Đôi khi, những thành quả tuyệt vời lại xuất phát từ những thất bại sớm gặp phải.

Thomas H. Huxley

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5415 / 14
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 -
ặc cho tụi bạn xung quanh nổ hơn... súng trong phim xã hội đen, Đông Nghi lơ là nhấp từng muỗng kem đã tan thành nước. Thái độ khác mọi ngày của cô làm Thảo Uyên ngạc nhiên. Cô bé cau mày thắc mắc:
- Hôm nay mày làm sao vậy? Cứ như đồ cá ươn!
Uyên vừa dứt lời, giọng Kim Chi đã éo vuốt theo bằng một đọan thơ nghe hết ý:
- Hôm nay Nghi buồn như con chó ốm..
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn sắp sửa se mình
Cho anh giận sao không là nước biển...
Nè, có tâm sự gì cần gỡ rối, cứ thật thà khai ra. Tuy rằng không bằng anh Bồ Câu hay anh Cỏ Cú nhưng... bổn cô nương đây thừa công lực để giải độc cho mi, thay vì giải đáp tâm tình.
Đông Nghi nhăn nhó:
- Tao có trúng độc đâu mà mày om sòm thế? Đã vậy còn một lúc cho tao hóa kiếp thành chó mèo rồi cá ươn.
Kim Chi cười toe toét:
- Thấy mày rầu rĩ từ sáng tới giờ, tao đọc thơ Nguyên Sa cho nghe còn... nhằn.
Nghi bĩu môi:
- Thơ gì quái chiêu vậy? Mày bịa ra thì có.
Thảo Uyên nháy mắt:
- Biết quái chiêu thì đừng thèm buồn nữa. Nếu không, nhỏ Chi lại bịa hành: “Hôm nay Nghi buồn như con chó bị xà mâu”, thì mày tiêu đời.
Thấy cả bọn khoái chí cười nghiêng ngả, Đông Nghi cũng bật cười theo, tâm hồn cô được thanh thản đôi chút. Nhưng một lát nữa, tàn chầu kem này mạnh ai nấy về nhà, Nghi sẽ phải một mình buồn hiu. Từ ngày anh Kiên bỏ đi tới nay gia đình cô không còn là tổ ấm để Nghi háo hức quay về sau mỗi buổi học như trước đây nữa. Mẹ vẫn tiếp tục đi sớm về trễ, anh Kha và ba hầu như không lúc nào có mặt ở nhà.
Rất nhiều lúc Nghi muốn đến bên mẹ để nhõng nhẽo, để thủ thỉ thầm thì, nhưng nhìn thấy gương mặt lạnh lùng của ba, cô đành rút vào lớp vỏ của mình. Cô không biết phải mở lời thế nào để gần mẹ hơn, để mẹ hiểu cô rất yêu thương và cần có bà ở cạnh bên. Nghi đúng là con nhỏ vừa ngốc nghếch vừa vụng về. Cô không thể là nơi đáng tin cậy để mẹ có thể thổ lộ những buồn vui đang trĩu nặng tâm hồn, trong khi ba luôn có anh Kha kè kè theo sát để chuyện trò, sai bảo. Hơn bao giờ hết, Nghi biết lúc này mẹ rất cô đơn, bà cần có người để tâm tình, mà người đó lại không thể là cô được.
Thảo Uyên đập mạnh vào vai Nghi:
- Bắt quả tang mày đang mơ mộng nhé. Có về không, hay định ở lại để tiếp tục... mộng mơ.
Đông Nghi vói tay lấy cặp táp rồi lững thững bước theo đám bạn rời khỏi quán kem. Đưa chìa khoá chiếc Chaly cho Uyên, cô mệt mỏi nói:
- Mày chở tao nhé!
Uyên dò dẫm hỏi:
- Mấy hôm nay mày sao vậy?
Nghi thờ ơ:
- Có sao đâu!
- Cứ như mất hồn mà còn chối.
- Chắc tại thức khuya học bài nên đừ...
Thảo Uyên tài lanh:
- Mày phải bảo mẹ tẩm bổ chứ! Con gái mới lớn để xuống sắc trông tàn tạ lắm.
Nghi làm thinh. Cô không thể mở miệng tâm sự với Uyên, vì từ trước tới giờ con nhỏ vẫn mong có được một gia đình như gia đình cô, Nghi đâu muốn bị xem thường một khi nó biết rõ gia đình ấy không như nó tưởng. Đang rầu rĩ vì sợ ngày nào đó sẽ bị mất thể diện, Nghi bỗng nghe Thảo Uyên kêu lên thảng thốt:
- Ba mày kìa Nghi!
Cô hốt hoảng nhìn quanh:
- Đâu?
Giọng Thảo Uyên đầy xúc động:
- Trong xe du lịch đậu kế mình nè! Trời ơi! Ba mày ngồi chung với Hồng Hà, hoa hậu thời trang... Í, có cả anh Kiên nữa kìa!
Đông Nghi trố mắt nhìn vào chiếc xe du lịch đời mới màu hột nhân đậu sát bên. Đúng là ba và anh Kha đang ngồi bên trong. Anh Kha ngồi phía trước với tài xế, còn ba ngồi sau với một cô gái trẻ tuyệt đẹp mà Nghi đã nhận ra đúng là Hồng Hà hoa hậu thời trang.
Thảo Uyên hồ hởi:
- Ê! Mày kêu anh Kiên đi!
Đông Nghi bối rối:
- Xe máy lạnh làm sao nghe mà kêu!
- Chậc! Thì mày hươ tay cho ảnh thấy. Mau lên, ảnh đang nhìn về phía mình kìa!
Nghi quay mặt sang chỗ khác, giọng hết sức thản nhiên:
- Thôi đi! Mấy ổng đang đi công chuyện, gọi ẩu để về nhà bị mắng hả?
Thảo Uyên tấm tắc:
- Làm giám đốc như ba mày ngon thiệt, được đi xe hơi đời mới với hoa hậu kiêm diễn viên. Chậc! Tao mê Hồng Hà lắm. Phim nào có cô ta đóng là tao xem hết. Mày phải nhờ anh Kiên xin hình có chữ ký Hồng Hà cho tao đấy.
Đông Nghi gắt:
- Đó là ông Kha chớ không phải ông Kiên. Tao với ổng vốn khắc khẩu làm sao xin hình giùm mày được. Đèn xanh rồi kìa, lo chạy cho rồi!
Thảo Uyên tắc lưỡi tiếc rẻ:
- Nếu được là mày, chắc chắn tao sẽ năn nỉ ba mình đưa tới nhà Hồng Hà.
Đông Nghi cộc lốc:
- Để làm gì cơ chứ? Đúng là quái!
- Để chụp hình chung rồi đem khoe, cam đoan tụi nó sẽ lé hết...
Nghi cay cú:
- Vì thấy rõ tương phản đẹp xấu giữa mày và cô ta à.
Thảo Uyên xìu xuống:
- Vô duyên! Tự nhiên lại quạu với tao. Mày sống hạnh phúc quen rồi nên coi những ao ước của tao là... quái.
Đông Nghi trầm giọng:
- Vấn đề ở đây không phải sống hạnh phúc hay bất hạnh, tao muốn nói là mày viển vông quá. Được chụp hình chung với những người nổi tiếng thì sao? Hừ! Cuối cùng mày vẫn là mày, họ là họ.
- Nhưng đó là thần tượng của tao.
Nghi mỉa mai:
- Thần tượng quý gì thứ đó! Ông Kha nói với tao Hồng Hà là gái deluxe đó.
Uyên kêu lên:
- Vậy sao ba mày đi với... nó?
Đông Nghi thản nhiên:
- Ngoại giao mà! Biết đâu nó đi nhờ xe của ba tao. Mày nhớ vào lớp đừng nói chuyện này nhé! Tụi nó hỏi mất công tao giải thích lắm.
Thảo Uyên chép miệng đầy vẻ tiếc rẻ:
- Biết rồi.
Dường như không mấy tin lời Nghi, Uyên thắc mắc:
- Vừa đẹp, vừa nổi tiếng lại giàu có, sang trọng mà còn làm gái hạng san. Tao không hiểu nổi tại sao Hồng Hà lại đem bán danh dự và cả sự nghiệp của mình.
Đông Nghi im lặng, cô ấm ức nghĩ... Chả biết có phải Hồng Hà là nguyên nhân khiến ba mẹ bất hòa không? Nếu đúng vậy chắc mẹ khó lòng giữ được chỗ đứng trước giờ trong tim ba. Ông đã thay đổi nhưng lại đổ lỗi lầm ấy cho vợ rồi mượn cớ để không về nhà nữa.
Đâu muốn tin vào suy đoán của mình, nhưng Nghi khổ vô cùng khi nhớ tới mẹ. Dạo này mẹ tiều tụy quá. Nếu không vì ghen tuông, tuyệt vọng thì làm gì người ta mau xuống sắc đến thế.
Giọng Thảo Uyên lại vang lên:
- Ba mày giao thiệp rộng, quen toàn người đẹp, mẹ mày không ghen sao?
Nhói tim vì câu hỏi của Uyên, nhưng Đông Nghi vẫn phải đáp tỉnh:
- Ba tao đâu phải hạng người ham mê bóng sắc. Với ổng chỉ có công việc và gia đình.
Uyên thở dài:
- Mày hạnh phúc vì có một gia đình quá tốt. Nếu ba tao được một góc của ba mày thôi, tao đâu cù bất cù bơ thế này.
Đông Nghi ngập ngừng:
- Khi biết bác trai có... bồ, mày nghĩ sao?
- Tao thấy thù ổng.
- Còn bây giờ?
- Cũng vậy thôi! Ổng bỏ mẹ con tao luôn và không hề chu cấp một xu, dù ổng thừa tiền để phung phí, để mua xe đời mới, nhà lầu cho con hồ ly tinh kia.
Đông Nghi tò mò:
- Con mẹ đó đẹp lắm hả?
Uyên gật đầu, giọng đanh lại:
- Đẹp và trẻ nữa. Nghe đâu mới chừng hai mươi lăm tuổi. Bằng nửa tuổi ba tao. Bởi vậy, tao luôn đợi một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ đá ổng. Hừm! Lúc ấy. Ổng đừng hòng quay về với mẹ con tao.
Đông Nghi đập nhẹ vào vai Uyên:
- Dù sao cũng là ba mày mà, nói gì tệ vậy?
- Xì! Tao “khai tử” ổng rồi. Chưa nằm trong hoàn cảnh của tao, mày chưa hiểu hận thù là thế nào đâu.
- Tao nghĩ giữa cha và con không thể có hận thù.
Thảo Uyên lạnh lùng:
- Vậy là mày lầm.
Đông Nghi không cãi nữa. Cô đâu phải là Thảo Uyên, nên thấy lạ khi nghe con bé nói rất căm thù cha ruột mình cũng đúng. Biết đâu những tháng ngày sắp tới, cô cũng sẽ lâm vào tâm trạng của Uyên bây giờ.
Dõi mắt thoe dòng xe xuôi ngược trên đường, Nghi nén tiếng thở dài. Dù gia đình cô có thế nào chăng nữa, Nghi cũng phải giấu kín, cô không muốn bị bè bạn hả hê cười vào mặt, càng không muốn bị chúng nhìn bằng ánh mắt thương hại như cô từng nhìn Thảo Uyên khi ba mẹ nó ly dị nhau.
Tới đầu ngõ nhà mình, Uyên trả xe cho Nghi và dặn:
- Mai nhớ tới chở, tao chờ ở đây đó.
Đi được vài bước, Uyên chợt quay lại:
- Nghi nè! Đừng bao giờ nhắc tới ba tao nữa nghen! Mỗi lần ai hỏi tới ông, tao không học bài cũng không ngủ được. Khổ lắm!
Đông Nghi gượng gạo gật đầu và thấy thương bạn quá.
Ngủ không được và học bài không vô là chứng bệnh mấy ngày nay Nghi cũng đã mắc phải. Liệu nó sẽ bớt đi hay nặng hơn đây, khi vết nứt rạn trong gia đình cô ngày càng lớn.
Trời ơi! Sao lòng Nghi u uất thế này? Cô thèm được thở than, thèm có người thân kế bên để được an ủi, chuyện trò quá.
Nhưng về nhà lúc này cũng chẳng có ai, lang thang ngoài phố tuy có bị hút bui. khói xe vẫn thấy vui hơn khi phải vò võ một mình.
Đang cho xe chạy thật chậm chậm, Nghi chợt hết hồn khi bị chiếc CB125 từ phía sau phóng lên ép sát cô vào lề.
Chống chân dừng lại, Đông Nghi thấy một thanh niên đội nón kết, đeo kính đen che gần hết mặt đang nghe răng cười hết cỡ với mình.
Định thần nhìn kỹ, Nghi mới nhận ra là Nhân, thằng bạn học chung lớp nổi tiếng trong trường về thói quen chuyên xài đô la nên được khá nhiều con gái đeo theo.
Cô chưa kịp mắng hắn một trận, Nhân đã hề hà:
- Giờ này vẫn còn... đi ngông sao?
Nghi trừng mắt:
- Nhiều chuyện!
Nhân nhếch mép một cách đểu cáng:
- Không nhiều đâu. Chỉ một chuyến thôi nhưng bảo đảm rất áp phê.
Nghi rồ ga phóng đi, Nhân lì lợm vọt theo, giọng ngọt như đường:
- Chả thèm hỏi xem chuyện gì sao? Nhân nhớ Đông Nghi là một trong bốn cô nương tò mò của lớp mà.
Cong môi lên, Nghi đanh đá:
- Tò mò cũng tùy chứ. Thứ như Nhân, chả bao giờ đây thèm quan tâm.
Tỉnh queo như không biết quê là gì, Nhân nói:
- Nhân làm gì có chuyện để Nghi quan tâm. Nhưng hai... "anh già" của mình thì.. chậc, lắm cái để phận là con... phải quan tâm lắm đó.
Nghi nhíu mày khi hiểu ngay Nhân đề cập tới ai. Cô ghét nhất những kẻ gọi ba mẹ bắng từ lóng hết sức mất dạy như từ “anh già, chị già” mà Nhân vừa nói. Hất mặt về phía Nhân, cô đanh giọng:
- Đừng ăn nói kiểu đó với tôi, nghe không vô chút nào.
- Xin lỗi nghen! Nhân quen miệng gọi, chả hề cố ý.
Đông Nghi gắt:
- Đừng rề rề theo tôi nữa, được không?
Nhân gật đầu:
- Được chứ! Nhưng bảo đảm Nghi sẽ hối hận vì đã bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về ông già... Ơ xin lỗi, về phụ thân đáng kính của mình. Chà! Lúc này bác Trực và Hồng Hà đang vui vẻ ở đâu nhỉ! New World hay là nhà hàng nổi.
Nghi tái mặt:
- Nhân nói vậy là sao?
- Nghi hiểu rồi mà, vờ vĩnh làm chi nữa. Bác Trực với ba tôi cùng hội cùng thuyền, thích... chơi với những người đẹp nổi tiếng, dân có máu mặt ở thành phố, ai lại không biết.
Đông Nghi kêu lên:
- Bác Long và ba tôi chưa bao giờ cùng hội cùng thuyền hết. Nhân đừng phịa nữa.
Nhân bật cười thách thức:
- Phịa hay thật, cứ theo tôi sẽ biết. Tối nay, hai ổng ở điểm nào, tôi rành quá. Nghi tới đó không?
Nhìn sững vào Nhân, cô buột miệng:
- Tới đâu?
- Khách sạn.
- New World hả?
Lắc đầu ra vẻ thương hại, Nhân nói:
- Cá đã cắn câu rồi. Tội gì mấy ổng vô đó cho nặng đô lại dễ gặp người quen trong giới tai to mặt lớn. Thành phố này thiếu gì nhà hàng khách sạn khác, sang trọng, ấm cúng và kín đáo. Tới những chỗ đấy mới không sợ bị dòm ngó chứ.
Thấy Đông Nghi lưỡng lự Nhân lại hỏi:
- Sao, Nghi đi không? Nếu không. Tôi vọt à nha.
Đông Nghi ngần ngừ. Cô chả hiểu nên theo Nhân hay không. Rốt cuộc điều cô muốn giấu bạn bè cũng biết, mà con biết rõ hơn cả cô mới đau chứ. Ba của Nhân là giám đốc ngân hàng, là chỗ làm ăn với ba Nghi lâu nay. Cũng như con trai mình, bác ấy thích xài tiền đô hơn tiền Việt và xài rất sang, rất rộng. Trước kia, Nghi nhơ có lần ba cô đã phê phán cách sống của bác Long, nay lẽ nào ông lại theo chân bác ấy. Cái từ “đồng hội đồng thuyền” của Nhân lúc nãy làm Nghi khó chịu quá. Nếu đi theo Nhân tận mặt nhìn thấy ba mình lăng nhăng thì còn mặt mũi nào nữa. Thà không hay, không biết rồi mạnh miệng nói không có vẫn hơn.
Nghi vội vàng từ chối:
- Tôi phải về, bài vở còn cả đống.
Nhân nhún vai:
- Nếu Nghi thấy chuyện bài vở quan trọng hơn chuyện giúp mẹ mình làm một việc nho nhỏ, có thể gọi nôm na là đánh ghen giùm, thì cứ về. Tôi đi một mình.
Sa sầm mặt xuống, Đông Nghi nhấn mạnh:
- Đừng có nói bậy, ba tôi đâu phải như bác Long. Nhân liệu giữ miệng đó.
Tỉnh queo, Nhân giả vờ thắc mắc:
- Vậy sao bác Tiên lại nhà khóc lóc với mẹ tôi kìa? Chà! Biết đâu giờ này bác Tiên đã phục kích ở đó trước rồi. Một mình bác ấy biết có đánh được tình địch không hay ngược lại đó chứ.
Đông Nghi nóng người khi nhớ tới gương mặt thểu não của mẹ. Bà nổi tiếng đẹp, sang trọng nhưng dạo này bà xác xơ tàn tạ vì thuốc lá và cả vì rượu, những thứ mà trước đây bà không hề đụng tới và thường chỉ trích dè bĩu những ai sử dụng chúng. Mẹ nói chỉ người yếu đuối, kém cỏi mới dùng thuốc lá và rượu để giải buồn.
Trường hợp mẹ hiện giờ thì sao? Đông Nghi từng năn nỉ bà đừng đụng vào hai thứ này, nhưng mẹ đã dửng dưng, bà biện hộ rằng vì giao thiệp không thể từ chối khi được mời. Chính tiệc tùng, chiêu đãi đã biến ba mẹ thành những người khác xưa mất rồi. Thực tê này Nghi chả giấu được ai việc không hay, không biết nhưng đâu thể nói không có như cô vừa nghĩ.
Cố dằn lòng, Đông Nghi hờ hững:
- Nhân định tới đâu vậy?
Ra vẻ bí mật, Nhân đáp:
- Đâu thể trả lời trước, khi các đấng sinh thành ra ta luôn luôn... di động. Tuy nhiên nếu kiên trì như trinh sát, thì vẫn tìm được địa điểm thần tiên đó.
Nghi bĩu môi:
- Xì! Vậy mà tưởng Nhân đã biết chắc bác Long ở đâu rồi.
- Vòng vòng thành phố này thôi. Rảo vài điểm quen, nếu thấy xe đậu bên ngoài tức nhiên vào trong sẽ thấy người. Ê!... Đi một lần cho biết lúc papa đang ngồi với bồ nhí, gương mặt các ổng trẻ lại còn khoảng bao nhiêu cái xuân xanh.
Dù ghét cay ghét đắng cách nói của Nhân, Đông Nghi vẫn làm thinh. Sau vài giấy đắn đo, cô gật đầu:
- Được thôi! Tôi sẽ đi với Nhân.
Anh chàng phấn chấn hẳn lên:
- Tốt! Không gặp không về. OK?
Đông Nghi mai mỉa:
- Nói nghe giống trong phim Hồng Kông ghê.
Nhân lý sự:
- Thì trong phim với ngoài đời đâu khác bao nhiêu... Có phải không hả?
Đông Nghi vụt ngắt ngang:
- Bây giờ đi đâu đây?
- Cứ vọt theo, hỏi làm chi cho mệt. Nè! Sao Nghi không đòi bác Trực đổi cho chiếc Dream? Chạy Chaly chán chết!
Nghi liếc xéo Nhân:
- Tôi đâu có đua xe, cần gì Dream chứ!
Nhân cười hề hề:
- Tôi cũng đâu có đua. Chiếc CB này bà già sắm cho để tôi săn lùng ông... bô giùm bả. Cũng nhờ ổng lăng nhăng, nếu không chắc tôi cũng chạy Chaly như Nghi thôi. Đi theo tôi vài lần dám bác Tiên cũng đổi xe cho Nghi lắm đó.
Đông Nghi lạnh lùng:
- Mẹ tôi khác mẹ Nhân.
Nhân rờ cằm:
- Vậy sao bác ấy đổi xe cho ông Kha nhỉ?
Nghi gắt gỏng:
- Hỏi nhiều quá!
Nhân cười ruồi:
- Khó tính thật! Hèn chi bọn con trai trong trường chả đứa nào dám đeo, thậm chí chạy xe song song như vầy cũng sợ. Nhân có duyên lắm mới được kè kè một bên Nghi đó nha.
Đông Nghi sừng sộ:
- Bây giờ đi bắt ghen hay đi tán gái đấy?
Giảm ga lại cho xe chạy thật chậm để không cách xa Nghi, Nhân nói rất tỉnh:
-... Đi cả hai thứ.
- Hừm! Đúng là vô duyên! Tôi về đây.
- Í! Sao lại về, tới rồi kìa!
Đông Nghi ngơ ngác nhìn theo tay Nhân. Anh ta vọt xe lên lề rồi ngoắc ngoắc cô. Nghi miễn cưỡng vọt theo. Nhân hất hàm ra lệnh:
- Đứng đây trông xe, tôi vào trỏng xem thử bản doanh của bố già ở chỗ nào.
Rồi không cần biết Nghi đồng ý hay không, Nhân ba chân, bốn cẳng bước vào cổng Khánh Thọ hotel...
Nhìn đồng hồ, đã hơn bảy giờ rưỡi. Nãy giờ Nhân vẽ cho cô chạy theo vòng vòng cũng đã gần nửa tiếng. Hít bụi muốn no rồi, nhưng nếu cô bắt quả tang ba với Hồng Hà, cũng chẳng bõ công chút nào.
Tự dưng Nghi thấy run. Cô sẽ làm gì khi chứng kiến ba mình đang ôm ấp cợt nhả một cô gái trẻ? Sẽ nhào vô mắng tới tấp, xé te tua cô ta ra hay đứng khóc ròng? Quả là Nghi chưa chuẩn bị tinh thần để "đánh ghen giùm mẹ" như Nhân nói lúc nãy. Lỡ gặp, ba lại trở ngược vấn đề, khép Nghi vô tội vào hotel với trai thì chắc chết.
Xốn xang cả lòng, cô đứng ngồi không yên khi chờ mãi vẫn chưa thấy Nhân ra. Cái thằng quỷ này làm trò gì vậy kìa? Trong lớp, đứa nào cũng biết ba cô và ba Nhân là bạn bè, cả hai đều là con cưng của giám đốc nhưng Nhân khác Đông Nghi rất xa về cách sống. Trước đây gia đình Nghi có nề nếp hẳn hoi, chính nề nếp đó khiến cô không thích thân với Nhân như những tên húi cua khác trong lớp. Giờ thì nề nếp ấy bị phá vỡ rồi, dù không muốn Nghi cũng phải theo Nhân tới những nơi như vậy.
Một hồi sau, Nhân hớn hở chạy ra.
- Gởi xe đi rồi đi vào!
Đông Nghi nghe tim đập thình thịch:
- Vào... vào... trong ấy mình sẽ làm gì? Tự nhiên tôi sợ quá!
- Xời! Hùm dữ còn chẳng nở ăn thịt con, huống hồ mấy ông bố đang đi chơi với gái. Nghi đừng lo, các đấng sinh thành sợ mình thì đúng hơn.
- Nhân từng đi như vầy lần nào chưa?
Ra chiều tự đắc,anh chàng gật đầu:
- Rồi!
Đông Nghi chớp mi:
- Thế bác long phản ứng ra sao?
Nhân cười toe:
- Móc đô la ra chứcòn sao nữa. Lần nào cũng được vài trăm. Coi như mình ăn lương hai đầu, mà gia đình vẫn trên thuận dưới hòa, trong ấm ngoài êm.
Đông Nghi tức muốn nổ đom đóm. Cô không ngờ Nhân lại dám tiết lộ với mình cái chiêu “nhị trùng gián điệp” ăn lương hai đầu này mà chả hề mắc cỡ.
Cô chưa kịp phản ứng, Nhân lại hí hửng:
- Bảo đảm khi Nghi gặp bác Trực, bác ấy cũng xòe đô ra thôi. Lúc về nhà... méc lại với bác Tiên, Nghi sẽ có thêm ba mớ nữa. Đi theo Nhân chỉ lời chớ không hề lỗ.
Đông Nghi ấm ức:
- Ba tôi khác ba Long...
Nhân hơi xẵng giọng:
- Hết mẹ tôi khác mẹ bạn, tới ba tôi khác ba bạn. Cứ vào trỏng xem có khác không.
Dứt lời, Nhân kéo Đông Nghi đi, định phản đối nhưng rồi chả hiểu sao Nghi lại im lặng theo anh chàng vốn có nhiều thành tích bất hảo, mà đám con gái trong trường lúc ngồi chụm lại vẫn xì xầm với vẻ ngưỡng mộ lẫn chê bai.
Vừa lúc ấy, Nghi chợt nghe có tiếng người gọi mình bằng giọng thảng thốt. Quay ngoắt lại, cô thấy Triệu. Anh đang bước về phía cô với những bước dài, nhưng ánh mắt lại đăm đăm nhìn Nhân.
Thay vì nói chuyện với Nghi, Triệu nghiến răng tuôn một hơi cùng Nhân:
- Thằng nhóc! Mày đưa Đông Nghi vào đây làm gì? Hừ! Định giở cái mánh tồi bại cũ rích ấy ra nữa phải không?
Trừng mắt sừng lại Triệu, Nhân cao giọng:
- Làm gì... nghía dữ vậy? Tôi dẫn Nghi vô đây với mục đích đàng hoàng à nghen.
Triệu lạnh tanh:
- Hừ! Có nghĩ đến mai chắc cũng suy ra được cái mục đích đàng hoàng đó của mày.
Nhân nhếch môi khó chịu:
- Anh vào đây với gái thì được, còn tôi thì không, sao có chuyện bất công thế nhỉ?
Kéo tay Đông Nghi, Nhân nói to:
- Đi thôi Nghi!
Triệu gọi giật lại:
- Đông Nghi! Xin lỗi, anh hơi tò mò, nhưng em vào đây có việc gì thế?
Đông Nghi đỏ mặt ấp úng:
- Em tìm người quen.
Mặt Triệu nghiêm nghị:
- Người đó ở phòng số mấy? Anh sẽ cùng đi với em.
Nghi xua tay rối rít:
- Ôi! Không cần đâu. Bọn em tìm được rồi, mất công anh lắm.
Triệu cương quyết:
- Mất công một chút nhưng tôi sẽ không thấy áy náy. Nào, chúng ta cùng đi nhé!
Đông Nghi khựng lại, cô đưa mắt nhìn Nhân như dò ý. Anh chàng nhún vai ngó lơ lên chùm đèn pha lê sáng rực trên trần. Nghi bối rối quá! Triệu xuất hiện đúng là bất ngờ. Cô đâu thể nào cho anh đi theo. Ngần ngừ một chút, Nghi kéo Nhân ra một góc rồi thì thầm:
- Nhân chờ tôi nghe! Phải gạt cho lão kỳ đà... núi này biến cái đã.
Bước đến chỗ Triệu đang đứng phì phèo thuốc lá, Nghi nói dối như thật:
- Em không tìm bạn nữa, vì giờ này tối rồi...
Triệu gật gù:
- Vậy anh sẽ đưa em về. Chắc Kiên đang chờ em dài cổ ở nhà, nó không thích đi ngủ rong nữa.
Đông Nghi kêu lên:
- Ủa! Sao anh biết...
Triệu mỉm cười:
- Vì anh là bạn Kiên. Anh biết rõ bạn anh hơn em hiểu về thằng bạn trai của mình nhiều lắm.
Đông Nghi tự ái:
- Anh chủ quan quá nên mới nói vậy? Em biết rõ bạn mình chớ sao không?
Khoanh tay lại, Triệu hỏi:
- Nào nói đi! Em biết gì về Hoàng Nhân?
Nghênh mặt lên, Nghi dài giọng:
- Tại sao em phải khai với anh về bạn em chứ. Qua cách nói nãy giờ của anh, em có cảm giác Nhân là một tên lưu manh cần phải cảnh giác không bằng. Cho anh biết bố nó là bạn thân của ba em đó.
Triệu bật cười:
- Anh cũng cho em biết, bố nó là cậu ruột của anh đó. Anh rành Nhân từ đầu đến chân, từ tim đến phổi và kết luận một câu rất nghiêm chỉnh rằng: "Làm thân con gái mà vào khách sạn với nó thì... tiêu".
Mặt đỏ lên vì giận, Đông Nghi lắp bắp:
- Anh coi thường tôi quá! Vậy tôi sẽ ở lại đây với Nhân thử xem sao. Nhân có nhiều khuyết điểm thật, nhưng đâu đến nỗi tệ dữ vậy.
Triệu châm biếm:
- Lấy mình ra làm mồi để câu sấu. Thật... can đảm và cũng thật ngu ngốc!
Đông Nghi ú ớ:
- Nè! Anh... anh... anh nói bậy.
Giậm mạnh chân xuống nền gạch bông như kiểu con nít ăn vạ, Nghi tức tối bỏ ra sân. Cô tưởng Triệu sẽ để yên cho mình, ai ngờ anh lẽo đẽo theo sau. Cô bỗng thấy thất vọng vô cùng, chút mơ mộng dễ thương Nghi từng bí mật dành cho Triệu bỗng tan biến mất tiêu, thay vào đó là sự hậm hưc của người bị... phá đám. Sao Triệu lại nói những lời dễ ghét và độc ác đến thế nhỉ? Nhớ tới lần đầu tiên cô... đụng độ anh, Triệu chỉ nói hai câu, nhưng hai câu dễ làm say lòng người đến mức Nghi mong được gặp lại anh lần nữa. Bây giờ được toại nguyện rồi, sao lại giận dỗi chứ.
Xụ mặt đứng một góc xốc lại ba lô đeo sau lưng, Nghi mím môi dửng dưng khi nghe giọng Triệu săn đón:
- Anh đưa Nghi về nhé!
Cô cộc lốc:
- Tôi có xe mà.
Triệu vẫn ngọt ngào:
- Vậy anh sẽ hộ tống Nghi đến tận nhà.
Cô thấy lòng mình dịu lại nhưng vẫn làm mặt ngầu:
- Tui có phải lên ba đâu mà anh sợ đi lạc. Tốt hơn anh cứ để mặc người ta.
Triệu mềm mỏng:
- Anh đâu thể mặc em gái bạn mình trong khách sạn với một thằng con trai được. Nào, ngoan theo anh về!
Đông Nghi gắt lên:
- Anh đã nghĩ sai mục đích của tôi và Nhân khi vào đây rồi.
Triệu ôn tồn:
- Anh không hề nghĩ sai mục đích của Nhân. Nếu anh đoán không lầm thì cậu ta bảo Nghi vào đây tìm bác trai, nhưng ba em đâu có trong khách sạn này, Nhân đã nói dối.
Đông Nghi ngỡ ngàng nhìn Triệu, cô ngờ vực:
- Nhân nói dối làm gì? Anh toàn nghĩ xấu cho... bà con của mình.
Ngập ngừng một chút, cô nói:
- Tôi vào đây tìm bạn chớ nào phải tìm ba. Anh nói đúng, ba tôi đâu có ở khách sạn, giờ đây ông đang coi ti vi ở nhà...
Định nói tiếp, nhưng Nghi kịp nhìn thấy trong ánh mắt Triệu sự giễu cợt lẫn thương hại. Tự nhiên, cô cúi gằm mặt xuống, nước mắt tủi nhục dâng lên cay nồng mũi, tối tăm mặt mày.
Đông Nghi hiểu nếu còn đứng lại, cô sẽ khóc òa lên mất. Cô không nghĩ anh biết chuyện gia đình mình, nhưng tại sao Triệu nhìn cô như thế? Anh đang khinh chớ gì? Điều này chứng tỏ anh Kiên đã nói rất nhiều chuyện với Triệu. Đông Nghi đâm ra ghét cả Kiên. Cô chạy như bay xuống những bậc tam cấp ra chỗ để xe, cô đứng lại hào hển thở.
Vừa rồ gà định phóng đi, Nghi đã bị Triệu nắm tay thật chặt. Giọng anh gấp rút:
- Nghe anh nói cái đã!
Đông Nghi hất tay Triệu ra, giọng nghẹn ngào:
- Tôi không nghe. Anh định khoe là biết rất nhiều về ba tôi cũng như bác Long chớ gì? Anh bảo rằng Nhân nói dối, vậy anh định đưa tôi chỗ khác để tìm ba tôi phải không?
Mặt Triệu sa sầm xuống. Anh lạnh lùng:
- Nghi đánh đồng tôi với Nhân thì chả còn gì để nói nữa. Em muốn làm gì mặc em. Xin lỗi, tôi đã chen vào chuyện riêng của hai người một cách vô duyên.
Dứt lời, Triệu hầm hầm bước vào khách sạn. Đông Nghi siết tay ga, chiếc Chaly vọt thẳng ra đường. Chưa khi nào Nghi muốn phóng xe bạt mạng như lúc này. Tức một cái, xe cô bánh nhỏ, có phóng cỡ nào cũng không hả cơn bực bội trong lòng.
Tại sao Triệu lại xuất hiện chi vậy? Anh ta làm gì trong khách sạn đó? Có lẽ cũng đi với... gái như lời Nhân nói thôi, chớ chẳng hiền từ gì. Chính vì thế nên khi thấy cô và Nhân, đầu óc đen tối của Triệu mới nghĩ bậy. Nhưng anh ta bảo Nhân: “Định giở cái mánh tồi bại cũ rích ấy ra nữa” là sao nhỉ? Có phải Triệu muốn đề cập tới cái mánh Nhân là vậy, nên anh ta mới mạnh miệng nói ba Nghi không có ở trong ấy. Lẽ ra, cô phải thông minh để hiểu từng chữ của Triệu chứ. Bây giờ, đúng là quê. Anh ta biết tỏng Nghi nghĩ gì, trong khi cô cứ nói dối và tưởng rằng chẳng quan tâm đến gia đình cô.
Giờ thì cả... thế giới này đều rõ ba cô như thế nào rồi, chỉ có Nghi dại dột cố vớt vát chút hư danh hão bằng những lời dối trá thô thiển nhất thôi.
Nhếch mép cười chua chát, cô vòng xe định trở lại khách sạn, nhưng mới chạy được một đoạn, Nghi thấy Nhân phóng mô tô như bay bên kia đường, ngược chiều với cô. Vậy là thằng quỷ ấy cũng bỏ đi chớ không chờ như lúc nãy Nghi đã dặn. Lẽ nào Nhân cho qua dịp làm tiền này? Không lý nào, trừ phi Triệu hăm he, ngăn cản, nó mới bỏ cuộc.
Đông Nghi chợt bĩu môi khi nghĩ tới Triệu. Anh ta thật dễ ghét, vậy mà từ hôm đó tới nay, cô vẫn mơ tưởng tới. Nhiều lúc Nghi định hỏi anh Kiên về anh ta, nhưng may sao cô vẫn còn thấy ngại. Giờ thì những ảo tưởng về Triệu cũng tan biến. Tan biến thật rồi.
Giảm tốc độ lại, cô vừa chạy tà tà vừa nhìn quanh. Con phố này hàng quán nhiều quá, nhưng gần như tất cả đều mù mờ hư ảo với những chùm đèn nhỏ xíu giăng mắc khắp nơi mà vẫn không đủ sáng để tình nhân nhìn rõ mặt nhau.
Tụi bạn vẫn kháo nhau về những quán cà phê mà này, chúng bảo vào đó... phê lắm, có điều... phê về vấn đề gì bọn con trai chỉ tít mắt cười chứ không nói tiếp. Đông Nghi ấm ức hỏi anh Kha và anh Kiên, hai ông quắc mắt mắng cô: học không lo học, lo vớ vẩn. Hừ! Trước nay mình chả hề vớ vẩn, nhưng tại sao lại không thử cho biết? Gia đình bây giờ có gì tốt đẹp đâu? Mình có vào quán cà phê mà này cũng chả gây thêm tai tiếng cho ai mà.
Xe đang chạy ngon lành bỗng dưng chết máy đột ngột. Đông Nghi đạp liên tục mấy cái vẫn không nổ. Giở yên lên, cô thấy kim bình xăng báo hết, uể oải Nghi dẫn xe đi dọc theo lề, cô dáo dác tìm nhưng không gặp chỗ đổ xăng lẻ nào hết. Trên đường, nhiều cặp thanh niên chở nhau quay lại nhìn Nghi cười trêu chọc. Tự nhiên cảm thấy bất an nên Nghi cố đi nhanh hơn, song mỗi lúc chiếc xe một nặng, phần đói vì từ trưa đến giờ ngoài ly kem bốn màu ra cô chưa ăn gì, Đông Nghi bắt đầu thấm mệt. Cô quạu quọ rủa thầm từ Nhân cho tới Triệu. Cả hai tên ấy đều có tội trong việc đẩy cô vào cảnh khốn cùng này. Nhưng suy cho cùng kẻ trọng tội nhất là cô. Ai bảo cô nghe lời Nhân bước vào khách sạn làm chi để xảy ra lắm chuyện không hay như vầy.
Dẫn xe đi một đoạn khá dài vẫn không thấy chỗ đổ xăng lẻ, Đông Nghi mệt mỏi dừng xe lại nghĩ. Vừa dựng chống, ngồi lên yên chưa được bao lâu, Đông Nghi ngạc nhiên khi có hai gã thanh niên chạy chiếc Đ đỏ thắng két trước mặt cô. Cả hai đều nồng nặc mùi rượu khiến Nghi lợm giọng.
Cô chưa hiểu họ muốn gì thì một trong hai gã cất tiếng nhè nhè:
- Đi không em?
Dư thừa hiểu ý câu hỏi của gã nhưng vì quá bất ngờ, Đông Nghi ngớ ngẩn buột miệng:
- Đi đâu?
Nghe cô hỏi, gã đàn ông sấn tới:
- Nếu không có điểm thì tới chỗ bọn anh càng tốt. Tụi anh trả tiền gấp đôi vì trông em “chick” quá.
Không nói không rằng Nghi làm thinh nhảy xuống cắm đầu dẫn xe đi. Hai gã thanh niên rề rề theo sau, mồm lải nhải những câu làm cô quíu cả chân tay, nóng bừng cả mặt.
Thu hết can đảm, Đông Nghi hét to:
- Đừng đi theo nữa! Không thôi, tôi la lên à.
Gã ngồi phía sau cười hô hố:
- Muốn thì cứ la! Bày đặt làm màu hoài, đòi bao nhiêu cứ nói đại ra đi!
Đông Nghi dừng lại nhìn quanh rồi la to:
- Cướp! Bớ người ta... cướp...
Chưa kịp la... vòng hai, Nghi đã bị ăn một tát tai xiểng niểng.
Giọng gã ngồi sau rít lên:
- Mẹ mày! Nhẹ không muốn lại muốn ăn “bợp”. Có giỏi thì la nữa đi!
Đau quá hóa liều, Đông Nghi hét toáng:
- Cướp... Ăn cướp...
Lần này gã thanh niên nhảy xuống đẩy mạnh Nghi một cái. Chiếc Chaly ngã đè lên người cô đau điếng. Đang lúc chưa đứng dậy được, cô lại bị đèn xe từ sau chạy lên chiếu vào chóa lòa nên không thấy gì cả.
Nhắm mắt nhắm mũi, Đông Nghi tiếp tục hét như điên... mãi khi có người vừa lắc mạnh vai vừa gọi thật to, cô mới tỉnh hồn nhìn lên và thấy Triệu.
Ngoài anh ra còn có một vài người nữa, họ đang vây quanh hai gã có hơi men ấy với thái độ giận dữ. Nghi được Triệu đỡ đứng dậy. Lúc này cô mới thấy run, hai đầu gối bủn rủn muốn va vào nhau. Nghi té nhủi vào người Triệu. Anh ôm cô vỗ về:
- Bình tĩnh nào Nghi! Em không sao cả mà phải không?
Vừa mếu máo, cô vừa lắc đầu. Đông Nghi tức đến nghẹn lời khi nghe hai tên... trời đánh ấy sừng sộ với đám đông:
- Làm gì mấy ngưòi nói tôi là ăn cướp. Tôi cướp cái gì của nó chứ? Mẹ... thấy dựng xe đứng ngay gốc me, tưởng... mấy em. Mới vừa hỏi giá, nó đã la làng lên như bị chọc tiết không bằng. Đúng là xui mới gặp quỷ cái này.
Ôm bên má còn rát bỏng. Đông Nghi thút thít:
- Ho... họ đánh em...
Gã say gân cổ lên:
- Ai bảo mày la làng?
- Mấy người nói bậy, tôi phải la chứ.
Thấy đám đông một lúc một đông hơn, hai gã say có phần tỉnh lại và bớt hung hăng. Một gã giả lả nói:
- Chỉ là hiểu lầm thôi mà!
Giọng Triệu đanh lại:
- Đánh người rồi nói là lầm, đâu có đơn giản như vậy được.
- Anh Hai thông cảm giùm. Đoạn đường này đâu phải chỗ để con gái nhà lành ra hóng gió. Tụi em lầm thật mà! Tại cô ấy la “ăn cướp... ”, bọn em sợ quá mới lỡ tay để cổ im...
Lúc này Đông Nghi mới thấy Mẫn đứng trong đám đông tò mò. Anh ta lên tiếng:
- Thôi cho qua đi Triệu. Quan trọng là Đông Nghi không sao cả. Đưa con bé về, tối lắm rồi. Đứng đây đôi co cũng chả tới đâu đâu.
Nghe Mẫn nói thế, hai gã thanh niên vội lên tiếng:
- Tụi tôi xin lỗi đã có hành động không đẹp với cô.
Triệu lạnh lùng:
- Hừ! Lần sau ráng nhìn kỹ hơn, nếu không muốn ăn đòn hoặc gặp công an.
Đợi đám đông dạt ra, anh mới hậm hực hỏi Nghi:
- Cô làm trò gì ở góc phố này vậy?
Đông Nghi ấp úng:
- Xe hết xăng, em dắt một hồi mệt quá nên mới dừng lại nghỉ chớ có làm gì đâu.
Mẫn lên mặt đàn anh:
- Xời! Ăn coi nồi, ngồi nghỉ cũng phải coi hướng chớ. May là còn sớm, nếu khuya một chút nữa chắc tụi nó xơi tái em rồi. Chậc! Chưa thấy ai ngu bằng em.
Triệu nói bâng quơ:
- Ngu hay là ngông thì có trời mới biết.
Đang xụ mặt vì câu lên lớp của Mẫn lại nghe Triệu châm chọc, Đông Nghi ngồi bệt xuông vỉa hè khóc ngon lành.
Triệu nghiêm nghị:
- Tụi anh nói không đúng sao? Lẽ ra em đã về nhà từ năm, sáu giờ chiều, chớ đâu phải tám chín giờ tốI vẫn còn cù bơ cù bất ngoàI đường.
Đông Nghi tức tưởi:
- Tại sao em lang thang ngoàI đường, anh có tìm hiểu đâu. Trái lại anh đã bỏ mặc để em muốn làm gì thì làm mà!
Triệu nhún vai:
- Anh làm thế vì em đã không tin anh.
Quay sang phía Mẫn, Triệu cộc lốc:
- Mày đưa Đông Nghi về trước đi.
Mẫn từ chốI ngay:
- Thôi! Tao sợ nước mắt lắm. Thà để tao dẫn xe tìm chỗ đổ xăng, có mỏi chân một chút nhưng yên thân.
Đông Nghi hít hít mũI, giọng đầy tự ái:
- TôI chả cần đau. Hai … ông đi hết cho rồI.
Mẫn nhăn nhó:
- Mày thấy chưa Triệu? Vô ơn dễ sợ luôn. Nè, không nhờ hai … ông này, bây giờ chả biết em ra … “răng” rồi.
Đông Nghi cãi lại:
- Không có các ông cũng có ngườI khác. Bộ trên thế gian này hết người tốt rồi sao?
Dứt lời, cô bước tớI chiếc Chaly, hăm hở dắt đi.
Triệu nắm ghi đông xe ghị lại:
- Này cô em đỏng đảnh! Bọn anh không dư thời gian đâu. Có lên xe cho Mẫn chở chưa thì bảo? Anh nổi tiếng thô bạo đấy, nếu ra tay thì phải mạnh hơn hai thằng hồi nãy gấp năm lần.
Vần lầm lũi bước tớI, Nghi gọn lỏn:
- Mặc xác tôi.
Mím môi, Triệu bóp mạnh vai cô. Đông Nghi nhăn nhó buông tay. Anh lạnh tanh ra lệnh:
- Lên xe anh Mẫn mau!
Đông Nghi quắt mắt nhìn lại Triệu. Mặt anh trông ngầu dễ sợ, những nét dễ yêu cô hay mơ tưởng đến đâu mất tiêu. ánh mắt ấm áp dịu dàng được thay bằng tia nhìn nghiêm khắc khó chịu khiến Triệu có vẻ của một người lạnh lùng, không biết cảm thông với kẻ khác.
Cô bướng bỉnh nói:
- Tôi đã bảo không cần các anh mà!
Triệu cười nhạt:
- Nếu em là người lạ, bọn anh đã mặc kệ em. Bọn anh phí thời gian là vì thằng Kiên chớ đau phải vì em, nên đừng ong óng mồm bảo rằng cần hay không cần.
Nhói tim vì câu nói của Triệu, cô gằm mặt vùng vằng bước tới chổ Mẫn đang ngồi trên chiếc Max 100.
Thấy cô cắn môi, nước mắt rân rân. Mẫn kêu lên;
- Triệu ơi! Chắc chỉ mày mới trị được Đông Nghị Tao chở thì được rồi, lỡ dọc đường nó nhảy đại xuống. Ai chịu trách nhiệm đây? Thằng Kiên nói nhỏ này chướng nhất nhà đó! Tao kham không nổi đâu.
Triệu nhíu mày. Anh dựng chiếc Chaly lên, bước về phía hai người rồi nói với Mẫn:
- Vậy mày chịu khó kiếm chỗ đổ xăng đi.
Đông Nghi khoanh tay dửng dưng. Đợi xe nổ máy, cô leo lên ngồi cách xa Triệu một khoảng. Anh nói:
- Vịn cho chắc vào!
Thấy Nghi làm thinh. Triệu lại nạt:
- Xong chưa?
Mím môi ngăn sự bực bội. Nghi đáp cộc lốc:
- Rồi!
Triệu rồ ga thật mạnh, chiếc xe nhảy chồm lên làm Đông Nghi hoảng hồn.
Cô chưa kịp định thần lại, Triệu đã vẽ một đường vòng cực kỳ nhanh làm chiếc Max như nghiêng sát xuống mặt đường.
Đông Nghi cố kiềm tiếng la sắp thoát khỏi miệng, dù rất sợ nhưng cô vẫn ráng bình tĩnh. Vòng tay ra sau bám vào yên, Nghi cố không chạm vào người Triệu, cũng không thèm yêu cầu anh giảm tốc độ.
Gió ù ù thổi làm tóc Nghi bay xấp xải vướng cả vào mặt Triệu. Anh chợt thấy lòng dịu xuống thật bất ngờ vì mùi hương con gái nhẹ nhẹ baỵ HơI nghiêng đầu ra sau, Triệu hỏi:
- Sao, cô bé bướng bỉnh đã vơi bực bội chưa?
Nghi hậm hực:
- Chưa.
Triệu dài giọng:
- Vậy chúng ta đánh vài vòng với tốc độ nhé? Đôi khi cảm giác mạnh khiến người ta quên mọi chuyện phiền não.
- Nhưng tôi còn yêu đời lắm.
Triệu nói:
- Anh cũng vậy. Nào, bắt đầu... Ôm chặt đi là vừa. Mắc cỡ là đo đường à nha.
Đông Nghi chưa kịp phản ứng, Triệu đã nhấn gạ Anh lạng lách giữa dòng xe một cách điệu nghệ, làm Nghi buộc lòng phải ôm lấy anh.
Cảm giác lạ lùng khi ngồi sát vào người khác phái làm cô vừa hoang mang lo sợ, vừa bâng khuâng.
Cô ngập ngừng hỏi:
- Anh thường đua xe lắm phải 0?
Triệu lắc đầu:
- Không khi nào. Nhưng thích chạy nhanh mỗi khi bực bội. Chạy như vầy chưa đủ sức đua đâu. Tại Nghi chưa quen nên thấy choáng.
Ngồi nhích ra sau, Đông Nghi lại hỏi:
- Anh có hay bực bội không?
- Có chứ! Cuộc đời này thiếu gì cái để không hài lòng.
Triệu im lặng. Một lát sau, anh nói:
- Thấy Nhân đưa em vào khách sạn, anh bực đến mức muốn xáng nó vài bạt tai. Nhưng bực Nhân vẫn không bằng giận em...
Đông Nghi kêu lên:
- Sao lại giận em?
Triệu đáp:
- Vì em xem thường bạn của anh Hai mình quá.
Đông Nghi cắn môi, cô bối rối vì câu nói của Triệu. Nghi ngập ngừng lên tiếng:
- Em đâu dám hỗn dữ vậy.
- Nhưng em đã biết Nhân đưa em vào khách sạn để làm gì chưa, mà mỉa mai rằng anh sẽ thay Nhân đưa em tới chổ khác để tìm ba nó?
Đông Nghi khó chịu:
- Nếu cho rằng Nhân có mục đích xấu, anh hãy nói ra đi.
Triệu làm thinh, chiếc Max phóng thẳng ra xa lộ làm Nghi ngạc nhiên.
- Anh đi đâu vậy?
Giọng Triệu nghiêm khắc:
- Tới nơi ba em đang có mặt.
- Sao anh biết chỗ đó?
- Vì anh là đàn ông.
Đông Nghi buột miệng:
- Thì ra đàn ông hơn đàn bà con gái ở điểm biết nhiều chỗ ăn chơi. Hay thật!
Tirệu cau mày:
- Em bỏ thói chanh chua ấy là vừa. Cũng may anh chẳng có đứa em nào, nếu không có lẽ suốt ngày mỏi mồm vì nó.
Đông Nghi bĩu môi:
- Nói nhiều chưa chắc em đã nể. Cũng may, anh không phải là anh Hai em.
Triệu làm thinh rồi bất ngờ tăng ga.
Lần này Đông Nghi thót ruột thật tình. Cô nhoài người về phía trước ôm Triệu cứng ngắc, người cô gần như nằm đè lên lưng anh. Triệu lạng lách giữa dòng xe chở containe đang rời thành phố với tốc độ chóng mặt. Nghi nhắm nghiền mắt, tim đập hỗn loạn, đầu óc quay cuồng theo tiếng động cơ xe gầm rú nghe rùng rợn người.
Cô hét lên:
- Ngừng lại đi! Ngừng lại...
Triệu lầm lì:
- Chưa hả giận làm sao ngừng được.
Nghi la khản cả tiếng:
- Em không muốn chết. Anh đừng điên nữa.
- Anh không điên nhưng chỉ ngừng khi nào em năn nỉ thôi.
Đông Nghi kinh hoàng ré lên khi Triệu chạy lọt vào giữa hai xe chở containe chạy song song sát vào nhau đến mức gần như muốn ép dẹp chiếc Max 100.
Úp mặt vào lưng Triệu, Nghi run rẩy:
- Chạy ra đi! Trời ơi...
Không nói không rằng, Triệu lầm lì giữ tay lái cho xe lọt vào giữa hai chiếc containẹ Nghi sợ cứng cả người, cô líu lưỡi:
- Em sợ rồi. Anh ngừng cái trò này đi. Em năn nĩ mà...
Triệu giảm ga tụt lại sau hai chiếc containe, Đông Nghi hổn hển:
- Em sợ chết oan chớ không hề sợ anh chút nào. Muốn giận thì giận đi!
Triệu nhún vai:
- Vậy sao! Đúng là mồm mép đàn bà!
Dứt lời, anh lại tăng tốc độ, chiếc xe vọt lên như sắp chui vào gầm chiếc xe tải cao khều phía trước. Đông Nghi vội dùng hết sức cắn mạnh vào vai anh. Đau điếng và bất ngờ, Triệu chao tay lái, chiếc Max 100 lủi vào lề cỏ.
Đông Nghi nhảy xuống hung hăng nói:
- Đdừng tưởng làm như vậy thì người kh ac sẽ nể mình. Tôi sợ hành động yên hùng xa lộ điên khùng vừa rồi của anh giống như tôi đã sợ han`h động của mấy tên say xỉn lúc nãy. Anh chả khác họ bao nhiêu đâu.
Triệu nóng mặt:
- Em vừa nói gì?
Đông Nghi vênh váo:
- Tôi nói anh và bọn say rượu đó giống nhau ở chổ giỏi ăn hiếp đàn bà con gái.
Thấy Triệu quằm mặt xuống, cô thách thức:
- Chỉ cần anh tát tôi một cái thôi, thì nhận xét này đúng trăm phần trăm.
Triệu ngẩn ra nhìn thái độ khiêu khích của Đông Nghi rồi buông thỏng tay xuống. Anh bỗng thấy mình lố bịch khi đã trổ tài lạng lách nhằm... khoe mẽ với Nghi.
Thật ra, Triệu không muốn Đông Nghi phải sợ mình như cô vừa nói. Anh chỉ định làm cô bé đỏng đảnh này khiếp vía một phen cho bỏ tật chanh chua thôi. Nhưng có lẽ anh đã sa đà vì thói quen mê tốc độ khi chạy ra ngoài xa lộ.
Triệu mím môi nhìn ra đường nơi những dòng xe tải vẫn tiếp nối tiếp nhau. Anh cố tìm lý do chính đáng khác để bào chữa cho hành động nông nổi bốc đồng của mình. Nhưng mọi lý do đều gom về môt. mối: anh đã căm tức đến mức phẩn nộ khi thấy Nhân đưa Đông Nghi vào khách sạn. Khổ nỗi, Triệu không tiện giải thích cặn kẽ cho cô bé biết là thằng tiểu quỷ ấy đã gạt cô, vì nếu nói ra điều ấy chẳng khác nào Triệu vạch áo cho người xem lung, đi khai xấu em bà con cô cậu với mình. Giữa anh và Nhân đã có mâu thuẫn trầm trọng, Triệu không bao giờ tha thứ cho chuyện Nhân từng làm trong quá khứ. Chuyện ấy ảnh hưởng đến Triệu, khiến anh đớn đau, khốn đốn suốt một thời gian dài. Tới bây giờ, nỗi đau ấy vừa dịu xuống như vết thương đã liền sẹo. Anh không thể nào quên, không thể nào quên bà ngoại đã đứng ra xin anh bỏ qua cho Nhân. La6`n đó nếu không nhờ thế lực của cậu Long chắc chắn Nhân đi tù rồi. Rốt cuộc kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ, mặc cho nạn nhân của hắn dở sống dở chết, mặc cho những người liên quan tới chuyện tội lỗi hắn làm ra sao thì ra.
Nhớ tới nụ cười khinh khỉnh của Nhân lúc nãy, Triệu thấy l`ong sôi lên. Nó từng khóc lóc trước mặt bà ngoại, cậu mợ Long như rất ăn năn về lầm lỡ đã làm, nó thề không tái phạm, nhưng vừa rồi Nhân lại đưa Đông Nghi vào khách sạn. Thằng khốn ấy đúng là khốn nạn, nó chẳng xem bà nội, cha mẹ mình ra gì. Nó không cần biết cậu Long vốn là chỗ quen biết với ba Đông Nghi, cũng như trước kia nó không hề nghĩ tới mối quan hệ giữa Triệu và Hoàng Cúc...
Giọng Đông Nghi gay gắt vang lên:
- Tôi muốn về. Anh đừng bày đặt chở tôi đi kiếm ba nữa. Tôi không tin anh đâu.
Triệu cương quyết:
- Tôi phải đưa Nghi tới chỗ bác Trực đang ở để chứng minh tôi không nói oan cho Nhân. Nó muốn lừa Nghi đó!
Đông Nghi cười khẩy:
- Lừa tôi để làm gì?
- Hừ! Là con gái em phải nhạy bén trong vấn đề này chứ.
Đông Nghi ngỡ ngàng nhìn Triệu, cô ấp úng:
- Tôi không tin Nhân không dám làm chuyện thô bỉ đó với tôi đâu.
Triệu soi mói:
- Vì sao? Vì em là con gái ut của giám đốc Trực à? Đúng là vừa chủ quan vừa tự cao tự đại. Khi đã muốn, Nhân chẳng từ ai hết. Nó là đứa thủ đoạn, nếu lúc nãy không gặp tôi ở khách sạn, chả biết chuyện gì đã xảy ra với em rồi.
Đông Nghi khinh khỉnh:
- Anh nói nhiều về người khác quá. Phần mình thì có gì hay ngoài việc dụ dỗ để chở tôi ra xa lộ theo kiểu bạt mang này. Xem ra chẳng biết anh và Nhân, ai thủ đoạn hơn ai.
Triệu xoa bả vai đau ê ẩm vì bị Nghi cắn. Anh tự trách mình đã làm cô hiểu lầm bằng hành động bồng bột vừa rồi. Nếu tiếp tục... tay đôi, Đông Nghi sẽ còn nghĩ sai về anh. Điều này Triệu không muốn chút nào. Với những cô gái bướng bỉnh chỉ có mật ngọt mới làm mềm trái tim ngoan cố tự cao thôi. Lúc nãy anh nạt nộ Nghi, cô bé làm thinh nhưng không phục, thậm chí phản ứng lại bằng món “cẩu quyền” vào vai anh đau điếng. Nếu bây giờ Triệu tiếp tục làm mặt “xã hội đen” với Nghi, chắc anh sẽ từ thua đến thất bại...
Lỡ như con nhỏ lại la “ăn cướp” chỉ có nước độn thổ.
Đắn đo suy nghĩ thiệt hơn, anh đành nhượng bộ:
- Xin lỗi Nghi. Tôi không cố tình phóng xe bạt mạng để bị... cắn như vầy. Nói thật, lúc nã tô rất giận khi gặp Nhân và em trong khách sạn.
Nghi làu bàu:
- Có bao nhiêu đó cứ nhắc đi nhắc lại hoài.
Triệu vẫn từ tốn nói tiếp:
- Vì giận nên mới phóng nhanh vượt ẩu một chút cho hả. Nghi đổ cho tôi dụ dỗ vào khách sạn thì oan cho tôi quá...
Đông Nghi cao giọng:
- Anh đừng dài dòng nữa. Chở tôi về đi. Nếu không tôi... tôi... sẽ...
- Sẽ la làng lên chớ gì. Hừm! Nếu biết em tai quái như vầy, hôm đụng phải ngoài phố, tôi đã cho em mùi ăn vạ để hiểu thế nào là... lễ độ.
Nghi cong cớn:
- Hôm đó... người ta xin lỗi đàng hoàng chớ bộ. Xì! Đàn ông gì để bụng lâu quá, coi chừng đau bụng tử đó.
Triệu trầm giọng... tán:
- Vì đó là một kỷ niệm đẹp mà không phải trong đời này ai cũng có.
Đông Nghi chớp mắt:
- Không ngờ anh lại thích ăn bột chiên.
Triệu xoa dịu:
- Nghi muốn sao cũng được. Bây giờ chúng ta tiếp tục... cuộc hành trình chứ?
Lắc đầu nguầy nguậy, cô cương quyết:
- Tôi muốn về.
Triệu chắc lưỡi:
- Đdã gần đến nơi rồi,sao lại về? Tôi bảo đảm chú Trực đang ở đó.
Đông Nghi hỏi ngay:
- Đdó là đâu?
Triệu rồ ga:
- Lên xe đi rồi biết. Tôi sẽ chạy sát lề với tốc độ của chiếc Chaly, em đồng ý chứ?
Ngồi sau Triệu, Nghi khịt mũi:
- Anh nhiệt tình quá làm tôi nghi ngờ. Thật ra, anh có ý... dồ gì đây?
Giọng Triệu nghiêm nghị:
- Tôi muốn chứng minh điều đã nói về Nhân là đúng.
- Có vậy thôi sao?
- Chỉ bao nhiêu đó nhưng là danh dự của tôi.
Đông Nghi im lặng. Cô không ngờ Triệu đặt nặng vấn đề danh dự đến thế. Nhưng ngoài việc vì bản thân mình, dường như Triệu cũng rất muốn chứng minh Nhân có tội trong việc kéo cô vào khách sạn với đích xấu. Anh không ưa Nhân, điều này thấy rất rõ, nhưng đâu phải vì thế mà phải tìm bằng cớ để bêu xấu bà con mình.
Nhếch môi với suy đóan này, Nghi nhấn mạnh:
- Vì danh dự của mình hay vì người khác? Tôi có cảm giác anh muốn hạ uy tín của Nhân thì đúng hơn.
Triệu bình thản:
- Với tôi, Nhân không có uy tín, danh dự nào hết, tất cả nó đem vứt xuống bùn. Nhưng đâu phải vì thế mà nó tự cho mình cái quyền làm gì thì làm, bất chấp gia đi `nh, gia tộc.
Đông Nghi bất bình:
- Anh có quá lời không? Trong lớp dù Nhân là học sinh cá biệt nhưng cũng đâu đến nỗi tệ như anh nói.
Triệu vụt hỏi:
- Nghi thân với Nhân lắm sao?
Cô trả lời lấp lửng:
- Ở mức độ nào đó, tôi và Nhân có vài điểm chung dễ cảm thông với nhau hơn các bạn khác.
- Thí dụ?
Đông Nghi trầm ngâm:
- Một số bạn chung lớp nhìn chúng tôi bằng đôi mắt ganh tỵ Vì tôi và Nhân là con của giám đốc. MỗI lần thầy cô đề cập tới vấn đề cô chiêu cậu ấm, con ông cháu cha, tụi tôi rất mặc cảm và thấy như mình có tội.
- Chỉ Đông Nghi nghĩ thế thôi, chớ Nhân thì lại thấy hãnh diện, nó vẫn vỗ ngực khoe khoang thân thế của mình đấy chứ. Nó chẳng thông cảm với ai không cùng hội cùng nhóm với nó đâu. Nghi đừng dại dột nghĩ rằng Nhân là bạn thân, mà ngày mất mạng.
Đông Nghi lạnh nhạt:
- Cám ơn lời nhắc nhở của anh. Cũng may tôi và Nhân không đi cùng một đường. Chiều nay chỉ là ngẩu nhiên. Cũng vì gia đình, nếu không nghĩ tới mẹ, đời nào tôI theo hắn cũng như theo anh.
Triệu im lặng. Một lát sau, anh chuyển đề tài.
- Mấy hôm nay Kiên ở nhà tôi. Cậu ấy rất buồn, dù Kiên rất ít nóI về gia đình nhưng tôi vẫn hiểu phần nào tâm trạng cậu ấy lúc này.
Đông Nghi ngỡ ngàng:
- Vậy mà anh Hai nói ảnh ở chung với bác bảo vệ trong công ty.
- Lúc đầu Kiên định ở đó, nhưng suy đi nghĩ lại sợ gia đình bị mang tiếng nên đến ở với tôi.
Nghi cắn môi:
- Ba mẹ anh không phiền sao?
Triệu trầm giọng:
- TôI không sống với ba mẹ.
Định hỏi “sao vậy” nhưng Nghi đã kịp dằn lại. Triệu không phải là bạn học của anh Kiên, hai người là đồng nghiệp và mới thân nhau thời gian gần đây, vậy mà Kiên lại đến ở nhà người ta. Ở Triệu có gì khiến anh Kiên tin tưởng chứ? Qủa thật Nghi nghĩ không ra.
Cô thắc mắc:
- Sao anh biết cái tổ chim câu của ba tôi và Hồng Hà?
Giọng Triệu thản nhiên:
- Vì tôI theo dõi cậu Long nên phát hiện ra hai ông giám đốc có hai biệt thự cao cấp ở Thảo Điền Thủ Đức.
Đông Nghi nhíu mày:
- Khu này nghe đâu dành riêng cho người nước ngoài thuê mà.
- Đúng vậy! Vi người nước ngoài đôi khi nghèo hơn người nước mình, họ không có tiền mua biệt thự cao cấp nên đành phải thuê. Còn giám đốc người nước mình thì dư sức mua đứt để làm tổ chim thiên đường, chớ không phải tổ chim câu bé tí như Nghi tưởng. Mỗi biệt thự ít nhất cả trăm cây vàng đấy.
Đông Nghi nghe ù hai tai, cô gặng lại:
- Anh bảo sao, cả trăm cây vàng một biệt thự à? Chắc ba tôi cũng mướn thôi chớ tiền đâu mà mua.
Triệu bật cười:
- Bác Trực mà không tiền thì trên đo8`i này chả biết ai có.
Đông Nghi nuốt nghẹn xuống. Cô hoang mang vì những lời úp mở rất khó chịu của Triệu.
Lẽ nào ba bỏ ra cả trăm lượng vàng để sắm nhà cho Hồng Hà, trong khi đối với gia đình, con cái, ông luôn lên giọng rao giảng phải sống đạm bạc để thiên hạ không đánh giá cái chức giám đốc của ông.
Cô ngập ngừng:
- Anh Kiên biết ngôi biệt thự ngàn vàng này không?
Triệu lắc đầu:
- Tính Kiên nóng nảy, cho hắn biết làm chi.
- Anh nghĩ tôi sẽ im lặng bỏ qua khi đã tận mắt nhìn thấy... lâu đài tình ái ông bố mình xây cho bồ nhí sao?
Triệu nhíu mày:
- Trước mắt tôi chưa nghĩ gì hết, mà chỉ muốn em cảnh giác Nhân. Có lẽ Nghi sẽ gặp Nhân trong ấp Thảo Điền này đó.
Đông Nghi chán nản nhìn hai bên đường ngoại ô không nhiều nhà như trong thành phố, bóng tối nhập nhòa làm khung cảnh ở đây vừa vắng vừa buồn.
Ba cô cũng hay, ông đã thực hiện theo câu thơ:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao “ để che mắt thế gian. Trong lúc mẹ chạy đôn chạy đáo, xục xạo khắp thành phố chật chội, bụi bặm thì ông an tâm du hí cùng người đẹp tại nơi sang trọng,êm ấm và an toàn này. Đã vậy, ông còn thủ đoạn gài vợ vào một cái bẫy để dựa vào đó ruồng rẫy bà. Cô cảm thấy khổ tâm vô cùng khi nhận ra cái gia đình danh giá của mình đã tan vỡ lâu rồi, chớ không phải mới từ đêm ba mẹ gây lộn, anh Kiên và anh Kha đánh nhau. Tại lâu nay cô sống trong vòng hào quang danh vọng nên những tưởng quanh mình luôn là hạnh phúc, ấm êm, tốt đẹp. Bây giờ còn gì nữa đâu.
Đông Nghi rầu rĩ hạ giọng:
- Anh đưa em về đi!
Triệu hỏi:
- Không muốn tận mắt nhìn thấy chú Trực sao Nghi?
Cô thở dài:
- Đdể làm gì? Em đâu thay đổi được việc đã rồi. Vả lại, em cũng chán quá!
Triệu im lặng. Anh cho xe vòng lại và nghe giọng Nghi thầm thì bên tai:
- Hồi còn bé, em hay vòi ba kể chuyện đời xưa lắm. Em nhớ ba có kể chuyện... một người ngủ mơ thấy mình hóa bướm, đến khi tỉnh lại cứ thắc mắc mãi. Anh ta không biết mình đang là bướm ngủ mơ thấy hoá thành người, hay vừa là người ngủ mơ hóa thành bướm. Lúc này em thấy mình giống người trong chuyện đó. Cuộc sống này thật giả khó phân biệt quá. Em chẳng còn biết tin vào đâu nữa. Phải chi em đang mang kiếp bướm mãi ngủ mơ thấy mình hóa thành người, để sáng mai tỉnh giấc em không phải buồn như bây giờ.
Triệu se sắt lòng. Anh ân hận đã tiết lộ những điều không nên về ông Trực với Đông Nghi. Anh đã quá háo thắng trước mặt cô. Tại sao vậy? Nếu muốn dùng Nghi như một nhân chứng để buộc tôi. Nhân, anh đúng là tệ khi cương quyết chở cô tới khu biệt thự Ở Thảo Điền An Phú.
Lựa lời mãi, Triệu không biết phải an ủi Nghi như thế nào để cô bé vui lên. Anh hiểu nỗi đau của đứa con bị cha mẹ bỏ rơi vì những thú vui riêng. Tâm trạng Nghi bây giờ anh từng trải qua nên dễ thông cảm. Càng nghĩ tới, Triệu càng ân hận khi đã gieo vào lòng Nghi nỗi buồn lẫn sự bế tắc về gia đình.
Triệu nhỏ nhẹ nói:
- Anh xin lỗi đã chen vào chuyện riêng của gia đình em. Với người đàn ông có danh phận, vợ con và sự nghiệp rất quan trọng. Anh tin chú Trực sẽ biết dừng chân để trở về với gia đình.
Nghi cười hiu hắt:
- Đừng chân à! Với em, mọi cái không còn gì để quan tâm nữa hết. Cám ơn anh đã an ủi. Em sẽ không buồn khi sự thật rõ ràng rồi.
Triệu gật gù:
- Anh cũng mong vậy. Em can đảm lắm.
Đông Nghi mệt mõi nhắm mắt lại. Cô không đủ tâm trí để nghĩ đến những tiết kiểm tra ngày mai. Lúc này Nghi chỉ ao ước sao mình được là người khác, được vô tư hồn nhiên để hảnh diện khi nói về gia đình, ba mẹ như xưa kia... Tiếc rằng ngày xưa ấy qua mất rồi, chỉ tội cho cô phải đối diện với những ngày đầy giông bão sắp tới.
Tháng Sáu Trời Mưa Tháng Sáu Trời Mưa - Trần Thị Bảo Châu