Books can be dangerous. The best ones should be labeled "This could change your life."

Helen Exley

 
 
 
 
 
Tác giả: Thẩm Thệ Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 903 / 10
Cập nhật: 2015-12-16 02:21:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hưng Vũ không chỉ là một nhà thơ, Vũ còn là một nhà triết học. Các bạn ở trường thường bảo Vũ: "Anh sống xa thật tế quá!". Thật vậy, Vũ sống gần với lý tưởng hơn, mặc dầu cái lý tưởng ấy Vũ chưa lĩnh hội một cách đích xác, và chỉ thấy mang máng nó qua đám sương mờ.
Sinh ra với một tình yêu thâm thúy bao la, Vũ thường nhìn qua lòng mình và lòng người. Và Vũ có một phản động tự nhiên đối với những chế độ hà khắc: chế độ gia đình và chế độ xã hội. Nhưng đó là một phản động tiềm tàng, tiêu cực, Vũ chưa một lầnbộc lộ nó ở cử chỉ, hoạ may một đôi lần lộ liễu nó ở ngòi bút. Vì Vũ vẫn còn những sợi giây trắc ẩn đối với gia đình cũng như một mối tình phong phú đối với thế nhân.
Ở nhà Phượng về, Vũ thấy lòng mang thêm những thắc mắc. Đi ngang qua phòng làm việc của quan Phủ -cha chàng – Vũ cảm thấy một bầu không khí trang nghiêm đến khó thở.
Chàng không dám nhìn cha, nhưng biết rằng mắt ông đang nhìn chàng với tất cả sự giận dữ răn đe. Ông Phủ chưa nói gì, Vũ biết công việc rầy chàng ông đã để cho mẹ chàng.
Vũ muốn đi thẳng về phòng mình, nhưng rồi vẫn ríu ríu lại chào mẹ như thường lệ.
Mẹ Vũđang ăn trầu trên bộ ván. Thấy chàng, bà đặt vội miếng thuốc đang xỉa xuống tráp trầu:
- Con mới về đó phải không?
- Thưa mẹ, vâng.
Bà nghiêm giọng:
- Con đi đâu suốt cả đêm nay?
- Con đi thăm một người bạn đau nặng.
- Mẹ đã dặn con không nên đi chơi với bạn bè nhiều…Con phải lo học thêm hoặc ở
Nhà giúp đở cha con. Cha con tính cho con thi ngạch thông phán tòa bố kỳ thi sắp tới đây. Vũ nhớ đến bầu không khí ở phòng làm việc của cha lúc nãy. Chàng lắc đầu:
- Con tính về vườn thôi, mẹ ạ! Nghề trồng trỉa hợp với con hơn, và tự do hơn.
- Hừ, tự do! Bây thì động cái là nói tự do, đòi tự do. Chớ ỏ đây ai cùm xích mà không tự do?
Vũ nghĩ thầm: "Ở đây cái gì cũng là cùm xích" nhưng chàng chỉ đáp khẻ:
- Con đã định thế từ lâu.
Chàng chào mẹ rồi trở về phòng.
Vừa đặt lưng xuống giường, bao nhiêu nỗi bực dọc đều nhường chỗ cho những ý nghĩ về Phượng. Chàng nhớ đến từ ngày Phượng bé bỏng, đến một Phượng nữ sinh, rồi một Phượng gầy võ tiều tụy. Thời gian thay đổi nhanh chóng quá. Nhưng tánh tình Phượng thì chàng thấy vẫn không chút đổi thay. Chàng tự hỏi: "Mình có yêu Phượng không?" Chưa một lần nào lòng chàng trả lời câu hỏi đó. Chàng chỉ biết mình gần Phượng từ thuở bé với một tình bạn thân mật hơn là một tình yêu. Có những khi trong những bài thơ, chàng có tả đôi mắt đẹp của Phượng, tánh tình ngây thơ của Phượng, nhưng đó là vì chàng cảm thấy cái đẹp ở đấy mà thôi. Nếu có thể nói, tấm lòng của chàng bao quát đối với những vẽ đẹp, không riêng gì ở Phượng. Và mối tình của chàng đối với Phượng – ngay đến buổi gặp gỡ sau cùng này – cũng chỉ là một tình bạn và là mối tình của một thi sĩ đối với một vẽ đẹp mà thôi. Có thể gọi đó là ái tình không? Chàng cười thầm: "Nguời ta bảo mình lập dị, có lẽ cũng phải". Vũ lấy cuốn "Triết học Mặc Tử" để ở đầu giường, lật qua đến trang đang xem dở. Đó là quyển sách đầu nằm của Vũ. Nó hợp với Vũ ở một tình yêu rộng rãi bao la – tình yêu đại đồng – và Vũ tìm đặng ở nó ít nhiều phản động đối với chế độ cũ. Thế là Vũ ôn nhuần nó như là quyển kinh nhật tụng. Vũ nghĩ: "dầu không thi hành được những phương pháp để đào tạo một thế quân bình, thì âu là hãy có một tâm hồn yêu thế nhân thiết tha như Mặc Tử?" Vũ đang bước qua cái trạng thái của một người sống đầy đủ quá trong vật chất, muốn tìm vài nhu cầu cần thiết cho tâm hồn.
Chàng đang chăm chú đọc đến "Chủ nghĩa kiêm ái", bỗng nghe có tiếng ai rộn rịp ở sân ngoài. Chàng nhìn qua canh cửa sổ. Một tốp năm người lính đang dẫn một thanh niên bị còng tay đứng ở sân, có lẽ còn chờ lịnh của quan Phủ.
Vũ buột mồm reo lên:
- Anh Bão! Bão làm gì ở đây và làm sao bị bắt?
Chàng vội vàng ngồi dậy. Bão lam lũ trong bộ quần áo đen đã bạc màu. Mặt chàng xạm đen, nổi bật lên những đường gân cương quyết và chững chạc. Mắt chàng sáng quắc, ngó thẳng ra phía trước.
Vũ muốn chạy ra với bạn, nhưng có cái gì ngăn cản không cho chàng bước. Vũ có cảm giác thèn thẹn với bạn. Nhưng chàng biết ra lúc này cũng vô ích, hãy đợi xem Bão bị tội gì.
Bão bị tội gì? Đó là một câu hỏi nẩy ra ở đầu Vũ từ khi thấy Bão. Chàng cố đem ra bao nhiêu nghi ngờ để có thể buộc Bão một tội, nhưng mà không thể. Bão không thể gây nên một tội ác gì cả, con người ấy Vũ đã hiểu nhiều sau mấy năm chung đụng gần gũi ở ban Trung học. Bão là một người thành thật, chất phát và học giỏi nhất lớp. Vũ đã xem Bão như một người anh và vẫn thường phục Bão ở mọi cuộc luận bàn về văn chương hay triết lý. Một hôm Vũ đọc cho Bão nghe mấy bài thơ của mình mới viết. Bão nghe xong, cười nói: "Thơ không phải là để nói trời nói đất, mà phải gần với đời sống và phụng sự nhân sinh. Thời đại nầy không phải là thời đại của Lý Bạch hay Đổ Phủ". Vũ cũng cười: "Nhưng nếu không như Lý Bạch hay Đổ Phủ thì không còn là thơ nữa". Bão thẳng thắn kết luận: "Nếu vậy càng hay, bằng làm thơ như họ thì hãy tìm ra những hoang đảo mà làm". Rồi đôi bạn vui vẻ bắt sang chuyện khác.
Biết bao nhiêu kỷ niệm thân mật về Bão. Từ ngày Vũ thôi học về đây, Vũ chỉ nhận đặng một bức thư vắn tắt của Bão cho biết rằng chàng cũng đã thôi học vì phận sự phải đi xa. Đã ba năm rồi, chàng không được tin tức gì về Bão nữa, cho đến hôm nay…
Vũ thở dài nhìn theo gót mấy người lính đưa Bão xuống trại giam. Chàng thấy lòng thắt lại.
o O o
Vũ càng ngạc nhiên khi được biết Bão là một người tình nghi cách mạng.
Gần đây phong trào cách mạng nổi dậy khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam. Nhà cầm quyền ra lịnh đàn áp bọn phiến loạn và truy nả những kẻ bị nghi. Rất nhiều lãnh tụ của họ bị bắt và bị đày ra Côn Đảo.
Tiếng "cách mạng" làm khủng khiếp tất cả các giới quan quyền, làm chấn động đến cả giới trí thức và tư sản. Họ nơm nớp lo sợ, nhiều người không hiểu nó có mục đích gì. Chính Vũ cũng là một trong những hạng người ấy. Có một đêm, Vũ bị đánh thức dậy bởi những tiếng ồn ào. Chàng chổi dậy trong khi cha chàng thét lính canh phòng cẩn mật bốn mặt nhà, mẹ chàng run lên như cầy sấy khi nghe tiếng súng bắn dọa ở trước sân. Chàng không dám mở rộng kính cửa sổ, rón rén đến nhìn qua kẹt cửa. Từng đoàn người rần rộ kéo nhau đi. Họ vác hèo mác, cầm biểu ngữ, trương cờ đỏ, vừa reo to những khẩu hiệu. Mặt người nào người nấy đầy sát khí, tưởng chừng như họ có thể giết chết bất cứ người nào ra cản đường họ. Cứ như thế diễn ra luôn mấy đêm. Sáng ra, người ta hay tin một viên hương quản bị chặt đầu. Đêm khác, vài tên lính bị ám sát. Nhiều bản tuyên cáo dán đầy đường hăm sẽ lấy đầu quan Phủ. Vài tuyên ngôn rải khắp ngõ để bày tỏ nguyện vọng của họ, nhưng không ai dám đọc. Tang tảng sáng, đoàn lính tủa ra các ngả đường lượm về, để một chồng ở dinh quan Phủ, rồi đem nạp về toà bố.
Trước những cảnh ấy, Vũ không hiểu gì họ và cũng không có một cảm tình gì với họ được. Vũ không quen với những hành động phản kháng tính cực, nhất là cuộc đẩm máu đồng bào. Nhưng Vũ cũng không có gì thù hằn họ. Nhiều khi Vũ còn thương họ là khác, khi những người bị của họ bị bắt, bị khảo tra, bị tù đày.
Nhưng lần nầy, bao nhiêu ý nghĩ của Vũ về họ đều đổ vỡ và xáo trộn trong đầu óc Vũ: Bão là một nhà Cách mạng. Có thể như thế được chăng? Có thể Bão cũng là một người hung hăng, khát máu như thế chăng? Tại sao Bão lại làm cách mạng, cái hành động mà xưa nay Vũ vẫn cho là vô lối, là không tưởng?
Bao nhiêu câu hỏi ấy vẩn vơ trong đầu Vũ. Vũ nghi ngờ Bão, rồi nghi ngờ cả những nhận xét lâu nay của mình. Rốt cuộc, Vũ nhất quyết: phải tìm hiểu Bão, phải rõ sự thật.
Trưa hôm ấy, trong lúc quan Phủ ở phòng việc, Vũ xuống ngay phòng giam. Sau khi nói với tên lính gác rằng chàng có chuyện cần dọ hỏi tội nhân, chàng tiến ngay vào phía Bão.
Trong khám có ba người. Hai người thường phạm đang ủ rũ ngồi trong một hóc nói chuyện, chợt ngưng bặt khi thấy Vũ vào. Bão đứng cạnh cánh song sắt hướng ra đường, mắt đăm đăm nhìn mấy tên lính gác đi qua đi lại, có vẻ nghĩ ngợi. Bão không để ý cánh cửa mở, cũng không để ý đến người vừa vô là ai.
Vũ nghĩ thầm: "Cũng vẫn vẻ hiên ngang ấy", và chàng gọi lớn:
- Anh Bão!
Bão day lại.
- À, Vũ. Vũ tiến đến bên Bão, đưa tay ra bắt tay bạn:
- Tôi không ngờ gặp anh trong trường hợp nầy. Ba năm rồi, không được tin tức gì của anh, tôi ngỡ anh đã phiêu lạc về phương trời nào.
Bão cười:
- Phải, ba năm rồi biết bao là công việc đổi thay, chỉ có anh là không thay đổi gì cả. Đời vẫn bình thản dưới mái nhà ấm, và tiếng nói của anh vẫn là giọng của một nhà thơ.
Vũ nhìn tận vào mặt bạn, vẻ mặt nhuộm một màu khắc khổ nhưng rắn rỏi. Chàng thấy ở lời vừa thốt ra ấy của Bão có cái gì mỉa mai nhưng thân mật, mà chỉ có những người bạn thẳng thắn như Bão mới biểu lộ ra được. Chàng chưa tìm được lời gì để đáp, thì Bão thản nhiên tiếp:
- Cảnh ở đây nên thơ quá, Vũ nhỉ? Trong những nơi huy hoàng đài các như thế nầy, người ta sống biệt lập với những cõi đời ngoài ngưỡng cửa. Suốt đời, tôi chưa được hưởng những phút ấy, và nếu tôi được hưởng, chẳng hiểu tôi có khác gì anh không?
Vũ cảm thấy mặt mình nóng bừng, chàng đáp khẽ, giọng phân trần:
- Đó không phải là lỗi ở tôi, Bão ạ! Cha mẹ tôi ở đây, tôi cũng đã được sinh ra và nuôi nấng ở đây từ thuở nhỏ.
Bão day mặt ngó ra đường để che một nụ cười:
- Tôi nói có sao đâu? Tôi chỉ bảo đây là một căn nhà tây thật đẹp và thật sang. Không thể giữ vẻ điềm nhiên nữa, Vũ ngắt lời Bão:
- Anh Bão, thật tôi không hiểu anh ra sao cả. Nếu anh còn xem tôi là người bạn thân của anh ngày xưa, tôi mới có thể tiếp chuyện với anh được. Tôi có nhiều điều cần phải hỏi anh…
Mặt Bão trở nên dịu dàng:
- Chúng ta vẫn là bạn. Từ ngày ta xa nhau, tôi đã từng theo dõi từng việc làm của anh, bằng cớ là tôi đã đọc hầu hết những bài thơ anh viết ở các báo, cả những bài thơ của anh nữa.
Vũ ngạc nhiên:
- Anh đã đọc cả? Nhưng bấy lâu nay anh ở đâu?
- Ở khắp nơi.
- Và anh đã về đây?
Bão gật đầu:
- Phải, hơn một năm nay.
Giọng Bão buông rơi một cách lạnh lùng, trong khi Vũ đi lần từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Chàng thấy Bão có cái gì khác thường, hay ít nhất, khác xa với chàng.
- Anh về đây làm gì?
Bão lại cười:
- Điều ấy anh đã biết: tôi làm cách mạng.
Vũ trố mắt:
- Cách mạng?
- Anh lạ lắm sao? Một người sống bay nhảy khắp nơi để về đây nằm trong ngục tối, anh đã từng sống bên người ấy, gần gũi hơn là ruột thịt, anh không hiểu được người ấy sao?
Vũ thở dài:
- Thật tình, tôi chưa hiểu gì anh lúc này. Bão đưa tay nắm lấy chân song sắt, chàng không cười nữa, mày hơi cau:
- Cũng có lẽ, anh không hiểu là phải! Vũ không để ý đến lời bạn, chàng nắm lấy tay Bão, như để giữ lòng tin ở bạn:
- Tôi chưa hiểu cách mạng là gì, và thú thật tôi không cảm tình gì với nó. Những hành động của họ chỉ làm tôi hoang mang. Ở trường, người ta không nói đến nó; về đây, tôi không biết gì hơn ngoài những triết lý duy tâm ở sách vở. Tôi không thích đem cá tính mình ràng buộc trong những chế độ xiềng xích, nhưng tôi đã tìm được một lối thoát cho tâm hồn: tôn giáo. Tôi tưởng nếu rèn luyện cho mình một tâm hồn vị tha thì có thể vượt ra ngoài mọi khuôn khổ phiền phức.
Bão buông nhẹ hai tay xuống để tỏ một cử chỉ phản đối;
- Như thế chỉ là một lối giải thoát cá nhân.
- Tại sao chỉ là cá nhân?
- Con đường ấy nhiều người đã đi rồi. Đức Phật có một tình yêu bao quát, Mặc Tử có một tình yêu đại đồng, nhưng có một tình yêu không, chưa đủ. Phật có nhập Niết Bàn -nếu quả đó là cõi giải thoát – thì chỉ giải thoát riêng cá nhân Phật mà thôi. Mặc Tử có cổ xúy chủ nghĩa "Kiêm ái", chỉ là phương pháp độc tài về lòng yêu thiên hạ mà thôi. Giáo lý Phật đã mấy ngàn năm, mà thế nhân vẫn còn oằn oại trong đau khổ. Mặc học có biểu dương khắp Trung Quốc, cũng không thâu phục được lòng thiên hạ trong một quốc gia. Như vậy, ta còn có thể tìm ở đó một chân lý giải thoát chăng?
Vũ như chợt tỉnh:
- Đành rằng vậy, nhưng không có chân lý nào tuyệt đối.
- Sao lại không? Chân lý đó không phải nẩy nở trong những cánh cửa đài các, mà ở ngoài kia ngưỡng cửa. Và người ta phải nhận thức nó, nhận lấy nó theo luật tiến hoá của xã hội. Lòng yêu vị tha mà anh tìm ra ở tôn giáo là một phương tiện để soi sáng cái chân lý ấy.
Vũ đưa một tay lên trán như để cố gợi một ý thức:
- Những điều anh nói còn mờ ám quá, nhưng hình như tôi hơi mang máng hiểu.
Bão sung sướng:
- Thế thì tôi tin anh sẽ hiểu?
Vũ bỗng nghe tiếng rang rảng của quan Phủ từ phòng giấy đưa lại, có lẽđ ang rầy vài người
hầu. Vũ thấy chột dạ, hỏi khẽ Bão:
- Tại sao anh làm cách mạng?
- Câu chuyện dài, tôi không thể nói ở đây. Tôi sẽ nói với anh, một này kia khi tôi ra khỏi ngục.
Câu của Bão nhắc lại Vũ cái mục đích của chàng vào đây. Chàng lo lắng:
- Anh bị bắt có đủ bằng cớ không?
- Không, tôi bị tình nghi.
- Anh có hy vọng được thả không?
- Điều ấy tôi không nghĩ đến.
Vũ ngập ngừng, nói nhỏ để cho hai thường phạm đừng nghe:
- Tôi sẽ tìm cách cho anh được thả ra trong vài hôm. Anh có thể tin tôi, một người bạn.
Bão thản nhiên ngẩng đầu lên:
- Hãy thận trọng, Vũ ạ! Việc ấy có thể nguy hiểm cho anh, cho gia đình anh.
Vũ cũng thản nhiên:
- Tôi đã quyết. Vả lại, tôi cần phải hiểu anh hơn, cần phải nghe câu chuyện anh thuật lại về cuộc đời cách mạng của anh. Vì tôi đang muốn tìm ra chân lý.
Bão không đáp trong khi Vũ từ giã bước ra. Tới cửa, Vũ quay lại chào chàng một lần nữa với một nụ cười đảm bảo, rồi lẵng lặng vặn khoá.
Cánh cửa khép lại với một tiếng rên siết nặng nề.
Người Yêu Nước Người Yêu Nước - Thẩm Thệ Hà Người Yêu Nước