Ta có thể vượt qua những khó khăn có thật, chứ không thể vượt qua những khó khăn tưởng tượng.

Theodore N. Vail

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Kỳ Phù Dung
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1119 / 25
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
úc ấy tuy ngài còn trẻ tuổi, chức còn nhỏ, nhưng đã nổi tiếng là người sành về việc lễ nghĩa, cho nên quan nước Lỗ là ông Trọng-tôn-Cồ cho con là bọn Hà-Kỵ và Nam- cung-Quát đến học lễ ở ngài.
Tính ngài vốn trọng về đường lễ nghĩa, và sùng kính những phép tắc đời xưa, cho nên sự học của ngài chỉ chuyên về mặt khảo cổ. Thủa ngài 28, 29 tuổi, ngài muốn đi xem chỗ kinh sư là chỗ vua nhà Chu đóng ở Lạc-ấp, tức là thành Lạc-dương, tỉnh Hà- nam bây giờ. Nhưng vì đường thì xa, mà có lẽ phí tốn cũng nhiều, cho nên ngài phải trù tính việc đi kinh. Học trò ngài là Nam-cung-Quát đem việc ấy bẩm với Lỗ-Hầu, là vua nước Lỗ. Lỗ-Hầu cho xe và ngựa đưa ngài đi.
Vào đến kinh thì ngài đến nhà Minh-đường khảo cứu những luật phép, những tượng cổ và đồ cổ để chứa trong nhà ấy. Nhà Minh-đường là nhà của ông Chu-Công lập ra cũng tự hồ nhà Musée của Tây bây giờ, để chứa những luật pháp, những đồ đạc, và tượng của các bậc thánh hiền đời trước. Ngài lại đi xem những chế độ ở nơi triều miếu, và những chỗ tế giao, tế xã. Phàm ở đâu có việc gì quan hệ đến sự tế lễ là ngài cũng đi xem xét tường tận.
Bấy giờ ở kinh có ai là người có danh tiếng thì ngài cùng đi hỏi mà học về những việc lễ nhạc. Như ngài đến hỏi lễ ông Lão-tử, hỏi nhạc ông Chành-Hoằng.
Ngài ở kinh được ít lâu rồi trở về nước Lỗ. Từ đó cái tiếng ngài đã vang khắp ra cả mọi nơi, cho nên học trò ngài càng ngày càng đông. Nhưng cái chủ nghĩa của ngài là muốn giúp đời chứ không muốn chuyên một nghề dạy học trò mà thôi.
Ta phải biết rằng đạo ngài không phải chủ sự ẩn dật, cầu sự đạm bạc vô vi như đạo Lão, đạo Phật, đạo ngài là chủ sự hành động, làm người phải đem cái trí lự của mình ra mà làm những điều có ích cho nhân loại, bởi vậy suốt đời ngài là chỉ muốn gặp được ông vua biết dùng ngài để ngài đem đạo của ngài ra mà thi hành ở đời. Mà cái đạo của ngài thì ngài chắc là hay, cho nên ngài quả quyết mà nói với môn đề rằng: «Ai dùng ta thì trong mấy tháng đã nên được việc lớn, mà trong ba năm thì việc gì cũng hoàn toàn được». Vậy muốn biết cái sự trạng của Khổng-phu-tử thì phải biết cái tình thế nước Tầu lúc bấy giờ ra thế nào.
Nước Tầu về đời nhà Chu thì chỉ có một quãng ở vùng sông Hoàng-hà mà thôi, nghĩa là vào chừng độ 5, 6 tỉnh ở bên Tầu bây giờ.
Lúc đầu nhà Chu mới được thiên hạ thì chia nước ra phong cho những con cháu và những người công thần đến hơn 70 nước làm chư hầu; đến đời Xuân-thu là đời đức Khổng-tử thì tính cả thảy đến 160 nước. Những nước ấy to thì bằng một vài tỉnh của ta, nhỏ thì bằng một phủ, một huyện gì đấy. Hãy xem về sau nói rằng Khổng-phu-tử đi qua nước Tề, nước Vệ, nước Trịnh, nước Trần, v.v., người không biết thì tưởng đi nước nọ qua nước kia như thế, có lẽ xa xôi lắm, nhưng xem trong bản đồ bây giờ thì chẳng qua chỉ cũng quanh quẩn ở trong tỉnh Sơn-tây và tỉnh Hà-nam mà thôi.
Sự Tích Khổng Phu Tử Sự Tích Khổng Phu Tử - Trần Trọng Kim Sự Tích Khổng Phu Tử