Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Chương 3
N
hững tưởng Hạnh Chi không giúp gì được cho Lãm Khương, nhưng khi anh hỏi cô nhiều điều có liên quan đến nhạc cung đình, Hạnh Chi trả lời rất trôi chảy.
Lãm Khương thường khen ngợi Hạnh Chi bằng câu nhận định:
- Hạnh Chi là con nhà nòi.
Hạnh Chi chỉnh lại:
- Con nhà tông chứ.
Lãm Khương cười gật đầu:
- Con nhà tông chẩng giống lông cũng giống cánh.
Hạnh Chi đùa đùa giọng:
- Vậy em giống lông và cánh của cha với ông nội em hỉ? Bởi thế Hạnh Chi mới đàn hay hát giỏi.
- Em không dám nhận mô. Những quan nhạc trong triều mới đàn hay, hát giỏi. Em phận nữ nhi.
- Nữ nhi thì sao? Hạnh Chi đừng hạ thấp mình nghe. Ngày nay phụ nữ tài giỏi phi thường nha.
Do công việc nghiên cứu Nhã nhạc, Lãm Khương có điều kiện tiếp xúc với Hạnh Chi thường xuyên.
Khi thì Lãm Khương cùng Hạnh Chi vào thành nội tìm hiểu, anh còn tham quan lăng tẩm các vị vua có 1úc Hạnh Chi đưa Lãm Khương đến nhà gặp gỡ các quan nhạc ngày xưa, những người cùng thời với ông nội Hạnh Chi nay còn sống.
Tiếp xúc với các quan nhạc ngày xưa, Lãm Khương rất thích thú. Anh được nghe chính những người trong cuộc kể chuyện và biểu diễn lại cho anh xem. Họ giải thích cặn kẽ những bản nhạc cung đình.
Lãm Khương chụp ảnh, ghi băng ghi chép đầy đủ để làm tư liệu bài nghiên cứu của anh ngày càng phong phú.
Những lúc ở nhà, Lãm Khương ân cần đề nghị Hạnh Chi hò mái nhì, mái đẩy và ca Huế cho anh nghe.
Nghe Hạnh Chi kể chuyện ca Huế trên sông Hương, Lãm Khương náo nức lạ thường. Anh hứa có dịp sẽ cùng Hạnh Chi đi nghe ca Huế trên sông Hương.
Cùng đi tìm tòi nghiên cứu, cùng đi xem dàn lễ nhạc cung đình cùng đi dạo thành phố Huế, Hạnh Chi Yà Lãm Khương trở thành đôi bạn thân thiết.
Hạnh Chi nghiễm nhiên trở thành hướng dẫn viên đu lịch cho Lãm Khương.
Hạnh Chi củng anh đi đạo núi Ngự Bình, bến Vân Lâu, thôn Vỹ Dạ....
Hạnh Chi có dịp tuyết minh về bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử cho Lãm Khương nghe khiến anh rất thích thú.
Và Lãm Khương chỉ muốn ở mãi xứ Huế mộng mơ. Anh muốn việc nghiên cứu được kéo dài. Nhưng công trình của Lãm Khương sắp hoàn thành và thời gian anh ở Việt Nam cũng sẩp kết thúc.
Lãm Khương chưa nói điều này cho Hạnh Chi biết.
Hạnh Chi đang sống nhửng chuỗi ngày vui tươi Cô rất phấn khới khi đã giúp cho Lãm Khương được nhiều điều. Tâm trạng Hạnh Chi đầy mâu thuẩn. Cô vừa mong cho công trình nghiên cứu của Lãm Khương mau chóng kết thúc, rồi lại mong cồng việc được kéo dài để còn tiếp xúc vớì anh.
Nếu xong công việc, Lãm Khương về nước chắc Hạnh Chi buồn lấm...
Không có Lãm Khương thưởng thức, Hạnh Chi sẽ không đàn hay hát giói nữa.
Thấy Hạnh Chi cùng song bước với Lãm Khương đi vảo nhà, Hạnh Thơ hất đầu hỏi với giọng kẻ trên:
Chị đi đâu giờ này mới về?
- Chị đi công việc với anh Lãm Khương.
- Công việc gì? Chắc chị không có ý định nghiên cứu âm nhạc dân tộc như anh tiến sĩ Lãm Khương.
Phớt lờ câu nói mát mẻ của Hạnh Thơ, Hạnh Chi bật cười:
- Anh Lãm Khương là tiến sĩ mới có khả năng nghiên cứu chứ chị làm được gì?
Quay sang Lãm Khương, Hạnh Thơ chiếu cho anh tia nhìn công kích:
- Còn anh nghiên cứu một mình răng cứ rủ chị Hạnh Chi đi hoài vậy?
Nở nụ cười, Lãm Khương tỏ vẻ thân thiện với Hạnh Thơ:
- Anh nhờ Hạnh Chi giúp đỡ nhiều việc.
Hạnh Thơ hỏi bâng quơ:
- Tiến sĩ âm nhạc dân tộc để làm gì nhỉ?
Hơi phật ý nhưng Lãm Khương vẫn trả lời:
- Làm nhiều việc lắm chứ em.
- Em thấy chẳng có lợi gì cả!
Hạnh Chi kêu lên:
- Kìa em! Đừng nói rứa!
Hạnh Thơ không nghe chị, lại tiếp tục nói với Lãm Khương giọng thẳng thừng:
- Anh là Việt kiều Pháp răng không làm doanh nhân về đây đầu tư kinh doanh hoặc làm tiến sĩ kinh tế có hay hơn không?
Lãm Khương thoáng cau mày. Anh thấy Hạnh Thơ rất thực dụng khác xa cô chị Hạnh Chi. Hạnh Chi điềm đạm, nhu mì biết tôn trọng nề nếp và văn hóa.
Hạnh Thơ không giống chị, bởi vậy cô không ở trong dàn nhạc lễ của cung đình.
Hiểu ý Hạnh Thơ, Lãm Khương bình thản đáp:
- Mỗi người có quyền lựa chọn theo sở thích sở trường của mình.
Hạnh Thơ cong môi chế giễu:
- Sở thích kỳ quái chắng giống ai.
Bất mãn trước thái độ của em Hạnh Chi can ngăn:
- Sao em nói rứa! Nghiên cứu âm nhạc dân tộc là niềm đam mê của anh Lãm Khương. Như nghiên cứu Nhã nhạc cung đình rất có lợi đó em.
- Em biết chị đang ngưỡng mộ anh ta mà. Chị cứ đi mãi, anh Hải Cầm phàn nàn đấy Hạnh Chi tròn mắt:
- Răng mà anh Hải Cầm phàn nàn chị?
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Anh Hải Cầm đến tìm chị không gặp chị thì la chứ sao?
- Không gặp thì thôi,,việc chi mà la chị.
- Anh Hải Cầm mới tìm chị đó.
- Anh ấy có nhắn gì chị không?
- Mô có nhắn.
- Không nhắn chắc là không có việc gì quan trọng.
Hạnh Thơ hậm hực bảo:
- Nhưng cũng có những việc quan trọng mà anh Hải Cầm chỉ nói với chị thôi.
Hạnh Chi nhẹ nhàng xác định:
- Chị với anh Hải Cầm chầng có gì quan trọng ngoài công việc của dàn lễ nhạc cung đình.
Hai chị em mải nói chuyện như quên hắn Lãm Khương. Nghe nhắc đến anh chàng Hải Cầm, Lãm Khương vội hỏi:
- Anh Hải Cầm đàn kìm đỏ hả Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Anh ấy là trưởng nhóm dàn lễ nhạc của tụi em.
Hạnh Thơ giới thiệu thêm:
- Anh Hải Cầm đã thầm... yêu...
Không để Hạnh Thơ nói trọn câu, Hạnh Chi ngắt lời em:
- Anh Lãm Khương đi làm nhiều công việc mệt rồi, để anh ấy về phòng nghỉ ngơi.
- Chị em mình nói chuyện sau.
Hạnh Thơ nguýt chị một cái thật dài.
Lúc nào cũng chăm lo cho anh chàng Việt kiều nàỵ. Hừ! Tiến sĩ âm nhạc chẳng là cái gì cả.
- Sao Lãm Khương không là doanh nhân hoặc ngôi sao ca sĩ nhỉ? Ngôi sao ca nhạc, chạy sô liên tục, tiền cát- sê thật cao. Chẳng mấy chốc mà giàu to có tiền bạc tỉ gứi ngân hàng như ca sĩ QL chẳng hạn.
Cả Lãm Khương và Hạnh Chi đều không đọc được trong đầu Hạnh Thơ đang nghĩ gì.
Lãm Khương vội rút về phòng riêng, thầm cám ơn Hạnh Chi tế nhị giúp anh thoát khỏi cô em lắm lời.
Lạ thật! Hạnh Thơ muốn nói gì với chị thì cứ tha hồ, sao cứ lôi anh vào cuộc?
Hạnh Thơ không biết gì lại còn chỉ trích công việc của Lãm Khương, chê bai chức danh tiến sĩ âm nhạc của anh.
Là hai chị em mà một người ủng hộ Lãm Khương, một người dài giọng lên án.
Hạnh Thơ làm chơ Lãm Khương khó chịu. Nghĩ đén Hạnh Chi anh thấy ấm áp hơn Lãm Khương đì rồi Hạnh Thơ bĩu môi phê phán:
- Xí! Việt kiều gì mà chầng hào phóng Hạnh Chi nhăn mặt:
- Em nói chi mà dị rứa?
- Em nói không đúng sao? Là tiến sĩ sang trọng, anh ta phải ở khách sạn chứ sao lại ở trọ trong ngôi nhà cổ rêu phong của mình.
Đưa mắt nhìn em gái, Hạnh Chi cau mày:
- Chính em tán thành việc chúng ta cho khách du lịch thuê nhà mà!
Hạnh Thơ giải thích:
- Thì cho những người khách du lịch trọ liên tục. Chứ ai ngờ ông tiến sĩ thuê lâu dài.
- Em không tháy rằng? Anh Lãm Khương thuê nhà lâu dài có hợp đồng hẳn hoi mà.
Hạnh Thơ tặc lưởi.
- Hợp đồng đâu bằng mình cho khách thuê liên tục, thu nhập nhiều hơn.
- Có cho thuê là được, răng em tính toán rứa.
- Thời buổi ni phải tính toán chứ chị.
- Chúng ta chỉ cho thuê nhà thôi, có gì mà tính toán.
Hạnh Thơ lại lý sự:
- Cho thuê nhà ở thành phố du lịch khác cho thuê bình thường chị hè!
- Hai chị em nói chuyện chi mà vui rứa?
Vừa bước vào, Hãi Cầm đã tươi cười cất tiếng hỏi Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ.
- Nói chuyện về anh đó!
Hãi Cầm gãi đầu:
- Anh có chi mô mà nói?
Hạnh Thơ láu lỉnh:
- Anh có tật giật mình.
Hãi Cẩm chối quánh:
- Anh có tật mô? Anh có giật mình mô?
Hạnh Thơ chầm chọc Hải Cầm:
- Không hì? Em định giúp anh mà anh nói rứa thì thôi.
- Giúp anh à? Tốt nhỉ!
- Thì hôm nớ anh nhờ em...
Hái Cầm lắc nhẹ:
- Thôi, em hãy giúp em đi. Thân em lo chưa xong.
Hơi phật ý Hạnh Thơ phụng phịu:
- Thân em có gì phải lo?
- Em khóng thích lo thì thôi.
Hạnh Thơ nhếch mũi lên, giọng bình thản.
- Em thích được người khác lo hè!
Hạnh Chi kêu lên:
- Đừng ích kỷ quá. Hạnh Thơ! Ai lại bắt người khác lo cho mình.
Hạnh Thơ ấm ức nhìn Hạnh Chi:
- Còn chị không bắt cũng có người lo.
Hanh Chi phân trần:
- Chị tự lo chứ không muốn bắt ai lo cho mình đâu.
Mắt nhìn Hạnh Chi đăm đắm, Hải Cầm nói nhanh:
- Vẫn có người thích lo cho Hạnh Chi đấy Hạnh Thơ cất tiếng ngay:
- Chị nghe rõ chưa hỉ?
Rồi cô bé quay sang bất bẻ Hải Cầm:
Anh kiếm chị Hạnh Chi ngày mấy lượt phải thông qua em hỉ? Bây chừ anh hối lộ em đi, em rút nhanh!.
Hải Cầm cười hói:
- Răng Hạnh Thơ không tự nguyện tự giác lút lui?
Trái lại Hạnh Chi líu lo bảo:
- Em cứ ở đây nói chuyẹn với anh Hải Cầm Răng mà rút lui?
Hạnh Thơ cười rúc rích:
- Em không rút lui, anh Hải Cầm sẽ nguyền lủa đấy.
Hải Cầm đính chính ngay:
- Anh mô dám nguyền rủa em.
- Anh nguyền rủa trong bụng - Răng mà em biết?
- Em biết được mới tài.
Hạnh Thơ trả lời rồi lém lỉnh bổ sung:
- Mấy lần anh tìm chị Hạnh Chi không gặp anh cũng rủa thầm trong bụng vậy.
- Ối! Không có mô!
- Anh rủa thầm trong bụng ai mà biết.
Hải Cầm gãi đầu:
- Em nói rứa, Hạnh Chi sẽ giận anh đấy Hạnh Chi hồn nhiên lên tiếng:
- Anh rủa trong bụng em có biết mô mà giận.
Hải Cầm nhăn mặt than phiền:
- Hạnh Thơ thật là tai quái, hại anh.
Hạnh Thơ chối phăng:
- Không đám hại anh mô! Em giúp đó.
Nói xong, Hạnh Thơ chạy vội vào trong bỏ lại Hạnh Chi và Hải Cầm đứng xớ rớ.
Hạnh Chi nhìn Hải Cầm:
- Anh ngồi đi! Tìm em có việc gì không?
Hải Cầm ngồi xuống đối diện cùng Hạnh Chi, hỏi lại:
- Bộ có việc anh mới tìm em răng?
Hạnh Chi mỉm cười:
- Anh là nhóm trưởng dàn nhạc lễ tìm em là giao việc.
Hải Cầm đưạ tay ngăn lại:
- Em đừng nói đến công việc. Nói chuyện khác đi!
- Em với anh cùng ở trong dàn nhạc lễ không nói về công việc thì nói chuyện chi?
Hải Cầm ngập ngừng bảo:
- Anh có chuyện muốn nói với em.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Chuyện chi hả anh?
- Mấy lúc ni, em đi mô mà đi hoài vậy?
- Em đưa anh Lãm Khương đến một số nơi cần thiết.
Hải Cầm lộ vẻ khó chịu:
- Đi với gã nghiên cứu Nhã nhạc cung đình đó hả? Chẳng biết hắn có thực sự nghiên cứu không nữa.
Ánh mắt đen tròn của Hạnh Chi nhìn Hái Cầm lộ vẻ không hài lòng.
- Anh nói chi lạ rứa? Anh Lãm Khương có nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc có giá trị. Anh ấy đã là tiến sĩ âm nhạc.
Giọng Hải Cầm thoáng nghi ngờ:
- Biết thật không hay tiến sĩ đội lốt?
Em đừng có quá tin anh ta đấy!
- Anh thật lạ! Anh không thấy anh Lãm Khương rất miệt mài sao?
Hải Cầm nhãn trán:
- Anh chỉ sợ ẹm bị dụ lao theo công việc âm nhạc dỏm của anh ta.
- Người ta làm việc đàng hoàng, chân chính mà anh bảo dỏm.
- Ai biết được!
Hạnh Chi bình thản nói tiếp:
- Công trình nghiên cứu của anh Lãm Khương rất qui mô. Anh ấy am hiểu nhiều về lĩnh vực âm nhạc dân tộc.
Hái Cầm cười nhạt hỏi:
- Em nghe anh ta ba hoa ả? Phải cẩn thận mấy anh Việt kiều.
Hạnh Chi khó chịu:
- Răng anh cứ hoài nghi? Phải mở rộng lòng với mọi người.
Hải Cầm rất thản nhiên:
- Anh chỉ nghi ngờ anh ta thôi.
- Anh thật kỳ?
- Tại anh ta cứ rủ rê em đi mãi.
- Em thấy mình giúp gì được cho việc nghiên cứú của anh Lãm Khương thì em giúp.
Nét mặt quạu quọ, Hải Cầm cao giọng bảo:
- Có những người lạm dụng việc nghiên cứu em phải cảnh giác.
Hạnh Chi phì cười:
- Anh là nhạc sĩ mà quá cẩn thận như công an hình sự vậy.
- Cẩn thận vẩn hơn.
- Thì cứ cẩn thận với những kẻ khả nghi. Rứa mà anh cẩn thẩn cả với anh tiến sĩ âm nhạc.
Hải Cầm bực dọc:
- Tính anh là rứa!
Hạnh Chi khẽ giọng:
- Lúc đầu nghe nói anh Lãm Khương nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, anh cũng thích lắm mà.
Hải Cầm buông gọn:
- Anh thích công việc nghiên cứu Nhã nhạc cung đình chứ không thích anh ta.
- Tại răng?
- Em không biết tại răng à?
Hải Cầm buột miệng hỏi rồi nhìn Hạnh Chi đăm đắm. Răng mà Hạnh Chi không hiểu được lòng anh. Hải Cầm đã nghĩ đến Hạnh Chi mà Hạnh Chi thản nhiên như chẳng biết gì cả.
Hạnh Chi cứ vô tư đi với gã Việt kiều nghiên cứu nhạc cung đình. Biết thật sự gã có nghiên cứu ầm nhạc không hay là dân siêu lừa.
Nếu thật sự Lãm Khương nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, Hải Cầm mong là anh mau kết thúc. Lãm Khương rời khỏi Huế, Hải Cầm sẽ rất vui mừng.
Bất chợt, Hải Cầm hỏi nhanh:
- Việc nghiên cứu của anh ta sắp xong chưa? Bạo giờ anh ta đi?
Hạnh Chi đáp khẽ:
- Anh Lãm Khương bảo nghiên cứu trong hai tháng Tuần sau xong việc rồi.
Hầi Cầm thở phào nhẹ nhỗm như trút được gánh nặng. Tuần sau xong việc, Lãm Khương sê không còn ớ đây nữa. Hải Cầm trông cho tuần sau sê trôi qua nhanh chóng Công việc kết thúc, Lãm Khương về Pháp, lúc đó Hạnh Chi sẽ không đi cùng anh ta nữa.
Và Hải Cầm có điều kiện gần gũi. Với Hạnh Chi hơn, anh nhất định sẽ tỏ bày Sau hai tháng miệt mài làm việc, Lãm Khương đã hoân thành xong bài nghiên cứu Anh chuẩn bị về Pháp.
Buổi chia tay đầy lưu luyến. Lãm Khương không muốn rời xứ Huế mộng mơ và cô cộng sự đắc lực nhưng nhiệm vụ phải trở về.
Lãm Khương còn phái trình bày đề tài nghiên cứu trước hội nghị. Lãm Khương dạt dào hy vọng Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa của dân tộc.
Buổi tối, Lãm Khương và Hạnh Chi đi dạo trên cầu Trường Tiền.
Chân trời loang tím, mặt nước sông Hương trong veo màu xanh ngọc bích cũng phơn phớt tím.
Cây phượng vỹ soi mình xuống dòng nước biếc như cô gái xõa tóc trước chiếc gương sáng lung linh.
Cầu Trường Tiền "sáu dài mười hai nhịp" đón bước chận của Lãm Khương và Hạnh Chi, chiếc lan can hai bên cầu cong cong xinh xắn.
Giây phút tạm biệt Huế, lòng Lãm Khương nào nao chi lạ.
Bất chợt, Lãm Khương cất tiếng hát bài "Tạm biệt Huế". Bài hát mà trong những ngày miệt mài làm việc ở Huế, Lãm Khương đã biết và học thuộc. Chính Hạnh Chi đã hát cho anh nghe lần đầu.
Và bây giờ Lãm Khương hát để chia tay Hạnh Chi.
Giọng Lãm Khương trầm ám vút cao.
"Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ.
Nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.
Những lăng tẩm như bóng hoàng hôn.
Chống lại ngày quên lãng.
Mặt trời vàng và con mắt em nâu.
Xin chào Huế một lần anh đến.
Để ngàn lần anh nhớ hư vô.
Em rất thực nắng thì mờ ảo.
Xin đừng lầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thủa tìm em không thấy.
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế mà đời không phải thế.
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng.
Một đời anh đi mãi chẳng về đâu.
Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt.
Hải Vân ơi xin người đừng tắt.
Ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng.
Anh trở về hóa đá phía bên kia".
Giọng ca êm dịu của Lãm Khương như ru hồn Hạnh Chi. Bài hát khá quen thuộc nhưng nghe Lãm Khương ca, cô ngẩn ngơ xao động.
Tưởng chừng như bài hát dành cho Hạnh Chi và bây chừ Lãm Khương hát để chia tay Hạnh Chi và tạm biệt Huế thân thương.
Hạnh Chi như uống từng lời hát ngọt ngào bay bổng của Lãm Khương.
- Anh ca hay quá!
Mắt Lãm Khương sáng lấp lánh:
- Không hay bằng em đâu. Chính em dạy anh hát mà!
Môi Hạnh Chi nở nụ cười hồn nhiên:
- Không dám dạy tiến sĩ âm nhạc mô!
Lãm Khương bắt chước giọng Huế của Hạnh Chi:
- Đừng nói rứa, Hạnh Chi!
- Em nói đúng mà!
Hạnh Chi trả lời rồi nghiêng đầu nhìn Lãm Khương:
- Ngày mai anh về Pháp rồi có nhớ Huế không?
Lãm Khương nói nhanh:
- Nhớ nhiều lắm về xứ Huế, nhớ nhất là giọng nói của em!
- Giọng nói của em ra răng hỉ?
- Líu lo, dễ thương như chim hót.
Đáp lời Hạnh Chi rồi Lãm Khương ngân nga:
"Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Giọng Hạnh Chi bỗng thốt lên buồn man mác:
- Mai anh xa Huế rồi có khi nào trở lại?
Lãm Khương buông câu chắc nịch như hứa hẹn:
- Anh sẽ trở lại thăm Huế. Anh chỉ tạm biệt Huế chứ không phải vĩnh biệt Huế đâu nha?
- Vâng, tạm biệt...
Thoáng nhìn Hạnh Chi, Lãm Khương pha trò:
- Anh chỉ sợ mình trở về hóa đá phía bên kia.
Hạnh Chi nghiêng nghiêng đầu:
- Anh không có hóa đá mô!
Mắt Lãm Khương lấp lánh nét cười:
- Bài hát nói thế.
- Đó là nhạc sĩ, thi sĩ nói.
- Anh phải nói khác cơ?
- Anh phải nói gì nhỉ?
- Ai cũng có thể nói được những điều mình suy nghĩ.
Trầm lặng mợt chút, Lãm Khương nói khẽ:
- Anh cảm ơn Huế đã cho anh những chuỗi ngày đẹp được cùng em tham quan và nghiên cứu Nhã nhạc cung đình.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Em chỉ đi theo anh chứ có giúp gì được mô.
- Em giúp được nhiều đấy chứ. Công trình nghiên cứu cua anh là có công lao của em.
Hạnh Chi chợt hỏi:
- Về Pháp rồi, anh sẽ đi nơi khác để nghiên cứu âm nhạc nữa chứ?
Lãm Khương ân cần đáp:
- Cũng chưa biết nữa trước mắt là anh lo bảo vệ công trình nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế.
- Em nhất định anh sẽ thành công.
Phải nói lời chia tay, Lăm Khướng ngần ngừ mãi. Thời gian ở Huế ngắn ngủi nhưng trong anh dạt dào cảm xúc. Anh mãi lưu luyến Huế đẹp và thơ, lưu luyến cô gái Huế dịu dàng xinh đẹp. Mai anh đi rồi nhớ Huế vô cùng.
- Mai anh rời xa Huế rồi, em ở lại hãy giữ gìn sức khỏe nhé! Chúc em luôn thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Anh tin em cũng sẽ là một nhạc sĩ tài hoa như cha em yậy.
Lãm Khương tuôn một hơi dài cãn dặn Hạnh Chi. Cô cũng dặn dò lại anh:
- Anh lên đường bình yên nhé? Chúc anh về nhà vui về cùng gia đình.
- Cho anh gửi lời chào Khải Danh nhé!
- Mấy ngày nay bận quá, anh không gặp cậu ấy - Khải Danh mến anh lắm. Anh đi rồi nó cũng sẽ rất buồn.
Lãm Khương mỉm cười:
- Còn Hạnh Chi có buồn không?
Hạnh Chi thật lòng đáp - Em cảm thấy thiếu vắng một cái gì?
- Em nhớ những lúc cùng anh đi vào thành nội, Phú Văn Lâu, dạo quanh dòng Hương Giang, lên núi Ngự Bình. Anh đi rồi, em hết làm hướng đẫn viên du lịch.
Nao nao trước những lời chân tình của Hạnh Chi Lãm Khương tươi cười bảo:
- Chừng nào anh trở sang Huế thì em làm hướng dẫn viên du lịch nữa. Lúc đó, em sẽ đưa anh đi hết cố đô Huế nhé!
- Vâng, đi hết cố đô Huế.
Bóng tối phủ đần:
Buổi chia tay không thể nói cạn lời. Hạnh Chi và Lãm Khương chỉ mong thời gian kéo dài vô tận.
Buổi chịa tay để lại nỗi bồi hồi trong lòng và Lãm Khương sẽ nhớ Huế mãi Huế ơi!
"Mai anh đi rồi em nhớ gì không.
Mai anh đi rồi nhớ má em hồng.
Đường đi không gió lòng sao lạnh.
Bụi vương ngang đầu mong nhớ mong...".
Bay về Pháp, Lãm Khương sẽ mong nhớ mong, bởi vì Huế đẹp và thơ đã cho anh những kỷ niệm khó quên.
Trong quán cà phê Ngự Bình, Khang Vỹ ngồi đối diện cùng Lâm Mỹ.
Thấy Lam Mỹ thoáng buồn, Khang Vỹ nâng mặt cô lên nét mặt rạng rỡ:
- Nào, cười lên đi cô gái Huế! Chúng ta không có chia tay đâu.
Lam Mỹ tròn xoe mắt:
- Hạnh Chi bảo tối ni anh. Lãm Khương và Hạnh Chi chia tay nhau. Sáng mai anh ấy vào Sài Gòn để bay về Pháp.
Khang Vỹ thích thú bảo:
- Lãm Khương hoàn thành công trình nghiên cứu nên phải về nước, còn anh xin ở lại Việt Nam dài hạn:
Lâm Mỹ thắc mắc hỏi:
- Răng anh không về? Anh ở lại Việt Nam được à?
Khang Vỹ bật cười sảng khoái:
- Anh là Việt kiều về nước, xin ở lại đóng góp cho xã hội, nhà nước còn khuyến khích nữa là.
Mắt Lam Mỹ sáng long lanh:
- Anh ở lại Việt Nam luôn hỉ?
- Anh xin ở lại Việt Nam dài hạn.
Khang Vỹ trả lời Lam Mỹ rồi bưng ly cà phê, đen óng ánh nhấp từng ngụm một cách sảng khoái.
Ngả ngườì ra sau ghế, Khang Vỹ nheo mắt với Lâm Mỹ:
- Có biết vì sao anh xin ở lại Việt Nam không? Vì em đấy, "o" gái Huế ạ!
Một lớp phấn hồng ửng lên đôi gò má con gái mịn màng, Lam Mỹ nhìn Khang Vỹ lòng cô nao nao khác thường.
Đưa tay vuốt má Lam Mỹ, Khang Vỹ cười âu yếm:
- Anh ở lại đây tiếp tục nghiên cứu âm nhạc:
Em sẽ giúp anh giống như Hạnh Chi giúp Lãm Khương nhé!
Lòng Lâm Mỹ rộn ràng niềm vui:
- Em sẽ cố gầng nhưng chắc em sẽ không giối như Hạnh Chi mô.
- Mỗi người có cái hay riêng. Em khác Hạnh Chi chứ.
Lam Mỹ hồn nhlên gật đầu:
- Vâng! Em khác Hạnh Chi.
Khang Vỹ nhe ràng cười hóm hỉnh:
- Anh cũng khác Lãm Khương nữa:
- Khác răng?
Khua lanh canh chiếc muỗng vào thành ly Khang Vỹ giục:
- Kìa! Em uống nước đi, ly của em tan đá cả rồi!
Hớp một ngụm sữa dâu, Lam Mỹ hỏỉ lại:
- Anh khác Lãm Khương răng?
Khang Vỹ thản nhiên giải thích:
- Lãm Khương chỉ biết nghiên cứu âm nhạc rồi lo bay về Pháp chẳng nghĩ gì đến Huế.
Lam Mỹ nhoền nụ cười:
- Rứa anh nghĩ đến Huế hỉ?
Chiếu cho Lam Mỹ một tia nhìn tình tứ, Khang Vỹ ngọt giọng:
- Chẳng những nghĩ đến Huế mà anh còn nghĩ đến cô gái Huế nữa.
- Rứa anh nghĩ đến "o" nào, nói cho em biết hỉ?
Khang Vỹ vuốt má Lam Mỹ:
- Nghĩ đến "o" Lam Mỹ này nè. Chịu chưa cưng?
Lam Mỹ nũng nịu:
- Hổng chịu mô.
Khang Vỹ vờ than thở:
- Ôi! Em hổng chịu là anh phải về Pháp thôi.
- Không cho anh về Pháp mô. Anh ở đây hè.
- Cho anh ở đây với em nhé!
Đôi mi cong mượt của Lam Mỹ khẽ chớp:
- Tất nhiên, nếu anh thích ở đây!
Khang Vỹ vui vẻ gật đầu:
- Anh sẽ ở luôn và xin nhận Huế làm quê hương thứ hai.
Rồi anh nháy mắt với Lam Mỹ - Em có biết vì sao không?
Lâm Mỹ nũng nịu đọc lột câu thơ mà cô đã thuộc:
"Biết vì răng ai biết được người hè".
Khang Vỹ thích thú nghe giọng Huế líu lo của Lam Mỹ.
Trả lời Lam Mỹ, giọng anh êm như lời ru của gió:
- Không biết được hả em? Vì em đó. Anh yêu Huế vì Huế có em, người anh yêu. Anh sẽ ở lại Huế để sống bên em.
Những lời tình tứ của Khang Vỹ làm mềm trái tim con gái của Lam Mỹ. Anh chàng đã tỏ bày với Lam Mỹ rồi nhưng lần này cô xao xuyến chi lạ.
Nghe tin Khang Vỹ ở lại Huế cùng Lam Mỹ cô bàng hoàng, vui sướng muốn rụng tim.
Hai tháng nay gần gũi, thân thiết với Khang Vỹ, Lam Mỹ thấy anh rất ga lăng và hào phóng. Lam Mỹ đã chao đảo vì anh. Anh mà về Pháp chắc cô buồn chết mất.
Khang Vỹ đã ở lại Huế vì Lam Mỹ thật là tuyệt. Cô càng thêm quý anh hơn.
Khang Vỹ nặng tình với Lam Mỹ như thế.
Còn Lãm Khương thì sao nhỉ? Lãm Khương đối với Hạnh Chi thế nào?
Lam Mỹ thấy hai người gắn bó thân thiết lắm kìa mà.
Thắc mắc Lam Mỹ bật hỏi Khang Vỹ:
- Anh thấy tình cảm của Lãm Khương với Hạnh Chi thế nào? Hai người có yêu nhau không?
Khang Vỹ lắc đầu:
- Anh cũng chẳng biết nữa?
- Hai người là bạn thân mà anh không biết à?
- Lãm Khương kín tiếng, nó ít nói chuyện tâm tình với anh lắm.
Lam Mỹ trách khẽ:
- Bạn bè thân thiết, anh phải tìm hiểu chứ.
Khang Vỹ lắc đầu tỏ vẻ bàng quan:
- Chuyện của ai nấy biết, tìm hiểu làm gì hả em?
- Bạn thân mà anh chẳng quan tâm gì cả Choàng tay qua cổ Lam Mỹ, Khang Vỹ âu yếm:
- Anh chỉ quan tâm đến em thôi.
- Thôi, đừng khéo nói.
- Thật đó Anh chỉ quan tâm đến em, mặc kệ Lãm Khương. Vả lại, Lãm Khương đã có - Có gì hả anh?
Khang Vỹ tặc lưỡi:
- Nói chuyện chúng ta đi em. Lãm Khương thì mặc kệ nó?
Lam Mỹ nũng nịu:
- Nhưng Hạnh Chi là bạn thân của em.
Khang Vỹ cười khà khà:
- Bạn của em chứ anh có giành đâu. Cô ấy đàn hay hát giỏi.
- Em muốn nói là anh Lãm Khương về Pháp chắc Hạnh Chi sẽ buồn lắm.
- Phải đành chịu thôi. Lãm Khương vì công việc mà.
Khang Vỹ trả lời Lam Mỹ rồi vờ ganh tị:
- Coi bộ em quan tâm đến Lãm Khương và Hạnh Chi hơn anh đấy.
Nép đầu vào ngực Khang Vỹ, giọng Lam Mỹ ngọt như kẹo mạch nha.
- Bạn bè em quan tâm khác. Còn anh thì em...
Khanh Vỹ nheo một bên mắt nhìn Lam Mỹ:
- Còn anh thì sao?
- Thì em quan tâm khác.' - Khác thế nào?
- Không nói mô!
- Nói cho anh nghe đi mà!
- Không nói mô?
Khang Vỹ kề tai Lam Mỹ, nói khẽ:
- Nói em yêu anh đi!
Lam Mỹ cười rúc rích:
- Không nói bây chừ?
- Bao giờ nói:
Lam Mỹ nín thinh. Khang Vỹ rủ:
- Chúng ta đi dạo nghe em!
Hai người rời khỏi quán cà phê đi dạo lòng vòng trên phố.
Suốt đêm đi dạo với Khang Vỹ, lòng Lam Mỹ tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau gặp Hạnh Chi, Lam Mỹ hớn hở khoe:
- Anh Khang Vỹ xin ở lại Việt Nam dài hạn đó mi.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Rứa à! Răng anh Khang Vỹ không vế Pháp với anh Lăm Khương?
- Khang Vỹ báo còn ở lại Hưế nghiên cứu vả cũng muốn ở lại đây là vì ta nữa.
- Rứa thì ta chúc mừng mi!
- Mi thấy anh Khang Vỹ thế nào.
- Ta mô biết!
- Thì mi cứ nhận xét về anh ấy!
Hạnh Chi líu lo đọc thơ:
"Biết vì rãng ai biết được người hè".
Lam Mỹ cố nài:
- Anh Khang Vỹ và Lãm Khương ở chung phòng trọ ớ nhà mi thì mi phải biết chứ.
- Ở nhà ta nhưng mạnh ai nấy sống và làm việc, răng mà biết được hè.
- Thì mi cũng phái biết chút chút. Rắng mi không hỏi anh Lãm Khương?
- Anh Lãm Khương đi rồi, răng ta hỏi được Hạnh Chi cườí thật hiền:
- Biết rứa, ta hỏi anh Lãm Khương giúp mi:
- Bây chừ, anh nớ về Pháp rồi, mô có hỏi được.
- Thì mi hãy tự tìm hiểu anh Khang Vỹ.
Lam Mỹ nhíu mày:
- Tự tìm hiểụ, ta mới hỏi mi xem anh Khang Vy có tốt không.
Hạnh Chi buông lửng:
- Về cơ bản chắc anh Khang Vỹ tốt.
Lam Mỹ lại hỏi:
- Tốt như anh Lãm Khương không?
- Mi thấy anh Lãm Khương tốt thì Khang Vỹ cũng tốt.
- Rứa thì ta yên tâm!
- Mi yêu anh Khang Vỹ rồi phải không?
Lam Mỹ nhẹ giọng tâm sự:
- Anh Khang Vỹ mà về Pháp chắc ta buồn chết mất.
- Anh nớ ở lại Huế, rứa là mi vui rồi hỉ?
Không đáp mà Lam Mỹ hối lại bạn:
- Còn mi, anh Lãm Khương đi rồi có buồn không?
Hạnh Chi đáp khẽ:
- Thỉnh thoảng đi công việc chung và tiếp xúc với nhau. Bây chừ anh Lãm Khương đi thì ta thấy thiếu vắng.
- Khang Vỹ bảo anh Lãm Khương luôn vì công việc.
- Anh nớ về Huế để nghiên cứu âm nhạc không vì công việc thì vì cái gì?
Lam Mỹ bật cười rồi chợt hỏi:
- Mi có thấy anh nhóm trường Hải Cầm của mình?
Bữa mồ mà chẳng thấy anh Hải Cầm, chung trong dàn nhạc lễ mà!
- Ta không nói chuyện nớ.
- Chứ chuyện chi?
Lam Mỹ thì thầm:
- Anh Hải Cầm tương tư mi đó.
- Con khỉ nói bậy hè! Mô có!
- Thật mà! Mỗi lần mi đàn anh Hải Cầm nhìn mi đăm đắm.
Hạnh Chi cười phân bua:
- Nhìn xem ta đàn có sai không.
- Không phải mô!
- Không phải thì thôi! Ta bực anh Hải Cầm đấy.
- Tại răng bực?
- Anh nớ kiếm ta không gặp cứ càn nhằn mãi.
Lam Mỹ hói dồn:
- Cằn nhằn mi đi với anh Lăm Khương đó hỉ? Rứa là đã rõ.
- Rõ chi?
- Rõ là anh Hái Cầm đã yêu.
Lam Mỹ khẳng định rồi giải thích tỉnh queo.
- Đã yêu nên anh Hải Cầm không thích mi đi chung với ai cả.
Hạnh Chi nhăn mặt:
- Ta không mong điều đó. Thái độ của Hải Cầm làm cho ta không thích.
Lam Mỹ ra vẻ hiểu biết:
- Khi yêu thì người ta ích kỷ như thế.
- Rứa Khang Vỹ của mi có ích kỷ không?
- Ta có ai mà anh ấy phải lo, phải ích kỷ.
- Ta tin là anh Khang Vỹ sẽ tốt với mi.
- Ta cũng mong rứa.
Môi Lam Mỹ nở nụ cười thật tươi.
Hạnh Chi nhìn bạn thấy tình yêu hạnh phúc đến với Lam Mỹ sao quá dễ dàng.