Anger is like a storm rising up from the bottom of your consciousness. When you feel it coming, turn your focus to your breath.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: admin
Số chương: 42
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1343 / 13
Cập nhật: 2015-11-21 05:49:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
uy bây giờ gió đã tàn, nhưng không khí vẫn còn lạnh như trước. Ðêm đến nhưng không đem lại bóng tối. Bầu trời vẫn còn là màu xám, mặt đường phủ tuyết. Trong cái hoa viên lớn tuyết phủ, những chậu mai vàng được sắp xếp hai bên của một lối đi lát những phiến đá cao. Bị bao phủ bởi sương giá màu trắng, những cành mai trông giống như những cành ngọc, vô cùng đẹp đẽ.
Tiếp tục bước theo lối đi, Giác Dân, người anh, đã tới bậc thềm của một cánh phụ của một căn nhà một tầng ở bên trái hoa viên, và sắp bước qua ngưỡng cửa, thì một giọng nói con gái vang lên:
"Nhị Thiếu gia và Tam Thiếu gia về đúng lúc. Vừa mới bắt đầu ăn tối. Hôm nay nhà có khách."
Người vừa lên tiếng là con nô tỳ Minh Phương, một đứa con gái mười sáu tuổi. Tóc nó quấn lại thành một đuôi xam dài xuống lưng. Cái hình dáng mảnh mai trẻ trung của nó quấn trong một chiếc áo độn bông vải xanh. Khi nó cười, những lúm đồng tiền hiện lên đôi má rắn chắc mạnh khoẻ của khuôn mặt trái soan. Nó ngây thơ nhìn hai anh em với đôi mắt long lanh sáng, không một chút nhút nhát hoặc do dự nào.
Ðứng sau Giác Dân, Giác Tuệ mỉm cười với nó.
Giác Dân trả lời, "Ðược rồi, để chúng ta cất dù đi rồi sẽ ra ngay." Chàng bước vào cửa, không cho cô gái nhìn nữa.
Giác Tuệ gọi từ bậc thềm, "Minh Phương, khách là ai thế?"
"Bà Trương và cô Ngọc Cầm. Mau lên đi." Minh Phương quay lại và bước vào toà nhà chính.
Giác Tuệ mỉm cười nhìn theo cái hình dáng đang rút lui cho đến lúc cửa đóng lại sau lưng Minh Phương. Rồi chàng vào phòng riêng, đụng phải người anh đang đi ra.
Giác Dân hỏi, "Em và Minh Phương nói chuyện gì mà lâu thế? Mau lên! Ðồ ăn sẽ hết nếu em chậm chạp lâu hơn nữa."
Giác Tuệ liệng cây dù xuống sàn nhà. "Em sẽ đi theo anh bây giờ. Em không cần phải thay quần áo. Quần áo em không ướt."
"Thực là cẩu thả! Tại sao em không thể làm việc cho đúng? Người ta thật là đúng khi nói Thay đổi một ngọn núi dễ hơn là thay đổi cá tính!" Tuy Giác Dân nói một cách chỉ trích, chàng vẫn tỏ ra vui vẻ. Chàng cầm cây dù nhỏ nước, mở ra và cẩn thận đặt lên sàn nhà.
Giác Tuệ nhăn mặt nhìn. "Em có thể làm gì được? Ðó là con người của em. Nhưng em nghĩ anh đang vội. Chính anh là người làm cho chậm trễ."
"Em miệng lưỡi thực là sắc bén. Không ai nói lại được em!" Giác Dân bước ra như thể trong một cơn giận dữ.
Giác Tuệ biết rõ tâm tính anh, như Giác Dân biết chàng vậy, vì thế chàng không hoảng hốt. Mỉm cười, chàng đi theo Giác Dân, tâm trí chỉ nghĩ tới con nô tỳ xinh đẹp. Những ý nghĩ về con nô tỳ biến mất trước cái cảnh chàng trông thấy khi bước vào toà nhà chính.
Ngồi quanh một cái bàn vuông là sáu người. Về phía xa nhất, chỗ danh dự, là bà Châu, kế mẫu chàng, và bà Trương, cô ruột của chàng. Về bên trái là người em gái họ tên là Ngọc Cầm - con gái bà Trương - và Thụy Giao, vợ của anh cả chàng là Giác Tân. Về phía gần nhất là Giác Tân và cô em gái Thục Hoa của chàng. Hai chỗ ngồi phía tay mặt vẫn còn để trống.
Hai anh em Giác Tuệ cúi đầu chào bà Trươong và chào hỏi Ngọc Cầm, rồi ngồi vào hai chỗ còn trống. Một con nô tỳ mau lẹ bưng chén cơm cho hai anh em.
Bà Châu tay cầm chén cơm, dịu dàng hỏi hai người, "Tại sao hai con hôm nay về trễ thế? Nếu cô của các con không đến chơi ngày hôm nay, thì chúng ta đã ăn xong cơm tối rồi."
Giác Dân trả lời, "Chiều nay chúng con không có lớp, nhưng giáo sư Chu muốn chúng con diễn thử vở kịch. Chúng con mất nhiều thì giờ là vì thế."
Bà Trương nửa quan tâm nửa lịch sự nói, "Trời chắc lạnh lắm sau trận bão tuyết lớn này. Các con có ngồi kiệu về nhà không?"
Giác Tuệ vội trả lời, "Không, chúng con đi bộ. Chúng con không bao giờ đi kiệu!"
Giác Tân giải thích với vẻ chế riễu, "Giác Tuệ không bao giờ để người ta thấy nó ngồi kiệu. Nó là một người nhân bản."
Mọi người đều cười. Vừa tức giận vừa khó chịu, Giác Tuệ cúi đầu xuống, tập trung vào đồ ăn.
Giác Dân lễ phép trả lời bà cô, "Bên ngoài thực sự không lạnh lắm, và gió ngừng rồi. Chúng con vừa đi vừa nói chuyện, đúng ra chúng con thấy thoải mái lắm."
Ngọc Cầm hỏi chàng, "Khi nào trường anh trình diễn cái vở kịch anh vừa nói đến?" Nàng trẻ hơn Giác Dân vài tháng. Ngọc Cầm được coi là người con gái đẹp nhất trong những cô gái liên hệ tới gia đình nhà họ Cao, và cũng là người hoạt bát nhất. Nàng đã vào trường nữ học lúc còn nhỏ, và bây giờ đang học năm thứ ba của trường Nữ Sư Phạm.
"Có lẽ khi khoá mùa xuân khởi sự. Khoá này chỉ còn hơn một tuần nữa thôi. Khi nào kỳ nghỉ mùa đông của em bắt đầu?"
"Tụi em bắt đầu tuần vừa qua. Họ nói trường thiếu tiền, đó là lý do tại sao năm nay tụi em được nghỉ sớm." Ngọc Cầm đã ăn xong và buông chén đũa xuống.
Giác Dàn nói, "Tất cả ngân quỹ giáo dục của tỉnh đều dùng cho chi phí quân sự. Trường nào cũng chịu cảnh ấy. Ðiều khác duy nhất là trường của anh bị trói buộc bởi hợp đồng với các giáo sư ngoại quốc. Họ được hưởng lương dù dậy hay không, như vậy... anh nghe nói hiệu trưởng của trường anh có liên hệ với tổng đốc, vì thế tiền cho trường anh không quá chặt chẽ."
Giác Dân cũng bỏ chén xuống. Minh Phương đưa cho chàng một chiếc khăn ấm để lau mặt.
Giác Tân nói, "Chừng nào các em vẫn còn đến trường học thì có khác gì đâu?"
Bà Trương hỏi Ngọc Cầm, "Tên trường của mấy đứa là gì, mẹ quên mất rồi."
Ngọc Cầm vui vẻ trả lời, "Mẹ có một ký ức khủng khiếp quá. Trường ấy là Trường Ngoại Ngữ. Mẹ đã hỏi vài lần rồi mà."
Bà Trương mỉm cười. "Ngọc Cầm, con đúng lắm. Mẹ già rồi; ký ức của mẹ không giúp cho mẹ. Hôm nay mẹ ăn một ván mà chược mà quên không lấy tiền."
Ðến đây mọi người đều ăn xong cả rồi và lau mặt bằng khăn ướt. Bà Châu đề nghị, "Hãy sang phòng bên." Bà đẩy ghế lùi lại và đứng lên. Người khác cũng đứng dậy, và bước ra cùng nhau.
Giác Dân đi sau cùng và khẽ nói với Ngọc Cầm, "Sau mùa hè này, trường anh sẽ nhận nữ sinh."
Mặt Ngọc Cầm rạng rỡ vì vui thích. Ðôi mắt to long lanh của nàng chăm chú nhìn chàng, như thể chàng đem lại cho nàng cái tin vui nhất.
"Thực không?" Nàng hỏi, vẫn còn nghi ngờ. Nàng sợ Giác Dân chọc quê nàng.
"Thực như thế. Có bao giờ anh nói sai với em điều gì không?" Giác Dân nhìn người em trai đứng bên cạnh. "Nếu em không tin anh thì hỏi Giác Tuệ mà coi."
Ngọc Cầm trả lời với một tiếng cười hứng khởi. "Không phải là em không tin anh. Chỉ vì cái tin tốt đẹp này đến bất thình lình quá."
Giác Tuệ nói, "Chuyện ấy thì đúng rồi. Nhưng chương trình ấy có thể thực hiện được hay không lại là một vấn đề khác. Tứ Xuyên có quá nhiều nhà luân lý phong kiến, và ảnh hưởng của họ rất lớn. Chắc chắn họ sẽ phản đối chuyện này. Con trai con gái trong cùng một trường ư? Ðó là một việc họ chưa bao giờ nghĩ tới trong những giấc mơ hoang dại nhất của họ."
Giác Dân cãi lại, cố an ủi Ngọc Cầm. "Chuyện này không liên hệ vói họ đâu. Chừng nào ông hiệu trưởng còn giữ vững lập trường, chuyện ấy còn có thể thực hiện được. Ông hiệu trưởng nói nếu không có con gái can đảm ghi danh, ông sẽ bắt vợ ra ghi danh!"
Ngọc Cầm quả quyết nói, "Em sẽ là người đầu tiên ghi danh!"
Bà Trương gọi to từ phòng bên cạnh. "Ngọc Cầm, tại sao con không vào đây? Tại sao các con cứ đứng ngoài cửa như thế?"
Giác Dân khuyến khích Ngọc Cầm, "Hãy hỏi mẹ em xem em có thể đến phòng anh được không. Anh sẽ cho em biết mọi chi tiết của chuyện này."
Ngọc Cầm gật đầu, rồi bước lại với mẹ và nói một vài câu vào tai bà. Bà Trương cười, "Ðược rồi, nhưng đừng lâu quá."
Khi Ngọc Cầm và hai anh em rời khỏi toà nhà chính, nàng có thể nghe thấy tiếng lách cách của những quân ngà trên bàn gỗ. Nàng biết mẹ nàng phải chơi ít nhất bốn bàn mà chược.
Dòng Thác Cuốn Dòng Thác Cuốn - Nguyễn Vạn Lý Dòng Thác Cuốn