An ordinary man can... surround himself with two thousand books... and thenceforward have at least one place in the world in which it is possible to be happy.

Augustine Birrell

 
 
 
 
 
Tác giả: Khánh Mỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2881 / 5
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
hế là dù chưa đến ngày thi vào trường Sân Khấu, Song Lan cũng đã có được một việc làm tạm thời.
Bà Bính thật quá tốt đối với cô. Đích thân bà đã đưa cô đến gặp người em họ và gửi gấm công khai.
Nghe bà Bính nói đến quán cà phê, Song Lan cứ đinh ninh đó là một căn nhà nhỏ như những quán cóc bán cà phê dọc đường phố, không ngờ nơi bà đưa cô đến lại là khuôn viên một biệt thư xưa củ rất rộng rãi, được bố trí rải rác cây cảnh thanh nhả và dịu mát, làm những bàn ghế quanh đó như có một khoảng không gian thơ mộng riêng.
Tấm bằng gổ nâu đó được treo trước quán một cách xốc xếch như cố ý, trên đó là màng rêu già được dán khéo một chữ đọc nhất "Buồn". Song Lan cười thầm. Với cảnh vật vừa rộng, vừa thoáng, vừa vui tươi, vừa lãng mạn, vậy mà không hiểu sao quán lại có một cái tên cộc lốc và trái nghịch như thế.
Bà chủ quán Buồn xoi loi nhận cô vào làm ngay, nhưng bà cũng thẳng thắn nói với cô và bà Bính:
- Hôm trước nghe chị nói, tôi nhận liền, phục vụ thì cô Lan cũng đủ tiêu chuẩn ngoại hình để làm, nhưng thú thật là tôi đang kẹt một chút ở khâu rửa ly, cô nhân viên xin về quê mấy buổi, cho nên nếu cô Lan không ngại, xin làm ở đó ba bốn hôm ở khâu đó giúp tôi có được không?
- Rửa ly à? - Bà Bính câu mày - Sao kỳ vậy? Hôm trước cô nói chắc với tôi là nhận cô Lan vào làm phục vụ mà?
Song Lan vội lên tiếng đở lời:
- Dạ cũng được ạ, không sao đâu dì.
Bà Bính nhăn mặt:
- Nhưng ý tôi là muốn xin cho cô việc phục vụ kia. Tiền phòng của cô mỗi tháng đã phải tốn 400 rồi, cho nên tôi muốn cô làm phục vụ, lương 700 thật, nhưng có thể cộng thêm một ít tiền boa của khách, sẽ đở cho cô hơn. Sao bây giờ lại thành việc rửa ly, dọn dẹp?
Song Lan mỉm cười cảm động trước sự nhiệt tình và tốt bụng của bà Bính:
- Cảm ơn dì đã lo lắng cho con, nhưng công việc nào con cũng làm được mà.
Bà Bính nhăn mặt:
- Nhưng rửa ly chén thì....
Bà chủ quán cười gion ngat lời chị họ:
- Chưa từng thấy chị lo cho ai như vậy, tôi nói là chỉ nhờ cô Lan đây vài ngày thôi mà nhưng nếu chị không thích thì....
Song Lan nói:
- Dạ không sao đâu dì, để con làm đó được mà, coi như là tập sự vậy. Huống chi dì cũng nói làm đó mấy ngày thôi.
Bà chủ có vẻ mừng vọi chộp ngay lấy câu nói của cô:
- Nếu cô Lan chịu giúp tôi thì tốt quá, chỉ làm đó hai ngày thôi, tôi hứa với cô. Vậy nhé!
Bà Bính lắc đầu lặng im như thầm trách tính thật thà kho khao của Song Lan. Bà chủ quán đưa cho cô một tấm danh thiếp sau khi hy hóay viết vài chử trên đó, bà dặn:
- Đây là một tiệm may quen của chúng tôi, cô Lan đến đó đưa tấm card này, người ta sẽ đo và may cho cô hai bộ đồng phục, chi phí đều do quán trả, cô đừng ngại, cứ may đi, chiều trở lại bắt đầu làm việc cũng được. Vài hôm sau có đồng phục, cô làm phục vụ cũng kịp lúc.
Đưa bà Bính về, trên đường thấy bà cứ êm lặng, Song Lan có vẻ áy náy:
- Dì... giận con à? Con...con xin lỗi dì!
Bà Bính chép miệng:
- Thôi, không có gì đâu, tôi thấy cô khổ quá thôi, người ta bảo cô rửa chén, rửa ly, cô cũng nhận. Cô dể bị ăn hiếp quá, làm sao mà sống nỗi ở cái đất Sài Gòn này.
- Dạ, tại con biết ở đây khó xin việc làm lắm, dì đã xin được giúp con là quá may mắn rồi, làm công việc khác vài ngày cũng có sao.
Bà Bính lắc đầu:
- Bởi vậy mới nói cô khổ. Ở đây không giống ở dưới quê đâu cô ơi. Ở cái đất này tất cả phải ráng tranh thủ để có cho tốt hơn, thứ đẹp hơn, nếu mình ngu ngơ chậm tay thì người ta cướp phần hết.
Chẳng biết lời nói của bà có đúng không, Song Lan cũng ngoan ngõan lắng nghe. Quán cách nhà bà Bính hai con đường nhỏ, chỉ vài phút cô đã cùng bà Bính về đến nơi.
Bước xuống xích lô, bà Bính còn nắm tay cô dẫn dô:
- Tôi dẫn cô nhé, nếu sau hai ngày mà còn em họ toi vẫn còn bảo cô làm công việc rửa ly thì cô cứ bảo cho tôi biết nhé, cứ nói thật, tôi sẽ giới thiệu cho cô việc khác tốt hơn.
Song Lan ngạc nhiên nhìn bà chưa kịp nói thì bà Bính lại tiếp bằng giọng hậm hực:
- Mà nói thật, trước sau gì tôi cũng tìm cho cô việc khác thôi. Cái con em họ tôi thật chẳng nể mặt tôi chút nào. Lúc tôi nói chuyện với nó, nó xun xoe hứa chắc một chổ phục vụ, bây giờ lại...
Bà kết luận:
- Cần việc thì cô có thể làm đó, nhưng về lâu dài thì mình sẽ tính sau, tôi có nhiều bạn bè làm đấy, tôi sẽ để ý công việc khác còn ngon lành hơn nữa cho cô.
Từ khi bước chân lên Sài Gòn với một quyết tâm tìm cách sinh sống và học hành, chưa có ai đối xử ân cần và tận tình với cô như thế. Cô thấy ấm áp với tình cảm đôn hậu của bà. Cảm giác lạc lỏng và ngại ngùng trước môi trường mới đã tạm bị đẩy lui.
Tiển bà Bính về nhà xong, Song Lan liền đến tiệm may theo địa chỉ trên danh thiếp. Dù chưa biết công việc ở quán cà phê Buồn có lâu bền hay không, nhưng cô cũng muốn làm nghiêm chỉnh.
Cơ hội đầu tiên này cô phải nắm bắt và làm cho tốt, vì cô nghĩ một cách đơn giản đây là thử thách đầu của cô với cuộc sống tự lập trước mặt, nên cô nhất định phải cố vượt qua.
Vì thế khi quay lại quán, Song Lan bắt tay vào việc với tâm trạng cả quyết và yêu đời hơn.
Cô ở trong bếp mới biết rỏ lượng khách ra vào quán là bao nhiêu. Buổi chiều thì còn lai rai việc, nhưng buổi tối thì thật kinh khủng với những đống ly muỗng và núi khăn do. Cô chẳng hiểu người Sài Gòn sao lại thích vào quán cà phê đến như vậy. Khách đông đến độ những tiếng gọi bảo thức uống và bao bàn của tốp nhân viên phục vụ cứ nhăng xị ầm lên trong quầy pha chế kế bên.
Sau hai ngày với công việc ở sàn nước, cuối cùng Song Lan cũng nhận việc theo lời hứa của bà chủ quán. Bộ đồng phục được giao trong ngày hôm đó cũng vừa vận đối với cô.
Ngày mặc đồng phục tập sự làm nhân viên phục vụ đầu tiên, khách trong quán chỉ lác đác vài bàn. Trong lúc Song Lan đang nhẩm để thuộc lòng bản được quy ước theo sổ thứ tự, bà chủ quầy lại gọi cô:
- Lan à, có khách vào đó, bàn 12. Em ra hỏi họ uống gì đi, tập cho quen nhé.
Song Lan nghe lời bà. Bàn 12 là một bàn chếch ở góc trái, duoi gian hai đang tim ngat. Khách là hai thanh niên. Song Lan đến bên hỏi câu mà cô đã nhẫm sẵn trong đầu:
- Hai anh uống gì ạ?
Người mang kính cận ăn mặc lịch sự trả lời ngay:
- Cà phê đá!
Rồi anh ta quay qua hỏi bạn:
- Uống gì mày?
Người con trai không ngẩng lên bằng giọng cọc lóc:
- Đen.
Ra đầu bàn cô đợi, người kính cận tặc lưỡi:
- Làm gì mà rầu rĩ dữ vậy cột nhà cháy? Bỏ cái vẻ thất chí đó đi cho tao nhờ, xưa nay chuyện gì mày cũng lạc quan và yêu đời lắm mà, sao bây giờ xuối xị vậy?
Anh chàng có biệt danh kỳ cục kia nhún vai không đáp. Anh chàng cận lắc đầu cười:
- Trời nắng như vầy mà uống cà phê đen thì chỉ có tên điên như mày thôi. Đừng đen nữa, giống tao đi nhé? Đã khát hơn.
Lòng tốt của anh kính cận được phân đôi bằng một cái nhăn nhó cọc cằn:
- Tao noi đen rồi mà.
Anh kính cận đành phải gật đầu nhìn Song Lan:
- Ờ, vậy một đá, một đen nhé.
Song Lan dạ nhỏ rồi trở vào quầy.
Nàng vẫn còn gat, trời nóng và chẳng có tì giờ nào. Hai người khách ngồi dưới bóng mát của gian hai đang cũng không thấy mặt hơn. Người thanh niên có nước da ngâm đen nhăn nhó mở một lúc hai nút ao so mi cho đở nóng.
Anh chàng kính cận nhìn cái dáng lè phè nửa nằm nửa ngồi trên ghế của bạn mà lắc đầu:
- Trong tướng của mày kia.
- Sao?
- Còn sao nữa Mỹ Hà mà có ở đây chắc cũng hết nhận ra mày luôn. Bê bói quá xá.
Người thanh niên đen đúa nhếch môi cười:
- Nhắc Mỹ Hà ở đây làm gì?
Anh chàng kính cận trợn mắt:
- Mầy còn nói. Bạn bè thân thiết thì Mỹ Hà vẫn quan tâm đến mày nhất thôi. Mọi hôm trước sinh nhật, con bé còn nhắc mày đó, nó cứ hỏi tao về mày hòai. Nói thật nhé, nếu mà thấy mày như hiện giờ, chắc chắn nó thất vọng ghê lắm.
Người kia chỉ nhún vai không nói gì. Anh chàng kính cận liếc mắt nhìn bạn rồi chắc lưỡi:
- Tao cũng không hiểu nổi mày, sao lại dễ chán nãn và suy sụp tinh thần đến thế. Cả năm nay mày không thèm gập bạn bè, không thèm liên lạc gì với bạn bè, sự nghiệp, tương lai gì cũng như phế bỏ là sao?
Người kia lặng thinh nhìn ra sân nắng, kính cận vẫn lải nhải:
- Nhớ những ngày còn học hành, mày là thằng luôn được thầy cô khen là co bản lảnh. Trong đám sinh viên, có đứa nào vừa học vừa làm thêm dễ dàng ngon lành như mày đâu. Vậy mà bây giơ ra trường, thất bại mới có một chút đã nản chí bỏ mặc tất cả, chúi rúc vào cái xó này.
Thấy thái độ của bạn vẫn dửng dưng, giọng kính cận trở nên bực:
- Ê, có bao giờ mày nhìn lại mình không? Mày có biết là mày khác xa mấy ngày xưa không? Mới hơn một năm thôi, tại sao mày lại trở thành như vậy? Trước đây mày có biết tao ghét mày nhất là cái gì không? Đó là cái tật cao ngạo, phách lối, nhìn đời một cách tự mãn của mày. Nhưng lắm khi nghĩ lại, tao thấy mày tự cao cũng đúng. Mày học giỏi nhất khoa, nhà cũng giàu có, tiếng tăm, đám con gái đua nhau thích mày. Ngon lành như vậy thì kênh kiệu cũng phải.
Anh ta nhìn lại bạn từ đầu đến chân:
- Còn bây giờ, oai phong của mày đâu mất rồi? Xin lỗi phải nói thẳng nhé, mày như một đống giẻ rách vậy, bây giờ mà ngó thấy mày bệ rạc như vầy, ngay cả nặng tình cỡ Mỹ Hà cũng chạy xa thôi, mày có biết không?
Giọng điệu gay gắt của anh kính cận vẫn không cạy miệng được người thanh niên ăn mặc lôi thôi kia. Từ nói khích đến chê trách phũ phàng, chỉ thấy mỏi miệng chứ không mảy may ảnh hưởng gì đến cái dáng lù lù thản nhiên của bạn mình, anh ta đành thở dài:
- Tao biết mày buồn, mày thất vọng vì công trình đầu tay sau khi ra trường của mày thất bại, mất hết niềm tin, nhưng sao mày không nghĩ đến chuyện đứng dậy làm từ đầu? Cố gắng lấy lại ý chí và niềm tin của mình? Nếu kiên nhẫn, mày sẽ vực lại được mà, có phải không? Còn hơn chui rúc ở đây...
Câu nói đang thao thao của anh kính cận chợt ngưng lại giữa chừng, vì người thanh niên lầm lì kia bỗng nhiên bật cười. Giọng cười sảng khoái như gặp điều thú vị khác thường vậy.
Và điều khác thường thú vị đó dường như không phải là những tràng thuyết phục dài dòng nãy giờ, bởi vì anh ta đâu có nhìn ngó gì đến thằng bạn mình mà là nhìn ra sân nắng. Anh kính cận ngạc nhiên nhìn theo hướng mắt ấy.
Cảnh tượng ngoài sân quả thật khó mà nhịn cười. Cô gái phục vụ đang bưng một cái khay, trên đó đang lung lay mấy ly nước. Một ly cao đựng đá, hai phin cà phê nằm trên tách nhỏ, mấy thứ đó đang khua lóc cóc. Tất cả như đang hợp cùng tiếng lào xào của đá sỏi dưới bước chân rón rén dè chừng của cô thành một bản hòa âm kỳ dị.
Lừng khừng nhấp từng bước, cuối cùng Song Lan cũng đến được bàn. Người thanh niên có làn da đen giòn vẫn không ngưng tiếng cười, nụ cười và ánh mắt trêu chọc của anh ta càng làm cô luống cuống tay chân. Ly đá cao chao nghiêng cái xoạch rồi đổ tuốt mớ đá lạnh ra khay.
Song Lan hoảng hốt nhìn vào khay không biết phải làm gì. Người thanh niên đeo kính cận vẫn lịch sự hơn cả, anh ta vội vàng đỡ lấy cả khay ly trên tay cô đặt xuống bàn và nói như thông cảm:
- Không khỏe à?
Quệt mồ hôi trên trán, Song Lan nói, giọng run run:
- Dạ xin lỗi, tôi, tôi... mới vào làm nên...
Anh chàng cận gật gù:
- À, tại mới vào nên chưa quen đó thôi. Không sao đâu.
Song Lan lấy lại bình tĩnh:
- Xin lỗi mấy anh, tôi sẽ lấy ngay ly đá khác.
Cô hấp tấp đi vào trong quầy, xin thêm một ly đá nữa đem ra. Hai người khách trẻ lần này nhìn theo cô. Lí nhí lần nữa câu xin lỗi, cô vừa quay đi thì người thanh niên nãy giờ cười ngạo cô bỗng lên tiếng:
- Này em bé, chắc phải phiền em thêm lần nữa quá.
Lời của anh ta làm người bạn đi cạnh trố mắt ngạc nhiên, còn Song Lan cũng phải quay lại.
Nheo mắt nhìn cô, anh ta cười nói:
- Cảm phiền em bán cho bọn anh 500 đồng đường.
Ánh mắt Song Lan vụt lia xuống bàn. Ôi trời ơi, quả thật cô quên mang đường ra kèm với hai phin cà phê. Song Lan đỏ bừng mặt:
- Ồ xin... xin lỗi, tôi sẽ đem ra ngay!
Đi nhanh vào trong, Song Lan chụp đại một trong những thố nhỏ đựng đường dọc trên kệ đi ra lần nữa. Thố đường vừa được đặt xuống bàn, anh chàng kính cận mỉm cười:
- Cám ơn!
Chưa kịp quay lui, cô đã bị cái giọng bỡn cợt kia ngăn lại:
- Khoan đã em bé!
Cô lập tức liếc mắt xuống bàn. Hai phin cà phê, một ly đá, thố đường, muỗng dài muỗng ngắn gì cũng có đủ rồi mà. Cô ngạc nhiên nhìn anh ta.
Nhe hàm răng trắng nổi bật với làn da đen, anh ta cười ruồi:
- Nãy giờ đợi thố đường của em, ly cà phê của anh nguội hết rồi, thôi em làm ơn cho anh một ly đá để anh uống giống thằng bạn anh đi.
Song Lan hơi nhíu mày nhưng lập tức giãn ra. Cô gật đầu rồi vào trong. Có tiếng người đeo kính phàn nàn sau lưng cô:
- Ô không hết trò chơi hay sao mà nghĩ cách hành người ta như vậy, người ta là người mới làm chưa quen việc, quên trước quên sau là phải rồi. Mày đừng...
Khi ly đá được Song Lan cẩn thận đem ra kèm với ấm trà. Cô chắc mẻm phen này được yên, thì anh chàng đen lại lên tiếng:
- Nè, em bé, hồi nãy cô nói là mới vào làm phải không?
- Dạ - Song Lan đứng lại dạ nhỏ và nhìn anh ta với vẻ đề phòng.
- Ngày đầu à?
Song Lan gật đầu.
Anh ta cười cười:
- Giờ này mới hơn ba giờ, khỏi hỏi cũng biết bọn anh là những người khách đầu tiên em tập tành phục vụ, phải không?
"Làm như thông minh lắm vậy!", Song Lan miễn cưỡng gật đầu lần nữa, thầm mong gã thanh niên nham nhở này chấm dứt câu chuyện và tha dùm cho cô nhờ, kẻo bà chủ và mấy người kia thắc mắc không hiểu cô đứng hoài ngoài này làm gì thì phiền lắm.
Thế nhưng không theo niềm mong mỏi của cô, những câu hỏi nửa đùa cợt nửa nghiêm túc lại cứ tiếp tục:
- Em bé không phải dân Sài Gòn phải không?
Song Lan nén tiếng thở dài, cô gật nhẹ đầu.
- Ở đâu đến vậy? - Gã hỏi tiếp.
Cô còn đang phân vân không biết nên trả lời gã ta hay cười nhạt xin lỗi rồi bỏ vào trong thì anh thanh niên đeo kính lên tiếng cứu nguy:
- Thôi nào, đừng có hành người ta như vậy chứ.
Gã kia cười:
- Mày biết gì, tao đang có lòng tốt muốn mách nước cho cô em này một cách để mang nước uống ra bàn mà không sợ đổ đó mà.
Anh kính cận tắc lưỡi:
- Cần gì mày mách, người ta mới làm chưa quen, vài bữa quen thì có mang bao nhiêu ly cũng không sợ đổ đâu.
Gã kia nhướng mày:
- Vậy từ bây giờ đến lúc quen đó là mấy ngày? Phải chịu đổ mấy ly nước mới quen được?
Anh kính cận tắt tỵ. Song Lan cầm khay đứng bên cũng không biết nên bỏ đi hay vẫn đứng lại nghe trước những câu đối thoại kia.
Gã con trai có cái cười chướng mắt ấy quay lại cô:
- Có muốn nghe anh mách nước không em bé? Bảo đảm em làm theo lời anh thì bận sau không đổ ly nữa đâu, đi đứng cũng thoải mái hơn nữa.
Lời nói đầy kẻ cả, nhưng Song Lan lưỡng lự đôi chút, rồi như bị cái vẻ tự tin kia thuyết phục, cô cũng đành gật đầu nhỏ nhẹ:
- Dạ, nếu anh biết thì xin chỉ dùm.
Liếc nhìn cô từ đầu đến chân, gã cười lớn:
- Có gì khó đâu, chỉ cần em bé dẹp phứt đôi giày gót nhọn này đi, kiếm đôi dép hoặc đôi giày bằng thường ngày thế vào là đi đứng bưng bê ngon lành ngay, khỏi đóng vai chị Bê bán hột vịt lộn nữa.
Gã nói tiếp với tràng cười ngã nghiêng sặc sụa:
- Nói thật nhe, nhìn tướng em cũng không đến nỗi nào mà kiếm đâu ra đôi giày cao nhọn gót đó thượng lên để phải đi đứng cóm ra cóm róm, trộm không ra ăn trộm... hi hi... mà giống y như hình vẽ phim hoạt họa vậy, coi tội nghiệp quá xá, em bé quê ơi!
Gương mặt Song Lan vụt đỏ vụt xanh. Cô quay phắt người cố đi nhanh vào trong như để thoát khỏi tiếng cười vang như chế giễu kia.
Ngồi phịch xuống băng ghế khuất trong quầy, cô mím môi cố kềm cơn tức, nước mắt cứ muốn trào ra dù cô cố nín nhịn.
Có ngốc cỡ nào cô cũng hiểu được gã thanh niên kia đang cười nhạo cái vẻ nhà quê của cô.
Vở kịch "Dưới hai màu áo" của Kim Cương ngày trước cô cũng có coi trên tivi, hình ảnh cô Bê quê mùa được mặc áo dài đẹp, mang đôi guốc mới đi lọng cọng từng bước ngày xưa đã gây những tràng cười cho cô và ngoại. Cô không ngờ bây giờ, có người lại đem cô ra cười đùa so sánh như hình ảnh hài hước ấy.
Cô không buồn vì mình vốn dĩ là dân quê, nhưng dân quê thì đã sao? Lên thành phố này một mình, cô cố làm việc, cố nuôi chí học hành đàng hoàng.
Tiền của ba má, ngoại giao lại cho cô để lo chuyện học hành, ngày đầu đến thành phố này, cô đã cẩn thận gửi ngân hàng. Không muốn hao phí nhiều vào số tiền ấy, cô đã lo kiếm việc và đi làm ngay. Nhìn quanh, cô tự thấy mình còn hơn được nhiều người thành phố kia mà.
Đừng nói chi xa, cô cũng có thể thấy mình còn hơn cái gã đen đúa ăn mặc lôi thôi, tóc tai thậm thượt kia nhiều. Giờ này cô đi làm để kiếm tiền, còn hắn thì dư thời giờ ngồi cà nhõng trên quán cà phê, chắc chắn là dân thất nghiệp vô công rồi nghề, hay ho gì mà lên mặt chê cô là nhà quê này nhà quê nọ.
Nhà quê thì đã sao? Nếu cố gắng thi đậu và học hành chăm chỉ vài năm, cô còn có cơ hội thành công trong cuộc sống, chắc chắn lúc ấy sẽ hơn hẳn cái con người kệch cỡm kia nhiều, lúc ấy để xem ai sẽ khi dễ ai.
Nghĩ đến đây, cơn ấm ức của Song Lan tan biến đi hơn nửa phần. Cô quẹt đi nước mắt vừa ướt đôi rèm mi. Không được yếu lòng thất vọng vì thứ người ấy khích bác cười cợt mình, cô phải mặc kệ những lời trêu ghẹo ác ý ấy, phải cố đứng vững mà sống mới được.
Song Lan cảm thấy nhẹ nhõm lòng khi tự nhủ như vậy. Cô chợt lia mắt xuống chân mình. Đôi giày trắng cao gót cô đã tốn công đi mua sáng nay ngoài chợ Sài Gòn thật tình đau chân quá. Cô bước từng bước mà phải ráng bấm ngón chân xuống để giữ cho khỏi nghiêng ngã. Đi đứng như vậy cũng khó. Hay là...
Song Lan đắn đo rồi cũng gật gù khi rút ra được quyết định. Đâu phải cô nghe theo lời nói nhăng của gã thanh niên thích nhạo báng người kia, cô thay giày chỉ là vì... tự cô muốn vậy thôi mà. Ừ, đó là tại cô thích vậy thôi.
Khúc Hát Lúc Ban Mai Khúc Hát Lúc Ban Mai - Khánh Mỹ Khúc Hát Lúc Ban Mai