Số lần đọc/download: 2353 / 65
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Chương 3
T
hực tế thì tôi không thể nào đám xuống một cái hầm thuộc loại siêu như vậy, nhưng về mặt tâm lý thì tôi thấy như đã có một cái bửu bối gì che chở cho mình, nên cũng yên tâm mà sưu tầm tài liệu để viết về Đồng Khởi.
Tôi bỏ qua việc kiếm vợ để lo “việc nước”, tức là sáng tác. Lúc bấy giờ ở Hà Nội, báo Văn Nghệ lâu lâu mới nhận được bài của Anh Đức hay Giang Nam. Chúng nó nói toàn chuyện lên mây gỡ vảy rồng, xuống biển xỏ mũi kình ngư. Nhưng khi tôi về đến R thì thấy chúng nằm chèo queo rên hừ hừ. Thằng Đức thì còn đi được một chuyến xuống tới Rạch Giá quơ được tài liệu mồm rồi phịa ra cái Hòn Đất, do nhà xuất bản Văn Nghệ in. Tố Hữu bắt bác sĩ Trần Hữu Tước, chủ nhiệm khoa Tai, Mũi, Họng Bệnh Viện Bạch Mai, dịch ra tiếng Pháp để bịp thế giới. Tôi có liếc sơ vài trang thì thấy nó rất đúng lập trường chống Mỹ của đảng. Tôi không bao giờ đọc hết một trang của anh bạn văn này vì tôi thấy nó viết bằng lập trường hơn là cảm xúc.
Bây giờ đến phiên tôi phịa ra một cái tiểu thuyết Đồng Khởi kiểu Hòn Đất.
Tôi bắt đầu tìm tài liệu ngay trong gia đình bà cụ tôi, nơi cô Hai chi ủy và bà Bảy đảng ủy. Cô Hai bằng tuổi tôi. Hồi đầu kháng chiến trong lúc cô đội nón rơm, mặc đồ tây, lưng đeo dao găm hò hét thiếu nhi đi nhịp “một hai” và hát “Lên Đàng” thì ở trong Cầu Mống tôi cũng làm như vậy. Sau hai chục năm gặp lại nhau, một người làm chi ủy, một người tập kết mới về.
Còn bà Bảy tôi, thật tình tôi không hiểu tại sao bà vô đảng và làm tới đảng ủy? Bà học chữ nho nơi ông cụ tôi, từ nhỏ không đến trường, khuê môn bất xuất chuyên theo bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh, thêu thùa rất khéo nổi tiếng cả một vùng, mở lớp dạy học trò tại gia. Một người con gái đọc chữ nho ron rót lại vô đảng. Ai dám giới thiệu? Thế mà bà đã vô.
Một hôm nhân lúc cô Hai đi họp về ghé qua. Cô tích cực thấy mà ngán. Cô có con nhỏ, cô bế lội mương lội xẻo đi họp, đi “chỉ đạo công tác” hằng ngày, không mấy khi cô có mặt ở nhà. Bà cụ tôi bảo:
- Nó làm kiểu đó, con nó lên ba là nói chính trị nghe mà mệt cho coi.
Cô vào nhà vừa để bé lên võng, tôi nói ngay:
- Cô cho cháu hỏi thăm vài vấn đề địa phương chút cô Hai.
- Ừ hỏi thì hỏi đi. Cô nói cho nghe mặc tình mà viết..
- Ở ngoài Bắc cháu có nghe chuyện đấu tranh của đạo quân đầu tóc của Tạ Thị Kiều.
Cô ngơ ngác:
- Tạ Thị Kiều nào?
- Dạ Tạ Thị Kiều anh hùng quân đội.
- Hồi nào?
- Dạ trước khi cháu về Nam, cháu có dự một hội nghị “anh hùng giải phóng” trong đó có cô Kiều.
- Sao cô không biết? Quê cô ta ở đâu?
- Ở An Thành, là xã có Mả ông Hàm Văn gần Thom.
- Cô đi họp huyện ủy hoài sao cô không biết? Nếu có người trong huyện đi ra Bắc thì phải thông qua huyện ủy chớ. Cô ta chừng bao nhiêu tuổi? Hình dáng ra sao?
- Dạ cổ chừng hai mươi lăm, nghe nói là chưa có chồng. Cổ rất sợ chó con. Hễ thấy chó con là chết ngất. Cổ báo cáo chiến thuật đoạt bót của cổ bằng con khỉ.
- Chuyện gì lạ vậy, cô không biết gì hết!
- Cổ báo cáo rằng cổ dùng con khỉ nhử tụi lính ra khỏi lô-cốt và hò du kích xung phong lấy lô-cốt.
- Cô không biết chuyện này trong huyện như vậy hết. Nếu có là cô phải biết.
Tôi bèn hỏi sang đạo quân đầu tóc. Cô nói:
- Có thể ở đâu trên Phước Hiệp, Định Thủy gì đó, chớ ở dưới này, Minh Đức, Hương Mỹ, Tân Trung, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, An Định, Thành Thới, An Thới do cô phụ trách thì không có quân nào gọi là quân đầu tóc.
Tôi mới vỡ lẽ ra cô là huyện ủy viên.
- Vậy sao ở ngoài cháu nghe chính tên các xã cô vừa kể là xuất phát điểm của quân đầu tóc. Báo kể chính danh các xã mình cháu mừng muốn chết đây mà! Quê hương mình anh dũng như vậy cho nên cháu mới lặn lội về đây để “viết báo”.
Thấy cô ngồi lặng thinh có vẻ bối rối, tôi hiểu ngay cái nghiệp báo của nhà mình nên tôi lảng sang vấn đề khác.
- Còn ba cây súng ngựa trời như thế nào, cô?
- Cái đó thì có. Hầm chông, lựu đạn gài cũng có. Để cô viết cho miếng giấy giới thiệu cháu với mấy đồng chí có trách nhiệm hồi đó. Nhưng cháu phải chịu khó móc họ ra chớ bây giờ họ cầu an bảo mạng không chịu làm gì nữa hết. Có nhiều người muốn ra vùng meo đóng vai lem nhem.
- Nghĩa là sao cô?
- Là ở trong này bom đạn ác liệt quá, họ không chịu nổi nên men ra vùng trái độn, mặc áo trắng, gặp lính như dân chợ. Thời buổi này mà mặc áo trắng là đầu hàng địch rồi cháu ạ. Cháu sẽ thấy. Số này không ít đâu. Chi bộ họp đề ra nhiều biện pháp kỷ luật nhưng vẫn không kết quả.
Buổi nói chuyện đầu tiên không mấy gì mỹ mãn cho cả cô lẫn cháu. Cô bất mãn, còn cháu hoang mang.
Tôi hơi thối chí. Vì tôi biết đây là cái ngón của Ban Tuyên Huấn Trung ương. Tố Hữu bẽm mép phi thường. Cả ngàn văn nghệ sĩ dưới quyền chỉ huy của hắn, hắn xoay bề nào phải chịu bề nấy. Trước đây, khi Hòa Bình vừa lập lại, bộ đội Nam Bộ tập kết ra Bắc, có mấy chiến sĩ được chọn và trao tặng danh hiệu “Anh Hùng Quân Đội”. Tôi là nhà văn Nam Bộ duy nhất được “danh dự” (!) mời ra Hà Nội để viết về thành tích của Anh Hùng Sơn Ton người Miên lai thuộc bộ đội địa phương Sóc Trăng. Điều tra xong, tôi báo cáo lên cấp trên rằng đây không phải là một anh hùng. Nếu Sơn Ton là anh hùng quân đội thì bất cứ chiến sĩ nào cũng có thể là anh hùng quân đội được cả. Trước khi chia tay tôi cổ hỏi Sơn Ton tại sao như vậy? Sơn Ăn nói rằng “Ở trên Ban Thi Đua Trung Đoàn đem cả thành tích của huyện Long Phú đắp vào cho tôi!”
Chuyện này tôi viết lên báo Việt ngữ hải ngoại một vài lần rồi, nhưng quên cho anh ta đi “song ca” với chiến sĩ gái Tạ Thị Kiều. Nay bỗng dưng nhớ lại.
Lúc ở ngoài Bắc tôi có được “danh dự”, cũng danh dự, gặp nữ anh hùng Tạ Thị Kiều mà Trung ương đặt ngang hàng với Nguyễn Thị Chiến của Miền Bắc. Cô đã lên diễn đàn kể chuyện dùng chiến thuật con khỉ chiếm ba lô-cốt
một lúc, làm thính giả gồm có cả đại tướng khâm phục vỗ tay rần rần. Các nhà báo chớp ảnh nháy lia, ghi chép đã đời. Tôi nữa, tôi quơ ngay tài liệu đem về thức đêm “sáng tạo” ra cái truyện ký “Lửa Quê Hương” đăng báo Văn
Nghệ được độc giả lẫn ở trên khen kịch liệt.
Cái ngọn Lửa Quê Hương nhen nhúm suốt con đường Trường Sơn, tưởng thành hỏa diệ sơn, nào ngờ về đến Quê Hương thì lửa kia tắt rụi. Nhưng chưa hết, sau đó ít lâu, tôi mò tới tận nhà vị “nữ anh hùng” tác giả chiến thuật khỉ kia. Tôi chẳng hiểu như thế nào cả. Nhưng cũng còn hi vọng ở nhiều nguồn tài liệu khác.
Tôi được cô Hai cho tiếp xúc với mấy người đã từng biết hoặc xử dụng súng ngựa trời. Đây cũng lại là một thần thoại do báo Nhân Dân sáng tác nên. Súng ngựa trời đã từng là một loại vũ khí giúp cho giải phóng quân “chiến thắng oanh liệt, đánh cho quân Mỹ Ngụy những trận xiển niển”. Hỗ trợ cho cây súng thần thông này là chông ba lá, lựu đạn gài, ong vò vẽ và kèn trận làm bằng tàu đu đủ. Tôi đã từng đọc một câu thơ từ Miền Nam gởi ra, mô tả chiến công của giải phóng quân, mà còn nhớ tới bây giờ.
… Thổi kèn đu đủ mà đồn rút lui.
Nghĩ ghê gớm thật. Báo Nhân Dân là một tờ báo nói láo nhất thế giới mà Ban Tuyên Huấn Trung Ương của Tố Hữu là một ban bầu cua xảo quyệt lừa đảo phi thường.
Bạn đọc chắc ít ai biết cuốn sách “kể tội Mỹ Ngụy” mang tên “Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc”. Trên hai trăm năm chục trang sách đặc nghẹt những cảnh rùng rợn “chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam ” thôi:
Một binh sĩ Sài Gòn tên Hoàng Văn Đáp đi trận về gặp con chết bó chiếu đem chôn, những cảnh lính Sài Gòn bắt một thanh niên mổ bụng lấy gan xào ăn, anh thanh niên được thả ra chạy hoảng rồi ngã xuống chết v.v… viết dưới hình thức những bức thư ngây ngô ngắn gọn xử dụng triệt để ngôn ngữ Nam Bộ. Mỗi bài đều ký tên bà X, ông A, chị B… là những người trong cảnh hoặc từng mục kích những cảnh hãi hùng đó.
Nhưng nào ai biết được tác giả những bức thư là sáng kiến của Tố Hữu được thực hành bởi một đám gốc dưa hấu làm việc ở Ban Thống Nhất của tướng Nguyễn Văn Vịnh. Vịnh thực hành “sáng kiến” đó. Một thằng bạn của tôi phụ trách việc này cho biết như thế, mà không cần hắn cho biết chuyện đó, tôi cũng đoán được.
Tôi hỏi hắn sao không nhờ Hội Nhà Văn? Hắn nói thẳng:
- Nhà văn tụi mày hay trở cờ lắm, vả lại đám tay ngang viết càng ngô nghê, càng trật cú pháp càng làm cho độc giả dễ tin.
Sẵn đây tôi cũng kể luôn vài vụ bịp na ná như vậy. Đâu khoảng 58-59 gì đó, đài Hà Nội và báo Nhân Dân đưa tin vụ “thảm sát Phú Lợi” bảo:
- Ngô Đình Diệm đã bỏ thuốc độc giết trên hai ngàn tù nhân ở Phú Lợi.
Thế là cả Miền Bắc vang lên tiếng hô “đả đảo”. Rồi Trung ương ra lệnh cho dân biểu tình tuần hành ở Hà Nội và các thành phố Nam Định, Hải Phòng, Hà Đông, Thanh Hóa… “chống Ngô Đình Diệm!”
Cũng Tố Hữu bày ra “thức đêm sáng tác gây căm thù” và làm bài “Thù muôn đời muôn kiếp không tan” trước tiên trên báo Nhân Dân. Kế đó là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, v.v.. thức đêm làm thơ! Thơ quá hay nên tôi chẳng còn nhớ câu nào. Khi tôi về Sài Gòn, tôi cố ý tìm hiểu vụ này nên đã đi đến tận nơi vùng đất có cái tên là Phú Lợi. Tôi bí mật điều tra thì chẳng ai biết đó là gì.
Rồi đến vụ “Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”. Văn nghệ sĩ lại phải một đêm không ngủ. Nhất là họa sĩ và các nhà quay phim. Những ngã tư lớn của Hà Nội đều có treo áp phích “Nguyễn Văn Trỗi trước lưỡi lê”. Lại cũng Tố Hữu đi đầu
với bài thơ “Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi”. Trong đó có câu:
“Phút thiêng liêng anh gọi bác ba lần”.
Dân có biệt tài nói lái Nam Kỳ bảo:
- Chính anh Trỗi gọi bác “bốn lần”.
Mãi đến khi ra hải ngoại, tôi mới đọc một bài, nếu tôi không lầm thì tác giả là một luật sư, nói về những phút cuối cùng của vị “anh hùng” đó. Anh ta đái cả ra quần và không còn biết gì trước khi được áp giải ra bãi bắn, lại chửi:
- Quân đỉ chó nó lừa tao.
Còn về toàn cuộc Trỗi đặt mìn trên cầu Công Lý là cả một chuyện mỉa mai cho vong hồn Trỗi. Lúc đó Trỗi mới cưới vợ, cô vợ có nhan sắc. Tổ trưởng đặc công của Trỗi đâu phải là thằng mù. Đã không mù lại càng sáng mắt sáng hơn nữa. Lúc tôi về trên R tôi có nghe một vài tiếng xì xầm, bảo rằng có một thâm ý, một dã tâm, ở đằng sau vụ đặt mìn này. Trỗi ôm nguyên “trái mìn” bỏ vợ mới cưới là do sự chỉ huy sáng suốt của đồng chí tổ trưởng. Một vụ Nguyễn Bình tái diễn. Chỉ khác một điều là Bình không có vợ. Tôi muốn phăng tới ngọn nguồn, nhưng người ta bảo tôi hãy đọc quyển “Sống Như Anh”, dân Hà Nội chế diễu đọc là “Không Sống Như Anh!”, của Trần Đình Vân thì rõ. Chính các đồng chí giai cấp công nhân đã bố trí cho Trỗi lên chức “anh hùng” này. Tội nghiệp cô Quyên góa bụa suốt đời vì cô không thể sánh duyên cùng các bác, mà các bác không ham làm kẻ đến sau. Còn các cậu thanh niên thì chẳng dám hoặc chẳng dại gì mó tới. Bác Nguyễn Chí Thanh ơi, vong hồn bác có linh thiêng xin hãy giúp cho đứa “cháu gái” yêu quí mà bác cưng như vàng hồi còn mồ ma bác!
Tôi ngon trớn dắt độc giả đi hơi xa đạo quân đầu tóc và súng ngựa trời, nhưng không lạc đề. Tôi muốn nói rõ một vấn đề: Cộng Sản nói ra là bịp. Chúng bịp nhân dân trong nước, nhân dân thế giới là sự thường. Chúng bịp lẫn nhau. Như trường hợp “nữ anh hùng” Tạ Thị Kiều tôi vừa kể trên. Như vụ Nguyễn Bình chống Pháp và vụ Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ.
Khi nghe tên cô nàng ở ngoài Bắc, tôi đã chíp trong bụng, dự định sẽ sáng tạo cô thành nhân vật chính của truyện nhưng bây giờ thì cái sườn đã lung lay.
Tôi đi tìm hiểu “súng ngựa trời”. Phải mất năm ngày đi tới đi lui tôi mới được chú Bảy Mãn người chôn giấu con ngựa trời, dắt cho đi xem. Tôi phải theo chân băng đồng khá vất vả. Cánh đồng này thuở bé tôi đã từng bắt ốc mò cua thả diều, chơi dế, bây giờ tôi không nhìn ra. Chỉ còn đám cây xanh ngắt là còn đứng nguyên tại chỗ. Đó là cảnh chùa Phật Oai Linh Tự sau nhà ngoại tôi. Từ đó tôi có thể tìm ra phía lộ đá Cầu Mống Giồng Luồng thì thấy hai mảnh mặt trời mọc. Đó là nóc nhà của ông Phủ Kiểng, suôi gia của Hội Đồng Trạch, và nóc nhà của ông Phó Hoài, hai vị đại điền chủ lừng lanh này được dân kính nể và cử tên, gọi là ông Phủ Cảnh và ông Phó Huời. Người ta đồn nóc nhà lợp bằng ngói mua bên Tây nên không đóng rêu, cứ đỏ như mặt trời.
Gia đình chú Bảy Mãn là tá điền cũ của ông cụ tôi nên cô Hai tôi sai khiến dễ dàng. Bảy Mãn mới ngoài bốn mươi, nhưng ông để râu tóc bồm xồm coi như tuổi sáu mươi. Để khi bị lính quốc gia bắt thì giơ cái tuổi già ra mà chạy tội và hy vọng sẽ được tha.
Bảy Mãn dắt tôi ra một cái đìa ở giữa đồng rồi nhảy xuống nước lặn hồi lâu mới trồi lên. Tôi hỏi:
- Được không chú?
Chú vuốt mặt và lắc đầu.
- Chú không nhớ chỗ giấu à?
- Lính ruồng kỳ trước tôi xách nó ra đạp xuống đây, không biết nó lạc đi đâu?
Bảy Mãn lại tiếp tục lặn. Hai ba lượt mới lôi được con ngựa trời lên đưa cho tôi. Tôi đã thấy ngựa trời đứng hiên ngang ở Viện Bảo Tàng Cách Mạng Hà Nội với dòng chữ:
“Khẩu súng này đã đánh tan một đại đội giặc ruồng vào xã Phước Hiệp, Quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. “
Vì những địa danh này thuộc tỉnh tôi nên tôi khắc ghi trong lòng. Định khi về sẽ tìm đến nơi để lấy tài liệu. Xã Phước Hiệp cách đây không xa. Có ngày tôi sẽ đến đó.
Tạm thời bây giờ xem đỡ con ngựa này cũng được. Tội nghiệp chú ngựa xưa kia chức có sắc lông màu lửa của cuộc Đồng Khởi vĩ đại bây giờ bị đạp lút dưới đất cái nên hóa ra ngựa ô.
Tôi nâng cái bảo vật Cách Mạng đặt lên gò đìa trong khi chú Bảy Mãn leo lên bờ đứng run run. Với hai hàm răng khua lặp cặp, chú nói:
- Cậu Hai xem mau mau dùm chút.
- Để tôi rửa sạch đã.
- Hay cậu cứ giữ lấy hoặc đem đi đâu thì đem.
- Tôi giữ làm gì?
- Vậy cậu coi mau mau để tôi bỏ xuống để người ta trông thấy.
Tôi lấy làm lạ tại sao y sợ như vậy. Vả lại ngó qua là tôi đã “chụp” được hình nó rồi. Cần gì phải xem lâu. Ở ngoài Hà Nội tôi còn phịa nổi truyện Lửa Quê Hương kia mà, huống chi đã về đến quê hương rồi! Tôi bảo Bảy Mãn:
- Chú vùi trở lại đi!
Bảy Mãn nhanh nhẹn chụp lấy chú ngựa ô nhảy xuống đìa lặn một hơi rồi trồi lên dặn tôi:
- Cậu Hai nhớ chỗ này. Khi cần cậu cứ đến móc nó lên, không cần hỏi tôi nữa.
- Bộ chú tính không xài nữa hay sao mà đạp kỹ vậy?
Bảy Mãn không nói gì leo lên bờ rồi cun cút lủi đi không nói thêm tiếng nào. Tôi phải đuổi theo bảo chú nói về cách xử dụng và đạn dược ra sao, những trận đánh nào ngựa đã khạc lửa. Nhưng chú xua tay:
- Cậu về hỏi cô Hai, cổ rành hơn! Tôi quên hết rồi.
Rồi chú biến nhanh như sợ người khác trông thấy cái việc vừa làm của mình. Về nhà tôi hỏi cô Hai, thì cô nói:
- Mấy thằng cha đó bây giờ “sọc dưa” hết rồi.
- Hồi Đồng Khởi chú có tham gia không?
- Thì thằng chả đi lấy kiểu đâu trên Phước Hiệp Định Thủy gì về bắt mấy ông lò rèn làm đó chớ ai.
- Sao bây giờ chú sợ người ta thấy?
- Sau Đồng Khởi chẳng ngờ Quốc Gia nó mạnh như vậy. Rút bao nhiêu đồn nó đều đóng trở lại mà còn lấn thêm. Mấy ông nội có dính dáng tới Đồng Khởi bây giờ bôi mặt lem lem để sống cho yên thân. Nghĩa là không muốn chiến đấu nữa, nên tìm cách lân la với địch và mong nó quên cho cái dĩ vãng.
Tôi hỏi qua con ngựa trời. Cô nói:
- Thì nó như cháu thấy đó.
- Không có gì nữa à?
- Chỉ bấy nhiêu thôi.
- Rồi đạn dược làm bằng gì?
- Miểng sành, sắt vụn, hộp lon cắt nhỏ ra, dồn vào nện chắc, bên ngoài đổ sáp.
- Còn thuốc nổ?
- Cô không rõ, để bữa nào cô giới thiệu cho mấy người rành vụ đó.
Tôi lấy giấy vẽ ra hình thù con ngựa và hỏi:
- Có phải nó như thế này không cô?
- Ừ, chắc là như vậy.
- Trong xã mình có xử dụng nó lần nào chưa cô?
- Có một lần phục kích ở Ngã Ba Lộ Chùa. Chùa Tuyên Linh đường vô Cầu Mống chớ không phải Chùa Oai Linh ở sau đồng.
- Kết quả ra sao cô?
- Bắn không nổ. Dưới Giồng Lượng có Tổng Y. Trên Cầu Mống có Tổng Cường là dượng rể của cháu. Nhưng Tổng Y có lính, thường đi ruồng miệt Cải Bần có khi thọc tới trên ranh Minh Đức, còn Tổng Cường thì nhát lắm không dám ra khỏi chợ Cầu Mống. Trận đó du kích bị lính rượt chạy suýt chết. Mất một cây, còn một cây, y đem về nhận luôn xuống đìa tới bây giờ không nhắc tới nữa.
Bạn đọc muốn biết món vũ khí “thần thông” này ư? Đó là một cái ống trúm bằng sắt to nhỏ tùy sự sáng tạo. Ở trước đầu có hai cái chân chỏi nó ngước họng lên. Miệng nó dồn loại đạn đặc biệt như bà Huyện ủy vừa mô tả. Thuốc nổ nhét sau đuôi. Cái kim hỏa nện vào hột nổ bằng một sợi dây thun căng thẳng. Chỉ có thế. Chắc chắn trên thế giới không có loại vũ khí nào đơn sơ hơn cây súng “Ngựa Trời”. Vậy mà đánh cho Mỹ Ngụy những đòn xiên niển!!!
Vậy là xong con ngựa trời. Vừa nghỉ dưỡng sức vừa đi sưu tầm tài liệu ở xã nhà, tôi nghĩ dần cái dàn bài cho tiểu thuyết Đồng Khởi. Lúc bấy giờ trực thăng thường đổ chụp phía bên Cù Lao Bảo, cho nên tôi ở Cù Lao Minh bên này cũng khá yên ổn. Một hôm cô Hai bảo tôi:
- Cô cho cháu cái đề tài hay lắm.
- Đề tài gì vậy cô?
- Bà Điên. Bả điên nhưng nói toàn chuyện Cách Mạng mà bằng thơ lục bát chớ không nói chuyện như mình. Ví dụ như: Ngày ngày bắt ốc hái rau, ngày mai ta sẽ lên lầu vinh quang, hoặc là Bao giờ thằng ngốc làm vua, Tổng Y sẽ rụiTổng Cường lên ngôi!
- Ngôi gì, cô?
- Đã bảo là bả điên mà! Tổng Y nghe câu đó cho lính tới bắt vô bót đập cho một trận nhưng về nhà vẫn đọc thơ chửi rủa Tổng Y, và càng điên hơn trước.
Tôi thích lắm. Định bụng sẽ xây dựng bà Điên thành nhân vật rất lý thú. Trong vở kịch “Lu Ba” của Liên Xô mô tả Cách Mạng Tháng Mười, được Hà Nội cõng về dịch ra rồi mời đạo diễn Liên Xô qua dạy, diễn triền miên ở Nhà Hát Tây, có một nhân vật khùng khùng rất xuất sắc do kép Đào Mộng Long đóng hay cho đến đỗi không ai thay được. Bây giờ Cách Mạng Đồng Khởi cũng có thua gì. Tôi đi tìm gặp bà Điên ngay.
Trước kia vào thời Pháp, cặp hai bên rạch Tân Hương là hai con lộ. Dân chúng đi lại rất dễ dàng. Bây giờ lộ bị đào xới rào rắp cắm bảng tử địa từng chặng một, không ai dám đi, chỉ để du kích. Dân phải đi đường ở sau ruộng. Đó là những bờ ranh, được giải phóng gọi là Lộ Mới, nhỏ hẹp bất tiện hơn lộ làng bội phần.
Từ nhà bà cụ tôi muốn đi chợ Tân Hương phải qua nhà ngoại tôi. Rồi từ chợ băng đồng đến nhà bà Điên.
Muốn đến chợ phải đi qua một chiếc cầu sắt. Tuy không có xe hơi qua lại, nhưng chiếc cầu rất chắc chắn. Nhà bà đề tài ở gần vườn Mù U của ông Cả Hóa, một điền chủ lớn trong làng, có người con trai tên Nhì Ưu cùng đi học với cậu Bảy tôi ở trường Phú Xuân ngoài Huế. Lúc nhỏ tôi và cậu Tám tôi thường đến đây hớt cá lia thia về nuôi. Cá ở vườn này nổi tiếng là loại cá chiến, đá bền và rất dữ.
Bây giờ trở lại đây, tôi không còn thấy ngôi nhà xưa vĩ đại núp trong khu vườn sầm uất nữa. Đây là một nhà giàu xưa, tiền đầy cả rương xe, nhưng không xài phí, chỉ có đám con phá của. Gia đình này bỏ lên thành, không tham gia kháng chiến. Ngôi nhà cũng bị phá hoại thời kháng Pháp và giải phóng cạp sạch sau Đồng Khởi như nhà ngoại tôi. Còn vườn Mù U thì mạnh ai nấy đốn nên không còn một gốc. Tôi gặp bà Điên ở trong một ngôi chòi lụp xụp của con dâu bà. Bà không còn ra người. Tôi muốn khai thác ngay điểm đó, nên vô đề ngay:
- Nghe nói bà cụ bị lính Tổng Y đánh bệnh nặng…
Người con dâu không đợi tôi dứt lời, nói ngay:
- Ổng đâu có đánh đập gì. Ổng nghe đồn má tôi mắc bịnh như vậy, ông cho lính bắt đem về hốt thuốc cho uống, rước thầy pháp ếm đối, nhưng không hết. Ổng còn cho mấy trăm về nhà chạy thầy.
Tôi bị hẫng, nên lái sang chuyện khác:
- Bà cụ bịnh từ hồi nào vậy chị?
- Hồi trước 45 lận mà. Nhưng hồi đó còn nhẹ, rồi nặng lần lần. Hồi Đồng Khởi mình đánh trống đánh mõ suốt đêm ngày nên má tôi mất trí luôn đó chớ đâu có ai đánh đập làm chi một bà già.
Thế là tôi bị cụt hứng, như cái đề tài ngựa trời.
Một buổi chiều tôi ngồi ở mé sông xem địa thế phòng khi có chụp dù thì dông ngả nào cho tiện. Tôi tưởng ông cán Mùa Thu về thì được săn đón hoan hô ngất trời, nhưng không có ma nào thèm ngó tới. Nếu không có gia đình nội, ngoại tôi thì tôi không biết nương tựa nơi ai.
Thình tinh đò máy đỗ lại. Đây là con đò không bến. Chỗ nào có khách lên khách xuống thì nó tắp vào rồi khách cứ chịu khó lội, chớ không có chỗ nào nhất định.
Bỗng một tiếng kêu:
- Triết.
Tôi nhìn xuống mũi đò nơi khách đang lúm xúm chuẩn bị vọt lên, thấy một người tóc bạc. Phải mất mấy giây đồng hồ tôi mới nhận ra cậu Bảy tôi. Tôi như bị ngọng, kêu lên mà không rõ tiếng. Như một giấc chiêm bao. Trên mười năm xa cách, kể từ hòa bình lập lại tới nay. Tôi đi theo cậu về nhà ngoại.
- Sao cậu biết con về?
- Dì Năm lên Sài Gòn gọi cậu.
Tôi buột miệng hỏi liền.
- Sao cậu không ở nhà mà đi lên trển?
- Chính ngoại cũng không muốn cậu ở nhà.
Tôi đã biết ngay tại sao, nên không đá động tới việc đó nữa. Cậu hận vì cái chết của đứa em trai. Hận kháng chiến, hận đủ thứ. Không người kháng chiến nào, dù còn theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hận kháng chiến. Năm 1950 lúc ở miền Tây, tôi cũng đã chèo xuồng ra thành rồi. Rủi thay gặp thằng bạn chí thân chận lại nghe nó than một câu: “Mày đi rồi tao chơi với ai?” mà trở lại. Cậu tôi là một trí thức lại càng hận kháng chiến tràn đầy. Ngoại tôi gặp hai cậu cháu tôi cùng một lúc thì mừng lắm, làm thịt cả một con vịt. Ngoại tôi rưng rưng nước mắt, bảo:
- Cậu cháu có nói gì thì nói cho hết đêm nay đi, khuya xuống đò trở lên trển.
Tôi biết ngoại tôi càng hận về cái chết của cậu Tám tôi. Ngồi trước mặt người cậu thân yêu, tôi như thấy lại tôi hai chục năm trước, một học sinh thành tập tễnh đi theo Cách Mạng với tất cả lòng yêu nước hồn nhiên như trong một bài hát của dân tộc Pháp..
Mère Patrie renaîtra! (Tổ Quốc sẽ tái sinh!)
Thiệt sung sướng và tự hào cho người kháng chiến. Thời đó ai ở nhà là cảm thấy có tội với Tổ Quốc. Cậu tôi dắt tôi đi cho tôi vào trường huấn luyện cán bộ Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh lúc tôi chưa thành niên. Rời trường đó, tôi xa cậu tôi như chim đủ lông cánh bay khắp trời. Cậu hỏi.
- Cháu ra ngoài có gặp bà con Bến Tre mình không?
- Có gặp đủ hết cậu à.
- Họ công tác có phấn khởi không?
- Dạ được.
- Như ai kể cho cậu nghe để cậu mừng.
Tôi đã nói láo về cái Miền Bắc xã hội chủ nghĩa ôn dịch với biết bao nhiêu người tôi gặp trên đường từ R về đến đây êm xuôi trót lọt, chỉ có lần bị một cậu giao liên ở Vàm Cỏ Đông chơi vô bảng họng thôi. Bây giờ tôi có thể nào dối gạt cậu tôi? Tôi không có can đảm. Hơn nữa cậu tôi không phải là người dễ nghe tuyên truyền. Chính cậu từng là Trưởng Ban Tuyên Huấn Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh thời anh Mạch Văn Tư làm Tỉnh Đoàn Trưởng.
Tôi không nghĩ ngợi gì hết, bắt đầu kể về ông Nguyễn Văn Huệ, tức ông Mười Huệ, tức ông Đốc Huệ ở Giồng Trôm từng làm Chủ Tịch Tỉnh suốt chín năm. Tôi nói:
- Dân Nam Kỳ hi sinh không để làm gì hết cậu à!
Cậu tôi ngồi điềm nhiên không tỏ vẻ gì hết khi nghe câu chuyện của tôi.
Thực tế thì tôi không thể nào đám xuống một cái hầm thuộc loại siêu như vậy, nhưng về mặt tâm lý thì tôi thấy như đã có một cái bửu bối gì che chở cho mình, nên cũng yên tâm mà sưu tầm tài liệu để viết về Đồng Khởi.
Tôi bỏ qua việc kiếm vợ để lo “việc nước”, tức là sáng tác. Lúc bấy giờ ở Hà Nội, báo Văn Nghệ lâu lâu mới nhận được bài của Anh Đức hay Giang Nam. Chúng nó nói toàn chuyện lên mây gỡ vảy rồng, xuống biển xỏ mũi kình ngư. Nhưng khi tôi về đến R thì thấy chúng nằm chèo queo rên hừ hừ. Thằng Đức thì còn đi được một chuyến xuống tới Rạch Giá quơ được tài liệu mồm rồi phịa ra cái Hòn Đất, do nhà xuất bản Văn Nghệ in. Tố Hữu bắt bác sĩ Trần Hữu Tước, chủ nhiệm khoa Tai, Mũi, Họng Bệnh Viện Bạch Mai, dịch ra tiếng Pháp để bịp thế giới. Tôi có liếc sơ vài trang thì thấy nó rất đúng lập trường chống Mỹ của đảng. Tôi không bao giờ đọc hết một trang của anh bạn văn này vì tôi thấy nó viết bằng lập trường hơn là cảm xúc.
Bây giờ đến phiên tôi phịa ra một cái tiểu thuyết Đồng Khởi kiểu Hòn Đất.
Tôi bắt đầu tìm tài liệu ngay trong gia đình bà cụ tôi, nơi cô Hai chi ủy và bà Bảy đảng ủy. Cô Hai bằng tuổi tôi. Hồi đầu kháng chiến trong lúc cô đội nón rơm, mặc đồ tây, lưng đeo dao găm hò hét thiếu nhi đi nhịp “một hai” và hát “Lên Đàng” thì ở trong Cầu Mống tôi cũng làm như vậy. Sau hai chục năm gặp lại nhau, một người làm chi ủy, một người tập kết mới về.
Còn bà Bảy tôi, thật tình tôi không hiểu tại sao bà vô đảng và làm tới đảng ủy? Bà học chữ nho nơi ông cụ tôi, từ nhỏ không đến trường, khuê môn bất xuất chuyên theo bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh, thêu thùa rất khéo nổi tiếng cả một vùng, mở lớp dạy học trò tại gia. Một người con gái đọc chữ nho ron rót lại vô đảng. Ai dám giới thiệu? Thế mà bà đã vô.
Một hôm nhân lúc cô Hai đi họp về ghé qua. Cô tích cực thấy mà ngán. Cô có con nhỏ, cô bế lội mương lội xẻo đi họp, đi “chỉ đạo công tác” hằng ngày, không mấy khi cô có mặt ở nhà. Bà cụ tôi bảo:
- Nó làm kiểu đó, con nó lên ba là nói chính trị nghe mà mệt cho coi.
Cô vào nhà vừa để bé lên võng, tôi nói ngay:
- Cô cho cháu hỏi thăm vài vấn đề địa phương chút cô Hai.
- Ừ hỏi thì hỏi đi. Cô nói cho nghe mặc tình mà viết..
- Ở ngoài Bắc cháu có nghe chuyện đấu tranh của đạo quân đầu tóc của Tạ Thị Kiều.
Cô ngơ ngác:
- Tạ Thị Kiều nào?
- Dạ Tạ Thị Kiều anh hùng quân đội.
- Hồi nào?
- Dạ trước khi cháu về Nam, cháu có dự một hội nghị “anh hùng giải phóng” trong đó có cô Kiều.
- Sao cô không biết? Quê cô ta ở đâu?
- Ở An Thành, là xã có Mả ông Hàm Văn gần Thom.
- Cô đi họp huyện ủy hoài sao cô không biết? Nếu có người trong huyện đi ra Bắc thì phải thông qua huyện ủy chớ. Cô ta chừng bao nhiêu tuổi? Hình dáng ra sao?
- Dạ cổ chừng hai mươi lăm, nghe nói là chưa có chồng. Cổ rất sợ chó con. Hễ thấy chó con là chết ngất. Cổ báo cáo chiến thuật đoạt bót của cổ bằng con khỉ.
- Chuyện gì lạ vậy, cô không biết gì hết!
- Cổ báo cáo rằng cổ dùng con khỉ nhử tụi lính ra khỏi lô-cốt và hò du kích xung phong lấy lô-cốt.
- Cô không biết chuyện này trong huyện như vậy hết. Nếu có là cô phải biết.
Tôi bèn hỏi sang đạo quân đầu tóc. Cô nói:
- Có thể ở đâu trên Phước Hiệp, Định Thủy gì đó, chớ ở dưới này, Minh Đức, Hương Mỹ, Tân Trung, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, An Định, Thành Thới, An Thới do cô phụ trách thì không có quân nào gọi là quân đầu tóc.
Tôi mới vỡ lẽ ra cô là huyện ủy viên.
- Vậy sao ở ngoài cháu nghe chính tên các xã cô vừa kể là xuất phát điểm của quân đầu tóc. Báo kể chính danh các xã mình cháu mừng muốn chết đây mà! Quê hương mình anh dũng như vậy cho nên cháu mới lặn lội về đây để “viết báo”.
Thấy cô ngồi lặng thinh có vẻ bối rối, tôi hiểu ngay cái nghiệp báo của nhà mình nên tôi lảng sang vấn đề khác.
- Còn ba cây súng ngựa trời như thế nào, cô?
- Cái đó thì có. Hầm chông, lựu đạn gài cũng có. Để cô viết cho miếng giấy giới thiệu cháu với mấy đồng chí có trách nhiệm hồi đó. Nhưng cháu phải chịu khó móc họ ra chớ bây giờ họ cầu an bảo mạng không chịu làm gì nữa hết. Có nhiều người muốn ra vùng meo đóng vai lem nhem.
- Nghĩa là sao cô?
- Là ở trong này bom đạn ác liệt quá, họ không chịu nổi nên men ra vùng trái độn, mặc áo trắng, gặp lính như dân chợ. Thời buổi này mà mặc áo trắng là đầu hàng địch rồi cháu ạ. Cháu sẽ thấy. Số này không ít đâu. Chi bộ họp đề ra nhiều biện pháp kỷ luật nhưng vẫn không kết quả.
Buổi nói chuyện đầu tiên không mấy gì mỹ mãn cho cả cô lẫn cháu. Cô bất mãn, còn cháu hoang mang.
Tôi hơi thối chí. Vì tôi biết đây là cái ngón của Ban Tuyên Huấn Trung ương. Tố Hữu bẽm mép phi thường. Cả ngàn văn nghệ sĩ dưới quyền chỉ huy của hắn, hắn xoay bề nào phải chịu bề nấy. Trước đây, khi Hòa Bình vừa lập lại, bộ đội Nam Bộ tập kết ra Bắc, có mấy chiến sĩ được chọn và trao tặng danh hiệu “Anh Hùng Quân Đội”. Tôi là nhà văn Nam Bộ duy nhất được “danh dự” (!) mời ra Hà Nội để viết về thành tích của Anh Hùng Sơn Ton người Miên lai thuộc bộ đội địa phương Sóc Trăng. Điều tra xong, tôi báo cáo lên cấp trên rằng đây không phải là một anh hùng. Nếu Sơn Ton là anh hùng quân đội thì bất cứ chiến sĩ nào cũng có thể là anh hùng quân đội được cả. Trước khi chia tay tôi cổ hỏi Sơn Ton tại sao như vậy? Sơn Ăn nói rằng “Ở trên Ban Thi Đua Trung Đoàn đem cả thành tích của huyện Long Phú đắp vào cho tôi!”
Chuyện này tôi viết lên báo Việt ngữ hải ngoại một vài lần rồi, nhưng quên cho anh ta đi “song ca” với chiến sĩ gái Tạ Thị Kiều. Nay bỗng dưng nhớ lại.
Lúc ở ngoài Bắc tôi có được “danh dự”, cũng danh dự, gặp nữ anh hùng Tạ Thị Kiều mà Trung ương đặt ngang hàng với Nguyễn Thị Chiến của Miền Bắc. Cô đã lên diễn đàn kể chuyện dùng chiến thuật con khỉ chiếm ba lô-cốt
một lúc, làm thính giả gồm có cả đại tướng khâm phục vỗ tay rần rần. Các nhà báo chớp ảnh nháy lia, ghi chép đã đời. Tôi nữa, tôi quơ ngay tài liệu đem về thức đêm “sáng tạo” ra cái truyện ký “Lửa Quê Hương” đăng báo Văn
Nghệ được độc giả lẫn ở trên khen kịch liệt.
Cái ngọn Lửa Quê Hương nhen nhúm suốt con đường Trường Sơn, tưởng thành hỏa diệ sơn, nào ngờ về đến Quê Hương thì lửa kia tắt rụi. Nhưng chưa hết, sau đó ít lâu, tôi mò tới tận nhà vị “nữ anh hùng” tác giả chiến thuật khỉ kia. Tôi chẳng hiểu như thế nào cả. Nhưng cũng còn hi vọng ở nhiều nguồn tài liệu khác.
Tôi được cô Hai cho tiếp xúc với mấy người đã từng biết hoặc xử dụng súng ngựa trời. Đây cũng lại là một thần thoại do báo Nhân Dân sáng tác nên. Súng ngựa trời đã từng là một loại vũ khí giúp cho giải phóng quân “chiến thắng oanh liệt, đánh cho quân Mỹ Ngụy những trận xiển niển”. Hỗ trợ cho cây súng thần thông này là chông ba lá, lựu đạn gài, ong vò vẽ và kèn trận làm bằng tàu đu đủ. Tôi đã từng đọc một câu thơ từ Miền Nam gởi ra, mô tả chiến công của giải phóng quân, mà còn nhớ tới bây giờ.
… Thổi kèn đu đủ mà đồn rút lui.
Nghĩ ghê gớm thật. Báo Nhân Dân là một tờ báo nói láo nhất thế giới mà Ban Tuyên Huấn Trung Ương của Tố Hữu là một ban bầu cua xảo quyệt lừa đảo phi thường.
Bạn đọc chắc ít ai biết cuốn sách “kể tội Mỹ Ngụy” mang tên “Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc”. Trên hai trăm năm chục trang sách đặc nghẹt những cảnh rùng rợn “chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam ” thôi:
Một binh sĩ Sài Gòn tên Hoàng Văn Đáp đi trận về gặp con chết bó chiếu đem chôn, những cảnh lính Sài Gòn bắt một thanh niên mổ bụng lấy gan xào ăn, anh thanh niên được thả ra chạy hoảng rồi ngã xuống chết v.v… viết dưới hình thức những bức thư ngây ngô ngắn gọn xử dụng triệt để ngôn ngữ Nam Bộ. Mỗi bài đều ký tên bà X, ông A, chị B… là những người trong cảnh hoặc từng mục kích những cảnh hãi hùng đó.
Nhưng nào ai biết được tác giả những bức thư là sáng kiến của Tố Hữu được thực hành bởi một đám gốc dưa hấu làm việc ở Ban Thống Nhất của tướng Nguyễn Văn Vịnh. Vịnh thực hành “sáng kiến” đó. Một thằng bạn của tôi phụ trách việc này cho biết như thế, mà không cần hắn cho biết chuyện đó, tôi cũng đoán được.
Tôi hỏi hắn sao không nhờ Hội Nhà Văn? Hắn nói thẳng:
- Nhà văn tụi mày hay trở cờ lắm, vả lại đám tay ngang viết càng ngô nghê, càng trật cú pháp càng làm cho độc giả dễ tin.
Sẵn đây tôi cũng kể luôn vài vụ bịp na ná như vậy. Đâu khoảng 58-59 gì đó, đài Hà Nội và báo Nhân Dân đưa tin vụ “thảm sát Phú Lợi” bảo:
- Ngô Đình Diệm đã bỏ thuốc độc giết trên hai ngàn tù nhân ở Phú Lợi.
Thế là cả Miền Bắc vang lên tiếng hô “đả đảo”. Rồi Trung ương ra lệnh cho dân biểu tình tuần hành ở Hà Nội và các thành phố Nam Định, Hải Phòng, Hà Đông, Thanh Hóa… “chống Ngô Đình Diệm!”
Cũng Tố Hữu bày ra “thức đêm sáng tác gây căm thù” và làm bài “Thù muôn đời muôn kiếp không tan” trước tiên trên báo Nhân Dân. Kế đó là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, v.v.. thức đêm làm thơ! Thơ quá hay nên tôi chẳng còn nhớ câu nào. Khi tôi về Sài Gòn, tôi cố ý tìm hiểu vụ này nên đã đi đến tận nơi vùng đất có cái tên là Phú Lợi. Tôi bí mật điều tra thì chẳng ai biết đó là gì.
Rồi đến vụ “Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”. Văn nghệ sĩ lại phải một đêm không ngủ. Nhất là họa sĩ và các nhà quay phim. Những ngã tư lớn của Hà Nội đều có treo áp phích “Nguyễn Văn Trỗi trước lưỡi lê”. Lại cũng Tố Hữu đi đầu
với bài thơ “Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi”. Trong đó có câu:
“Phút thiêng liêng anh gọi bác ba lần”.
Dân có biệt tài nói lái Nam Kỳ bảo:
- Chính anh Trỗi gọi bác “bốn lần”.
Mãi đến khi ra hải ngoại, tôi mới đọc một bài, nếu tôi không lầm thì tác giả là một luật sư, nói về những phút cuối cùng của vị “anh hùng” đó. Anh ta đái cả ra quần và không còn biết gì trước khi được áp giải ra bãi bắn, lại chửi:
- Quân đỉ chó nó lừa tao.
Còn về toàn cuộc Trỗi đặt mìn trên cầu Công Lý là cả một chuyện mỉa mai cho vong hồn Trỗi. Lúc đó Trỗi mới cưới vợ, cô vợ có nhan sắc. Tổ trưởng đặc công của Trỗi đâu phải là thằng mù. Đã không mù lại càng sáng mắt sáng hơn nữa. Lúc tôi về trên R tôi có nghe một vài tiếng xì xầm, bảo rằng có một thâm ý, một dã tâm, ở đằng sau vụ đặt mìn này. Trỗi ôm nguyên “trái mìn” bỏ vợ mới cưới là do sự chỉ huy sáng suốt của đồng chí tổ trưởng. Một vụ Nguyễn Bình tái diễn. Chỉ khác một điều là Bình không có vợ. Tôi muốn phăng tới ngọn nguồn, nhưng người ta bảo tôi hãy đọc quyển “Sống Như Anh”, dân Hà Nội chế diễu đọc là “Không Sống Như Anh!”, của Trần Đình Vân thì rõ. Chính các đồng chí giai cấp công nhân đã bố trí cho Trỗi lên chức “anh hùng” này. Tội nghiệp cô Quyên góa bụa suốt đời vì cô không thể sánh duyên cùng các bác, mà các bác không ham làm kẻ đến sau. Còn các cậu thanh niên thì chẳng dám hoặc chẳng dại gì mó tới. Bác Nguyễn Chí Thanh ơi, vong hồn bác có linh thiêng xin hãy giúp cho đứa “cháu gái” yêu quí mà bác cưng như vàng hồi còn mồ ma bác!
Tôi ngon trớn dắt độc giả đi hơi xa đạo quân đầu tóc và súng ngựa trời, nhưng không lạc đề. Tôi muốn nói rõ một vấn đề: Cộng Sản nói ra là bịp. Chúng bịp nhân dân trong nước, nhân dân thế giới là sự thường. Chúng bịp lẫn nhau.
Như trường hợp “nữ anh hùng” Tạ Thị Kiều tôi vừa kể trên. Như vụ Nguyễn Bình chống Pháp và vụ Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ.
Khi nghe tên cô nàng ở ngoài Bắc, tôi đã chíp trong bụng, dự định sẽ sáng tạo cô thành nhân vật chính của truyện nhưng bây giờ thì cái sườn đã lung lay.
Tôi đi tìm hiểu “súng ngựa trời”. Phải mất năm ngày đi tới đi lui tôi mới được chú Bảy Mãn người chôn giấu con ngựa trời, dắt cho đi xem. Tôi phải theo chân băng đồng khá vất vả. Cánh đồng này thuở bé tôi đã từng bắt ốc mò cua thả diều, chơi dế, bây giờ tôi không nhìn ra. Chỉ còn đám cây xanh ngắt là còn đứng nguyên tại chỗ. Đó là cảnh chùa Phật Oai Linh Tự sau nhà ngoại tôi. Từ đó tôi có thể tìm ra phía lộ đá Cầu Mống Giồng Luồng thì thấy hai mảnh mặt trời mọc. Đó là nóc nhà của ông Phủ Kiểng, suôi gia của Hội Đồng Trạch, và nóc nhà của ông Phó Hoài, hai vị đại điền chủ lừng lanh này được dân kính nể và cử tên, gọi là ông Phủ Cảnh và ông Phó Huời. Người ta đồn nóc nhà lợp bằng ngói mua bên Tây nên không đóng rêu, cứ đỏ như mặt trời.
Gia đình chú Bảy Mãn là tá điền cũ của ông cụ tôi nên cô Hai tôi sai khiến dễ dàng. Bảy Mãn mới ngoài bốn mươi, nhưng ông để râu tóc bồm xồm coi như tuổi sáu mươi. Để khi bị lính quốc gia bắt thì giơ cái tuổi già ra mà chạy tội và hy vọng sẽ được tha.
Bảy Mãn dắt tôi ra một cái đìa ở giữa đồng rồi nhảy xuống nước lặn hồi lâu mới trồi lên. Tôi hỏi:
- Được không chú?
Chú vuốt mặt và lắc đầu.
- Chú không nhớ chỗ giấu à?
- Lính ruồng kỳ trước tôi xách nó ra đạp xuống đây, không biết nó lạc đi đâu?
Bảy Mãn lại tiếp tục lặn. Hai ba lượt mới lôi được con ngựa trời lên đưa cho tôi. Tôi đã thấy ngựa trời đứng hiên ngang ở Viện Bảo Tàng Cách Mạng Hà Nội với dòng chữ:
“Khẩu súng này đã đánh tan một đại đội giặc ruồng vào xã Phước Hiệp, Quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. “
Vì những địa danh này thuộc tỉnh tôi nên tôi khắc ghi trong lòng. Định khi về sẽ tìm đến nơi để lấy tài liệu. Xã Phước Hiệp cách đây không xa. Có ngày tôi sẽ đến đó.
Tạm thời bây giờ xem đỡ con ngựa này cũng được. Tội nghiệp chú ngựa xưa kia chức có sắc lông màu lửa của cuộc Đồng Khởi vĩ đại bây giờ bị đạp lút dưới đất cái nên hóa ra ngựa ô.
Tôi nâng cái bảo vật Cách Mạng đặt lên gò đìa trong khi chú Bảy Mãn leo lên bờ đứng run run. Với hai hàm răng khua lặp cặp, chú nói:
- Cậu Hai xem mau mau dùm chút.
- Để tôi rửa sạch đã.
- Hay cậu cứ giữ lấy hoặc đem đi đâu thì đem.
- Tôi giữ làm gì?
- Vậy cậu coi mau mau để tôi bỏ xuống để người ta trông thấy.
Tôi lấy làm lạ tại sao y sợ như vậy. Vả lại ngó qua là tôi đã “chụp” được hình nó rồi. Cần gì phải xem lâu. Ở ngoài Hà Nội tôi còn phịa nổi truyện Lửa Quê Hương kia mà, huống chi đã về đến quê hương rồi! Tôi bảo Bảy Mãn:
- Chú vùi trở lại đi!
Bảy Mãn nhanh nhẹn chụp lấy chú ngựa ô nhảy xuống đìa lặn một hơi rồi trồi lên dặn tôi:
- Cậu Hai nhớ chỗ này. Khi cần cậu cứ đến móc nó lên, không cần hỏi tôi nữa.
- Bộ chú tính không xài nữa hay sao mà đạp kỹ vậy?
Bảy Mãn không nói gì leo lên bờ rồi cun cút lủi đi không nói thêm tiếng nào. Tôi phải đuổi theo bảo chú nói về cách xử dụng và đạn dược ra sao, những trận đánh nào ngựa đã khạc lửa. Nhưng chú xua tay:
- Cậu về hỏi cô Hai, cổ rành hơn! Tôi quên hết rồi.
Rồi chú biến nhanh như sợ người khác trông thấy cái việc vừa làm của mình. Về nhà tôi hỏi cô Hai, thì cô nói:
- Mấy thằng cha đó bây giờ “sọc dưa” hết rồi.
- Hồi Đồng Khởi chú có tham gia không?
- Thì thằng chả đi lấy kiểu đâu trên Phước Hiệp Định Thủy gì về bắt mấy ông lò rèn làm đó chớ ai.
- Sao bây giờ chú sợ người ta thấy?
- Sau Đồng Khởi chẳng ngờ Quốc Gia nó mạnh như vậy. Rút bao nhiêu đồn nó đều đóng trở lại mà còn lấn thêm. Mấy ông nội có dính dáng tới Đồng Khởi bây giờ bôi mặt lem lem để sống cho yên thân. Nghĩa là không muốn chiến đấu nữa, nên tìm cách lân la với địch và mong nó quên cho cái dĩ vãng.
Tôi hỏi qua con ngựa trời. Cô nói:
- Thì nó như cháu thấy đó.
- Không có gì nữa à?
- Chỉ bấy nhiêu thôi.
- Rồi đạn dược làm bằng gì?
- Miểng sành, sắt vụn, hộp lon cắt nhỏ ra, dồn vào nện chắc, bên ngoài đổ sáp.
- Còn thuốc nổ?
- Cô không rõ, để bữa nào cô giới thiệu cho mấy người rành vụ đó.
Tôi lấy giấy vẽ ra hình thù con ngựa và hỏi:
- Có phải nó như thế này không cô?
- Ừ, chắc là như vậy.
- Trong xã mình có xử dụng nó lần nào chưa cô?
- Có một lần phục kích ở Ngã Ba Lộ Chùa. Chùa Tuyên Linh đường vô Cầu Mống chớ không phải Chùa Oai Linh ở sau đồng.
- Kết quả ra sao cô?
- Bắn không nổ. Dưới Giồng Lượng có Tổng Y. Trên Cầu Mống có Tổng Cường là dượng rể của cháu. Nhưng Tổng Y có lính, thường đi ruồng miệt Cải Bần có khi thọc tới trên ranh Minh Đức, còn Tổng Cường thì nhát lắm không dám ra khỏi chợ Cầu Mống. Trận đó du kích bị lính rượt chạy suýt chết. Mất một cây, còn một cây, y đem về nhận luôn xuống đìa tới bây giờ không nhắc tới nữa.
Bạn đọc muốn biết món vũ khí “thần thông” này ư? Đó là một cái ống trúm bằng sắt to nhỏ tùy sự sáng tạo. Ở trước đầu có hai cái chân chỏi nó ngước họng lên. Miệng nó dồn loại đạn đặc biệt như bà Huyện ủy vừa mô tả. Thuốc nổ nhét sau đuôi. Cái kim hỏa nện vào hột nổ bằng một sợi dây thun căng thẳng. Chỉ có thế. Chắc chắn trên thế giới không có loại vũ khí nào đơn sơ hơn cây súng “Ngựa Trời”. Vậy mà đánh cho Mỹ Ngụy những đòn xiên niển!!!
Vậy là xong con ngựa trời. Vừa nghỉ dưỡng sức vừa đi sưu tầm tài liệu ở xã nhà, tôi nghĩ dần cái dàn bài cho tiểu thuyết Đồng Khởi. Lúc bấy giờ trực thăng thường đổ chụp phía bên Cù Lao Bảo, cho nên tôi ở Cù Lao Minh bên này cũng khá yên ổn. Một hôm cô Hai bảo tôi:
- Cô cho cháu cái đề tài hay lắm.
- Đề tài gì vậy cô?
- Bà Điên. Bả điên nhưng nói toàn chuyện Cách Mạng mà bằng thơ lục bát chớ không nói chuyện như mình. Ví dụ như: Ngày ngày bắt ốc hái rau, ngày mai ta sẽ lên lầu vinh quang, hoặc là Bao giờ thằng ngốc làm vua, Tổng Y sẽ rụiTổng Cường lên ngôi!
- Ngôi gì, cô?
- Đã bảo là bả điên mà! Tổng Y nghe câu đó cho lính tới bắt vô bót đập cho một trận nhưng về nhà vẫn đọc thơ chửi rủa Tổng Y, và càng điên hơn trước.
Tôi thích lắm. Định bụng sẽ xây dựng bà Điên thành nhân vật rất lý thú. Trong vở kịch “Lu Ba” của Liên Xô mô tả Cách Mạng Tháng Mười, được Hà Nội cõng về dịch ra rồi mời đạo diễn Liên Xô qua dạy, diễn triền miên ở Nhà Hát Tây, có một nhân vật khùng khùng rất xuất sắc do kép Đào Mộng Long đóng hay cho đến đỗi không ai thay được. Bây giờ Cách Mạng Đồng Khởi cũng có thua gì. Tôi đi tìm gặp bà Điên ngay.
Trước kia vào thời Pháp, cặp hai bên rạch Tân Hương là hai con lộ. Dân chúng đi lại rất dễ dàng. Bây giờ lộ bị đào xới rào rắp cắm bảng tử địa từng chặng một, không ai dám đi, chỉ để du kích. Dân phải đi đường ở sau ruộng. Đó là những bờ ranh, được giải phóng gọi là Lộ Mới, nhỏ hẹp bất tiện hơn lộ làng bội phần.
Từ nhà bà cụ tôi muốn đi chợ Tân Hương phải qua nhà ngoại tôi. Rồi từ chợ băng đồng đến nhà bà Điên.
Muốn đến chợ phải đi qua một chiếc cầu sắt. Tuy không có xe hơi qua lại, nhưng chiếc cầu rất chắc chắn. Nhà bà đề tài ở gần vườn Mù U của ông Cả Hóa, một điền chủ lớn trong làng, có người con trai tên Nhì Ưu cùng đi học với cậu Bảy tôi ở trường Phú Xuân ngoài Huế. Lúc nhỏ tôi và cậu Tám tôi thường đến đây hớt cá lia thia về nuôi. Cá ở vườn này nổi tiếng là loại cá chiến, đá bền và rất dữ.
Bây giờ trở lại đây, tôi không còn thấy ngôi nhà xưa vĩ đại núp trong khu vườn sầm uất nữa. Đây là một nhà giàu xưa, tiền đầy cả rương xe, nhưng không xài phí, chỉ có đám con phá của. Gia đình này bỏ lên thành, không tham gia kháng chiến. Ngôi nhà cũng bị phá hoại thời kháng Pháp và giải phóng cạp sạch sau Đồng Khởi như nhà ngoại tôi. Còn vườn Mù U thì mạnh ai nấy đốn nên không còn một gốc. Tôi gặp bà Điên ở trong một ngôi chòi lụp xụp của con dâu bà. Bà không còn ra người. Tôi muốn khai thác ngay điểm đó, nên vô đề ngay:
- Nghe nói bà cụ bị lính Tổng Y đánh bệnh nặng…
Người con dâu không đợi tôi dứt lời, nói ngay:
- Ổng đâu có đánh đập gì. Ổng nghe đồn má tôi mắc bịnh như vậy, ông cho lính bắt đem về hốt thuốc cho uống, rước thầy pháp ếm đối, nhưng không hết. Ổng còn cho mấy trăm về nhà chạy thầy.
Tôi bị hẫng, nên lái sang chuyện khác:
- Bà cụ bịnh từ hồi nào vậy chị?
- Hồi trước 45 lận mà. Nhưng hồi đó còn nhẹ, rồi nặng lần lần. Hồi Đồng Khởi mình đánh trống đánh mõ suốt đêm ngày nên má tôi mất trí luôn đó chớ đâu có ai đánh đập làm chi một bà già.
Thế là tôi bị cụt hứng, như cái đề tài ngựa trời.
Một buổi chiều tôi ngồi ở mé sông xem địa thế phòng khi có chụp dù thì dông ngả nào cho tiện. Tôi tưởng ông cán Mùa Thu về thì được săn đón hoan hô ngất trời, nhưng không có ma nào thèm ngó tới. Nếu không có gia đình nội, ngoại tôi thì tôi không biết nương tựa nơi ai.
Thình tinh đò máy đỗ lại. Đây là con đò không bến. Chỗ nào có khách lên khách xuống thì nó tắp vào rồi khách cứ chịu khó lội, chớ không có chỗ nào nhất định.
Bỗng một tiếng kêu:
- Triết.
Tôi nhìn xuống mũi đò nơi khách đang lúm xúm chuẩn bị vọt lên, thấy một người tóc bạc. Phải mất mấy giây đồng hồ tôi mới nhận ra cậu Bảy tôi. Tôi như bị ngọng, kêu lên mà không rõ tiếng. Như một giấc chiêm bao. Trên mười năm xa cách, kể từ hòa bình lập lại tới nay. Tôi đi theo cậu về nhà ngoại.
- Sao cậu biết con về?
- Dì Năm lên Sài Gòn gọi cậu.
Tôi buột miệng hỏi liền.
- Sao cậu không ở nhà mà đi lên trển?
- Chính ngoại cũng không muốn cậu ở nhà.
Tôi đã biết ngay tại sao, nên không đá động tới việc đó nữa. Cậu hận vì cái chết của đứa em trai. Hận kháng chiến, hận đủ thứ. Không người kháng chiến nào, dù còn theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hận kháng chiến. Năm 1950 lúc ở miền Tây, tôi cũng đã chèo xuồng ra thành rồi. Rủi thay gặp thằng bạn chí thân chận lại nghe nó than một câu: “Mày đi rồi tao chơi với ai?” mà trở lại. Cậu tôi là một trí thức lại càng hận kháng chiến tràn đầy. Ngoại tôi gặp hai cậu cháu tôi cùng một lúc thì mừng lắm, làm thịt cả một con vịt. Ngoại tôi rưng rưng nước mắt, bảo:
- Cậu cháu có nói gì thì nói cho hết đêm nay đi, khuya xuống đò trở lên trển.
Tôi biết ngoại tôi càng hận về cái chết của cậu Tám tôi. Ngồi trước mặt người cậu thân yêu, tôi như thấy lại tôi hai chục năm trước, một học sinh thành tập tễnh đi theo Cách Mạng với tất cả lòng yêu nước hồn nhiên như trong một bài hát của dân tộc Pháp..
Mère Patrie renaîtra! (Tổ Quốc sẽ tái sinh!)
Thiệt sung sướng và tự hào cho người kháng chiến. Thời đó ai ở nhà là cảm thấy có tội với Tổ Quốc. Cậu tôi dắt tôi đi cho tôi vào trường huấn luyện cán bộ Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh lúc tôi chưa thành niên. Rời trường đó, tôi xa cậu tôi như chim đủ lông cánh bay khắp trời. Cậu hỏi.
- Cháu ra ngoài có gặp bà con Bến Tre mình không?
- Có gặp đủ hết cậu à.
- Họ công tác có phấn khởi không?
- Dạ được.
- Như ai kể cho cậu nghe để cậu mừng.
Tôi đã nói láo về cái Miền Bắc xã hội chủ nghĩa ôn dịch với biết bao nhiêu người tôi gặp trên đường từ R về đến đây êm xuôi trót lọt, chỉ có lần bị một cậu giao liên ở Vàm Cỏ Đông chơi vô bảng họng thôi. Bây giờ tôi có thể nào dối gạt cậu tôi? Tôi không có can đảm. Hơn nữa cậu tôi không phải là người dễ nghe tuyên truyền. Chính cậu từng là Trưởng Ban Tuyên Huấn Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh thời anh Mạch Văn Tư làm Tỉnh Đoàn Trưởng.
Tôi không nghĩ ngợi gì hết, bắt đầu kể về ông Nguyễn Văn Huệ, tức ông Mười Huệ, tức ông Đốc Huệ ở Giồng Trôm từng làm Chủ Tịch Tỉnh suốt chín năm. Tôi nói:
- Dân Nam Kỳ hi sinh không để làm gì hết cậu à!
Cậu tôi ngồi điềm nhiên không tỏ vẻ gì hết khi nghe câu chuyện của tôi.