Số lần đọc/download: 8289 / 16
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 3 -
B
à Ngân hài lòng ngắm mình trong gương. So với bạn vè đồng trang lứa, bà luôn là người đẹp hơn, trẻ hơn họ. Bởi vậy bà rất tự hào, càng tự hào hơn khi dạo này bà có được niềm vui đặc biệt. Bà gặp lại ngườibạn cũ thời trung học, hai người thường hẹn nhau để "Ôn cố trí tân". Vào thời điểm ấy, ông Sinh vắng nhà luôn, thì những cuộc hẹn hò này với bà thật ý nghĩa. Nó như cơn mưa rào trút xuống cánh đồng đang khô hạn. Biết rằng không nên, nhưng bà không thể dừng. Tối nay bà lại... "Đến hẹn lại tới". Cái quán ăn ấm cúng ấy nằm trong khuôn viên một khách sạn nhỏ. Bà chưa bao giờ dám nghĩ sẽ có lúc đôi chân của hai ngườiđang cô đơn cùng bước những bước phiêu bồng sang khách sạn, nhưng cuộc chơi này sẽ đến đâu đây, bà không dám tưởng tượng nữa.
Bước sang phòng Vân Ảnh, bà bảo:
- Đóng cổng cho mẹ. Nhớ là không được đi chơi đó, nhỡ ba điện thoại về không gặp con thì phiền lắm.
Khác với thường ngày, lúc nào Ảnh cũng mè nheo, đòi hỏi đủ điều, tối nay con bé ngoan ngoãn gật đầu.
- Vâng. Nếu ba hỏi mẹ, con sẽ bảo mẹ đang tắm.
Bà Ngân cau mày, lảng sang chuyện khác:
- Con Sam đâu?
Vân Ảnh nói:
- Bữa nay là ngày cuối cùng của đợt thi, chị Hai đừ quá, nên ngủ rồi. Mẹ để chỉ ngũ cho đã, chớ đừng sai chỉ đi đâu hết.
Bà Ngân ngọt ngào:
- Mẹ có nói gì đâu. Sao tự dưng bênh nó thế?
Đợi cho bà dắt xe ra, Ảnh đóng vội cửa lại rồi chạy lên phòng Sam. Nó vừa lay vừa gọi cô liên tục.
Vân Sam ngồi bật dậy, mặt hốt hoảng, ngơ ngác:
- Chuyện gì thế... con quỷ?
Vân Ảnh nói một hơi:
- Chuyện của mẹ. Bà mau xuống rửa mặt cho tĩnh rồi theo tui.
Sam càng hốt hoảng hơn nữa:
- Mẹ làm sao?
Vân Ảnh lấp lửng:
- Đi với tôi, bà sẽ biết ngay.
Thấy Sam vẫn ngồi thừ ra trên giường, Ảnh gắt:
- Trời ơi! Sao còn ngồi một đống đó bà?
Vân Sam vỗ vỗ vào trán:
- Thì cũng phải để tao.. tỉnh lại đã chớ.
Vân Ảnh chống nạnh:
- Tui... cho... bà ba phút thôi đấy.
Vân Sam loạng choạng vào nhà vệ sinh. Đúng ba phút sau, cô chỉnh tề bước xuống nhà. Vân Ảnh đã dắt xe ra tận cổng. Khóa cửa xong, Sam lên ngồi sau lưng nó. Đầu óc vẫn còn u mê Sam vẫn không ngăn nổi tò mò:
- Chuyện gì? Em nói thử coi.
Vân Ảnh im lặng, Sam phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần nó mới cộc lốc:
- Đi phá án!
Vân Sam ngớ ra:
- Án gì? Mày lấp lửng hoài bực quá!
Vân Ảnh mím môi:
- Chị và em sẽ phanh phui bí mật của mẹ, nếu không muốn ba mình bị cắm sừng.
- Hả?
Vân Sam muốn rụng rời vì những lời khô khốc của Vân Ảnh. Cô lắp bắp:
- Mẹ... mẹ có ông nào hả?
Con nhỏ gật đầu:
- Ờ! Em theo dõi mẹ cả tuần rồi. Tối nay nhất định phải bắt quả tang.
Sam nhấp nhổm như ngồi trên lửa:
- Làm như vậy nhắm ổn không?
Ảnh nói:
- Ổn hay không cũng phải hành động, Chị sợ cái gì chớ?
Vân Sam ngập ngừng:
- Chị thấy mình phải cân nhắc chớ không thể làm mẹ mất thể diện trươ;c đám đông.
Vân Ảnh cười khẩy:
- Mình cần gì làm ồn,chỉ lượn lờ trước mặt cho mẹ thấy bà đủ đau rồi. Tới lúc đó tha hồ bắt chẹt mẹ.
Vân Sam kêu lên:
- Thì ra em muốn làm áp lực với mẹ Đồ trời đánh! Tao không tham gia vào trò mất dạy trò mất dạy của mày đâu.
Vân Ảnh gằn giọng:
- Nghĩa là chị đồng bọn, bao che cho mẹ đúng không? Nếu ba bà nội biết chị với mẹ một phe thì chị nghĩ sao?
Vân Sam tức nghẹn cả ngực, cô nói:
- Đó là chuyện của ba và mẹ, chúng ta không thể giải quyết theo cách của mình.
Thắng xe cái két trước nhà hàng khách sạn Hoàng Hồng, Ảnh lầm lì:
- Muốn hay không cũng tới nơi rồi. Chị xuống đi!
Vân Sam còn ngần ngừ, Ảnh đã nói tiếp:
- Không vào trong thì cứ đứng đây.
Gởi xe xong, Ảnh bỏ mặc Sam lơ ngơ ngay cổng, nó vào nhà hàng một mình. Sam thấy ngượng khi có nhiều ngườiđi ngang nhìn cô bằng cặp mắt sỗ sàng lẫn tò mò. Mà con yêu nhỏ ấy sẽ làm gì mẹ? Vân Sam bồn chồn lo lắng. Rồi không dằn được lòng, cô rụt rè bước vào khung viên nhà hàng khách sạn Hoàng Hồng.
Lơ ngơ đi qua một sân trồng cỏ chỉ mịn như nhung, Sam dong mắt tìm, ngay lúc đó cô nghe có ngườigọi mình:
- Sam... Phải Vân Sam không?
Cô ngỡ ngàng quay lại và thấy Dy. Anh ta đang cười với cô, nụ cười quyến rũ đến chết người.
Vân Sam bối rối cùng cực. Đúng lúc dầu sôi lửa bỏng mà gặp ngườibiết mình mới khổ chứ.
Cô gượng cười đáp lễ:
- Vâng. Chào anh.
Như sợ Sam không nhận ra mình, Dy nhắc:
- Anh Dy! Sam đã nhớ ra chưa?
Vân Sam nhỏ nhe.
- Dạ... nhớ... Anh và bà nội vẫn khoẻ chứ?
Dy chăm chú nhìn cô:
- Nội anh nhắc em hoài. Bà bắt anh vào chùa tìm em mấy lần nhưng không gặp.
Sam bồn chồn rảo mắt quanh khuôn viên, cô thoáng thất bóng Vân Ảnh đằng cuối sân nên dù rất muốn trò chuyện thêm với Dy dăm ba câu, cô vẫn đành thoát lui.
- Xin lỗi anh. Tôi đang rất bận. Tôi gởi lời kính thăm bà...
Rồi hấp tấp bước đi, Sam gặp Ảnh lấp ló bên ngoài hành lang nhà hàng:
Cô ghị tay nó lai.:
- Có thấy mẹ không?
Vân Ảnh hất hàm:
- Trong đó kìa.
Sam tò mò nhìn theo ánh mắt của con nhỏ. Mẹ cô đang ngồi với một ngườiđàn ông trung niên trông bề ngoài khá đường bệ và dĩ nhiên sang trọng, lịch lãm hơn ba Sam. Hai người đang nâng ly rượu chân cao và cười nói thầm thì trôn thật lãng mạn giữa một khung cảnh cũng lãng mạn không kém.
Vân Ảnh gầm gừ trong họng:
- Ba mà thấy cảnh này chắc sẽ đứt gân máu chết ngay tại chỗ.
Sam lắp bắp:
- Mày định làm gì đây?
Giọng Vân Ảnh lạnh tanh:
- Chưa biết. Nhưng tui muốn đập vào mặt thằng cha đó quá. Trông lão cười mới đểu làm sao. Vậy mà mẹ thích mới tức chứ.
Vân Sam kéo Vân Ảnh ra đứng sau một góc cột, cô nói:
- Mày đừng làm ẩu đó. Nhớ ông ta là đối tác làm ăn của mẹ thì mày và tao tiêu.
Ảnh bĩu môi:
- Đối tác nỗi gì mà gặp nhau hoài vậy? Chị còn ráng bênh mẹ nữa. Ngộ thiệt!
Con nhỏ lại nghiêng người nhìn qua khung vách bằng kính rồi kêu lên:
- Có chuyện rồi!
Vân Ảnh đẩy cửa chạy vào trong, Sam cũng hớt hải chạy theo. Cô thấy có hai người phụ nữ đang lớn tiếng ngay bàn mẹ mình ngồi. Một người bưng ly rượu hắt vào mặt mẹ rồ buông một tràng kinh dị:
- Cho bỏ cái tật giật chồng người khác... Đồ điếm thúi!
Vân Sam choáng váng y như ly rượu kia tạt vào mặt mình. Cô càng sốc hơn khi Vân Ảnh nhào vô xô mạnh người đàn bà.
- Bà không được sĩ nhục mẹ tôi.
Đứa con gái đi cùng xông vào ghịt mái tóc ngắn của Ảnh. Máu nóng trong người Sam chợt bốc lên ngùn ngụt, cô nghiến răng tống cho con nhỏ đó mấy cái vào lưng.
Bị đau nó buông tóc Vân Ảnh ra. Lúc này Sam mới nhận ra đó là con bé cô đã gặp ở chùa Kiều Đàm...
Vân Ảnh quắc mắc trông thật dữ:
- Bà phải xin lỗi mẹ tôi ngay.
Người đàn bà giãy nẩy lên:
- Ông ngồi yên đó để lũ điếm này đánh mẹ con tôi à?
Người đàn ông nhăn nhó:
- Bà và con về đi! Đừng làm rùm beng lên nữa mà.
Người đàn bà chống nạnh:
- Lũ này là hạng gái không đàng hoàng phải không? Chỉ cần ông gật đầu xác nhận đúng, tôi bỏ qua hết.
Thấy ngườiđàn ông ấp úng, ngần ngừ, bà Ngân đứng dậy uất ức:
- Đồ tồi!
Vân Ảnh tiếp tục lải nhải:
- Bà phải xin lỗi mẹ tôi.
Đứa con gái hỗn xược:
- Làm gì có chuyện mẹ tao phải xin lỗi một mụ tồi tệ hả con kia?
Nghe nói thế, Vân Sam nóng mặt:
- Mày nói gì?
Cô vừa bước tới một bước thì đã bị ghịt lại bởi một bàn tay khoẻ mạnh. Sam ngước lên và thấy Dy, cũng đúng lúc đó cô bị con nhỏ chanh chua ấy tát thật mạnh vào mặt. Sam nổ đom đóm mắt, cô không thấy gì xung quanh mà chỉ nghe Vân Ảnh gào lên:
- Buông chị tôi ra!
Rồi giọng mụ đàn bà nheo nhéo:
- Dy! Đánh mẹ con chúng cho bác. Đánh đi!
Người đàn ông quá lên:
- Đủ rồi! Mẹ con bà xéo khỏi đây ngay cho tôi. Nếu không, không còn chồng vợ, cha con gì hết.
Vân Sam vội kéo mẹ đi nhanh ra hành lang. Cô vừa sợ, vừa khổ, vừa đau, vừa hận mẹ. Lần đầu trong đời cả Sam và Ảnh biết thế nào là nhục. Chắc mẹ cũng thế, lòng Sam rưng rưng khi thấy gương mặt của bà.
Vân Ảnh vượt lên phía trên hai ng`, nó ra bãi lấy xe lầm lầm, lì lì không nói nữa lời.
Mẹ ghịt tay cầm xe nó lại:
- Con về nhà chớ đừng đi đâu hết.
Hất mạnh tay mẹ ra, nó quát:
- Bà không cần lo cho tôi.
Sam và bà Ngân bất lực nhình Ảnh phóng xe đi. Cô chở mẹ về. Hai mẹ con chả ai nói với nhau tiếng nào. Lòng cô có điều gì đó vừa vỡ tan, những mãnh vỡ mà suốt đời lỡ vô tình chạm phải vẫn làm cô buốt nhói khi nghĩ tới mẹ mình. Sam muốn khóc nhưng nước mắt đâu cả rồi. Bỗng dưng trên môi Sam lại nở nụ cười ngờ nghệch đến chua xót. Cô biết những ngày tháng dằn vặt trước mắt sẽ là khoảng thời gian khó khăn vô tận cho tất cả những ngườitrong ngôi nhà này.
Mở cửa vào nhà, bà Ngân nhíu mày khi thấy chỗ bị bầm trên gương mặt Sam.
- Lấy khăn ủ nước nóng mà chườm cho tan máu...
Vân Sam cố nén nhưng giọng cô vẫn cay đắng:
- Máu bầm trên mặt ủ nước nóng sẽ tan, nhưng máu ứ trong tim chị em con không đời nào tan đâu mẹ...
Chạy vào phòng nằm úp mặt lên giường tay đập mạnh xuống nệm, Sam tự nhủ:
- Khóc! Khóc đi! Khóc đi!
Mãi mãi cô vẫ không khóc được. Mà sao lại phải khóc như trong những vở cải lương vậy? Vân Sam ngồi dậy. Cô mở quyển nhật ký ra ghi.
Ngày... tháng... năm...
Kỳ thi tốt nghiệp đã xong, mình những tưởng sẽ được ngủ bù một giấc dài không mộng mị. Ai ngờ mình lại gặp ác mộng khi thức. Sự nghi ngờ về mẹ đã thành hiện thực. Mình khô cả nước mắt nên không khóc được. Khổ nổi tim cứ ứ nghẹn đau đến mức tức thở. Giá mà mình ba gai, ngang ngược như Vân Ảnh để có thể phóng xe bạt mạng ngoài đường cho đã nư nhỉ?
"Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng "
Trịnh Công Sơn đã tuyệt vọng điều gì để tự huyễn hoặc mình như vậy?...
Chuông ngoài cổng rền rĩ vang lên khiến Sam giật mình. Cô buông viết chạy xuống nhà. Mở cửa, Sam nhói ở tim khi thấy Vân Ảnh khật khừ khập khưỡng trong vòng tay của thanh niên.
Anh ta giữ Vân Ảnh một cách khó nhọc:
- Ảnh uống nhiều quá, không tự về được.
Vân Sam mở rộng cổng, cho anh ta đưa Vân Ảnh vào. Bên ngoài có thêm mấy đứa bạn khác nữa. Chúng dắt xe Ảnh vào sân.
Một đứa nói với Sam:
- Con Ảnh buồn gì mà uống ghê quá. Tụi em cản không được, may nhỡ có anh Trầm, anh của nhỏ Uyển, bắt nó ra xe chở về đây. Ấy vậy mà nó cắn ảnh chảy máu tay luôn.
Sam chỉ biết kêu trời. Nếu như thường ngày, chắc cô xấu hổ ghê lắm trước tình trạng say xỉn của Vân Ảnh nhưng so với biến cố của mẹ, cô như đã chai lỳ.
Nghe ồn ào, bà Ngân từ phòng ngủ bước ra. Trầm vội vàng nói:
- Vân Ảnh... bị bạn bè ép nên có say một chút, xin cô đừng rầy Ảnh. Cháu xin lỗi đã... đã...
Bà Ngân ngắt ngang lời Trầm:
- Được rồi! Cám ơn các cháu đã đưa con bé về.
Trầm dặn Sam:
- Pha nước chanh cho Ảnh uống, cô bé sẽ tĩnh.
Sam tiễn mọi ngườira cổng:
- Cám ơn anh và các em đã vất vả vì Vân Ảnh.
Vào nhà, Vân Sam thấy mẹ ngồi khóc trong khi Ảnh vẫn nằm say khướt trên salon. Lặng lẽ Sam xuống bếp pha nước chanh, lấy khăn ướt lau mặc cho nó.
Cực khổ lắm mới ép Ảnh uống hết ly nước chanh. Sam đỡ nó về phòng, bà Ngân lúp xúp chạy theo phụ một bên.
Bà bảo:
- Để nó cho mẹ. Con về nghĩ đi!
Đêm đã khuya lắm rồi, Sam vẫ không ngủ được. Cô ra balcon đứng nhìn trời và chẳng tìm thấy ngôi sao nào ngoài màn đêm dày đặc.
Một ngày đã trôi qua, nhưng những gì đã xẩy ra mãi mãi đọng lại trong hồn Sam.
oOo
Dy gác mạnh điện thoại khi nghe giọng Thảo Hương vang lên. Anh vẫn còn giận mỗi khi nhắc tới chuyện xảy ra ở nhà hàng Hoàng Hồng tối hôm đó. Bà Diệp Sương và Thảo Hương đã đặt anh vào thế bị động tiến thoái lưỡng nan, thật khó xử. Dy có cảm giác mình là con rối bị ngườikhác giật dây, không ra thể thống gì. Trong mắt đám đông có mặt tại nhà hàng lúc ấy, Dy về phe nhóm ngườiđi đánh ghen. Đàn ông con trai đường đường một đấng như Dy mà tham gia chuyện của các bà Hoạn Thư thật khó coi. Đã vậy, phe bên kia lại có ngườiquen của bà nội mới kỳ chớ.
Đứng dậy, ra balcon làm vài động tác thể dục cho đỡ mỏi sau mấy tiếng đồng hồ dán mắt vào màn hình, Dy lại chìm vào suy nghĩ. Bà nội Dy dù chỉ gặp Vân Sam một lần trong chùa, nhưng tỏ ra có cảm tình đặc biệt với con bé. Bà bắt anh vào chùa Kiều Đàm hỏi thăm mất lượt, nhưng không gặp và các sư cũng không biết Sam ở đâu.
Hôm gặp lại Sam, Dy rất mừng, thế nhưng cái sự mừng đó cũng không tới đâu, vì mới hỏi con nhỏ được hai câu, Sam đã hấp tấp bỏ đi và chuyện đánh ghen như trong phim đã xẩy ra.
Nhưng lẽ nào mẹ của Vân Sam và ông Thắng lại là một đôi tình nhân để bà Sương ghen lồng lộn lên như thế? Hai ngườigặp nhau trong nhà hàng, thái độ chừng mực, lịch sự như hai ngườibạ, có cũng là chuyện thường trong giao tế làm ăn. Ấy vậy mà ba Sương lại kéo con gái và cả anh đi đánh ghen. Hôm đó nhận được cú điện thoại của chính bà với giọng hốt hoảng và lấp lửng "Đến nhà hàng Hoàng Hồng ngay, bác có chuyện cần tới cháu". Dy đã nhiệt tình một cách nông nổi và phóng xe từ quán cà phê gần đó sang ngay. Dù là ngườigiàu tưởng tượng, Dy cũng chưa khi nào tưởng tượng mình sẽ tham gia một trận đánh ghen. Với đàn ông, sĩ diện là vấn đề được đặt lên hàng đầu, bà Sương, Thảo Hương không hề nghĩ tới điều đó, nên đã làm mất mặt ông Thắng lẫn Dy.
Khi đến nơi, nhận ra vấn đề, Dy đã quyết định đứng ngoài cuộc, thậm chí đã cố sức ngăn bà Sương và Hương, nhưng ma lực của cơn ghen thật kinh khiếp. Cả hai lao tới chỗ ông Thắng và mẹ Vân Sam ngồi vằng vận tốc ánh sáng. Rồi những ngôn từ thật ấn tượng vang lên khiến Dy lùng bùng lỗ tai, nếu không phải vì thấy Vân Sam, Dy đã không can thiệp, khổ sao anh... nhập cuộc không đúng lúc nên vô tình để Vân Sam bị Thảo Hương đấm vào mặt.
Chắc chắn Sam... căm anh lắm. Chỉ cần thấy ánh mắt bừng bừng của con nhỏ lú đó thôi là đủ hiểu Sam ghét Dy đến cỡ nào rồi.
Thật bực mình khi Dy lại làm "Người ơn" của bà nội hiểu lầm thiện ý. Hôm đó Dy đã hầm hầm bỏ về trước, anh vừa giận lại vừa không muốn chứng kiến sự xung đột của nội bộ gia đình họ. Thảo Hương biết Dy giận, nên cố tìm gặp anh để xin lỗi mà không hiểu ngay lúc này, việc đó càng làm anh khó chịu hơn.
Điện thoại lại reo, anh nhấc lên rồi lại gác máy. Mặc kệ là ai gọi tới, giờ này Dy không muốn nghe điện thoại. Anh mở nhạc, ngồi nhịp chân, mãi đến khi nghe tiếng gõ cửa phòng mới đứng dậy mở ra.
Bà Giao lịch sự:
- Cô vào được không?
Dy mở rộng cửa:
- Dạ được ạ.
Bà Giao ngồi xuống cái ghế của bàn vi tính và vào thẳng vấn đề:
- Từ bữa bị trặc chân tới nay, nội không được vui à?
Dy gật đầu:
- Vâng.
- Tại sao, con biết không?
- Nội muốn gặp con bé cõng nội trong chùa, nhưng con tim` không được nên bà buồn.
Bà Giao gật gù:
- Hôm trước cô có nghe nội kể, bà khen con bé đó lắm, nhưng thật ra nó là người như thế nào, con biết không?
Dy xoa cằm, giọng tỉnh rụi:
- Tiếc là con chả để ý đến con bé đó, bây giờ có gặp con cũng không nhận ra.
Bà Giao đoán già đoán non:
- Như vậy chắc con bé rất tầm thường, nếu không muốn nói là xấu xí? Mà nếu nó chẳng có gì đặc biệt, sao bà cụ lại thích nó dữ vậy?
Dy nhún vai:
- Cô đi mà hỏi nội.
- Chẳng lẽ con không có chút cảm giác nào?
Dy bật cười:
- Lúc đó nghe nội nhằn thấu xương, còn cảm giác gì cơ chứ?
Bà Giao tủm tỉm:
- À quên. Hôm đó có cả Thảo Hương mà, làm sao con dám liếc dọc, liếc ngang.
Dy khó chịu khi nghe nhắc đến Thảo Hương theo kiểu gán ghép như vầy. Anh buột miệng:
- Thảo Hương thì nhằm nhò gì.
Bà Giao châm chọc:
- Không nhằm nhò nhưng đủ mạnh để sai khiến con đi đánh ghen cho mẹ nó.
Mặt Dy tối sầm lại, tự ái ngút cao lên, anh cau có gắt:
- Đừng bao giờ nhắc chuyện bực bội đó trước mặt con thêm một lần nào nữa. Bà Sương và Hương không tôn trọng người khác nên mới lắp lửng kéo con vào trò ấy.
Bà Giao hơi khựng lại:
- Cô xin lỗi. Nhưng cô nghĩ chị Sương và Thảo Hương xem con là người trong nhà nên mới...
Dy cắt ngang lời bà Giao:
- Đó là do chủ quan của họ, riêng con chưa bao giờ có ý nghĩ đấy, hiện tại và sau này cũng vậy. Con không thích bị đặt để, cô đừng gán ghép như thế.
Mặt bà Giao sượng ngắt vì những lời thẳng thừng của Dy, nhưng vẫn cố vớt vát:
- Sao lại thế? Đó là ý của bà nội và ba con mà. Dầu sao chúng ta cũng biết gia đình của Thảo Hương, đó là một gia đình tốt, giàu có...
Dy bướng bỉnh:
- Vẫn còn nhiều gia đình tốt hơn gia đình đó, giàu có hơn gia đình đó.
Bà Giao vẫn ôn tồn:
- Con là người duy nhất thừa kế tài sản của dòng họ. Ba con không an tâm để con tự chọn vợ mà không rõ ngọn nguồn về vợ.
Dy vung tay lên:
- Chuyện đó rất xưa. Con nhất định làm chủ cuộc đời mình, cô không cần nói thêm gì nữa. Bản thân ba con cũng tự chọn vợ đấy thôi, chả lẻ ba và cô đã quên điều ấy?
Dứt lời, Dy lầm lì bước ra đứng ngay cửa phòng. Bà Giao tái ngườivì câu nói sau cùng của Dy. Cái thằng... độc thật. Nhưng nó vẫn là chú ngựa non háu đá, rồi bà phải to nhỏ, ngon ngọt nói kiểu mưa dầm thấm đất với ông Chánh để ông buộc "Con ngựa non" của mình vào cương mới được.
Vào phòng bà Vãng, bà Giao vừa ngọt ngào, vừa lễ phép ngồi xuống kế bên.
- Để con bóp chân cho má.
Bà Vãng trở mình giọng trống không:
- Dy đâu?
- Dạ, nó trên lầu ạ!
- Cái thằng... chẳng biết làm gì cứ ở lỳ trong phòng, má nhờ có chút chuyện cũng làm không xong.
Bà Giao cười cười:
- Má kêu nó đi tìm con bé trong chùa phải không?
- Ờ. Con nhỏ thấy thương lắm.
- Má định tìm nó làm gì?
- Thì thăm hỏi, trò truyện, bữa đó má đã hỏi han gì nó đâu. Về nhà tự nhiên má thấy nhớ, thấy mến con nhỏ. Sai thằng Dy vào chùa hỏi mà không được. Tức mình thiệt! Phải chi chân má đừng đau, má đi tìm cái một.
Bà Giao xoa lưng cho và Vãng:
- Má tính tìm ở đâu, ngoài hỏi thăm mấy ni cô trong chùa?
Bà Vãng chép miệng:
- Cứ vô chùa mùng một, ngày rằm thế nào cũng gặp. Mẹ muốn nhận nó làm cháu ghê, nhất định phải tìm cho được con bé.
Bà Giao cau mày, khó chịu. Bà cụ sắp lẩm cẩm rồi đấy. Tự nhiên muốn nhận đứa bá vơ, chỉ gặp một lần làm cháu, thật buồn cười. Không hiểu mặt mũi nó ra sao, lời ăn tiếng nói thế nào mà bà cụ lại thích đến như vậy.
Người ta bảo bà già và trẻ con giống nhau ở chỗ thích dỗ ngọt, thích được tâng bốc, chiều chuộng. Con nhỏ đó được lòng bà cụ, chắc nhờ biết nịnh bơ. Lời nói không mất tiền mua. Thấy bà cụ và đám cháu giàu có sang trọng, một bước lên xe du lịch đời mới thì bỏ công sức ra cõng, hoặc nói vài câu nịnh để được bố thí chút tiền ở những nơi đền chùa là chuyện thường của bọn lang thang mà. Không khéo con nhỏ dàn cảnh để thủ lợi cũng nên.
Bà Giao nói:
- Muốn tìm một đứa cháu gái để sai vặt, để có người trò chuyện, con sẽ tìm cho má đứa biết gốc biết gác đàng hoàng, má cần gì tim` con bé mình không rõ tông tích đó.
Bà Vãng xua tay:
- Thôi, thôi đi! Tôi sợ mấy đứa biết gốc gác đàng hoàng của... cô quá rồi. Đứa nào cũng vừa lười vừa gian dối. Mà tôi đâu cần con ở sai vặt. Tôi muốn có đứa cháu gái kìa.
Bà Giao nuốt nghẹn xuống khi nghĩ tới chuyện vô sinh, hiếm muộn của mình. Cố mỉm cười, bà bảo:
- Nếu vậy chắc má hải mau hối Dy, con thất Thảo Hương thương Dy lắm.
Bà Vãng nhướng mày, giọng hờ hững:
- Có chuyện đó sao?
- Da... chị Sương và anh Thắng cũng thích ngồi sui với gia đình mình, vì hai bên đều môn đăng hộ đối, đã vậy lại đang cùng hợp tác làm ăn.
Bà Vãng khinh khinh:
- Chà! Cô mà cũng quan trọng chuyện môn đăng hộ đối nữa à? Có nghĩ lại bản thân không vậy?
Bà Giao đau nhói như bị chọc trúng vết thương, song bà vẫn nhỏ nhẹ:
- Dạ thưa má, chính vì nghĩ lại bản thân, nên con mới nghĩ tới Dy và vợ nó sau này. Anh Chánh không muốn Dy quen một đứa chả ra gì như nó đã từng quen rồi đau khổ. Chắc má vẫ chưa quên dạo nó thất tình con nhỏ Vân Khánh?
Bà Vãng im lặng một lát mới nói:
- Tôi không ưa con Thảo Hương đó chút nào. Cách xử sự của nó y như đứa vô học, làm sao môn đăng hộ đối được. Tôi lại nghe phong phanh từ mấy người quen, mẹ con nó đi đánh ghen, làm mất mặt chồng. Thảo Hương giống tính tự cao và nông cạn của con Sương. Đàn bà như vậy vừa ngu vừa thiếu bản lĩnh, nhắm sẽ giúp được gì cho chồng trên đường công danh sự nghiệp?
Bà Giao dối như thật:
- Chị Sương tình cờ gặp anh Thắng ngồi với đối tác làm ăn, đôi bên chào hỏi rất vui vẻ chớ làm gì có chuyện đánh ghen, thiên hạ thấy gia đình chị ấy hạnh phúc nên ganh ghét mà má.
Bà Vãng dài giọng:
- Vậy sao? Tôi còn nghe đâu bữa đó thằng cháu đích tôn của tôi cũng có mặt nữa mà.
Bà Giao gật đầu xác nhận:
- Dạ đúng. Mẹ cứ hỏi Dy sẽ biết ngay mà!
Bà Vãng bảo:
- Nó là đứa tự cao. lẽ nào lại kể chuyện mình có mặt lúc đấy, xem ra cô chả hiểu gì về thằng Dy rồi. Thảo Hương không đủ sức làm Dy quên được Vân Khánh đâu.
Uể oải chố ng tay đứng dậy, bà nói tiếp:
- Muốn đi dạo trong vườn cũng không ai đỡ, không ai chuyện trò cho khuây khỏa, cuộc sống gì chán quá!
Bà Giao vội nói:
- Để con đở má đi.
Bà Vãng bâng quơ:
- Bữa nay rảnh dữ vậy sao?
Bà Giao nhẫn nhịn:
- Da.
- Vậy thì đi!
Lật đật, bà Giao lấy cây gậy chạm trổ đầu con chim phượng thật tinh xảo đưa cho bà Vãng.
Một tay chống gậy, một tay vịn con dâu, bà chậm chạp bước ra vườn. Buổi sáng nắng thật ấm, ấy vậy mà lâu nay bà cứ ru rú trong nhà thật là buồn chán, mà bà đã gần chết đâu nào.
Giọng quyền hành, bà Vãng bảo:
- Tôi muốn đi chùa.
- Bửa nay đâu phải rằm hay mồng một má.
Bà Vãng cao giọng:
- Đi chùa cũng coi ngày sao? Cô không đi, cứ bảo tài xế chở tôi đi.
Bà Giao ngập ngừng:
- Chân má còn yếu, má đi, anh Chánh về là con chết.
- Nó dám la cô sao? Không thích thì thôi.
- Đừng đổ thừa người khác, chuyện vẫn còn là dự định
Rồi bà ra lệnh:
- Gọi thằng Dy ra đây
Bà Giao vội nói:
- Vâng
Nuốt sự bực dọc vào lòng, bà Giao gọi Dỵ Anh chả hào hứng gì với yêu cầu của bà Văng, nên cương quyết bác ra. Thế là bà cụ hết trách cháu tới đâu, con.
Dy bực bội xách xe ra khỏi nhà. Anh chẳng biết đi đâu đành tấp vào nhà thằng bạn
Trầm ra mở cửa cho anh với vẻ ngạc nhiên:
- Chúa nhật mà không có... mục nào sao lại tấp vào đây?
Buông người xuống ghế, Dy chép miệng:
- Tìm quán nào làm vài chai bia, mày
Trầm xoa cằm:
- Uống hả? Dạo này tao hơi bị dị ứng mấy chuyện bia bọt. Cà phê thì được
Dy nhướng mày:
- Dị ứng nghĩa là sao?
Trầm khoát tay:
- Là dị ứng. Ra quán rồi tao sẽ kể cho nghe.
Dy tò mò:
- Nhưng mà chuyện của ai?
- Chuyện thiên hạ, tao chỉ đóng vai phu.
Dy nói không mấy hào hứng:
- Dị thì đi!
Hai người rong xe ra quán Yokọ Tìm một chổ thích hợp vào ngày cuối tuần ở quán cà phê nổi tiếng và ấm cúng này không phải dể, hai người bước tít vào trong và ngồi xuống chiếc bàn nhỏ có một nụ hồng cam.
Trầm háy mắt:
- Mày thấy không? Vào quán này bao nhiêu buồn bả, chán chường đều tan biến hết, nhạc lại hay nữa chứ
Dy gật gù:
- Ờ nhạc haỵ Nhưng chuyện mày sắp kể chắc phải hay hơn rồi
Trầm hơi mơ màng:
- Biết nói như thế nào nhỉ? Rằng trái tim của tao dạo này đang lãng đãng một bóng hình à?
Dy gật gù:
- Cũng được chứ sao. Nhưng đó là bóng hình ai vậy? Chẵng lẽ là Kim Khánh?
Trầm cười khẩy:
- Tao quên cái tên này lâu lắm rồi. Sao tự nhiên mày nhắc làm gì nhỉ?
Dy thành thật:
- Vì tao vẫn chưa quên Vân Khánh.
Trầm thoáng ngỡ ngàng:
- Tao cứ tưởng Thảo Hương đã thay thế vị trí của Vân Khánh rồi không thôi
Dy nhếch môi:
- Không có ai nhạt nhẽo hơn Thảo Hương. Tao đã cố yêu để tìm quên, nhưng có được đâu
Trầm im lặng. Nhạc vang lên nhỏ đủ để thấm vào tâm can từng người
"Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu. Mưa mù lên mấy vai, gió mù lên mấy trời... ".
Trầm chép miệng:
- Tao và mày cùng yêu hai chị em rồi cùng bị cả hai từ chối. Đúng là một ngẫu nhiên đau lòng
Dy nói:
- Ờ, một ngẫu nhiên đau lòng. Nhưng không phải mày vừa bảo tim mày đang lãng đãng vì một bóng hình khác à? Cô nàng chắc phải hơn Kim Khánh mọi mặt?
Trầm lắc đầu:
- Điều đó thì chưa chắc, Kim Khánh mãi mãi là Kim Khánh, tao không bao giờ yêu người này qua hình bóng người khác
Bưng ly cà phê lên, Dy hỏi:
- Thế người yêu mới của mày là người ra sao? Chẳng lẽ không giống Kim Khánh tí nào?
Trầm bảo:
- Chắc chắn là thế, nếu không muốn nói cô bé trái ngược với Kim Khánh, "chị" trăm phần trăm
Dy trợn mắt:
- Cô bé? Đừng bảo với tao là mày yêu một con nhóc nhé?
Trầm nhịp tay lên bàn:
- Có sao đâu. Tao rất thích hai câu thơ:
" Ngoài hai mươi tuổi yêu mười sáu
Tim tím ban chiều, tim tím mai... "
Dy há hốc mồm:
- Con nhỏ mới 16 tuổi hả? Coi chừng mày phạm tội dụ dỗ trẻ con vị thành niên đó
Trầm nhăn mặt:
- Ai bảo cô bé của tao 16?
- Thì mày vừa đọc câu thơ thôi.
- Tao thích hai câu thơ ấy đâu có nghĩa tao yêu 16, dù tao cũng là người ngoài 20.
Dy phẩy tay:
- Quanh co, rắc rối quá. Thế cô nàng thế nào?
Trầm ngập ngừng một chút rồi tuông ra:
- Hôm đó, tao đi dự sinh nhật của nhỏ Diễm Uyển, tiệc gần tàn thì có một con nhọc xuất hiện. Con bé chỉ nói vài câu chúc mừng nhỏ Uyển xong là bê chai rượu còn phân nữa lên nốc như bợm thứ thiệt
Dy chắt lưỡi:
- Chà! Mày đụng nữ lưu linh rồi
Trầm có vẻ phật ý vì lời mỉa mai Dy:
- Không phải. Nhòn con bé... nốc rượu thấy... thương lắm
- Và mày đã thương liền?
Trầm thú nhận:
- Chắc là vậy. Cứ như bị sét đánh
- Đúng là chuyện ly kỳ. Rồi sao nữa?
Trầm kể tiếp:
- Bọn con gái lẫn mấy thằng nhóc tỳ đứng ra nhìn cô bé như nhìn vật thể lạ ngoài hành tinh. Không đứa nào vào can thiệp, trái lại chúng còn vỗ tay bảo: "Vô... Vô " nữa. Đúng là con nít vô tâm đến độ không biết nên giận hay thương
Dy vẫn tiếp tục giọng châm chọc:
- Thế là... bậc đàn anh đành ra ray nghĩa hiệp cứu vớt đời... chai rượu?
Trầm xoa cằm:
- Ờ... Thoạt đầu tao dỗ dành, ngon ngọt, nhưng con bé phớt lờ. Nhìn tao bằng cái nhìn rực lửa căm hận, cô nàng tỉnh bơ nốc tiếp. Sốt ruột quá, tao giật đại chai rượu. Thế là con bé nổi điên lên nhào vào tao.
Dy nhìn Trầm trân trối:
- Nó dám đánh mày à?
Trầm gật đầu. Dy kêu lên:
- Trời! Mày gặp sư tử cái rồi
- Ồ! Đúng là sư tử cái. Con bé... phập vào tay tao một cái chảy máu luôn. Rồi sau đó khóc tu tu như con nít. Thú thật, khi bị cắn, tao nổi điên lên định xáng cho cô nàng vài bạt tai để chừa thói hỗn với người lớn. Nhưng khi thấy con bé khóc, ruột gan tao cứ nẫu ra mới khổ đời chớ. Ngay lúc đó, trái tim vốn đã chai của tao chợt mềm yếu lạ thường. Tao chợt lúng túng vụng về y như mình là người có lỗi làm cô bé khóc. Tất cả bạn bè xúm lại vỗ về một hồi, con bé mới nín. Nín xong, cô nàng đòi uống nữa, nhưng đâu có ai chọ Rượu ngấm, con bé bắt đầu quậy. Chả đứa nào dám để cô nàng về một mình
- Thế là mày tình nguyện làm tài xế?
Trầm gật đầu:
- Đêm ấy về, tao không ngủ được. Đúng là kỳ cục đến mức buồn cười
Dy tò mò:
- Tại sao con bé uống rượu rồi khóc? Phải cô nàng thất tình không?
Trầm ngả lưng vào ghế:
- Tao không biết
- Sao mà không thử tìm hiểu. Lẽ nào mày lại bị hớp hồn một con nhóc chưa rõ cả họ lẫn tên?
Nhìn Trầm, Dy lên giọng:
- Mày cũng gần 30 rồi, chớ còn trẻ trung gì đâu để yêu bồng bột như trai mới lớn
Trầm phản bác:
- Tình yêu đâu phân biệt tuổi tác
Dy gặn:
- Có chắc đó là tình yêu chưa?
Trầm có vẽ dỗi:
- Tao đã từng yêu và từng khổ vì yêu mà
Dy bưng ly cà phê của mình lên và nghe Trầm thở dài:
- Tao điện thoại tới thâm hỏi, chỉ cần nghe giọng, Vân Ánh cúp điện thoại ngaỵ Con bé ghét tao ra mặt
Dy gật gù:
- Vân Ánh, tên nghe vừa lạ vừa quen. Nó làm tao liên tưởng đến một người
Nghe Dy nói thế, Trầm hỏi tới:
- Ai vậy?
Dy ngập ngừng:
- Có thể là người tốt, nhưng bà mẹ có vấn đề, chắc không liên quan gì tới Vân Ánh của mày đâu
Trầm hồn hậu:
- Gia đình Vân Ánh thì rất đàng hoàng. Hôm đưa con bé về nhà, tao đã có nhận xét như thế. Lần uống rượu đó chắc là lần bốc đồng đầu tiên trong đời cô bé. Nhất định tao sẽ chinh phục được Vân Ánh
Dy bùi ngùi:
- Tao chúc mày... thành công. Riêng tao thì...
"Em đi từ tỉnh mộng đầu
Mình anh ở lại mong sầu trăm năm"
Trầm vỗ vai Dy:
- Rồi mày sẽ yêu lại thôi chứ không thể mang sầu trăm năm như thơ ca thường thậm xưng đâu
Giọng Dy chắc nịch:
- Khó lắm, vì tao rất khác mày.