Most books, like their authors, are born to die; of only a few books can it be said that death hath no dominion over them; they live, and their influence lives forever.

J. Swartz

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2657 / 5
Cập nhật: 2016-06-02 00:11:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
hoa thật sự bị cuốn vào guồng máy làm việc của công ty do Hoài Thương đứng đầu. Anh phải thuyết phục mãi ba anh mới đồng ý để anh làm việc bên công ty gỗ. Tất nhiên anh phải hứa làm tốt công việc của anh tại phòng kinh doanh của gia đình anh. Ông Hưng chú ruột Khoa, cũng là người tài trợ vốn chính cho Hoài Thương đã chặn Khoa ở cửa phòng khách, khi anh đang vội vã ôm cặp bước ra:
- Khoa! Mới sáng sớm cháu vội vã điều gì vậy?
Khoa cười:
- Cháu chào chú! Cháu xuống Đồng Nai 9 giờ sáng nay, công ty tổ chức phỏng vấn số lượng lớn công nhân. Cháu là ngườI được giám đốc giao việc theo dõi. tên tuổi của những người phỏng vấn.
Ông Hưng cười ha hả:
- Được! Cha cháu tốn công tốn sức thuyết phục cháu về quản lý công ty thì cháu từ chối. Bây giờ chấp nhận đầu quân làm "lính" cho một cô gái. Quả thật chú không muốn tin, nếu không thật sự nhìn thấy cháu lúc này. Con bé này đúng là thỏi nam châm.
- Chú đừng chọc ghẹo cháu. Đàn ông thì già trẻ đều phải trải qua một lần con tim bầm dập tả tời trước một tiếng sét phụ nữ. Cháu đâu thể khôn hơn ba cháu mà nằm ngoài qui luật ạ! Chú tìm ba cháu thì ra vườn lan, giờ này ba cháu uống cà phê ở ngoài đó.
Ông Hưng cười:
- Chú biết! Nhưng gặp cháu ở đây chú muốn hỏi cháu vài câu, đảm bảo không quá 15 phút vàng ngọc của cháu. Được không Khoa?
- Dạ? Cháu sẵn sàng, mình vào Phòng khách hả chú?
- Khỏi, ngồi đại ở ghế ngoài này cho tiện.
Miệng nói, tay ông Hưng kêo Khoa ngồi xuống chiếc ghế đôn đặt dưới cây hoa ngọc lan ông thẳng thắn:
- Cháu thấy công ty gỗ hoạt động thế nào? Hoài Thương đủ bản lĩnh không?
Khoa trầm tĩnh:
- Hiện tại cô ấy tuyển trước ba mươi lao động thủ công. Cả tuần nay, cổ mua xỉ vôi, rồi xi măng, cát về, trực tiếp cổ đích thân. hướng dẫn công nhân trộn vữa, đóng gạch. Cổ ra mức khoán rõ ràng. Nhìn cô ấy thao tác thứ, cháu tưởng cổ từng làm việc đó. Ai dè, mấy người bạn trong ban điều hành nói với cháu, cô ấy đọc trong sách và đi học hỏi thêm ở một số thợ đổ chậu kiểng bê tông. Đàn bà gì rành rẽ hơn cả phải mày râu.
Ông Hưng điềm đạm:
- Chất lượng gạch đảm bảo không?
Trên ca tuyệt vời. Cháu lấy mẫu về cho ba cháu coi. Ba cháu tỏ ra thích lắm.
Anh rể cháu xây xong gian móng chắc Hoài Thương cung cấp đủ gạch xây dựng.
Ông Hưng gật gù:
- Quả thật "đàn bà dễ có mấy tay". Trước giờ chưa thấy công ty nào có cách làm táo bạo kiểu Hoài Thương. Chú hi vọng mình không lầm khi đặt niềm tin vào cô gái này. Thằng Hải thua con bé một bàn, chắc tức lắm.
Khoa ngỡ ngàng:
- Thua chuyện gì hả chú...
- Ờ! Thói thường, nhà thầu xây dựng luôn ăn trọn gói. Một thiên gạch, giá thị trường hai trăm rưỡi thì vào tay thầu được giao bao trọn vật tư, giá cả sẽ ở mức ba trăm ngàn đồng một thiên. Công ty của con bé này tốn khoảng vài chục ngàn thiên gạch, nếu cả xây bao tường rào, con số còn hơn tiền mua sắt đấy.
Khoa kêu lên:
- Lẽ nào chênh lệch nhiều vậy hả chú? Cháu cứ nghĩ chỉ chênh nhau "một phân thôi".
Ông Hưng chậm rãi:
- Cháu ngây thơ quá đấy. Nghề xây dựng nhanh giàu, đâu phải đơn thuần nhờ vào những hợp đồng xây dựng. Nếu không có khoản vật tư, chú nói thật, khó khăn lắm mới gồng gánh được công trình. Đủ thứ phát sinh, rồi các khoản tiền khó thanh toán ấy chứ. Nhưng bù lại, trúng thầu ba luôn vật tư, thì OK, nhà thầu phủ phê đã đành, mà thợ thầy cũng kiếm được chút gió thơm để thở.
Khoa chép môi:
- Hèn gì, cháu thấy anh Hải luôn tỏ ra căm ghét Hoài Thương.
Ông Hưng gật gù:
- Không căm sao được khi lẽ ra nó ẵm một số tiền cả trăm triệu bỏ vô túi riêng qua mặt ông già cháu hợp pháp, bởi luật làm ăn mà, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ. Cháu đã nghe qua câu này rồi chứ. Hoài Thương khiến nó xôi hỏng bảo sao không cay cú. Con bé này còn tiến xa đấy nhé Khoa.
Khoa chả hiểu câu nói của chú Hưng nhằm ám chỉ điều gì. Thì ông đã vỗ vai anh:
- Cháu đi đi! Chú không làm phiền cháu nữa. Hoài Thương là cô gái đầy bản lĩnh, cháu cần nắm bắt cơ hội, khi con tim cháu phát tín hiệu...ngọt ngào. Chậm chạp là húp...không khí đắng đó cháu. Chú sẽ ủng hộ cháu.
Khoa ngẩn ngơ. Anh đã đọc được câu nói đầy ẩn ý của ông chú. Trời ạ! chú anh qủa tinh mắt, lõi đời. Nhưng chú nào biết hiện tại Khoa chưa có một gian nào trong mắt Thương, nói gì đến một chấm lơ lững trong tim cô chứ?
Khoa nhún vai nhìn theo ông Hưng, anh mau chóng đẩy chiếc Suiuki Viva xuống sàn, vừa lúc mẹ anh chạy tới, bà kéo tay anh:
- Đi đâu thì đi, nhưng con đừng quên hôm nay là sinh nhật Bảo Trân. Mẹ đã hứa cùng con đến dự tiệc mừng con bé.
Khoa cau mày:
- Mẹ nhờ chị Quỳnh chở mẹ đến được không? Con lu bú công việc, chiều phải lo hoàn thành bản quyết toán kinh tế cuối năm của công ty. Con sợ hứa với mẹ rồi không về được, mẹ lại trách.
Bà Nam gắt nhẹ:
- Nhờ con Quỳnh thì nói làm gì, Bảo Trân nó đâu có chờ chị con. Để mẹ nói với ba con, phòng kinh doanh cả chục người, chả lẽ phải đích thân con làm bản tổng kết. Mẹ chờ con đấy.
Khoa không muốn giàng co với mẹ anh. Gì chứ, mẹ đã ca cẩm điều gì thì chí ít cũng cả giờ đồng hồ mới chịu thôi ảnh ậm ừ:
- Được rồI mẹ ơi! Tránh ra để con đi làm kẻo trễ giờ rồi. Con hứa về đúng giờ.
Bà Nam vẫn chưa yên tầm:
- 6 giờ khai tiệc, nên con phải về trước 5 giờ đấy. Hôm nay, con không thể lùi xùi như mọi ngày. Nhớ nghen!
Bà chép môỉ tự lắc đầu, bởi câu nói của bà chỉ có gió trời nghe, chứ thằng con qúi tử đã rồ máy xe, vọt nhanh khỏi cổng căn biệt thự Hú vía! Khoa tới công trình xây dựng nhà máy của Hoài Thường kịp lúc mọi người đang lục tục kéo nhau lên phòng hành chánh. Số lượng công nhân dự tuyển phỏng vấn đợt này khoảng ba trăm người chủ yếu là lao động thủ công.
Thương trực tiếp phỏng vấn họ, riêng số công nhân kỹ thuật vận hành máy, nhân viên văn phòng ban được giao cho Khoa cùng Hà Thu tuyển chọn.
Hoài Thương dặn:
- Cố gắng kiểm tra kỹ bằng cấp Kế toán. phải biết sử dụng máy vi tính, trình độ anh ngữ ít nhất là bằng A có khả năng đàm thoại, giao tiếp. Tương lai công ty chúng ta sẽ quan hệ làm ăn vớI đối tác nước ngoài. Vì vậy nhân viên văn phòng ban đòi hỏi phải có bằng ngoại ngữ.
Dặn xong, Thương tất tả đi ngay. Khoa rò mò hỏi Hà Thu:
- Giám đốc chắc nói tiếng anh khá lắm hả ông?
Hà Thu cười:
- Nói thế nào nhỉ. Thật ra Thương nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp 3. Thương không tiếp tục học đại học, dù cô ấy đậu hai trường:
kinh tế và sư phạm. Hồi học phổ thông, Thương là học sinh giỏi môn anh văn và môn hóa học.
- Đậu đại học sao lại không học tiếp?
Hoài Thương giàu kia mà?
Hà Thu nhẹ tênh:
- Chuyện này từ từ ông tự tìm hiểu lấy đi. Thương rất hoàn cảnh chứ không thuộc dạng vô tư ăn học như bọn tôi. Bây giờ thì vào việc chính đã.
Buổi sáng trôi qua thật chậm, bởi số lượng người tham gia phỏng vấn quá đông. Cũng may gần 12 giờ trưa, mọi việc đều hoàn tất. Nhìn nhanh bảng danh sách tên tuổi nhân viên do Khoa đưa, Hoài Thương khẽ mỉm cười:
- May quá! Coi như chúng ta tuyển đủ nhân viên các phòng ban. Vấn đề còn lại là trình độ năng lực công tác thực tế của mỗi người.
Hà Thu bình thản:
- Hi vọng chúng ta chọn đúng người, đúng việc. Nhưng cái bụng của tôi sôi sùng sục nãy giờ, tìm chỗ nào nạp năng lượng đi giám đốc ơi.
Hoài Thương cong môi:
- Làm ơn bỏ giùm cụm từ "giám đốc" ấy đi, không thôi ta hết thở nổi quá.
- Là giám đốc thì gọi là giám đốc, bạn bè là một lẽ, ta không thể "xô bồ".
- Thôi đi ông, còn giở giọng ấy với ta, coi chừng ta... bỏ đói về Sài Gòn luôn.
Thủy Tiên kêu lên:
- Đừng "cạn tàu ráo máng" nhanh vậy Thương! Mày quên còn anh Khoa nữa à! Sáng giờ mọi người làm việc đến khô môi rát họng, đói muốn chết, tao chạy xe không nổi nữa.
Hoài Thương cười hiền:
- Đùa thôi cho đỡ căng đầu óc ấy mà. Bây giờ thì xe ai nấy chạy nghen, phải ra ngoài ngã ba xa lộ mới có quán ăn.
Khoa nhẹ giọng:
- Cần phải vậy không, nếu còn làm việc buổi chiều nữa.
Thương nói:
- Ăn trưa xong, chúng ta về thành phố luôn. Tôi kẹt công việc cần giải quyết với ngân hàng chiều nay. Anh Khoa không bận thì giúp Thương khảo sát chất lượng công trình, phải hoàn thành việc xây dựng cơ bản mặt bằng trước mùa mưa.
- Tôi biết rồi.
Hoài Thương đãi mọi người một bữa cơm tùy cảm hứng, ai thích ăn món gì tự chọn. Vô tình, Khoa và Thương chọn món ăn gíống nhau. Hằng Dung lẫn Thủy Tiên được dịp chọc ghẹo cả hai. Hoài Thương giậm chân hù:
- Còn nói nữa ta mặc kệ mấy người, ta về đây.
Hằng Dung le lưỡi:
- Ôi trờI! Em đăng ký "tạm trú tạm vắng" ở nhà chị, tiền không một xu dính túi chị bỏ về, có nước em phải rửa chén trừ nợ bữa cơm à! Em xin lỗi!
Thủy Tiên không ngán trả tiền cơm, nhưng lại ngán nhỏ bạn "mít ướt" buồn thêm tội, nên cô cũng im luôn. Nhờ đó Hoài Thương mới được tự nhiên ăn uống.
Gần cuối bữa cơm, Thủy Tiên chợt kéo tay Thương:
- Mày nhìn kìa Thương! Trái đất này sao hẹp quá vậy.
Ngoại trừ Khoa, còn mọi ngươi đều nhận ra Thủy Tiên đang ám chỉ tới ai.
Ánh mắt Hoài Thương vụt tốI khi ngoài cửa quán, Diệp Bách đang khoác tay một cô gái bước vào giữa ban ngày ban mặt, lại ở quán cơm mà họ khoác tay nhau thật tình tứ.
Thủy Tiên khẽ nhếch môi:
- Tao thấy con nhỏ quen lắm. Sao mày nói nó là Việt kiều hả Thương?
Hằng Dung trễ môi:
- Chính xác, chị ta là con lai Mỹ, con gái bà Tám chủ hãng xe đò liên tỉnh, nhà ở ngoài thị trấn quê mình đó chị. Chị ta được đi diện con lai năm 98 cùng bà mẹ. Ông cha dượng ở lại, thừa kế sản nghiệp. Xứ mình nhắc đến gia đình ấy, ai còn lạ.
Thủy Tiên rùn vai:
- Hèn nào chị thấy mặt nó quen quá. Loại đàn bà dày mặt thế kia, tranh vợ cướp chồng người ta, quả là dễ hiểu.
Hà Thu xen vô:
- Tiên à? Mặc kệ họ đi.
- Thà không thấy mặt chứ thấy mà bảo ta im ta im không nổi.
Hoài Thương nghèn nghẹn:
- Mày vì tao được không Tiên?
Thủy Tiên tức tối nhìn theo Diệp Bách. Anh ta vô tình không nhận ra mọi người đang chỉ trích anh ta. Khoa chả biết chuyện gì bởi cách nói úp mở của cả bọn. Anh lờ mờ đoán nó liên quan đến Thương. Nhưng liên quan ở mức độ nào thì anh không thể biết. Vừa ăn. Khoa vừa âm thầm suy đoán và quan sát thái độ của mọi người. Cho đến khi Thương đứng lên lạnh lùng đi ngang qua bàn của hai người đó. Khoa nhận ra vẻ bàng hoàng thảng thốt của người đàn ông, vẻ kênh kiệu, khinh khi của cô gái lai Mỹ, mắt xanh da đen. Hoài Thương là gì của họ? Người đàn ông có bề ngoài hào hoa, đa tình ấy, quen biết thế nào với Thương. Câu hỏi chưa có đáp số Khoa tự hứa với lòng, nhất định tìm ra mối liên quan của họ.
Mỹ Linh nhận ra ngay vẻ thất thần của Diệp Bách. Cô cau mày:
- Anh sao vậy? Bộ anh bị mấy con nhỏ nhà quê đó hớp hồn à.
Cách nói của Mỹ Linh đầy trần tục, kiểu vô học, đồng thời cho Bách hiểu cô không nhận ra những người "đồng hương" bởi cô xuất cảnh hơn 7 năm rồi, lúc đó mấy cô gái cỡ Thương, Tiên chỉ đang ở tuổi "quàng khăn đỏ", Mỹ Linh đã nối tiếng "xinh đẹp" bởi khuôn mặt lai căng của cô. Nơi xứ sỡ Long Xuyên, phần đông con gái "trắng da dài tóc", còn Linh thì da đen. Màu da ngoại quốc.
Diệp Bách bối rối:
- Anh không sao?
- Không sao thì tốt. Nãy giờ em cứ ngỡ anh đang đi trên mây. Ăn nhanh đi anh, còn đi Suối Reo nữa. Lề mề, vào được SuốI ê tối mất.
Diệp Bách ơ hờ:
- Em nói xuống Long Khánh kia mà?
- Bây giờ em muốn thay đổi lộ trình. Em nghe nói suối Reo đẹp, có thác, có rừng như Đà Lạt vậy, nên muốn tới coi cho biết. Anh không giận chứ.
- Giận thì anh không dám, nhưng đã điện thoại báo cho bà cô ern rồi, để bà trông ngóng, em không thấy tội bà sao?
Mỹ Linh cười khanh khách:
- Tội lội xuống sông mà trừ. Tối mình xuống dưới cũng được vậy. Em thích mọi thứ bất ngờ hơn.
Diệp Bách khoát tay:
- Vậy thì tùy em.
Nhưng suốt buổi chiều hôm ấy, Diệp Bách luôn trầm lặng, ánh mắt Hoài Thương vừa đau đớn vừa lạnh buốt hiện trong tâm trí Bách càng lúc càng nhiều.
Anh không biết Thương xuống Đồng Nai làm gì? Cô rất ít khi đi xa, và chỉ ra ngoài khi cần giao tiếp việc hệ trọng. Cô đã trở về với nhóm bạn của cô năm xưa. Diệp Bách mong sao nhóm "4T" ấy giúp Thương vượt qua được cơn sốc do anh gây nên. Hoài Thương không có tội, và tận đáy con tim mình, người đàn ông ở độ tuổi 38 ấy vẫn nhức nhối bởi tình yêu duy nhất anh ta có được là Hoài Thương. Anh và gia đình anh đã phản bội cô, chỉ vì anh sắp phá sản. Anh cần chiếc phao để bấu víu. Mỹ Linh chính là chiếc phao vàng của anh. Anh không thể bị chết đuối. Anh đành nhắm mắt làm kẻ phụ tình Hoài Thương.
Buổi tối, anh cùng Mỹ Linh xuống Long Khánh nhưng chỉ 15 phút sau, anh nói với Linh anh phải về thành phố gấp vì một cuộc điện thoại. Anh khuyên Linh ở lại chơi với cô của Linh một tối, mai anh quay xuống đón. Mỹ Linh đồng ý sau khi dặn anh phải xuống sớm.
Diệp Bách lái xe về thắng căn nhà cũ, chần chừ một lát, anh bấm chuông cổng. Người mở cửa là Hằng Dung, không phải Thương. Hằng Dung nhếch môi:
- Anh đến đây làm gì vậy?
Diệp Bách thở dài:
- Mở cổng cho anh đi Dung? Anh muốn gặp chị Hai em.
Hằng Dung khô khốc:
- Gặp chị tui chi vậy? Mà anh đến đây, bà Mỹ lai anh bỏ cho ai?
Diệp Bách trùng giọng:
- Đừng cay cú anh nữa Dung! Anh biết lỗi của mình mà.
- Biết vào lúc này ư? Còn cách cứu vãn hay sao? Anh nên biết, anh và chị tôi đã ly dị nhau vì lý do gì chứ? Trong mắt anh, chị tôi là loại đàn bà lăng loàn, trắc nết, xấu xa. Chị tôi không bằng bà Mỹ lai. Vì thế xin anh để chị tôi được yên, đừng khuấy động mặt hồ nước cho nó nổi sóng lên nữa. Với chị tôi, anh đã là người xa lạ rồi.
Diệp Bách vẫn nói:
- Anh không tin. Hoài Thương yêu anh! Cô ấy nhất định hiểu anh. Cổ không thể quên anh.
Hằng Dung chua chát:
- Nhớ anh đế ăn lưỡi lam hay ăn xít à? Má anh đã cảnh cáo. Chị tôi đâu mãi ngu.
- Hằng Dung!
- Đừng năn nỉ vô ích. Chính anh là người đành đoạn, nên bây giờ níu kéo nữa làm gì. Anh về sống trọn đạo con hiếu thảo cho má anh vui đi.
Dứt lời, Hằng Dung xoay bước vô nhà. Diệp Bách kêu to:
- Không! Nếu không...gặp được Hoài Thương, anh không về.
- Anh...
- Em vô nhà đi Dung.
Giọng Hoài Thương chợt vang lên, giọng cô không âm sắc.
Hằng Dung xụ mặt:
- Chị Hai? Chị không được yếu lòng đấy.
Hoài Thương nhẹ tênh:
- Chị không sao đâu, em đừng lo. Chén nước đã đổ xuống đất, hốt sao được nữa hả em?
Rồi cô dửng dưng hỏi Bách:
- Anh gặp tôi làm gì nữa? Anh muốn đòi lại tiến à?
- Không! Anh... anh thấy nhớ em. Anh thấy buồn quá Thương à.
- Còn Mỹ Linh thì sao? Anh dám bỏ chị ta để tới đây tìm gì ở tôi? Giữa chúng ta mọi việc đã chấm dứt rồi mà.
Diệp Bách bứt rứt:
- Hãy nói cho anh biết, phải em đã có thai không Thương?
Hoài Thương khàn giọng:
- Có thì sao? Khi chúng ta đã ly hôn, đoạn tình đoạn nghĩa.
Diệp Bách kêu lên:
- Em không muốn con đủ đầy cha mẹ sao?
Hoài Thương đắng ngắt:
- Tôi muốn lắm chứ, nhưng tôi đâu thể xoay chuyển được quyết định của mẹ anh. Mà anh cũng chả cần quan tâm đến đứa trẻ chưa thành hình hài. làm gì.
Bởi không chừng, mẹ anh còn nhồi vào đầu anh rằng:
đứa bé là kết quả của mối quan hệ vô đạo đức ấy chứ. Nên tốt nhất anh cứ coi như không hề biết chuyện gì. Tôi đang suy nghĩ nên hay không nên cho nó ra đời đây.
Diệp Bách bàng hoàng:
- Em muốn bỏ nó ư? Đừng làm thế, ăc lắm Thương ơi!
- Để nó ra đời, sống vất vơ tai tiếng còn bất nhẫn hơn nhiều. Mà thôi, việc của tôi tôi tự biết giải quyết. Anh về đi!
Diệp Bách ôm đầu:
- Nếu anh muốn em tha thứ?
- Không bao giờ. Anh đừng nghĩ điên nữa.
- Anh linh cảm sẽ không có hạnh phúc bên Mỹ Linh. Anh muốn mặc kệ số phận để anh được có em như xưa.
Hoài Thương lạnh băng:
- Mong anh để tôi yên. Tôi không muốn là kẻ thù của mẹ anh, Hãy trở về làm đứa con hiếu thuận của mẹ anh. Tôi thành tâm khuyên anh đấy.
Dứt lời, Thương bỏ chạy vào nhà, mặc kệ Diệp Bách gọi phía sau cô đóng cửa phòng, Thương buông người xuống nệm.
Chiếc giường đôi vẫn hiện hữu trong phòng, mùi gối chăn của tình vợ chồng còn nồng nàn phảng phất quanh cô. Đâu dễ quên khi con tim vừa yêu thương đã bị những nhát đâm tơi tả.
- Chị Hai! Mỡ cửa cho em.
Tiếng Hằng Dung lo âu, dồn dập bên ngoài.
- Chị không sao, em đừng lo.
- Nhưng chị vào phòng cả giờ đồng hồ rồi, và cơm canh thì đã nguội lạnh.
- Chị không đói, em ăn trước đi!
- Không! Chị không mở cửa, không ra ăn cơm, em sẽ phá cửa luôn.
Nghe Hằng Dung hăm he, Hoài Thương ngán ngẩm. Tính con nhỏ này nói là làm, chả dọa suông. Đói bụng, cô quả có đói, nhưng mồm miệng thì nhạt thếch, chả muốn ăn chút nào. Nhưng nằm nữa e Hằng Dung phá cửa thật.
Cô chậm rãi bườc khỏi giường và đi mở cửa. Hằng Dung thuận tay đẩy rộng cánh cửa ra. Nhỏ nhìn cô chăm chăm:
- Phải chị còn nhớ đến anh ta không?
Hoài Thương rùn vai:
- Không!
- Chị nói dối. Em biết chị không dễ gì chấp nhận kết cục này. Nhưng sự thật đã rõ ràng, dẫu chị yêu anh ta nhiều tới đâu, thì bây giờ chị cũng phải đối diện sự thật, chị đã không còn là gì của anh ta nữa.
Hoài Thương yếu xìu:
- Chị cũng muốn nghĩ thoáng như em lắm. Nhưng khổ nỗi chị còn đứa con.
Nó đang mỗi ngày lớn trong bụng chị. Nó là một nhân chứng buộc chị quay quắt đớn đau với tình yêu hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay chị.
Hằng Dung chợt cao giọng.
Em xin lỗi. Lời nói của em có thể khiến chị buôn, chị giận em. Nhưng em cần phải nói. Diệp Bách, ảnh ta là loại đàn ông nhu nhược, ham mê gái, gió chiều nào xoay chiều ấy. Em thấy chị đã thoát nợ đời khi con Mỹ lai kia lấy Diệp Bách. Chị nên cám ơn mẹ anh ta nữa kìa.
Hoài Thương khắc khoảI:
- Em còn nhỏ, em chưa yêu nên chưa cảm nhận được tình yêu:
Một năm trước chị vẫn luôn như một cái bóng bên Bách. Còn bây giờ chị yêu ảnh. Chị chưa dễ quên Bách.
- Rồi chị sẽ quên khi gặp được người đàn ông khác. Trước khi lấy chị, Bách đã là cha của hai đứa con gái, Anh ta ham của lạ, chứ trái tim anh ta, em dám nói chả có sự rung động với ai cả sự ham muốn nhất thời, anh ta quên nhanh hơn chị nghĩ đấy.
Hoài Thương lắc đầu:
- Chị nghĩ ảnh cũng vì cùng đường thật.
- Chị đúng là nhẹ dạ, cả tin. Này nhé! Nếu anh ta thật sự phá sản, liệu mẹ anh ta chịu cho chị căn nhà và số tiền nửa tỷ không? Bao nhiêu đó không đủ họ sống sung túc ở quê à? Bà ta vui vẻ cho chỉ, vì so ra con nhỏ Mỹ lai còn đem về cho bà ta số tiền gấp 10 lần như thế. Bỏ con tép bắt con cả rô đó chị ơi!
Hoài Thương im lặng, Hằng Dung nói tới:
- Loại người thấy tiền tối mắt lạI như bà Bình, mấy năm làm dâu bộ chị không thấy sao? Bà ta dám cho không ai một hạt lúa à. Nhưng đồng ý để chị ly dị Bách, bà ta vừa được tiếng tốt lại vừa lời bộn, nên chị mới có phần tài sản đó thôi. Em mong chị đừng để trái tim lang thang nữa. Chị còn trách nhiệm với nhiều người.
Hoài Thương thở dài:
- Chị biết rồi. Bây giờ em ra ngoài đi nghen! Chị muốn yên tĩnh.
Hằng Dung lắc đầu:
- Em muốn chị cùng ăn cơm với em. Nên nhớ chị còn đứa bé nữa. Nhin ăn rồi sức đâu chị làm việc. Chị phải quên Bách, phảI vươn lên làm lại. Chị phải chứng minh cho bà Bình biết, không làm vợ Bách chị còn sướng hơn gấp mười lần. Chị phải làm cho được vai trò một giám đốc. Đi theo em. Hoài Thương nhắm mắt, giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên gò má mịn màng. Cô chỉ rơi nước mắt lần này nữa thôi. Bởi Hằng Dung nói đúng, trách nhiệm đang đè nặng trên vai, cô phải can đảm bước tới dù đường đờI cam go cỡ nào, cô vẫn phải ngẩng cao đầu. Bên cô còn nhóm "4T" thân thương và những người như ông Hưng, như Khoa luôn sẵn sàng giúp đỡ cô. Cô không có quyền làm họ thất vọng.
Hôm sau, Hoài Thương quyết định xuống công trình, trực tiếp điều hành mọi việc. Không hẹn, Khoa và cô gặp nhau ngay sân phơi gạch.
Khoa cười phô hàm răng đều tăm tắp:
- Cứ đà này việc xây dựng cơ bản nhà máy sẽ hoàn thành trước thời hạn.
Không tin nổi, người làm táo bạo cho cuộc khởi nghiệp, đầy ý tưởng tuyệt vời lại là Thương.
- Anh đừng đưa tôi đi tàu bay, tôi không quen những độ cao quá tầm tay đâu.
- Tôi nói thật, chứ không tâng bốc em. Khó tính cỡ ba và chú tôi, họ còn phải nể em. Mà này, em đã dự tính sẽ chuyên sản xuất loạI hàng nào chưa.
Hoài Thương điềm đạm:
- Ý tưởng thì nhiềa lắm anh ạ! Tôi chỉ sợ mình không có thợ chuyên môn cao và đầu ra của sản phẩm không có nơi tiêu thụ.
- Yên tâm đi! Tôi quen một số doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ, cả ngành xây dựng cũng cần mặt hàng này. Tôi sẽ giới thiệu họ, chỉ sợ em không nhận sự giúp đỡ của tôi.
Hoài Thương bình thản:
- Thương tệ dự vậy sao? Tôi không nhận sự giúp đỡ của anh, tại sao tôi còn nhận anh vào công ty chứ?
Khoa cười:
- Là Thương nói đấy nghen! Hứa với tôi, nếu em gặp điều gì khó xử trong công việc, em sẽ nhớ đến tôi, thế nhé!
Hoài Thương gật đầu thay câu trả lời. Từ ngày chia tay Bách, cô luôn né nhìn trực diện vào mặt đàn ông. Cô sợ những tia nhìn có nắng, có lửa, có cả yêu thương dịu dàng. Cô như con chim đã trúng tên một lần của người thợ săn. Cô muốn khép lại cánh cửa tâm hồn, vĩnh viễn, để cuộc đời này cô được bình yên lo sự nghiệp và lo cả đứa con đang tượng hình từng ngày.
Khoa nào hay niềm đau đang chôn giấu nơi Thương.
Hãy Đến Bên Em Hãy Đến Bên Em - Hồng Kim