanh ra cửa. Băng ra đường phố, nó cong đầu cong đuôi chạy…
Lần này thì Tôlic mệt rất nhanh– hôm nay nó phải chạy quá nhiều. Nó rẽ vào một chỗ quẹo và đứng thở. Một gnười đàn bà không quen biết đi qua nhìn nó một cách nghi ngờ.
- Không chạy nữa à? – bà ta hỏi.
- Xin lỗi – Tôlic nhũn nhặn, giấu hộp diêm ra đằng sau lưng.
Người đàn bà đi khỏi. Tôlic đưa hộp diêm lên gần mắt và chăm chú xem xét. Một hộp diêm bình thường! Đúng hơn là nó giống như bình thường. Và trên thế giới này chỉ có Tôlic và có thể cả thằng bé có đôi mắt xanh kỳ dị biết đây là hộp diêm THẦN.
Daixep không trốn đi đâu hết. Gã chỉ BIẾN THÀNH con bồ câu “Tôi muốn biến anh thành bồ câu …” ông đại úy đã nói như thế. Và Daixep đã BIẾN THÀNH bồ câu. Gã biến thành bồ câu vì lúc đó ông đại úy đã bẻ một que diêm trong hộp của thằng bé có đôi mắt xanh kỳ lạ. Và nếu như ông đại úy biết được hộp diêm đó là gì thì ông sẽ hiểu ngay rằng Daixep không chạy trốn đâu hết mà bay qua cửa sổ ngay trước mắt ông. Lúc này chắc họ đang lùng khắp phố để tìm bắt Daixep, còn Daixep thì ung dung trên vỉa hè, ngay trước mũi công an.
Tôlic trôi theo dòng suy nghĩ. Càng khẳng định hộp diêm trên tay là hộp diêm thần, nó càng cẩm thấy kinh sợ hơn. Nếu như hộp diêm này có thể biến con người thành chim thì không biết nó sẽ làm gì với Tôlic. Hãy còn tốt nếu bị biến thành chim và lúc ấy có thể bay lên trời. Còn nếu biến thành con lợn thì sao? Tôlic sẽ đi đến lớp. Anna Gavrilôvna sẽ hỏi nó, còn nó chỉ khịt khịt! Tôlic tưởng tượng đến cảnh bọn cùng lớp sẽ kéo đuôi nó, còn nó thì cố bứt ra với tiếng kêu ụt ịt. Và nó cũng chẳng biết kêu với ai bởi không một người nào có thể nói chuyện với lợn được.
Càng nghĩ đến cuộc sống động vật sắp đến, Tôlic càng thấy hộp diêm nguy hiểm cho mình. Nó cảm thấy như hộp diêm đang cháy trong tay nó. Tôlic quyết định từ biệt hộp diêm, chôn hộp vào lòng đất, rồi đi thẳng.
Đi qua một dãy nhà, Tôlic lại thấy cửa hàng bánh mỳ. Rõ ràng, hôm nay mọi con đường đều dẫn đến hiệu bánh mỳ này và bên cạnh cửa hàng là người công an quen biết đang đứng gác.
Tôlic nhanh chóng chạy sang phía bên kia đường phố và định quay về nhà thì bất thần suýt va phải ông béo. Ông ta từ cửa hàng thực phẩm đi ra. Bây giờ ngoài cái túi nặng ra, trên tay ông ta còn mấy gói to nữa. Từ những chỗ hở lộ ra những miếng dồi nhân thịt to lớn. Còn chính ông ta dường như cũng béo hơn và nụ cười trên cặp môi dày càng khó nhìn hơn.
Ông béo không nhìn thấy hoặc đã quên Tôlic, và chính điều đó càng làm Tôlic tức giận hơn.
Tôlic suy nghĩ: đây chính là lúc phải trả thù ông béo. Nó muốn trả thù đến mức chẳng còn biết sợ công an, nó vội vã chạy băng qua đường. Nó sợ rằng ông béo sẽ đi khỏi trước khi nó kịp quay trở lại.
Tôlic đào đất, hộp diêm vẫn còn ở chỗ cũ. Nó cầm lấy hộp diêm và chạy ngược lại.
Ông béo đã đi qua góc đường. Tôlic quay mặt vào tường của một ngôi nhà, bẻ một que diêm và lầm bầm:
- Tôi muốn người ta bắt ông béo này vô đồn công an.
Ông béo hầu như đã đi khuất sau góc đường. Người công an đi lại trên đường phố. Bỗng anh ta dừng lại và nhìn theo ông béo một cách nghi ngờ, rồi đưa còi lên miệng thổi. Anh công an băng qua đường và đuổi kịp ông béo:
- Này, công dân, hãy đi theo tôi.
Ông béo không hiểu, hỏi lại:
- Anh nói với tôi?
- Vâng, với ông.
- Nhưng vì sao? Tôi đã làm gì?
- Không biết, cứ đi theo tôi.
Ông béo thở ra nặng nhọc, sửa lại mấy gói đồ rồi lẳng lặng bước theo anh công an.
Mẹ ra mở cửa cho Tôlic. Điều đó chẳng có gì là tốt đẹp. Nó nghĩ là mẹ đã đi làm và chiều tối bà mới trở về. Lúc ấy Tôlic có thể đi ngủ sớm một chút. Và sẽ không ai đánh thức đứa con độc nhất dậy để la mắng về những chuyện ban sáng.
- Thế … - mẹ nói.
Tiếng “thế” kéo dài của mẹ cũng chẳng hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Tôlic lẳng lặng đi ngang qua bà, vào buồng tắm. Đầu tiên nó mở vòi nước nóng, rồi vòi nước lạnh, rồi điều chỉnh cho nước đủ ấm để rửa tay thật lâu. Mẹ đứng ngoài cửa buồng tắm, im lặng theo dõi Tôlic. Cần phải rửa mặt nữa. Rửa bằng xà phòng. Nhưng mẹ vẫn không đi. Khi ấy Tôlic lấy bàn chảy ra đánh răng. Mẹ không kiềm chế được.
- Mày ở đâu về? – mẹ nặng nề hỏi.
- Ơ … cu … hơ … - Tôlic trả lời, không lấy bàn chải ra khỏi miệng.
- Đặt bàn chải xuống!
Tôlic lấy bàn chải ra rồi hớp một ngụm nước.
- Mày ở đâu về? – mẹ lại hỏi.
- Nước lạnh quá – Tôlic nói và mở thêm nước nóng.
- Tao hỏi: mày ở đâu về?
- Con? – Tôlic nói.
Mẹ lấy khăn lau miệng Tôlic, rồi lôi nó ra khỏi buồng tắm. Tôlic muốn lẻn vào phòng mình, nhưng mẹ đã tóm cổ nó lôi vào bếp và ấn xuống ghế. Trước mặt Tôlic là đĩa xúp đã nguội. Tôlic nhanh nhẹn cầm lấy thìa, mong trốn tránh trả lời.
- Không được ăn! – mẹ nói.
- Mà con cũng chẳng muốn ăn – Tôlic nói nhẹ nhàng – Mẹ biết không, con chẳng thấy ngon miệng.
- Tao sẽ cho mày biết thế nào là “chẳng muốn”! Ăn ngay lập tức!
Tôlic thả ngay thìa vô đĩa xúp. Nhưng mẹ đã biết ngay sơ suất của mình.
- Đặt thìa xuống! Trả lời đi, mày đã ở đâu?
- Mẹ biết không, con đi ngoài đường phố, xe cộ quá nhiều.
- Tao bị trễ làm rồi – mẹ nói – Tao cứ đứng bên cạnh cửa sổ. Tao nghĩ là mày đã bị chẹt ô tô rồi chứ.
- Đấy không phải là con, mà là Rưxacôp. Nhưng mẹ đừng sợ, họ đã đưa ông ta vào bệnh viện.
- Mẹ sợ là con lớn lên sẽ trở thành một kẻ vô lương tâm – mẹ nói, mắt ngấn lệ.
Bây giờ Tôlic mới thực sự không muốn ăn. Nó rất khó chịu khi mẹ khóc. Nó không biết phải làm gì. Nó đau đớn nhìn mẹ. Và muốn chạy ngay ra khỏi nhà để khỏi nhìn thấy mẹ khóc. Nhưng bây giờ thì không thể chạy được.
Tôlic đến gần an ủi mẹ.
- Mẹ biết con đã thấy những gì ở ngoài phố không? Trên đường phố có một ông béo đi mua dồi nhân thịt. Một thằng bé lấy cắp dồi của ông ta rồi bỏ chạy. Anh công an đuổi theo nó. Con cũng đuổi theo. Rồi con đuổi kịp nó trước tiên. Anh công an cám ơn con và ghi địa chỉ để gọi điệnt hoại cho nhà trường. anh công an ấy đã bị bọn tội phạm làm bị thương. Còn con …
Nhưng mẹ không cho Tôlic kể về bọn tội phạm.
- Câm đi, đồ ba hoa – mẹ tức giận – Tại sao với người khác thì chẳng có gì xảy ra. Còn mày thì lúc nào cũng gặp tội phạm. Tao đã chán những lời nói láo của mày rồi. Ba ngày nữa, không được ra đường phố!
Tôlic lo lắng ngồi xuống ghế. Tất nhiên nó có lỗi. Làm mẹ bực dọc. Nhưng ba ngày – quả là nhiều. Mong sao cả ba ngày bà đừng khóc.
Mẹ chăm chú nhìn vào đôi chân của Tôlic, Tôlic cũng nhìn nhưng không thấy gì đặc biệt. Và mẹ cũng chẳng thấy gì. Nhưng mẹ nghe. Thật là kỳ diệu, người mẹ nào cũng có đôi tai rất thính. Ngoài ra họ còn có đôi tay khéo léo. Như những nhà ảo thuật.
Chỉ tích tắc bàn tay của mẹ đã nằm trong túi quần của Tôlic và lôi ra một hộp diêm.
- Tôlic, con hút thuốc?! – mẹ hoảng sợ nói.
Tôlic nhìn hộp diêm. Tôlic quên bẵng đi và bây giờ nó hiểu là cần phải làm gì.
Nó giật lấy hộp diêm trên tay mẹ, chạy vào buồng tắm và bẻ một que.
Khi Tôlic quay ra bếp, mẹ nhìn nó với nụ cười sung sướng. Bà ôm Tôlic vào lòng, xoa đầu và hôn má:
- Đứa con trai tuyệt diệu của tôi – mẹ nói.
- Ư – hư – Tôlic trả lời.
- Con đã giật hộp diêm thật nhẹ nhàng – mẹ nói – Mẹ mừng biết chừng nào. Con quả thật là một nhà thể thao chính cống.
- Mẹ, mẹ có đi làm không? – Tôlic hỏi.
- Không, con ạ, hôm nay mẹ không đi. Làm sao mẹ có thể đi làm được nếu như cần hâm nóng xúp cho con? Bởi vì con rất mệt, con bé bỏng của mẹ ạ, con phải leo lên đến tầng bốn với cái bánh mỳ khốn khổ này. Còn mẹ thật là vô ý không xuống đón con. Còn bánh mỳ, sao họ bán cho can bẩn quá! Để mẹ chạy đi mua cái mới.
- Không cần mẹ ạ. Chính con làm bẩn bánh đấy mà. Con lấy bánh mỳ làm bóng đá đấy - Tôlic nói, quyết định thử sức mạnh huyền bí của hộp diêm.
- Bằng bánh mỳ? Đá bóng? – mẹ hỏi và tươi cười hạnh phúc – Con thật giỏi! Mẹ đoán ra rồi. Con không có bóng nên phải lấy bánh mỳ để đá. Mẹ thường nói, con là một đứa bé có óc sáng tạo. Nhưng mẹ sẽ mua bóng cho con. Có thể, một lúc nào đó con sẽ thích đá bằng bóng. Nhưng con đừng nghĩ là mẹ bắt con đá bằng bóng. Nếu muốn con cứ đá bằng bánh mỳ.
- Hãy mua hai trái bóng. Cả gậy hốc-cây Canada(1) nữa. Và hai quả sai-ba(1) – Tôlic nói.
- Nhất định rồi – mẹ trả lời.
Với đôi bàn tay khéo léo, mẹ nhanh chóng chuẩn bị thức ăn cho Tôlic và chỉ vài phút sau trước mặt nó đã có xúp nóng, biftêt và cả một đĩa dứa hộp dự định sẽ dùng vào ngày lễ.
Mẹ ngồi đối diện Tôlic, với nụ cười hiền hậu hình nó đưa lên miệng khoanh dứa vàng.
- Tại sao con không ăn xúp và biftêt? – mẹ lo lắng hỏi.
- Con không thích.
- Đúng – mẹ nói – con cứ làm những gì mà con thích.
Tôlic đã ăn no dứa. Nó đút tay vào túi kiểm tra xem hộp diêm có còn không. Mẹ chăm chú theo dõi. Nghe tiếng sột soạt của mấy que diêm, mẹ thở ra nặng nhọc.
- Khi nhìn thấy hộp diêm mẹ rất hoảng, Tôlic ạ. Mẹ nghĩ ngay là con đã bắt đầu hút thuốc. Mẹ hoảng bởi vì ở tất cả các cửa hiệu người ta để treo những thông báo nhảm nhí “Trẻ con dưới 16 tuổi không được vào nơi bán thuốc”. Mà con thì mới 11 tuổi. Điều đó thật là kinh khủng tự con sẽ không mua được thuốc hút. Thôi được, mẹ sẽ mua giúp con.
Tôlic nhìn mẹ. Có lẽ mẹ đùa chăng? Đùa với cái thứ khói ngu ngốc ấy?
Nhưng mẹ không đùa. Khuôn mặt phúc hậu của mẹ đầy thỏa mãn khi nhìn và nói chuyện với Tôlic. Bây giờ bà sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con trai. Tôlic nghĩ, nếu như bất ngờ mà mình hôn mẹ thì có lẽ bà sẽ lại khóc, nhưng lần này sẽ là nước mắt của hạnh phúc. Bỗng nhiên Tôlic thấy ái ngại, dường như chính nó đã bắt mẹ phải làm những điều không tốt, dường như nó đang lừa dối mẹ. Còn mẹ, thì như một đứa trẻ dễ tin và biết vâng lời, mẹ trở nên quá hiền lành và không còn là một người mẹ thực nữa.
Nhưng điều đó, Tôlic lại nghĩ, cũng không đến nối xấu. Cuối cùng thì dứa hộp vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với những cái bợp tai. Còn ba trái bóng và một gậy Canada cũng không đến nỗi. Và nếu phải tìm thủ phạm thì thủ phạm cũng không phải là Tôlic mà là những que diêm và thằng bé với đôi mắt xanh kỳ di kia.
Song để mẹ hiểu đúng mình, Tôlic tuyên bố là nó không hút thuốc và sẽ không bao giờ hút thuốc. Nghe điều đó bà cũng tỏ ra phấn khởi như trước đây, khi bà nghĩ là Tôlic đã bắt đầu hút thuốc.
Sau đó mẹ đi xếp sách vở vào cặp cho Tôlic. Mẹ tự kiểm tra theo thời khóa biểu để xếp những thứ cần thiết và không quên một thứ gì.
Tiễn Tôlic đi học, mẹ hôn nó, mở cửa cho nó và đứng vẫy tay một lúc cho đến khi Tôlic đi xuống hết cầu thang.
Xuống đến nơi Tôlic dừng lại. Nó sờ tay vào túi, chạm hộp diêm và mỉm cười khoái chí.
Một cuộc sống mới, hoàn toàn huyền bí, bắt đầu.
Thầy Phù Thủy Đi Trong Thành Phố Thầy Phù Thủy Đi Trong Thành Phố - Iuri Tomi Thầy Phù Thủy Đi Trong Thành Phố