Anyone who says they have only one life to live must not know how to read a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Bao Pu
Thể loại: Trung Hoa
Nguyên tác: Tù Nhân Của Nhà Nước – Nhật Ký Bí Mật Của Triệu Tử Dương
Dịch giả: Nguyen Quang A
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 57
Cập nhật: 2020-10-15 22:04:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Tựa Roderick Macfarquhar
ôi đã gặp Triệu Tử Dương chỉ một lần, khi tôi ghé thăm ông trong phòng ngủ khách sạn của ông ở London trong chuyến công du tháng Sáu 1979 của ông với tư cách người đứng đầu của một đoàn đại biểu Tỉnh Tứ Xuyên. Phòng đã đầy các đồng nghiệp của ông, tất cả đã hơi bị làm cho bối rối với sự xuất hiện đường đột của tôi giữa họ. Tôi đã biết về danh tiếng tăng lên của Triệu với tư cách bí thư thứ nhất Tỉnh Tứ Xuyên, vì ông đã đi tiên phong các cải cách trong nông nghiệp, và chuyến đi nước ngoài này đã là một cơ hội để ông tự học hỏi. Nhưng vào thời điểm đó các mối quan tâm học thuật của tôi đã mang tính lịch sử hơn: Giả như tôi đến Tứ Xuyên, ông sẽ có nói cho tôi về những kinh nghiệm của ông trong vận hành Tỉnh Quảng Đông trong những năm 1960? Ông sẽ vui vẻ làm vậy. Tôi đã chuyển cho một trợ lý danh thiếp của tôi và rút lui.
Từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, tôi đã hình thành vài ấn tượng không nghi ngờ gì là nông cạn nhưng vững chắc. Cán bộ Đảng lâu đời này đã là một người cởi mở, vui tính, và đầy sinh lực. Đáng tiếc, tôi đã chẳng bao giờ có khả năng củng cố các ấn tượng đó. Khi tôi tiến hành chuyến đi nghiên cứu tiếp của tôi đến Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã là Thủ tướng của nước này và tôi đã biết kỹ hơn để thử vượt qua các rào cản của nộ máy quan liêu của Bắc Kinh.
Những gì chúng ta có trong cuốn sách này là tường thuật cá nhân của Triệu về Thủ tướng, và muộn hơn Tổng Bí thư Đảng đã giống cái gì, và còn muộn hơn, việc sống dưới sự quản thúc tại gia đã giống cái gì. Các tư liệu cho chúng ta một cận cảnh về thế giới đồi bại của giới chính trị cấp cao Bắc Kinh như những kẻ theo hầu của Đặng Tiểu Bình— Tổng Bí thư Đảng Hồ Diệu Bang và Thủ tướng Triệu Tử Dương—đã chiến đấu nhân danh chương trình cải cách của Đặng. Phần lớn việc này đã được các học giả Tây phương lập tư liệu, nhưng ở đây chúng ta có một tường thuật về các cuộc đấu tranh nội bộ nằm ở dưới sự hỗn loạn mập mờ có thể thấy trên bề mặt.*
Điều nổi lên rõ ràng là, Triệu đã rất khoái vai trò của ông như Thủ tướng, kể cả sự nghiên cứu và suy nghĩ nó đòi hỏi, những sai lầm và những thất vọng, và sự toại nguyện đã đến với sự phát triển tăng tốc của Trung Quốc. Ông đã có các đối thủ của mình giữa “các lão thành” Cận vệ Già (Old Guard “elders”), đặc biệt Trần Vân và Lí Tiên Niệm. Trần đã là tiếng nói của lý trí kinh tế trong những năm 1950, mỗi khi Mao Trạch Đông đã đi trật đường ray, và ông đã vẫn tin rằng hệ thống Kế hoạch 5 Năm dưới sự kiểm soát tập trung mạnh đã có thể hoạt động thậm chí tốt hơn trừ những sai lầm của Chủ tịch; rốt cuộc, nó đã biến Liên Xô thành một siêu cường. Quả thực, Trần Vân đã đề xuất rằng Trung Quốc phải quay lại tương lai. Ông đã nghĩ ra mô hình về một ‘nền kinh tế lồng chim”: nền kinh tế kế hoạch đã là chiếc lồng và các con chim đã là nền kinh tế thị trường. Bằng cách này có thể ngăn chặn thị trường vượt ngoài tầm kiểm soát. Triệu đã kính trọng
* Về một tường thuật Tây phương toàn diện của thời kỳ này, xem Richard Baum, Burying Mao: Chinese Politics in the
Age of Deng Xiaoping (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1994)
Trần Vân—ông là người duy nhất trong số lão thành được thảo luận trong cuốn sách này mà Triệu thông thường gọi tên như “Đồng chí”—và đã luôn luôn thử đến thăm ông để thảo luận các chính sách mới và thuyết phục ông. Nếu điều đó đã tỏ ra là không thể, đã luôn luôn có thể nhờ đến Đặng để giữ Trần Vân trong hàng.
Lí Tiên Niệm đã là một nhân cách hoàn toàn khác, và Triệu có vẻ đã bày tỏ một sự không thích chủ động đối với ông ta ngay từ đầu. Lí đã là quan chức dân sự cấp cao duy nhất phục vụ cùng Châu Ân Lai suốt Cách mạng Văn hoá. Khi Hoa Quốc Phong leo lên lãnh đạo trong những ngày cuối của Mao Chủ tịch, Lí đã trở thành cố vấn kinh tế chính của Hoa và, giả như Hoa đã sống sót với tư cách lãnh tụ, ông đã có thể là một người quyền thế trong nước. Lí đã chẳng bao giờ khôi phục được điều này, sự oán giận của ông rằng Triệu đã thừa kế vai trò của ông cũng đã chẳng nguôi. Lí thường xuyên càu nhàu rằng những thành tựu của riêng ông trong thời kỳ ngắn giữa hai vua [Mao và Đặng] của Hoa phải được công nhận như phần của cơ sở cho sự tiến hộ hiện thời. “Những thành công kinh tế không phải tất cả là liên quan của cải cách. Chẳng phải đã có những thành công trong quá khứ nữa ư? Chẳng phải nền tảng đã được đặt trong quá khứ?” Thực ra, “đại nhảy ra ngoài-great leap outwards”—việc mua hàng loạt các nhà máy từ hải ngoại—của Hoa đã hết sức kéo quá căng nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng bởi vì Lí đã là một lão thành, chẳng ai đã chống lại ông, chắc chắn không phải Triệu, và như thế Lí đã cằn nhằn về sự ám ảnh của Triệu với “cách làm ăn nước ngoài,” sự sẵn sàng của ông để học từ những gì đã thành công cho các nền kinh tế Hổ Á châu, và thậm chí từ phương Tây. Lí, người muộn hơn đã được an ủi với chức người đứng đầu nhà nước, đã là đối thủ xuất sắc nhất của cải cách và, theo Triệu, “ông đã ghét tôi bởi vì tôi thực hiện những cải cách của Đặng Tiểu Bình, nhưng bởi vì đã là khó cho ông để công khai phản đối Đặng, ông đã biến tôi thành mục tiêu của sự phản đối của ông.”
Khác với vấn đề của ông với Lí Tiên Niệm, Triệu đã là người may mắn trong hai người lính cầm cờ của Đặng, chính Hồ Diệu Bang đã là người nhận được sự giận dữ từ các lão thành và những người bảo thủ. Theo Triệu, điều này đã bởi vì với tư cách Tổng Bí Thư, Hồ đã chịu trách nhiệm về chính trị và hệ tư tưởng, và những người bảo thủ đã thấy Hồ nhất quyết không quan tâm đến những lo ngại của họ. Triệu, người viết nồng hậu về Hồ, gợi ý rằng một phần bởi vì Hồ đã đồng cảm với các trí thức và đã không muốn hành hạ họ như họ đã bị trong Cách mạng Văn hoá. Hồ cũng đã có một khuynh hướng nói thiếu cân nhắc không quan tâm đến ấn tượng được truyền đạt. Thực ra, một sự khác biệt lớn giữa Hồ và Triệu đã là về khuyng hướng của Hồ để ép sự tiến bộ kinh tế nhanh hơn, không đếm xỉa đến ưu tiên của Triệu cho sự tiến bộ chậm hơn nhưng đều đặn. Cả hai đã tận tâm với việc đưa một nền kinh tế thị trường vào, nhưng Hồ đã có vẻ vẫn khát khao kinh tế học phong trào, kiểu-Maoist. Trong năm 1983, Đặng đã phải triệu họ đến và cốt để ra lệnh cho Hồ không được làm mất tác dụng các quan chức kinh tế của chính phủ. Triệu đã tin rằng Đặng đã mất niềm tin vào Hồ lâu trước một sự bùng nổ của các cuộc biểu tình sinh viên vào cuối năm 1986, mà đã trở thành dịp cho sự sa thải ông với tư cách Tổng Bí Thư; nhìn chung, được cho phép giữ lại tư cách uỷ viên Bộ Chính trị đã không phải là số phận quá xấu cho Hồ trong hoàn cảnh đó.
Nhưng Hồ đã có một ưu thế mà Triệu đã chẳng bao giờ có thể bắt chước. Ông đã làm việc tại trung tâm trong hầu hết sự nghiệp chính trị của ông, mà đã có nghĩa rằng ông đã có một khối cử tri (constituency), các mối quan hệ; quả thực, Triệu bảo chúng ta, Hồ đã bị cáo buộc bởi nhiều kẻ thù của ông về việc khuyến khích một phái Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, vì ông đã đứng đầu tổ chức đó trong những năm 1950. Ngược lại, Triệu đã hoạt động trong các bộ máy tỉnh ở những phần khác nhau của đất nước, và vào lúc được triệu về Bắc Kinh trong 1980, ông đã không có mối quan hệ nào, hay như ông diễn đạt, “ít kênh hơn. Vì thế một số việc dàn xếp đằng sau hậu trường vẫn mờ mịt đối với tôi, ngay cả bây giờ.” Thay vào đó, Triệu đã có khối cử tri chỉ có một người: Đặng Tiểu Bình. Tất nhiên, đã là khối cử tri một người tốt nhất để có, nhưng ngay cả Đặng đôi khi đã phải dùng thủ thuật né và xoay (bob and weave) khi đối mặt với sự phản đối mạnh từ các bạn lão thành của ông. Không ngạc nhiên rằng Triệu đã thiết tha đề nghị Đặng đừng từ chức mỗi khi Đặng đã nhắc tới khả năng này. Về phần mình, Đặng đã đảm bảo với Triệu cho đến tận tháng Tư 1989—chỉ một tháng trước khi sự nghiệp của ông bị đổ nát—rằng ông đã đảm bảo sự đồng ý của Trần Vân và Lí Tiên Niệm cho Triệu để giữ đủ hai nhiệm kỳ nữa với tư cách Tổng Bí thư Đảng, công việc mà Triệu đã nhận khi Hồ Diệu Bang bị sa thải trong tháng Giêng 1987. Nhưng trước khi quay sang pha cuối buồn bã đó của sự nghiệp của Triệu, đáng dừng lại để xem xét vai trò của ông trong chương trình cải cách.
Đặng thường được xem như kiến trúc sư của cải cách. Chắc chắn, không có sự thúc đẩy mạnh ban đầu của ông cho nó và cho sự mở cửa ra thế giới bên ngoài, thì sẽ đã không có chương trình như vậy. Vì thế trong số các lão thành ông đã vẫn là bố già (cha đỡ đầu) của nỗ lực (cải cách), sẵn sàng xông ra từ sự ẩn dật để bảo vệ nó chống lại bất cứ kẻ thách thức nào. Nhưng đọc tường thuật trần trụi (không tô điểm) và khiêm tốn (không khoe khoang) của Triệu về cương vị quản lý của ông, đã trở nên hiển nhiên rằng chính là ông hơn là Đặng đã là kiến trúc sư thật của cải cách. Chính Triệu đã là người, sau vô số tua kiểm tra, cuối cùng đã nhận ra rằng sự cam kết cho tập thể hoá nông thôn, được tái khẳng định khi Đặng quay lại quyền lực trong tháng Mười Hai 1978, đã là quá khứ, và người đã ủng hộ một hệ thống khoán hộ toàn quốc (national household responsibility system) như cách để phát triển nông nghiệp và nâng thu nhập trang trại. Như Triệu thừa nhận, không có sự ủng hộ của Đặng nó sẽ chẳng bao giờ có thể được tiến hành. Nhưng Đặng đã không tạo ra sự đột phá quan niệm. Triệu đã.
Cũng đã chính là Triệu, người nghĩ ra chiến lược phát triển duyên hải thành công to lớn. Đấy đã không phải là chính sách Đặc Khu Kinh tế được phát động sớm trong thời đại cải cách. Đúng hơn nó đã là một cố gắng để huy động tất cả các tỉnh duyên hải để phát triển một nền kinh tế, định hướng xuất khẩu, nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu, biến đổi chúng, và rồi xuất khẩu các sản phẩm với số lượng lớn ngang vậy. Đã có nhiều loại chống đối khác nhau mà Triệu đã vượt qua, nhưng lần nữa, một khi ông đã thuyết phục được Đặng, đã là việc lái buồm tương đối êm ả. Triệu đã nghĩ ra chính sách trong
1987–88 và nó đã tồn tại lâu hơn cái chết chính trị của ông, nhưng sau đó nó đã không
còn được nhắc tới như chiến lược phát triển duyên hải nữa bởi vì nhóm từ đã gắn chặt đến vậy với Triệu và không công trạng nào được phép trao cho ông ta.
Triệu cũng chịu trách nhiệm về những thất bại nữa. Một trong những vấn đề lớn trong cuối những năm 1980 đã là cải cách giá cả, nhưng muộn hơn trong cuộc tranh luận Triệu đã đồng ý để hoãn nó bởi vì tình trạng của nền kinh tế. Đây đã là một trong ít cơ hội mà ông và các đối thủ chính của ông, Thủ tướng Lí Bằng và Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm, đã ở cùng một bên. Nhưng Lí và Diêu đã lợi dụng các vấn đề kinh tế để cho Triệu ra ngoài lề. Đặng đã chịu khuất phục rằng Triệu sẽ vẫn chịu trách nhiệm chung về nền kinh tế ngay cả sau khi ông đã tiếp quản chức Tổng Bí thư, nhưng Lí và Diêu bây giờ ngày càng bỏ qua các đầu vào của Triệu. Với tư cách những người kỳ cựu của hệ thống chính trị Trung quốc họ đã nhanh chóng cảm thấy sự xói mòn quyền lực.
Thành tích của Triệu vẫn ấn tượng. Thậm chí còn ấn tượng hơn là, ông đã làm việc hầu như một mình ở mức của ông. Ông đã phát triển một nhóm trung thành của các quan chức cải cách những người đã làm việc cho ông, đáng chú ý là Bảo Đồng trợ lý của ông người vẫn dưới sự quản thúc tại gia cho đến ngày nay. Nhưng chính Triệu đã trước tiên là người để thuyết phục hay chiến đấu với các lão thành. Chính Triệu đã là người phải canh phòng lưng của mình vì cung và tên của “các đồng nghiệp” bị xúc phạm như Lí Bằng và Diêu Y Lâm. Chính Triệu đã là người phải cãi lý với các quan chức quan liêu tại mức quốc gia và tỉnh, những quan chức có lẽ đã không có một ý tưởng mới nào từ lâu trước Cách mạng Văn hoá, nhưng đã quyết tâm để bảo vệ địa bàn của họ và cách của họ để quản lý nó. Tuy nhiên, suốt những năm 1980, cho đến khi ông rời nhiệm sở, Triệu đã đang suy nghĩ, đặt câu hỏi, xem xét kỹ, thảo luận, và tranh luận về bước tiến tiếp theo. Đặng đã biểu lộ ra sự đánh giá tuyệt vời trong việc chọn Triệu như kiến trúc sư của chương trình cải cách.
Triệu đã chẳng bao giờ muốn sự cất nhắc chính thức lên vị trí Tổng Bí Thư. Ông đã thích việc đông đang làm và đã không muốn dính líu đến những tranh luận về lý thuyết hay chính trị. Giả như Đặng đã đưa ra ứng viên khác cho chức vụ [Tổng Bí Thư], Triệu đã có thể vui vẻ ở lại chức ông đã nắm. Nhưng chỉ những gợi ý về những tên dự khuyết đến từ những người bảo thủ đang chơi các trò chơi ngoắt ngoéo riêng của họ, mà Triệu đã ấu trĩ hiểu theo bề ngoài, nhưng bị Đặng nhìn thấu. Cho nên Triệu, thiên về bổn phận, đã bị bẫy.
Ông mau chóng nhận ra ông đã may mắn đến thế nào để có Hồ Diệu Bang giải quyết trở ngại suốt các năm đó. Triệu bây giờ đã thừa hưởng hai kẻ thù không đội trời chung mới: Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần (“Đặng nhỏ,” không có họ hàng gì với Đặng Tiểu Bình). Hồ Kiều Mộc đã là tay cầm bút cự phách, thư ký và người viết mướn ưa thích một thời của Mao. Đặng Tiểu Bình đã từ chối có bất cứ giao thiệp nào với ông ta trong một số năm. Đặng Lực Quần đã là một nhà lý luận cánh tả lâu đời với những mối tiếp xúc đáng kể giữa các lão thành bảo thủ. Ông đã vận hành một văn phòng nghiên cứu dưới Ban Bí thư trung ương đảng mà đã có thể dựa vào để tạo ra những ý tưởng và bình luận chống-cải cách nhất. Theo Đặng Tiểu Bình, “Đặng nhỏ” đã rất ương bướng, “giống một con la Hồ Nam.” Những người ủng hộ ông, mặt khác, không nghi ngờ gì đã nghĩ ông ta đã kiên quyết một cách đáng ngưỡng mộ trong việc đứng lên vì sự thật.
Triệu đã bày tỏ không sự quan tâm nào đến những cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Hồ Diệu Bang đã chiến đấu với Hồ Kiều Mộc và Đặng nhỏ, và họ đã xem ông là trung lập, quan tâm chỉ đến việc ngăn chặn những vấn đề ý thức hệ khỏi phá vỡ sự phát triển kinh tế. Nhưng khi Hồ Diệu Bang bị sa thải và họ nghĩ họ đã có thể lao vào một chiến dịch chống tự doa hoá tư sản, họ đã gặp phải sự phản đối của Triệu. Trong một mệnh lệnh ngắn Triệu đã đạt được cái Hồ Diệu Bang đã thất bại để làm: ông đã giải tán cơ sở quyền lực của Đặng nhỏ bằng việc thanh lý văn phòng nghiên cứu của Ban Bí thư trung ương, và đóng cửa các tạp chí cánh tả như Hồng Kỳ.
Như một sự đền đáp lại (quid pro quo), Triệu đã đề xuất rằng Đặng nhỏ được trao một ghế trong Bộ Chính trị tại đại hội Đảng tiếp sau, sao cho ông ta có thể thổ lộ các quan điểm của mình. Việc này đã được đồng ý, nhưng khi bước đầu tiên cần thiết phải được tiến hành—bầu cử vào Uỷ ban Trung ương mà từ đó các uỷ viên Bộ Chính trị được chọn ra—Đặng nhỏ đã không trúng cử. Bất chấp sự thống nhất sớm hơn của ông về sự cất nhắc của Đặng nhỏ, Đặng Tiểu Bình đã quyết định để việc bỏ phiếu có giá trị. Những người ủng hộ của Đặng nhỏ trong số các lão thành đã điên tiết và bắt đầu coi Triệu thậm chí còn tồi hơn Hồ Diệu Bang.
Thế nhưng Triệu đã cần có một chiến thắng nữa. Ông đã quyết định giải quyết một lần cho mãi mãi vấn đề mè nheo mà đã nằm dưới toàn bộ thời kỳ cải cách: Nếu Trung Quốc đã hoàn tất một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong những năm 1950, thì vì sao nó đang làm theo các phương pháp tư bản chủ nghĩa bây giờ? Ông đã quyết định lấy một cụm từ đã được dùng trong một số năm—“giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”—và quy cho nó một sự nổi bật lý luận mà cho đến nay nó đã thiếu. Việc này sẽ không phủ nhận các thành tựu xã hội chủ nghĩa đến giờ nhưng nó sẽ giải phóng Trung Quốc khỏi giáo điều xã hội chủ nghĩa cứng nhắc. Ông cũng đã thử làm vừa lòng mọi người bằng việc nhấn mạnh địa vị của “Bốn Nguyên tắc Cốt yếu,” được Đặng đề ra trong năm 1979: giữ vững con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính của giai cấp vô sản, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và Chủ nghĩa Marx-Chủ nghĩa Lenin–Tư tưởng Mao Trạch Đông. Triệu đã đề xuất rằng Hội nghị Toàn thể Uỷ ban Trung ương mà đã đưa Đặng quay lại quyền lực trong tháng Mười Hai 1978 đã ngầm định muốn nói rằng Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và cải cách và mở cửa đã ở trên cùng một mức ngang nhau và rằng đấy đã là hai điểm cơ bản, với sự phát triển kinh tế như tiêu điểm chính. Điều này được Bảo Đồng và các đồng nghiệp của ông biến thành một thành ngữ thông tục như “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản.” Không phải tất cả mọi người chào đón nó, nhưng Đặng Tiểu Bình thích nó, và đó mới đã là điều quan trọng. Ý tưởng đã trở thành tâm điểm của Báo cáo Chính trị của Triệu cho Đại hội Đảng thứ Mười ba trong mùa thu năm 1987.
Khi chúng ta quay sang các sự kiện của tháng Tư–tháng Sáu 1989, khi các sinh viên đã bắt đầu các cuộc diễu hành của họ tới Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ sự kính trọng của họ cho Hồ Diệu Bang, người đã mất ngày15 tháng Tư, có thể rằng các độc giả Tây phương có sự tiếp cận đến nhiều tin tức hơn Triệu Tử Dương đã có lúc đó. Điều này là một kết quả của việc xuất bản ở nước ngoài các tư liệu Cộng sản mật về cuộc khủng hoảng,* mà một vài trong số đó Triệu có lẽ đã chẳng bao giờ trông thấy, đặc biệt các biên bản của các cuộc họp của các lão thành những người đã quyết định về sự sa thải Triệu và sự lựa chọn người kế vị của ông. Những gì Triệu cung cấp ở đây là phân tích của ông về phong trào sinh viên và và chính sách của ông để giải quyết nó.
Triệu đã làm tức điên các đồng nghiệp bảo thủ của ông, như Lí Bằng, với thái độ làm bớt căng thẳng đối với các hoạt động sinh viên. Ông đã tin rằng sau các cuộc biểu tình ban đầu của họ, với việc xử lý thuyết phục đã có thể khiến các sinh viên quay lại trường học của họ. Với Lí Bằng hứa đi theo đường lối của Triệu, Triệu đã đi thăm Bắc Triều Tiên trong chuyến đi đã lên lịch từ lâu. Đáng tiếc cho Triệu, Lí Bằng đã tìm được một cách để lẩn tránh lời hứa của mình. Chẳng bao lâu sau sự khởi hành của Triệu, Lí Bằng đã đẩy các lãnh đạo của Thành uỷ Bắc Kinh để báo cáo đầu tiên cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và rồi cho Đặng. Báo cáo của họ đã đầy lửa và lưu huỳnh, tiên tri rằng nếu sự
* Zhang Liang, Andrew J. Nathan, and Perry Link, The Tiannmen Papers (New York: PublicAffairs, 2002) kiểm soát không được khôi phục ngay lập tức, đã có thể là một động loạn toàn quốc. Đặng, với những ký ức của ông về Cách mạng Văn hoá—trong thời gian đó con trai ông đã bị què suốt đời—đã chắc chắn bị ấn tượng bởi một báo cáo như vậy, và ông đã định rõ các sự kiện là “sự náo động chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa.” Triệu đã được liên lạc ở Bắc Triều Tiên và trong sự thiếu bất kể thông tin khác nào, tất yếu đã phải đồng ý với phân tích của Đặng. Lí Bằng đã đảm bảo rằng các lời và tình cảm của Đặng được bày tỏ ngay lập tức trong một bài Xã luận của Nhân dân Nhật báo vào ngày 26 tháng Tư. Tuy vậy, ngược với những kỳ vọng của Lí Bằng, bài xã luận, còn xa mới làm các sinh viên hoảng sợ để quy phục, đã làm cho họ tức điên thêm bởi vì các hành động yêu nước của họ đã bị miêu tả sai đến vậy. Vào ngày 27, các sinh viên đã lại tuần hành tới quảng trường, phá vỡ một hàng rào cảnh sát. Lí Bằng, với sự giúp đỡ của Đặng, đã kích động lại phong trào sinh viên.
Ngay vào lúc trở về của ông, Triệu đã thấy rằng cho dù có bao nhiêu bài phát biểu xoa dịu được đưa ra, những đoạn ngắn công kích của bài xã luận sẽ phải được rút lại nếu muốn làm yên phong trào sinh viên lần nữa. Nhưng những sự thẩm tra của ông đã cho biết cái ông đã biết rồi: Đặng không có ý định nào về việc cho phép bài xã luận bị từ bỏ. Thắng lợi lớn nhất của Lí Bằng đã là, cuối cùng ông đã tìm thấy một vấn đề chia rẽ quan hệ đối tác Đặng-Triệu. Triệu đã thử những cách khác hoà giải các sinh viên, nhưng vào giữa tháng Năm ông đã hết sự lựa chọn và biến dần khỏi quang cảnh chính sách. Khi sự phản kháng của ông đối với việc áp đặt quân luật đã tỏ ra vô ích, thời đại Triệu đã hết và tất cả cái còn lại đã là dự cuộc họp Uỷ ban Trung ương và chấp nhận sự sa thải.* Triệu, người đã chết trong năm 2005, đã phải tiêu nhiều thời gian dưới sự quản thúc tại gia hơn ông đã dùng để thử vận hành chương trình cải cách. Trong giai đoạn này, ông đã được phép tiến hành những chuyến đi thi thoảng đến những vị trí được quy định cẩn trọng, chơi những trận golf thi thoảng, và có những khách thăm chừng nào họ bị sàng lọc chặt chẽ.† Nhưng phần lớn thời gian của Triệu đã được dùng phản đối những sự hạn chế nhỏ mọn mà dưới đó ông bị giam cầm. Quan chức Đảng luôn tận tâm, ông đã trích hiến pháp nhà nước và điều lệ Đảng cho những kẻ cai tù của ông. Đến cuối cùng, ông có vẻ thành thật, nếu một cách ấu trĩ, tin rằng vào điểm nào đó các đối thủ của ông đã có thể vỡ dưới sức nặng của chủ nghĩa hợp pháp hoàn hảo của ông. Tất nhiên, họ đã không. Tính hợp pháp đã không xuất hiện chút nào trong việc xử lý vụ của Triệu, chỉ quyền lực và sự ổn định. Dường như cứ như Triệu đã vừa đến Bắc Kinh từ miền quê xa lắc và đã không nhận ra rằng luật không đóng vai trò thật nào trong đời sống chính trị Trung quốc. Nhưng có lẽ ông có được chút an ủi nào đó từ ý tưởng rằng ban lãnh đạo đã có sự sợ hãi thật sự về sự hỗn loạn mà ông đã có thể gây ra nếu người ta thấy ông trên phố.
Trong sự giam cầm, Triệu đã nghĩ về cải cách chính trị, các ý tưởng của Đặng, của
Hồ Diệu Bang, và của riêng ông. Ông đã kết luận rằng Đặng đã không thực sự tin vào cải
* Về bài phát biểu của Triệu tự bảo vệ mình, xem Yang Jisheng, “Zhao Ziyang’s Speech in His Own Defense at the
Fourth Plenary Session of 13th Central Committee of the Chinese Communist Party,” Chinese Law and Government
38, no. 3 (May–June 2005), pp. 51–68.
† Một trong những người đến thăm của ông, Zong Fengming (Tôn Phượng Minh), đã ghi lại những gì Triệu đã nói ngay lập tức sau khi ông quay về nhà sau mỗi cuộc viếng thăm (không việc ghi chép nào đã được phép trong nhà của Triệu); từ hoạt động thư ký này đã là cuốn Zong Fengming, Zhao Ziyang ruanjinzhong de tanhua (Tôn Phượng
Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng) (Hong Kong: Open Books, 2007). Xem bài phê bình
của Andrew Nathan trong China Perspectives, no. 3 (2008), pp. 136–42 cách chính trị, chỉ vào hành chính chặt chẽ hơn. Hồ đã không nghĩ toàn diện các ý tưởng của mình, nhưng tính hoà nhã của ông trong các chiến dịch chính trị và sự khăng khăng của ông về việc tha thứ tất cả những người đã bị bắt sai trong những chiến dịch trước đã dẫn Triệu để suy đoán rằng nếu giả như Hồ đã sống sót ông sẽ “đẩy cải cách chính trị của Trung Quốc về phía trước” theo hướng dân chủ hoá.
Triệu thú nhận rằng kể từ giữa-những năm 1980, ông đã là một nhà cải cách kinh tế và một người bảo thủ chính trị. Từ từ ông đã nhận ra rằng không có cải cách chính trị, thì chương trình cải cách kinh tế bị nguy hiểm: thí dụ, tham nhũng ồ ạt sẽ tiếp diễn. Vào
1989, ông đã sẵn sàng nói với lãnh tụ Soviet đang viếng thăm, Mikhail Gorbachev, rằng lập trường của Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ không thay đổi, nhưng phương pháp cai quản của nó phải thay đổi: luật trị (rule of law) phải thay thế nhân trị (rule by men). Ông đã muốn tăng tính minh bạch và thiết lập nhiều kênh đối thoại với các lực lượng xã hội khác nhau. Hơn nữa, ông đã cảm thấy các lực lượng xã hội phải được phép để tự tổ chức mình, hơn là bị yêu cầu quy phục các cơ quan do Đảng-nhà nước lãnh đạo. Triệu đã muốn
khả năng lựa chọn, dù hạn chế, trong các cuộc bầu cử của lập pháp quốc gia.
Sau đó, quan điểm của Triệu đã tiến hoá thêm. “Thật ra, chính hệ thống dân chủ đại nghị Tây phương đã chứng tỏ sức sống nhiều nhất. Có vẻ rằng hệ thống này là hệ thống sẵn có tốt nhất hiện nay.” Sự hiện đại hoá này đã gồm cả một nền kinh tế thị trường lẫn một hệ thống chính trị dân chủ hoá. Tại Trung Quốc, điều này có nghĩa một thời kỳ chuyển tiếp (transition-chuyển đổi) dài, một thời kỳ đòi hỏi hai sự đột phá của Đảng Cộng sản: cho phép sự cạnh tranh từ các đảng khác và tự do báo chí, và làm cho bản thân Đảng dân chủ hơn. Cải cách hệ thống pháp luật và việc thiết lập một nền tư pháp độc lập cũng phải được ưu tiên. Triệu kết luận với một cuộc tìm tòi ngắn, dựa vào kinh nghiệm, về việc đưa ra những cải cách như vậy sẽ khó đến thế nào.
Câu chuyện về tình trạng bị giam cầm của Triệu gợi hai suy ngẫm: Nếu một quan chức yêu nước chỉ đi đến kết luận rằng dân chủ là cần thiết cho Trung Quốc sau hàng năm chẳng làm gì trừ suy nghĩ, có cơ may gì cho một quan chức bận rộn ngày nay để có thì giờ nhàn rỗi hay sự an toàn để nghĩ những ý tưởng như vậy trong khi đang làm việc? Và nếu anh ta đã tìm được cách để đi đến một kết luận như vậy, thì anh ta sẽ thực hiện các ý tưởng này thế nào bất chấp chống đối của Đảng ở mọi mức của xã hội? Đã cần đến một thảm hoạ với tầm vóc Cách mạng Văn hoá để lay chuyển Trung Quốc ra khỏi mô hình kinh tế Stalinist. Trung Quốc không cần một Cách mạng Văn hoá khác, nhưng Đảng phải bị lay chuyển đến gốc rễ của nó để cho các lãnh tụ của nó suy ngẫm đi theo thông điệp cuối cùng của di chúc của Triệu Tử Dương.
Ngày nay ở Trung Quốc, Triệu chẳng là gì cả. Vào một thời ít hoang tưởng hơn trong tương lai, có lẽ ông sẽ được xem như một người trong dòng dõi có thanh thế đó của các quan chức Trung Hoa lưu truyền qua nhiều thời đại, những người đã làm việc chăm chỉ và tốt cho đất nước họ, nhưng họ đã đụng chạm với nhà cầm quyền. Tên của họ vẫn gây cảm hứng, rất lâu sau khi tên của các đối thủ thối nát của họ đã bị quên đi.
Roderick MacFarquhar là Giáo sư Leroy B. Williams về Lịch sử và Khoa học
Chính trị tại Đại học Harvard
Hồi Ký Triệu Tử Dương Hồi Ký Triệu Tử Dương - Bao Pu Hồi Ký Triệu Tử Dương